THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Côn đảo là một quần đảo ngoài khơi hiện nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Với
sự đa dạng và lợi thế về địa hình như nhiều đảo nhỏ, rừng và biển… với bề dày lịch sử
lâu đời. Côn đảo là một viên ngọc sáng có đầy tiềm năng phát triển du lịch và hiện tại là
điểm đến của nhiều người. Tuy nhiên, vần còn sự yếu kém trong việc quản lý và thu
hút đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật… Theo nghị định chính phủ,
từ năm 2005 đến nay với sự đầu tư trong và ngoài nước vào Côn Đảo mạnh nhưng
lượng khách du lịch lại không tăng cao vẫn thấp hơn nhiều so với Nha Trang, Phú
Quốc…Nhìn thấy vấn đề này, nhóm chúng tôi chọn “ Thực trạng và giải pháp
marketing địa phương thu hút lượng khách vào Côn đảo” làm bài tiểu luận của nhóm
Dù nhóm đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô
và các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến vào cho nhóm làm hoàn thiện hơn nữa.
Chân thành cảm ơn.
Trang 1
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔN ĐẢO
1. Tên gọi và vị trí địa lý:
Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách
Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo có cùng một kinh độ với
Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′).
Côn Đảo nằm giữa biển Đông, cách TP Vũng Tàu 179 km, cách TPHCM 230 km
và cách cửa sông Hậu 83km, Cần Thơ khoảng 165 km, có tổng diện tích là 76,71 km2.
Côn Đảo nằm trong trung tâm vùng khai thác dầu khí của nước ta với các mỏ dầu, khí
đang khai thác như: Đại Hùng, Bạch Hổ, Rồng, Lan Tây, Lan Đỏ... nên rất thuận lợi
trong phát triển dịch vụ dầu khí. Vị trí này cũng là thế đắc địa khi giao thương, các dịch
vụ hàng hải quốc tế với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan...
Khó khăn: Do đặc thù vị trí địa lý là hải đảo xa xôi, dân cư ít, giao thông khó
khăn… nên huyện Côn Đảo không thu hút được các ngân hàng thương mại tổ chức
mạng lưới cung cấp tín dụng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn huyện
đang “khát” vốn đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo:
• Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,52km²
• Hòn Côn Lôn Nhỏ, hay Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45km²
• Hòn Bảy Cạnh, hay Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5km²
• Hòn Cau, hay Phú Lệ 1,8km²
• Hòn Bông Lan, hay Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2km²
• Hòn Vung, hay Phú Vinh 0,15km²
• Hòn Ngọc, hay hòn Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 4,4km²
• Hòn Trứng, hay hòn Đá Bạc, hòn Đá Trắng, Phú Thọ, 0,1km²
• Hòn Tài Lớn, hay Phú Bình 0,38km²
• Hòn Tài Nhỏ, hay Hòn Thỏ, Phú An, 0,1 km²
• Hòn Trác Lớn, hay Phú Hưng 0,25km²
• Hòn Trác Nhỏ, hay Phú Thịnh 0,1km²
Trang 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
• Hòn Tre Lớn, hay Phú Hòa 0,75km²
• Hòn Tre Nhỏ, hay Phú Hội, 0,25km²
• Hòn Anh, hay Hòn Trứng Lớn
• Hòn Em, hay Hòn Trứng Nhỏ
Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên
gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu
Côn Đảo có một vị trí địa – chính trị hết sức quan trọng. Xét về nội địa, Côn
Đảo là cửa ngõ của các tỉnh Nam bộ thông ra với thế giới, là tiền đồn vùng biển Đông-
Nam góp phần bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Xét về mặt quốc tế, Côn Đảo nằm gần
đường giao thông hàng hải quan trọng giữa các nước vùng Bắc Á với các nước Nam và
Tây Á. Xét về kinh tế, Côn Đảo án ngữ cả một vùng biển rộng lớn mà ở đó được đánh
giá khá giàu về tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển cũng như các loại hải sản ở biển
Đông..
2. Địa hình và điều kiện tự nhiên:
Địa hình của quần đảo Côn Đảo chủ yếu là núi đồi, diện tích núi đồi chiếm 88,4
% tông diện tích tự nhiên. Ngọn núi cao nhất đảo là ngọn núi phía nam thị trấn Côn đảo
của núi An Hải cao 577m. Khí hậu Côn đảo là khí hậu đại dương, nhiệt độ trung bình
hàng năm là khoảng 26,9 độ C. Đảo có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11 dương lịch và mùa khô kéo dài từ tháng 12 tới tháng 4 dương lịch. Mùa khô
thời tiết mát mẻ hơn nhiệt độ trung bình khoảng 24 độ C.
Với địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi tự nhiên đã ban tặng cho Côn Đảo
nhiều vẻ đẹp: Một vùng đồi núi nhấp nhô trên biển, soi bóng xuống làn nước trong
xanh, bờ biển dài gần 200 km với những băi tắm tuyệt đẹp: Đầm Trầu, Đất Dốc, Băi
Cạnh, Băi Cạnh, Hòn Cau....
3. Kinh tế Côn Đảo:
Côn Đảo là một ngư trường rộng lớn, với đội tàu có năng lực đánh bắt khoảng
10.000 tấn hải sản/năm. Các đội đánh bắt xa bờ của ngư dân từ các tỉnh miền Trung trở
vào tập trung về đây ngày càng nhiều. Côn Đảo được thiên nhiên ưu đãi vịnh Bến Đầm
với chiều dài khoảng 4km, rộng khoảng 1,6km, độ sâu 6-18m, rất kín gió và có thể khai
thác quanh năm. Cảng hải sản Bến Đầm đã tiếp nhận tàu 2.000 tấn, cung cấp đầy đủ các
dịch vụ như dầu, điện, nước, chợ cá, kho lạnh...
Trang 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
Đến cuối tháng 4-2007, trên địa bàn huyện Côn Đảo có 50 doanh nghiệp đang
hoạt động ở các lĩnh vực: sản xuất nước đá, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, du lịch
và thương mại, xây dựng và cơ khí… Trong số 50 doanh nghiệp đang hoạt động trên
địa bàn huyện, có 4 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư hàng triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện Côn Đảo trong giai đoạn 2001-2006 là
15,98%/năm, GDP bình quân đầu người bình quân đạt hơn 9 triệu đồng/người/năm.
Trong đó, ngành công nghiệp thực hiện được 126,251 tỷ đồng; ngành thương mại –
dịch vụ 498,8 tỷ đồng; ngành thủy sản 48,6 tỷ đồng; ngành nông nghiệp 30 tỷ đồng…
4. Các Điểm “Hấp Dẫn”:
Khi nhắc tới Côn Đảo là chúng ta nghĩ ngay tới một thời máu lửa hào hùng nơi
được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, ngày nay với sự yên bình và vẻ đẹp thiên
nhiên Côn Đảo còn được nhắc tới với cái tên “Đảo Ngọc” .
a. Vẻ đẹp tự nhiên và thắng cảnh :
Vườn Quốc Gia Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo có diện tích 19.998 ha, trong đó có 5.998 ha rừng và
14.000 ha mặt biển. Tài nguyên thiên nhiên của vườn vô cùng phong phú với 882 loài
thực vật, 135 loài động vật trên rừng và 1.321 loài động, thực vật biển. Trong số này, có
những loài động thực vật đặc hữu như dầu Côn Sơn, bụi Côn Sơn, bồ câu Nicôba, chim
điên mặt xanh..., với nhiều loài được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam như: Dugong (bò
biển), cá heo, cá voi xanh, đồi mồi...
Vườn quốc gia Côn Đảo tuy không lớn nhưng có cả rừng và biển, và trong nó
chứa đựng một quần thể động thực vật trên cạn, dưới nước hết sức đa dạng, phong phú.
Hơn 2.700 loài sinh vật, trong đó có hơn 100 loài động thực vật quí hiếm, đặc hữu. Có
nhiều loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đã được tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
IUCN (The World Conservation Union) đưa vào sách đỏ như Dugong (bò biển),….
Một quần đảo có diện tích không lớn mà có đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên: Đó
là rừng xanh nhiệt đới hải đảo, rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô dưới đáy biển. Theo
các chuyên gia thì, với hệ sinh thái, với sự phong phú, đa dạng các loài sinh vật trong
một diện tích không lớn như Côn Đảo và vẫn còn nguyên vẹn là điêù hiếm thấy trong
khu vực.
Hơn thế nữa, Vườn Quốc gia Côn Đảo có rất nhiều phong cảnh đẹp đẽ, thơ
mộng có giá trị lớn trong việc khai thác du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng tuyệt
vời. Với chiều dài bờ biển gần 200km, nơi đây có nhiều bãi tắm nước biển trong xanh
với cát vàng sạch sẽ và thơ mộng như bãi Đất Dốc, bãi Đầm Trầu, bãi Nhát, bãi Hòn
Bà, bãi Lò vôi, bãi An Hải…Rất nhiều thắng cảnh xen lẫn giữa rừng xanh và biển cả
như Sở Rẫy, Hòn cau, Hòn Bãi Cạnh, Ông Đụng, Đất Thắm, bãi Bàng, Vịnh Đầm
Tre, Hòn Bà, Hòn trứng, Hòn Tài, hòn Tre, núi Thánh Giá, hang Đức Mẹ.v.v.
Trang 4
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
Trong lòng Vườn Quốc gia Côn Đảo còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử như Hòn
Tre, nơi bọn thực dân đã từng giam giữ đồng chí Lê Duẩn; hòn Cau, nơi đã từng giam
giữ đồng chí Phạm Văn Đồng…
Hòn Bảy Cạnh
Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn
Đảo. Ngoài ra Bảy Cạnh là bãi biển có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam.
Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Sau khoảng thời gian hai
tháng từ khi đẻ trứng nở và rồi những chú rùa con bé bỏng nhốn nháo bò xuống bãi biển
để rồi từ đây chúng bắt đầu một cuộc đời mới. Và chúng tôi may mắn được tận tay vuốt
ve chiếc mai xinh xắn như cảm nhận được ý nghĩa món quà của đại dương tặng cho
riêng mình.
Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ hội lặn biển để xem san hô, cá và các
loài sinh vật biển khác sống trên các rặng san hô lúc thuỷ triều lên hoặc thuỷ triều rút sẽ
là dịp để khám phá khu rừng ngập mặn ở phía sau trạm kiểm lâm. San hô ở đây rất đa
dạng chủng loại với san hô dạng phiến, dạnh bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ
của Việt Nam. Ngoài ra còn có tài nguyên sinh vật biển với cá heo, rùa xanh, dugong,
ốc đá, trai tai tượng vảy, hải sâm, cá bướm, san hô não…
b. Di tích lịch sử và công trình cổ:
Miếu Bà Phi Yến (An Sơn Miếu)
An Sơn Miếu nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 2 km về phía Tây Nam.
Tương truyền, thứ phi của Chúa Nguyễn Ánh là Lê Thị Răm, đã dám khuyên can Chúa
Nguyễn không mượn ngoại bang về đánh nhau với nhà Tây Sơn.
Vì lời khuyên ấy mà Bà bị Chúa Nguyễn Ánh truyền lệnh giam cầm ở Hòn Côn
Lôn nhỏ (Hòn Bà ngày nay), về sau được hai con vật cưng là Hắc hổ và Vượn bạch cứu
đưa về làng Cỏ Ống. Rằm tháng Mười năm Ất Hợi (1785) dân làng An Hải mời Bà từ
làng Cỏ Ống về dự lễ đàn chay. Trong làng có tên đồ tể Biện Thi thấy Bà là người có
nhan sắc, nên nửa đêm lẻn vào phòng Bà toan giở trò đồi bại, hắn vừa mới chạm vào
cánh tay, Bà liền tỉnh giấc tri hô. Vì bị xúc phạm tiết hạnh, nên Bà đã tự chặt cánh tay
mà tên đồ tể đã chạm vào rồi tự vẫn. Để ghi nhớ công ơn và đức độ của Bà, dân làng đã
lập miếu thờ. Hàng năm, vào ngày 18/10 - Âm lịch, người dân tổ chức lễ giỗ Bà rất
long trọng.
Dinh Chúa Đảo
Dinh Chúa đảo nằm trong một khuôn viên rộng chừng 2 hecta đối diện với Cầu
tàu lịch sử 914. Đã có 53 đời Chúa đảo ngự trị ở đây, tại đây chúng đã đề ra các chính
Trang 5
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
sách, biện pháp hà khắc để đàn áp, tra rấn dã man đối với người tù. Ngày nay, căn nhà
ấy được dùng làm nơi trưng bày tội ác của chúng.
Di tích nhà Công Quán
Chức năng đầu tiên của ngôi nhà này là Nhà khách (Maisson de passanger) - nơi
dừng chân cho lữ khách đến thi hành công vụ tại đảo. Đến thời Mỹ, ngôi nhà này được
xây thêm mặt tiền nhô ra và đặt tên là Công Quán. Di tích nhà Công Quán cũng như các
công trình kiến trúc của thị trấn tù là minh chứng cho việc bóc lột sức lao động khổ sai
của người tù, là sự so sánh đối lập với kiến trúc ghê rợn của trại giam. Với ý nghĩa đó,
di tích Nhà Công Quán được khởi công trùng tu, tôn tạo năm 2005 theo kiến trúc ngôi
Nhà khách vãng lai thời Pháp và đã hoàn thành vào cuối năm 2006.
Di tích Nhà Công Quán gắn liền với sự kiện tháng 3/1895 một nhạc sĩ người
Pháp đã đặt chân đến Côn Đảo, say lòng trước vẻ đẹp của hòn đảo này đã tỏ ra không
đồng tình trước những tội ác mà thực dân Pháp đang gây ra. Tại ngôi nhà này ông đã
hoàn tất ba chương cuối vở nhạc kịch “Brunehilda” của người bạn nhạc sĩ thân thiết lúc
quá cố đã ủy thác cho ông. Trước khi rời đảo, ông đã gửi lại những nỗi niềm trăn trở
của mình trong bức thư gửi Chúa đảo Jacquet. Những dấu ấn đẹp đẽ của ông trên Côn
Đảo có thể xem là dấu ấn văn minh nhất của người Pháp trên hòn đảo ngục tù này. Ông
chính là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ pianô và organ Pháp Charles Camille Saint Saens, sinh
ngày 9/10/1835 tại Paris.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo
Khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo là một trong những khu di tích lớn nhất, lâu
đời nhất và đặc biệt quan trọng của nước ta. Trong suốt chiều dài lịch sử, chế độ Thực
dân, Đế quốc đã biến hệ thống nhà tù Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian” khét tiếng
với hệ thống nhà giam, chuồng cọp Pháp, Mỹ, biệt lập chuồng bò, nhằm làm nhụt ý chí
chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm.
Các trại giam thời Pháp
Từ năm 1862 đến năm 1940 thực dân Pháp đã xây dựng tại Côn Đảo một hệ
thống nhà tù để giam giữ tù nhân với các trại giam như: Banh 1 (Trại Phú Hải), Banh 2
(Trại Phú Sơn), Banh 3 (Trại Phú Thọ), Banh 3 phụ (Trại Phú Tường), chuồng cọp
Pháp, biệt lập Chuồng Bò, với hàng trăm phòng giam và các hình tra tấn, đầy ải và hành
hạ người tù hết sức dã man và thâm độc.
Các trại giam thời Mỹ – Ngụy
Trang 6
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
Thời Mỹ - Ngụy chúng cho xây dựng thêm các trại như: Trại 5 (Phú Phong),
Trại 6 (Phú An), Trại 7 (Phú Bình), Trại 8 (Phú Hưng) để giam giữ tù nhân, trong đó
trại Phú Bình hay còn gọi là chuồng cọp Mỹ nổi tiếng hà khắc, là nơi tra tấn người tù
cực kỳ dã man. Tổng cộng hệ thống nhà tù Côn Đảo qua hai thời kỳ Pháp - Mỹ là 127
phòng giam, 42 xà lim, 504 phòng biệt lập chuồng Cọp.
Di tích cầu Ma Thiêng Lãnh
Từ trung tâm thị trấn Côn Đảo, đi theo đường Võ Thị Sáu đến cuối đường, du
khách sẽ tới di tích cầu Ma Thiêng Lãnh. Nơi đây vẫn còn hai mố cầu xây dựng dở
dang mà mấy chục năm trước, để kiểm soát người tù vượt ngục, bọn cai ngục đã bắt
người tù khiêng đá xây dựng cây cầu. Do địa thế núi non quá hiểm trở, lại phải lao dịch
nặng nề, nên 356 người tù phải bỏ mình nơi đây. Ma Thiêng Lãnh là tên mà người tù
đặt theo tên ngọn núi Ma Thiêng Lãnh của Triều Tiên.
Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương có 4 khu mộ A, B, C, D. Khu A có mộ Cố Tổng Bí thư
Lê Hồng Phong và mộ Chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh; Khu B có mộ Nữ Anh hùng
Liệt sĩ Võ Thị Sáu; Khu C có mộ Anh hùng Liệt Sĩ Lê Văn Việt; Khu D là nơi quy tập
các phần mộ từ Nghiã trang Hàng Keo, Hòn Cau,… đưa về.
Mộ chị Võ Thị Sáu được xây bằng đá cẩm thạch, nằm núp dưới bóng cây dương
như thủa nào, hương thơm tỏa ngát. Người dân cho biết: “Tất cả người dân ở Côn Đảo
đều gọi Võ Thị Sáu bằng Cô Sáu với lòng thành kính." Ngoài ra: ”Cô Sáu thiêng lắm
nên không khi nào trên mộ tắt hương và thiếu hoa tươi. Mọi người quây quần bên Cô,
không chỉ ban ngày, mà ngay cả ban đêm, cứ đến 12 giờ đêm là lúc vắng vẻ, tôn
nghiêm nhất nhân dân trên đảo lại ra thắp hương cầu xin Cô Sáu phù hộ cho có sức
khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Cô Sáu có đủ loại đồ dùng, từ son
phấn, gương lược…đến các tư trang cá nhân khác trên mộ. Ai xin Cô cái gìcũng được.”
“Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm, sáu lớp sương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ”
“Nghĩa Trang Hàng Dương vùi chôn bao số phận
Hết lớp này, lớp khác lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhôn lên
Không bia mộ, không tên và không tuổi”
Trang 7
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
c. Các đặc sản ở Côn Đảo:
• Mắm hàu Côn Đảo :
Với người dân Côn Đảo, mắm hàu là thứ nước chấm bình dân không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày, đôi khi trở thành món ăn chính trong những ngày biển động.
Còn với du khách, khi ra thăm đảo, lúc về đất liền thường mang theo những chai mắm
hàu để làm quà cho người thân...thưởng thức.
Những món ăn chế biến từ con hàu biển như hàu mù tạt, cháo hàu, hàu đúc trứng v.v...
đã quá quen thuộc với nhiều người nhưng mắm hàu thì có lẽ còn ít ai biết tới Tuy nhiên,
nhìn từ góc độ ẩm thực, mắm hàu đã có một chỗ đứng nhất định trong cuộc sống
thường ngày của người dân Côn Đảo, được nhiều du khách chấp nhận qua những món
ăn chấm với mắm hàu đậm đà hương vị biển.
• Mứt hạt bàng - đặc sản của Côn Đảo:
Cây bàng ở Cà Mau thường được trồng để tạo bóng mát và làm đẹp các sân trường,
khuôn viên nhà, còn trái bàng ít được chú ý đến. Cây bàng Côn Đảo được chú ý đặc
biệt bởi nó chính là "nhân chứng sống" thầm lặng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của
một vùng đất từng được mệnh danh là địa ngục trần giang trở thành nơi nghỉ dưỡng cao
cấp.
Có lẽ do phải đương đầu trước sóng gió đại dương nên cây bàng ở đây đều to lớn từ
thân cây đến lá, trái.Người dân Côn Đảo “thu hoạch” quả bàng đem phơi cho dốt vỏ, rồi
trong những lúc rỗi việc nhà, đem ra chẻ lấy hạt dùng làm mứt...Đến Côn Đảo, du
khách thường được mời thưởng thức món đặc sản mứt hạt bàng. Có hai loại mứt hạt
bàng: ngọt và mặn. Gọi là mứt nhưng thật sự đó là hạt bàng rang với muối hoặc với
đường như đậu phộng rang muối, đường ở đất liền. Cho một vài hạt vào miệng, vị ngọt
của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, du khách
đều công nhận: lạ và ngon!
Trang 8
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING THU HÚT LƯỢNG KHÁC DU LỊCH VÀO
HUYỆN CÔN ĐẢO
PHẦN 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH CỦA CÔN ĐẢO
I. CƠ SỞ HẠ TẦNG:
1. Phương tiện đến Côn Đảo:
Hạn chế lớn nhất của Côn Đảo trong việc thu hút du khách hiện nay là vấn đề
giao thông. Hiện tại, tuyến vận chuyển khách ra Côn Đảo bằng đường thủy chỉ có 2 tàu
với tần suất 2 chuyến/tuần và sức chứa 400 khách/lượt. Tuy nhiên, hoạt động của tàu
thủy phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nên chuyện hủy chuyến của phương tiện này
diễn ra khá thường xuyên. Theo các doanh nghiệp lữ hành, mỗi năm có hàng ngàn lượt
du khách và từ các tỉnh, thành khác đăng ký tour ra Côn Đảo nhưng không thể đáp ứng
được vì thiếu vé máy bay hoặc vé tàu. Thậm chí, nhiều đoàn khách đã đặt vé, nhưng
vào giờ chót, biển động, hãng tàu hủy chuyến nên các hãng lữ hành cũng phải hủy tour.
Phương tiện được du khách chọn đi Côn Đảo chủ yếu là máy bay, vì đến nay,
tàu ra đảo vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Nhất là vào mùa gió
chướng, mưa bãoviệc đi lại bằng tàu vô cùng khó khăn.
Trước tình hình này, hoạt động hàng không tại Côn Đảo không ngừng tăng tầng
suất, song nhu cầu về đường hàng không ra vào Côn Đảo chưa được đáp ứng tốt
Những năm gần đây, hãng hàng không Vietair và cảng hàng không Côn Đảo
cũng đã không ngừng tăng tầng suất hoạt động. Từ 3 chuyến bay/tuần, đến đầu năm
2009, mỗi tuần có 11 chuyến bay. Như vậy, các ngày thứ ba, năm, bảy, mỗi ngày đã có
1 chuyến vào và 1 chuyến ra. Các ngày thứ hai, tư, và sáu có 2 chuyến bay vào và ra
Côn Đảo mỗi ngày. Năm 2006, cảng hàng không Côn Đảo đón 18.720 lượt khách, năm
2007 tăng lên 27.000 lượt. Năm 2008, tiếp tục tăng lên gần 39.000 lượt khách
Không ngừng tăng tầng suất hoạt động, nhưng chỉ đáp ứng hơn 40%, vào mùa du lịch
sau tết, thời tiết, khí hậu ở Côn Đảo đẹp hơn cả, khách muốn đi máy bay đến Côn Đảo
gần như phải đăng ký trước 3- 4 tuần. Mùa biển động, giáp tết, tàu khó ra khơi, thì nhu
cầu đi máy bay càng tăng lên.
Côn Đảo, vùng đất thiêng, hòn ngọc biển Đông, luôn là điểm đến của nhiều
người, của du khách trong và ngoài nước, trong khi máy bay đến Côn Đảo hiện chỉ có
một đường duy nhất từ tp.HCM, nên nhu cầu đi lại bằng đường hàng không rất hạn chế.
2. Hiện trạng cơ sở lưu trú:
Ngoài cách trở về giao thông, nguồn thông tin cho khách trước khi ra đảo còn
hạn chế; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch; cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải
Trang 9