Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

chuyen de tap lam van 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.24 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VẲN
LỚP BỐN
******************
I- MỤC TIÊU:
Phân môn Tập làm văn giúp học sinh:
1- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn.
2- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy
hình tượng; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
II- NỘI DUNG DẠY HỌC:
1- Trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn:
a/ Cấu trúc Chương trình Tập làm văn.
Chương trình Tập làm văn được thiết kế như sau:
Số tiết
Loại văn bản
Học kì I Học kì I Cả năm
Kể chuyện 19 19
Miêu tả
-Khái niệm miêu tả
-Miêu tả đồ vật
-Miêu tả cây cối
-Miêu tả con vật
1
6 4
11
8
1
10
11
8
Các loại văn bản khác
-Viết thư


-Trao đổi ý kiến
- Giới thiệu hoạt động
-Tóm tắt tin tức
-Điền vào giấy tờ in sẵn
3
2
1 1
3
3
3
2
2
3
3
Tổng cộng số tiết 32 30 62
b/ Các kiến thức làm văn
-Văn kể chuyện
+ Thế nào là kể chuyện?
+Nhân vật trong truyện. kể lại hành động của nhân vật. tả ngoại hình của nhân vật trong bài
văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhận vật.
+ Cốt truyện
+Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mở bài trong bài văn kể chuyện.kết bài rong bài văn kể
chuyện.
- Văn miêu tả
+ Thế nào là miêu tả?
+ Miêu tả đồ vật.
+ Miêu tả cây cối.
+Miêu tả con vật.
- Các loại văn bản khác
+Viết thư

+ Trao đổi ý kiến với người thân.
+ Giới thiệu hoạt động của địa phương.
+ Tóm tắt tin tức
+ Điền vào giấy tờ in sẵn ( phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng; thư chuyển tiền, điện chuyển
tiền đi; giấy đặt mua báo chí)
C/ Các kĩ năng làm văn.
- Ñịnh hướng văn bản:
+ Nhận diện đặc điểm văn bản.
+ Phân tích đề bài, xaùc ñònh yeâu caàu.
- Tìm ý , lập dàn ý :
+ Phân tích, tìm ý trong văn bản.
+ Tìm ý theo đề bài, lập ý đoạn, bài kể chuyện.
Quan sát đối tượng, tìm ý, lập ý đoạn, bài miêu tả.
- Diễn đạt thành văn bản:
+Chọn từ, tạo câu, viết đoạn.
+Liên kết đoạn thành bài văn kể chuyện hoặc miêu tả, viết thư.
- Kiểm tra sửa chữa văn bản:
+Đối chiếu với văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và hình thức diễn đạt.
+ Lựa chọn vật liệu phù hợp thay thế những lối diễn đạt trong bài làm bổ sung cho tăng hiệu
quả văn bản.
d/ Các loại bài học
a/ Loại bài hình thành kiến thức :
-Cấu tạo gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập (Chức năng giống như luyện từ và câu).
+ Nhận xét: bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý để HS rút ra một số nhận xét về đặc điểm
loại văn- kiến thức cần ghi nhớ.
+ Ghi nhớ: gồm những kiến thức rút ra từ nhận xét.
Luyện tập: gồm từ 1 đến 3 bài tập thực hành đơn giản nhằm giúp HS củng cố và vận dụng
kiến thức tiếp nhận trong bài học.
b/ Loại bài luyện tập thực hành :
Nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng làm văn, thường gồm 3,4 bài tập nhỏ hoặc một đề bài tập

làm văn kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo hai hình thức nói và viết.
2- Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình
thành nhân cách cho học sinh.
- Các bài làm văn đều gắn với các chủ điểm.Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm
ý, quan sát, viết đoạn văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ
điểm đã học. Việc phân tích dàn ý, lập dàn bài, chia đoạn văn kể chuyện, bài văn miêu tả, tóm
tắt truyện, quan sát đối tượng…góp phần phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại của
học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh,
nhân hóa… khi miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưởng
tượng để xây dựng cốt truyện.
Học các tiết tập làm văn, HS cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên
nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, HS lại có dịp hướng
tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài.Khi quan sát đồ vật trong văn
miêu tả, HS được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người với vật.Các
bài luyện tập viết thư, trao đổi với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào
giấy tờ in sẵn cũng tạo cho HS thể hiện mối quan hệ với cộng đồng…Những cơ hội đó làm cho
tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở; tâm
hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành
nhân cách tốt đẹp của trẻ.
III- CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC:
1- Hướng phân tích ngữ liệu
Để hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu ,GV áp dụng các biện pháp sau:
a/ Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập
- Cho HS đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập.
- GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của
bài tập đó.
b/ Tổ chức cho HS thực hiện bài tập
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập .
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Trao đổi với HS, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức cho HS góp ý nhau, đánh giá nhau trong quá
trình làm bài.
-Sơ kết, tổng kết ý kiến của HS; ghi bảng nếu cần thiết.
2- Hướng dẫn luyện tập, thực hành.
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn HS làm thử một phần yêu cầu của bài tập và nhận xét để định hướng cho hoạt
động của từng cá nhân.
-Giúp HS luyện tập theo yêu cầu của bài tập (theo cặp, nhóm hoặc trao đổi ở lớp), tổ chức
nhận xét đánh giá kết quả.
3- Hướng dẫn luyện tập theo đề bài:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, xác định đúng nội dung yêu cầu của đề bài.
-Hướng dẫn HS dựa vào gợi ý trong SGK để thực hiện từng yêu cầu (theo hai hình thức : nói
và viết)
-Tổ chức nhận xét , đánh giá kết quả thực hành nhằm trao đổi các kĩ năng tập làm văn cho
HS.
IV- QUY TRÌNH DẠY TẬP LÀM VĂN.
1- Kiểm tra bài cũ
GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ hoặc bài tập thực hành.
2- Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài:
Dựa vào nội dung và mục đích yêu cầu của bài dạy cụ thể, GV dẫn dắt,giới thiệu bằng những
cách khác nhau, sao cho thích hợp .
a/ Đối với loại bài dạy lý thuyết
-Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của mục I (Nhận xét), GV hướng dẫn HS nhận diện đặc điểm
của loại văn thông qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tìm ra những đặc
điểm cần ghi nhớ.
*Hướng dẫn HS ghi nhớ:
GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung mục II (Ghi nhớ) trong SGK, sau đó có thể nhắc lại
(Không nhìn sách để học thuộc và nắm vững).
* Hướng dẫn luyện tập :

GV hướng dẫn HS thực hiện từng bài tập ở mục II ( Luyện tập) trong SGK theo các bước:
- Đọc và nhận hiểu yêu cầu của bài tập.
-Thực hành luyện tập theo từng yêu cầu của bài tập.
- Nêu kết quả trước lớp.
b/ Đối với loại bài luyện tập thực hành:
Nhằm mục đích rèn kĩ năng tập làm văn. Nội dung bài học gồm 3,4 bài tập hoặc 1 đề bài
tập làm văn.
Dựa vào mục đích yêu cầu của bài dạy, GV hướng dẫn HS thực hiện từng bài tập trong
SGK theo trình tự các thao tác hướng dẫn HS luyện tập đã nêu ở trên, hoặc hướng dẫn HS lần
lượt thực hiện từng nội dung gợi ý trong SGK để luyện tập các kĩ năng tập làm văn dưới hình
thức nói và viết theo đề bài cho trước.
c/ Củng cố- dặn dò :
+ Chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững.
+ Nhận xét tiết học.
+ Nêu yêu cầu luyện tập thực hành ở nhà.
V-Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy Tập làm văn nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
-Dạy bài hình thành kiến thức cần tập trung vào những yêu cầu cơ bản, có biện pháp dạy
học linh hoạt, tránh kéo dài thời gian và gây không khí nặng nề trong tiết dạy.
Đối với các bài dạy có văn bản dùng làm ngữ liệu để khai thác, hình thành kiến thức tập
làm văn hoặc bài luyện tập có số lượng chữ khá nhiều, bài có nhiều câu hỏi hay bài tập cần
nhiều thời gian để thực hiện GV không nên tập trung nhiều thời gian vào việc đọc văn bản
thành tiếng mà cần chú trọng thực hành kĩ năng đọc hiểu, tập trung giải quyết những bài
tập,câu hỏi trọng tâm; tìm cách giảm bớt độ khó của bài tập (chia nhỏ câu hỏi cho phù hợp với
trình độ HS).
- Dạy bài luyện tập thực hành :
GV cần nắm vững trình độ của HS để giải quyết những khó khăn mà các em thường gặp
như:chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài, hạn chế về vốn sống và ngôn ngữ nên chưa có cơ
sở tạo lập một loại văn bản đồi hỏi tính sáng tạo ( ví dụ tưởng tượng để kể lại một chuyện…)
Để giải quyết khó khăn trên, GV có thể sử dụng các biện pháp dạy học như: giúp HS nắm
được các thứ tự các thao tác khi cần thực hiện bài tập; hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức đã học

có liên quan làm cơ sở cho bài luyện tập; làm mẫu một phần và gợi mở bằng câu hỏi cho HS
dựa vào đó mà thực hiện.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
A- Mục đích, yêu cầu
-Nắm vững hai cách mở bài ( MB tực tiếp, MB gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật BT1
2. Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học ( BT2)
-HSKK:
B- Đồ dùng dạy dạy học:
- SGK
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
HSKK
Ổn định
A- Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS nêu ghi nhớ về 1 cách mở
bài trong bài văn miêu tả đồ vật
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích
yêu cầu tiết học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm,
trao đổi theo cặp, so sánh tìm điểm
giống nhau và khác nhau của các đoạn
mở bài
- Gọi HS nêu ý kiến
- GV nhận xét, kết luận
- Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài

trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật
cần tả là chiếc cặp sách.
- Điểm khác nhau:
+ Đoạn a,b mở bài trực tiếp
+ Đoạn c mở bài gián tiếp
Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc HS bài tập này yêu cầu
viết gì?
- Viết theo mấy cách, đó là cách
nào ?
- GV thu bài, chấm 8-10 bài, nhận xét
- Ví dụ 1:( Mở bài trực tiếp)Chiếc
bàn HS này là người bạn ở trường thân
- Hát
- 2 HS mỗi em nêu ghi nhớ về 1
cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ
vật
- Nghe giới thiệu, mở sách
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm,
trao đổi theo cặp, so sánh tìm điểm
giống nhau và khác nhau của các
đoạn mở bài
- Nêu ý kiến thảo luận
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Viết đoạn mở bài cho bài văn
miêu tả cái bàn học của em.
- Viết theo 2 cách, mở bài trực tiếp
và mở bài gián tiếp
- HS làm bài cá nhân vào nháp
- Nộp bài cho GV chấm

- Nghe ví dụ mẫu
thiết với tôi đã gần 2 năm nay.
- Ví dụ 2:( Mở bài gián tiếp ) Tôi rất
yêu gia đình tôi. Ở đó tôi có bố mẹ, em
trai thân thương, có những đồ vật, đồ
chơi và 1 góc học tập sáng sủa. Nổi bật
trong góc học tập đó là chiếc bàn học
xinh xắn của tôi.
- GV có thể đọc bài làm tốt của HS
3.Củng cố - dặn dò :
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc ghi nhớ
-Nhận xét tiết học
Dặn HS chuẩn bị tiết tập làm văn sau .
- Nghe GV đọc bài, nhận xét.
- 2 em đọc ghi nhớ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×