Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sổ tích lũy chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.6 KB, 23 trang )

Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
QUY TRÌNH DẠ THỦ CÔNG LỚP 1
A/ Qui trình chung ; Soạn thiết kế
 Tùy theo từng bài có những yêu cầu khác nhau nhìn chung một bài giảng cần
chuẩn bị kế hoạch như sau :
 Tên bài học
o Mục tiêu
o Kiến thức
o Kỹ năng
 Chuẩn bị
o Sản phẩm mẫu
o Nguyên vật liệu
o Dụng cụ
 Các hoạt động
o Giới thiệu sản phẩm
o Qui trình kỹ thuật
o Thực hành
 Nhận xét sự chuẩn bị
 Thái độ học tập
 Kỹ năng thực hành
 Dặn dò ; Chuẩn bị bài sau .

HƯỚNG DẪN HỌC 2 MÔN TOÁN – TIẾNG VIỆT LỚP 1
VÙNG DTTS
 Dạy số học
 1/ Dạy số gắn liền với thực tiến
 VD: Số 1 gắn liền với hình ảnh có 1 ông mặt trời
 Số 2 gắn liền với hình ảnh có 2 con mắt , hai bàn tay
 Số 3 gắn liền với hình ảnh có 3 con chim
 Số 4 gắn liền với hình ảnh những con vật có 4 chân
 Số 5 gắn liền với hình ảnh như ông sao 5 cánh


1
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
 Số …………………………………………………
 Số 10 gắn lến với hình ảnh 10 ngón tay
 Dạy đếm : Từ đếm các đồ vật , con vật cụ thể - đếm theo thứ tự số tự nhiêm của
các số
 VD: Đếm từ số 1 => 5
 Đếm trên đồ vật thực : Hòn sỏi, que tính, ngón tay, bong hoa ….
 Tập đếm bằng miệng từ 1 => 5 , từ 5 =>1
 VD2: Đếm từ 1 =>10 ( que tính hình vẽ …)
 Đếm miệng từ 1 => 10 , từ 10=>1 , từ 10 =>100
 Đếm trên vật thật các bó que tính chục que tính và que tính lẻ
 Đếm bằng miệng từ 11=>20 , từ 21 =>30
 So sánh số .Dựa vào so sánh số lượng 3 nhiều hơn 2
 Vậy 3>2 ……
 Dựa vào thứ tự số tự nhiên của các số 3 đúng sau 2
 Vậy 3 > 2 ……
 Dạy phép tính : Dựa vào các VD thực tế hình thành các phép tính thông qua các
thao tác bằng tay
 Phép công là “gộp” “thêm”
 Phép trừ là tachs ra “bớt”, “bớt đi”
 Tiến hành : Hoạt động thao tác bằng tay trên vật thực ( que tính), bông hoa
….”các hình đơn giản (,,……)
 Mô tả ; Nói cách làm và kết quả
 Viết kết quả bằng
 VD: 2 que tính gộp 3 ……….được 5 que tính ( nois0
 2 + 3 = 5 ( viết)
 Dạy hình học : dạy biểu tượng các hình (,,……)điểm, đoạn thẳng, học
sinh nhận dạng cụ thể được 1 hình vẽ kẻ và ghép các hình đơn giản
 Dạy đại lượng: Dạy biểu tượng về độ dài, đoạn thẳng thông qua đo độ dài đoạn

thẳng bằng các đơn vị không chính qui ( gang tay, bước chân)
 Giới thiệu đơn vị đo độ dài “cm”
 Đo vẽ đoạn thẳng có đọ dài 10 cm
 Dạy toán có lwoif văn : Nhin hình vẽ biết viết phép tính thích hợp
2
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
 Phân biệt 2 phần của 1 bài toán có lời văn
 Phân cho bắt đầu bằng chữ có biết
 Phần hơi bắt đầu bằng chữ hỏi
 Câu lời giải là câu gợi mở không nhất thiết phải theo mẫu .
 Viết phép tính qui ước (VD 3 + 2 = 5 (em, cái, con…)
 Đưa đơn vị ( con, cái,….) vào kết quả , để đơn vị trong ngoặc đơn
 BÀI PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh
 Hình thành kỹ năng ban đầu về phép cộng * là thêm vào)
 Lập và nhớ bảng trong phạm vi 3
 Thực hành tính công trong phạm vi 3
 II/ Đồ dùng dạy học
 GV : Chuẩn bị que tính , các chữ số và dâu + , = mô hình SGK phóng to
 HS : Que tính, các chữ số bảng cài, bảng con
 III/ Các hoạt động dạy học
 1/ Giới thiệu phép cộng
 a/ Hình thành phép cộng ( thông qua phép cộng 1 + 1 = 2
 B1: Thao tác bằng tay trên vật thật
 ( GV thực hành thao tác mẫu – HS làm theo )
 Tay trái lấy 1 que tính
 Tay phesrp lấy 1 que tính
 Gộp que tính 2 tay vào nhau
 Đếm số que tính tất cả có bao nhiêu
 Nói số que tính

 Học sinh đếm que tính và nói kết quả ( 1 -> 3 em nois0
 B2: Củng cố phép cộng trên mô hình ( tranh)
 GV chỉ và nói theo trnh ; Có 1 con gà , thêm 1 con gà có tất cả bao nhiêu con gà

 HS nghe nhận , đếm nói kết quả 2 con gà
 GV chỉ vào mô hình nói 1 thêm 1 bằng 2
 HS nghe nhận đếm nói kết quả
 B3: Phép cộng 1 + 1 = 2
3
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
 GV giới thiệu các viết , vừa nói vừa viết (cài số dưới hình )
 Một thêm 1 được 2 Viết là 1 + 1 = 2
 Giới thiệu dâu + , =
 Cách đọc
 GV chỉ vào phép cộng nói ( 1 cộng 1 bằng 2 )
 GV chỉ HS nhìn bảng đọc – các nhân – đồng thanh.
 HS viết phép tính 1 + 1 = 2 vào bảng con
 B4; Phép cộng 2 + 1 = 3 , 1 + 2 = 3
 Thực hiện tương tự phép tính 1 + 1 = 2
 Thứ tự nhìn hình vẽ SGK nói theo tranh vẽ , nói phép tính , nói ký hiệu phép
tính
 VD: 2 ô tô thêm 1 ô tô = ? ô tô
 2 ô tô thêm 1 ô tô được 3 ô tô Viết 2 + 1 = 3 viết bảng con
 Một con rùa thêm 2 con rua = …?
 Được 3 con rùa cài vào bảng con ( 1 + 2 = 3)
 2/ Bảng cộng trong phạm vi 3 ( trên bảng đã có 3 phép tính)
 B1: Lập bảng cộng
 GV cho học sinh đọc các phép tính cộng 1 + 1 = 2 , 2 + 1 =3 , 1 + 2 = 3 chỉ
từng phép cộng cho học sinh nhìn theo VD 1 + 1 = 2 là phé cộng
 B2: Khắc sâu phép cộng trong phạm vi 3

 GV xóa kết quả ở phép cộng và hỏi : 1 cộng 1 bằng ?
 HS tính và trả lời kết quả
 Tất cả học sinh trả lời
 GV xóa các số chỉ để lại dấu + , = và kết quả
 3 = ? + 1
 Hs trả lời 3 = 2 + 1 hoạch = 1 + 2
 3/ Khái quát về phép cộng thông qua hình vẽ ( chấm tròn …)
 HS chỉ vào hình vẽ các dấu chấm tròn nói 2 + 1 = 3 , 1 + 2 = 3
 II/ Thực hành phép cộng trong phạm vi 3
 Bài 1: Dùng bảng cài số hoặc bảng con
 HS giơ bảng con đọc phép tính trên bảng
 Chú ý rèn cac kỹ năng nói ( diễn đạt câu trả lời) đọc phép tính
4
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
 Viết phép cộng bẳng ký hiệu
 Bài 2 : Tính
 GV làm mẫu ( HD HS phép cộng đầu tiên)
 Chú ý quan sát HS làm theo trên bảng con ( uốn nắn kịp thời HS yêu )
 HS làm vào vở phép cộng còn lại
 Bài 3: Nếu còn thời gian HD học sinh cách làm và tính nhanh
 Củng cố - dặn dò
 Nhắc lại tên bài dạy – HS nhắc

QUY TRÌNH LÊN LỚP ( HĐ DẠY HỌC ) HỌC VẦN
A/ Bài dạy : Âm – chữ ghi âm mới
T1: Kiểm tra bài cũ :
Đọc , viết theo ND bài kề trước
2/ Giới thiệu bài
Dạy âm và chữ ghi âm mới ( hoặc dấu thanh)
Dạy chữ ghi âm thứ nhất (I)

Hướng dẫn phát âm ( nhận chữ ghi âm (1) chữ (m) thướng
HD ghép tiếng khóa
Đánh vần tiếng đọc trơn tiếng
Đánh vần tiếng – Đọc trơn tiếng – từ
HD nghĩa từ khóa qua tranh minh họa, vật thực kèm lời diễn bằng tiếng việt hoặc tiếng
dân tộc ( nếu cần)
Tổ chức trò chơi – Kết hợp nghỉ giữa tiết học
Dạy âm và chữ ghi âm thứ 2
HD phát âm nhận diện chữ ghi âm (2) chữ in thường
HD ghép tiếng khóa ( đánh vần – đọc trơn tiếng )
HD ghép từ khóa ( đánh vần – đọc trơn tiếng )
HD nghĩa từ khóa qua tranh hoặc thiết lập vần mới nếu có bộ chữ thực hành TV1
( đánh vần , đọc trơn vần có thẻ phân biệt với vần dã học mà dẽ lẫn lộn )
HD ghép tiếng khóa ( đánh vần tiếng – đọc trơn tiếng chú ý phát âm rõ , đúng )
HD nét chũ học sinh tập viết các chữ ghi âm mới ( chữ viết thường)
Giáo viên viets bảng lớp – học sinh viết bảng con
5
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Tổ chức trò chơi không nghỉ chuyển tiếp
Tiết 2
I/ Đọc
a/ Đọc vần, tiếng, từ khóa ( củng cố ND1chú ý phát âm
b/ Đọc từ ngữ ứng dụng
HD nhận xét biết vần mới trong chữ ghi tiếng đánh vần đọc tiếng chứa vần mới . Đọc
từ ứng dung kết hợp giải nghĩa từ ( tiếng việt hoặc tiếng dân tộc ) ( nếu cần)
c/ Đọc câu ứng dụng . Đọc chữ ghi tiếng có vần mới đọc từ - đọc câu – bài ứng dụng
trên bảng
Kết hợp tìm hieru ý câu bài ứng dụng qua tranh vẽ minh họa ở SGk
d/ Đọc bài SGK ( âm, vần , tiếng từ khóa , từ ngũ ứng dụng chữ viết thường , câu baif
ứng dụng từ ngữ luyện nói

Tổ chức trò chơi luyện đọc đúng và nhanh kết hợp nghỉ trong tiết
Viêt HD sử dụng vở bài tập viết tại lớp GV KT uốn nắm
Nghe nói Dựa vào tranh SGK kết hợp củng cố vốn từ và luyện nói theo mẫu câu đã
học GV khai thác nội dung chủ đề sao cho phù hợp với vốn sống trình độ của học sinh
dân tộc
Củng cố - dặn dò có thể tổ chức trò chơi
Yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà
DẠY BÀI VẦN MỚI
1/ KTBC : Đọc viết theo ND bài kể trước
2/ GT bài mới
3/ Dạy vần mới
a/ Dạy vần thứ nhất
HD nhận biết vần mới (1) phân tích cấu tạo vần hoặ thiết lập vần mới nếu có bộ chữ
thực hành TV1 đánh vần đọc trơn vần có thể phân biệt với vần đã học mà dễ lẫn lôn
HD ghép tiếng khóa ( ĐV tiếng đọc trơn tiếng chú ý phát âm rõ đúng )
HD ghép tiếng khóa ( ĐV đọc trơn – tiếng – từ )
HD nghãi từ khóa ( quan sát tranh minh họa vật thực kèm lời bằng tiếng việt hoặc
tiếng dân tộc
Tổ chức trò chơi kết hợp nghĩa
Dạy vần thứ 2
6
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
HD nhận biết vần mới ( 2) tương tự cách dạy vần 1
Kết hợp so sánh với vần 1 để phân biệt
HD ghép tiếng khóa tương tự như trên
HD ghép từ khóa như tiết 1
HD nghĩa từ khoa như tiết 1
HD viết chữ tập viết các chữ ghi âm mới thường , tiếng, từ khóa, bảng lớp bảng con
Tổ chức trò chơi cuối tiết kết hợp nghỉ giữa buổi
Tiết 2

Luyện tập
Đọc vần – tiếng – từ khóa ( củng cố dặn dò)
Ở tiết 1 chú ý phát âm rõ đúng cá vần dễ lẫn
Đọc từ ngữ ứng dụng (HDHS nhận biết vần mới trong chữ ghi tiếng , đánh vần đọc
tiếng có vần mới , đọc từ ứng dụng kết hợp giải nghĩa từ bằng tiếng việt hoặc tiếng dân
tộc ( nếu cần) có thể điều chỉnh từ ngữ ứng dụng cho sát với học sinh dân tộc
Đọc câu ứng dụng đọc chữ ghi tiếng có vần mới đọc câu bài ứng dụng trên bảng kết
hợp tìm hiểu ý câu bài ứng dụng qua tranh vẽ ở SGK
Đọc bài SGK ( âm vần) tiếng từ khóa từ ngữ ứng dụng chữ viết thường câu bài ứng
dụng từ ngữ luyện nói
Tổ chức trò chơi luyện đọc đúng và nhanh kết hợp nghỉ giải lao
Viết ( HD sử dụng vở tập viết tại lớp GV uốn nắn
Nghe nói dựa theo tranh SGK kết hợp cung cấp vốn từ ngữ và luyện nói theo mẫu câu
đã học ( towng tự bài dạy âm , chữ ghi âm mới , chú ý mức độ khai thác ND của chủ
đề sao cho phù hợp với trình độ học sinh dân tộc
Củng cố dặn dò : tổ chức trò chơi hoạt động nhằm củng cố kiến thức kỹ năng đã học
Dặn dò yêu cầu thực hành luyện tập

TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT GIÁO VIÊN TIỂU
HỌC – CỤM XÃ EAHLEO ( 21/3/2009)
CHỦ ĐỀ : TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT LÀ GÌ ?
Báo cáo viên : Võ Thị Đầm
Theo dõi đánh giá nhận xét sau buổi học
7
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Vì sao phải tăng cường Tiếng Viêt
HDD1: HĐ cá nhân
Câu 1: Tăng cường Tiếng Viêt là gì ?
Câu 2: Vì sao phải tăng cường Tiếng Viêt
Câu 3: Các hoạt động tăng cường Tiếng Viêt

Nhóm 1- 3 các hoạt động chính trong PEDC
Nhóm 2: Sự khác biệt trong chương trình mới
Nhóm 4: Các hoạt động nâng cao chất lượng PEDC
Câu hỏi nhóm 4: Các nguyên nhân sư phạm cơ bản của tăng cường Tiếng Viêt
Nhosm 1- 4 Soạn hoạt động của môn tiếng việt
CHỦ ĐỀ 2 :
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC TĂNG CƯờNG TIếNG VIÊT
1/ Quan niệm đánh giá ết quả học tập tăng cường Tiếng Viêt trong mỗi môn học
2/ Mục tiêu đánh giá kết quả học tập tăng cường Tiếng Viêt
3/ Nội dung đánh giá kết quả học tập tăng cường Tiếng Viêt
4/ Công cụ đánh giá kết quả học tập tăng cường Tiếng Viêt
CHỦ ĐỀ 1
TĂNG CƯờNG TIếNG VIÊT LÀ GÌ ?
1/ Tăng cường Tiếng Viêt là gì
Sử dụng tiếng việt là ngôn ngữ chính thức
Tăng cường Tiếng thường xuyên thực hiện xuyên suốt thông qua hỗ trợ cho giáo vên
và học sinh chú trọng giai đoạn lớn
2/ Các lớp 1,2,3
Chú trọng các môn TV,Toán, TNXH Đạo đức, những môn sử dụng nhiều tiếng việt
Yeu cầu của tăng cường Tiếng Viêt làm thế nào để giáo viên có thể dạy học sinh dân
tộc thiểu số có thể học chương trình tiểu học một cách hiệu quả
Chú ý đén những khó khăn và ngôn ngữ mà các em phải vượt qua để học được các
môn học bằng tiếng việt
8
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
3/ Vì sao phải tăng cường Tiếng Viêt
Tăng cường Tiếng Viêt là giải pháp thực tế GDTH ở việt nam
Tất cả các trường học ở VN đều dạy học trực tiếp bằng tiếng việt
Tiếng việt là ngôn ngữ 1 và NV2 có những khác biệt cụ thể
NV học tập của học sinh kinh là ngôn ngữ 1(T1)

Đối với học sinh kinh học tập bằng tiếng việt có lợi thế nhiều
Trước khi đến trường học sinh đã biết nói nghe bằng tiếng việt
Học sinh học ngôn ngữ 1 bằng tư duy trực tiếp thông qua sự tiếp cận ngôn ngữ
Bằng sự hiểu biết qua nghe nói đọc viết học sinh có thể nhận ra mỗi liên hệ giữa âm
thanh và chữ viết giữa âm thanh và ngôn ngữ ngữ pháp do dod các em có thể học đọc
học viết dễ dàng
Ngôn ngữ học tập của học sinh dân tộc là ngôn ngữ 2 (TV)
HD dân tộc thiểu số đến trường học tập bằng TV với tư cách NN2
HSDTTS sử dụng NN2 học tập 1 cách khó khăn vì HS chưa biết hoặc biết ít TV qua
nghe nói ở lớp mẫu giáo và lớp chuẩn bị TV
Tất cả các trường tiểu học NN đến học chung 1 chương trình 1 bộ SGK các môn học
đều đánh giá kết quả học tập của học sinh trên 1 chuẩn thống nhất về kiến thức và kỹ
năng
Tăng cường Tiếng Viêt đảm bảo công bằng trong giáo dục
Các hoạt động tăng cường Tiếng Viêt
Chương trình này giúp học sinh có thể nghe hiểu 1 số vốn từ ngữ để giao tiếp với GV
với bạn bè
Tăng cường Tiếng Viêt qua bài học của các môn học ( hoạt động lồng ghép) nhằm
giúp học sinh có thể học tập các môn học bằng TV hiệu quả đạt được yêu cầu của
chuẩn KTKN
Các nguyên tắc cơ bản của tăng cường Tiếng Viêt
Giúp học sinh tiếp cận với KT và KN của các môn học thông qua kinh nghiệm mà các
em tích lũy được trước đó theo mức độ từ dễ đến khó
Coi trọng hoạt động hợp tác giưa các học sinh theo đặc điểm cá nhân
Thực hiện các phương pháp day học bằng nhiều cách học tập khác nhau lôi cuốn học
sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập sử dụng đồ dùng học tập
9
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Tập trung vào sự phát triển của học sinh vào việc học sinh biểu hiện kết quả học tập
như là 1 phần của quá trình học tập coi đánh giá kết quả học tập là nguồn thông tin

hữu ích để phản hồi lại cho việc dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh

CHỦ ĐỀ 3
PHƯƠNG PHÁP DẠY NGÔN NGỮ GIAO TIẾP
1/ Mục tiêu
Hiểu được những nguyên tắc của phương pháp dạy ngôn ngữ 2 cho mục đích giao tiếp
Biết thiêt kế 1 nội dung dạy học phù hợp với phương pháp
Có thêm hiểu biết về quá trình tiếp thu và sử dụng tiếng mẹ đẻ của HSDTTS
Vận dụng hiểu biết đó để thử nghiệm thiết kế các hoạt động dạy học có sử dụngTMĐ
nhằm nâng cao hiệu qua học tập TV cho HSDTTS
Thông tin cơ bản
1/ QS tình TMD cụ thể
Giai đoạn 1 trẻ lằng nghe ngôn ngữ nói đây là giai đoạn trẻ bắt đầu chú ý đến âm thanh
lời nói
Gia đoạn 2 : trẻ quan sát liên kết giữa âm thanh của lời nói với sự vật hành động màu
sắc giai doạn này trẻ bắt dầu hiểu nghĩa của lời nói
Giai đoạn 3: Trẻ lắng nghe và ghi nhớ các từ ngữ câu nói được lặp lại nhiều lần hàng
ngày giai đoạn này trẻ đang cố gắng nhập tâm thu nhập vốn từ
Giai đoạn 4: Trẻ thực hành nói bằng cách mô phỏng âm thanh lời nói thụ động nói
theo bắt chước
Giai đoạn 5; trẻ chủ động tạo ra âm thanh lời nói chủ động giao tiếp TMD đây là giai
đoạn bắt đầu nói chủ động giao tiếp ngôn gnwx TMD
Như vậy để trẻ có thể nói được 1 thứ tiếng nói nào đó cần dạy trẻ nói theo từng bước
thích hợp với lứa tuổi và phải đặt trẻ trong môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ đi
thường xuyên liên tục
Cách học tiếng mẹ đẻ cảu trẻ
Học thông qua quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ hằng ngày qua thực hành nghe nói
đọc viết
Học thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ
10

Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Học thông qua các môn học trong nhà trường

CHÍNH TRỊ HÈ 2009
NHIỆM VỤ NĂM HỌC : 2008 – 2009
BÁO CÁO VIÊN : NGÔ VĂN HÒA ( 18-8-2008)
Đổi mới quản lí hành chính
Tiếp tục học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Quản lý bảo vệ cây xanh
HS giữ gìn bảo vệ vệ sinh lớp học công cộng sạch sẽ
Giáo viên dạy học sinh có hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh
Động viên khuyến khích rèn luyện thí quen về kỹ năng học nhóm
Học sinh có ý thưc tránh tình trạng chết đuối tai nạn giao thông tệ nạn ma túy
Xây dựng trwngf học thân thiện
Tổ chức các hoạt động tò chơi đơn giản đưa vào nhà trường
Tiếp tục đánh giá chuẩn nghề nghiệp
Khắc phục HS ngồi nhầm chỗ và học sinh bỏ học
Điều chỉnh kế hoạch năm học
Câu hỏi : Anh chị hiểu thế nào về sứ mệnh lịch sử trong GC CNVN
Anh chị cầm làm gì để góp phần XD GC Cn thế mạnh
Anh chị hiểu thế nào là tiết kiệm tham ô theo TTHCM thơi gian tới anh chị cần phải
làm gì để thực hiện làm theo tấm gương Đ Đ HCM thực hành tiết kiệm – chống tham
ô lãng phí – quan liêu

TẬP HUẤN CHƯƠNG TRÌNH 11
1/ Nội dung
BÁO CÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ HÀ
Nhận biết trẻ khó khăn về học khó khăn khi đọc viết hoặc tính toán các em thường
xuyên xuất hiện những biểu hiện như sau
Khi đọc gặp khó khăn và nhầm lẫn trong việc phân tích các âm và vần nhầm lẫn các

chữ đọc với tốc độ chậm và sai đáng kể so với các bạn cùng học
11
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Khi viết kém hơn hẳn so với các bạn cùng lớp về tốc độ viết cách trình bày bài viết
mắc nhiều lỗi về chính tả lỗi sử dụng các dấu chấm câu và các quy tắc ngữ pháp HS
thường sử dụng rất ít từ ngữ và không biết vận dụng vào các thủ thuật để diễn đạt bài
tập làm văn hiệu quả
Khi tính toán trẻ luôn cần nhiều đô dùng trực quan để thao tác trên đó mới có thẻ thực
hiện được các phép tính cộng trừ đơn giản luôn mắc lỗi khi thực hiện 4 phép tính cơ
bản . Với những phép tính của số có nhiều chữ số có nhớ , số thập phân hay phân số
trẻ thường không thực hiện đúng kết quả trẻ rất kém trong việc giải các bài toán có lời
văn
2/ Một số đặc điểm HS khó khăn về học ở bậc tiểu học
Khả năng ghi nhớ
Các HS khó khăn về học thường khó nhớ về các thông tin về thị giác và thính giác .
Dựa trên đặc điểm của trí nhớ mà người ta dễ phân biệt HS khó khăn về học
Ex: HS thường quên cách đánh vần
Khả năng tập trng
HD học tập đòi hỏi mỗi học sinh vừa phải cố gắng duy trì sự tham gia nỗ lực hoàn
thành một lượng bài tập nhất định
Những vấn đề học tập
Tất cả học sinh khó khăn về học tập ở mức độ nhiều hay ít học sinh có thể học kem ở
một số môn học học sinh đặc biệt khó khăn trong việc thể hiện về kỹ năng cơ bản như
đọc viết làm toán và suy luận toán học
Khả năng đọc có thể xem đọc là kỹ năng học đường cơ bản và quan trogj nhất các kỹ
năng học tập
Mặc dù học sinh gặp rất nhiều khó khăn đọc những vần có thể cải thiện khả năng này
khi có chương trình giáo dục phù hợp được bắt đầu từ sơm và duy trì hỗ trợ cá nhân
thường xuyên
Khó khăn viết

HS gặp khó khăn trong việc viết chữ xấu thiếu khả năng thực hiện những thao tac di
chuyển trong hành động viết
Khả năng làm toán
12
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Các dạng có khả năng về học liên quan tời khă năng nhận dạng con số tính toán sử
dụng tư duy vào việc giải quyết các bài toán đố. Trong thực tế có những học sinh học
kem về môn toán nhưng đạt kết quả cao ở các môn tiếng việt và ngược lại
2/ tìm hiểu một số kỹ năng cơ bản dạng trẻ khó khăn trong lớp học hòa nhập
Những bước để dạy hoc sinh kém
B1: Tạo niềm tin và động cơ đọc là 1 trong những cơ bản hàng đầu phân công đôi bạn
cùng tiến để giúp đỡ lẫn nhau động viên khuyến khích
B2: Xác định điểm mạnh khó khăn về đọc
Xây dựng hệ thống nhiệm vụ đọc đánh vần
B3; Lựa chọn nội dung cách thức dạy
B4: Lập kế hoạch dạy phù hợp với đối tượng
B5: Thực hiện kế hoạch linh hoạt
Một số kỹ năng về đọc
Phát hiện lỗi
Lựa chọn bài đọc phù hợp
Thực hành từng phần nhỏ
Tập nói âm vần
Tăng khả năng đọc đúng
Sửa lỗi
Tăng cường đọc hiểu
Kỹ năng sử dụng giác quan trong dạy viết HS nhìn nghe và viết lại
Giáo viên cho học sinh xem nét chữ
Đọc to tên nét chữ chỉ hướng đi đưa nét bút
HS viết lại mẫu bằng ngón tay kể lại các cử động khi viết
Trong quá trình giảng dạy những ai sẽ hỗ trợ cho học sinh về học tập

GĐ bạn bè giáo viên giữ vai trò chính lập ra 1 kế hoạch để học sinh học
Các hỗ trợ CNKK về học
Tùy vào lỗi của học sinh tăng cường hỗ trợ để học sinh học nhớ được
Phải có đồ dùng trực quan
Tăng cường ví dụ cụ thể
Nhắc lại yêu cầu và nhiệm vụ giáo viên giao
Dạy máy ghi âm
13
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Cho học sinh ngồi gần học sinh giỏi để hỗ trợ
Thường xuyên kiểm tra học sinh
Phải luôn có tài liệu sách, để phát huy cho học sinh
Phiếu bài tập
Bảng phụ bài có sẵn trả bài đầy đủ chính xác khen những học sinh có kết quả cao nhắc
nhở học sinh có kết quả kém

TẬP HUẤN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
BÁO CÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THÀNH ( 3-1-2010)
1/ Cấu trúc CTGD là chủ thể gồm 5 thành tố
MTGD
ND cơ bản yêu cầu thành đạt
Phương pháp dạy học
Đánh giá học sinh
2/ MT cơ bản của GDTH
Hình thành cac nghĩa từ đơn giản đến phức tạp là cơ hội tốt nhất để hình thành KN
nhằm giúp học sinh
Phương pháp cách tiếp cận
3/ Nội dung yêu cầu cơ bản GDTH
Học sinh có những hiểu biết đơn giản về XH có người có KN cơ bản về nghe nói đọc
viết tính toán có thói quen rèn luyện thân thể giúp các em giũ gìn SK và chăm sóc cơ

bản có hiểu biets ban đầu về hát múa và KN sống các yêu cầu thể hiện qua các môn
học
Là cơ sở cawb cứ để biên chế SGK quản lý day học đúng KQ dạy học điều chỉnh từng
đối tượng HS là KT cơ bản
Thực trạng dạy theo chuẩn KT hiện nay
1 số giáo viên chú trọng quá mức nhu cầu riêng cho từng đối tượng gây ra tính mệt
mỏi chán nản làm cho học sinh chán đền môn học
Quan niệm SGK là tài liệu tham khảo
SGK là phương tiện truyền tải KT cho học sinh phương tiện chuyển tới KT cho HS
Dạy học theo chuẩn
14
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Đặc điểm dạy học ở tiểu học
GV dạy học nhiều môn đa số GV có tâm huyết với nghề nghiệp trong con mắt nhiều
thầy giáo là thần tượng yêu cầu giáo viên TH là tấm gương cho học sinh vì thế luôn tự
hào tự học tự sáng tạo là nhân tố quyết định cơ bản về chất lượng GD vì vậy yêu cầu
GVTH phải hiểu được MTGD nắm được tâm lý của học sinh phải biết động viên
khuyến khích HS học tập
GDTH phải biết tổ chức các HDGD như GD đạo đức GD kỹ năng soongd có KT các
môn học của bậc tiểu học và phương pháp dạy học ở tiểu học cũng như biết của XH và
các lĩnh vực của đời sống GVTH phải biết XD trường học thân thiện và HSTH đặc
biệt rất hiếu động ham hiểu biết công bằng và cũng rất bị tổn thương
HSTh ngoan giàu lòng nhân ái biết chia sẻ có kỹ năng sống biết sống an toàn thích đi
học thích học, biết cách học và có kỹ năng vận dụng vào kỹ năng sống biết yêu thiên
hiên và nghệ thuật

CHỈ ĐẠO DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
Việc KT dạy học của giáo viên và việc học của học sinh căn cứ CKTKN không căn cứ
vào SGK và SGV việc dạy học theo chuẩn kiến thưc kỹ năng phải phù hợp với HS và
phù hợp với địa phương mỗi tiết học đều tiến hành học sinh những CKTKN để đạt

chuẩn đến giai đoạn KT Chương trình
Phận tích quan điểm dạy học thích hợp tiết cả các môn học đều liên quan đến nhau để
đạt được MT chung GD toàn diện và để tránh trống các môn học tất cả hướng tới mục
đích dạy chr dạy người
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học việc đổi mới phương pháp dạy học thể hiện
chủ động của GV trong việc truyền thụ KTKN hình thành KN trong phụ thuộc vào
SGK &SGV
Dạy học theo chuẩn và chỉ đạo cụ thể
Tên bài dạy mỗi tuần có bao nhiêu bài để thể hiện
Yêu cầu đạt là cụ thể hóa những yêu cầu về chuân
KTKN yêu cầu đạt đối với tất cả HS là căn cứ để XDMT tiết học là cơ bản để giúp GV
tập trung vào MT cơ bản
Cột ghi chú ( những bài tập cần làm )
15
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Nêu những yêu cầu đối với những HS khá giỏi
Làm căn cứ của GV giwois thiệu riêng cho học sinh
Phần bài tập cầm làm không phải là yêu cầu cần làm cho tất cả học sinh
Ex HS khuyết tật HSTB yếu phải có MT riêng có những đối tượng
Đối với môn tiếng việt hiểu môn TV là môn cung cấp sô 1 ở TH vì chưa biết đọc chưa
biết viết thì không học được các môn học khác và học tốt các môn học khác để học tốt
môn TV chỉ được dạy học theo CKTKN môn TV
Môn toán thực hiện bảo đảm được mỹ thuật môn toán đối với từng lớp

PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP VIẾT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC

Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của
mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của
mọi người bị chìm vào quên lãng.

Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu
là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết,
đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm
mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định
cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được
xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học
sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết
như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 1.
Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc – học vần giúp
trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo
sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết
người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho
các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài
của mình”.
16
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ thì cả
cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai
con trẻ.
Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những
phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Nhưng muốn viết
thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần,
chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện viết chữ đẹp của học
sinh.
Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết mà
còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt được các tri thức cơ
bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên bảng cài, bảng lớp, bảng con,
trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học khác… Đồng thời, học sinh được giáo

viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái
rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu.
Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết nối các chữ
cái lại để ghi tiếng.
Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn
bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe
giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc nhớ để viết lại (nhớ viết).
Cụ thể:
* Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ (đường kẻ)
tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở đường kẻ nào?
Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu?
Cách nối nét như thế nào?… Từ đó hình thành cho học sinh những biểu tượng về hình
dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết.
Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học sinh xem chữ
O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? – học sinh trả lời: Chữ O giống quả trứng gà,
giống số 0… Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn học sinh viết đúng.
* Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
17
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
a/ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi
cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay
trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn;
khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang
trái dễ dàng.
b/ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và
ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân bút; đầu ngón
giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch
chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay khi viết.
Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp,

dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối nét. Đồng thời giúp học
sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng
viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.
5.2.3. Giáo viên viết mẫu:
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm
bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm,
đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo
viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ.
Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các
nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.
5.2.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập viết:
a. Luyện viết trên không
Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn
luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể
cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho
đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 – 3 lần.
b. Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
- Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ
mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết
mà học sinh hay viết sai.
18
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
- Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu;
giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia
chữa lại những chỗ đã viết sai.
- Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của
học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.
c. Luyện viết bài vào vở
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng?
- Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách

cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ
đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.
- Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có
chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ
đầu tiên.
5.2.5. Chấm, chữa bài:
- Giáo viên chấm điểm từ 5 – 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học
sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh
còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau.
- Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ
cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.
- Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết
tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào
có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.
- Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua.
5.2.6. Củng cố bài
Giáo viên có thể củng cố bằng nhiều hình thức sau:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những chữ cái đã viết trên bảng lớp.
- Cho học sinh thi viết chữ cái giữa các nhóm.
- Hoặc có thể dùng các nét rời rồi cho học sinh thi ghép các nét chữ với nhau để tạo
thành chữ cái đã học.
- Phối hợp viết chữ với các môn học khác.
19
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
Trên đây là một số bước cơ bản cần thực hiện trong một tiết tập viết ở tiểu học. Giáo
viên nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy theo một trình tự hợp lý.
Điều quan trọng, mỗi bản thân thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để
làm tấm gương cho học sinh noi theo qua việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp,
qua những trang giáo án… tham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở.

Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà
đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt,
chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CHỮ VIẾT
Đối với học sinh lớp 1, để viết được chữ đẹp cần rất nhiều yếu tố như sau:
1. Học viết đúng thời điểm.

Có rất nhiều mẹ nôn nóng cho con đi học chữ trước từ khi bé mới được 4 hoặc 5 tuổi.
Theo tôi tuổi này chưa thích hợp để bé cầm bút gò từng con chữ. Tay bé còn rất yếu,
viết dễ mỏi như thế chữ sẽ không đẹp. Từ đó sẽ dẫn đến việc bé ngày càng lười viết.
2. Tập sử dụng cho các bé.

Các bạn nên sử dụng tập 4 ô ly, có kẻ ngang và dọc. Với dạng tập này bạn sẽ dễ dàng
kiểm tra và giúp bé điều chỉnh độ cao cũng như độ rộng của các con chữ. Và các bạn
nhớ mua tập loại tốt chút xíu nhé. Giấy sẽ dầy hơn, khi các bé gôm, tập không bị rách.
(Vì nhiều bé sẽ rất hay gôm chữ khi viết đấy).
3. Viết chì.

Các bạn nên mua loại viết chì 2B. Loại này mềm, không quá cứng, bé dễ rèn được nét
thanh nét đậm hơn.
4. Gôm (cục tẩy).

Các bạn đừng thấy bé thích các loại gôm có hình thù con nọ con kia mà chiều bé nhé.
Nên mua loại gôm nhỏ, màu trắng. (thường mình mua 5000 đồng một cái). Loại này
khi tẩy rất dễ ra, sạch. Sử dụng loại nhỏ để khi bé dùng đen rồi vất đi cũng đỡ tiếc nhỉ!
5. Đồ chuốt bút chì. Có rất nhiều loại đồ chuốt nhưng theo kinh nghiệm của mình thì
mình mua đồ chuốt có hình con thú, hơi mắc một chút (trên 60.000 đồng) nhưng sử
dụng khá tốt đấy. Thường thì mình mua chung cho cả lớp sử dụng.
20

Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
6. Các vật dụng khác.

Các bạn nên chuẩn bị thêm đồ lót tay cho bé để bé lót khi viết, như vậy tập sẽ không bị
dơ.
Như vậy là việc chuẩn bị cho các bé đã xong rồi, nhưng đây mới là phần quan trọng nè
các bạn. Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các
bé nắm chắc các nét chữ cơ bản nhé. Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu
đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ
nào. Các bạn đừng sốt ruột nhé vì nếu các bé nắm được các nét cơ bản này rồi, mai
mốt ghép vào chữ sẽ đúng và đẹp hơn rất nhiều đấy.
Các nét chữ cơ bản

a. Các nét cong: cong trái, cong phải, cong kín
b. Các nét móc: móc xuôi, móc ngược, móc 2 đầu.
c.Các nét khuyết: Khuyết trên, khuyết dưới
d. Nét thắng, nét xiên, nét ngang
e. Các nét thắt.
Các bạn cũng nên học viết thử các nét này đi nhé để nắm được độ cao, độ rộng của các
nét. Ví dụ để viết đúng nét khuyết trên thì độ cao của nó phải là 5 ô li, còn các nét
cong, nét móc độ cao là 2 ô li. Đặc biệt các bạn phải chú ý độ rộng cúa các con chữ là
1.5 ô li nhé. Có nhiều bé khi viết thì ốm nhách (vì viết chưa tới hoặc chỉ có 1ô li thôi)
hoặc quá mập (viết 2 ô li chẳng hạn) nhưng các bạn chỉ biết kêu thôi chứ có biết chỉnh
cho con cho đúng đâu. Còn khoảng cách giữa các chữ là 1 con chữ o nhé (tức là cách
1.5 ô li), khoảng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o.
Nói thế này cho dễ hiểu nhé. Ví dụ: chữ "con": khoảng cách giữa chữ c, chữ o, chữ n
(tức là khoảng cách giữa các con chữ) là nửa con chữ o, đừng để bé cách rộng quá thì
chữ sẽ to bề ngang hoặc hẹp quá nhìn sẽ rối mắt.
Chữ "trẻ thơ": Khoảng cách giữa chữ "trẻ" và chữ "thơ" (tức là khoảng cách giữa các
chữ) là một con chữ o.

21
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
22
Nguyễn Đức Duy ____Trường TH Nguyễn Huệ ____ Sổ Tích Luỹ Chuyên Môn
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×