Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.73 KB, 3 trang )

NHÓM V
KĨ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
*Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra:
- Kiến thức: Kiểm tra mức độ nắm kiến thức cơ bản trong phần địa lí dân cư, địa lí các ngành
kinh tế đã học.
- Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ; Khai thác kiến thức từ Atlat địa lí VN
- Thái độ:
+ GV biết được sự phân hóa về trình độ học tập của HS để có biện pháp dạy học phân hóa
phù hợp.
+ HS tự đánh giá được mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của bản thân từ đó có ý thức học tập
tốt hơn.
*Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra: Tự luận
*Bước 3: Xây dựng Ma trận đề kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – HỌC KÌ II – ĐỊA LÍ 12:
Chủ đề (Nội
dung)/ mức độ
nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp
độ thấp
Vận dụng cấp
độ cao
Địa lí dân cư
20% tổng số
điểm =2,0 điểm
Đặc điểm
nguồn lao động
nước ta
100% tổng số
điểm =2,0 điểm
Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế


40% tổng số
điểm =4,0 điểm
Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo
ngành
50% tổng số
điểm =2,0 điểm
Giải thích sự
chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo
ngành
50% tổng số điểm
=2,0 điểm
Một số vấn đề
phát triển và
phân bố nông
nghiệp
20% tổng số
điểm =2,0 điểm
Giải thích sự
hình thành các
vùng trọng
điểm sản xuất
lương thực
100% tổng số
điểm =2,0 điểm
Một số vấn đề
phát triển và
phân bố công
nghiệp

20% tổng số
điểm =2,0 điểm
Trình bày tình
hình sản xuất
và phân bố
công nghiệp
trọng điểm
50% tổng số
điểm =1,0 điểm
Sử dụng Atlat
địa lí VN và
kiến thức đã
học để trình bày
tình hình sản
xuất và phân bố
công nghiệp
trọng điểm
50% tổng số
điểm =1,0 điểm
Tổng số 10
điểm
Tổng số câu 04
3,0 điểm
30% tổng số
điểm
2,0 điểm
20% tổng số
điểm
3,0 điểm
30% tổng số

điểm
2,0 điểm
20% tổng số điểm
*Bước 4: Viết đề kiểm tra từ Ma trận:
Đề kiểm tra 1 tiết, học kì II, địa lí 12, chương trình chuẩn
Câu 1: (2,0 điểm)
Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta.
Câu 2: (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế nước ta qua các năm (Đơn vị: %)
Năm 1990 1995 1998 2002 2005
Nông-lâm-ngư nghiệp 38,7 27,2 25,8 23,0 21,0
Công nghiệp-xây dựng 22,7 28,8 32,5 38,5 41,0
Dịch vụ 38,6 44,0 41,7 38,5 38,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước
ta giai đoạn 1990 – 2005.
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của
nước ta thời gian trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của
nước ta?
Câu 4: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí VN và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình sản xuất và phân
bố công nghiệp khai thác than ở nước ta.
* Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm:
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu Nội dung chính cần trình bày Điểm
1 Đặc điểm của nguồn lao động nước ta:
- Nguồn lao động dồi dào
- Lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất

- Chất lượng lao động ngày được nâng cao
- Lao động có trình độ cao còn ít
0,5
0,5
0,5
0,5
2 a. Vẽ biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ miền
- Vẽ đúng tỉ lệ, có ghi chú số liệu, chú thích, tên biểu đồ
b. Nhận xét: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế nước ta có sự chuyển dịch:
- Giảm tỉ trọng khu vực I (Dẫn chứng)
- Tăng tỉ trọng khu vực II (Dẫn chứng)
- Tỉ trọng khu vực III cao nhưng chưa ổn định (Dẫn chứng)
- Giải thích: Do tác động của quá trình CNH, HĐH
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
3 Do có nhiều điều kiện thuận lợi:
* Điều kiện tự nhiên:
- Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
- Đất ,
- Khí hậu ,
- Nguồn nước
* Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư, lao động
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật
- Thị trường
1,0

1,0
- Chính sách
4 Tình hình sản xuất và phân bố công nghiệp khai thác than ở nước ta:
- Sản lượng than tăng liên tục (dẫn chứng)
- Phân bố: Than Antraxit (Quảng Ninh), than nâu (Đồng bằng sông Hồng),
than bùn (Đồng bằng sông Cửu Long)
0,5
1,5
HẾT
NHÓM V KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ NĂM MỚI AN KHANG,
THỊNH VƯỢNG!

×