Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.25 KB, 38 trang )

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:
Giao thơng nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng đóng một vai trị hết sức
quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Giao thơng là một hoạt động
mang tính xã hội cao vì nó gắn liền với cuộc sống của con người, thông qua kết cấu
hạ tầng giao thông vận tải và trật tự an tồn giao thơng. Việt Nam là một nước đang
phát triển, vì vậy giao thơng đóng vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc
phục vụ q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Khi giao thơng phát triển và
tình hình trật tự an tồn giao thơng được đảm bảo thì sẽ có tác dụng mạnh mẽ, là tiền
đề thúc đẩy xã hội phát triển; ngược lại, nếu nó lạc hậu thì sễ kìm hãm sự phát triển
của xã hội.
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an tồn giao thơng có những diễn
biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng về cả số lượng và mức độ
nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn
giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ
đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông đường bộ luôn chiếm
trên 90% tổng số vụ tai nạn giao thông, gây nên những thiệt hại hết sức nghiêm trọng
về người và tài sản.
Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội ln được coi là nhiệm vụ
chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, là yều tố quyết định cho sự phát triển của đất
nước. Do đó, cơng tác phịng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm là hết sức quan
trọng, nhất là trong tình hình diễn biến tội phạm nói chung, tội phạm vi phạm về trật
tự an toàn giao thơng đường bộ nói riêng là hết sức phức tạp. Trước diễn biến phức
tạp của tình hình tai nạn giao thơng đường bộ hiện nay, Chính phủ đã đề ra nhiều giải
pháp và biện pháp xử lý nhằm hạn chế tai nạn và hậu quả do tai nạn gây ra. Song song
với việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, cơ cấu, phân luồng
giao thông, tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe, kiểm định phương tiện, cấm các loại
xe không đủ thông số kĩ thuật lưu hành, Chính phủ và các cấp ngành liên quan cũng


chú trọng tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, thuyết phục thì
biện pháp hình sự được coi là một trong những biện pháp quan trọng, cần thiết góp
phần bảo đảm an tồn giao thơng đường bộ, đồng thời thể hiện được một cách đầy đủ

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

1

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

chính sách xử lý đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của Chính phủ ta đối với lĩnh vực
an tồn giao thơng nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng, thể hiện thái độ kiên
quyết, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, không chấp hành luật giao thông
đường bộ gây thiệt hại ngiêm trọng về người và tài sản.
Lệ Thủy là một huyện thuộc phía Nam của tỉnh Quảng Bình , với nhiều tuyến
đường giao thông huyết mạch đi qua và nhiều tuyến đường nhánh giao thông khác,
với mật độ xe lưu thông lớn. Cùng với xu hướng phát triển chung của Đất nước, Lệ
Thủy đang từng bước đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, các dự án
đầu tư cho việc phát triển giao thông vận tải ngày càng tăng. Trong những năm gần
đây, Lệ Thủy đang chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch,
giải tỏa…mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông, việc giáo
dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thơng được chính quyền địa
phương hết sức quan tâm, khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển kinh tế, sự gia tăng vè phương tiện tham gia giao thơng, tình hình vi
phạm pháp luật nói chung và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn huyện trong những năm gần đây vẫn diễn ra rất phức tạp, gây

nên những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân.
Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tình hình
diễn biến và các biện pháp đấu tranh phịng chống tội phạm “vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là hết sức cấp thiết. Với những lý do
trên, trong phạm vi của bài niên luận này, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ” và thực tiễn
tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Chương XIX Bộ luật Hình sự 1999 quy định các tội xâm phạm an tồn cơng
cộng và trật tự cơng cộng, có thể chia các tội này thành hai nhóm chính là: Các tội
xâm phạm an tồn giao thơng và các tội phạm khác. Đối với nhóm tội xâm phạm an
tồn giao thơng đường bộ, Bộ luật Hình sự 1999 quy định sáu tội, bao gồm:
1/ Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ( Điều
202_Bộ luật Hình sự 1999 ).
2/ Tội cản trở giao thơng đường bộ ( Điều 203_Bộ luật Hình sự 1999 ).
3/ Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ khơng đảm bảo
an tồn ( Điều 204_Bộ luật Hình sự 1999 ).
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

2

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

4/ Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các
phương tiện giao thơng đường bộ ( Điều 205_Bộ luật Hình sự 1999 ).
5/ Tội tổ chức đua xe trái phép ( Điều 206_Bộ luật Hình sự 1999 ).
6/ Tội đua xe trái phép ( Điều 207_Bộ luật Hình sự 1999 ).

Từ tình hình thực tế về tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ, việc nghiên
cứu một cách đầy đủ, tồn diện các tội phạm thuộc nhóm này là rất cần thiết bởi
những hành vi phạm tội đó gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng về tính mạng,
sức khỏe và tài sản của nhân dân. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của một bài niên
luận tội chỉ chọn nghiên cứu một loại tội: “Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999 và liên
hệ thực tế diễn biến tình hình vi phạm quy định pháp luật về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Lệ Thủy_Quảng Bình.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu và viết báo cáo kiến tập thực tế là một nhiệm vụ của sinh viên
Luật năm thứ 3 trong chương trình đào tạo Đại học Luật. Qua đó, giúp cho sinh viên
hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, hệ thống hóa những kiến thức
đã được truyền đạt của giảng viên qua những bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham
khảo khác. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp sinh viên có sự liên hệ giữa lý
luận và thực tiễn nhằm thực hiện tốt phương pháp học tập “học phải đi đôi với hành”
để nâng cao hiệu quả của việc học tập hiện tại cũng như quá trình làm việc sau này.
Trong quá trình nghiên cứu, kiến tập thực tế, bản thân tơi đã nhận được sự giúp
đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, trực tiếp là cô Nguyễn Thị Xuân_Giảng
viên thuộc khoa Luật, Trường Đại học Khoa học Huế. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
đến lãnh đạo Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Lệ Thủy đã tạo điều kiện cho tơi hồn
thành tốt báo cáo kiến tập này.
Do tính đa dạng, phức tạp của vấn đề, cùng thời gian kiến tập khơng được nhiều,
nguồn tài liệu cịn hạn chế…nên niên luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong nhận được sự hướng dẫn, nhận xét của quý thầy cơ, và sự đóng góp của các bạn
lớp Luật K30 để đề tài này được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

3


GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG MỘT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật giao thông đường bộ năm 2003
- Luật Giao thơng đường bộ năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009
- Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung
năm 2009.
2. Cơ sở lý luận, dấu hiệu pháp lý của tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện Giao thông đừờng bộ”.
2.1 Khách thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao
thông đường bộ”:
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ và bị
các hành vi phạm tội xâm phạm đến. Theo luật hình sự Việt Nam, những tội thuộc
nhóm tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ được quy định tại chương XIX của
Bộ luật hình sự 1999 là những tội có khách thể chung là trật tự an tồn giao thơng
đường bộ, quan hệ tính mạng, sức khỏe và quan hệ tài sản. Điều này có nghĩa là
những tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ là những hành vi vi phạm quy định
về an tồn giao thơng đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng
về sức khỏe, tài sản của người khác, hoặc hành vi vi phạm đó có khả năng thực tế dẫn
đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Sự gây thiệt

hại này phải phản ánh được đẩy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

4

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

Việc giữ gìn an tồn giao thơng đường bộ không chỉ để bảo vệ, đảm bảo sự hoạt
động bình thường của các phương tiện giao thơng đường bộ mà qua đó cịn bảo vệ
tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia giao thông. Trong điều kiện đất
nước phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, các
phương tiện giao thông đường bộ ngày càng gia tăng về cả số lượng, chủng loại và cả
mật độ lưu thông. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước và toàn xã hội
hiện nay là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, hạn chế các vụ tai nạn giao thơng
nhằm hạn chế những thiệt hại về tính mạng, sứ khỏe và tài sản do nó gây ra.
Cũng như các tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ khác, tội phạm vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều
202 Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 trực tiếp xâm
phạm đến sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thơng đường bộ, xâm
phạm đến quan hệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân, tài sản của nhà nước, của các tổ
chức và công dân.
Điều 202 là một quy phạm viện dẫn, nó khơng trực tiếp chỉ ra những quy định
cụ thể nào về an tồn giao thơng đường bộ có thể bị vi phạm. Do đó, để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người vi phạm thì các cơ quan tố tụng cần phải xác định rõ
những quy định cụ nào về an tồn giao thơng đường bộ đã bi xâm hại theo quy định

tại “ Điều lệ trật tự an tồn giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thơng đơ thị”.
Đối tượng tác động của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” là các loại phương tiện giao thông đường bộ nói chung, bao gồm các loại
xe có gắn động cơ ( ô tô các loại, máy kéo, xe chuyên dùng, xe gắn máy…), các loại
xe thô sơ (xe đạp, xe cải tiến, xe tự chế…) do người điều khiển hoặc do súc vật kéo.
Tất cả các loại phương tiện này dù của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước
hoặc nước ngoài hay của các Tổ chức quốc tế, khi đã tham gia vào hoạt động giao
thông trên các tuyến đường bộ của Việt Nam thì đều phải tuân thủ những quy định
hiện hành của pháp luật Việt Nam về An tồn giao thơng đường bộ.
2.2 Mặt khách quan của tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ" :
Yếu tố tiếp theo trong cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội phạm. Mặt
khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách
quan. Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại
bên ngồi mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Đó là hành vi khách quan
nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các
điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội ( công cụ, phương tiện,
phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…). Tổng hợp những biểu hiện

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

5

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

trên tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy mặt khách quan của tội phạm là
mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn

tại bên ngoài thế giới khách quan.
Nghiên cứu mặt khách quan của tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ ” chúng ta cần phải xem xét một cách toàn diện từ hành vi
khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi khách quan và hậu quả mà nó gây ra. Trong đó việc nghiên cứu hành vi khách quan
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp ta phân biệt được tội "Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" với những tội phạm khác trong nhóm
tội xâm phạm an tồn giao thơng đường bộ thông đường bộ.
2.2.1 Hành vi khách quan của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ":
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là
hành vi trực tiếp thực hiện các chức năng điều khiển sự vận động của phương tiện
giao thông đường bộ. Do đó, vi phạm quy định về điều khiền phương tiện giao thông
đường bộ là hành vi của người trực tiếp tham gia giao thông vi phạm các quy định
trực tiếp nhằm bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông
đường bộ.
Hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
thường được biểu hiện ở những vi phạm sau đây: Vi phạm về tốc độ ( đi quá tốc độ
cho phép hoặc không đúng tốc độ quy định ); chở quá trọng tải; vượt trái phép ( vượt
ẩu khi chưa có điều kiện an tồn ); đi không đúng phần đường quy định. Bên cạnh
những vi phạm về kỹ thuật an tồn giao thơng đường bộ nêu trên thì những hành vi vi
phạm các quy định về an tồn giao thơng đường bộ cịn thể hiện ở những hành vi như:
Điều khiển phương tiện giao thông vận tải đường bộ mà khơng có giấy phép lái xe;
điều khiển phương tiện trong khi đang say rượu hoặc say do dùng chất kích thích
mạnh khác; gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm, hoặc cố ý không cứu
giúp nạn nhân hoặc không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều
khiển, hướng dẫn giao thơng. Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 khơng nêu rõ những
hành vi như thế nào là vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ, do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì cần phải
xác định những quy định cụ thể nào bị vi phạm văn cứ vào “Điều lệ trật tự an tồn
giao thơng đường bộ và trật tự an tồn giao thông đô thị”. Như vậy nghĩa là việc xác
định hành vi vi phạm các quy định về điều kkhiển phương tiện giao thông đường bộ
không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự mà cịn phải căn cứ vào các
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

6

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn khác của cơ quan
có thẩm quyền.
2.2.2 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ” :
Tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ, tội phạm đã gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ. Sự gây
thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt khách quan trong
cấu thành tội phạm_đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan.
Trong cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ”, thiệt hại nghiêm trọng xảy ra_hậu quả của hành vi khách quan
là một dấu hiệu bắt buộc. Hành vi vi phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã
gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe tài sản của người khác,
trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật ( hành vi vi phạm có khả năng thực
tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời ). Còn
lại, nếu hành vi xâm phạm đến an tồn giao thơng đường bộ thơng đường bộ nhưng
chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4

Điều 202 BLHS thì bị xử phạt hành chính.
Hậu quả nghiêm trọng trong cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được hướng dẫn cụ thể trong Nghị
quyết số 02/2003/NQ HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999như
sau:
a. Làm chết một người;
b. Gây tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỉ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
c. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của dưới 31%,
nhưng tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 41% đến 100%;
d. Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thưong tật từ 21% đến 30%
và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng;
đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của tật của
mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30%

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

7

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

đến 40%và cịn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá tị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng.

2.2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ với hậu quả tai nạn:
Nếu hành vi khách quan là nội dung biểu hiện thứ nhất, hậu quả là nội dung biểu
hiện thứ hai thì nội dung biểu hiện thứ ba trong yếu tố mặt khách quan của tội phạm
là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Trong một cấu thành tội phạm, nếu hậu quả đã được phản ánh là một dấu hiệu bắt
buộc trong mặt khách quan thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu
quả cũng sẽ là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Do
đó, việc áp dụng cấu thành tội phạm đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ” khơng chỉ địi hỏi phải xác định được hậu quả
nguy hiểm cho xã hội mà còn phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả.Ví dụ, theo Điều 9 Luật giao thông đường bộ qui định qui tắc đường bộ:
“Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn
đường, phần đường qui định và phải chấp hành hệ thống biển báo đường bộ” …
Không tuân thủ quy định trên, Nguyễn văn B điều khiển xe ô tô đi vào phần đường
bên trái theo chiều đi của mình để đầu xe ơ tơ đâm vào chị A làm chị A chết tại
chỗ.Mối quan hệ nhân quả của vụ tai nạn là hành vi không chấp hành Luật giao thông
đường bộ của B, thể hiện về mặt khách quan đó là B đã điều khiển xe ô tô đi sai quy
định đâm vào chị A, hậu quả là chị A tử vong. Hậu quả chị A tử vong nhưng đồng
thời là mặt khách quan do tội phạm gây ra.
Tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ” có cấu
thành tội phạm vật chất, hậu quả phải là đấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan. Việc
xác định hậu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh và quy định hình
phạt. Vì vậy khi định tội, định khung hình phạt cần xác định mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi khách quan và hậu quả thực tế xảy ra. Khi có một vụ tai nạn giao thơng
đường bộ xảy ra thường do một loạt các nguyên nhân và điều kiện tác động, gắn liền
với nhau. Chúng có thể là hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao
thơng, có thể là lỗi của người bị hại, hoặc do lỗi của cả hai bên, thậm chí là do lỗi của
người thứ ba. Ngồi ra, có thể do tình trạng đường sá, thời tiết, thiết bị an tồn của
phương tiện, hệ thống đèn, biển báo giao thơng, hay do tình trạng sức khỏe của nạn

nhân và điều kiện cứu chữa…Như vậy, trong từng trường hợp cụ thể, cần phải xác
định được những nguyên nhân nào do ai gây ra; đâu là nguyên nhân trực tiếp, đâu là
nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hậu quả. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

8

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi vi phạm của họ
gây ra.
2.2.4 Những biểu hiện khác của mặt khách quan trong cấu thành tội phạm tội
“Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ”:
Ngồi các nội dung biểu hiện như hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho
xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả, mặt khách quan
của tội phạm cịn có những nội dung biểu hiện khác như: phương tiện, thời gian, địa
điểm, hoàn cảnh phạm tội …Tuy nhiên, những nội dung này không phải được phản
ánh là đấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm đối với tội “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Việc xác định thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh cụ thể xảy ra tội phạm không ảnh hưởng đến việc định tội danh mà chỉ có ý
nghĩa khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
2.3 Chủ thể của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ” :
Chủ thể của tội phạm theo luật Hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là con
người cụ thể. Nhưng khơng phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Hình sự. Để xác định một người có phải là chủ
thể của tội phạm hay không ta cần xem xét hai điều kiện, là những dấu hiệu bắt buộc

của chủ thể của tội phạm, đó là năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi.
Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cấu thành để có thể xác định con
người có thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ những người nào
có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Luật Hình sự Việt Nam khơng trực tiếp quy định như thế nào là có năng lực
trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( Điều 12
BLHS 1999 ) và quy định thế nào là trường hợp trong tình trạng khơng có năng lực
trách nhiệm hình sự ( Điều 13 BLHS 1999 ). Do đó có thể hiểu rằng: Người có năng
lực trách nhiệm hình sự theo luật Hình sự Việt Nam là người đã đạt độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự và khơng thuộc trường hợp ở trong trạng thái khơng có năng lực trách
nhiệm hình sự. Theo đó thì người chưa đủ 14 tuổi và người ở trong tình trạng khơng
có năng lực trách nhiệm hình sự khơng phải là chủ thể của tội phạm nói chung.
Đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”,
chủ thể của tội phạm là chủ thể thường. Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có
năng lực trách nhiệm hình sự, trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường bộ,
trong đó bao gồm cả người trực tiếp điều khiển các phương tiện thô sơ đường bộ.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

9

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

2.4 Mặt chủ quan của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ” :
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách
quan là những biểu hiện ra bên ngồi của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm lại

là những hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, thể hiện những nội dung
khác nhau như lỗi khi thực hiện hành vi, động cơ thúc đẩy hoặc mục đích mong muốn
đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm.
2.4.1 Lỗi:
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý
hoặc lỗi vơ ý.
Đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”,
người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm do lỗi vơ ý, có thể là vơ ý do quá tự tin
hoặc vô ý do cẩu thả.
Vô ý do quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước được hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Đối với tội " Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ ", lỗi vô ý do quá tự tin thường được thể hiện
trong những trường hợp như phóng nhanh vượt ẩu, luồn lách đánh võng…do tự tin
vào trình độ lái xe của mình mà cho rằng tai nạn khơng thể xảy ra, nhưng nhận định
chủ quan đó của người phạm tội là khơng có cơ sở, do đó, thực tế tai nạn đã xảy ra
trái với nhận thức, trái với ý muốn của họ.
Vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội khơng thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù họ buộc phải thấy trước và
có thể thấy trước hậu quả đó nhưng do cẩu thả, khơng để ý nên đã không thấy được.
Lỗi vô ý do cẩu thả trong tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” thường được thể hiện trong những trường hợp như người điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ chưa được đào tạo, học tập về quy tắc an tồn giao
thơng đường bộ; hoặc trường hợp người phạm tội do không quan sát biển báo giao
thông…
Tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” khơng
có lỗi cố ý. Nếu một người cố ý sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để gây chết
người hoặc gây thương tích cho người khác hoặc hủy hoại tài sản thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội tương ứng ( giết người, cố ý gây thương tích hoặc hủy hoại tài

sản ).
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

10

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

2.4.2 Động cơ và mục đích phạm tội:
Như phần lớn các tội khác thuộc nhóm tội Xâm phạm an tồn giao thơng đường
bộ, mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành
của tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hiện
hành vi phạm tội cố ý. Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan của người
phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Tội “Vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” được thực hiện với lỗi vơ ý, người
phạm tội hồn tồn khơng mong muốn cho hậu quả xảy ra. Khi xem xét động cơ, mục
đích của người phạm tội đối với tội này, chúng ta chỉ có thể xem xét dưới khía cạnh
động cơ xử sự và mục đích của hành vi bởi người phạm tội khi thực hiện hành vi
phạm tội hồn tồn khơng mong muốn thực hiện tội phạm, họ hồn tồn khơng có
mục đích phạm tội và động cơ phạm tội. Người phạm tội hoặc không biết hành vi của
mình có thể trở thành tội phạm, hoặc biết nhưng khơng mong muốn nó trở thành tội
phạm.

*Khái niệm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” :
Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 khơng miêu tả dấu hiệu và không nêu khái niệm
tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, tuy nhiên

qua sự nghiên cứu, phân tích cấu thành tội phạm và qua thực tiễn xét xử thì có thể
hiểu: “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” là hành
vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an tồn giao
thơng đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức
khỏe, tài sản của người khác.

3. Đường lối xử lý và chính sách hình sự đối với tội “Vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ”.
Nhìn chung các quy định về hình phạt đối với nhóm các tội xâm phạm an tồn
giao thơng đường bộ thể hiện đầy đủ chính sách xử lý kiên quyết của Nhà nước ta đối
với hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Bộ luật Hình sự 1999 đã quy định các
loại hình phạt chính áp dụng đối với các tội thộc nhóm tội xâm phạm an tồn giao
thơng đường bộ: Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn và tù
khơng thời hạn. Ngồi những hình phạt chính cịn có những hình phạt bổ sung như
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

11

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

Tội “Vi phạm quy điịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo
quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 quy định 4 khung hình phạt:
Khung 1: Quy định hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm trong
trường hợp người phạm tội gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức

khỏe và tài sản của người khác và khơng có tình tiết định khung tăng nặng.
Khung 2: Quy định hình phạt tù từ ba năm đến mười năm áp dụng đối với
người phạm tội trong trường hợp có một trong các tình tiết định khung tăng nặng theo
quy định tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999.
1. Khơng có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe theo quy định:
Là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ khơng có
bằng lái hoặc giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện
đó, hoặc tuy đã có nhưng bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hoặc trường hợp người
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong thời hạn bị cơ quan có thẩm quyền
cấm điều khiển.
Trên thực tế việc áp dụng tình tiết này vẫn cịn một vướng mắc, đó là đối với
trường hợp người điều khiển ohwowng tiện vi phạm quy định về an tồn giao thơng
đường bộ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi bằng lái trong thời hạn nhất định thì trong
thời hạn này người bị tịch thu bằng lái có được tiếp tục điều khiển phương tiện hay
không? Vấn đề này hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định nên trong thực
tiễn áp dụng luật có nhiều quan điểm khác nhau gây khó khăn cho việc thi hành cơng
vụ tại các trạm kiểm soát.
2. Phạm tội trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích mạnh khác:
Theo quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2003
quy định “Cấm người lái xe sử dụng chất ma túy. Cấm người lái xe điều khiển xe trên
đường mà trong máu có nồng độ cồn trong máu vượt quá 80mg/100ml máu hoặc
40mg/l khí thở ra hoặc các chất kích thích mạnh khác”. Đây là một quy định mang
tính định lượng cụ thể, cho phép xác định ranh giới giuữa trường hợp có tội hay
khơng có tội, bị xử lý theo Khoản 1 hay Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999. Do
đó, việc xác định mức nồng độ các chất đó trong máu người vi phạm địi hỏi phải có
sự đánh giá chính xác thông qua các thiết bị đo chuyên dụng.
3. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp
người bị nạn:

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG


12

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

Là trường hợp người phạm tội sau khi gây tai nạn nghiêm trọng đã cố ý bỏ chạy
khỏi hiện trường với mục đích che giấu tội phạm hoặc người phạm tội cố ý bỏ mặc
không cứu giúp người bị nạn mà lẽ ra họ có trách nhiệm phải áp dụng những biện
pháp cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do họ gây ra về người và
tài sản. Thực trạng trên đang gây ra những khó khăn rất lớn cho cơng tác điều tra,phát
hiện tội phạm. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nếu người phạm tội sau khi gây
tai nạn mà có hành vi cứu giúp người bị nạn thì hậu quả gây ra sẽ không ở mức độ
nghiêm trọng.
4. Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc
hướng dẫn giao thông:
Là trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cố ý không
chấp hành hiệu lệnh của những người đang làm nhiệm vụ điều khiển, hướng dẫn giao
thông, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Hoặc sau khi vi phạm, mặc dù đã có hiệu lệnh
của người đang làm nhiệm vụ nhưng người vi phạm vẫn cố tình tiếp tục điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ mà không dừng lại.
5. Gây hậu quả rất nghiêm trọng:
Việc xác định hậu quả rất nghiêm trọng căn cứ vào Mục 4.2 Nghị quyết số
02/HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng đẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 1999 bao gồm những
trường hợp sau:
a. Làm chết hai người;
b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong những trường hợp

được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này.
c. Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
d. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả
những người này từ 101% đến 200%;
đ. Gây tổn hại sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng
dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm
trăm triệu đồng.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

13

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

Khung 3: Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm nếu hành vi vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:
Tại Mục 4.3 Nghị quyết số 02/ HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định những trường hợp sau đây được coi là
gây hậu quả rất nghiêm trọng theo Khoản 3 Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 về tội “Vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
a. Làm chết ba người;
b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được
hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục này;
c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được

hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;
d. Gây tổn hại cho sức khỏe năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người
từ 31% trở lên;
đ. Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả
những nhười này từ 200% trở lên;
e. Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu
mục 4.2 mục 4 này;
g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Khung 4: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp hành vi vi
phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nếu không được ngăn chặn kịp
thời thì có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đó là khả năng rõ
ràng, tất yếu đối với hành vi vi phạm đó. Trong hồn cảnh cụ thể ấy, nếu khơng được
ngăn chặn, khắc phục kịp thời thì hậu quả nghiêm trọng tất yếu sẽ xảy ra.
Hình phạt bổ sung: Ngồi những hình phạt chính được nêu ở trên, người phạm
tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ” cịn có thể bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

14

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

4. Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực An

tồn giao thơng đường bộ:
Luật Hành chính và luật Hình sự có nhiều điểm tương đồng nhau và có nhiều
mối quan hệ bởi cả hai ngành luật này đều là luật công. Trong cùng một lĩnh vực quản
lý Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, cả hai ngành luật đều được áp dụng để
xử lý hành vi vi phạm. Người phải chịu trách nhiệm hành chính hay bị truy cứu trách
nhiệm hình sự đều là chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Về nguyên tắc, một cá nhân
không đồng thời bị truy cứu cả hai loại trách nhiệm trên về cùng một hành vi vi phạm.
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực An tồn giao thơng đường bộ và
hành vi “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” đều là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng điểm khác nhau cơ bản giữa hai hành vi này là
tình chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Nếu một hành vi vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà không
gây thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác
thì chỉ bị xử phạt hành chính chứ khơng phải là tội phạm.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

15

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

CHƯƠNG HAI

TÌNH HÌNH TỘI “VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ” VÀ THỰC TIỄN XỬ
LÝ TẠI HUYỆN LỆ THỦY-TỈNH QUẢNG BÌNH.
1. Tình hình tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương

tiện giao thông đường bộ” tại huyện Lệ Thủy- Quảng Bình:
Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, huyện lỵ là thị trấn Kiến Giang.
Nằm ở phía nam tỉnh Quảng Bình, phía bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía nam giáp
huyện Vĩnh Linh- tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp Lào, phía đơng là biển. Dân số 15 vạn
dân, đơn vị hành chính gồm 28 xã, thị trấn. Với vị trí địa lý như vậy, Lệ Thủy có hệ
thống giao thơng đường bộ khá phát triển với nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua
như tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường 16… Bên cạnh đó là mạng lưới
đường giao thông liên thôn, liên xã phát triển rất nhanh.
Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện để nâng cao
cuộc sống con người. Giao thông mang chức năng giao lưu gắn liền hoạt động của
con người từ địa phương này đến địa phương khác và trên phương diện tồn cầu. Do
đó, giao thơng đường bộ có mối quan hệ gắn kết quan trọng đối với các hoạt động của
đời sống, đồng thời góp phần phục vụ đắc lực cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế xã hội như vậy thì một trong những
mặt trái của giao thơng đó là “tai nạn giao thơng”. Trong những năm gần đây, tồn
quốc nói chung và trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn
giao thông đường bộ, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe và
tài sản của nhân dân. Nguyên nhân thường là do người dân khi tham gia vào hoạt
động giao thông đường bộ khơng chấp hành luật An tồn giao thơng đường bộ, có
những hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như
vi phạm về tốc độ, tránh vượt sai quy định, không quan sát, sử dụng chất kích thích
khi điều khiển phương tiện…và điều quan trọng nhất, nguyên nhân chủ yếu nhất là do
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

16

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN



Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

người tham gia giao thơng khơng có ý thức chấp hành luật an tồn giao thơng đường
bộ, khơng tìm hiểu cũng như có ít hiểu biết về luật an tồn giao thơng đường bộ và
các quy định pháp luật liên quan.
Thực hiện Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2002 của chính
phủ về các giải pháp nhằm kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc
giao thông; Chỉ thị số 22-CT-CT/TW ngày 24/02/2003 của ban bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an tồn
giao thơng đường bộ, từ năm 2003 đến 2005, các cấp, các ngành, các địa phương đã
tích cực triển khai và thực hiện mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình trật tự an tồn giao thơng đường
bộ đã có những diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông đường bộ tăng so với
những năm trước. Theo thống kê của cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt,
chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2007, cả nước đã xảy ra 7386 vụ tai nạn giao thông
đường bộ, làm chết 6320 người, bị thương 5866 người, giảm 165 vụ, 771 người bị
thương nhưng lại tăng 536 người chết so với cùng kỳ năm 2006. Và theo thống kê của
tổng cục cảnh sát, trong sáu tháng cuối năm 2007, cả nước đã xảy ra 7616 vụ tai nạn
giao thông đường bộ, làm chết 6465 người, bị thương 5929 người. So với sáu tháng
cuối năm 2006 thì số vụ tai nạn giao thông đã giảm 205 vụ, số người bị thương giảm
881 người, tuy nhiên số người chết lại tăng 523 người. Số vụ tai nạn giao thông
đường bộ đặc biệt nghiêm trọng ngày càng tăng. Trên cả nước, tỷ suất tử vong do tai
nạn giao thông đường bộ là 27,6 người/100000 dân, như vậy trung bình mỗi ngày có
khoảng 40 đến 50 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ trên cả nước, đây là tỷ lệ
đứng đầu về nguyên nhân tử vong ở Việt Nam.
Lệ Thủy là một huyện đang có những bước phát triển về kinh tế, với vị trí địa lý
khá đặc biệt với nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của đất nước chạy ngang
qua, có đủ các loại hình giao thông thuận tiện cho việc giao lưu và phát triển kinh tế,
xã hội. Lệ Thủy đang trong q trình đơ thị hóa, cơ sở hạ tầng dần được chỉnh trang,
mức sống người dân ngày càng được nâng cao. Những năm gần đây, do tình trạng

nhập ồ ạt các loại phương tiện ô tô, xe máy trong nước ngày càng nhiều nên hầu hết
các gia đình ở huyện Lệ Thủy đều có xe gắn máy, nhiều gia đình cịn có xe ô tô, xe tải
để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Cũng như cả nước, thời gian gần đây, tình
hình tai nạn giao thơng trên địa bàn huyện diễn biến hết sức phức tạp, nhất là tai nạn
giao thông đường bộ. Theo thống kê, chỉ riêng trong quý I năm 2008, trên địa bàn
huyện đã xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 16 người, bị thương 9
người, thiệt hại về tài sản ước tính lên tới 124 triệu đồng, phần lớn các vụ tai nạn giao
thông là do người điều khiển xe môtô, xe gắn máy gây ra.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

17

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

Bảng 1:
Năm

28
34
35
43

TNGT (vụ)

139


87

500

Số người chết

2005
2006
2007
2008
Tổng

Số người bị
thương
4
45
29
9

Thiệt hại
tài sản
(triệu đ)
21
45
129
305

126

Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ

Trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2005-2008
(Nguồn: Cơng an huyện Lệ Thủy)
Theo những số liệu có được, có thể thấy rằng, tình hình tai nạn giao thơng
đường bộ trên địa bàn huyện Lệ Thủy từ năm 2002 – 2008 có diễn biến rất phức tạp.
Giai đoạn 2005 – 2006 có sự gia tăng lớn về tổng số vụ tai nạn giao thông và cả
những thiệt hại mà nó gây ra. Số vụ tai nạn giao thơng tăng 23 vụ, số người chết tăng
6 người, bị thương tăng 41 người, thiệt hại về tài sản tăng 24 triệu đồng.
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc kiềm chế đi tới giảm
dần tai nạn giao thông, công an huyện Lệ Thủy đã tăng cường thực hiện giám sát tuần
tra giao thông đường bộ thông, phối hợp với các ban, ngành, địa phương đề ra được
những phương án kịp thời, hiệu quả như tăng cường công tác tun truyền việc chấp
hành luật an tồn giao thơng đường bộ khi tham gia giao thơng, khơng lấn chiếm lịng
lề đường, mở nhiều lớp học về luật giao thông và tổ chức thi sát hạch cấp bằng lái xe,
vv...
Song song với các giải pháp giáo dục tuyên truyền, các biện pháp xử lý vi phạm
giao thông đường bộ bao gồm công tác giải tỏa hành lang đường bộ bị lấn chiếm,
phương tiện tham gia lưu thông không đủ tiêu chuẩn, các hành vi vi phạm giao thơng
nói chung, người điều khiển phương tiện giao thơng nói riêng gây ra được tăng cường
xử lý nghiêm nên đã góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng, đảm bảo an tồn, trật tự
trên các tuyến đường. Vì vậy cơng tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trong thời
gian qua đã có những bước tiến mới.
Theo số liệu hàng năm báo cáo trước Hội đồng nhân dân huyện trong những
năm từ 2006-2008, số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn huyện liên tục giảm, từ 44 vụ
năm 2006 xuống còn 33 vụ năm 2007 và đến năm 2008 thì chỉ cịn 28 vụ tai nạn giao
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

18

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN



Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

thông . Số người bị thương do tai nạn giao thông cũng giảm đáng kể, nhất là năm
2008 chỉ còn 9 người bị thương. Mặc dù tổng số vụ tai nạn giao thơng có giảm đáng
kể nhưng mức độ hậu quả và số vụ tai nạn nghiêm trọng lại có xu hướng tăng. Từ
2006-2008, số ngừời chết do tai nạn giao tăng lên 9 người, thiệt hại về tài sản tăng
cao, từ 45 triệu đồng năm 2006 lên 305 triệu đồng năm 2008.
Trên thực tế, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xảy ra trên tất
cả mọi tuyến đường và trên tất cả địa bàn các xã thị trấn. Tuy nhiên trên các tuyến
đường như Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, đường Tỉnh lộ 16. Các “điểm đen” –
điểm thường xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản
là các các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy trên đường
Quốc lộ 1A đi qua trong đó “điểm đen” nổi nhất là xã Hồng Thuỷ và xã Sen Thuỷ;
Trên đường Hồ Chí Minh là cá đoạn chạy qua các xã Phú Thủy, Sơn Thủy, Trường
Thủy, Văn Thủy, Nông trường Lệ Ninh.
Bảng 2:
Tuyến đường

Tai nạn giao Va chạm giao
thơng (vụ)
thơng (vụ)

Quốc lộ 1A
Đường Hồ Chí Minh
Đường 16
Đường liên xã khác

22
6

1
4

50
6
12
23

Bảng thống kê số vụ tai nạn giao thông xảy ra tại các tuyến đường
trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2007
(Nguồn:Công an huyện Lệ Thủy).
Từ những số liệu thu thập được về tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên
địa bàn huyện Lệ Thủy trong những năm qua cho thấy cơ cấu và tính chất của các
hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hết sức
phức tạp.
Về cơ cấu lỗi:
Người dân khi tham gia vào hoạt động giao thơng đường bộ, do khơng có ý thức
chấp hành luật an tồn giao thơng nên dẫn đến hậu quả là tai nạn xảy ra. Những lỗi
mà người tham gia giao thông đường bộ thường gặp là rất đa dạng nhưng nguyên
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

19

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

nhân chủ yếu đều do người dân khơng nắm vững về luật an tồn giao thơng đường bộ
và một nguyên nhân mang tính chất nguyên nhân chính của các vụ tai nạn đó là ý thức

chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thơng
đường bộ cịn q thấp dẫn đến việc vi phạm các quy định của luật an toàn giao thông
đường bộ như đi không đúng phần đường quy định; thiếu quan sát; tránh vượt sai quy
định; không làm chủ tốc độ…
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ là do
người điều khiển phương tiện giao thông không đi đúng phần đường quy định (chiếm
tới 50.79%) , đứng vị trí thứ hai trong các lỗi dẫn đến tai nạn giao thông là do thiếu
quan sát khi tham gia giao thông (15.08%) và lỗi tránh vượt khơng đúng quy định
(13.49%) … Ngồi ra cịn có những ngun nhân khác như do người đi bộ gây ra
hoặc do người điều khiển phương tiện tự ngã…
Bảng 3:
Tai nạn giao thông

Va chạm giao thông

Lỗi
Số vụ
Đi không đúng phần đường
Tránh vượt không đúng quy định
Thiếu quan sát
Không làm chủ tốc độ
Không chấp hành biển báo
Do người đi bộ
Nguyên nhân khác

Tỉ lệ (%)

Số vụ

Tỉ lệ (%)


64
17
19
8
7
4
7

50.79
13.49
15.08
6.35
5.56
3.17
5.56

181
62
59
25
34
12
14

46.77
16.02
15.25
6.46
8.79

3.1
3.61

Bảng cơ cấu lỗi trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2005-2008
(Nguồn: Công an huyện Lệ Thủy).
Về hậu quả do tai nạn giao thông đường bộ gây ra:
Trong thời gian từ năm 2005-2008, trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã xảy ra 126
vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 139 người, bị thương 87 người, thiệt hại về
tài sản lên tới 500 triệu đồng. Mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra ngày càng nghiêm
trọng. Theo số liệu của ngành y tế tỉnh Quảng Bình, cứ 100 người vào cấp cứu thì đã
có 21 người là do tai nạn giao thơng đường bộ, và có tới 59% bệnh nhân chết nếu cần
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

20

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

đến phẫu thuật. Các phương tiện giao thông sau khi xảy ra tai nạn thường hư hỏng rất
nặng và không thể tiếp tục sử dụng được nữa. Thiệt hại về tài sản là rất lớn.
Về cơ cấu các loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ:
Những năm gần đây, hòa cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Lệ
Thủy đang có những bước đổi mới về mọi mặt. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ được chú trọng nâng cấp, mức sống của người dân ngày càng được nâng
cao, nhu cầu đi lại ngày càng tăng, cùng với đó là việc nhập ồ ạt các loại phương tiện
xe môtô, xe gắn máy trên cả nước nên hầu như các gia đình ở Lệ Thủy đều có xe gắn
máy, xe ơ tô…phục vụ cho việc đi lại và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cùng với sự

gia tăng của các loại phương tiện giao thơng thì số vụ tai nạn giao thông đường bộ
cũng tăng theo. Theo thống kê của công an huyện Lệ Thủy thì chiếm tỷ lệ cao nhất
trong các loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ là xe mơtơ, tiếp theo đó là
ơtơ và xe đạp. Trong đó, loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ
cao nhất là xe môtô, luôn trên 50%.
Bảng 4:
Tai nạn giao thông

Va chạm giao thông

Phương tiện
Số vụ
Mơtơ
Ơtơ
Xe đạp
Phương tiện khác

Tỉ lệ (%)

Số vụ

Tỉ lệ (%)

18
9
1
3

54.54
27.27

3.03
9.16

64
24
2
1

70.33
26.37
2.20
1.10

Bảng cơ cấu các loại phương tiện gây tai nạn giao thông đường bộ
Trên địa bàn huyện Lệ Thủy năm 2007
(Nguồn: Công an huyện Lệ Thủy).
Những năm gần đây, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong
việc kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ, công an huyện Lệ Thủy đã có những biện
pháp cụ thể, hiệu quả góp phần đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn, số lượng các loại phương
tiện tham gia giao thông đường bộ thông ngày càng đơng với nhiềuloại hình khác
nhau trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, lực lượng cảnh sát
giao thơng đường bộ cịn mỏng khó có thể kiểm sốt được cả địa bàn rộng lớn, vì
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

21

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN



Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

vậy,dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình trạng tai nạn giao thơng vẫn xảy ra. Đối tượmg
tham gia giao thông đường bộ thông đông nhất trên địa bàn huyện là thanh niên trong
lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi, chiếm khoảng 70 % số người tham gia giao thông, và số
người bị tai nạn giao thông đường bộ đơng nhất cũng là thuộc nhóm này.

2. Thực tiễn đấu tranh, điều tra, xử lý đối với tội phạm “Vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ” trên địa bàn
huyện Lệ Thủy-Quảng Bình.
2.1: Cơng tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”:
2.1.1: Công tác tham mưu, tuyên truyền:
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về việc kiềm chế đi tới giảm thiểu
tai nạn giao thông đường bộ, những năm qua, cơng an huyện Lệ Thủy đã có những
biện pháp cụ thể, hiệu quả, góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông,
đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
Hằng năm, tham mưu cho chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành các công
văn, chỉ thị về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ như: Chỉ thị 06/2007
ngày 23 tháng 04 năm 2007; công văn số 259/ UBND-CA ngày 14 tháng 05 năm
2007…, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện về việc giải quyết các điểm đen về tai
nạn giao thông trên địa bàn huyện.
Phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền về luật an toàn
giao thơng đường bộ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các bài hị vè, pano, áp
phích…Đồng thời, nhằm giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật nói chung
và luật an tồn giao thơng đường bộ nói riêng cho cán bộ và nhân dân thì hằng
q,cơng an huyện Lệ Thủy sẽ gửi thơng báo về tình hình tai nạn giao thơng đường
bộ và vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của cán
bộ, giáo viên, học sinh đến từng đơn vị.
2.1.2: Cơng tác tuần tra kiểm sốt đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường

bộ:
Tăng cường việc tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, thành lập các ban an
tồn giao thơng ở các xã, thị trấn. Phối hợp với công an các xã, thị trấn tiến hành tuần
ttra kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về an tồn giao thơng đường
bộ…Chỉ tính riêng trong năm 2007, công an huyện Lệ Thủy đã tiến hành 237 ca tuần

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

22

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

tra với số lượt các bộ chiến sĩ tham gia là 1007 đồng chí. Đã có 4131 phương tiện bị
đón dừng, trong đó đã lập biên bản 1987 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là
507295000 đồng. Đánh dấu vi phạm trên 87 giấy phép lái xe, tước giấy phép lái xe
đối với 34 trường hợp và thu giữ 51 xe khơng có nguồn gốc hợp pháp.
2.1.3: Kết quả điều tra xử lý các hành vi “Vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ”:
Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục về luật an tồn giao thơng đường
bộ,tăng cường tuần tra kiểm sốt hoạt đơng giao thơng trên các tuyến đường thì việc
điều tra, xử lý nghiêm minh đối với những người có hành vi vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ là một nguyên tắc trong cơng tác phịng
chống tội phạm nói chung và tội phạm “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ” nói riêng. Xử lý nghiêm minh những người thực hiện hành vi
phạm tội là nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự nước ta. Người thực hiện hành vi
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả
do hành vi phạm tội mà họ gây ra. Việc xử lý nghiêm minh người phạm tội khơng chỉ

nhằm mục đích trừng phạt, giáo dục chính họ mà cịn nhằm răn đe, giáo dục người
khác khơng phạm tội, mang tính phịng ngừa chung trong xã hội.
Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Lệ Thủy, hầu hết các loại tội phạm đều
được xử lý nghiêm minh, đúng theo quy định pháp luật, trong đó có tội “Vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân huyện Lệ Thủy từ năm 2005-2008,
riêng đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”
theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, đã khởi tố 75 vụ với tổng số bị can
là 97 bị can. Theo báo cáo kết quả điều tra xử lý tai nạn giao thông đường bộ của
Công an huyện Lệ Thủy, năm 2007 đã có 33 vụ tai nạn giao thơng đường bộ, trong đó
đã khởi tố 14 vụ về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” ; không khởi tố 9 vụ; chuyển qua PC:14 là 2 vụ; chuyển quân đội 1 vụ và
xử lý hành chính 7 vụ.
Để giảm thiểu tai nạn giao thơng đường bộ , bên cạnh việc xử lý nghiêm minh
đối với những người vi phạm, giáo dục ý thức chấp hành luật an tồn giao thơng
đường bộ trong cộng đồng dân cư thì lãnh đạo địa phương cũng đưa ra nhiều biện
pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng
đường bộ như đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng, thường xuyên tổ chức thi sát hạch
lấy bằng lái xe cho người diều khiển phương tiện, tuyên truyền cho người tham gia
giao thơng nắm vững luật an tồn giao thơng đường bộ với nhiều hình thức phong
SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

23

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thơng đường bộ.

phú. Các cơ quan chức năng tích cực tham gia vào công tác đảm bảo trật tự an tồn

giao thơng đường bộ, đã giải quyết căn bản những xe quá thời hạn sử dụng theo đúng
NĐ92/CP của Chính phủ. Đã tăng cường cơng tác tuần tra kiểm soát, kiểm định kỹ
thuật phương tiện cơ giới đường bộ đảm bảo các điều kiện tiêu chẩn theo đúng quy
định pháp luật, tổ chức đăng ký biển số các phương tiện chun dùng có tham gia
giao thơng đường bộ .
2.2: Một số vướng mắc trong công tác điều tra, xử lý tội phạm “Vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
Mặc dù công tác quản lý Nhà nước về trật tự an tồn giao thơng đường bộ được
tăng cường hơn trước, luật giao thông đường bộ, các nghị định được ban hành, nhiều
chủ trương, biện pháp của Nhà nước, của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban
nhân dân huyện được áp dụng và thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố
khác nhau nên trong q trình thực hiện cơng tác điều tra, xử lý, giải quyết đối với các
hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện giao thơng đường
bộ vẫn gặp phải những khó khăn vướng mắc như hiện trường vụ án; xác định hậu quả
ban đầu; công tác giám định; công tác khám nghiệm…
Do các điểm đen về tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn huyện thường tập
trung chủ yếu trên dọc tuyến đường quốc lộ 1A đoạn chạy qua các xã Hưng Thủy,
Sen Thủy, Hồng Thủy, Cam Thủy, Thanh Thủy…và đường Hồ Chí Minh đoạn chạy
qua các xã Phú Thủy, Sơn Thủy,Trường Thủy, Văn Thủy…Đây là những địa bàn khá
thưa dân, nhà dân ít, xe chạy trên những tuyến đường này lại chủ yếu là xe chạy
đường dài, chạy tuyến Bắc-Nam…Tai nạn phần lớn xảy ra ban đêm nên thường khó
phát hiện sớm được. Do vậy, khi các cơ quan chức năng đến giải quyết thì hiện trường
vụ án thường đã có sự thay đổi, khơng được giữ ngun như ban đầu. Điều này gây
khó khăn rất nhiều cho cơng tác điều tra xử lý của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ sau khi
gây tai nạn thường có tâm lý hoảng sợ, mất bình tĩnh nên đã khơng có những biện
pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Sau khi gây tai nạn, thay vì phải có hành vi cứu giúp
người bị nạn và phải báo ngay cho cơ quan chức năng đến giải quyết thì do hoảng sợ,
người gây tai nạn lại bỏ mặc người bị nạn và có ý chạy trốn khỏi hiện trường để che
giấu hành vi phạm tội và trốn tránh trách nhiệm. Điều này không những gây khó khăn

cho cơng tác điều tra của cơ quan chức năng, mà trên thực tế thì trong nhiều trường
hợp nếu họ bình tĩnh, có những hành động cụ thể để cứu giúp người bị nạn, giảm
thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn mà họ gây ra thì hậu quả nghiêm
trọng đã khơng xảy ra.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

24

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.

Một vấn đề nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác điều tra phịng chống tội
phạm nói chung và tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ nói riêng là mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực sự việc đầu tư trang bị
máy móc kỹ thuật phục vụ cơng tác quản lý trật tự an tồn giao thơng đường bộ, công
tác điều tra xử lý vi phạm hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Việc trang bị máy móc kỹ
thuật phục vụ cơng tác tuần tra kiểm sốt giao thông đường bộ như máy bắn tốc độ,
máy đo nồng độ cồn trong máu…vẫn còn thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, cũng do những
hạn chế về điều kiện vật chất kỹ thuật nên công tác giám định hiện trường, khám
nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân cũng gặp nhiều khó khăn, khi có những vụ tai
nạn nghiêm trọng xảy ra thì thường phải đợi đội ngũ chuyên gia giám định của tỉnh
lên thực hiện.
Theo nguyên tắc của Luật hình sự thì mọi nguyên nhân chết mà phải xử lý hình
sự đều phải được kết luận bằng kết luận tại bản kết luận Giám định pháp y. Tuy
nhiên, trong thực tế, cơng việc này đã gặp khơng ít trở ngại do phía gia đình bị hại
trong vụ tai nạn giao thơng cản trở khơng cho mổ tư thi vì nhiều lý do.Mặt khác, hệ
thống văn bản pháp luật của ta vẫn có sự chồng chéo, gây khó khăn cho cơng tác đấu

tranh phịng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phịng chống tội phạm về trật tự
an tồn giao thơng nói riêng.

SVTH: LÊ PHAN LỘC NHUNG

25

GV HD: THẠC SĨ. NGUYỄN THỊ XUÂN


×