Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng cho sản phẩm mì Hòang Gia của công ty VIFON tại TP Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 102 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
1
LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, hầu hết sản phẩm của công ty VIFON chủ yếu là sản phẩm
cấp thấp và cấp trung. Công ty muốn hướng vào khách hàng thuộc phân khúc cao
hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một phát triển; đồng thời, công ty cũng
muốn tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị phần trên thị trường TPHCM.
Thứ hai, khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường Việt Nam (TPHCM) phát
triển rất nhanh. Đặc biệt, xu hướng của người tiêu dùng là xài hàng hiệu, mua và sử
dụng các sản phẩm cao cấp, quan tâm nhiều hơn đến hình thức, vệ sinh
thực phẩm, sức khỏe nhiều hơn. Bên cạnh đó, người dân có xu hướng chuyển sang
những loại thực phẩm chế biến nhanh để tiết kiệm thời gian.
Thứ ba, thông qua đề tài này, có thể làm cho người tiêu dùng có cách
nhìn nhận khác về mì ăn liền : Mì ăn liền cũng thể hiện được sự sang trọng,
cao cấp. Trước đây, khi nói tới mì ăn liền, người ta cứ liên tưởng là đồ rẻ tiền, ăn để
chóng đói, sống qua ngày thôi chứ chẳng có gì ngon để mà thưởng thức.
Thứ tư, hiện nay các doanh nghiệp có nhiều chiêu thức khuyến mãi,
khuyến mại ngày một đa dạng, tinh vi hơn. Từ đây, đặt ra yêu cầu cho các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty VIFON nói riêng là làm thế nào để
tồn tại, phát triển và giữ vững thị phần trong nước.
Vì các lý do trên nên em chọn đề tài: “Những giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng cho sản phẩm mì Hoàng Gia của công ty
VIFON tại TPHCM”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra một số khái niệm về khuyến mãi và khuyến mại, một trong những
công cụ rất quan trọng của xúc tiến. Đồng thời, cho biết cách thức vận dụng công cụ
khuyến mãi và khuyến mại vào thực tế để xúc tiến bán hàng cho sản phẩm hiệu quả
như thế nào. Chúng ta sử dụng công cụ khuyến mãi, khuyến mại trong


trường hợp nào, vào thời điểm nào sẽ thích hợp với thực trạng của doanh nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
2
nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí tối ưu nhất. Ngoài ra, đề tài cũng làm rõ
được phần nào sự khác biệt giữa khuyến mãi và khuyến mại.
Tìm hiểu và phân tích thị trường mì ăn liền tại TPHCM, tìm hiểu sâu vào
thị trường mì ăn liền ở phân khúc cao cấp tại TPHCM, đối thủ cạnh tranh cùng phân
khúc cao cấp với mì Hoàng Gia. Phân tích sản phẩm mì Hoàng Gia, thực trạng
hoạt động xúc tiến bán hàng của sản phẩm này. Từ đó, đánh giá hiệu quả của
hoạt động này nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hoạt động
xúc tiến bán hàng cho sản phẩm này.
Phƣơng pháp thực hiện đề tài
Nghiên cứu tại bàn : cách thức thực hiện là nghiên cứu tài liệu : tham khảo
một số sách, báo, internet, nguồn số liệu tại công ty, . . .
Nghiên cứu định lượng :
 Phỏng vấn trực tiếp 50 người tiêu dùng tại siêu thị thông qua
bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
 Phỏng vấn trực tiếp 40 tiểu thương/ tạp hóa tại một số chợ thuộc các
quận trung tâm như: Nguyễn Văn Trổi – quận 3, Tân Định – quận 1,
Phạm Văn Hai – quận Tân Bình thông qua bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
 Nói chuyện trực tiếp với các Anh/Chị bán hàng trong công ty để
tìm hiểu các chính sách công ty dành cho họ.
Hạn chế của đề tài
Đề tài thực hiện dựa trên thực trạng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, em chỉ
thực tập trong thời gian ngắn, tự mình tìm hiểu thị trường trước, sau đó cùng các
Anh/Chị giám sát trong công ty đi khảo sát một số siêu thị, chợ, tạp hóa nên chưa
thực sự hiểu rõ sâu thực trạng của nó. Vì vậy, đề tài không thể tránh được những
ý kiến chủ quan của cá nhân em.
Do hạn chế về mặt thời gian thực hiện đề tài, chỉ trong vòng 2 tháng.

Do đó, đề tài không những thiếu sót về lý thuyết, mà còn thiếu sót về mặt thực tế,
em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, các Anh/Chị trong công ty để
em rút kinh nghiệm.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
3
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần.
Phần 1 : Lời mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, hạn chế của đề tài, kết cấu của đề tài.
Phần 2 : Phần nội dung ( gồm 4 chương ).
Chương 1 : Cơ sở lý luận: trình bày lý thuyết về xúc tiến, khuyến mãi và
khuyến mại.
Chương 2 : Cơ sở thực tiễn – Tổng quan về công ty VIFON.
Chương 3 : Phân tích tổng quan thị trường mì ăn liền tại TPHCM, phân
tích sâu vào phân khúc mì cao cấp, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích mì
Hoàng Gia, thực trạng hoạt động khuyến mãi mì Hoàng Gia năm 2008 – 2009 và
đánh giá hiệu quả hoạt động đó của VIFON tại TPHCM.
Chương 4 : Giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động
xúc tiến bán hàng cho sản phẩm mì Hoàng Gia của VIFON tại TPHCM.
















Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tầm quan trọng của xúc tiến trong Marketing
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm xúc tiến
Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục,
nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh
nghiệp. Nhờ xúc tiến mà doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh hơn.
(Nguồn: Th.S Quách Thị Bửu Châu và các tác giả, Marketing căn bản, Nhà
xuất bản Lao động, năm 2007).
Những hoạt động xúc tiến này được thể hiện qua nhãn hiệu, bao bì,
gian hàng trưng bày, bán hàng cá nhân, dịch vụ khách hàng, hội chợ, cuộc thi và
những thông điệp qua các phương tiện thông tin (như báo chí, truyền hình,
truyền thanh, thư, áp phích, phương tiện vận chuyển…). Những hoạt động này do
công ty hoặc các tổ chức thông tin thực hiện.
1.1.1.2. Hỗn hợp xúc tiến
Hiện nay các công ty thường thực hiện các hoạt động truyền thông
Marketing đến khách hàng, các giới trung gian và những giới công chúng khác bằng
một hỗn hợp truyền thông Marketing, hay còn gọi là hỗn hợp xúc tiến. Một hỗn hợp
xúc tiến bao gồm năm công cụ chủ yếu sau đây:
 Quảng cáo

 Quan hệ công chúng và tuyên truyền
 Khuyến mãi, khuyến mại
 Bán hàng cá nhân
 Marketing trực tiếp

1.1.2. Mục đích của xúc tiến
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
5
 Thông báo cho khách hàng mục tiêu về sự có mặt của sản phẩm công ty
trên thị trường.
 Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, thúc đẩy mua nhanh hơn và
nhiều hơn.
 So sánh cho khách hàng thấy được sản phẩm của doanh nghiệp khác với
sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác.
 Thuyết phục khách hàng.
 Nhắc nhở khách hàng về sự có sẵn và những lợi ích của sản phẩm.
1.1.3. Tầm quan trọng của xúc tiến
Những lợi ích của xúc tiến :
 Xây dựng hình ảnh cho công ty và sản phẩm.
 Thông tin về những đặc trưng của sản phẩm.
 Xây dựng nhận thức về sản phẩm mới.
 Quảng bá sản phẩm hiện có.
 Tái định vị hình ảnh hoặc công dụng của những sản phẩm bán chậm
hay bão hòa.
 Tạo sự hăng hái cho các thành viên phân phối.
 Giới thiệu các điểm bán.
 Thuyết phục khách hàng thay đổi sản phẩm.
 Thúc đẩy khách hàng mua.
 Chứng minh sự hợp lý của giá bán.

 Giải đáp thắc mắc của khách hàng.
 Xây dựng mối quan hệ chặc chẽ với khách hàng.
 Cung cấp dịch vụ sau khi bán cho khách hàng.
 Duy trì sự trung thành nhãn hiệu.
 Tạo thế thuận lợi cho công ty so với đối thủ.


1.2. Khái niệm khuyến mãi và khuyến mại
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
6
1.2.1. Định nghĩa khuyến mãi và khuyến mại
1.2.1.1. Khuyến mãi
Khuyến mãi bao gồm rất nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trường
đáp ứng mạnh hơn và nhanh chóng hơn. Những công cụ này là kích thích
thương mại ( trợ cấp mua, quà miễn phí, trợ cấp bằng hàng, quảng cáo hợp tác,
thi đua doanh số các đại lý ). ( Nguồn : Lê Thế Giới – Nguyễn Xuân Lãn,
Quản trị marketing , Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007 ).
Hiệp hội tiếp thị Mỹ định nghĩa : “ Khuyến mãi là những hoạt động tiếp thị
khác với các hoạt động bán hàng trực tiếp, quảng cáo và tuyên truyền nhằm
kích thích người tiêu dùng mua hàng và làm tăng hiệu quả các đại lý ”.
Hiệp hội các công ty quảng cáo của Mỹ lại định nghĩa : “ Khuyến mãi là
bất kì hoạt động nào tạo ra một động cơ để mua sản phẩm ngoài các lợi ích vốn có
của sản phẩm ”. ( Nguồn: Th.S Quách Thị Bửu Châu và các tác giả,
Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động, năm 2007 ).
1.2.1.2. Khuyến mại
Khuyến mại bao gồm rất nhiều công cụ cổ động khách hàng nhằm
kích thích thị trường đáp ứng mạnh hơn và nhanh chóng hơn. Những công cụ
cổ động khách hàng như: tặng hàng mẫu, phiếu thưởng, trả lại tiền, bán đại hạ giá,
phần thưởng, thi đố, phiếu tặng hàng, biểu diễn.

( Nguồn: Philip Kotler, Những nguyên lý tiếp thị, Nhà xuất bản Thống kê, 2004 ).
1.2.2. Các hoạt động của khuyến mãi và khuyến mại
Một số hoạt động khuyến mại phổ biến nhất như: quảng cáo tại điểm
bán hàng, các cuộc thi và xổ số trúng thưởng, phiếu mua hàng với giá ưu đãi,
mẫu hàng dùng thử, ưu đãi người tiêu dùng, quà tặng, . . .
Một số hoạt động khuyến mãi phổ biến nhất như: quảng cáo hợp tác, ưu đãi
thương mại và trợ cấp khuyến mãi, hội nghị bán hàng, brochure bán hàng, trưng bày
và triển lãm thương mại, và bai bì đóng gói.

Khuyến mãi, khuyến mại có thể:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
7
 Thu hút được người sử dụng mới và khuyến khích sử dụng lại sản phẩm
 Khuyến khích mua nhiều và mua thường xuyên hơn
 Giới thiệu sản phẩm mới hoặc cải tiến hay cách sử dụng sản phẩm
 Chống lại các hoạt động cạnh tranh
 Định giá, trưng bày, hoặc các hỗ trợ thương mại khác
 Tranh thủ các lợi thế theo mùa, theo khu vực địa lý hoặc lợi thế sáng tạo
 Dẫn dụ có được các hợp đồng có quy mô lớn hoặc dài hạn hơn
 Giảm hoặc tăng tồn kho của hệ thống phân phối hàng
 Mở rộng hoặc tăng cường hệ thống phân phối
 Động viên các đại lý, người trung gian, lực lượng bán hàng hoặc người
giữ độc quyền
Khuyến mãi, khuyến mại không thể:
 Chuyển những sản phẩm bị ế ẩm do chính sách giá không phù hợp sang
lợi nhuận cao
 Bù đắp các mức quảng cáo không thỏa đáng
 Vượt qua những trở ngại trong vấn đề bao bì, chất lượng hoặc tính năng
sản phẩm

 Đảo ngược xu hướng doanh thu đang đi xuống trong bất cứ khoảng thời
gian nào
 Bù đắp cho lực lượng bán hàng hoặc các đại lý tay nghề kém hoặc
không được chọn lựa hoặc đào tạo đúng đắn
 Vượt qua được hệ thống phân phối yếu kém



1.2.3. Mục đích của khuyến mãi, khuyến mại
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
8
Để đạt được hiệu quả tối đa, chương trình khuyến mãi, khuyến mại nên
bao hàm các hoạt động khuyến mãi, khuyến mại được thiết kế, phối hợp, sắp xếp
thời gian, và thực hiện cẩn thận ở cả ba mức độ này.
1.2.3.1. Khuyến mãi đối với lực lƣợng bán hàng
Các hoạt động khuyến mãi nhắm vào lực lượng bán hàng của công ty nhằm
động viên những nhân viên bán hàng nỗ lực thêm ( thường là trong ngắn hạn ) để
theo đuổi mục tiêu bán hàng của công ty.
Mục tiêu rộng lớn của nỗ lực này là tăng toàn bộ mức bán hàng. Mục tiêu
ngắn hạn như : tìm được các đại lý mới, đẩy mạnh doanh số một sản phẩm cụ thể
hay sản phẩm đang trong thời vụ, giới thiệu các chương trình khuyến mãi đặc biệt
dành cho những người trung gian, tăng qui mô đặt hàng, và tăng năng suất bán hàng
và giảm chi phí bán hàng.
Có nhiều phương thức khuyến mãi có thể dùng để khuyến khích các
thành viên của lực lượng bán hàng như: hội nghị bán hàng, thi đua, thư bán hàng,
các tổ chức đoàn thể trong nội bộ của công ty, brochure bán hàng…
1.2.3.2. Khuyến mãi đối với ngƣời trung gian
Người trung gian là thành phần mở rộng của của lực lượng bán hàng của
công ty và do vậy, có cùng những nhu cầu về thông tin, hỗ trợ, và động viên. Xét

cho cùng thì số phận của một sản phẩm sẽ phụ thuộc vào những người trung gian.
Các biện pháp khuyến mãi đối với giới thương mại rất quan trọng đối với
sự thành công của một sản phẩm vì nhờ chúng mà công ty có được sự hợp tác và hỗ
trợ tích cực từ những người trung gian, và chúng tạo cho công ty những lợi thế ngắn
hạn trong giới kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh. Một chương trình
khuyến mãi thương mại liên tục sẽ tạo ra những lợi ích như đảm bảo về mặt
phân phối cho các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm cải tiến tăng doanh thu
bán hàng của các sản phẩm đã quá mùa, tăng hay giảm tồn kho của các đại lý, tăng
chỗ để hàng trong các cửa hàng, tăng cường sự mua hàng nhiều lần hoặc tăng
qui mô đặt hàng, hỗ trợ thực hiện chính sách giá, trưng bày và các hình thức giúp đỡ
khác. Một chương trình tốt sẽ giúp bù trừ các hoạt động cạnh tranh,cải thiện việc
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
9
phân phối các sản phẩm trưởng thành, thu hút sự tham gia của thành phần
trung gian vào các chương trình khuyến mại dành cho người tiêu dùng, cung cấp
thông tin về sản phẩm mới hay sự phát triển sản phẩm, và nói chung là nâng cao
mức độ trung thành của người trung gian đối với công ty.
Các hình thức ưu đãi thương mại đối với người trung gian giúp củng cố
hệ thống phân phối bán lẻ những sản phẩm cũng như có những hỗ trợ đặc biệt cho
hoạt động chiêu thị và quảng cáo mà công ty không thể đạt được nếu không thực
hiện các ưu đãi này. Hình thức này có thể bao gồm cho không sản phẩm quảng cáo,
các phương tiện trưng bày đặc biệt, chiết khấu và trợ cấp mua hàng, hoặc phối hợp
giữa nhiều hình thức này.
1.2.3.3. Khuyến mại đối với ngƣời tiêu dùng
Một số biện pháp khuyến mại nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua
dùng thử lần đầu, tiếp tục mua hoặc tăng cường mua sản phẩm. Chúng có thể
thúc đẩy việc mua hàng đã qua mùa, khuyến khích mua hàng tùy hứng không
chủ định, và bù trừ hay vô hiệu hóa các hoạt động khuyến mãi cạnh tranh.
Khuyến mại với người tiêu dùng bao gồm các kỹ thuật như : tổ chức các

cuộc thi cho người tiêu dùng và xổ số trúng thưởng, phiếu mua hàng ưu đãi, hàng
mẫu dùng thử, quà tặng, những hình thức cho người tiêu dùng – và một kỹ thuật đều
có những mặt mạnh và mặt yếu riêng.
Hình 1.1 : Tác động dùng thử sản phẩm của các biện pháp khuyến mại









( Nguồn : Hoàng Trọng, MBA & Hoàng Thị Phương Thảo, MBA,
Quản trị chiêu thị , Nhà xuất bản Thống kê, năm 1996 ).
0 20 40 60 80 100 120
1
2
3
4
5
xổ số
quà tặng
giảm
giá/thƣởng
hàng
hàng mẫu
phiếu mua
hàng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh

SVTH : Võ Thị Hà
10
Hình 1.2 đánh giá các biện pháp khuyến mại khác nhau dựa trên tác động
“ giữ độc quyền ”, tức là, khả năng làm người tiêu dùng lặp đi lặp lại việc mua
sản phẩm dẫn tới một mức độ trung thành nhất định với nhãn hiệu.
Hình 1.2 : Tác động giữ độc quyền của các biện pháp khuyến mại







( Nguồn : Hoàng Trọng, MBA & Hoàng Thị Phương Thảo, MBA,
Quản trị chiêu thị , Nhà xuất bản Thống kê, năm 1996 ).
Hình 1.3 : Tác động tăng cƣờng hình ảnh sản phẩm của các biện pháp
khuyến mại








( Nguồn : Hoàng Trọng, MBA & Hoàng Thị Phương Thảo, MBA,
Quản trị chiêu thị , Nhà xuất bản Thống kê, năm 1996 ).
Các nghiên cứu cho thấy các công cụ khuyến mãi và khuyến mại
khác nhau, cho dù được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp, đều có thể tạo ra hành vi
mới và tăng cường hành vi hiện tại. Các quản trị viên khuyến mãi và khuyến mại

phải chống lại khuynh hướng lạm dụng các công cụ khuyến mãi và khuyến mại
0 20 40 60 80 100
1
2
3
4
5
xổ số
quà tặng
giảm giá/thƣởng
hàng
hàng mẫu
phiếu mua hàng
0 20 40 60 80 100 120
1
2
3
4
5
xổ số
quà tặng
giảm giá/thƣởng
hàng
hàng mẫu
phiếu mua hàng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
11
vì rất có thể, người ta ngày càng phụ thuộc sẽ đến mức việc ngưng hay loại bỏ
bất kỳ công cụ khuyến mãi và khuyến mại nào cũng đều sẽ gây ra những thay

đổi không mong muốn trong hành vi mua hàng.
( Nguồn : Hoàng Trọng, MBA & Hoàng Thị Phương Thảo, MBA, Quản trị
chiêu thị , Nhà xuất bản Thống kê, năm 1996 ).
1.2.4. Quan hệ giữa khuyến mãi, khuyến mại và các thành phần khác trong
hỗn hợp tiếp thị
Các mục tiêu và chiến lược khuyến mãi, khuyến mại nên luôn đi đôi với
chiến lược tiếp thị của một sản phẩm, bổ sung cho kế hoạch rộng lớn hơn này,
nhưng vẫn gắn liền với các yếu tố chiêu thị khác. Hỗn hợp chiêu thị của một công ty
được thiết kế nhằm đem lại doanh thu bằng cách cung cấp thông tin, thuyết phục và
tăng cường các đặc tính của sản phẩm. Nếu được thiết kế và phối hợp đúng đắn, các
yếu tố chiêu thị sẽ hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được mức doanh thu tối đa. Trong khi
quảng cáo và tuyên truyền là các công cụ để cung cấp thông tin, thì khuyến mãi và
khuyến mại là yếu tố thuyết phục của hỗn hợp chiêu thị. Tương tự như vậy,
bán hàng trực tiếp và khuyến mãi, khuyến mại cũng có mối quan hệ qua lại vì
lực lượng bán hàng thường hoạt động như những người phối hợp các loại hình
khuyến mãi và khuyến mại khác nhau. Ngoài ra các nhân viên bán hàng cũng
thường hoạt động dưới tác động của nhiều hình thức khuyến khích vốn là một phần
của chiến dịch khuyến mãi và khuyến mại. Vì các hoạt động khuyến mãi và
khuyến mại hỗ trợ cho các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, bán hàng trực tiếp,
cho nên việc hoạch định các yếu tố này nên tiến hành cùng lúc. Không phải ai cũng
thấy được nhu cầu này.
Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa quảng
cáo và khuyến mãi, khuyến mại và đã nhận ra được một số điểm yếu có thể vẫn còn
tồn tại trong quá trình hoạch định.
 Trước hết là thiếu sự đồng bộ. Điều này thường xảy ra trong quá trình
xây dựng các kế hoạch quảng cáo và khuyến mãi, khuyến mại bởi vì
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
12
thông thường các bộ phận khác nhau sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch cho

các yếu tố khác nhau này.
 Điểm yếu thứ nhì là sự xem xét thường xuyên về ngân sách trong
ngắn hạn đã chi phối đến việc lên kế hoạch với cái giá phải trả trong
dài hạn.
 Điểm yếu thứ ba là sự thiếu hụt các nguồn thông tin sẵn có nhằm
đánh giá tác dụng của các hoạt động chiêu thị.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hình thức khuyến mãi, khuyến mại và
sử dụng khuyến mãi, khuyến mại
1.2.5.1. Loại sản phẩm/ Thị trƣờng
Hiệu quả của công cụ xúc tiến tùy thuộc thị trường là hàng tiêu dùng hay
hàng công nghiệp. Với hàng tiêu dùng, công cụ quảng cáo là quang trọng nhất rồi
mới đến khuyến mãi và khuyến mại, bán hàng trực tiếp và tuyên truyền. Ngược lại,
với hàng công nghiệp công cụ bán hàng trực tiếp là quan trọng nhất rồi mới đến
khuyến mãi và khuyến mại,quảng cáo và tuyên truyền.
Hình 1.4 – Tầm quan trọng của các công cụ xúc tiến
40
30
20
10
15
25
40
7.5
0
10
20
30
40
50
1 2 3 4

Quảng Khuyến mãi/ Bán trực Tuyên
cáo khuyến mại tiếp truyền
HTD
HCN

( Nguồn: Th.S Quách Thị Bửu Châu và các tác giả, Marketing căn bản, Nhà xuất
bản Lao động, năm 2007 ).
Chun đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
13
1.2.5.2. Sự sẵn sàng mua
Khách hàng mục tiêu có thể ở một trong sáu giai đoạn của sự sẵn sàng
mua, đó là: nhận biết, hiểu rõ, thích, ưa chuộng, tin tưởng và mua. Các giai đoạn
này được gọi là hệ thống hiệu ứng thể hiện tiến trình người mua trải qua để đến một
quyết định mua. Trong mỗi giai đoạn, xúc tiến đều có mục tiêu và tác động
khác nhau.
Hình 1.5 : Các giai đoạn sẵn sàng của ngƣời mua
Quảng cáo/Tuyên truyền
Bán trực tiếp/Khuyến mãi
Khuyến mãi
Tính
hiệu
quả
BIẾT HIỂU ĐẶT HÀNG TÁI ĐẶT HÀNG

( Nguồn: Th.S Qch Thị Bửu Châu và các tác giả, Marketing căn bản, Nhà
xuất bản Lao động, năm 2007 ).
 Nhận biết: cơng việc của người bán là làm cho người mua biết sự tồn tại
của sản phẩm hay nhãn hiệu. Mục tiêu là tạo sự quen thuộc về sản phẩm,
tên sản phẩm. Trong một thị trường có rất nhiều nhãn hiệu cạnh tranh,

những mẫu quảng cáo khác lạ có thể tạo ra mức độ nhận biết cao về
nhãn hiệu ngay cả trước khi khách hàng thấy sản phẩm.
 Hiểu rõ: dựa trên sự nhận biết để tìm hiểu đặc điểm của sản phẩm.
Khách hàng có thể nhầm lẫn sản phẩm của các cơng ty trong cùng ngành.
Cơng ty cần phát triển một chiến dịch thơng tin để gia tăng sự hiểu biết của
khách hàng về những sự cải tiến, đổi mới, khác biệt của sản phẩm.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
14
Trong hai giai đoạn trên, quảng cáo và quan hệ công chúng giữ vai trò
chính yếu để thông tin trên thị trường.
 Thích: thể hiện sự thiện cảm của thị trường đối với một sản phẩm hay
một nhãn hiệu. Xúc tiến được sử dụng để làm những đối tượng có hiểu biết
đi từ sự thờ ơ đến sự quan tâm về một nhãn hiệu. Một kỹ thuật chung
thường dùng là kết hợp sản phẩm với một biểu tượng hay một con người
hấp dẫn để đề cao giá trị cung cấp.
 Ưa chuộng: làm cho nhãn hiệu nổi bật để thị trường ưa thích hơn.
Người mua quan tâm nhiều nhãn hiệu của cùng một loại sản phẩm nhưng
vẫn chưa quyết định mua cho đến khi có một sự ưa thích một nhãn hiệu
nào đó hơn những nhãn hiệu khác. Xúc tiến có thể hướng khách hàng đến
sự so sánh sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
để tạo ra sự ưa thích nhãn hiệu hơn.
 Tin tưởng: là giai đoạn quan trọng để có quyết định mua. Mục tiêu của
xúc tiến này là gia tăng mong muốn thỏa mãn nhu cầu của người mua. Việc
sử dụng thử và tạo cảm nhận về lợi ích sản phẩm sẽ rất hiệu quả trong việc
thuyết phục khách hàng sở hữu sản phẩm.
Bên cạnh quảng cáo, bán hàng trực tiếp có thể làm khách hàng thích,
ưa chuộng và tin tưởng sản phẩm hơn.
 Mua: quyết định mua có thể bị chậm trễ hay trì hoãn không thời hạn
ngay cả đối với những người tin rằng họ nên mua sản phẩm. Những người

này bị kiềm hãm và những yếu tố tình huống như không đủ tiền vào lúc đó
hay do bản năng phản kháng. Khuyến mãi qua hình thức giảm giá, … để
đối phó tình trạng này.
1.2.5.3. Giai đoạn hiện tại trong chu kỳ sống của sản phẩm
Chiến lược xúc tiến chịu ảnh hưởng của từng giai đoạn trong chu kỳ sống
của sản phẩm. Khi giới thiệu sản phẩm, những khách hàng tiềm năng phải được
thông tin về sự hiện hữu và những lợi ích của sản phẩm, những trung gian phải
được thuyết phục để bán chúng. Hỗn hợp xúc tiến được xây dựng để thông tin và
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
15
thuyết phục. Những hoạt động quảng cáo đến người tiêu dùng và bán hàng trực tiếp
hướng đến trung gian sẽ được nhấn mạnh. Ngoài ra, cũng cần cổ động, tuyên truyền
cho sự độc đáo hay mới mẻ của sản phẩm. Sau đó, khi sản phẩm đã thành công, có
nhiều áp lực cạnh tranh, lại yêu cầu các hình thức xúc tiến có tính thuyết phục hơn.
Nói cách khác, hỗn hợp xúc tiến được xây dựng tùy theo hiện trạng về
sản phẩm trên thị trường và mục tiêu định vị sản phẩm. Nội dung chi tiết được
trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Chiến lƣợc xúc tiến trong các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
Tình hình thị trƣờng Chiến lƣợc xúc tiến
Giai đoạn giới thiệu
Khách hàng chưa
nhận thức về đặc điểm
sản phẩm và chưa hiểu
rõ lợi ích của chúng.
- Thông tin và hướng dẫn khách hàng tiềm năng và sự
hiện hữu của sản phẩm, cách sử dụng, các lợi ích
thỏa mãn nhu cầu mà sản phẩm cung cấp.
- Trong giai đoạn này, người bán phải kích thích nhu
cầu gốc, là nhu cầu về loại sản phẩm ( khác với nhu

cầu lựa chọn là nhu cầu về một nhãn hiệu riêng biệt.
- Thông thường, trong hỗn hợp xúc tiến cần nhấn mạnh
bán hàng cá nhân, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ
để giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến các trung gian và
hấp dẫn họ phân phối sản phẩm mới. Quảng cáo và
quan hệ công chúng được sử dụng để xây dựng
mức độ nhận thức cao của khách hàng. Khuyến mại
sẽ kích thích khách hàng dùng thử sản phẩm mới.
Giai đoạn phát triển
Khách hàng đã và đang
nhận biết lợi ích của
sản phẩm. Sản phẩm
bán chạy và có nhiều
trung gian muốn phân
- Kích thích nhu cầu về nhãn hiệu sản phẩm để
cạnh tranh. Tăng cường chú trọng quảng cáo và quan hệ
công chúng, giảm khuyến mãi. Các trung gian có thể
tham gia chia sẻ các nỗ lực xúc tiến.
Chun đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
16
phối chúng.
Giai đoạn trƣởng thành
Cạnh tranh mạnh hơn
và mức bán khơng tăng
nhanh như giai đoạn
trước
- Khuyến mãi, khuyến mại được nhấn mạnh hơn quảng
cáo. Người mua đã biết về sản phẩm nên quảng cáo
được dùng như cơng cụ thuyết phục hơn là để thơng tin.

Lực lượng bán hàng đơng đảo để hỗ trợ quảng cáo. Mục
tiêu là duy trì lợi nhuận đang có hướng giảm sút.
Giai đoạn suy thối
Mức bán và lợi nhuận
giảm sút. Sản phẩm
mới và tốt hơn xuất
hiện trên thị trường.
Tất cả nỗ lực xúc tiến được cắt giảm. Nhấn mạnh sự
nhắc nhở để duy trì khách hàng. Khuyến mãi,
khuyến mại vẫn được sử dụng mạnh.


Hình 1.6 : Các giai đoạn chu kỳ sống sản phẩm
Tính
hiệu
quả
Khuyến mãi
Quảng cáo/Tuyên truyền
Bán trực tiếp/Khuyến mãi
MỞ ĐẦU TĂNG TRƯỞNG TRƯỞNG THÀNH SUY THOÁI

( Nguồn: Th.S Qch Thị Bửu Châu và các tác giả, Marketing căn bản, Nhà
xuất bản Lao động, năm 2007 ).

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
17
1.2.5.4. Hoạt động cạnh tranh
Việc nhận thức mức độ hoạt động cạnh tranh là rất quan trọng trong việc
thiết kế một hoạt động khuyến mãi, khuyến mại hữu hiệu. Xây dựng chiến lược này

đòi hỏi phải có một đánh giá về những hoạt động mà các đối thủ cạnh tranh đang
thực hiện và dự đoán những gì đối phương có thể làm. Ban quản trị sẽ khôn ngoan
hơn nếu như thực hiện dự đoán này trước khi thảo luận dự thảo ngân sách trong
năm. Tuy nhiên, ban quản trị cần phải thận trọng, duy trì một sự phối hợp quảng cáo
và khuyến mãi, khuyến mại thật đúng đắn và không nên dốc hết ngân sách
quảng cáo vào mục đích khuyến mãi, khuyến mại gây chiến. Chỉ biết trông cậy vào
khuyến mãi, khuyến mại, xem nó như một cổ máy chiến đấu chống lại các
lực lượng cạnh tranh hùng hổ khác là thiển cận và hiếm khi thành công.
Để làm bù trừ một chương trình khuyến mãi, khuyến mại của một đối thủ
cạnh tranh hung háng với mức chi phí hợp lý có thể vô cùng khó khăn. Hơn nữa,
khi tất cả hay hầu hết các nhãn hiệu cạnh tranh đều đang sử dụng một hình thức
khuyến mãi, khuyến mại nào đó cho rằng một mặt hàng thì một vấn đề khác lại
nảy sinh: Người tiêu dùng có thể bị hoang mang và từ chối mọi lời thuyết phục.
Đối đầu với một chiến dịch khuyến mãi, khuyến mại cạnh tranh sẽ mất nhiều
thời gian. Không thể tiến hành một cách vội vã nếu không muốn liều lĩnh. Các nhà
tiếp thị hẳn phải xem xét kỹ lưỡng chương trình cạnh tranh để xác định các
điểm mạnh và điểm yếu của nó. Chỉ bằng cách đó nhà tiếp thị mới có thể triển khai
chương trình khuyến mãi, khuyến mại của chính mình một cách thông minh.
1.2.5.5. Thực tế của ngành
Trong những năm gần đây, thực tế cho thấy khuyến mãi, khuyến mại đã
vượt trội hơn so với quảng cáo và được xem là một yếu tố quan trọng trong
chiến lược nhãn hiệu của công ty. Các chi phí khuyến mãi, khuyến mại đã, đang và
sẽ tăng nhanh hơn so với quảng cáo. Các quản trị viên cần phải hiểu rõ khuyến mãi,
khuyến mại và vai trò của nó, có như vậy hoạt động khuyến mãi, khuyến mại mới
thực sự là một công cụ mạnh mẽ của chiêu thị để thông tin giao tiếp với khách hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
18
Một lý do liên quan đến sự lớn mạnh cuả các hoạt động khuyến mãi,
khuyến mại là có sự đang thay đổi trong quan điểm của ban giám đốc các công ty.

Có hai nhân tố cũng góp phần phát triển khuyến mãi, khuyến mại.
 Sự gia tăng số lượng nhãn hiệu mới cũng có nghĩa là việc sử dụng
khuyến mãi, khuyến mại sẽ gia tăng. Vì đại đa số các nhãn hiệu mới của
hàng tiêu dùng đều dựa vào việc sử dụng mạnh mẽ các biện pháp
khuyến mãi, khuyến mại.
 Con số khổng lồ về các nhãn hiệu đang có, các nhãn hiệu mới và các
nhãn hiệu lâu năm khiến cho việc sử dụng các biện pháp khuyến mãi,
khuyến mại trở nên quan trọng hơn, bởi vì mỗi nhãn hiệu phải cạnh tranh
để giành chỗ trên kệ bày trí hàng có giới hạn của người bán lẻ, cũng như
cạnh tranh giành lấy phần thu nhập chi cho tiêu dùng của người tiêu dùng.
1.2.5.6. Sự lựa chọn chiến lƣợc đẩy hay kéo của công ty
Nhà sản xuất có thể hướng các nỗ lực xúc tiến vào cả trung gian phân phối
và sử dụng cuối cùng. Một chương trình xúc tiến chủ yếu hướng đến các nhà
trung gian được gọi là chiến lược đẩy và một chương trình xúc tiến tập trung
chủ yếu vào người sử dụng cuối cùng gọi là chiến lược kéo.
Trong chiến lược đẩy, nhà sản xuất hướng các hoạt động xúc tiến chủ yếu
vào các nhà phân phối để tạo liên hệ về phía trước trong kênh phân phối. Sản phẩm
được “ đẩy ” ra thị trường thông qua các kênh phân phối. Nhà sản xuất xúc tiến
mạnh đến các trung gian phân phối để thúc đẩy họ mua sản phẩm và tiếp tục
xúc tiến để bán đến người tiêu dùng. Chiến lược đẩy thường tập trung vào bán hàng
cá nhân và khuyến mãi cho các trung gian, kể cả nhân viên bán hàng. Chiến lược
đẩy có xu hướng được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi cung trên thị trường ngày
càng lớn.




Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
19

Hình 1.7 : Chiến lƣợc đẩy và chiến lƣợc kéo









( Nguồn: Th.S Quách Thị Bửu Châu và các tác giả, Marketing căn bản, Nhà xuất
bản Lao động, năm 2007 ).
Với chiến lược kéo, các hoạt động xúc tiến hướng đến người tiêu dùng
cuối cùng. Người tiêu dùng sẽ yêu cầu sản phẩm từ các nhà phân phối và những
người này sẽ đặt hàng lại nhà sản xuất. Như vậy những hoạt động xúc tiến trong
chiến lược kéo được thiết lập để “kéo” sản phẩm thông qua các kênh phân phối.
Chiến lược này sử dụng nhiều quảng cáo và khuyến mại cho người tiêu dùng.
Trong thực tế, một số công ty sử dụng một trong hai chiến lược đó nhưng
một số khác lại sử dụng cả hai.
1.2.6. Đánh giá các hoạt động khuyến mãi, khuyến mại
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến mãi, khuyến mại là rất nhiều
và làm cho việc đánh giá các hoạt động khuyến mãi gặp nhiều khó khăn. Các
hoạt động khuyến mãi, khuyến mại thường chỉ là một phần của một chương trình
bao gồm nhiều thành phần khác: quảng cáo, bán hàng trực tiếp, tuyên truyền. Như
vậy, thì việc đo lường và đánh giá một cách chính xác hoạt động khuyến mãi,
khuyến mại là điều không thể thực hiện được. Mặt khác, bởi vì khuyến mãi,
khuyến mại rất tốn kém cho nên cần phải đánh giá về tác động của khuyến mãi,
khuyến mại.
Chiến lƣợc Đẩy
Nhà sản xuất Các trung gian phân phối Người tiêu dùng

Chiến lƣợc kéo
Nhà sản xuất

Các trung gian phân phối

Người tiêu dùng

Các nỗ lực xúc tiến
Yêu cầu sản phẩm
Chuyển đưa sản phẩm



Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
20
Có thể tiến hành đánh giá một chương trình khuyến mại người tiêu dùng
bằng cách thử nghiệm trước toàn bộ kế hoạch hay kiểm tra lại toàn bộ kế hoạch
đạt được. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần quan tâm nhiều hơn nữa
công tác thử nghiệm trước. Về cơ bản, có ba loại nghiên cứu chính có ích cho việc
thử nghiệm trước các kế hoạch khuyến mại đối với người tiêu dùng đó là
nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và thử nghiệm thị trường.
Kỹ thuật nghiên cứu định tính cho phép thử nghiệm các thể hiện sáng tạo,
cơ cấu giải thưởng, giá trị của phiếu mua hàng, các phương tiện giao hàng, và sức
lôi cuốn đối với thị trường mục tiêu. Từ đó, có thể loại trừ các ý kiến không hay và
phát huy các ý tưởng tốt. Ngoài ra, nghiên cứu định tính là cách thử nghiệm trước
nhanh nhất và ít tốn kém nhất.
Nghiên cứu định lượng rất thích hợp cho việc thẩm định một ý tưởng nào
đó có tốt hay không, nhưng nó lại kém hữu ích hơn nghiên cứu định tính trong việc
phát sinh các ý tưởng mới hay các ý kiến điều chỉnh, sửa đổi.

Thử nghiệm thị trường: áp dụng thử chiến dịch khuyến mãi, khuyến mại
trong điều kiện thị trường thực tế, và tuy vẫn còn thời gian để sửa đổi điều chỉnh.
Ngoài việc thử nghiệm trước và kiểm tra sau khi thực hiện các
chương trình khuyến mãi, khuyến mại, việc đánh giá định kì các phương tiện để
thực hiện chương trình khuyến mãi, khuyến mại cũng rất quan trọng.
Các phương pháp này cung cấp các thông tin cần thiết cho ban quản trị
nhằm đánh giá chiến lược khuyến mãi, khuyến mại cũng như hiệu quả của một
hoạt động khuyến mãi, khuyến mại cụ thể, và xác định các hành động sửa chữa
cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá khuyến mãi, khuyến mại sẽ
giúp cho công ty hoạch định các chương trình khuyến mãi, khuyến mại trong
tương lai sao cho tương thích với các mục tiêu, chiến lược của tiếp thị và sự
giới hạn của ngân sách.



Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
21
CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TẾ - CÔNG TY VIFON

2.1. Tổng quan công ty VIFON
2.1.1. Giới thiệu chung
 Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT NAM
 Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM FOOD INDUSTRIES JOINT STOCK
COMPANY
 Thƣơng hiệu: VIFON
 Logo: Bộ lư và chử VIFON màu đỏ.
 Địa chỉ: 913 Trường Chinh, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM
 Điện thoại: (84).(08).3.8.153947 – (08).3.8.153933
 Fax:(84). (08).3.8.153059

 E-mail:
 Website:
 Lĩnh vực SXKD:
 SXKD trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ các loại nông
sản, thịt, hải sản.
 Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất.
 Kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
 Sản phẩm chính:
 Mì ăn liền các loại.








Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
22
 Các sản phẩm chế biến từ gạo: phở, bún, miến, cháo, hủ tiếu, bánh đa…













 Bột canh, viên canh, thịt hầm, tương ớt các loại




2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2.1. Những ngày đầu thành lập
Ngày 23/07/1963 , 14 nhà tư sản người Việt gốc Hoa đã góp vốn ban đầu
gồm 35.000 cổ phần, để thành lập Công Ty, cuối năm 1964 số vốn tăng 70.000
cổ phần, đến năm 1967 xây dựng hoàn thành 03 nhà máy có tên gọi :
VIFOINCO,VILIHICO, VIKAINCO, trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung
là VIFON.
Nhà máy đi vào họat động sản phẩm được người tiêu dùng trong và
ngoài nước đón nhận khá tốt, bao gồm :
 Mì ăn liền : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 gói/ ca.
 Bột ngọt : với 3 dây chuyền sản xuất công suất 2.000 tấn/năm.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
23
 Cùng với các sản phẩm như : Bột hồ, bột mứt, bánh kẹo, tàu vị yểu,
cá hộp, thịt hộp.
Lực lượng lao động : 700 người (chủ yếu là người Hoa), đội ngũ kỹ sư
được đào tạo phần lớn ở Nhật Bản và Đài Loan.
Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thuộc lọai hiện đại bật nhất

Đông Nam Á lúc bấy giờ.
2.1.2.2. VIFON sau ngày 30/04/1975
Kể từ sau năm 1975, Công ty VIFON được nhà nước tiếp quản và duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh, liên tục mở rộng và phát triển, đi đầu trong ngành
thực phẩm Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngày 09/05/1992 Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số 336/QĐ-TCLĐ
chuyển Xí Nghiệp Liên Hiệp Bột Ngọt- Mì Ăn Liền và Nhà Máy Bột Ngọt
Tân Bình thành Công Ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam, Tên Giao Dịch :
VIET NAM FOOD INDUSTRIES COMPANY (Gọi tắt : VIFON) bao gồm VIFON
và các thành viên :
 Nhà Máy thực phẩm Thiên Hương.
 Nhà Máy Mì Bình Tây.
 Nhà Máy Thực phẩm Nam Hà.
 Nhà Máy Cơ Khí Tân Bình.
 Nhà Máy thực phẩm Việt Trì .
Cùng với các đơn vị liên doanh trong và ngoài nước :
 Công Ty Liên Doanh ORSAN VIỆT NAM.
 Công Ty Liên Doanh AJINOMOTO VIỆT NAM.
 Xí Nghiệp Liên Doanh VIFON - Hà Nội.
 Xí Nghiệp Liên Doanh VIFON – Vinh.
 Xí Nghiệp Liên Doanh VIFON – Đà Nẵng.
 Công Ty Liên Doanh với ACECOOK (VIFON - ACECOOK).
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
24
Cuối năm 2003 , thực hiện đề án sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước
thuộc Bộ Công Nghiệp, Công ty chuyển thành công ty cổ phần vốn 51% của
Nhà Nước .
Năm 2005 được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp, công ty đưa 51% phần
vốn của Nhà Nước bán đấu giá ra bên ngoài để trở thành công ty cổ phần 100% vốn

sở hữu tư nhân.
2.1.3. Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn
Chức năng: Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – VIFON có
chức năng chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại thực phẩm ăn liền tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu.
Nhiệm vụ: Công ty không ngừng đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới và
sản xuất để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh
đó, công ty có nhiệm vụ xác định việc sản xuất có hiệu quả và việc đảm bảo
sản phẩm phù hợp đúng các qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm, theo yêu cầu
pháp lý của quốc gia và thị trường nước ngoài qui định là mục tiêu hàng đầu
thông qua việc xây dựng, duy trì các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo
tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001:2000, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo
qui định của HACCP cho các sản phẩm xuất khẩu.
Quyền hạn: Để duy trì hoạt động và không ngừng phát triển, công ty có
quyền vay vốn tại hệ thống các ngân hàng Việt Nam để phục vụ sản xuất
kinh doanh và là đơn vị hạch toán độc lập. Công ty được quyền ký kết các hợp đồng
kinh tế với tất cả các đối tác có nhu cầu liên doanh, liên kết, đầu tư sản xuất và
tiêu thụ các chủng loại mặt hàng trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền.






Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH : Võ Thị Hà
25
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức của công ty VIFON









































( Nguồn : Phòng tiêu thụ ) - VIFON
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN
KIỂM SOÁT
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
PTGĐ THỨ I
PTGĐ
THỨ II
PTGĐ
THỨ III
Phân Xƣởng Mì
Phân Xƣởng
SP Gạo
Phân Xƣởng Gia Vị
Phân Xƣởng Cơ
Điện
Bộ phận kế hoạch/
P.Kế Hoạch
Cung Ứng



P.Hành Chánh
P.Kế Toán

Tài Chính
P.NC&QLCL
P.Tổ Chức
Lao Động
P.Tiêu Thụ
P.Marketing
Bộ phận
kế hoạch/
P.Kế Hoạch
CungỨng

×