Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.61 KB, 3 trang )

PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Miền Trung – khúc ruột của đất nước, con đường di sản liên tục phải hứng chịu những tai họa do thiên
nhiên mang lại trong những năm gần đây. Đã có một lúc nào ai trong số chúng ta lắng mình và tự hỏi nguyên
nhân tại đâu? Vì sao vẫn biết trước những quy luật, hậu quả khôn lường do thiên nhiên mang đến cho vùng
đất này mà chúng ta vẫn có lúc bất lực, người dân rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, “bát cơm chan đầy nước
mắt”. Xét cho cùng mọi hậu quả mà thiên nhiên mang đến cũng gắn với một phần trách nhiệm của con người
như người xưa đã triết lí: “gieo nhân nào gặp quả ấy”. Phát triển du lịch luôn gắn liền với quan hệ ứng xử với
môi trường tự nhiên. Nếu biết cách vận dụng, tận dụng và phát huy du lịch như là một công cụ bảo vệ môi
trường thiên nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình khắc phục và hạn chế tác động tiêu cực không đáng
có xảy ra cho con người và xã hội.
ỨNG XỬ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Con người dù có khác nhau từ màu da, mái tóc, sắc tộc, ngôn ngữ đến vị trí địa lí .v.v. nhưng có chung
một ngôi nhà đó là trái đất. Môi trường thiên nhiên chính là những là “nguồn thức ăn” quý giá nhất mà trái đất
ban tặng và làm phong phú đời sống cũng như tâm hồn của con người. Dù là “thức ăn” nhưng không có nghĩa
là lúc nào cũng ngon và “hợp khẩu vị các thực khách” vì có những lúc tính tình “đỏng đảnh” của mình, thiên
nhiên mang tới cho con người những “món ăn” có phần “khắc khẩu” như bão, lũ lụt, sóng thần, hiệu ứng nhà
kính .v.v. gây thiệt hại rất nhiều về tính mạng, của cải và cảnh quan. Một miền Trung của Việt Nam luôn phải
hứng chịu nhiều tang thương vì bảo, lũ lụt; cơn bão kinh hoàng Ketsana quét qua Đông Nam Á, san phẳng
làng mạc ở Campuchia, gây lụt lội khắp Philipin; một nước nước Mỹ đầy kiêu hãnh cũng không thể chống lại
được “kẻ hủy diệt” mang tên “bão lốc” (tháng 6/2008) .v.v. Song các nhà khoa học đều có chung sự thừa nhận
thực tế vai trò tích cực của môi trường thiên nhiên mang lại cho con người và cuộc sống đó là không gian
sống; cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất; nơi chứa đựng phế thải; làm giảm
nhẹ tác động có hại do con người và hoạt động sản xuất gây nên .v.v.
Môi trường thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho du lịch rất nhiều thứ, điều đó cũng có nghĩa nó là tiền đề
cho sự phát triển du lịch. Các nhà làm du lịch đã “nhảy cảm” với những “đặc ân” mà thiên nhiên ban tặng như
cảnh quan, yếu tố tự nhiên với khí hậu, nguồn nước, địa hình, hệ động thực vật .v.v. để tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ, chương trình, loại hình du lịch hấp dẫn phục vụ cho du khách. Do môi trường thiên nhiên luôn
có tính tái tạo nếu như con người nhận thức được trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của mình phải làm những gì
thì dù có khái thác như thế nào đi chăng nữa vẫn có thể duy trì được “lá phổi”, hạn chế thiên tai cho cuộc sống
con người. Các nhà làm du lịch cần nhận thức rằng bằng nhiều cách thức khác nhau cùng xã hội chung tay
góp sức ứng xử với môi trường thiên nhiên một cách linh hoạt hơn thì sự khai thác diễn ra có tính liên tục, bền


vững. Chúng ta có thể xem đó chính là “sứ mạng” giải cứu thiên nhiên và là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi
trong quá trình phát triển. Như vậy, nếu môi trường thiên nhiên đã tạo nguồn lực cho du lịch phát triển thì
hoạt động du lịch cần có trách nhiệm “đáp trả”, ứng xử “thông minh” với môi trường thiên nhiên. Sự ứng xử
thể hiện hiện cụ thể ở các mặt chủ yếu như: Ứng xử với môi trường thiên nhiên thể hiện qua hệ thống chính
sách, pháp luật; cơ sở kinh doanh; những người làm du lịch, du khách và cộng đồng địa phương. Mỗi chủ thể
có cách ứng xử riêng nhưng đều phải hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ môi trường tự nhiên, hạn chế đến
mức thấp nhất những tác hạt mà thiên nhiên mang tới.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
Một là, đối với cơ quan quản lí nhà nước về du lịch các cấp cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát
đối với hoạt động bảo vệ môi trường tại tuyến điểm du lịch, khu du lịch và trách nhiệm của các doanh nghiệp
du lịch trong việc bảo vệ môi trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thực hiện tốt các nội dung công tác
quản lí nhà nước đối với hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường mà Đảng và nhà nước giao phó (Điều 9 –
Luật Du lịch). Thực tế thì công tác kiểm tra, giám sát chưa phát huy hết vai trò, chức trách của mình; chế tài
về xử phạt đối với với các trường hợp vi phạm hay làm ô nhiễm môi trường tại các tuyến, điểm, khu du lịch
của chúng ta chưa thực sự nghiêm minh. Chính điều này là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến chúng
ta chưa thể giải quyết dứt điểm nạn ô nhiễm môi trường, cây xanh bị tàn phá. Điều gì đến cũng sẽ đến, sức
chịu đựng của môi trường thiên nhiên cũng có hạn. Tai biến và sự cố môi trường xảy ra là điều không thể
tránh khỏi.
Đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát thì cơ quản lí của ngành cần có sự phối hợp đồng bộ các hoạt
động quan với việc giáo dục, đào tạo cán bộ công nhân viên; với công tác truyên truyền trong cộng đồng địa
phương; với các ngành nghề khác để tránh tình trạng dẫm chân lên nhau và dẫn tới trường hợp là thiếu tính
liên kết, không đạt được mục tiêu cuối cùng.
Hai là, khuyến khích và ưu tiên các dự án xây dựng phát triển các khu du lịch sinh thái. Du lịch sinh
thái hiện nay được thừa nhận là một trong những công cụ hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh
học cũng như phát triển du lịch bền vững. Tuy ra đời khá muộn nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một loại
hình du lịch có triển vọng và đang phát triển với tốc độ khá nhanh, đặc biệt là trong các khu bảo tồn và vườn
quốc gia. Cần xác định trọng tâm các địa phương, khu vực thực thường xuyên chịu tác động của thiên nhiên,
ô nhiễm môi trường để đầu tư phát triển loại hình này. Chẳng hạn như ở phía tây miền Trung nước ta có nhiều
khu vực có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái như dọc các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa, Nghệ An tới
Khánh Hòa. Chúng ta cần xác định nhiệm vụ chính trong chiến lược phát triển tại các vùng này là bảo vệ môi

trường tự nhiên, hạn chế tới mức có thể những gì mà thiên tai gây ra. Nếu như quá chú trọng tới lợi nhuận và
lãng tránh vai trò của bảo vệ môi trường tự nhiên thì có thể dẫn tới nhiều vấn đề mâu thuẫn xảy ra và dễ rơi
vào trường hợp “gậy ông đập lưng ông”. Vì vậy, quá trình xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cần phải kết
hợp với trồng rừng, tái tạo những gì thuộc về tự nhiên đã bị đánh mất bởi bàn tay con người. Nếu thực hiện
tốt thì sẽ mang tới nhiều lợi ích khác nhau như duy trì và phát triển bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương; là
“bức tường thành” vững chắc để ngăn lũ từ thượng nguồn; có thêm nguồn tài chính từ việc khai thác hoạt
động du lịch để tái đầu tư công tác bảo vệ môi trường.v.v.
Ba là, phối hợp với các cộng đồng địa phương, nơi có điểm du lịch cũng như hoạt động du lịch phát
triển tổ chức chương trình «Du lịch với môi trường» thông qua các hình thức như tuyên truyền, trồng cây
xanh, kêu gọi các cơ sở kinh doanh tiết cùng tham gia và thực hiệt kiệm năng lượng. Đối tượng tham gia
chính là cơ quan quản lí thuộc các cấp, những người làm du lịch, các doanh nghiệp và tất nhiên là cả du
khách. Mỗi chủ thể có cách ứng xử và hành động với môi trường thiên nhiên riêng nhưng chung quy lại là đều
có chung mục đích nhất định. Đối với các cơ quan quản lí nhà nước sự ứng xử có thể thông qua hệ thống văn
bản pháp quy đối với bảo vệ môi trường tự nhiên để điều chỉnh hành vi của cơ sở kinh doanh, khách du lịch.
Văn bản pháp quy chỉ phát huy tác dụng khi nó đúng thời điểm, đúng đối tượng và có sự “phản hồi” bằng việc
làm thực tế của các chủ thể liên quan. Đối với các cơ sở kinh doanh có thể ứng xử bằng cách xây dựng nội
quy bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp mình; giáo dục, tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường cho các
cán bộ công nhân viên lẫn du khách đồng thời xây dựng nội quy bảo vệ môi trường ngay tại doanh nghiệp
mình; thực hiện nghiêm túc các yêu cầu mà cơ quan quản lí đưa ra. Đối với doanh nghiệp lữ hành có thể kết
hợp thông qua du khách tuyên truyền bảo vệ môi trường tới cộng đồng địa phương bằng cách in những câu
khẩu hiệu mang nội dung bảo vệ môi trường trên áo, mũ mà công ty phát cho du khách khi đi du lịch.
Bốn là, tận dụng sự chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm với môi trường của du khách nước ngoài để
giáo dục cộng đồng địa phương trong bảo vệ môi trường. Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là từ khi
đất nước chúng ta mở cửa, du lịch mở rộng vòng tay chào đón rất nhiều du khách quốc tế tới tham quan, tìm
hiểu. Sự tốt đẹp bao giờ cũng gây sự ấn tượng và nhớ mãi, từ đó xuất hiện sự hội nhập, học tập. Một trong
những ấn tượng mà chúng ta thấy ở các du khách nước ngoài chính là ý thức trách nhiệm với môi trường thiên
nhiên qua hành động thực tế của họ như không xả rác bừa bãi; nếu tại các điểm du lịch hay đang trên cuộc
hành trình không có chỗ xả rác thì họ cũng giữ lại đưa về nơi đổ rác của khách sạn; quan sát thấy người khác
xả rác bừa bãi họ liền tỏ thái độ không hài lòng .v.v . Sở dĩ họ làm được những việc tuy rất đỗi bình thường
nhưng kì thực có y nghĩa rất lớn bởi vì thực tế có nền tảng giáo dục bảo vệ môi trường; họ nhận thức được trái

đất là ngôi nhà chung và sự bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là một trong những “sợi dây vô hình” nối
kết, gắn liền các “thành viên” với nhau. Phát huy những mặt tốt mà du khách nước ngoài ứng xử với mối
trường tự nhiên có thể xem là những “bằng chứng sống” để giáo dục cộng đồng địa phương một cách hiệu
quả nhất.
Năm là, ngành du lịch thành lập quỹ về bảo vệ môi trường thông qua việc thu hút sự đóng góp của du
khách; các doanh nghiệp du lịch; các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Đây là việc làm thiết thực vì mục
đích chính của quỹ này giúp ngành du lịch đóng góp một phần trách nhiệm của mình cho xã hội và mang ý
nghĩa nhân văn cao cả. Việc huy động nguồn tài chính cho quỹ môi trường của ngành có thể thực hiện bằng
nhiều phương thức khác nhau như đặt các thùng ghi “Quỹ vì môi trường” tại các điểm, khu du lịch để đón
nhận lòng hảo tâm của du khách; tăng thêm 1 tới 2% tiền vé vào cổng tại các điểm, khu du lịch vù mục đích
môi trường; các doanh nghiệp trích một số tiền lợi nhận do việc kinh doanh tận dụng môi trường thiên nhiên
mang lại; thu từ hoạt động xử phạt do các doanh nghiệp du lịch, du khách gây ra; kêu gọi các tổ chức phi
chính phủ các nước ủng hộ .v.v. Tất nhiên để có “Quỹ vì môi trường” của ngành du lịch thu hút sự đóng góp
và hoạt động hiệu quả thì cơ quan quản lí của ngành cần phải xác định được mục tiêu, cũng như kế hoạch sử
dụng quỹ này như thế nào. Có thể chúng ta trích từ quỹ này vào việc trồng, tái tạo rừng; xây dựng các khu
sinh thái tại những nơi có hoạt động du lịch và công nghiệp phát tiển mạnh để hạn chế ô nhiễm; nhập công
nghệ xử lí rác thải; phục vụ cho công tác đào tạo, giáo dục môi trường cho các cán bộ của ngành và cộng
đồng địa phương; khen thưởng cho những người có công trong việc gìn giữa và bảo vệ môi trường thiên nhiên
.v.v. Xác định được mục tiêu, kế hoạch cụ thể có tính khả thi cao thì việc huy động nguồn tài chính cho Quỹ
môi trường du lịch có nhiều thuận lợi.
Du lịch với nhiệm vụ là khai thác môi trường tài nguyên thiên nhiên để phát triển nhưng cũng được
xem là công cụ của phát triển bền vững, góp một phần của mình trong việc bảo vệ nó. Phát huy vai trò của du
lịch trong mối quan hệ với ứng xử với môi trường tài nguyên cũng là cách giảm và hạn chế những tiêu cực
gây ra đối với con người đồng thời bảo vệ các giá trị cảnh quan, công trình sáng tạo của con người phục vụ sự
phát triển của ngành nói riêng và kinh tế xã hội của đất nước nói chung. Ứng xử tốt, thông minh với môi
trường tự nhiên tất nhiên sẽ mang lại nhiều cái lợi cho sự phát triển du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Du lịch – Tài liệu tập huấn Hướng dẫn lồng ghép Bảo vệ môi trường trong chương trình
đào tạo du lịch – Hà Nội, 2005
2. Trang web: www.moitruongdulich.vn.

Phạm Trọng Lê Nghĩa
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu
Địa chỉ: 459 Trương Công Định, P7, TP.Vũng Tàu, tỉnh BRVT
ĐTLH: 064.3859964/0907.162421 Fax: 064.3852587
Email:

×