Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
o0o
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM MÊ LINH
Sinh viên thực hiện : Lê Phương Linh
Mã sinh viên : CQ522041
Lớp : Kinh tế lao động 52B
Giảng viên hướng dẫn : ThS Mai Quốc Bảo
Hà Nội, tháng 05/ 2014
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
MỤC LỤC
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
& Và
ANLĐ An toàn lao động
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CL Chất lượng
CN Công nhân
CNSX Công nhân sản xuất
DS Dược sĩ
GĐ Giám đốc
GLP Good Laboratory Practice
(Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm)
GMP Good Manufacturing Pratice
(Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt)
GSP Good Storage Practices (Thực hành tốt bảo quản thuốc)
PCCN Phòng chống cháy nổ
PGĐ Phó giám đốc


PX Phân xưởng
QA Quality Assurance (Giám sát, quản lý và bản hành chất lượng)
QC Quality Control (Kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm)
QTKD Quản trị kinh doanh
QTNL Quản trị nhân lực
SL Số lượng
SOP Standard Operating Procedure (Quy trình chuẩn)
STT Số thứ tự
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
DANH MỤC BẢNG, BIỂU SƠ ĐỒ

Chuyên đề thực tập 5 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
PHẦN MỞ ĐẦU
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh,
rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”
1
. Câu nói đó của
Thân Nhân Trung đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng nổi, nguyên khí của
quốc gia vừa là khát vọng vươn lên, vừa là sức sống của cả dân tộc. Ở bất cứ quốc
gia nào, thời kỳ nào, nguồn nhân lực - con người cũng luôn là là yếu tố quyết định
đến thành công hay thất bại trong đường lối chính sách của một đất nước, là nhân
tố quan trọng bậc nhất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đặc biệt trong thời đại
ngày nay, kỷ nguyên của khoa học – kỹ thuật, với sự phát triển nhanh như vũ bão
của công nghệ.
Trong xu thế toàn cầu hóa thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp hiện nay không chỉ cạnh tranh về quy mô tài chình mà vấn đề quản lý và sử
dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả nhất cũng đang rất được quan tâm. Công tác
đào tạo giữ vai trò then chốt để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh, tôi đã tìm
hiểu về công tác quản lý nguồn nhân lực tại đây, đặc biệt là công tác đào tạo. Tôi
nhận thấy Công ty đã có một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực khá hợp lý theo đúng
quy trình, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được giải quyết
để nâng cao hơn nữa hiệu quả nhân lực.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá công tác đào tạo
nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh” làm đề tài nghiên cứu
để góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế, đồng thời phát huy những thành
tích đạt được của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Dược phẩm
Mê Linh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh.
- Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài của tôi tập trung vào
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013.
1 Tiến sĩ Thân Nhân Trung, " Đại bảo tam niên nhâm tuất khoa tiến sĩ đề danh bi" soạn năm 1484 theo lệnh
của vua Lê Thánh Tông.
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 6 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Mục tiêu đề tài nghiên cứu
- Vận dụng các kiến thức đã học về công tác đào tạo nguồn nhân lực để phân
tích thực trạng công tác này tại Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh.
- Từ đó rút ta những ưu điểm cũng như hạn chế của công tác đào tạo nguồn
nhân lực và đề xuất một số kiến nghị, mạnh dạn đưa ra các giải pháp góp phần hoàn
thiện hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác đào tạo nguồn nhân lực và phương
pháp nghiên cứu
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công
ty TNHH dược phẩm Mê Linh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực
tại công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh trong thời gian tới
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 7 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về công tác đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay, ở Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh chưa có bài nghiên cứu nào
viết về công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đào tạo nguồn nhân lực luôn là
yếu tố trọng tâm trong định hướng phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, vì vậy đã
có rất nhiều bài nghiên cứu viết về đề tài này như:
 Đề tài “Đánh giá về công tác đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn GMP, GLP,
GSP tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây” của tác giả Chu Hồng Ngọc, năm
2013, chuyên ngành Kinh tế lao động. Đề tài này khá sát với công trình mà tôi đang
nghiên cứu nhưng trong phạm vi hẹp hơn, chỉ phân tích công tác đào tạo trong các
khóa học về GMP, GLP, GSP. Bài viết đã chỉ ra được những điểm mạnh của Công
ty nhưng hầu như rất chung chung mà không có số liệu, tài liệu đi kèm như: Công
ty đã quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng được quy trình đào
tạo tiêu chuẩn, thống nhất áp dụng cho toàn công ty; việc lựa chọn đối tượng dựa
trên các yêu cầu cụ thể đối với mỗi chương trình Nhược điểm của công ty mà bài
viết nêu ra là chưa có bộ phận phụ trách về công tác đào tạo nguồn nhân lực;
phương pháp xác định nhu cầu đào tạo của công ty không dựa vào phân tích doanh
nghiệp (phân tích tổ chức doanh nghiệp, phân tích môi trường tổ chức) và phân tích
tác nghiệp dẫn đến việc xác định nhu cầu còn thiếu chính xác Giải pháp ở đây là
áp dụng các phương pháp khoa học để xác định kết quả của phân tích công việc từ
đó đưa ra số lượng nhu cầu cần được đào tạo trên thực tế
 Chuyên đề: “Hoàn thiên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần xi măng Bút Sơn” của tác giả Mai Quốc Bảo, năm 2007, chuyên ngành
Kinh tế lao động, đã nêu lên đầy đủ và toàn diện về các vấn đề liên quan đến công

tác đào tạo trong một doanh nghiệp. Các giải pháp trong bài nghiên cứu là thiết kế
lại bản mô tả công việc kèm với bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện
và bản bản tiêu chuẩn thực hiện công việc; nâng cao chất lượng chuyên môn của đội
ngũ cán bộ phụ trách về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tổ chức học
tập thi đua giữa các đơn vị…
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 8 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
 Chuyên đề: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex” của tác giả Nguyễn Xuân Hòa, năm
2011, chuyên ngành Quản trị nhân lực. Công ty là một tập đoàn lớn trong nước, lĩnh
vực hoạt động kinh doanh đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào những ngành trọng
điểm mang tính độc quyền như xăng dầu, khí đốt… Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn
nhân lực vẫn tồn tại một số hạn chế do đội ngũ cán bộ chưa xác định rõ trách nhiệm;
nhiệm vụ của mình trong công tác này, việc xác định nhu cầu đào tạo diễn ra chậm
chạp, ảnh hưởng đến tiến độ đào tạo; các phương pháp được lựa chọn trong chương
trình học không đa đa dạng, đó đều là những phương pháp truyền thống như chỉ dẫn
trong công việc, kèm cặp và tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp…
 Chuyên đề: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội” của tác giả Bùi Văn Minh, năm 2012,
chuyên ngành Quản trị nhân lực. Dựa vào mô hình đánh giá của tiến sĩ Donald Kid
Patrick về các mức độ: phản ứng của học viên; kiến thức, kỹ năng học được; ứng
dụng vào thực tế công việc; kết quả doanh nghiệp đạt được, bài viết đã đưa ra các
bảng, phiếu điều tra để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của công tác đào tạo như:
Phiếu đánh giá năng lực đào tạo, Phiếu đánh giá kết quả thực hiện công việc, Bảng
cân đối nguồn nhân lực…
 Chuyên đề: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại Tổng
Công ty may 10 – Công ty Cổ phần” của tác giả Hà Thị Thanh Tâm, năm 2011,
chuyên ngành kinh tế lao động. Bài viết kiến nghị các giải pháp hoàn thiện công tác
đào tạo dựa trên viêc xây dựng hệ thống mức lương theo từng vị trí làm việc, bên
cạnh đó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; thực hiện các chính sách

và chế độ đãi ngộ tốt hơn cho học viên, xây dựng thêm các phần mềm quản lý hồ sơ
ứng viên, kết hợp học tập với tham quan, dã ngoại…
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Các phương pháp nghiên cứu về thực tiễn nhằm thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp quan sát
Trực tiếp đến quan sát tình hình đào tạo tại Công ty, đưa ra những nhận định
tổng quan nhằm đánh giá, phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân cuả các hạn chế
và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân
lực tại Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh.
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 9 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng phiếu điều tra dành cho đối tượng là tất cả cán bộ công nhân viên
trong Công ty nhằm thu thập những thông tin, ý kiến nhận xét, đánh giá cần thiết
phục vụ cho cho công việc phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
(“Phiếu điều tra về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Dược phẩm
Mê Linh” tham khảo phụ lục)
Số lượng phiếu phát ra và thu về: 60 phiếu, trong đó:
- Khối nhân viên văn phòng : 20 phiếu
- Khối sản xuất: 35 phiếu
- Khối cán bộ quản lý: 5 phiếu
Biểu đồ 1.1: Số lượng cán bộ công nhân viên tham gia nghiên cứu theo
giới tính và độ tuổi
Nguồn: Kết quả điều tra của bài nghiên cứu
Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu, vấn đề cần nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Bài viết sử dụng phương pháp này khi
phân tích, đánh giá từng yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quy trình đào tạo nguồn

nhân lực của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh. Công ty đã đạt được những
thành tựu gì cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục thông qua từng yếu tố.
Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh thực trạng quy mô và chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực giữa các giai đoạn, các năm khác nhau để có thể rút ra được
nguyên nhân của những sự chênh lệch đó về số lượng và chất lượng lực lượng lao
động trong Công ty.
Phương pháp tập hợp hệ thống tư liệu, số liệu được phát hành, xuất bản qua
kênh chính thức như: Báo cáo nguồn nhân lực của phòng Tổ chức – Hành chính,
bản Kế hoạch đào tạo hằng năm của phòng Đảm bảo chất lượng… Bên cạnh đó, tôi
sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu, sách, tạp chí, báo có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 10 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 11 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM MÊ LINH TRONG GIAI ĐOẠN
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2013
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty viết bằng tiếng việt : CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM MÊ LINH
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài :
ME LINH PHARMACEUTICAL – COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt : MELIPHAR CO., LTD
Địa chỉ trụ sở chính : Thôn Duyên Trường – Xã Duyên Thái – Huyện
Thường Tín – Thành phố Hà Nội.
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày
21 tháng 7 năm 2011.

Phạm vi hoạt động của Công ty: Hoạt động trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công ty có thể mở chi nhánh, văn
phòng đại diện trong nước và ngoài nước theo qui định của Luật pháp Việt Nam.
Ngày 08/4/2003 Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh được sở Kế hoạch đầu
tư thành phố Hà Nội quyết định thành lập theo Quyết định số: 0101353379 thay đổi
lần thứ 7. Vốn điều lệ: 500 triệu đồng. Do cựu chiến binh - Dược sĩ Nguyễn Quốc
Dũng làm Giám đốc.
Đặt trụ sở tại: Phường Trung Hòa- Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Năm 2011, Công ty chuyển trụ sở về xã Duyên Thái – Huyện Thườn Tín –
Hà Nội, tiếp tục sản xuất - Tuyển dụng thêm nhân lực - Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn, xây dựng củng cố lại các phòng, ban. Phòng thí nghiệm đạt
ISO/IEC 17025 Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, các chứng nhận: GMP- WHO,
GSP, GLP do Cục quản lý Dược - Bộ Y Tế cấp. Các chế độ đối với người lao động
được công ty quan tâm thực hiện theo đúng Bộ luật lao động: Được đóng Bảo hiểm
Xã Hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp, lương được trả đúng kỳ hạn. Tổ
chưc Công đoàn được thành lập và duy trì tốt, phúc lợi được cải thiện.
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 12 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Bảng 2.1: Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh
Lịch sử hình thành và
phát triển
Nhân sự Vốn điều lệ
Ngày 8/4/2003 Công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh (Meliphar)
được thành lập.
Trụ sở phường Trung Hòa, quận
Cầu Giấy, Hà Nội.
Gồm 10 cán bộ, trong đó
có 3 Dược sĩ Đại học làm

công tác nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ.
500 triệu đồng
Ngày 7/11/2005, khai trương
xưởng sản xuất thực phẩm chức
năng dạng cốm bột.
Gồm 26 cán bộ, trong đó
có 5 Dược sĩ Đại học làm
công tác nghiên cứu thực
phẩm chức năng.
1,5 tỷ đồng
Ngày 10/4/2008, khởi công xây
dựng nhà máy Meliphar.
Trụ sở: Duyên Trường – Duyên
Thái – Thường Tín – Hà Tây.
2,8 tỷ đồng
Ngày 29/4/2010, khai trương dây
truyền sản xuất cốm bột.
Gồm 48 cán bộ, trong đó
có 9 cán bộ làm công tác
nghiên cứu thực phẩm
chức năng.
35 tỷ đồng
Ngày 9/11/2010, chuyển trụ sở về
Duyên Trường – Duyên Thái –
Thường Tín – Hà Tây.
Khai trương dây chuyền sản xuất
viên nang cứng, nang mềm.
Gồm 98 cán bộ, trong đó
có 21 Dược sĩ Đại học và

tương đương.
Ngày 25/4/2011, đầu tư mới dây
chuyền sản xuất viên nén và viên
nén bao.
Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc
nước tự động.
115 cán bộ trong đó có 26
Dược sĩ Đại học và tương
đương.
Nguồn: Wesite Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh http:/meliphar.vn/
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 13 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
Sản xuất, mua bán thực phẩm và thực phẩm chức năng.
Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm và thực phẩm
chức năng.
Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược liệu.
Sản xuất và mua bán trang thiết bị ngành công nghiệp chế biến dược phẩm,
dược liệu.
Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm.
Sản xuất, mua bán trang thiết bị y tế.
Sản xuất, mua bán mỹ phẩm và hóa chất.
Sản xuất, mua bán dược phẩm.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 14 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
PHÒNG
KẾ HOẠCH KINH DOANH

PHÒNG
DỰÁN
PHÒNG
KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PX
NANG
MỀM
TỔ ĐÓNG GÓI CẤP 2
TỔ
PHA CHẾ
ĐÓNG GÓI
CẤP 1
TỔ
PHA CHẾ
ĐÓNG GÓI
CẤP 1
ĐÓNG GÓI
CẤP 1
PHÒNG
KIỂM NGHIỆM
PHÒNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
PHÒNG
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 15 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

GIÁM ĐỐC
PGĐ. SẢN XUẤT
PGĐ. KỸ THUẬT(Chất lượng)
TỔ
PHA CHẾ
DẬP VÀ BAO VIÊN
PX
THUỐC
NƯỚC
PX
THUỐC
VIÊN, CỐM, BỘT
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 16 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo

Nguồn: Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 17 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh là cơ cấu
trực tuyến chức năng, Ban giám đốc là người điều hành và chỉ đạo trực tiếp các hoạt
động của các phòng, ban. Các phòng, ban có nhiệm vụ tường trình các kế hoạch làm
việc lên Ban giám đốc và tiến hành thực hiện các kế hoạch đó một cách hiệu quả.
Mô hình quản lý bộ máy như trên là rất phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay của
Công ty, các thông tin trao đổi, tương tác làm việc giữa các phòng ban với nhau và
với Ban giám đốc rất rõ ràng, nhanh chóng, hiệu quả và không chồng chéo.
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức – Hành chính
Căn cứ vào quy mô và đặc diểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty tổ
chức phòng Tổ chức – Hành chính theo sơ đồ tổ chức sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nhân sự phòng Tổ chức – Hành chính
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 18 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
• Chức năng nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - Hành chính:
Quản lý nhà đất, xây dựng cơ bản, sửa chữa và bảo trì nhà xưởng.
Thực hiện công tác nhân sự trong công ty: Tuyển dụng lao động mới, đào tạo
nhân viên, bố trí sắp xếp lao động hợp lý.
Thực hiện chế độ lao động về tiền lương, chế độ chính sách khác của Nhà
nước đúng quy định.
Xây dựng đơn giá về tiền lương, định mức lao động.
Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh môi trường ngoài khu vực sản xuất và
công tác phòng chống cháy nổ, lụt lội, thiên tai.
Cung cấp trang thiết bị, bảo hộ lao động phù hợp với cán bộ công nhân viên
trên các lĩnh vực hoạt động.
Bảo vệ chính trị nội bộ.
Thực hiện các công tác hành chính khác.
2.1.4 Kết quả về hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty
Bảng 2.2: Kết quả về hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn vốn (đồng)
78.861.435.223 90.864.422.336 103.041.066.002
Doanh thu (đồng)
15.264.328.804 18.702.872.995 20.949.108.528
Lợi nhuận bán hàng (đồng)
6.483.600.659 4.678.217.257 5.326.333.821
Lợi nhuận sau thuế (đồng)
522.189.905 282.569.912 297.999.973
Quỹ tiền lương (đồng)

5.828.880.456 7.216.461.945 8.339.067.904
Số lao động (người)
98 115 127
Tiền lương bình quân
(đồng/người) 59.478.372 62.751.843 65.661.952
Năng suất lao động bình quân
(đồng/người)
155.758.457 162.633.678 164.953.610
Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng Kế toán công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 19 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
trước đây tập trung vào sản xuất các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng. Trong
năm 2012, Ban Giám đốc đã quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển
sang sản xuất và kinh doanh dược phẩm, mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất, đa
dạng hóa nhiều loại sản phẩm, đầu tư, tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất thuốc
mỡ, thuốc nước, cream
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu (khoảng trên
65%), vốn vay cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (30%).
Doanh thu về bán hàng và dịch vụ qua các năm đều tăng với chênh lệch và tỉ
lệ tăng: năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 3.438.544.191 đồng với tỉ lệ tăng là
22,53%, năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 2.246.235.533 đồng với tỉ lệ tăng là
12,01%. Từ năm 2011, Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh đầu tư chi phí nâng
cấp hoặc thay thế một số máy móc thiết bị, tăng trình độ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường, xây dựng thêm nhà máy mở rộng quy mô sản
xuất dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2011 so với năm
2010 giảm xuống 282.569.912 đồng, với tỉ lệ giảm khá mạnh là 45,88% nhưng đến
năm 2012 sau khi đã bỏ ra chi phí tài chính ở năm trước, lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp tăng nhưng vẫn còn chậm, tăng hơn so với năm 2011 là

15.430.061 đồng, với tỉ lệ tăng là 5,46%, Tuy vậy, điều này cũng chứng tỏ công ty
đã đi đúng hướng với mục tiêu đề ra của mình.
Đầu năm 2011 toàn bộ công ty chuyển về nhà máy mới, công ty tiếp tục sản
xuất - tuyển dụng thêm nhân lực - tiếp tục đào tạo bòi dưỡng kiến thức chuyên môn,
xây dựng củng cố lại các phòng, ban. Phương châm của công ty là muốn cho Nhà
máy vận hành tốt ngoài trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, vấn đề Con người là khâu
quyết định. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, số lượng người lao động liên tục
tăng, đặc biệt cán bộ Dược sĩ Đại học tăng đều qua các năm, công ty luôn chú trọng
đến nguồn nhân lực trình độ cao vì đây là nhân tố quan trọng góp phần làm nên sự
phát triển của công ty. Năm 2012, số lượng lao động của Công ty là 127 người, tăng
29,59% so với năm 2010, đặc biệt là tăng gấp 12 lần so với năm 2003 – khi mới
thành lập Công ty.
Năng suất lao động tăng đều qua các năm và luôn lớn hơn tiền lương bình
quân, chứng tỏ phương hướng hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty
TNHH Dược phẩm Mê Linh đang làm tỏ ra hiệu quả. Năng suất lao động bình quân
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 20 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
năm 2012 là 164.953.610 đồng/người tăng 5,9% so với năm 2010 và lớn hơn tiền
lường bình quân năm 2012 là 65.661.952 đồng/người.
Mức thu nhập của người lao động tại Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
tương đối ổn định (giai đoạn năm 2010-2012, trung bình mỗi năm tăng 3.8%). Sự
điều chỉnh này để phù hợp với mức lạm pháp trên thị trường, đảm bảo được mức
sống của họ và chi tiêu của gia đình, tuy nhiên với mức thu nhập này cuộc sống
người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
2.1.5 Thực trạng nguồn nhân lực của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
2.1.5.1 Về số lượng lao động
Bảng 2.3:Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
năm 2012
Kết cấu lao động
Năm 2012

Người Tỷ lệ %
Theo phòng, ban,
phân xưởng
Ban Giám đốc 3 2,36
P. Tổ chức - Hành chính 12 9,45
P. Kế toán 3 2,36
P.Kế hoạch kinh doanh 3 2,36
P. Dự án 2 1,56
P. Ngiên cứu và phát triển 5 3,94
P. Đảm bảo chất lượng 6 4,72
P. Kiểm nghiệm 7 5,51
P. Kỹ thuật vật cơ điện 8 10,24
PX Nang mềm 23 18,11
PX Thuốc nước 19 14,96
PX Thuốc, viên, cốm, bột 36 28,35
Theo loại hợp đồng Dài hạn 127 100
Ngắn hạn 0 0
Nguồn: Tổng hợp báo cáo nhân sự năm 2012 của phòng Tổ chức – Hành chính
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
- Về cơ cấu lao động phân theo tính chất công việc:
Bảng 2.4: Số lượng lao động phân theo tính chất công việc qua các năm của
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 21 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL % SL % SL %
Lao động trực tiếp 70 71,43 74 64,35 78 61,42
Lao động gián tiếp 28 28,57 41 35,65 49 38,58
Tổng 98 100 115 100 127 100
Nguồn: Tổng hợp báo cáo nhân sự năm 2012 của phòng Tổ chức – Hành chính

Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
Quy mô nguồn nhân lực Công ty liên tục tăng lên qua các năm cả về đội ngũ
sản xuất trực tiếp lẫn lao động quản lý. Sự tăng lên này phù hợp với tình hình sản
xuất của Công ty do tháng 4 năm 2010, Công ty khai trương dây truyền sản xuất
cốm bột, cùng năm đó, Công ty chuyển trụ sở về Hà Tây, khai trương thêm dây
chuyền sản xuất nang cứng, nang mềm. Năm 2011, Công ty tiếp tục đầu tư mới dây
chuyền sản xuất viên nén và viên bao. Lao động trực tiếp tuy có tăng về số lượng
nhưng lại giảm về tỷ trọng trong những năm gần đây, cụ thể năm 2010 số lao động
trực tiếp là 70 người chiếm 71,43% đến năm 2012 tăng 78 người nhưng chỉ chiếm
61,42%. Lao động gián tiếp có xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ trọng, năm 2010
chỉ có 28 người chiếm 28,57% đến năm 2012 tăng lên 49 người chiếm 38,58%. Tỷ
lệ lao động trực tiếp vẫn lớn hơn lao động gián tiếp là hợp lý nhưng lao động gián
tiếp vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao. Sự giảm tỷ trọng lao động trực tiếp là do công
ty đầu tư rất nhiều dây chuyền sản xuất thuốc tự động, hiện đại, thay thế việc sản
xuất theo cách truyền thống tốn nhiều nhân lực. Bên cạnh đó, Công ty hiện đang tập
trung nghiên cứu sâu các dự án về phát triển sản phẩm nên sau khi chuyển về trụ sở
mới nhiều phòng ban được thành lập như phòng Nghiên cứu phát triển, phòng Dự
án dẫn đến số lượng lao động gián tiếp tăng nhanh, năm 2012 tăng 10,01% so với
năm 2010.
Tuy lao động trực tiếp chiếm số lượng lớn nhưng hiện nay các chương trình
đào tạo ở Công ty chủ yếu dành cho lao động quản lý, các khóa học dành cho lao
động trực tiếp đa số là những khóa học bắt buộc phải có hoặc những khóa học đơn
giản như đào tạo tay nghề công nhân đứng máy
- Về cơ cấu lao động phân theo giới tính:
Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động nam và lao động nữ có xu hướng
tiến về gần bằng nhau. Tuy nhiên lao động nam vẫn lớn hơn lao động nữ cả về số
lượng và tỷ lệ. Số lượng lao động nam liên tục tăng từ 63 người năm 2010 lên 76
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 22 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
người năm 2012 nhưng tỷ lệ giảm từ 64,29% xuống 59,84%. Lao động nữ có

khuynh hướng tăng cả số lượng lẫn tỷ lệ, năm 2010 có 35 người chiếm 35,71% đến
năm 2012 có 51 người tăng lên 40,16%. Do Công ty đầu tư nhiều máy móc hiện đại
sử dụng ít sức lao động so với trước kia nên tỷ lệ lao động nam/nữ như trên là hợp
lý. Một số phòng, ban với đặc thù công việc luôn cần nhiều lao động nam như
phòng Kỹ thuật, cơ điện; phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó,
có những bộ phận đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của lao động nữ như phòng Kiểm
nghiệm, phòng Đảm bảo chất lượng, điều này tạo ra sự cân bằng giữa lao động nam
và nữ trong Công ty.
Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động phân theo giới tính qua các năm của
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
Nguồn: Tổng hợp báo cáo nhân sự năm 2012 của phòng Tổ chức – Hành chính
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
- Về cơ cấu độ tuổi trong Công ty:
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh có một đội ngũ lao động trẻ với tỷ lệ
lao động từ 18- 50 tuổi chiếm 94,49% trong đó lao động từ 18 – 35 tuổi có 72 người
tương ứng với 56,69% (năm 2012). Số lượng lao động ở các độ tuổi đều tăng lên
qua các năm chứng tỏ quy mô nguồn nhân lực của Công ty đang được mở rộng. Cơ
cấu lao động trẻ, có sức khỏe và ham học hỏi, đây là điều kiện rất tốt để Công ty
thực hiện các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, những người có độ tuổi từ 50 – 60
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu lao động (năm 20012: 5,51%), đa số là các lãnh
đạo chủ chốt của Công ty, họ mới là những người thường xuyên được cử đi đào tạo
các lớp kỹ năng, hội thảo Việc đưa cán bộ lãnh đạo đi đào tạo sẽ giúp Công ty có
những nhà quản lý giỏi, có kiến thức và trình độ chuyên môn, nhưng những người
này có độ tuổi lớn, sự tiếp thu kiến thức, năng động, sáng tạo trong quá trình học
tập sẽ bị hạn chế hơn so với người trẻ tuổi. Do vậy, Công ty nên bố trí nhiều hơn
các khóa đào tạo cho đội ngũ lao động trẻ.
Biểu đồ 2.2: Số lượng lao động phân theo cơ cấu tuổi của
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 23 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo

Nguồn: Tổng hợp báo cáo nhân sự năm 2012 của phòng Tổ chức – Hành chính
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
2.1.5.2 Về chất lượng lao động
So với các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất dược
phẩm thì chất lượng lao động của Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh còn thấp, ở
mức trung bình do trình độ lao động trên Đại học chỉ có 1 Thạc sỹ chiếm 0,79% .
Công ty là doanh nghiệp tư nhân nhỏ có 127 lao động (năm 2012) với 35 lao động
Đại học chiếm 27,56% tăng 6,13% so với năm 2010; 24 lao động Cao đẳng chiếm
18,9% và 58 trung cấp công nhân kỹ thuật chiếm 45,67%. Công ty sử dụng các
công nghệ tiên tiến tự động, cần ít đến trình độ chuyên môn kỹ thuật nên chất lượng
lao động như trên là phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. Tuy nhiên, lao động
chưa qua đào tạo có xu hướng liên tục tăng lên qua các năm, năm 2012 là 9 người
chiếm 7,08%, số lao động này hầu hết ở các bộ phận bảo vệ, nhân viên bếp.
Bảng 2.5: Số lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn của Công ty
TNHH Dược phẩm Mê Linh
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SL % SL % SL %
Trên Đại học 0 0 1 0,87 1 0,79
Đại học 21 21,43 26 22,61 35 27,56
Cao đẳng 23 23,47 23 20,00 24 18,90
Trung cấp, công nhân kỹ thuật 48 48,98 57 49,57 58 45,67
Chưa qua đào tạo 6 6,12 8 6,95 9 7,08
Tổng 98 100 115 100 127 100
Nguồn: Tổng hợp tài liệu phòng Tổ chức – Hành chính Công ty TNHH Dược phẩm
Mê Linh
2.2 Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013
2.2.1 Phân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh
2.2.1.1 Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nguồn nhân lực

SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 24 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH
Dược phẩm Mê Linh gồm có:
- Giám đốc Công ty, có vai trò xem xét, phê duyệt mọi văn bản, chương trình
liên quan đến công tác đào tạo.
- Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính có trách nhiệm: xác định nhu cầu đào
tạo, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nội bội và bên ngoài cho Công ty.
- Nhân viên văn thư và cán bộ lao động tiền lương có nhiệm vụ phối hợp, hỗ
trợ Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính; thu thập ý kiến, nguyện vọng đào tạo của
người lao động và các phòng, ban sau đó sẽ tiến hành xây dựng chương trình đào tạo.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đào tạo của Công ty TNHH Dược phẩm
Mê Linh:
- Hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện chính sách đào tạo, phối hợp với các
phòng, ban khác xây dụng kế hoạch đào tạo, quy trình đào tạo của công ty tuân
theo một hướng nhất định dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.
- Thực hiện đào tạo thêm các nội dung hội nhập cho nhân viên nội bộ và các nội
dung liên quan đến các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc cơ bản.
- Các chương trình đào tạo phải được thực hiện đầy đủ, đáp ứng với kế hoạch
đặt ra; đội ngũ giáo viên giảng dạy được lựa chọn phù hợp với tiêu chí đào
tạo, uy tín, có kinh nghiệm.
- Tổ chức các khóa học và các chương trình đào tạo, hội thảo.
- Kết hợp với giáo viên để thiết kế chương trình giảng dạy cho phù hợp mục
tiêu đào tạo.
- Tìm hiểu và thực hiện các hình thức, phương pháp kiểm tra học viên về nội
dung đào tạo trong và sau khóa học.
- Quản lý ngân sách, dự trù kinh phí trước mỗi đợt đào tạo, sử dụng có hiệu quả
quỹ đào tạo và phát triển nhân lực.
- Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực, đối tác cung cấp dịch
vụ đào tạo.

- Xây dựng, phát triển và duy trì mạng lưới các công ty, trường học cung ứng
đào tạo, các giảng viên, chuyên gia tư vấn; khi có nhu cầu chủ động huy động
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập 25 GVHD: ThS. Mai Quốc Bảo
đội ngũ đào tạo.
- Thường xuyên cập nhật ý kiến, nguyện vọng của cán bộ công nhân viên trong
Công ty về công tác đào tạo.
Tóm lại, ta có thể thấy sự phân công nhiệm vụ như trên được phân chia rõ
ràng, không chồng chéo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nguồn
nhân lực của công ty được thực hiện hiệu quả, chính xác.
2.2.1.2 Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo là bước đầu tiên trong trình tự xây dựng một
chương trình đào tạo. Dưới đây là quy trình đào tạo nguồn nhân lực của Công ty
TNHH Dược phẩm Mê Linh:
Sơ đồ 2.3: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực của
Công ty TNHH Dược phẩm Mê Linh
SV: Lê Phương Linh Kinh tế lao động 52B

×