Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.82 KB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG
VIỆC TẠI CÁC ĐƠN VỊ THAM MƯU CỦA CỤC TẦN SỐ VÔ
TUYẾN ĐIỆN THUỘC BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Sinh viên thực hiện :
Đoàn Thị Hoài Trang
Lớp :
Kinh tế Lao Động 52B
Mã SV
:
CQ523732
Khóa
: 52
Giảng viên hướng dẫn
:
TS. Võ Nhất Trí
Hà Nội, 2014
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề thực tập
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, em đã được nhận sự hướng dân,
giúp đỡ nhiệt tình của TS. Võ Nhất Trí và các bác, các cô chú, các chị phòng Tổ
chức cán bộ Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy
nhiên do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chuyên đề của em không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo
để chuyên đề được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Hoài Trang
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Chuyên đề thực tập
o0o
BẢN CAM ĐOAN
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang
Lớp: Kinh tế Lao động 52B
Khóa: 52
Mã sinh viên: CQ523732
Khoa: Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp từ ngày 06/02/2014 đến ngày 21/05/2014,
tôi đã hoàn thiện chuyên đề với đề tài: “ Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện
công việc tại các đơn vị tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông
tin và Truyền thông”. Bài báo cáo chuyên đề thực tập này là kết quả của quá trình
nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn hoạt động quản trị nhân lực nói chung và công tác
đánh giá thực hiện công việc nói riêng tại cơ sở thực tập.
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi sử dụng trong chuyên đề này là
thông tin chính xác và hoàn toàn không sao chép từ bất cứ tài liệu không có nguồn
trích dẫn nào.
Nếu có nội dung sai phạm trong chuyên đề, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Đoàn Thị Hoài Trang
MỤC LỤC

Chuyên đề thực tập
LỜI CẢM ƠN
Chương 1 1
Tổng quan nghiên cứu về đề tài 1
1.2.1.Các đề tài nghiên cứu liên quan đến tổ chức: 3
1.2.2.Các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: 3
Chương 2 5
Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị tham
mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
thời gian qua 5
2.1. Một số đặc điểm chủ yếu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc thời gian qua: 5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 5
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý: 6
Bảng 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện 7
2.1.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Cục Tần số vô tuyến điện: 12
Bảng 2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Cục Tần số vô tuyến điện thời gian qua (2011-
2013) 12
2.1.4. Đặc điểm hoạt động quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần
số vô tuyến điện: 14
2.1.5. Tình hình sử dụng quỹ lương: 16
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng quỹ lương thời gian qua (2010-2013): 16
2.1.6. Nhận xét: 17
2.2. Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị tham mưu của Cục Tần số
vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông 17
2.2.1. Quan điểm về đánh giá thực hiện công việc tại Cục Tần số vô tuyến điện: 17
2.2.2. Thực trạng công tác phân tích công việc tại phòng Tổ chức cán bộ của Cục Tần số vô
tuyến điện: 18
2.2.3. Phân tích tình hình đánh giá thực hiện công việc: 24
Bảng 2.4. Mẫu phiếu giao nhiệm vụ cá nhân 30

Chuyên đề thực tập
Bảng 2.5. Thang điểm cho các mức đánh giá: 31
Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp cho nhân viên có thể lượng hóa được tình hình thực
hiện công việc bằng điểm. Nhờ đó mà có thể so sánh về điểm số và thuận tiện trong việc đưa
ra các quyết định quản lý liên quan đến đánh giá năng lực của nhân viên. Nhưng việc lượng
hóa tình hình thực hiện công việc bằng điểm như trên sẽ gây ra những lỗi chủ quan trong
đánh giá như lỗi thiên vị ( có thể xảy ra trường hợp lãnh đạo hoặc nhân viên trong phòng yêu
thích người này hơn thi sẽ dễ cho điểm đánh giá của người đó cao hơn và ngược lại), lỗi
thành kiến, định kiến hay lỗi xu hướng trung bình do không muốn mất lòng người khác nên
đánh giá tất cả ở mức trung bình. 32
Dưới đây là kết quả đánh giá xếp loại hàng tháng của Cục và cụ thể là tại phòng Tổ chức cán
bộ: 32
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá xếp loại hàng tháng tại Cục Tần số vô tuyến điện 32
2.2.4. Thực trạng quản lý và sử dụng kết quả ĐGTHCV tại phòng Tổ chức cán bộ của Cục Tần
số vô tuyến điện: 34
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực hiện công việc năm 2011,2012,2013 tại các đơn vị tham mưu
của Cục Tần số vô tuyến điện 37
2.2.5. Đánh giá chung: 38
Chương 3 39
Một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác đánh giá công việc
tại Cục Tần số vô tuyến điện 39
3.1. Quan điểm và phương hướng phát triển của Cục Tần số vô tuyến điện: 39
3.2. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị tham
mưu của Cục Tần số vô tuyên điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông: 41
3.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích công việc: 41
3.2.2. Bổ sung cách thức đánh giá: 45
3.2.3. Áp dụng thêm phương pháp đánh giá để hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công
việc: 45
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VTĐ: vô tuyến điện
TCCB: tổ chức cán bộ
CBCC: cán bộ công chức
CCVC: công chức viên chức
ĐGTHCV: đánh giá thực hiện công việc
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện . Error: Reference
source not found
Bảng 2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Cục Tần số vô tuyến điện thời gian
qua (2011-2013) Error: Reference source not found
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng quỹ lương thời gian qua (2010-2013): Error:
Reference source not found
Bảng 2.4. Mẫu phiếu giao nhiệm vụ cá nhân . . Error: Reference source not found
Bảng 2.5. Thang điểm cho các mức đánh giá: . Error: Reference source not found
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá xếp loại hàng tháng tại Cục Tần số vô tuyến điện . Error:
Reference source not found
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá thực hiện công việc năm 2011,2012,2013 tại các
đơn vị tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện……………………… 39
Chuyên đề thực tập
Chương 1
Tổng quan nghiên cứu về đề tài
1.1. Lời mở đầu
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đánh giá thực hiện công việc đang và sẽ là hoạt động quản trị nhân lực quan
trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Mục tiêu của hoạt động này là cải tiến
sự thực hiện công việc của người lao động, giúp cho những người quản lý có thể

đưa ra các quyết định nhân sự. Do đó các kết quả của đánh giá thực hiện công việc
còn giúp cho bộ phận quản lý nguồn nhân lực, lãnh đạo có thể đánh giá các hoạt
động chức năng về nguồn nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn, định hướng và các
hoạt động khác, kiểm điểm được mức độ hiệu quả của hoạt động, từ đó có các
phương hướng điều chỉnh. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến tình trạng làm sai lệch các ý
kiến đánh giá về tình hình làm việc của người lao động, giảm động lực làm việc dẫn
đến các vấn đề khác.Vì vậy vấn đề đặt ra với mọi tổ chức là xây dựng và quản lý
một hệ thống đánh giá có tác dụng hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao
động và phát triển họ.
Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan hành chính nhà nước nhưng lại thực
hiện cơ chế tài chính như đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động có tính đến
các yếu tố về đầu tư, chi thường xuyên, lao động và tiền lương. Do đặc điểm đặc
thù đó mà em muốn tiến hành việc đánh giá thực hiện công việc để nghiên cứu xem
quy trình đánh giá công việc đã hợp lý chưa, Cục hiện nay đang áp dụng phương
pháp đánh giá nào và tác động của việc đánh giá đến bản thân người lao động như
thế nào…Vì thế mà em đã lựa chọn đề tài là “ Hoàn thiện công tác đánh giá thực
hiện công việc tại các đơn vị tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông” làm chuyên đề tốt nghiệp để có cái nhìn tổng quan
hơn về công tác đánh giá thực hiện công việc tại phòng Tổ chức cán bộ nói riêng và
của Cục Tần số vô tuyến điện nói chung rồi đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện
công tác đánh giá thực hiện công việc tại đây.
1.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
1
Chuyên đề thực tập
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị
tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông
- Phạm vi nghiên cứu:
 Giới hạn không gian: do hạn chế về điều kiện thời gian nên em sẽ chỉ tiến

hành các hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị tham mưu
của Cục Tần số vô tuyến điện nhưng sẽ đi sâu phân tích hoạt động đánh giá
thực hiện công việc tại phòng Tổ chức cán bộ của Cục Tần số vô tuyến điện
để có thể đánh giá một cách cụ thể rồi mới khái quát toàn bộ vấn đề nghiên
cứu.
 Giới hạn thời gian: Tất cả thông tin, số liệu được sử dụng từ năm 2011 đến
năm 2013.
1.1.3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài phân tích thực trạng đánh giá thực trạng đánh giá thực hiện công việc
tại các đơn vị tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông, sau đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế đó, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục để cải tiến hoạt động không chỉ tại
các đơn vị tham mưu mà cả toàn Cục
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu:
− Phương pháp phân tích dữ liệu: Chỉ ra bản chất của sự kiện - hiện tượng, sự
vận động của nó và nguyên nhân dẫn đến sự vận động này.
− Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu
− Phương pháp phỏng vấn: Dùng những câu hỏi, phương án có sẵn để thăm dò,
xác định ý kiến cộng đồng về sự kiện – hiện tượng, xu hướng vận động và
nguyên nhân.
− Phương pháp khảo sát: Thu thập số liệu tại chính những nơi xảy ra
1.1.5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, lời kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ thì đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
2
Chuyên đề thực tập
Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị
tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thời

gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá công việc tại
Cục Tần số vô tuyến điện.
1.2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan:
1.2.1. Các đề tài nghiên cứu liên quan đến tổ chức:
Từ khi thành lập đến nay có rất nhiều cán bộ công chức đã tham gia phong
trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa công tác quản lý nên có rất
nhiều đề tài cấp ngành, cấp cơ sở, cấp Cục và cấp đơn vị nhưng đề tài liên quan đến
chuyên ngành Kinh tế lao động/Quản trị nhân lực thì chỉ có đề tài: “Lập kế hoạch
nguồn nhân lưc” của chuyên viên Hà Thị Việt Anh – phòng Tổ chức cán bộ Cục
Tần số vô tuyến điện.
Sau quá trình tìm hiểu em thấy có nhiều đề tài liên quan đến các lĩnh vực
khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác đánh giá thực hiện công
việc nên em chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại các
đơn vị tham mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông” làm chuyên đề thực tập.
1.2.2. Các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Công tác đánh giá thực hiện công việc là hoạt động quan trọng trong một tổ
chức. Vì vậy đã có rất nhiều sinh viên, cán bộ, nhà khoa học nghiên cứu những nội
dung liên quan đến vấn đề này:
- “Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng thương mại
Cổ phần Kỹ thương Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Thị Hồng Minh lớp
Quản trị nhân lực 48 trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Lắp máy và
Xây dựng Điện” của sinh viên Trần Thu Hằng lớp kinh tế lao động 48 trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
3
Chuyên đề thực tập
Có thể thấy các đề tài trên đều nêu ra được thực trạng công tác đánh giá thực

hiện công việc và đưa ra được giải pháp để hoàn thiện công tác đánh giá. Trong đề
tài nghiên cứu của em khai thác vấn đề đánh giá thực hiện công việc nhưng không
phải ở doanh nghiệp mà là cơ quan hành chính nhà nước nhưng thực hiện cơ chế tài
chính tự chủ nên sẽ có nhiều vấn đề cần nói đến và tìm hiểu. Từ thực trạng đưa ra
mới chỉ ra nguyên nhân rồi mới đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác đánh giá
thực hiện công việc tại Cục.
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
4
Chuyên đề thực tập
Chương 2
Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị tham
mưu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông thời gian qua
2.1. Một số đặc điểm chủ yếu của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin
và Truyền thông ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc
thời gian qua:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tên pháp định: Cục Tần số vô tuyến điện
Địa chỉ: 115 Trần Duy Hưng – Hà Nội
Điện thoại: 04.35564919 - 04.35564925 - 04.35564975
Fax: 04.35564930
Email:
- Quá trình hình thành và phát triển: Nhà nước Việt nam đã nhận thức rất
sớm tầm quan trọng của công tác quản lý tần số và thông tin vô tuyến điện. Từ năm
1959, Chính phủ đã có các Nghị định 344/TTg về quản lý máy phát VTĐ và Nghị
định 345/TTg về quản lý tần số vô tuyến điện. Từ trước năm 1978, công tác quản lý
tần số được giao cho Đài C19 thuộc Cục Điện chính, từ năm 1978 là Vụ Điện
chính. Tháng 10/1982, Trung tâm Tần số vô tuyến điện thuộc Tổng cục Bưu điện
được thành lập. Giữa năm 1985, Trung tâm tần số vô tuyến điện được tách ra thành
2 bộ phận là Phòng Quản lý Tần số thuộc Vụ Điện chính và Đài Kiểm soát thuộc

Công ty Điện báo Bưu điện Hà Nội. Tháng 5/1989, Trung tâm Quốc gia Kiểm soát
tần số vô tuyến điện thuộc Tổng cục Bưu điện được thành lập và đến năm 1991, đổi
tên thành Trung tâm Quốc gia quản lý tần số trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải và
Bưu điện. Ngày 8/6/1993, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra Quyết định số
494/QĐ-TCBĐ thành lập Cục Tần số vô tuyến điện. Cục Tần số vô tuyến điện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ
tinh và phát sóng phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước. Năm 2007, Cục Tần
số VTĐ đã được nâng cấp từ Cục hạng II lên Cục hạng I và ngày 04/7/2008, Thủ
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
5
Chuyên đề thực tập
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số88/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tần số VTĐ.
 Một số thành tựu đạt được:
- Là tập thể tiêu biểu dẫn đầu về các mặt : chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã
hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành và đất nước
- Có nhiều thành tích nổi bật trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
mới trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
- Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo trình độ về mọi mặt cũng như công
tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức,
viên chức và người lao động
- Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người lao động, đảm bảo tuyệt đối an toàn
về người và tài sản
- Tập thể đoàn kết, nhất trí, tổ chức Đảng trong sach, vững mạnh, tổ chức
chính quyền, đoàn thể vững mạnh toàn diện, được chính quyền địa phương
ghi nhận
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý:
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (bảng 2.1)
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B

6
Chuyên đề thực tập
Bảng 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
7
LÃNH ĐẠO CỤC
CÁC ĐƠN VỊ THAM
MƯU
VĂN PHÒNG
PHÒNG TỔ CHỨC CÁN
BỘ
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ
PHÒNG CHÍNH SÁCH
VÀ QUY HOẠCH TẦN
SỐ
PHÒNG ẤN ĐỊNH VÀ
CẤP PHÉP TẦN SỐ
PHÒNG HỢP TÁC VÀ
PHỐI HỢP TẦN SỐ
QUỐC TẾ
PHÒNG KIỂM TRA
TẦN SỐ
TRUNG TÂM KỸ
THUẬT
CÁC TRUNG TÂM
TẦN SỐ VÔ TUYẾN
ĐIỆN KHU VỰC

TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC I
TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC II
TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC III
TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYÊN ĐIỆN
KHU VỰC IV
TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC V
TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC VI
TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC VII
TRUNG TÂM TẦN SỐ
VÔ TUYẾN ĐIỆN
KHU VỰC VIII
THANH TRA
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục Tần số vô tuyến điện)
Chuyên đề thực tập
 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Tần số vô tuyến điện:
• Vị trí, chức năng: Cục Tần số vô tuyến điện là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin

và Truyền thông quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà
nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước.
• Nhiệm vụ, quyền hạn: Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quyết định số 88/2008/QĐ-TTg ngày
04/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông.
 Trình Bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tần số VTĐ, quỹ
đạo vệ tinh, tương thích điện từ,
 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến
điện, quỹ đạo vệ tinh; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
tần số vô tuyến điện; hướng dẫn nghiệp vụ cho các Sở Thông tin và Truyền
thông
 Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi và quản lý các loại giấy phép tần số vô
tuyến điện và sử dụng quỹ đạo vệ tinh
 Hợp tác quốc tế về kỹ thuật, nghiệp vụ tần số vô tuyến điện
 Kiểm soát việc phát sóng vô tuyến điện
 Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện
 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
 Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về tần số vô tuyến điện
 Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, trung tâm:
- Phòng Tổ chức cán bộ: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, có chức
năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực và lao động tiền lương.
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
8
Chuyên đề thực tập
- Phòng Ấn định và Cấp phép tần số: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến
điện, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong công tác ấn định tần số,

cấp các loại giấy phép tần số vô tuyến điện
- Phòng Kiểm soát tần số: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong công tác kiểm soát tần số vô
tuyến điện, kiểm tra thiết bị vô tuyến điện, xử lý can nhiễu tần số vô tuyến
điện.
- Phòng Chính sách và Quy hoạch tần số: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô
tuyến điện có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong công tác xây
dựng và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý
và nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện
- Phòng Hợp tác và Phối hợp tần số Quốc tế: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô
tuyến điện có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong lĩnh vực hợp tác
quốc tế về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý tần số vô tuyến điện, phối hợp tần số
quốc tế và tần sô/quỹ đạo vệ tinh
- Phòng Kế hoạch và Đầu tư: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có
chức năng giúp Cục trưởng trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, xây dựng cơ
bản
- Phòng Tài chính - Kế toán: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có
chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong các lĩnh vực tài chính, kế toán
và thống kê.
- Thanh tra: là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra Bộ Thông tin và
truyền thông thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục Tần số vô tuyến điện
- Văn phòng: là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng giúp
Cục trưởng trong các lĩnh vực tổng hợp, hành chính, quản trị, hợp tác quốc
tế.
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
9
Chuyên đề thực tập
- Trung tâm Kỹ thuật: là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Tần số vô tuyến

điện, có chức năng đảm bảo kỹ thuật và cung cấp các dịch vụ để phục vụ
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
- Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực: giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ
quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn
 Phòng nghiệp vụ:
 Hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông và
các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quản lý của Trung
tâm thực hiện công tác quản lý tần số vô tuyến điện
 Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tần số vô
tuyến điện, thực hiện một số nhiệm vụ về ấn định tần số và cấp giấy phép
theo phân công, phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện
 Tham gia các chương trình kiểm soát phát sóng vô tuyến điện quốc tế và các
hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và
các tổ chức quốc tế liên quan khác theo quy định của Cục Tần số vô tuyến
điện
 Đài Kiểm soát vô tuyến điện:
 Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến
điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc chấp hành pháp luật, quy
định quản lý tần số của Nhà nước
 Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vô tuyến điện
của các đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam
thuộc các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện
 Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vô tuyến
điện và các nguồn phát sóng vô tuyến điện khác. Tổng hợp số liệu kiểm soát
và số liệu đo được để phục vụ cho công tác quản lý tần số
 Phòng Kiểm tra - Xử lý:
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
10
Chuyên đề thực tập
 Kiểm tra các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến

điện trên địa bàn quản lý
 Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với các
thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện
giao thông khác của nước ngoài vào, trú đậu tại các cảng hàng không, cảng
biển, bến bãi trên địa bàn quản lý của Trung tâm
 Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và xử lý theo
quy định của pháp luật trên địa bàn
 Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vô tuyến điện có hại
theo quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vô
tuyến điện của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vô
tuyến điện, gây can nhiễu có hại theo phân cấp của Cục Tần số vô tuyến
điện; lập hồ sơ để Cục Tần số vô tuyến điện khiếu nại các can nhiễu do nước
ngoài gây ra cho các nghiệp vụ vô tuyến điện của Việt Nam hoạt động trên
địa bàn quản lý của Trung tâm quản lý của Trung tâm
 Phòng Hành chính – Tổng hợp:
 Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về
quản lý tần số vô tuyến điện
 Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các khoản thu
khác theo phân công của Cục Tần số vô tuyến điện
 Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của
Trung tâm theo quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông
và phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện
 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần số vô
tuyến điện giao
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
11
Chuyên đề thực tập
2.1.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Cục Tần số vô tuyến điện:
Bảng 2.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Cục Tần số vô tuyến điện thời gian
qua (2011-2013)

(Đơn vị: Người)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
I, Tổng số lao
động
293 100 306 100 332 100
II, Theo cơ cấu
lao động
1, Theo
cơ cấu
Nam 215 73.400 225 73.530 247 74.400
Nữ 78 26.620 81 26.670 85 25.600
2, Theo
độ tuổi
Dưới
25
03 1.024 05 1.659 05 1.540
25-35 73 24.936 84 27.451 110 33.120
35-45 107 36.520 107 35.000 107 32.220
>45 110 37.520 110 35.890 110 33.120
3, Theo
thâm
niên
Dưới 1
năm
09 3.050 06 1.930 05 1.350
Từ 1-3
năm
40 13.650 40 13.070 42 12.650

Trên 3
năm
244 83.300 260 85.000 285 86.000
4, Theo
trình độ
Tiến sỹ 02 0.682 02 0.650 02 0.602
Thạc sỹ 40 13.652 44 14.380 44 13.250
Đại học 200 68.260 208 68.000 233 70.180
Cao
đẳng
04 1.365 05 1.634 06 1.810
Trung
cấp
05 1.706 05 1.634 05 1.510
PTTH 42 14.335 42 13.702 42 12.650
( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Cục Tần số vô tuyến điện)
Qua số liệu bảng 2.2 ta thấy tổng số lao động tại Cục Tần số vô tuyến điện
hiện tại là 332 người. Số lao động có xu hướng tăng nhưng không đáng kể từ 293
người (2011) đến 332 người (2013). Hầu như số lao động được tuyển dụng thêm
đều là các kỹ sư Điện tử - Viễn thông cho các trung tâm tần số vô tuyến điện khu
vực còn tại các đơn vị tham mưu và trung tâm kỹ thuật hầu như không có sự thay
đổi về nhân sự. Điều đó cho thấy sự phát triển của các thông tin vô tuyến điện tại
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
12
Chuyên đề thực tập
các khu vực trên địa bàn cả nước cả về mặt số lượn và chất lượng; sự quan tâm và
chủ trương của lãnh đạo Cục trong việc không ngừng kiện toàn tổ chức bộ máy và
nhân sự không chỉ ở địa bàn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả ở Đà
Nẵng, Huế, Cần Thơ, An Giang…
Do lĩnh vực hoạt động của Cục là Điện tử - Viễn thông và Công nghệ thông

tin nên kỹ sư Điện tử - Viễn thông và Công nghệ thông tin chiếm chủ yếu trong đó
kỹ sư Điện tử - Viễn thông nên xét về cơ cấu lao động theo giới tính thì lao động
nam chiếm số lượng lớn (74.4% năm 2013 trong khi số lao động nữ chỉ chiếm
25.6%) và có xu hướng tăng nhưng không nhiều do số lượng lao động không có sự
thay đổi lớn qua các năm (từ 73.4% năm 2011 lên 74.4% năm 2013). Lao động nữ
chủ yếu là kế toán, văn thư, chuyên viên làm việc tại các phòng thuộc đơn vị tham
mưu của Cục Tần số vô tuyến điện. Việc bố trí sắp xếp lao động tại Cục là hoàn
toàn hợp lý và phù hợp với tính chất công việc.
Cũng do lĩnh vực hoạt động và cơ cấu lao động theo giới tính nên lao động
thường tập trung vào độ tuổi từ 35-45 (32.22% ) và từ 45 tuổi trở lên (33.120%). Vì
Tần số vô tuyến điện là lĩnh vực kỹ thuật có đặc thù cao và phức tạp do đó quản lý
tần số VTĐ không đơn thuần mang tính hành chính mà quyết định quản lý phải
được xuất phát từ kết quả phân tích, đánh giá về mặt kỹ thuật của trang thiết bị
chuyên ngành, các công tác tần số đều có vị trí vô cùng quan trọng như băng tần số
phục vụ các hệ thống thông tin khí tài chiến đấu của lực lượng an ninh quốc phòng,
phối hợp kiểm soát và xử lý can nhiễu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động bảo vệ an
ninh quốc gia… nên lao động làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi chuyên môn cao
và có nhiều kinh nghiệm. Độ tuổi từ 45 trở lên hầu hết là lãnh đạo và những người
làm việc lâu năm tại Cục. Dù lao động tập trung vào độ tuổi từ 35 trở lên nhưng tỉ lệ
lao động từ 25-35 tuổi cũng chiếm tỉ lệ lớn (33.120 %), đây là lực lượng lao động
trẻ có nhiệt huyết, có năng lực. Trong khoảng từ 25-35 tuổi thì lực lượng lao động
từ 30-35 tuổi chiếm 2/3, vì thế dù là lao động trẻ nhưng họ không phải là không có
kinh nghiệm mà cũng ít nhất có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này là 5 năm.
Do đó lực lượng lao động này hoàn toàn có thể thực hiện tốt công việc của mình và
năng động, tích cực sáng tạo trong công việc.
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
13
Chuyên đề thực tập
Chính vì cơ cấu lao động theo độ tuổi như vậy nên số lao động có thâm niên
từ 3 năm trở lên chiếm chủ yếu là 86% (2013) trong khi số lao động có thâm niên

dưới 1 năm chỉ là 1.35% (2013).
Xét về cơ cấu lao động theo trình độ ta thấy chất lượng lao động có xu
hướng tăng. Năm 2013 trình độ đại học và trên đại học là 279 người trên tổng số
332 người trong toàn Cục (chiếm 84.03%) ( trong đó có 2 tiến sỹ và 44 thạc sỹ
chiếm 13.85%), còn lại trình độ là cao đẳng và trung cấp chiếm 15.97% chủ yếu là
công nhân, lái xe, tạp vụ Điều này phù hợp với đặc điểm cơ cấu tổ chức và hoạt
động của Cục là chuyên về Điện tử - Viễn thông, Công nghệ thông tin nên tỷ lệ kỹ
sư, cử nhân, thạc sỹ cao là điều cần thiết, nhiều CCVC đạt trình độ chuyên gia về
lĩnh vực tần số vô tuyến điện và luôn thành công trong các diễn đàn về tần số vô
tuyến điện của thế giới và khu vực. Nó cũng phản ánh công tác tuyển dụng, đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ tại Cục được thực hiện khá tốt. Cụ thể là hàng năm Cục đều tổ
chức các lớp bồi dưỡng cập nhật, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho CCVC như:
nhập môn về quản lý tần số để trang bị kiến thức cần thiết cho cán bộ mới vào công
tác; kiến thức quản lý tần số, thông tin vệ tinh, thông tin di động, thông tin vô tuyến
hàng không, thực hành kỹ năng thiết bị, kiến thức quản lý Nhà nước, lý luận chính
trị.v.v Nhờ đó mà trình độ đội ngũ cán bộ của Cục đã không ngừng được nâng cao,
có khả năng giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
2.1.4. Đặc điểm hoạt động quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà
nước về tần số vô tuyến điện:
Thứ nhất, các chinh sách mới về quản lý tần số đã được cụ thể hóa bằng các
văn bản quy phạm pháp luật do Cục xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành như
thông tư liên tịch cấp phép sử dụng đài thông tin vệ tinh cho các cơ quan đại diện
nước ngoài tại Việt Nam (2006), chỉ thị tăng cường quản lý thiết bị phát sóng vô
tuyến điện trên phương diện nghề cá (2007)
Thứ hai, Cục tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống quy hoạch tần số, có
tính chất mở đường, thúc đẩy sự phát triển thông tin vô tuyến điện trên tất cả các
lĩnh vực( phát thanh truyền hình, thông tin di động, dẫn đường hàng không, an ninh
quốc phòng). Về lĩnh vực thông tin di động, thông qua các quy hoạch băng tần thì
Việt Nam đã có hơn 110 triệu thuê bao di động, cung cấp dịch vụ cho mọi tầng lớp
nhân dân với giá cả rẻ. Về lĩnh vực an ninh quốc phòng cũng đẩy mạnh, nhằm tránh

Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
14
Chuyên đề thực tập
can nhiễu, tạo điều kiện sử dụng hiệu quả băng tần giữa ba khối dân sự, an ninh,
quốc phòng. Đối với lĩnh vực phát thanh, truyền hình, quy hoạch ra đời sẽ góp phần
phát triển hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, tiến tới giải phóng
phát triển hệ thống truy cập băng rộng vô tuyến.
Thứ ba, Cục tiến hành thực hiện công tác ấn định cấp phép tần số, đảm bảo
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hữu hạn tần số vô tuyến điện. Cụ thể là Cục đã
cấp phép cho các Công ty thông tin di động (MobiFone, Vinaphone), Công ty Viễn
thông quân đội (VIETTEL) tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp. Cục cũng tích cực quá trình xây dựng hồ sơ và triển khai thi tuyển băng tần
3G của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tất cả các dịch vụ thông tin vô tuyến điện
dùng riêng từ bộ đàm, định vị, hàng hải đều đươc kiểm soát thông qua ấn định và
cấp phép. Việc cấp phép và quản lý cũng được tiến hành trong lĩnh vực phát thanh
truyền hình bao gồm việc truyền dẫn và phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam,
Đài Tiếng nói Việt Nam
Thứ tư, Cục cần tổ chức kiểm soát và đảm bảo thông tin vô tuyến hoạt động
bình thường, không bị can nhiễu ví dụ trong các sự kiện văn hóa chính trị lớn như
Đại Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Seagame Hay xử lý dứt điểm các
kháng nghị nhiễu như vụ can nhiễu của Trung tâm điều hành bay, nhiễu kênh 24
Đài truyền hình Hà Tây gây ra cho mạng CDMA 450Mhz của EVN Telecom, nhiễu
mạng thông tin di động 3G do sử dụng điện thoại không dây…
Thứ năm là trong hoạt động hợp tác phối hợp quốc tế để đảm bảo chủ quyền,
lợi ích quốc gia về tần số vô tuyến điện, Cục đã giành vị trí quĩ đạo để thành công
vệ tinh viễn thông VINASAT-1, VINASAT-2 và tiếp tục chuẩn bị vị trí quỹ đạo
cho các dự án vệ tinh viễn thám.
Thứ sáu, Cục đã trực tiếp tham gia, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị an ninh,
quốc phòng. Ví dụ như hỗ trợ các đơn vị thuộc Bộ Công an kiểm soát nguồn phát
xạ lạ, phá thành công vụ án sử dụng thông tin vô tuyến điện lừa đảo tín dụng của

các tội phạm xuyên quốc gia sử dụng công nghệ cao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Hay hỗ trợ Tổng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm trong việc đo đạc, xác định
mạng lưới thiết bị phát sóng vô tuyến điện mà các đối tượng trong chuyên án khám
phá Mạng lưới đánh bạc trực tuyến với casino Campuchia tại khu vực cửa khẩu
Mộc Bài (Việt Nam) và cửa khẩu Bavet (Campuchia)
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
15
Chuyên đề thực tập
2.1.5. Tình hình sử dụng quỹ lương:
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng quỹ lương thời gian qua (2010-2013):
Chỉ tiêu
Năm
2011 2012 2013
Tổng quỹ tiền lương
(1000đ)
47.114.400 50.673.600 56.174.400
Số lao động
(người)
293 306 332
Tiền lương bình quân
1 lao động /1 tháng
( triệu đ)
13.4 13,8 14.1
Tiền lương bình quân
tăng hàng năm (%)
- +2.98 +2.17
(Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng hợp phòng Tổ chức cán bộ Cục Tần số vô tuyến điện)
Qua bảng 2.3 có thể thấy tiền lương bình quân cho người lao động tại Cục
khá cao: 14.1 triệu đồng/tháng. Do Cục Tần số vô tuyến điện điện là cơ quan hành
chính nhà nước nhưng lại thực hiện cơ chế tài chính như đơn vị sự nghiệp tự đảm

bảo chi phí hoạt động có tính đến các yếu tố về đầu tư, chi thường xuyên, lao động
và tiền lương nên chế độ tiền lương tại Cục được thực hiện theo quy định của nhà
nước nhưng có thêm các khoản thưởng (sẽ đề cập ở phần sau), phụ cấp riêng biệt.
Cũng bởi do đặc thù của ngành là lĩnh vực công nghệ cao nên Cục thường triển khai
tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng của Ngành, của Cục nhằm động viên
kịp thời cán bộ công chức trong đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Là đơn vị
thực hiện cơ chế tài chính tự chủ nên các nguồn thu phí và sử dụng tần số, Cục mới
có thể đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với hàng trăm trạm kiểm soát
tần số cố định, trạm điều khiển từ xa để đáp ứng yêu cầu kiểm soát thông tin vô
tuyến, phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp. Ngoài ra các khoản thu
này cũng đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước.
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
16
Chuyên đề thực tập
2.1.6. Nhận xét:
Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, với không ít khó khăn và thách
thức nhưng công tác quản lý nhà nước về tần số của Cục Tần số vô tuyến điện đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự phát triển thông tin vô tuyến điện Việt
Nam. Cục thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo cấp
trên, sự giúp đỡ của các đơn vị liên quan trong và ngoài ngành. Cơ chế tài chính tự
chủ, ổn định, vững chắc tạo nền tảng để tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị
cùng các hệ thống kiểm tra kiểm soát hiện đại nhằm phục vụ ngày một tốt hơn và
đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý tần số vô tuyến điện. Luôn chú trọng trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật,
trình độ quản lý hành chính, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức của
Cục. Qua đó giúp cho cán bộ, kỹ sư của Cục luôn có khả năng giải quyết độc lập
công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng.
2.2. Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc tại các đơn vị tham mưu
của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
2.2.1. Quan điểm về đánh giá thực hiện công việc tại Cục Tần số vô tuyến điện:

Lãnh đạo Đảng, chuyên môn và Công đoàn Cục luôn quan tâm việc tổ chức
học tập, tuyên truyền giáo dục, vận động tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hàng năm đều có kế hoạch triển khai công
tác giáo dục chính trị, văn hóa cho cán bộ công chức; tổ chức cho công chức quán
triệt các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các quy chế về chính
sách xã hội của ngành. Tần số vô tuyến điện là lĩnh vực kỹ thuật có đặc thù cao và
phức tạp, vì thế mà càng cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo trình độ
về mọi mặt cũng như công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động; tạo được môi trường
làm việc chuyên nghiệp với nhiều cơ chế khuyến khích cán bộ công chức, viên
chức và người lao động làm việc đạt hiệu quả cao nhất; đồng thời có những
chính sách đãi ngộ thỏa đáng với cán bộ nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần
thông qua việc tổ chức tốt các phong trào thi đua, vận động công chức hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ công tác của Cục và các đơn vị thuộc Cục; Vận dụng
tốt phong trào thi đua, kết hợp tổ chức các hoạt động thể thao văn nghệ, giao
lưu, tham quan học tập về truyền thống yêu nước, truyền thống dân tộc
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
17
Chuyên đề thực tập
Đánh giá thực hiện công việc - một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan
trọng. Đối với Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thì
đánh giá thực hiện công việc là đánh giá sự phù hợp của hệ thống và quá trình làm
việc của công chức, viên chức trong toàn Cục. Trên cơ sở đánh giá đó để có những
chính sách đúng đắn, phù hợp với từng cá nhân làm việc tại Cục. Từ đó xác định
nhu cầu tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực…tại Cục
Mục đích cũng khá quan trọng của công tác ĐGTHCV tại Cục là để xác định
ai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để xét việc nâng lương, thưởng tháng, thưởng năm
theo kết quả đánh giá tháng, quý, đánh giá năm và xét danh hiệu chiến sĩ thi đua.
Mục đích cuối cùng của công tác ĐGTHCV là để đào tạo cho cán bộ công
chức, viên chức tại Cục nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng

để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên thì hoạt động đánh giá thực hiện công việc là một quá trình phức
tạp và nó chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự đánh giá chủ quan của con người kể cả trong
khi tổ chức đã xây dựng và sử dụng một hệ thống tiêu chuẩn khách quan của việc
thực hiện công việc.
Để phân tích hoạt động đánh giá thực hiện tại các đơn vị tham mưu của Cục
Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông một cách rõ ràng thì em
sẽ tiến hành đi sâu vào phân tích công tác đánh giá thực hiện tại một phòng thuộc
các đơn vị tham mưu của Cục là phòng Tổ chức cán bộ để qua đó nhận xét và đánh
giá chung cho tất cả các phòng, đơn vị còn lại. Từ đó có thể phân tích cụ thể nhất
về vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.2. Thực trạng công tác phân tích công việc tại phòng Tổ chức cán bộ của Cục
Tần số vô tuyến điện:
Để đánh giá thực hiện công việc cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá
gồm ba yếu tố là các tiêu chuẩn thực hiện công việc, đo lường sự thực hiện công
việc theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn và thông tin phản hồi đối với người lao
động và bộ phận quản lý nguồn nhân lực, trong đó các tiêu chuẩn thực hiện công
việc là nền tảng và thước đo để đánh giá thực hiện công việc, mà tiêu chuẩn thực
hiện công việc là hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí phản ánh các yêu cầu về số lượng,
chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ đươc quy định trong bản mô tả công
Sinh viên: Đoàn Thị Hoài Trang Lớp: Kinh tế lao động 52B
18

×