Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Câu hỏi đáp án môn chính trị học trong quản lý công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.94 KB, 26 trang )

Ôn tập: Chính trị học trong quản lý công
Câu 1: Xã hội :
- Định nghĩa.
- Nguyên nhân ra đời.
- Để quản lý xã hội nhà nước dùng nguyên tắc nào?
Trả lời:
 Định nghĩa:
Xã hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, có
đời sống kinh tế, văn hóa chung, cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn
phát triển nhất định của lịch sử.
 Nguyên nhân ra đời:
+) Do tập tính vốn có của động vật:
Ngay từ khi con người xuất hiện trong tiến trình lịch sử, với tập tính vốn
có của động vật, cái mà như nhà Arixtôt (384-322 TCN) nhà tư tưởng cổ đại
Hy Lạp đã nói: con người là động vật công dân, động vật chính trị bao gồm:
- Tập tính vồ mồi: muốn được sống.
- Tập tính cần sống cộng đồng: đông người để bảo vệ được cuộc
sống của mình.
- Tập tính phân chia lãnh thổ: có sở hữu cái tạo cơ sở vật chất,
hiện thực cho cuộc sống, tạo ra ranh giới sinh tồn của cộng
đồng ( cái về sau được gọi là biên giới lãnh thổ).
- Tập tính bắt chước: có khả năng và được học hỏi để thích nghi
với môi trường sống.
- Tập tính con đầu đàn: đòi hỏi phải có người cầm đầu để tổ
chức cuộc sống cộng đồng.
 Có thể thấy, các tập tính này mang bản chất tự nhiên sinh vật. Con người đã
hình thành nên xã hội bậc thấp (xã hội sinh vật) giống như các xã hội loài ong,
loài kiến,v.v…
+) Do tập tính con người:
Với tập tính riêng có của con người (sinh vật đặc biệt cấp cao:Tập tính có
khả năng tư duy, muốn tìm hiểu sâu bản chất các sự vật và môi trường sinh


sống,muốn giao lưu học hỏi, muốn tổ chức khoa học cuộc sống theo quy luật
phân công chuyên môn hóa, muốn mở rộng quan hệ đối ngoại, muốn tự do sáng
tạo, muốn phát triển bành trướng và thôn tính các cộng đồng khác) con người
đã biết quy tụ nhau lại thành bầy, nhóm để tồn tại với 2 mục tiêu:
- Bảo đảm được sống: chống trả sự tấn công của các thế lực
khác, bầy nhóm khác, ác thú, thế lực tự nhiên…
- Phát triển: để tiến hành các hoạt động sinh sống, dần dần sự
cộng đống sinh tồn đó được tổ chức ngày 1 chặt chẽ và tạo
thành các xã hội bậc cao - xã hội loài người với các hoạt động
đa dạng và phong phú trên trái đất.
 Các nguyên tắc mà nhà nước sử dụng để quản lý xã hội:
1
Để quản lý, vận hành xã hội có hiệu quả mọi nhà nước phải nhận thức và
tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật khách quan liên quan đến hoạt động
quản lý, đến các hoạt động và các quan hệ xã hội. Các quy luật này được thể
hiện thành các nguyên tắc quản lý xã hội mà nhà nước phải tuân thủ:
1. Phải gắn quyền lực nhà nước với quyền lực xã hội:
Đây là nguyên tắc quản lý đòi hỏi các nhóm lợi ích xã hội nắm giữ quyền
lực nhà nước phải biết kết hợp mưu cầu lợi ích riêng của bản thân hvới mưu
cầu lợi ích chung cho cộng đồng, nếu họ muốn duy trì và phát triển được quyền
lực nhà nước (do họ nắm giữ) được lâu dài và bền vững.
Để thực hiện tốt được nguyên tắc này, Nhà nước phải thực thi tốt các
nhiệm vụ sau:
• Bảo vệ và phát huy vai trò của nhà nước (ưu tiên chính trị)
• Phục vụ tốt lợi ích xã hội
• Xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.
2. Xây dựng xã hội giàu mạnh, ít bất công
Đây là nguyên tắc rất quan trọng sau nguyên tắc đầu, là sự cụ thể hoá của
nguyên tắc ban đầu. Nó nhằm đáp ứng được nguyện vọng cơ bản nhất của
người dân, của xã hội, và tạo cơ sở vật chất

Để thực hiện tốt nguyên tắc này thì NN cần phải thực hiện tốt các công
việc sau:
• Tổ chức tốt đời sống xã hội
• Tạo môi trường bình đẳng, ổn định cho sự phát triển kinh tế
• Ra sức phát triển lực lượng sản xuất
• Hỗ trợ cho công dân, cho các nhóm lợi ích xã hội khác phát triển
ktế ( về thuế, về dịch vụ, về thông tin, đối ngoại )
• Hạn chế hướng đến xoá bỏ bất công trong xã hội, đặc biệt là giảm
bớt khoảng cách chênh lệch giàu nghèo phi lý.
3. Nguyên tắc pháp trị
Sức mạnh đầu tiên của NN chính là sức mạnh cai trị thông qua sự đàn áp,
buộc mọi người trong xã hội không được làm sai trái, đó chính là luật pháp.
Yêu cầu của nguyên tắc này là:
• Phải xây dựng và thực thi một hệ thống luật pháp hiển minh, giản
tiện, bất vì thân, bất vì lợi, công bằng, và hệ thống.
• Phải có hệ thống cơ quan, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước tuân
thủ theo đúng pháp luật ( hiểu việc, kĩ năng nghề nghiệp cao, hết
lòng phục vụ nhân dân )
• Mọi người phải tuân thủ luật pháp, không ai được đứng trên luật
pháp.
• Người dân được bình đẳng trước pháp luật và được làm tất cả
những gì mà pháp luật không/ chưa cấm.
4. Nguyên tắc về hiệu lực và hiệu quả
2
Đây là nguyên tắc đòi hỏi nhà nước đưa ra các quyết định phải có căn cứ
khoa học và thực tiễn. Đó là các phươg án phải được lựa chọn kĩ. Yêu cầu của
nguyên tắc này là:
• Các quyết định đưa ra phải thể hiện sự đúng đắn, phù hợp với xu thế
phát triển, bởi hiệu quả thu lại lớn nhất trong khả năg có thể. Hiệu
quả quản lý là kết quả quản lý đạt được so với chi phí tổn thất tạo ra

để có kết quả đó.
• Các quyết định đưa ra phải có tính khả thi, nhanh chóng nhận được
sự đồng tình ủng hộ, hưởng ứng cao với độ lớn trong xã hội, tức là
phải có hiệu lực lớn. Hiệu lực trong quản lý là công hiệu, mức độ
của kết quả quản lý trong xã hội.
• Mọi giải pháp quản lý phải liên quan đến yếu tố:
- Tiết kiệm thời gian
- Tiết kiệm đức tin
- Tiết kiệm tài sản
Câu 2: Chính trị là gì? Chính trị học là gì?
- Định nghĩa
- Các học thuyết chính trị
Trả lời:
 Chính trị là gì?
Chính trị theo nghĩa Hán - Việt được ghép bởi 2 từ:
- Chính là: + Là cốt yếu,chủ yếu
+ Là làm cho đúng, sửa đúng
+ Đúng đắn, ngay thẳng.
- Trị là:
. Cai quản, trông nom
. Yên ổn thái bình
. Chạy chữa cho khỏi
. Ngăn chặn, trừng phạt.
Chính trị là toàn bộ những hoạt động nhằm giành giữ, phát triển quyền lực
để khống chế, chi phối con người (theo các mục đích, mục tiêu mong đợi trong
phạm vi chi phối của quyền lực)
Ở phạm vi xã hội: Chính trị là toàn bộ những hoạt động nhằm giành, giữ, phát
triển quyền lực xã hội để quản lý xã hội của chủ thể quản lý xã hội (đại diện là
nhà nước) đối với xã hội và các xã hội khác có liên quan.
 Chính trị học là gì?

Chính trị học là khoa học và nghệ thuật giành, giữ và phát triển quyền
lực để quản lý xã hội theo các mục đích, mục tiêu định trước của các nhà chính
trị.
 Các học thuyết chính trị:
Học thuyết: là hệ thống các quan điểm để giải quyết vấn đề nào đấy có
căn cứ khoa học và thực tiến, được cuộc sống chấp nhận.
3
a) Giai đoạn trước CNTB:
Nền tảng của các học thuyết này đều dựa trên sự đề cao vai trò quyết định
của những nhà lãnh đạo (Các thủ lĩnh,các nguyên thủ chính quyền) và các nhân
tố mà theo các học giả cho là thủ đoạn, phương thức quyết định thành công của
sự cai trị xã hội.
Thuyết đức trị: Bao gồm nhiều học giả (Khổng tử, Platon, Mạnh tử v.v…)
- Là học thuyết cho việc quản lý xã hội, cốt lõi của chính trị là vấn đề giáo dục
vì bản chất của con ngừơi là lương thiện, nhưng vì nhu cầu của con người ngày
càng nhiều mà khả năng đáp ứng của xã hội lại ít nên sinh ra độc ác.
- Khổng tử đưa ra 2 nguyên tắc quản lý xã hội:
• Nhà lãnh đạo phải thành thực, phải nêu gương để dân chúng
noi theo
• Phải dùng người tốt, cần phải dùng người chính trực, bỏ hết kẻ
gian tà.
Thuyết pháp trị:
- Tiêu biểu cho thuyết này là Thương Ương (cùng với Khổng tử, Hêraclit (520-
460 TCN)
- Là học thuyết cho việc thực thi chính trị để quản lý xã hội phải dựa vào luật
pháp. Và ngày nay là các học thuyết về nhà nước pháp quyền đang được nhiều
quốc gia sử dụg.
Thuyết nhân trị (Khổng tử, Hêraclit; Mạnh tử v.v…)
- Theo thuyết này việc thực hiện quyền lực xã hội lệ thuộc chủ
yếu vào các nhà đứng đầu Nhà nuớc và một số phần tử ưu việt

đặc biệt, đó là giới chức quyền và thế lực khác của xã hội
- Thuyết nhân trị đựoc thực hiện qua chế độ các nhà cai trị (thủ
lĩnh, nhà vua, tổng thống…)
Thuyết dân trị:
- Là học thuyết cho rằng việc thực thi quyền lực xã hội phải do chính ngưòi dân
quyết định, họ là các tế bào xã hội, từng tế bào mạnh và chúng lại được tổ chức
đồng thuận với nhau thì làm cho xã hội phát triển mạnh mẽ nhất. Do vậy Nhà
nước cần tập hợp được đôg đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý xã hội
một cách chủ động và tự giác.
- Học thuyết dân trị có nhiều nhánh khác nhau:
o Nhánh thứ nhất đòi hỏi phải để cho mọi công dân được tự do và
thưc hiện dân chủ tuyệt đối, đại diện cho nhánh là Lão tử(604-517
TCN) và thời nay là học thuyết Nhà nuớc dịch vụ dang được một
số cuờng quốc và học giả tư sản rêu rao.
o Nhánh thứ hai cũng đề cao vai trò của công dân nhưng vẫn có sự
quản lý của nhà nước
Thuyết thiên trị:
- Là học thuyết cho việc thực thi chính trị là không cần thiết bởi vì số phận của
các xã hội, các quốc gia đã đựoc an bài bởi 1 thế lực siêu nhiên cho trứơc
- Học thuyết thiên trị có 2 nhánh lớn:
4
• Nhánh thứ nhất, cho xã hội tồn tại, suy vong hoặc phát triển là
do các lực luợng siêu nhiên vốn có của loài ngưòi quyết định,
con ngưòi không hiểu đựoc các quy luật của các lực luợng siêu
nhiên này
• Nhánh thứ hai cho xã hội biến do các thế lực thần thánh
Thuyết vưọng trị:
- Thuyết này cho rằng cốt lõi của việc sử dụng quyền lực xã hội là do các hoạt
động kinh tế đưa lại, xã hội giàu có là tiêu thức quýêt định kết quả hoạt động
quản lý xã hội. Học thuyết này ra đời từ xa xưa và tồn tại mãi cho đến ngày nay

và nhiều giai đoạn tiếp sau
 Từ đó có thể giải quyết mọi vấn đề mà xã hội đặt ra
Thuyết kĩ trị
- Là học thuyết cho rằng: sự phát triển của xã hội là do sự phát triển của khoa
học công nghệ hiện đại. Các nhà cổ động cho học thuyết này cho rằng: KH –
CN chính là cứu cánh cho phát triển xã hội. Nó đúng cho mọi chế độ xã hội dù
có sự khác nhau về các đặc trưng xã hội.
Thuyết bức trị (hoặc học thuyết bá đạo)
Theo thuyết này, nhân tố quyết định đến kết quả quản lý xã hội là bạo lực, là
uy vũ để khuất phục ngưòi khác (kể cả trong nuớc cũng như trong quan hệ với
nuớc khác)
Thuyết liên trị
Đây là học thuyết quản lý xã hội, cho rằng phải dựa vào sự liên kết giữa các
sức mạnh của các cộng đồng trong xã hội ở trong nuớc và sự liên kết giữa các
lực lượng quốc gia nuớc ngoài
Thuyết phân trị:
Thuyết này còn đựoc gọi là học thuyết chia để trị,do các Nhà nuớc bóc lột
giai cấp cho muốn cai trị xã hội phải tìm mọi cách chia tách các phân hệ, cá
nhân trong xã hội, để họ mâu thuẫn xung đột với nhau, không còn khả năng
chống lại nhà nuớc. Còn nhà nuớc cũng phải tiến hành phân chia quyền lực
thành các bộ phận độc lập nhau để cạnh tranh lẫn nhau, để khống chế nhau.
b) Giai đoạn từ sau chủ nghĩa tư bản đến nay:
Kế thừa các thành quả lịch sử và từ thực tế cuộc sống. Các nuớc đều đưa các
kết luận chủ yếu sau:
- Chính trị luôn gắn bó mật thiết với kinh tế trong một phươg
thức sản xuất xã hội thống nhất. Chính trị tác động tích cực
đến kinh tế, kinh tế là nền tảng của chính trị.
- Quyền lực nhà nuớc phải gắn với quyền lực của công dân và
của lợi ích quốc tế
- Tổ chức quyền lực chính trị phải khoa học,chuẩn xác và phải

hướng tới phục vụ xã hội.
- Trong xử lý các mối quan hệ chính trị phải tuân theo đám đông
và sự phát triển chênh lệch có sự điều tiết của quyền lực nhà
nước.
Câu 3: Trình bày nội dung của hệ thống chính trị.
5
Trả lời:
a. Khái niệm:
Hệ thống chính trị là tổng thể các quá trình, các hoạt động và các mối
quan hệ của các thực thể xã hội trong khuôn khổ ràng buộc của thể chế chính
trị.
+ Các thực thể xã hội ở đây đóg vai trò là các phần tử của hệ thống, bao
gồm các nhóm lợi ích xã hội khác nhau với các mục tiêu và phương thức tổ
chức thực hiện mục tiêu khác nhau, họ có vị trí khác nhau và có mối quan hệ
ràng buộc khác nhau.
+ Hệ thống chính trị được phân thành 2 bộ phận:
• Phân hệ thứ nhất (phân hệ hiện): Nhà nước và các tổ chức chính trị
xã hội được nhà nước thừa nhận và đưa vào hệ thống chính trị một
cách hợp pháp
• Phân hệ thứ hai (phân hệ mở): Các tổ chức xã hội khác, ít gắn bó
với quyền lực nhà nước.
+ Giữa các thực thể xã hội có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ theo một
quy tắc gọi là thể chế chính trị.
b. Nội dung của hệ thống chính trị:
Hệ thống chíh trị bao gồm rất nhiều thực thể xã hội tạo thành:
 Nhà nước - thực thể xã hội, đồg thời cũng là thực thể chính trị có vị trí
lớn nhất trong xã hội nắm giữ đại bộ phận quyền lực xã hội, với các thể
chế tương ứng mà nhà nước đó đặt ra xoay quanh việc xử lý các nội
dung của quyền lực xã hội.(Đảng cầm quyền, nghị viện, chính phủ, toà
án, viện kiểm soát,…)

 Các thiết chế xã hội bộ phận (Các tổ chức chính trị xã hội được nhà nước
bảo trợ, thiết chế dân tộc, thiết chế tôn giáo, thiết chế giáo dục, thiết chế
văn hoá…)
 Các Đảng chính trị: là một tổ chức (bao gồm các cá nhân tích cực nhất
của 1 hay một số nhóm lợi ích chính trị - xã hội) với các mục tiêu và học
thuyết chính trị nhất định để lãnh đạo mọi thành viên của nhóm lợi ích và
tác động lên các nhóm lợi ích xã hội khác nhằm đạt được mục tiêu đã
định. Như vậy, khi tổ hợp các Đảng chính trị hoạt động hợp pháp, hình
thành do tương quan lực lượg xã hội và tác độg của quốc tế thì sẽ hành
thành nên một hệ thống Đảng chính trị. Bao gồm các loại:
• Theo mối quan hệ: Đảng cầm quyền, đảng đồng minh, đảng hợp
tác, đảng phi chính trị.
• Theo phương thức đạt được mục tiêu: có Đảng giai cấp, đảng nghị
viện, Đảng bâu cử, đảng xã hội.
 Xã hội dân sự: là hệ thống các hoạt động của các cư dân trong một quốc
gia ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử hướg đến thực hiện
mục tiêu của quyền con người.
Câu 4: Trình bày quyền lực chính trị trên các khía cạnh:
• Định nghĩa
6
• Nội dung
Trả lời:
 Khái niệm:
Quyền lực chính trị là quyền lực xã hội do các nhóm lợi ích xã hội (giai
cấp) kiểm soát nhờ đó có khả năg tác động lên xã hội và đem lại lợi ích đặt ra
cho nhóm chính trị đó.
Sơ đồ các mối quan hệ quyền lực trong xã hội:
Quyền lực nhà nước: là quyền lực xã hội do nhà nước nắm giữ. Tuy
nhiên, quyền lực nhà nước không bao hàm mọi quyền lực xã hội vì nó còn bị
chia sẻ một phần cho các quyền lực ngoài nhà nước do các nhóm lợi ích khác

của xã hội nắm giữ.
 Nội dung của quyền lực chính trị:
a. Đặc điểm của quyền lực chính trị
 Quyền lực chính trị cũng là quyền lực của Nhà nước
Các cá nhân thuộc quyền lực chính trị luôn hướng đến việc giành và nắm
lấy nhà nước để chi phối xã hội. Chính họ sẽ là người tổ chức bộ máy nhà nước
thể hiện ý chí và lợi ích của họ.
Quyền lực chính trị phản ánh tương quan lực lượg giữa các nhóm lợi ích
xã hội trong việc giành, giữ, phát triển quyền lực xã hội thông qua nhà nước ở
mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử.
 Tính lợi ích (giai cấp) là đặc trưng cơ bản của quyền
lực chính trị
Con người luôn tồn tại vì những nhu cầu và lợi ích nhất định. Do đó, tính
lợi ích của quyền lực chính trị thể hiện ở việc quyền lực nhà nước phải hướng
tới phục vụ lợi ích và nhu cầu của nhóm lợi ích xã hội ( giai cấp) nắm giữ nhà
nước, trong đó đặc biệt quan trọng là các lợi ích kinh tế.
 Quyền lực chíh trị mang tính thống nhất tương đối
Điều này thể hiện ở sự nhất trí cơ bản về việc xử lý lợi ích của nhóm lợi
ích xã hội nắm giữ nhà nước đối với xã hội. Đòi hỏi bản thân các cá nhân thuộc
nhóm lợi ích xã hội nắm giữ nhà nước với các ý chí, lợi ích, vị thế, lực lượng
Quyền lực xã
hội
Quyền lực
chính trị
Quyền lực nhà
nước
Quyền lực ngoài
nhà nước
7
khác nhau; họ có những lợi ích và suy nghĩ khác nhau; nhưng để chi phối xã

hội, họ phải dung hoà với nhau để tạo ra một sức mạnh chung, một ý chí chung
để vận hành đất nước.
 Quyền lực chính trị hàm chứa tính công
Mọi nhà nước đại diện cho quyền lực chính trị chi phối xã hội chỉ tồn tại
bền vữg và phát triển theo thời gian khi nó luôn đáp ứng được các nhu cầu và
các lợi ích (biến động, phát triển) của mọi côg dân trong xã hội.
Vì vậy, nhà nước vừa là một thiết chế chính trị vừa là cơ quan côg quyền
cung ứng các dịch vụ công và hàng hoá công cộng cho xã hội; bảo đảm quyền
lợi cho mọi công dân.
 Quyền lực chính trị luôn biến độn, phản ánh tíh lịch
sử, tính tương quan của xã hội.
 Mọi quyền lực chính trị đều có chung một nguồn gốc:
đức tin - sự thu phục lòng dân; fần của cải tài sản kinh tế chiếm đoạt, sử
dụng; sức mạnh trấn áp, chi phối.
b. Phân loại quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị do các nhóm lợi ích xã hội chia nhau nắm giữ và bao
gồm 3 nhóm lớn:
 Nhân dân
Đây là nhóm lợi ích xã hội lớn nhất của mọi thời đại, chính nhân dân tạo ra lịch
sử, là bộ phận quyết định của lực lượng sản xuất xã hội. Điều hạn chế khách
quan của nhóm lợi ích xã hội to lớn này là họ thiếu ý chí giành, giữ chính
quyền, và họ khó có khả năg tự tổ chức nên dù to lớn nhưng họ khôg fải là 1
lực lượg tự trị. Họ dễ bị các nhóm lợi ích xã hội khác nhỏ hơn nhưg có ý giành
giật chính quyền lớn hơn và có khả năng tổ chức cao hơn chi phối, sử dụng.
 Các nhóm lợi ích xã hội có ý chí cao
Đây là nhóm lợi ích xã hội có ý chí và năng lực tổ chức rất cao để giành chính
quyền nhà nước, đem lại lợi ích to lớn cho bản thân. Họ thườg đại diện cho xu
hướng phát triển của thời đại, của lực lượng sản xuất xã hội. Khi đã giành được
quyền lực nhà nước họ sẽ là người chi phối lớn nhất đến sự phát triển của xã
hội.

 Các nhóm lợi ích xã hội mang tính đoàn thể
Đây là các nhóm lợi ích xã hội khá lớn, chỉ sau nhóm nhân dân. Các nhóm này
có quan hệ mật thiết với nhóm nhân dân và mang tính đan cài vào nhóm nhân
dân. Đó chính là các thiết chế xã hội khác: tôn giáo, dân tộc, văn hoá…
Các nhóm này không có ý chí giành, nắm chính quyền nhà nước nhưng lại
đóng vai trò trung gian khá quan trọng trong việc khâu nối giữa nhân dân với
Nhà nước ( nhóm lợi ích xã hội có ý chí cao nắm giữ nhà nước) – Vì thế, có thể
gọi nhóm lợi ích xã hội này là nhóm lợi ích xã hội trung gian.
Câu 5: Trình bày về kinh tế trên các khía cạnh:
• Định nghĩa
• Vai trò
8
• Sở hữu kinh tế

Trả lời:
1. Định nghĩa
Kinh tế là tổng thể (hoặc một một bộ phận) các yếu tố sản xuất, các điều
kiện vật chất của đời sống con người và các mối quan hệ vật chất giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội ở một giai
đoạn lịch sử nhất định mà mấu chốt là vấn đề sở hữu và vấn đề lợi ích.
Kinh tế gồm ba bộ phận:
• Các yếu tố sản xuất: đó là những đầu vào trực tiếp hay gián tiếp
mà xã hội cần được đáp ứng ở mỗi giai đoạn của sự phát triển xã
hội. Nó có thể gộp thành 7 nhóm lớn:
- Các nguồn tài nguyên, nhiên liệu
- Sức lao động của con người
- Công nghệ, trang thiết bị
- Các khoản vốn bằng tiền
- Thông tin phục vụ sản xuất
- Thiết chế quản lý vĩ mô xã hộ

- Kết cấu hạ tầng xã hội
• Các điều kiện vật chất của đời sống con người: là tổng thể các yếu
tố mà con người cần được đáp ứng để tồn tại, phát triển, phục vụ
sản xuất xã hội và tái sinh tài sản giống nòi, bao gồm:
- Công ăn việc làm và điều kiện làm việc
- Tiền của
- Đất đai nhà ở
- Kĩ năng lao động
- An ninh, an toàn xã hội
- Phươg tiện đi lại, giao tiếp
- Phươg tiện nuôi dưỡg gia đình
• Quan hệ vật chất giữa con người với con người trog sản xuất và
tái sản xuất xã hội. Việc hình thành nên mối quan hệ giữa con
người với nhau trong cộng đồng, trong xã hội là một tất yếu khách
quan của lịch sử, trong đó các mối quan hệ vật chất giữa con người
với nhau có ý nghĩa quyết định nhất, là nền tảng chi phối các mối
quan hệ phi vật chất khác. Các mối quan hệ vật chất giữa con
người với con người được diễn ra trên 6 lĩnh vực:
- Sản xuất
- Lưu thông
- Trong phân phối, trao đổi
- Trong tiêu dùng, tích luỹ
- Trong đối ngoại
- Môi trường sống
2. Vai trò của kinh tế
 Kinh tế là nền tảng, là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội
9
Để sản xuất, con người phải có các yếu tố cần thiết phục vụ những hoạt
động của mình, đó chính là kinh tế. Kinh tế tồn tại với vai trò là các đầu vào
của quá trình sản xuất xã hội và sau quá trình sản xuất xã hội, kinh tế lại là đầu

ra của hoạt độg sản xuất.
 Kinh tế là mục tiêu của sự phát triển
Con người không chỉ có mong muốn tồn tại mà còn có nhu cầu lớn hơn,
đó là sự phát triển. Sự phát triển bao gồm việc đảm bảo một cuộc sống vật chất
no đủ, sung túc, tiện nghi, hiện đại kéo theo nó là cuộc sống tih thần phong
phú, độc lập tự chủ của hệ thống. Hay nói cách khác, kinh tế tạo tiền đề cho các
mục tiêu phát triển khác của con người, của xã hội, trong đó một vấn đề đặc
biệt mà kinh tế đưa lại là quyền lực của hệ thống
 Quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị
Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là sự thể hiện tập trung nhất của mối
quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượg tầng xã hội, xét ở phạm vi từng
quốc gia và giữa các quốc gia. Kinh tế là cốt lõi của cơ sở hạ tầng, có tác động
quyết định lên kiến trúc thượg tầng xã hội ( cốt lõi là vấn đề chính trị), xét ở
phạm vi từng quốc gia và giữa các quốc gia. Người nào, giai cấp nào, thế lực xã
hội nào chiếm giữ hoặc khống chế được ktế thì người đó, giai cấp đó, thế lực
xh đó sẽ chi phối về vấn đề chính trị. Nhưng chính trị lại có tác động tích cực
trở lại đến ktế, thúc đẩy hoặc kìm hãm kinh tế phát triển.
 Kinh tế là động lực của sự phát triển
Để phát triển kinh tế, thì sự thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn tiềm năng có hạn của các hệ thống và các thành tựu cao nhất của KH –
CN ở phạm vi quốc gia và khối liên minh các quốc gia là một tất yếu khách
quan.
Nói một cách khác, ktế là động lực của sự ptriển của mọi quốc gia với 2
khuynh hướg:
• Giành độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia
nhỏ và yếu.
• Sự thôn tính, khống chế, chi phối của các quốc gia lớn,
mạnh, có đặc trưng phát triển phi văn hóa với các quốc gia
nhỏ và yếu.
 Kinh tế là cốt lõi của cơ sở hạ tầng xã hội, dụa trên nó là kiến trúc

thượg tần tươg ứng mà cốt lõi là vấn đề chính trị. Kinh tế quyết
định ctrị và chính trị tác động tích cực trở lại ktế.
3. Sở hữu kinh tế
 Sở hữu:
Là một phạm trù kinh tế, biểu thị tổng thể các quan hệ kinh tế-xã hội và
pháp lý của việc con người chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng sở hữu
( bao gồm các tư liệu sản xuất, tài sản tiền vốn, nhân lực, thông tin, trí tuệ,v.v.)
trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử. Khái niệm sở hữu đã trở thành tiêu
thức để phân loại các chế độ xã hội hiện nay. Sở hữu bao gồm hai khía cạnh
gắn bó hữu cơ với nhau là nội dung và quan hệ sở hữu.
 Quan hệ sở hữu :
10
Là quan hệ vật chất giữa người với người đối với tài sản,quan hệ sở hữu
chỉ rõ tài sản thuộc về ai và được sử dụng và định đoạt như thế nào? Quan hệ
sở hữu là quan hệ kinh tế, tồn tại khách quan biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa
người với người trong việc chiếm hữu của cải nói riêng, tư liệu sản xuất nói
chung. Nó tồn tại trong một chế độ xã hội và gắn liền với quan hệ sản xuất, là
một trong những hình thức biểu hiện chủ yếu của quan hệ sản xuất.
Quan hệ sở hữu thể hiện mối qhệ giữa chủ sở hữu và đối tượng bị SH.
Chủ thể SH được hiểu là người SH, là phía tích cực (chủ động) cuả các qhệ SH,
có khả năg và quyền chiếm hữu đối tượng bị SH. Chủ thể SH bao giờ cũng ở
thế chủ độg, còn đối tượng bị SH ( hoặc khách thể của quyền SH) là phía thụ
động của các qhệ SH.
 Nội dung sở hữu
Là bản chất của khái niệm SH, nội dung SH chỉ rõ các quyền SH mà chủ
thể SH có được đối với đối tượng bị SH mà luật pháp cho phép. Ndung SH bao
gồm các quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Cụ thể
như sau:
• Quyền chiếm hữu: là quyền giữ lấy đối tượng bị SH ( tài sản) về
mình. Đây là quyền đầu tiên cần fải có của chủ SH. Quyền chiếm

hữu có tính chất tĩh, nó là quyền về danh nghĩa mà không phải là sự
thực hiện cụ thể, về thực chất.
• Quyền sử dụng: là quyền khai thác lợi ích của tài sản trong phạm vi
luật định nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt hoặc nhu cầu sản xuất.
• Quyền định đoạt: là quyền quyết định tài sản về mặt pháp lý trên
thực tế thôg qua việc sửa đổi tính pháp lý của quyền chiếm hữu và
quyền sử dụng, như đem bán, đánh đổi, cho thuê hoặc cho mượn…
Quyền sở hữu được phân chia thành hai loại khác nhau: đó là quyền sở
hữu riêng và quyền sở hữu chung. Quyền sở hữu chug có những đặc điểm pháp
lý khác với quyền sở hữu của một người. Những đặc điểm đó là:
- Quyền sở hữu chug bao giờ cũng là quyền sở hữu của hai
người trở lên. Nói cách khá có nhiều chủ SH đối với một hay
nhiều tài sản. Những người có quyền SH chung đó được gọi
là đồg chủ SH.
- Quyền SH chung bao giờ cũng là quyền SH đối với một
khách thể thống nhất. Khách thể của quyền SH chung có thể
là một tài sản hoặc nhiều tài sản. Khi nói quyền SH của mỗi
sở hữu chung là nói đến quyền đối với toàn bộ tài sản chứ
không phải là quyền đối với một phần nhất định trong một
hay nhiều tài sản khác.
Câu 6: Trình bày về thiết chế xã hội ở khía cạnh
• Định nghĩa
• Nội dung
11
Trả lời:
 Định nghĩa:
Thiết chế XH là một hệ thống các quy định, luật lệ, giá trị và cấu trúc XH
nhằm mục đích duy trì sự tồn tại và biến đổi XH theo một hướg nhất định.
Nói cách khác: thiết chế XH là phương thức tổ chức và nguyên tắc vận
hành XH nhằm duy trì và bảo vệ các giá trị xã hội và thực hiện thành công các

mục tiêu XH qua các bước ptriển XH.
 Nội dung:
 Thiết chế XH tồn tại là nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lý XH đề ra
nó, nó bao gồm các chức năng tổ chức, kiểm soát và điều tiết toàn bộ
các hoạt động của XH. Đây cũng chính là các chức năng của người
cầm đầu và các cán bộ lãnh đạo trong thiết chế XH nói chung và các
thiết chế XH bộ phân nói riêng, đặc biệt là thiết chế NN.
 Thiết chế XH một mặt bị chi phối bởi nhóm lợi ích cầm quyền XH ( là
NN) để thực thi các hoạt động biến đổi XH theo hướng có lợi cho
mình. Mặt khác thiết chế XH còn bị chi phối với các khế ước XH ( các
gtrị, các chuẩn mực, các phong tục tập quán…đã được bảo tồn trong
tiến trình lịch sử và truyền lại cho các thế hệ hiện tại được đông đảo
người dân trong nước tuân theo).
 Thiết chế XH bao gồm một hệ thống các thiết chế phân hệ (thiết chế
XH bộ phận):
• Thiết chế giáo dục đào tạo
• Thiết chế tín ngưỡg và tôn giáo
• Thiết chế gia đình
• Thiết chế tư tưởg
• Thiết chế sắc tộc và dân tộc
• Thiết chế phúc lợi XH…
Các thiết chế này tồn tại trong các mối quan hệ xác định để hình thành nên cơ
cấu XH. Cơ cấu này luôn vận động và biến đổi phù hợp với mối tươg quan lực
lượng giữa các thực thể nắm giữ các thiết chế XH bộ phận và các mối tương
quan với các XH khác.
Câu 7: Trình bày về xã hội dân sự:
• Định nghĩa
• Nội dung
Trả lời:
 Định nghĩa

a) Xã hội dân sự là hệ thống các hoạt động của các cư dân trong một quốc
gia ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử hướng đến thực hiện
mục tiêu của quyền con người.
- Nhân quyền là giá trị được xã hội hoá, quốc tế hoá, được cộng đồng
loài người thừa nhận và bảo hộ cho mỗi cá nhân, con người không phân
biệt màu da, chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ …
12
• Quyền con người trong xã hội là một biểu hiện cụ thể của mối
quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng xã hội. Về thực chất đó là
quyền của những cá nhân về hành vi và hoạt động trong thực tiến
của đời sống xã hội. Trên thực tế, không có vấn đề quyền con
người đối với những cá nhân đơn lẻ sống trong một thế giới biệt
lập, thế giới hoang đảo.
• Quyền con người là cơ sở để hình thành ra quyền công dân.
- Quyền con người không những được bảo vệ bằng hệ thống
pháp luật quốc gia (luật trong nước) mà còn bằng hệ thống
pháp luật quốc tế. Còn quyền công dân chính là quyền con
người được nhà nước thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật,
xuất phát từ những điều kiện địa lý, lịch sử, dân tộc, tôn
giáo trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước.
Quyền công dân về cơ bản, xuất phát từ các quyền cơ bản của
con người, nhưng lại được cụ thể hoá, thể chế hoá cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh và những đặc điểm về lịch sử,
địa lý, tôn giáo, dân tộc và trình độ phát triển của mỗi quốc
gia.
• Quyền con người bao giờ cũng gắn liền với mỗi hệ thống pháp
luật nhất định.
- Pháp luật nói chung và quyền con người không phải là những
hiện tượng (theo bản chất, chức năng, ý nghĩa) khác nhau, có
cuộc sống độc lập với nhau, mà về nguyên tắc là những hiện

tượng cùng một trật tự và cùng một kiểu. Quyền con người
không thể thiếu và ở bên ngoài pháp luật.
• Quyền con người, quyền công dân phải có cơ sở vật chất bảo
đảm, khối lượng và nội dung các quyền này phải được quyết
định bởi các điều kiện về kinh tế, xã hội và giai cấp. Quyền
con người, quyền công dân không tồn tại bên ngoài thời gian
và không gian, chúng bao giờ cũg cụ thể và được quyết định
bởi các điều kiện tồn tại của XH; các quyền này được quyết
định bởi chế độ ktế của XH; bởi cơ cấu XH và cơ cấu giai cấp
của nó. Tươg ứng với mỗi nẫc thang ptriển của XH có 1 trình
độ ptriển khách quan nhất định về các quyền tự do.
• Quyền con người phải gắn với nghĩa vụ con người là hai mặt
gắn bó và quan hệ biện chứng với nhau. Xã hội bảo đảm cho
các thành viên của mình được hưởg quyền con người thì xã hội
cũng đòi hỏi con người có nghĩa vụ đóng góp cho XH
 Nội dung của quyền con người:
Khái niệm quyền con người gắn liền với khái niệm dân chủ - Đó là gtrị
nhân văn cơ bản của con người. Dân chủ vừa là động lực, vừa là biện pháp, vừa
là mục tiêu của sự ptriển, bao gồm những nội dung cơ bản: tự do, công bằng,
bình đẳng, có việc làm, có cơ hội ptriển
- Quyền con người, trước hết phải bao hàm hai yếu tố:
13
+ Những lợi ích và nhu cầu của con người.
+ Những quyền lực và khả năg thực hiện quyền lực của con người.
Ở dạng khái quát và bao trùm nhất, quyền con ngừơi chính là:
• Quyền được tồn tại và quyền được sáng tạo để phtriển dựa trên cơ
sở của Pháp luật và theo nguyên tắc, không gây tổn hại và cản trở
quyền của người khác, của XH theo luật định
• Quyền được biết các thông tin, và sự kiện lớn lao, bức xúc trong
XH

• Quyền được tham dự các hoạt động quản lý xã hội
• Quyền được biểu đạt chính kiến của mình đối với nhà nước và biến
chính kiến thành hiện tượng trc các vđề lợi ích chung của XH
• Quyền được giám sát các hoạt động quản lý vận hành XH của NN.
Câu 8: Trình bày về các vấn đề công:
• Định nghĩa
• Đặc điểm
• Vai trò (ý này không rõ - cẩn thận)
Trả lời:
1. Định nghĩa:
Vấn đề công là các vấn đề chung liên quan đến toàn xã hội, vượt ra khỏi
phạm vi một cá nhân, một nhóm người. Các vấn đề công liên quan đến cuộc
sống và lợi ích chug của toàn xã hội mà chỉ có một cơ quan công của chung
của cả xã hội mới đủ khả năng và tầm nhìn để xử lý có hiệu quả.
Các vấn đề công có thể có như:
- Các vấn đề về đức tin chug vào chế độ xã hội (các gtrị, chuẩn
mực, đạo lý xã hội).
- Các vấn đề về duy trì trật tự an ninh, an toàn xã hội ( an ninh
quốc phòng, đối ngoại, chống khủng bố…)
- Các vấn đề về bảo vệ môi trườg hoạt động động kinh tế xã hội.
(pháp luật, bảo vệ sở hữu trí tuệ…)
- Các vđề về phươg diện và dịch vụ công cộng. (giáo dục, y tế, an
toàn thực phẩm…)
- Các vđề về tài nguyên, công sản (đất đai, hầm mỏ, di tích lịch sử,
bảo vệ MT, văn hoá dân tộc…)
- Các vđề về quyền con người (tự do, di chuyển, nhân phẩm, tham
gia vào các tổ chức hiệp hội…)
- Các vđề về an sinh xã hội (chống ma tuý, việc làm, rủi ro…)
2. Đặc điểm các vấn đề công:
• Là các vấn đề phải sử dụng quyền lực công, là quyền

mà do khế ước chung của cả xã hội, của mọi người dân trong xã hội,
uỷ thác để phục vụ nhân dân. Nó là của dân, do dân và vì dân mà
thực hiện. Vì là quyền lực công nên người thực thi quyền lực này
14
phải công tâm, công bằng, công khai để giải quyến các vấn đề công
cho xã hội (tức phải do NN thực hiện).
• Các vấn đề công là các vấn đề phải đáp ứng cho nhu
cầu chung của cả XH, đem lại lợi ích chung cho mọi công dân (phục
vụ công cộng).
• Các vđề công là các vđề có lquan đến các công việc
chung của Xh (nhiệm vụ công - quản lý vĩ mô xã hội).
• Các vđề công là các vđề phải được xử lý theo trách
nhiệm công (theo đúng hiến pháp, pháp luật).
• Các vđề công là các vấn đề đòi hỏi người thi hàh
quyền lực XH phải có những quan điểm đạo đức công trog quá trình
thực thi nhiệm vụ (phục vụ không vụ lợi cho XH)
3. Vai trò: Quản lý NN đối với việc cung ứng các Dvụ công
Quản lý NN đối với việc cung ứng các DVC có vai trò vô cùng qtrọng, nó
lquan đến sự sống còn và phát triển của NN, của chế độ XH, góp phần chủ yếu
vào việc thực hiện mục tiêu ptriển chung của đất nước. Vai trò này được thể
hiện cụ thể như sau:
• Quản lý NN đối với cug ứng DVC có hiệu quả sẽ tạo ra được niềm
tin, lý tưởng, sự gắn kết mọi người dân với NN và chế độ XH, đặc
biệt là việc cung ứng các dịch vụ phối hợp.
• Quản lý NN… DVC có hiệu quả sẽ góp phần trực tiếp nâng cao đời
sống của nhân dân, phát triển sức sản xuất. Thực tế chỉ rõ, chính do
việc cung ứng DVC có hiệu quả ở nhiều nước như: tạo thêm việc
làm, phát triển mạng lưới y tế, GD, GThông…đã làm cho người dân
phấn khởi, tự hào…và góp phần bảo vệ nhà nước, sự ổn định của
chế độ XH, nâng cao mức sống XH, sức cạnh tranh của nền ktế.

• Quản lý NN……có hiệu quả sẽ góp phần điều chỉnh sự phát triển
chênh lệch trong nước tạo thế phát triển bền vững. Sự phát triển
mạng lưới cơ sở hạ tầng (GThông, điện lưới, GD, ytế ) đã giúp đưa
các vùng miền lạc hậu, xa xôi, hẻo lánh… hội nhập với tiến trình
phát triển chung của tổ quốc, tăng cườg thế trận an ninh QG
• Quản lý NN…….có hiệu quả sẽ tạo ra MT trường thuận lợi cho sự
ptriển kinh tế xã hội của đất nước.
• Quản lý NN…….có hiệu quả tạo ra nguồn nhân lực to lớn cho XH,
một tài nguyên vô giá cho sự phát triển của tươg lai.
Câu 9: Quyết định chính trị là gì? Yêu cầu? căn cứ?
Trả lời:
1. Khái niệm: Quyết định chính trị là phương án được chọn sau khi tính toán,
cân nhắc của nhà nước trước khi thực hiện nhằm giải quyết một vấn đề nào đó.
Thực chất quyết định chính trị là những hành vi sáng tạo, tự chịu trách
nhiệm của những người lãnh đạo nhà nước trong tiến trình tiến hành hoạt động
15
quản lý xã hội để giải quyết một vấn đề đã chín muồi (hoặc đến hạn chót phải
công bố) trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan của xã hội và
việc phân tích các thông tin về hiện trạng của đất nước và môi trường quốc tế.
quyết định phải trả lời được các câu trả lời sau: phải làm gì? Không làm hoặc
làm khác đi có được hay không? Làm thế nào? Ai làm? Làm trong bao lâu?
Làm ở đâu? Điều kiện cần phải có để thực hiện là gì? Ai sẽ cản trở quyết định,
mức độ và cách xử lý? Khó khăn nào sẽ xảy ra và cách khắc phục? triển vọng
của công việc sẽ như thế nào? Hậu quả của việc ra quyết định? Quyết định nào
trước đó phải hủy bỏ? quyết định nào sẽ phải đưa ra tiếp theo?v.v…
2. Yêu cầu đối với quyết định chính trị
- Tính khách quan và khoa học:
Các quyết định là những cơ sở cho việc đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả của
việc thực hiện chúng. Cho nên, các quyết định không được chủ quan, tùy tiện,
thoát ly thực tế. vì quyết định là sản phẩm chủ quan sáng tạo của con người, do

đó việc bảo đảm tính khách quan không đơn giản, nhất là trong những trường
hợp việc thực hiện các quyết định có liên quan đến lợi ích của người ra quyết
định.
- Tính có định hướng:
Một quyết định bao giờ cũng phải nhằm vào các đối tượng nhất định, có mục
đích, mục tiêu, tiêu chuẩn xác định. Việc định hướng của quyết định nhằm để
người thực hiện thấy được phương hướng công việc cần làm, các mục tiêu phải
đạt. điều này đặc biệt quan trọng đối với các quyết định có tính lựa chọn mà
nguời thực hiện được phép linh hoạt hơn, sáng tạo hơn trong quá trình thực
hiện quyết định.
- Tính hệ thống:
Yêu cầu của tính hệ thống đối với các quyết định chính trị đòi hỏi mỗi quyết
định đưa ra phải nhằm đạt được một nhiệm vụ nhất định, trong tổng thể các
quyết định đã có và sẽ có nhằm đạt tới mục đích chung.
- Tính tối ưu:
Trước mỗi vấn đề đặt ra cho nhà nước thường có thể xây dựng được nhiều
phương án khác nhau cùng nhằm đạt tới mục tiêu. Yêu cầu phải đảm bảo tính
tối ưucó nghĩa là phương án quyết định sẽ đưa ra để thực hiện phải tốt hơn
những phương án quyết định khác và trong trường hợp có thể thì đó phải là
phương án quyết định tốt nhất.
- Tính cô đọng dễ hiểu:
Dù được biểu hiện dưới hình thức nào các quyết định chính trị đều phải ngắn
gọn, dễ hiểu để một mặt tiết kiệm được thông tin, tiện lợi cho việc bảo mật và
di chuyển; mặt khác, làm cho người thực hiện không thể hiểu sai lệch về mục
tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện.
- Tính hành chính:
Đòi hỏi các quyết định chính trị đưa ra phải hợp tác và các cấp thực hiện
nghiêm chỉnh.
- Tính có độ đa dạng hợp lý:
16

Trong nhiều trường hợp, các quyết định có thể phải được điều chỉnh trong quá
trình thực hiện. những quyết định quá cứng nhắc sẽ khó thực hiện khi có biến
động của môi trường.
- Tính cụ thể về thời gian thực hiện:
Trong mỗi quyết định chính trị cần bảo đảm những quy định về mặt thời gian
triển khai, thực hiện và hoàn thành để cấp thực hiện không được kéo dài thời
gian.
3. Các căn cứ ra quyết định
Quyết định chính trị là sản phẩm trí tuệ của người lãnh đạo nhà nước nhưng
điều đó không có nghĩa là người lãnh đạo có thể đưa ra quyết định một cách tùy
tiện, mà phải dựa vảo các căn cứ nhất định, đó là:
- Quyết định phải bám sát mục tiêu chung, mục tiêu dài hạn của đất nước.
muốn làm gì thì mục đích đặt ra hàng năm của nhà nước phải trở thành
hiện thực.
- Quyết định của nhà nước phải tuân thủ luật pháp trong nước và thông lệ
quốc tế.
- Quyết định phải được dựa trên cơ sở phân tích thực trạng và thực lực của
đất nước. Người lãnh đạo không thể đưa ra các quyết định vượt quá mức
tiềm năng của xã hội.
- Quyết định chính trị khi đưa ra còn phải xuất phát từ thực tế của cuộc
sống. không thể chỉ từ mong muốn chủ quan duy ý chí.
- Quyết định chính trị phải được đưa ra dựa trên yếu tố thời cơ và thời
gian.
CÂU 10: Khái niệm đảng chính trị? Cơ sở ra đời? chức năng của đảng
chính trị?
Trả lời:
1. Khái niệm
Đảng chính trị là một tổ chức (bao gồm các cá nhân tích cực nhất của
một hoặc một số nhóm lợi ích chính trị xã hội) với những mục tiêu và học
thuyết chính trị nhất định để lãnh đạo mọi thành viên của nhóm lợi ích và tác

động lên các nhóm lợi ích khác nhằm đạt được các mục tiêu đã định
2. Nguyên nhân ra đời của đảng chính trị:
Đảng chính trị ra đời trên cơ sở:
2.1 Việc thực hiện các nhu cầu và lợi ích của con người
2.2 Các quy luật của tổ chức có đông người tham dự và khả năng tư duy đạt tới
một trình độ nhất định
2.3 Sự phân chia xã hội thành các thực thể khác nhau về vai trò, vị trí xã hội ở
mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử.
- Nhu cầu là trạng thái tâm sinh lý căng thẳng khiến cho con người (cá nhân,
nhóm, tập thể, đám đông, xã hội, nhân loại) cảm thấy thiếu thốn, bức bách cần
phải được đáp ứng trạng thái đó để tồn tại và phát triển.
17
Để thỏa mãn nhu cầu, con người cần có các phương tiện và các phương pháp
thực hiện nhất định. Các phương tiện cơ bản được sử dụng để đáp ứng nhu cầu
chủ yếu được lấy từ chế độ sở hữu xã hội – với tư cách là tiền đề vật chất cho
việc xử lý nhu cầu. Còn các phương pháp tổ chức, sử dụng tiền đề vật chất để
đáp ứng nhu cầu lại là cái tạo ra lợi ich mà con người sẽ thu được trong việc
thỏa mãn nhu cầu.
- Lợi ích là một phạm trù kinh tế xã hội mang tính lịch sử. Một mặt nó phản
ánh kết quả của việc đáp ứng nhu cầu của con người, mặt khác nó chỉ rõ
phương thức tiến hành việc đáp ứng các nhu cầu này.
Lợi ích bao gồm các lợi ích mang tính kinh tế và các lợi ích mang tính phi kinh
tế (tính văn hóa, tính nhân văn) mà các chế độ xã hội khác nhau với các đặc
trưng xã hội khác nhau sẽ được con người xử lý khác nhau. Về mặt kết quả thu
nhận, lợi ích chỉ rõ phần mà mà con người nhận được để đáp ứng nhu cầu của
mình theo một cấu trúc nhất định.
- Về mặt phương thức tiến hành để đáp ứng nhu cầu, lợi ích: chỉ rõ cách thức
cụ thể mà con người tiến hành thực hiện nhu cầu của mình. Bao gồm các
phương thức sau:
+ Xử lý theo cách cá nhân: triết lý chủ đạo cho cách xử lý này là việc sử dụng

các học thuyết kinh tế cổ điển và tân cổ điển với tư tưởng chủ đạo của các học
thuyết này là sự điều tiết tự nhiên của cơ chế thị trường, thị trường là phương
pháp tổ chức xử lý lợi ích của mô hình.
+ Xử lý theo cách tập trung: đó là phương thức điều hành xử lý lợi ích xã hội
thông qua sự điều hành của phương thức kế hoạch hóa tập trung, kế hoạch đóng
vai trò là phương pháp xử lý lợi ích của mô hình này.
Việc xử lý lợi ích theo mô hình này chỉ có thể thành công trong những hoàn
cảnh đặc biệt của các quốc gia lúc mà có sự đồng thuận cao độ của xã hội, ủng
hộ viên điều hành tập trung của nhà nước.
+ Xử lý theo cách đóng cửa: đây là những trường hợp bất đắc dĩ của một số
nước trong bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, do bị các thế lực bên ngoài bao
vây, hoặc do tầm nhìn bảo thủ, chủ quan của các nhà lãnh đạo đất nước.
+ Xử lý theo cách mở cửa: đó là cách xử lý kết hợp giữa phương thức “ có quan
hệ (mở cửa) với phương thức “xử lý cá thể” hoặc “xử lý tập trung”. Cách xứ lý
này cũng cho nhiều kết quả không giống nhau. Có nước lợi lớn hơn hại, có
nước lợi bất cập hại vì nó còn tùy thuộc sự đồng thuận của xã hội trong nước và
phản ứng của các nước có liên quan.
+ Xử lý theo cách kết hợp: đó là việc kết hợp cả 4 cách xử lý trên cho phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể của các nước.
Lợi ích đóng vai trò to lớn trong sự tồn tại và phát triển của con người, của các
thực thể xã hội.lợi ích luôn gắn liền với phương thức thực hiện lợi ích, trong đó
phương thức được đề cao nhất là phương thức giành được quyền lực chính trị
(nắm giữ nhà nước), chính do nắm giữ quyền lực chính trị mà các nhóm lợi ích
xã hội có căn cứ và điều kiện tốt nhất để thực hiện lợi ích của mình. Lợi ích thu
được từ các hoạt động chính trị được gọi là lợi ích chính trị. Việc ra đời các
18
đảng chính trị luôn gắn liền với việc giành giữ quyền lực chính trị để thu lại các
lợi ích chính trị.
3. Chức năng của đảng chính trị
- Chức năng tổ chức: mọi đảng chính trị đều có nhiệm vụ quan trọng là tổ

chức và phát triển tổ chức của mình, tạo thế và lực trong việc mưu cầu lợi ích
và mong muốn đặt ra của đảng, có sức hấp dẫn và lan tỏa trong xã hội. Một
đảng chỉ hoạt động hiệu quả nếu được tổ chức chặt chẽ, khoa học và tạo được
sự nhất trí, đoàn kết trong nội bộ đảng.
- Chức năng lợi ích: mọi đảng chính trị đều phải hướng vào mục tiêu đạt
được lợi ích của đảng, qua đó đem lại lợi ích thiết thực cho các đảng viên và
cho xã hội (nếu có thể làm được và phải cố gắng làm được).
- Chức năng tư tưởng: các đảng chính trị đều tồn tại dựa trên một học
thuyết chính trị nhất định. Học thuyết đó là hệ quan điểm (tầm nhìn, sức hiểu
biết, các mong muốn), các chuẩn mực (là những yêu cầu, những tiêu chuẩn
hành vi do đảng chính trị mong muốn, đặt ra và đòi hỏi mọi người trong đảng
phải tuân thủ trong suy nghĩ và hành động), các giá trị (những tình cảm, thái
độ, hành vi được chuẩn mực đánh giá cao, coi trọng) mà mọi đảng viên phải
hướng vào đó thực hiện. Mục đích của chức năng tư tưởng là nhằm tạo ra cơ sở
lý luận vững chắc của học thuyết chính trị, từ đó tạo ra được niềm tin của đảng
viên, của những người dân ngoài đảng vào lý tưởng mà đảng chính trị vạch ra.
- Chức năng điều tiết: để thích nghi và tồn tại mọi đảng chính trị đều phải
luôn biến đổi, luôn tự học tập để hoàn thiện dần tổ chức của mình.
Trước tiên các đảng phải tự đổi mới cho phù hợp với các biến động của
môi trường, của mối tương quan giữa các thực thể xã hội và của lịch sử, đặc
biệt là sự phát triển của hệ thống kinh tế quốc gia và quốc tế.
Thứ hai các đảng phải luôn cải thiện và mở rộng mối quan hệ tích cực của
tổ chức mình với xã hội thông qua việc đem lại lợi ích cho xã hội.
CÂU 11: Nhà nước là gì? Quyền lực nhà nước là gì? Công cụ quản lý nhà
nước?
Trả lời:
1. Nhà nước là gì?
Nhà nước là một thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị của
nhóm lợi ích xã hội nắm được quyền lực xã hội đối với một hoặc toàn bộ các
nhóm lợi ích xã hội khác, đồng thời còn là cơ quan công quyền cung ứng các

dịch vụ công và hàng hóa công cộng cho xã hội để duy trì và phát triển xã hội
mà nhóm lợi ich xã hội đó quản lý xã hội trước các nhà nước khác và trước
lịch sử.
 Đặc điểm của nhà nước:
- Nhà nước là sự phân chia dân cư theo lãnh thổ: nhà nước là bộ máy
quyền lực, tập trung trên một cơ cấu lãnh thổ nhất định và dân cư được
phân chia theo lãnh thổ quốc gia thống nhất.
19
- Nhà nước thiết lập một bộ máy quyền lực công của xã hội: ngày nay nó
thương là bộ máy đồ sộ bao gồm một hệ thống các cơ quan quản lý các
lĩnh vực của đời sống xã hội như: tuyên truyền, cổ động, cưỡng chế…
- Nhà nước là quyền lực công xuất hiện đồng thời với việc xác định chủ
quyền nhà nước – đó là quyền lực tối cao mang tính độc lập của nhà
nước trong việc giải quyết những công việc đối nội, đối ngoại của nhà
nước.
- Nhà nước ban hành pháp luật có tính bắt buộc chun đối với mọi tổ chức,
mọi thành viên trong xã hội. nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và
bằng các biện pháp khác nhằm đặt được mục đích đặt ra.
2. Quyền lực nhà nước
2.1 Khái niệm:
Quyền lực nhà nước là quyền lực xã hội do nhà nước nắm giữ.
2.2 Cơ cấu quyền lực nhà nước: lập ý, lập ngôn; lập hiến, lập pháp; hành pháp;
tư pháp; chiếm hữu, bảo vệ, sử dụng lãnh thổ quốc gia.
2.3 Đặc điểm của quyền lực nhà nước:
- Quyền lực nhà nước mang tính lợi ích của nhóm lợi ích xã hội cầm quyền
đồng thời cũng đại diện (ở một mức độ nào đó) lợi ích của cộng đồng xã hội.
Vì nhu cầu và lợi ích của cá nhân, của nhóm mà nhóm lợi ích xã hội có ý chí tổ
chức giành lấy chính quyền và thành quả đạt được là phải tạo thuận lợi trong
việc thực hiện ý chí và lợi ích của họ. Cũng chính từ lợi ích lâu dài mà họ phải
xử lý lợi ích chung của xã hội chỗ dựa cơ bản cho sự tồn tại của bản thân các

nhóm lợi ích xã hội có ý chí cao.
- Quyền lực nhà nước có tính khách quan lịch sử: quyền lực xã hội luôn tồn tại
cho dù xã hội có bất kỳ biến động nào; nhưng chủ thể nắm giữ quyền lực xã hội
để biến nó thành quyền lực nhà nước thì lại luôn biến đổi. nó bị biến đổi ngay
chính trong nhóm lợi ích nắm giữ nhà nước. Quyền lực nhà nước sẽ bị tiêu
vong khi nhóm lợi ích xã hội nắm giữ nhà nước suy bại đến mức người dân
không còn chịu đựng được sự cai trị của họ và một nhóm lợi ích mới quy tụ
được nhân dân thế chỗ.
- Quyền lực nhà nước gắn liền với việc nắm giữ, khai thác, sử dụng tài sản
quốc gia: tài sản quốc gia là vốn góp chung của mọi công dân để tạo nên sức
mạnh vật chất của mỗi xã hội, bao gồm các nguồn vốn, các phương tiện vật
chất kỹ thuật và phi vật chất mà nhà nước có thể sử dụng để tổ chức và quản lý
xã hội.
- Quyền lực nhà nước mang tính đơn phương áp đặt và bao trùm cả xã hội
thông qua hệ thống sức mạnh trấn áp của nhà nước: sức mạnh trấn áp là một
trong ba nhân tố tạo thành quyền lực. việc sử dụng kết hợp 3 nguồn sức mạnh
của quyền lực phụ thuộc vào nghệ thuật quản lý của nhà nước, nó lệ thuộc vào
tương quan lực lượng giữa các nhóm lợi ích xã hội và hoàn cảnh cụ thể của mỗi
nước, mỗi giai đoạn của lịch sử.
- Quyền lực nhà nước mang tính tương đồng: các vấn đề phải làm của một nhà
nước (mục tiêu, nguyên tắc, hình thức tổ chức ) về cơ bản là như nhau cho nên
20
đặc trưng, nguyên tắc, hình thức, phương pháp tổ chức quyền lực của các quốc
gia về cơ bản có hình dáng giống nhau.
2.3 Hình thức tổ chức quyền lực nhà nước:
Là cách phân bổ sử dụng quyền lực nhà nước trong thực tế để vận hành,
quản lý xã hội có hiệu quả và hiệu lực.
Bao gồm:
- Xác định quyền lực nhà nước, nhằm giải đáp rõ nội dung của quyền lực nhà
nước bao gồm những gì? Ai thống trị ai? Và ai là người nắm giữ các nội dung

này? Ai được hưởng cái gì?
- Hình thành bộ máy quản lý quyền lực nhà nước và xác lập cách thức vận hành
bộ máy có hiệu quả.
- Xác định mối quan hệ giữa nhà nước với các nhóm lợi ích xã hội khác.
3. Các công cụ nhà nước sử dụng trong quản lý xã hội:
3.1 Đức tin xã hội: đó là triết lý, đạo đức sống của xã hội bao gồm hàng loạt
nhân tố chi phối, khống chế đức tin – giá trị cốt lõi của con người (các giá trị ,
các chuẩn mực, triết lý sống, bản lĩnh dân tộc, văn hóa dân tộc, lối sống v.v…).
3.2 Kế hoạch: là tập hợp các mục tiêu phải làm và các phương tiện, phương
thức phải tiến hành để đạt được các mục tiêu đã định. Kế hoạch được chia
thành nhiều cấp độ tùy thuộc mức độ định hướng và định lượng của các mục
tiêu đặt ra là cao hay thấp (đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn, chương trình, dự án).
3.3 Pháp luật: là hệ thống các quy tắc xử xự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước đặt ra, thực hiện và bảo vệ bằng quyền lực nhà nước: nhằm thực hiện các
mục đích, mục tiêu quản lý xã hội. Pháp luật phải: khoa học, hệ thống, minh
hiển, công khai, được lòng dân, có giá trị tương đối bền vững, bất vị thân.
3.4 Các chính sách: là tổng thể các quan điểm nhất quán, các chuẩn mực, biện
pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng để tác động lên xã hội nhằm đạt được các
mục tiêu quản lý xã hội nào đó một cách tốt nhất sau một thời gian xác định.
3.5 Bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức của bộ máy nhà nước,
đây là một công cụ không thể thiếu để biến mọi ý đồ và các nguồn lực, các
công cụ quản lý khác thành kết quả hiện thực.
3.6 Tài sản nhà nước: là các nguồn vốn, các phương tiện vật chất,kỹ thuật, các
sức mạnh tinh thần mà nhà nước nắm giữ trong tay để quản lý xã hội.
3.7 Trí tuệ, ,mưu lược của các nhà lãnh đạo: đây là công cụ mang tính nghệ
thuật và cá biệt, nó phụ thuộc vào phúc phận của các quốc gia.
CÂU 12: Gia đình và thiết chế gia đình?
Trả lời:
1. Gia đình:

Gia đình là một tập hợp những con người có quan hệ hoặc về huyết thống,
hoặc về hôn nhân hoặc về nhận nuôi hoặc kết hợp cả hai hay ba các quan hệ
này; có hành vi sống cùng với nhau (cùng sống với nhau, hoặc không trực tiếp
cùng sống với nhau nhưng có ràng buộc pháp lý với nhau về phần thừa kế tài
21
sản chung). Gia đình có nhiều loại, nhưng loại cơ bản là loại gia đình hạt nhân
gồm hai thế hệ cùng chung sống (cha mẹ và con cái).
2. Vai trò của gia đình
 Gia đình là tế bào của xã hội, đơn vị tổ chức cơ bản của xã hội, nơi cốt
kết con người ở quy mô bền vững. gia đình lành mạnh sẽ góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển. còn gia đình không lành mạnh sẽ tạo ra các thế hệ
thay thế xấu, các bản “sao chụp” tồi để di hại về sau cho xã hội.
Gia đình có vai trò to lớn trong việc gắn kết con người với xã hội, nó là một
hình thức quan trọng của xã hội hóa. Còn xã hội hóa là quá trình biến mỗi
con người cụ thể thành con người của xã hội, đó là quá trình diễn ra hai
chiều: một mặt xã hội truyền văn hóa từ một thế hệ này qua thế hệ khác tiếp
theo khiến cho con người biết chấp nhận hệ thống các giá trị xã hội , chấp
nhận vai trò của mình và chấp nhận một niềm tin cho bản thân để sống. mặt
khác, con người lại tác động trở lại đến xã hội trong giới hạn của mình.
Trong xã hội ngày nay, con người được tiếp thu văn hóa xã hội đầu tiên khi
mới sinh ra và qua tuổi ấu thơ chủ yếu là ở gia đình. Một gia đình lành
mạnh thì mới có được các công dân lành mạnh, về sau mới hy vọng tạo ra
các công dân hữu ích cho đất nước. Ảnh hưởng văn hóa to lớn của gia đình
những năm đầu tiên trong đời mỗi con người cũng như những năm trưởng
thành đều in dấu ấn văn hóa gia đình. Để có một gia đình tốt thì cần phải
làm nhiều việc, trong đó có vấn đề chế độ kinh tế bảo đảm cuộc sống sung
túc, yên bình cho công dân, để họ làm tốt chức năng gia đình.
 Gia đình thường là xuất phát điểm để đưa con người vào cuộc sống, giúp
họ làm việc tốt hay xấu và đón họ lúc rút khỏi các năm tháng hoạt động
theo sự phân công của xã hội. các phẩm chất tốt hay xấu, các tài năng

đức hạnh của mỗi con người phần lớn hình thành nhờ gia đình. Gia đình
là nơi thể hiện bản chất con người, là nơi động viên, an ủi và san sẻ mọi
thành công hay thất bại của mỗi đời người một cách sâu sắc và toàn diện
nhất.
 Gia đình là hộ sản xuất và tiêu dùng cơ bản của xã hội, góp phần tích
cực vào sự di chuyển, tạo ra các nguồn của cải xã hội.
3. Các chức năng của gia đình
- Gia đình là nơi xã hội hóa trẻ em: gia đình bàn giao các trí thức văn hóa
cơ bản, các hiểu biết ban đầu của nhân loại và xã hội cho trẻ em.
- Gia đình là nơi chủ yếu để chăm sóc, bảo vệ người già và trẻ nhỏ.
- Gia đình là căn cứ tạo vị thế và vai trò xã hội cho các thế hệ tiếp sau.
- Gia đình góp phần chủ yếu vào việc điều chỉnh hành vi giới tính và bảo
toàn nòi giống.
4. Thiết chế gia đình: là những quy ước, luật lệ do xã hội và nhà nước đặt ra,
để tác động lên các công dân trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội.
5. Nội dung của thiết chế gia đình
22
Luật hôn nhân và gia đình là các quy chế, quy định mang tính pháp luật
của nhà nước đối với việc hình thành, duy trì và các gia đình lành mạnh và phát
triển trong xã hội góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triển xã hội theo
định hướng đã định.
Để cho gia đình phát triển lành mạnh nhà nước cần phải:
- Xây dựng và thực thi tốt luật hôn nhân và gia đình
- Có các chính sách xã hội tạo điều kiện tốt cho cuộc sống gia đình của công
dân
- Tạo đủ việc làm với thu nhập tốt cho các gia đình.
- Có chế độ làm việc hợp lý để con người có đủ thời gian cần thiết quan tâm
đến gia đình của mình
- Có sự rành buộc của cha mẹ hợp lý với con cái để hạn chế sự hư hỏng của thế
hệ trẻ, hạn chế tệ nạn gia đình chủ nghĩa trong quản lý xã hội.

- Có chế độ bảo vệ và phát huy truyền thống gia đình .v.v
CÂU 13: Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công? (định nghĩa,
chủ thể, đặc điểm).
Trả lời:
23
Thiết chế gia
đình
Luật hôn nhân
gia đình
Nguyên tắc cơ
bản của chế độ
hôn nhân và gia
đình
Cơ sở pháp lý tổ
chức và vận
hành gia đình
Trách nhiệm
phải thực hiện
trước xã hội
Các gia đình
lành mạnh và
phát triển
Thiết chế xã hội
khác
Thiết chế nhà
nước
Quản lý công: là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực xã hội của nhà
nước để giải quyết có hiệu quả nhất các vấn đề công của xã hội theo một
đường lối chủ trương nhất quán vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.(chủ thể
của QLC là nhà nước, đối tượng quản lý là các công việc công trong quản lý

nhà nước)
Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công là sự tác động có tổ chức và
bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc bảo
đảm cung ứng diạhc vụ công cho mọi người dân một cách công bằng, ổn định,
hiệu quả và phi lợi nhuận.
 Nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý hoạt đông cung ứng dịch
vụ công cho xã hội.
 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công:
a. Xác định và phân loại chính xác các dịch vụ công. Đây là nội dung đầu tiên
của hoạt động quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công nhằm trả lời
câu hỏi: dịch vụ công là gì? Nhà nước phải cung ứng các loại dịch vụ công
nào? Yêu cầu của việc xác định và phân loại chính xác các dịch vụ công là:
- nhà nước không được bỏ sót bất kỳ một loại dịch vụ công nào mà nhà nước có
nghĩa vụ phải cung ứng cho xã hội.
- phân loại chính xác các dịch vụ công, loại nào nhà nước phải làm ngay, loại
nào phải chờ đợi khi có điều kiện.
b. Hình thành quan điểm, ngyuyên tắc, mô hình cung ứng dịch vụ công: nhămg
trả lời các câu hỏi: trách nhiệm của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công
là gì? Đó là : nhiệm vụ mà nhà nước phải cam kết thực hiện trước nhân dân?
Hay đó là ban phát của nhà nước cho dân? Loại dịch vụ công nào nhà nước có
trách nhiệm cung ứng trực tiếp qua các tổ chức của nhà nước? loại dịch vụ
công nào không được thu phí….nói cách khác nhà nước phải giải đáp câu hỏi
nhà nước phải thực hiện cung ứng dịch vụ công vì các mục tiêu nào? Với
nguyên tắc nào? Theo mô hình nào?
c. Xây dựng bộ máy triển khai việc cung ứng các dịch vụ công: nhằm trả lời các
câu hỏi: nhà nước cung ứng dịch vụ công cho xã hội như thế nào và bằng cách
nào? Nhămg thực hiện chức năng tổ chức hành chính của nhà nước trong việc
cung ứng dịch vụ công cho xã hội, tương ứng với hai nội dung sau:
 Việc tổ chức bộ máy triển khai việc cung ứng các dịch vụ
công đều diễn ra theo mô hình phân cấp quản lý hành chính

 Hình thành cơ chế vận hành bộ máy hoạt động, bảo đảm
chức năng phối hợp thực hiện thẩm quyền quản lý, gắn kết hợp lý, chặt chẽ,
hiệu quả giữa các cấp, các bộ phận của bộ máy cung ứng dịch vụ công cho xã
hội.
d. Huy động nguồn lực, lựa chọn phương thức, phương pháp, chính sách cung
ứng dịch vụ công, nhằm trả lời câu hỏi: để cho bộ máy hoạt động đạt được mục
tiêu mong đợi nhà nước cần phải sử dụng các nguồn lực nào? Theo phương
pháp và phương thức nào? Nhằm thực hiện chức năng nhân sự, phát triển
nguồn nhân lực quản lý và chức năng tài chính.
24
e. Theo dõi, kiểm tra đo lường, đánh giá kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ
công.
Đó là hoạt động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh của nhà nước đối với
các cơ quan chức năng quản lý cung ứng dịch cụ công chuyên ngành nhà nước;
và của các cơ quan chức năng quản lý cung ứng dịch vụ công dưới quyền; cũng
như cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động cung ứng dịch vụ công của
nhà nước các cấp nhằm trả lời câu hỏi: nhà nước đã đạt được mục tiêu cung
ứng dịch vụ công phù hợp với đòi hỏi và mong muốn của xã hội hay chưa? Cơ
chế và cơ cấu tổ chức cung ứng dịch vụ công đã phù hợp hay chưa?. Việ theo
dõi, kiểm tra hoạt động cung ứng dịch vụ công được căn cứ vào việc đo lường
đánh giá kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ công đã được thực hiện.
Đo lường, đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch
vụ công đó là việc phân tích hiệu quả và hiệu lực quản lý của nhà nước trong
việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội nhằm trả lời câu hỏi? cách cung ứng và
chất lượng dịch vụ công cung ứng của nhà nước cho xã hội đã thực sự là tốt
hay chưa?. Đây cũng chính là chức năng kiểm tra, đánh giá của nhà nước trong
việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công cho xã hội.
g. đổi mới hoạt động cung ứng dịch vụ công: nhằm trả lời các câu hỏi: nhà
nước đã đến lúc phải đổi mới cách cung ứng dịch vụ công cho xã hội hay chưa?
phải đổi mới bắt đầu từ đâu?

CÂU 14: Quyền lực nhà nước?
Trả lời:
1. Khái niệm:
Quyền lực nhà nước là quyền lực xã hội do nhà nước nắm giữ.
2. Đặc điểm của quyền lực nhà nước:
- Quyền lực nhà nước mang tính lợi ích của nhóm lợi ích xã hội cầm quyền
đồng thời cũng đại diện (ở một mức độ nào đó) lợi ích của cộng đồng xã hội.
Vì nhu cầu và lợi ích của cá nhân, của nhóm mà nhóm lợi ích xã hội có ý chí tổ
chức giành lấy chính quyền và thành quả đạt được là phải tạo thuận lợi trong
việc thực hiện ý chí và lợi ích của họ. Cũng chính từ lợi ích lâu dài mà họ phải
xử lý lợi ích chung của xã hội chỗ dựa cơ bản cho sự tồn tại của bản thân các
nhóm lợi ích xã hội có ý chí cao.
- Quyền lực nhà nước có tính khách quan lịch sử: quyền lực xã hội luôn tồn tại
cho dù xã hội có bất kỳ biến động nào; nhưng chủ thể nắm giữ quyền lực xã hội
để biến nó thành quyền lực nhà nước thì lại luôn biến đổi. Nó bị biến đổi ngay
chính trong nhóm lợi ích nắm giữ nhà nước. Quyền lực nhà nước sẽ bị tiêu
vong khi nhóm lợi ích xã hội nắm giữ nhà nước suy bại đến mức người dân
không còn chịu đựng được sự cai trị của họ và một nhóm lợi ích mới quy tụ
được nhân dân thế chỗ.
- Quyền lực nhà nước gắn liền với việc nắm giữ, khai thác, sử dụng tài sản
quốc gia: tài sản quốc gia là vốn góp chung của mọi công dân để tạo nên sức
mạnh vật chất của mỗi xã hội, bao gồm các nguồn vốn, các phương tiện vật
25

×