Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam
Trong giai đoạn từ 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng
các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng
kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi nguồn ODA khó có khả năng gia tăng trong khi nhu
cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực này rất lớn, Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với
các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song
phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO). Từ năm
1993 tới nay, Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ tổ chức thành công 9 Hội
nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG) và được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ
nguồn vốn ODA với giá trị là 19,94 tỷ USD:
Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2001
Năm Cam kết ODA (Triệu USD)
Thực hiện ODA
(Triệu USD)
Tổng số 19.940 9.571
1993 1.810 413
1994 1.940 725
1995 2.260 737
1996 2.430 900
1997 2.400 1.000
1998 *2.200 1.242
1999 **2.210 1.350
2000 2.400 1.650
2001 2.400 1.500
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Ðầu tư
Ghi chú: (*) Chưa kể 0,5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế
(**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế
Ðể sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, từ 1993 - 2001, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với
các nhà tài trợ các Ðiều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 14,72 tỷ USD, đạt khoảng 73,8%
1
tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm 2001, trong đó, ODA vốn vay khoảng 12,35 tỷ
USD (84%) và ODA vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 2,37 tỷ USD (16%).
Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện
tốt kế hoạch giải ngân hằng năm. Từ năm 1993 tới hết năm 2001 vốn ODA giải ngân khoảng
9,5 tỉ USD, tương đương với khoảng 54% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết.
Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên
của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (24%); ngành giao thông (27,5%); phát triển nông
nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi (12,74 %); ngành cấp thoát nước
(7,8%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường
(11,87%).
Ngoài ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều
chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh
cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, Quỹ Miyazawa, PRGF và PRSC).
Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử
dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo như Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2
-1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ
1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí
Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận ; nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết
các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh
viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới; các
hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi. Các
chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng
được thực hiện một cách có hiệu quả. Ngoài ra, còn hàng loạt các công trình mới đầu tư bằng
nguồn vốn ODA sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới.
Nhìn chung, việc sử dụng ODA trong thời gian qua là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho quá
trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Ðạt được kết quả trên, là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
(1) Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng hiệu
quả nguồn vốn ODA. Tiếp theo Nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành năm 1993, Nghị
định 87/CP ban hành năm 1997 về quản lý và sử dụng ODA, ngày 4 tháng 5 năm 2001 Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NÐ-CP (thay thế Nghị định 87/CP). Bên cạnh đó,
nhiều văn bản pháp quy khác cũng được ban hành nhằm quản lý và tạo điều kiện thực hiện
2
nguồn vốn ODA như Nghị định số 90/1998/NÐ-CP ngày 7/11/1998 về Quy chế vay và trả nợ
nước ngoài; Quyết định 223/1999/QÐ-TTg ngày 7/12/1999 về Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối
với các dự án sử dụng vốn ODA; Quyết định 211/1998/QÐ-TTg ngày 31/10/1998 về Quy chế
chuyên gia đối với các dự án ODA
(2) Việc chỉ đạo thực hiện ODA của Chính phủ kịp thời và cụ thể như đảm bảo vốn đối ứng,
vấn đề thuế VAT đối với các chương trình, dự án ODA, nhờ vậy nhiều vướng mắc trong quá
trình thực hiện các chương trình, dự án ODA đã được tháo gỡ.
3) Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA đã đạt bước tiến bộ. Nghị định 17/2001/NÐ-CP
đã tạo khuôn khổ pháp lý tổ chức hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA từ
các Bộ, ngành trung ương tới địa phương và các Ban quản lý dự án. Trong năm 2000 và đầu
năm 2001, Chính phủ đã giao liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các cơ quan
liên quan tiến hành kiểm tra và đánh giá tình hình sử dụng vốn vay đối với một số chương
trình, dự án ODA. Kết quả kiểm tra và đánh giá cho thấy về cơ bản các dự án ODA vốn vay có
hiệu quả. Tuy nhiên cũng phát hiện một số mặt còn yếu kém, nhất là công tác tổ chức thực
hiện các chương trình, dự án ODA.
Chính phủ hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với nhà tài trợ để cùng đánh giá các chương trình
và dự án ODA.
(4) Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý ODA, làm hài
hoà thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực hiện các chương trình,
dự án ODA: Ngày 12-13 tháng 4 năm 2000, tại Ðồ Sơn, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã phối hợp
với 3 nhà tài trợ (ADB, Nhật Bản, WB) tổ chức Hội nghị lần thứ nhất về quản lý các dự án đầu
tư sử dụng vốn ODA nhằm xác định và tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình thực
hiện chương trình, dự án ODA; tiếp đó ngày 31 tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 2 với nội
dung trên đã được tổ chức tại Hà Nội nhằm cập nhật và đánh giá tình hình thực hiện các biện
pháp đã đề ra để cải thiện quá trình thực hiện vốn ODA. Một nhóm các nhà tài trợ khác, gồm
Anh, Na uy, Phần Lan, Thuỵ Ðiển, Ðan Mạch, Thụy Sỹ đã phối hợp với các cơ quan của
Chính phủ hoàn tất một số nghiên cứu về hài hoà thủ tục ODA.
Thực tiễn đã cho thấy hài hoà thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ là một trong những cách
tiếp cận đúng đắn để bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện ODA.
(5) Năng lực thực hiện và quản lý các chương trình, dự án ODA đã có bước tiến bộ. Bằng
nhiều hình thức đào tạo khác nhau và qua thực tế thực hiện dự án, nhiều cán bộ của Việt Nam
3
từ cấp cơ quan quản lý vĩ mô tới các Ban quản lý dự án đã làm quen và tích luỹ được kinh
nghiệm thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA.
Tuy vậy công tác quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam cũng còn có những mặt yếu kém và
đứng trước những khó khăn, thách thức, nhất là ở các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và
theo dõi đánh giá dự án. Ðể cải thiện tình hình ở các khâu yếu nói trên, trong thời gian tới,
Chính phủ dự kiến triển khai các công tác sau:
Ban hành Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Ðầu tư- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị
định 17/2001/NÐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001 về những nội dung liên quan tới tài chính của
các chương trình dự án ODA.
Sớm xúc tiến xây dựng để trình ban hành Nghị định mới về Tái định cư và giải phóng mặt
bằng, nhằm giải quyết cơ bản những vướng mắc về vấn đề này đối với các dự án ODA có xây
dựng cơ bản.
Tiếp tục tiến trình làm hài hoà thủ tục tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án ODA
giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
Thông qua nhiều phương thức và quy mô đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác nhau nhằm tăng
cường năng lực quản lý và thực hiện ODA ở các cấp
Kiện toàn hệ thống theo dõi và đánh giá dự án từ các Bộ, ngành trung ương tới địa phương
nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA; đưa công nghệ thông
tin vào phục vụ công tác quản lý và theo dõi dự án
Tám tháng, cả nước thu hút 5,62 tỷ USD vốn FDI
ND- 28-08-2009 - Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), tám tháng qua, cả
nước có 504 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng
vốn đăng ký 5,62 tỷ USD, tuy chỉ bằng 10,8% so cùng kỳ năm 2008 nhưng cũng là con số khá
cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.
Có 140 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 4,82 tỷ USD, tăng 3,8% so cùng kỳ, thể hiện niềm tin của
các nhà đầu tư vào khả năng phục hồi và tiềm năng phát triển của nền kinh tế nước ta. Cũng trong tám tháng qua, các dự án
FDI đã giải ngân 6,5 tỷ USD, bằng 91,5% so cùng kỳ, trong đó, vốn từ nước ngoài khoảng 5,5 tỷ USD.
Từ đầu năm đến nay, đã có 35 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại nước ta. Các nhà đầu tư lớn nhất là Hoa Kỳ
(3,356 tỷ USD), Ðài Loan (Trung Quốc) (1,353 tỷ USD), British Virgin Islands (1,247 tỷ USD).
Định hướng vốn ODA giai đoạn 2006 - 2010
Giai đoạn 2006-2010, Chính phủ sẽ dành 33% trong số 23,75 tỷ USD vốn ODA để phát triển
giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị.
4
Đầu tư trọng điểm vào phát triển cơ sở hạ tầng, là một trong những nội dung quan trọng nhất
trong bản đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
thời kỳ 2006 - 2010" vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt số 290/2006/QĐ -
TTg ngày 29/12/2006.
Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông
Theo bản đề án, lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của
Chính phủ.
Đặc biệt, đây cũng là lĩnh vực mà các nhà tài trợ vốn ODA như ADB, JBIC, WB rất quan tâm
từ trước tới nay cũng như trong nhiều năm tới.
Cụ thể, nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này trong 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh để đầu tư cho
các lĩnh vực phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, các đường trục chính của các vùng
kinh tế; ưu tiên phát triển các tuyến đường ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, ĐBCSL; phát
triển mạnh hệ thống đường cao tốc, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài ra, nguồn vốn này sẽ phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác
tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Trong đó gồm có tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và hai hành lang và một vành
đai kinh tế Việt - Trung, xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả 3 miền, trong đó có các cầu Cao
Lãnh, Vàm Cống thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn II).
Đồng thời, giao thông nông thôn cũng nằm trong phạm vi của nguồn vốn, gồm nâng cấp các
tuyến đường huyện, bảo đảm đường thông suốt cả năm từ thôn bản đến trung tâm xã, đầu tư hỗ
trợ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như công tác duy tu bảo dưỡng đường
bộ.
Bên cạnh việc định hướng đầu tư cho các dự án giao thông cầu đường bộ, đối với lĩnh vực đường
sắt, Chính phủ sẽ thu hút vốn ODA xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt cao
tốc Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh; tăng cường năng lực quản lý và điều hành ngành đường sắt.
Lĩnh vực hàng không, các sân bay quốc tế sẽ được xây dựng ở một số tỉnh, thành phố phù hợp
với quy hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước, trước mắt xây dựng mới một sân
bay quốc tế hiện đại cho Thủ đô Hà Nội (Cảng Hàng không Quốc tế 2), Long Thành - Biên Hoà,
Đà Nẵng (nhà ga), Cam Ranh - Khánh Hoà (nhà ga) và Phú Quốc - Kiên Giang.
Trong giai đoạn này, Chính phủ cũng sẽ tập trung vốn ODA để xây dựng một số cảng nước sâu,
trong đó có các cảng Vân Phong - Khánh Hoà, cảng Lạch Huyện - Hải Phòng, và các cảng trung
chuyển. Ngoài ra sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống các tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng ở
Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL.
Thể chế, tăng cường năng lực con người trong lĩnh vực giao thông, nhất là an toàn giao thông,
cũng sẽ là một hướng đầu tư.
Chính phủ cũng định hướng cụ thể trong việc sử dụng nguồn vốn ODA. Đối với nguồn vốn ODA
hoàn lại, đặc biệt là các khoản vay có ưu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có ân hạn)
thì ưu tiên sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế.
Các khoản vay ODA có điều kiện ưu đãi kém hơn (lãi suất cao, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn)
sẽ được sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế và có khả năng
trả nợ.
5
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, thời gian tới vốn ODA dành cho phát triển hạ tầng
giao thông về cơ bản vẫn sẽ đến từ các nhà tài trợ lớn, truyền thống JBIC, WB, ADB, AFD (Cơ
quan Phát triển Pháp) và KFW (Ngân hàng Tái thiết Đức).
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA
Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù nguồn cung cấp ODA trên thế giới vẫn còn hạn chế,
nhưng nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ vẫn tăng trưởng mạnh.
Dự báo từ nguồn vốn ODA ký kết cho thấy, bên cạnh 8 tỷ USD vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005
chuyển tiếp sang, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, vốn ODA ký kết mới sẽ đạt khoảng từ 12,35 -
15,75 tỷ USD, đưa tổng nguồn vốn ODA được ký kết lên con số 23,75 tỷ USD.
Dự báo tổng vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 11,46 - 12,41 tỷ USD. Để sử
dụng hiệu quả nguồn vốn này, trong bản đề án Chính phủ đã nêu rõ: "Trong giai đoạn 2006 -
2010, chủ trương thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam" là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực
hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 -2010".
Bản đề án của Chính phủ cũng nêu rõ: "Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới
cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết,
sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt
trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả".
Mặc dù xác định ODA là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng,
nhưng từ những bài học chủ yếu được rút ra qua thực tế thu hút và sử dụng ODA trong giai
đoạn 2001- 2005, Chính phủ đã nêu rõ rằng các cơ quan tiếp nhận nguồn vốn này cần nhận thức
đúng đắn về ODA, coi ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế
nguồn lực nội sinh đối với quá trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phương và đơn vị
thụ hưởng.
Vì xét cho cùng, ODA không phải là "thứ cho không" mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo các
điều kiện ưu đãi, gắn với uy tín và trách nhiệm quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ
quốc tế
Định hướng vốn ODA giai đoạn 2006 - 2010
ĐỨC VƯƠNG
15/01/2007 10:57 (GMT+7)
Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
6
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) tại hội nghị nhóm tư
vấn cho Việt Nam, nơi đã công bố số vốn ODA kỷ lục
dành cho Việt Nam trong năm 2007 - Ảnh: Reuters.
Để xem được Video bạn cần phải cài Flash
Player
Video:
Giai đoạn 2006-2010, Chính phủ sẽ dành 33% trong số 23,75 tỷ USD vốn ODA để phát triển
giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị.
Đầu tư trọng điểm vào phát triển cơ sở hạ tầng, là một trong những nội dung quan trọng nhất trong bản
đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010"
vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt số 290/2006/QĐ - TTg ngày 29/12/2006.
Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông
Theo bản đề án, lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của Chính
phủ.
Đặc biệt, đây cũng là lĩnh vực mà các nhà tài trợ vốn ODA như ADB, JBIC, WB rất quan tâm từ
trước tới nay cũng như trong nhiều năm tới.
Cụ thể, nguồn vốn ODA cho lĩnh vực này trong 5 năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh để đầu tư cho các lĩnh
vực phát triển hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, các đường trục chính của các vùng kinh tế; ưu tiên
phát triển các tuyến đường ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, ĐBCSL; phát triển mạnh hệ thống
đường cao tốc, nhất là tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài ra, nguồn vốn này sẽ phát triển các tuyến hành lang giao thông trong khuôn khổ hợp tác tiểu
vùng Mê Kông mở rộng.
Trong đó gồm có tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và hai hành lang và một vành đai
kinh tế Việt - Trung, xây dựng một số cầu đường bộ lớn ở cả 3 miền, trong đó có các cầu Cao Lãnh,
Vàm Cống thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn II).
Đồng thời, giao thông nông thôn cũng nằm trong phạm vi của nguồn vốn, gồm nâng cấp các tuyến
đường huyện, bảo đảm đường thông suốt cả năm từ thôn bản đến trung tâm xã, đầu tư hỗ trợ bảo đảm
trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như công tác duy tu bảo dưỡng đường bộ.
Bên cạnh việc định hướng đầu tư cho các dự án giao thông cầu đường bộ, đối với lĩnh vực đường sắt,
Chính phủ sẽ thu hút vốn ODA xây dựng một số tuyến đường sắt, kể cả tuyến đường sắt cao tốc Hà
Nội - Tp. Hồ Chí Minh; tăng cường năng lực quản lý và điều hành ngành đường sắt.
Lĩnh vực hàng không, các sân bay quốc tế sẽ được xây dựng ở một số tỉnh, thành phố phù hợp với quy
hoạch phát triển hệ thống các sân bay của cả nước, trước mắt xây dựng mới một sân bay quốc tế hiện
đại cho Thủ đô Hà Nội (Cảng Hàng không Quốc tế 2), Long Thành - Biên Hoà, Đà Nẵng (nhà ga),
Cam Ranh - Khánh Hoà (nhà ga) và Phú Quốc - Kiên Giang.
7
Trong giai đoạn này, Chính phủ cũng sẽ tập trung vốn ODA để xây dựng một số cảng nước sâu, trong
đó có các cảng Vân Phong - Khánh Hoà, cảng Lạch Huyện - Hải Phòng, và các cảng trung chuyển.
Ngoài ra sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống các tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng ở Đồng bằng
sông Hồng và ĐBSCL.
Thể chế, tăng cường năng lực con người trong lĩnh vực giao thông, nhất là an toàn giao thông, cũng sẽ
là một hướng đầu tư.
Chính phủ cũng định hướng cụ thể trong việc sử dụng nguồn vốn ODA. Đối với nguồn vốn ODA hoàn
lại, đặc biệt là các khoản vay có ưu đãi cao (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có ân hạn) thì ưu tiên
sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế.
Các khoản vay ODA có điều kiện ưu đãi kém hơn (lãi suất cao, thời gian trả nợ và ân hạn ngắn) sẽ
được sử dụng cho các chương trình, dự án có tính khả thi cao về mặt kinh tế và có khả năng trả nợ.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, thời gian tới vốn ODA dành cho phát triển hạ tầng giao
thông về cơ bản vẫn sẽ đến từ các nhà tài trợ lớn, truyền thống JBIC, WB, ADB, AFD (Cơ quan Phát
triển Pháp) và KFW (Ngân hàng Tái thiết Đức).
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA
Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù nguồn cung cấp ODA trên thế giới vẫn còn hạn chế,
nhưng nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ vẫn tăng trưởng mạnh.
Dự báo từ nguồn vốn ODA ký kết cho thấy, bên cạnh 8 tỷ USD vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 chuyển
tiếp sang, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, vốn ODA ký kết mới sẽ đạt khoảng từ 12,35 - 15,75 tỷ USD,
đưa tổng nguồn vốn ODA được ký kết lên con số 23,75 tỷ USD.
Dự báo tổng vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 11,46 - 12,41 tỷ USD. Để sử dụng
hiệu quả nguồn vốn này, trong bản đề án Chính phủ đã nêu rõ: "Trong giai đoạn 2006 - 2010, chủ
trương thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam" là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 -2010".
Bản đề án của Chính phủ cũng nêu rõ: "Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập
trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các
công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng
các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và
hiệu quả".
Mặc dù xác định ODA là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng
từ những bài học chủ yếu được rút ra qua thực tế thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn 2001- 2005,
Chính phủ đã nêu rõ rằng các cơ quan tiếp nhận nguồn vốn này cần nhận thức đúng đắn về ODA, coi
ODA là nguồn lực bên ngoài có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực nội sinh đối với quá
trình phát triển ở cấp độ quốc gia, ngành, địa phương và đơn vị thụ hưởng.
Vì xét cho cùng, ODA không phải là "thứ cho không" mà chủ yếu là vay nợ nước ngoài theo các điều
kiện ưu đãi, gắn với uy tín và trách nhiệm quốc gia trong quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế.
8