Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu qủa đầu tư công ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.88 KB, 35 trang )

Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
MỤC LỤC
Lời Nói Đầu………………………………………………………
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về đầu tư công……………………….
1.1. Bản chất và khái niệm đầu tư công…………………………………………
1.2. Nguồn vốn đầu tư của khu vực công…………………………………………
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Các nguồn huy động vốn đầu tư công
1.2.2.1 Vốn từ ngân sách nhà nước
1.2.2.2 Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh
1.2.2.3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
1.2.2.4. Vốn đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước
1.3. Đặc điểm và vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế xã hội
1.3.2. Đặc điểm
1.3.1. Vai trò
Chương II)Thực trạng đầu tư công của Việt Nam giai đoạn 2000-2012
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam
2.2. Tổng vốn đầu tư công của Việt Nam
2.3. Quy mô và cơ cấu đầu tư công
2.3.1. Nhìn nhận từ góc độ thành phần kinh tế
2.3.1.1. Vốn đầu tư ở Việt Nam
2.3.1.2. Quy mô của đầu tư và đầu tư công
2.3.1.3. Cơ cấu đầu tư công
2.3.2. Nhìn nhận từ góc độ ngành và lĩnh vực đầu tư
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
2.3.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư công phân theo ngành
2.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo lĩnh vực đầu tư
2.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam
2.4.1. Hiệu quả đầu tư công
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của đầu tư công trong thời gian qua


2.4.2.1. Hạn chế
2.4.2.2. Nguyên nhân
Chương III)Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam
3.1. Định hướng của nhà nước đối với hoạt động đầu tư công
3.2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư công
KẾT LUẬN…………………………
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều
thành tựu cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong quá trình ấy việc huy
động và sử dụng vốn đầu tư của nhà nước có một ý nghĩa quan trọng.Đầu tư
công đóng vai trò tạo nên những nền tảng vật chất – kĩ thuật quan trọng cho
đất nước, thúc đẩy phát triển không những về kinh tế mà cả trong lĩnh vực
văn hóa xã hội. Đồng thời đầu tư công cũng là động lực quan trọng đối với
một số ngành và vùng trọng điểm, thúc đẩy thực hiện các chính sách phúc
lợi xã hội, an ninh quốc phòng. Đầu tư công sẽ phát huy hết vai trò quan
trọng của mình nếu định hướng đầu tư của nhà nước là đúng đắn, hợp lí.
Còn nếu nhà nước đầu tư dàn trải, không mang lại hiệu quả thiết thực thì sẽ
gây tổn thất lớn cho cả nhà nước và toàn xã hội, tăng áp lực nặng nề cho nền
tài chính công. Như vậy, nhiệm vụ của Chính phủ mỗi nước là đầu tư làm
sao cho đồng vốn của mình thực sự hiệu quả, chất lượng, đóng góp cho nền
kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự tăng trưởng về mọi mặt của đất nước. Ngày
24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ – CP về những giải
pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô, trong đó có một giải pháp quan trọng được
nhắc đến đó là cắt giảm đầu tư công. Một vài câu hỏi đặt ra là: Vậy, thực
trạng đầu tư công hiện nay ở Việt Nam trong những năm trở lại đây như thế
nào? có thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn hay không?còn những

tồn tại gì cần phải khắc phục và Chính phủ nên khắc phục nó như thế nào?
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về đầu tư công
1.1. Bản chất và khái niệm đầu tư công
Trước hết, ta phải hiểu là khái niệm “đầu tư công” chỉ bắt đầu xuất
hiện trong cơ chế thị trường. Trước Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành
theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong quản lý và thống kê kinh tế lúc đó
chỉ sử dụng khái niệm “đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước” (do chủ yếu
tổng đầu tư xã hội là đầu tư của Nhà nước). Từ khi chuyển sang cơ chế thị
trường, cơ cấu đầu tư toàn xã hội có sự thay đổi rõ rệt. Cùng với đó là sự
xuất hiện của ba khái niệm: “đầu tư của khu vực Nhà nước”, “đầu tư của khu
vực ngoài nhà nước” và “đầu tư trực tiếp của nước ngoài” nhằm đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Và “đầu tư của khu vực Nhà
nước” chính là “đầu tư công” như hiện nay chúng ta vẫn gọi.
Để hiểu được bản chất của “đầu tư công” trước hết ta phải hiểu bản
chất của “đầu tư”. Theo lý thuyết kinh tế học thì “đầu tư” chính là quá trình
“tích lũy tư bản” (gia tăng tư bản nhằm tăng năng lực sản xuất vật chất trong
tương lai). Theo đó thì “đầu tư” được biểu hiện ra thông qua việc thống kê
chỉ tiêu “tổng tích lũy tài sản” theo thời gian.
Trên thực tế, tùy thuộc vào mục đích thì sử dụng chỉ tiêu “tổng tích
lũy tài sản” trong một số trường hợp không hẳn đã phù hợp. Vì vậy, người ta
còn sử dụng một chỉ tiêu nữa là chỉ tiêu “vốn đầu tư”. “Vốn đầu tư” được
dùng trong thống kê kinh tế, để phản ánh số lượng tiền (hoặc giá trị tài sản
quy đổi ra tiền) bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định của một chủ thể
nhằm mục đích tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. Khái niệm “đầu
tư” và “vốn đầu tư” đều đi đến một mục đích là nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh, song trong bản thân hai khái niệm đã có sự khác biệt rõ rệt.
Khái niệm “đầu tư” xuất phát từ việc “tích lũy tư bản”, lấy thước đo là giá
trị, còn khái niệm “vốn đầu tư” lại lấy thước đo là tiền, tức là được đánh giá

thông qua giá trị trao đổi. Thực tế cũng cho thấy “vốn đầu tư” sau một thời
gian đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì kết quả không hoàn toàn trùng
khớp với chỉ tiêu “tổng tích lũy tài sản” của “đầu tư”; bởi trong quá trình chủ
đầu tư bỏ tiền vốn ra thì không phải tất cả giá trị của nó đều đi vào phục vụ
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
mục đích sản xuất kinh doanh, nó còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố như
điều kiện tự nhiên, khoảng cách địa lý, chi phí trung gian, thuế quan, hạn
ngạch, lạm phát, các cú sốc kinh tế,…
Ở Việt Nam, trong thống kê kinh tế chúng ta thường sử dụng chỉ tiêu
“vốn đầu tư” để phân tích và đánh giá đầu tư (khác với trong thống kê quốc
tế người ta sử dụng chỉ tiêu “tổng tích lũy tài sản”). Về bản chất, không tồn
tại khái niệm “vốn đầu tư” này song chỉ tiêu “vốn đầu tư” thì vẫn được sử
dụng khi phản ánh tình hình bỏ vốn đầu tư trong thực tế.
Trở lại với khái niệm về “đầu tư công”, theo lý thuyết kinh tế học,
“đầu tư công” là việc đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng hàng
hóa công cộng và chi tiêu chính phủ (các khoản chi của Chính phủ để cung
ứng hàng hóa công cộng như: xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ
phòng và chữa bệnh, đảm bảo anh ninh, quốc phòng,…).
Theo cách hiểu về “vốn đầu tư” như trên, khái niệm “đầu tư công” lại
được hiểu là việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư không nhằm mục đích
thu lợi nhuận vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Song ở Việt Nam khái niệm này lại chưa bao quát được hết chủ thể của đầu
tư công. Bởi trong đầu tư của khu vực Nhà nước còn có một bộ phận là
doanh nghiệp có vốn Nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp
quốc doanh) hoạt động không dựa trên nguyên tắc phi lợi nhuận. Nhưng bộ
phận này cũng không thể đưa vào đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước
(đầu tư tư nhân) bởi nó là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Như vậy tức là,
dưới góc độ mục đích hướng tới của đầu tư công thì không thể xếp đầu tư
của doanh nghiệp Nhà nước vào đầu tư của khu vực Nhà nước; song dưới

góc độ sở hữu có thể “gộp” bộ phận doanh nghiệp Nhà nước vào đầu tư
của khu vực Nhà nước nhằm tiện lợi cho quá trình quản lý và thống kê kinh
tế.
Từ đó ta có khái niệm về “đầu tư công” như sau: Đầu tư công là việc
sử dụng nguồn vốn Nhà nước vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh (trừ lĩnh vực đầu tư của
các Doanh nghiệp có vốn Nhà nước), trong đó lĩnh vực đầu tư công gồm:
1. Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có
điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa
học, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác;
2. Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể
cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp;
3. Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo
quy định của pháp luật;
4. Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của
Chính phủ.
Ở Việt Nam, trong thống kê hiện nay quy định bốn bộ phận cấu thành
của đầu tư công bao gồm:
(1) Đầu tư từ ngân sách (phân bổ cho các Bộ ngành Trung ương và
phân cho các địa phương);
(2) Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu;
(3) Tín dụng đầu tư của Nhà nước (vốn cho vay) có mức độ ưu đãi
nhất định;
(4) Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước
1.2. Nguồn vốn đầu tư của khu vực công

SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Hoạt động đầu tư công là hoạt động đầu tư không sinh lời nên chỉ có nhà
nước đầu tư do đó nguồn vốn đầu tư công chính là nguồn vốn nhà nước.
1.2.1 Khái niệm:
Vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư sản xuất
của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý.
1.2.2 Các nguồn huy động vốn đầu tư công:
1.2.2.1 Vốn từ ngân sách nhà nước:
Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác
nhau như thuế, phí và lệ phí, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của
nhà nước Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư.
Nguồn vốn này giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử dụng cho các dự án kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư
vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước. Thông qua hoạt động chi Ngân
sách, Nhà nước sẽ cung phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các
doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn
thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là
một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị
trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những
điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng
để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ
cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Nguồn vốn
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:

từ ngân sách nhà nước sẽ chi cho các khoản trợ giúp trực tiếp dành cho
những người có thu nhập thấp, thất nghiệp hay có hoàn cảnh đặc biệt như
chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt
hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách
việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào lũ lụt. Đối với các hoạt động quốc
phòng và an ninh quốc gia thì ngân sách nhà nước là nguồn cung chủ yếu
không thể thiếu.
1.2.2.2 Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh:
Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh là một hình thức nhà nước bảo lãnh
trả nợ cho các khoản tín dụng của các dự án đầu tư quan trọng gắn liền với
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh đặc biệt quan trọng trong
trường hợp các dự án được xây dựng với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn, của các vùng miền, hoặc lĩnh vực quan trọng. Những
dự án này thường yêu cầu nguồn tài chính to lớn, thời gian sử dụng vốn dài,
nhưng khả năng thu hồi vốn không chắc chắn hoặc không thể thu hồi vốn.
Trong khi đó, khả năng chi cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà
nước vẫn còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề vốn cho những dự án này, nhà
nước có thể bảo lãnh trả nợ cho các khoản tín dụng đó.
1.2.2.3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ
chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng
đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Tín dụng nhà nước về
thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay
theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù
lãi suất.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực

trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước về chi ngân sách
nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn
nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn. Vì cơ chế của tín dụng là đi vay có
hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải
tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay
để bảo đảm khả năng thanh toán nợ.
Ngoài ra, nguồn vốn này còn có 1 vai trò đáng kể trong việc phục
vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tê vĩ mô: không chỉ thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội.
Khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện
khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như
trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các
vùng trọng điểm, các vùng khó khăn tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế
1.2.2.4. Vốn đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ
khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước.
Theo Bộ kế hoạch đầu tư, nguồn vốn của Doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư
chiếm khoảng 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
là đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây
chuyền công nghệ của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp góp phần
giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát
triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi trưởng kinh tế, tăng
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả
các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, chống lạm phát
1.3. Đặc điểm và vai trò của đầu tư công trong phát triển kinh tế xã hội
1.3.1 Vai trò:

Như đã nói ở trên, đầu tư công có nghĩa là nhà nước sử dụng nguồn
vốn thuộc sở hữu của mình để tiến hành đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu
nhất định. Vậy một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao nhà nước lại phải dùng
đến nguồn vốn của mình mà không để cho khu vực tư nhân thực hiện các
chương trình, dự án đó, có khả năng sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong đầu tư?
Bởi trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội, có nhiều lĩnh vực, nhiều dự án
mà tư nhân không đủ khả năng hoặc đủ khả năng mà không muốn thực hiện.
Ví dụ như các dự án xây dựng công trình cầu, đường, các công trình
công cộng; đầu tư phát triển cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số, Bởi đó
đều là những dự án phải bỏ nhiều vốn đầu tư ban đầu, thời gian thu hồi vốn
lâu, hoặc khả năng thu hồi được vốn là không cao.
Do đó, việc đầu tư của nhà nước để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của cộng
đồng được đáp ứng, giữ vững ổn định xã hội, tránh tình trạng bất công bằng,
bất bình đẳng trong xã hội.
Vai trò của đầu tư công được thể hiện trên ba khía cạnh quan trọng
sau:
− Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình
hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật tối thiểu chung cho xã hội. Đây cũng đồng
thời tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà
nước đầu tư và phát triển. Ngoài ra, đầu tư công giúp cho có cơ hội được tập
trung nguồn lực cao, hoặc Trung ương có thể điều tiết được một cách hợp lý
các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, nơi thừa nơi thiếu.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
− Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất
công trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó
khăn, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số (chương trình 134, 135 của
Chính phủ, các chương trình xóa đói giảm nghèo, ), nâng cao và ổn định
đời sống người dân.
− Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh.

Các công trình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả
kinh tế trước mắt nên khu vực tư nhân không thể và cũng không muốn đầu
tư vào lĩnh vực này. Nhưng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo
vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
1.3.2 Đặc điểm:
Đầu tư công có các đặc điểm cơ bản sau:
− Chủ thể bỏ vốn đầu tư, kinh doanh là Nhà nước. Nhà nước có thể đầu
tư toàn bộ vốn hoặc chỉ đầu tư một phần vốn cùng các chủ đầu tư khác để
thực hiện các dự án đầu tư. Là chủ thể đặc biệt trong xã hội, Nhà nước
không trực tiếp thực hiện vai trò của chủ đầu tư mà hoạt động đầu tư của
Nhà nước thực hiện thông qua các cơ quan chức năng. Do không trực tiếp
thực hiện đầu tư, kinh doanh, sự giám sát về quá trình đầu tư kinh doanh và
thu hồi vốn đầu tư thường có điểm khác biệt nhất định so với các nhà đầu tư
khác. Điều này lý giải nguy cơ thất thoát, sử dụng không đúng mục đích của
việc đầu tư và sự đa dạng tương đối của các chủ thể thay mặt Nhà nước quản
lý, kinh doanh, giám sát vốn đầu tư của Nhà nước.
− Mục đích đầu tư luôn gắn với việc thực hiện các chức năng, vai trò của
Nhà nước. Bất kì chủ thể nào có vốn, khi có nhu cầu đầu tư, đều hướng tới
mục tiêu định trước của mình. Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, Nhà
nước thực hiện đầu tư cũng không nằm ngoài mục tiêu chung, đó là yêu cầu
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
cơ bản, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà nước phải được thực hiện đầy đủ và toàn
diện. Điều đó có nghĩa hoạt động đầu tư, sử dụng vốn của Nhà nước luôn
gắn với nhiệm vụ cụ thể, vai trò định hướng nền kinh tế của quốc gia trong
từng giai đoạn. Nhiệm vụ này không nằm ngoài mục tiêu chính sách phát
triển kinh tế xã hôi, chính sách đầu tư, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
− Nguồn vốn Nhà nước đầu tư luôn gắn với phần đóng góp của nhân
dân. Nguồn tài chính do Nhà nước quản lý và sử dụng có thể hình thành trên
cơ sở các khoản thu không có trách nhiệm hoàn trả hoặc các khoản thu có

tính hoàn trả. Về lý thuyết cũng như thực tế, nhà nước của bất kỳ quốc gia
nào chỉ có thể hoạt động vì lợi ích của chính quốc gia đó nếu không có sự
phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài. Nói khác đi, nguồn vật chất hình
thành nên năng lực tài chính quốc gia chỉ có thể được hình thành từ tổng giá
trị hàng hóa dịch vụ xã hội (GDP hoặc GNP), do nhân dân tạo ra và đóng
góp một phần cho nhà nước. Đặc điểm này cũng đặt ra yêu cầu phải sử dụng
có hiệu quả, tiết kiệm đối với nguồn vốn vì lợi ích của dân chúng.
Chương II)Thực trạng đầu tư công của Việt Nam giai đoạn
2000-2012
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế (GDP) ở mức khá
cao và duy trì trong một khoảng thời gian dài. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đóng
góp của các nhân tố đến tăng trưởng GDP Việt Nam, và rút ra rằng giai đoạn 1993-1997,
đóng góp của các yếu tố lao động, vốn và năng suất các nhân tố tổng hợp vào GDP lần
lượt là 16%, 69%, 15%; giai đoạn 1998- 2002 là 20%, 57,4%, 22,6%. Giai đoạn 2003-
2009 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn (52,72%), lao động
(19,07%) và năng suất nhân tố tổng hợp TFP (28,20%). Qua đó thấy rằng, mô hình tăng
trưởng kinh tế với tốc độ cao nhờ chủ yếu vào vốn đầu tư, trong đó có đầu tư công đã
được bắt đầu kể từ năm 2000 đến nay. Bài viết tập trung phân tích thực trạng đầu tư công
của Việt Nam từ năm 2000-2012, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tái cơ cấu đầu
tư công tại Việt Nam.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Sau đổi mới năm 1985, giai đoạn 1986-1991, tăng trưởng GDP đạt mức xấp xỉ 4%/năm.
Giai đoạn từ 1991-1995, GDP tăng gấp đôi đạt 8,2%, thời kỳ 5 năm tiếp theo (1996-
2000) đạt 7%/ năm, từ 2001-2006 đạt khoảng 7,5%/năm, từ 2007- 2009 đạt 7%/năm.
Từ năm 2009 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng
GDP trung bình của Việt Nam đạt khoảng 5,75%/năm. Sự tăng trưởng GDP ấn tượng
trong thời gian dài chủ yếu là nhờ sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư.
Đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012

Xét về khối lượng vốn đầu tư, từ năm 2000 đến 2011 tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội
tăng liên tục qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, tính theo giá so
sánh năm 1994, tổng vốn đầu tư trong xã hội tăng từ 115,109 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên
362,845 nghìn tỷ năm 2011, gấp 3,15 lần. Trong đó, khu vực có vốn ngoài nhà nước tăng
nhanh nhất, năm 2011 gấp 4,64 lần năm 2000. Tiếp theo lần lượt là khu vực có vốn nước
ngoài (tăng 4,6 lần) và kinh tế Nhà nước (KTNN- tăng 2,13 lần).
Mặc dù từ năm 2007- 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và
lạm phát cao ở trong nước, Chính phủ đã thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát: Chính
sách tiền tệ thắt chặt, nâng cao hiệu quả chi tiêu công, nhưng vốn đầu tư Nhà nước chỉ
giảm 3.307 tỷ đồng (tính theo giá so sánh nám 1994), một con số giảm khá khiêm tốn.
Năm 2009, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước, Chính phủ thực hiện chính sách
tài khóa mở rộng khiến vốn đầu tư khu vực KTNN tăng mạnh thêm 44.491 tỷ đồng, gấp
hơn 10 lần so với con số 3.307 khi cắt giảm năm 2008. Từ cuối năm 2010 đến hết 2011,
khi thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với trọng tâm chính
sách tiền tệ thắt chặt, giảm đầu tư công thì vốn đầu tư khu vực KTNN lại chi giảm 22.578
tỷ đồng.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, ở các giai đoạn Chính phủ thực hiện cắt giảm
đầu tư công, tỷ trọng tổng đầu tư toàn xã hội của khu vực Nhà nước có giảm xuống,
nhường chỗ cho khu vực tư nhân. Nhưng ngược lại, ở giai đoạn nền kinh tế thực thi chính
sách kích cầu đầu tư, vốn đầu tư công lại chiếm tỷ trọng lớn hơn.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Xét về tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực kinh tế trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn
xã hội thì khu vực KTNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Từ năm 2000- 2003, vốn đầu tư KTNN
chiếm trên 50% tổng nguồn vốn trong xã hội, từ 59,1% xuống 52,9%. Tuy nhiên, từ
2003- 2008 tỷ trọng này có xu hướng giảm dần, xuống gần 33,9% năm 2008, đứng sau
kinh tế ngoài Nhà nước với 38,5%. Từ 2009 đến nay, tỷ trọng này có xu hướng tăng trở
lại khi khu vực KTNN chiếm 38,9% năm 2011, đứng vị trí đầu tiên tính theo giá so sánh
năm 1994.
Năm 2011, vốn đầu tư công tăng 114% so với 2006, thì khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

tăng 167% và khu vực cỏ vốn đầu tư nước ngoài tăng 217%. Việc tỷ trọng vốn đầu tư
KTNN giảm trong năm 2007 và 2008, một phần nhỏ vì vốn đẩu tư KTNN giảm nhẹ,
phần lớn do nguồn vốn từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng cao
Nhìn chung từ 2000- 2012, xu hướng tăng khối lượng vốn đầu tư khu vực KTNN vẫn là
xu hướng chủ đạo, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực KTNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn
đầu tư toàn xã hội, từ năm 2009- 2012 thì gần như tỷ trọng này thay đổi rất ít.
2.2 Tổng vốn đầu tư công của Việt Nam
Nguồn vốn đầu tư công bao gồm 3 nguồn: vốn ngân sách (gồm vốn từ nguồn thu trong
nước của ngân sách Nhà nước và vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có
mục tiêu); vốn vay (gồm tín dụng đầu tư và vốn vay trong nước, ngoài nước để dùng cho
đầu tư); vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.
Bảng 1. Vốn đầu tư của khu vực KTNN phân theo nguồn vốn
(giá thực tế, %)
Năm
Vốn
NSNN
Vốn
vay
Vốn của các DNNN
và nguồn vốn khác
Năm
Vốn
NSNN
Vốn
vay
Vốn của các DNNN và
nguồn vốn khác
2000 43,6 31,1 25,3 2006 54,1 14,5 31,4
2001 44,7 28,2 27,1 2007 54,2 15,4 30,4

2002 43,8 30,4 25,8 2008 61,8 13,5 24-7
2003 45,0 30,8 24,2 2009 64,3 14,1 21,6
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
2004 49,5 25,5 25,0 2010 44,8 36,6 18,6
2005 54,4 22,3 23,3 2011 52,1 33,4 14,5
2012 54,8 32,4 12,8
Nguồn: Niên giám thông kê các năm, Tổng cục Thống kê.
Theo bảng 1, nguồn vốn NSNN đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nguồn vốn đầu tư
của khu vực KTNN, từ 43,6% năm 2000 táng lên 64,3% năm 2009. Đến năm 2011,
nguồn vốn NSNN chiếm tỷ trọng ½ trong tổng vốn đầu tư của khu vực KTNN. Vốn vay
có xu hướng giảm trong năm 2006-2009 với tỷ trọng gần 15%, tuy nhiên những năm gần
đây tỷ trọng nguồn vốn này đang có xu hướng tăng lên. Đồng thời vốn đầu tư của các
doanh nghiệp Nhà nước cũng đang có xu hướng giảm dần kể từ năm 2006.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư công, vốn vay bao gồm tín dụng đầu tư của Nhà nước để
đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên, vốn vay trong nước và ngoài nước. Từ
năm 2009 đến nay, tỷ lệ vốn vay đang ngày càng tăng lên, làm tăng thêm quan ngại về áp
lực nợ công ngày càng gia tăng. Theo số liệu của ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đi
kèm với tỷ lệ vốn vay ngày càng tăng thì tỷ lệ nợ công tăng nhanh từ 25% GDP năm
2007 lên 58,7% GDP năm 2011
Vì vậy, trước thực tế khủng hoảng nợ công đang nghiêm trọng tại Châu Âu, yêu cầu về
việc thu hẹp khu vực doanh nghiệp Nhà nước, thu hẹp đối tượng và nâng cao chất lượng
đầu tư công đang là những vấn đề cấp thiết.
Phân bổ đầu tư công theo lĩnh vực, ngành nghề
Kể từ năm 2000, nguồn vốn đầu tư công tại Việt Nam được phân bổ trên hầu hết tất cả
các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế. Về cơ bản, điều này là hợp lý trong điều kiện
nước ta còn nghèo nên cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, môi
trường góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, trong vấn
đề phân bổ đầu tư theo lĩnh vực còn một số vấn đề sau.
- Nguồn vốn đầu tư công được phân bổ cho lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng nguồn vốn đầu tư. Từ năm 2000- 2011, tỷ trọng này duy trì trong
khoảng thấp nhất 43,53% năm 2005 và cao nhất là 58,32% năm 2002. Từ năm
2008- 2011, tỷ trọng này đang có xu thế tăng lên trong các năm. Lĩnh vực xã hội
là lĩnh vực đầu tư phát triển các dịch vụ phúc lợi và phát triển con người chiếm tỷ
trọng nhỏ hơn, từ 44% đến 48%
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Xét theo từng ngành, tốc độ tăng trong tổng nguồn vốn đầu tư Nhà nước rất thấp. Tính
theo giá so sánh năm 1994, tổng vốn đầu tư của khu vực KTNN năm 2011 tăng gấp 2,13
lần so với năm 2000, trong đó các ngành khoa học và công nghệ tăng 1,76 lần, ngành
giáo dục tăng 1,43 lần, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,13 lần, đều
tăng thấp hơn so với mức bình quân. Trong khi đó, các ngành y tế tăng 2,32 lần, điện khí
đốt, nước tăng 2,16 lần, xây dựng tăng 4,14 lần.
Ngành nghề quan trọng của đất nước và là tiền đề cho sự phát triển bền vững như giáo
dục và đào tạo (chiếm 4,28% tổng tổng vốn đầu tư Nhà nước), khoa học công nghệ
(chiếm 1,17% năm 2011) là những ngành chiếm tỷ trọng thấp trong nguồn vốn đầu tư.
Tốc độ tăng trưởng thấp hơn của những ngành khoa học và công nghệ, giáo dục và đào
tạo, nông lâm nghiệp và thủy sản so với các ngành khác cho thấy mục tiêu phát triển các
ngành trọng điểm là nhân tố quan trọng để dịch chuyển đến mô hình kinh tế có năng lực
sản xuất cao, nguồn nhân lực có chất lượng tốt đã không được thực hiện.
Ngược lại, những ngành có khả năng gây nhiều thiệt hại về môi trường lại tăng nhanh và
chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Chẳng hạn như, ngành khai
thác mỏ (tăng 1,33 lần) tuy có tốc độ tăng thấp hơn bình quân nhưng lại chiếm tỷ trọng
lởn tổng nguồn vốn đầu tư, từ 6%- 9%.
Phân bổ đầu tư công theo địa phương
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Vốn đầu tư của khu vực KTNN được phân bổ theo 2 cấp: Cấp trung ương và cấp địa
phương. Năm 2000 vốn đầu tư phân cho cấp trung ương và địa phương theo tỷ lệ 60/40.
Nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng vốn cấp trung ương, tăng tỷ trọng

vốn cấp địa phương, số liệu năm 2011, tỷ trọng vốn trung ương/địa phương là 43,5/56,5.
Việc các dự án, chương trình mục tiêu phát triển cấp trung ương và các dự án phát triển
ngành có sự trùng lặp trên phạm vi địa lý các tỉnh thành nên rất khó để xác định chính
xác số vốn đầu tư Nhà Nước phân bổ cho từng tỉnh
Mặt khác, nhiều dự án được thực hiện và phân bổ vốn trong nhiều năm, do vậy hàng năm
cũng khó có thể xác định số vốn được phân bổ về cấp tỉnh thành. Tuy nhiên, nhìn chung
việc sừ dụng vốn đầu tư Nhà nước nhằm phảt triển các khu vực kinh tế trọng điểm, khu
vực có điều kiện khó khăn vẫn chưa phát huy hiệu quá rõ rệt.
2.3. Quy mô và cơ cấu của đầu tư công
2.3.1. Nhìn nhận từ góc độ thành phần kinh tế
2.3.1.1. Vốn đầu tư ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết, để đánh giá về tình hình đầu tư ở Việt Nam chúng ta sử
dụng khái niệm “vốn đầu tư”. Vậy thì cần có một cái nhìn tổng quan về vốn đầu tư cũng
như vị trí của vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Chúng tôi sử dụng hình vẽ để minh họa cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội (phân theo
thành phần kinh tế). Tổng vốn đầu tư gồm 3 thành phần: vốn Nhà nước, vốn ngoài nhà
nước và vốn đầu tư nước ngoài. Ở đây ta sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng của vốn đầu
tư công (vốn Nhà nước hay vốn đầu tư của khu vực Nhà nước), trong đó có vốn ngân
sách Nhà nước; vốn vay; vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn vốn khác
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Hình 2.1 Minh họa vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
2.3.1.2. Quy mô của đầu tư và đầu tư công
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012, quy mô của vốn đầu tư liên tục tăng,
từ 151,1 nghìn tỷ đồng (năm 2000) lên đến 989,3 nghìn tỷ đồng (năm 2012), tốc độ tăng
quy mô vốn bình quân cả giai đoạn là 17,09% tính theo giá thực tế. Trong đó vốn đầu tư
công tăng từ 89,4 nghìn tỷ đồng (năm 2000) lên 374,3 nghìn tỷ đồng (năm 2012), tốc độ
tăng quy mô vốn bình quân là 12,93%.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:

Hình 2.2. Quy mô của vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế (tỷ đồng, giá
thực tế)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Có thể thấy từ cuối năm 2006 đầu năm 2007, quy mô vốn đầu tư bắt đầu tăng
mạnh hơn giai đoạn trước do tác động chính từ sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại Thế giới WTO (Tháng 9/2006). Theo đó thì dòng vốn của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài tăng mạnh và đều đặn đã góp phần chính vào sự tăng lên mạnh mẽ
này.
Đối với đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước (KTNN), điểm nhấn đáng chú ý bắt
đầu từ cuối năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra khiến quy mô vốn
đầu tư công của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Chi ngân sách tăng lên để kích cầu trong
thời kỳ khủng hoảng đã làm cho vốn đầu tư công tăng mạnh, song hệ quả là tốc độ tăng
lại tụt trở lại như trước kèm theo đó là vay nợ ngày càng lớn và thâm hụt ngân sách ngày
một trầm trọng.
2.3.1.3. Cơ cấu đầu tư công
Năm 2000, đầu tư công chiếm 59,1% tỷ trọng đầu tư của tổng vốn đầu tư toàn xã
hội, con số này có xu hướng giảm và giảm xuống sâu nhất là 33,9% năm 2008 rồi lại dần
tăng trở lại mức 38,9% năm 2011. Trong cả giai đoạn 2000 – 2011, tỷ trọng vốn đầu tư
công luôn ở mức khá cao, bình quân đạt 46,55% và chưa từng giảm xuống dưới 30%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Hình 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Cụ thể trong cơ cấu vốn đầu tư công, có thể thấy vốn ngân sách nhà nước vẫn
chiếm tỷ trọng cao và góp phần chính vào đầu tư công ở Việt Nam, chiếm bình quân
khoảng 51% tỷ trọng đầu tư khu vực kinh tế nhà nước và luôn ở trên mức 43% trong cả
giai đoạn 2000 – 2011. Trong khi đó, tỷ trọng vốn của các doanh nghiệp nhà nước và
nguồn vốn khác (chủ yếu là vốn DNNN) lại có xu hướng giảm, từ 25,3% năm 2000
xuống chỉ còn 14,5% năm 2011. Điều này càng biểu hiện rõ nét trong giai đoạn từ năm

2006 đến 2011. Giai đoạn này bình quân mỗi năm tỷ trọng vốn DNNN và vốn khác giảm
14,1%. Điều này nói nên rằng vốn đầu tư của các DNNN ngày một kém hiệu quả tương
đối so với các khu vực khác của vốn đầu tư công nói riêng cũng như tổng vốn đầu tư toàn
xã hội nói chung, nhất là kể từ giai đoạn sau khi gia nhập WTO.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Hình 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư công (%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhìn vào cơ cấu vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) và vốn vay trong Hình 2.7
cũng có thể thấy được những biến động lớn của 2 khu vực vốn đầu tư công này từ sau
năm 2008. Đó là sự sụt giảm tỷ trọng của vốn NSNN từ 64,3% năm 2009 xuống chỉ còn
44,8% năm 2010; trong khi đó vốn vay lại tăng mạnh từ 14,1% năm 2009 lên tới 36,6%
năm 2010. Đây là giai đoạn Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới, vốn NSNN bị giảm sút mạnh và được bù đắp bằng vốn vay. Tình trạng
này vẫn tiếp tục duy trì trong những năm sau đó. Như vậy có thể nói rằng tác động của
cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng rất mạnh đến cơ cấu vốn đầu tư ở Việt Nam nói chung
và vốn đầu tư công nói riêng.
Với hai dấu mốc quan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (2006) và khủng
hoảng tài chính toàn cầu (2008), có thể thấy những biến động khá rõ nét trong quy mô và
cơ cấu của yếu tố vốn đầu tư ở Việt Nam. Nói cách khác, đầu tư hay đầu tư công ở nước
ta còn dễ bị tổn thương bởi các tác động của nền kinh tế. Vậy thì vấn đề đặt ra là cần xem
xét việc sử dụng yếu tố vốn đầu tư ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là yếu tố vốn có phải là
yếu tố giúp tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay hay không.
2.3.2. Nhìn nhận từ góc độ ngành và lĩnh vực đầu tư
2.3.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư công phân theo ngành
Bảng 2.1. Quy mô vốn đầu tư khu vực nhà nước phân theo ngành (tỷ đồng,
giá thực tế)
SỐ
TT
NGÀNH ĐÀU TƯ

CẢ GIAI ĐOẠN
Tiền %
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:

Tổng số 1514029 100 161635 197989 209031 287534 316285 341555
1
Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản 94479 6.24 11545 13355 15060 16858 18534 19127
2
Công nghiệp khai
khoáng 106478 7.03 13624 15225 16290 19265 20590 21484
3
Công nghiệp chế biến,
chế tạo 138163 9.13 13518 24096 12284 24751 30110 33404
4
Xây dựng 73567 4.86 6795 8975 9966 13301 16257 18273
5
Điện, khí đốt, nước,
vận tải, thông tin 679370 44.87 74761 83132 95555
13361
7 142158 150147
6
Thương nghiệp, dịch
vụ, tài chính, tín dụng 87918 5.81 5652 8512 9736 18621 20907 24490
7
Khoa học, giáo dục,
đào tạo 95395 6.30 10915 14284 15115 15812 18502 20767
8
Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội 45693 3.02 5448 6470 6989 8238 8540 10008
9
Quản lý nhà nước, an
ninh, quốc phòng, đoàn
thể 117266 7.75 10767 14606 17940 21407 25157 27389
10
Văn hóa, thể thao,
phục vụ cá nhân và
cộng đồng; khác 75700 5.00 8610 9334 10096 15664 15530 16466
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Từ năm 2006 đến năm 2011, quy mô vốn đầu tư công tăng lên hơn 2,1 lần (tính
theo giá thực tế), trong đó các ngành tăng chậm về quy mô có thể kể đến ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,66 lần, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,58
lần, ngành khoa học giáo dục đào tạo tăng 1,9 lần, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội tăng 1,84 lần; các ngành tăng nhanh về quy mô là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
2,47 lần, ngành xây dựng tăng 2,69 lần, ngành quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng,
đoàn thể tăng 2,54 lần, ngành thương nghiệp, dịch vụ, tài chính, tín dụng tăng cao nhất
với mức tăng là 4,33 lần trong 6 năm; ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn đầu
tư công là ngành điện, khí đốt, nước, vận tải, thông tin và chiếm 44,87% vốn đầu tư công
trong cả giai đoạn 2006 – 2011.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Hình 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư khu vực nhà nước phân theo ngành (%)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Về cơ cấu đầu tư công, cùng với sự tăng lên của quy mô thì về cơ bản cơ cấu giữa
các ngành không có sự biến động quá nhiều, một số ngành đáng lưu tâm là ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, ngành công nghiệp khai khoáng và ngành khoa học, giáo
dục, đào tạo có xu hướng giảm xuống rõ rệt trong tổng tỷ trọng vốn đầu tư công, trong
khi đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành thương nghiệp, dịch vụ, tài chính,
tín dụng lại có xu hướng tăng lên. Điều này phản ánh chính sách đầu tư của nhà nước

trong thời gian vừa qua. Đó là việc tập trung và ưu tiên vốn đầu tư hơn cho phát triển các
ngành theo mô hình của các nước phát triển. Trong khi đó chúng ta lại là nước đang phát
triển, đi lên từ một nước nông nghiệp, vì vậy việc chú trọng vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp và khoa học, giáo dục, đào tạo là hết sức quan trọng và cần thiết để phát huy
lợi thế so sánh cũng như sự phát triển trong dài hạn mang tính bền vững cao. Đây chính
là điểm còn hạn chế trong chính sách phân bổ đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn này.
Nhìn vào Bảng 2.2 dưới đây, ta có thể thấy ngay tốc độ tăng vốn đầu tư công
trung bình cả giai đoạn 2006 – 2011 của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thương
nghiệp, dịch vụ, tài chính, tín dụng là ở mức rất cao, còn ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản, khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội thì lại tăng ở
mức thấp hơn rất nhiều.
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Bảng 2.2. Tốc độ tăng vốn đầu tư của các ngành so với năm trước (%, giá
thực tế)
SỐ
TT
NGÀNH ĐÀU TƯ 2006 2007 2008 2009 2010 Sơ bộ
2011
Tốc độ
tăng
TB
1
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản
- 15.68 12.77 11.94 9.94 3.20 10.70*
2
Công nghiệp khai khoáng
- 11.75 7.00 18.26 6.88 4.34 9.65
3

Công nghiệp chế biến, chế tạo
- 78.25 -49.02 101.49 21.65 10.94 32.66
4
Xây dựng
- 32.08 11.04 33.46 22.22 12.40 22.24
5
Điện, khí đốt, nước, vận tải,
thông tin
- 11.20 14.94 39.83 6.39 5.62 15.60
6
Thương nghiệp, dịch vụ, tài
chính, tín dụng
- 50.60 14.38 91.26 12.28 17.14 37.13
7
Khoa học, giáo dục, đào tạo
- 30.87 5.82 4.61 17.01 12.24 14.11*
8
Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội
- 18.76 8.02 17.87 3.67 17.19 13.10*
9
Quản lý nhà nước, an ninh,
quốc phòng, đoàn thể
- 35.66 22.83 19.33 17.52 8.87 20.84
10
Văn hóa, thể thao, phục vụ cá
nhân và cộng đồng; khác
- 8.41 8.16 55.15 -0.86 6.03 15.38
(Nguồn: tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê)
2.3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo lĩnh vực đầu tư

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, vốn đầu tư nhà nước cho lĩnh vực
kinh tế luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn đầu tư công, duy trì ở mức trung bình
cả giai đoạn là 76,58% (tính theo giá so sánh). Điều này là dễ hiểu vì đây là giai đoạn nhà
nước cần tập trung cho đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư cho cải thiện
các điều kiện xã hội, môi trường trong giai đoạn ngày một hội nhập sâu rộng. Nhất là khi
nước ta đang ở vị thế là một nước đang phát triển, việc dốc vốn đầu tư cho xây dựng cơ
bản góp phần tạo đà cho phát triển bền vững kinh tế đất nước. Song có một thực tế là xu
hướng đầu tư cho lĩnh vực kinh tế không hề giảm mà lại có phần tăng lên, cụ thể là năm
2006 tỷ trọng này giảm xuống sâu nhất, đạt 73,9% và có xu hướng tăng nhẹ, đến năm
2010 đạt 77,7%.
Trong khi đó đầu tư công cho lĩnh vực xã hội (chủ yếu liên quan đến những ngành
chú trọng phát triển con người như khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế, cứu trợ xã hội, văn
hóa, thể thao,…) lại có xu hướng giảm xuống khá rõ rệt. Cụ thể là từ sau năm 2003 tỷ
trọng của đầu tư cho xã hội của khu vực nhà nước giảm từ 19,7% (năm 2003) xuống chỉ
còn 14% (năm 2010). Bên cạnh đó là sự tăng lên nhanh chóng trong tỷ trọng đầu tư cho
lĩnh vực quản lý nhà nước, từ chỉ chiếm 3% (năm 2002) đã lên đến 8,2% (năm 2010).
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C
Thực Trạng và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Qủa Đầu Tư Công Ở VN GVHD:
Hình 2.6. Cơ cấu vốn đầu tư khu vực nhà nước phân theo lĩnh vực kinh tế,
xã hội và quản lý nhà nước (%, giá so sánh)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Như vậy, về cơ bản tỷ trọng đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội và quản lý nhà
nước của khu vực nhà nước vẫn giữ ở mức hợp lý và phù hợp với những nước đang phát
triển như Việt Nam; tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế bền vững. Song khi xét về xu hướng cho đầu tư các lĩnh vực thì lại
tồn tại nhiều bất cập. Đó là việc duy trì quy mô và cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực kinh tế,
phát triển cơ sở hạ tầng ở mức cao, trong khoảng thời gian dài dẫn tới việc giảm tính hiệu
quả. Thêm vào đó là các chính sách cho phát triển xã hội, phát triển con người có xu
hướng giảm rõ rệt (chủ yếu giảm do tốc độ tăng đầu tư vào lĩnh vực xã hội chậm tương
đối so với đầu tư vào lĩnh vực kinh tế); tỷ trọng đầu tư cho quản lý nhà nước thì lại có xu

hướng tăng đáng kể cũng có thể dẫn tới lãng phí nguồn lực. Nếu xét theo thực tế, đáng lẽ
việc đầu tư cho phát triển xã hội cần phải được ngày một đẩy mạnh hơn so với các lĩnh
vực còn lại, bởi đầu tư vào cho phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển con người và khoa
học công nghệ là những ngành ngày càng cần thiết trong giai đoạn hội nhập, nhằm không
bị tụt hậu và tương lai bắt kịp với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
2.4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam
2.4.1. Hiệu quả đầu tư công
Trước hết, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu kinh tế lượng nào lượng
hóa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công đến nền kinh tế, bởi lẽ ngoài các nhân tố về kinh tế
SV: Phạm Đăng Nam Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 53C

×