Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ AST

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.44 KB, 54 trang )

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH LỮ HÀNH
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG:
1.1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành và doanh nghiệp lữ hành:
1.1.1. Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành:
Theo cách tiếp cận của nhà kinh doanh du lịch tại Việt Nam thì lữ hành được
hiểu là: “Việc thực hiện chuyến đi du lịch, theo kế hoạch, lộ trình, chương trình
định trước”.
Như vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành có nghĩa là hoạt động cung cấp
chuyến đi du lịch với mục đích sinh lợi. Kinh doanh lữ hành (Tour operators) là
việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du
lịch trọn gói, hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình du lịch này trực
tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện
chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên
được tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành.
1.1.2. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành và các chức năng của nó:
1.1.2.1. Định nghĩa:
Hiện nay còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ hành.
Có sự khác nhau này một mặt do sự phong phú và đa dạng về sản phẩm của hoạt
động lữ hành. Đồng thời, xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau và quan
trọng hơn là hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lữ
hành nói riêng luôn luôn có sự biến đổi theo thời gian, ở mỗi giai đoạn phát triển
khác nhau thì hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch cũng luôn có hình thức và
nội dung mới bởi sự đa dạng và tổng hợp của cầu về sản phẩm du lịch. Do đó, ở
1
mỗi thời kì khác nhau đã có những định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ
hành du lịch.
Theo nhóm tác giả khoa Du lịch-Khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân
định nghĩa về doanh nghiệp du lịch như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một
doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán
và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra doanh


nghiệp lữ hành còn tiến hành trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác nhằm
đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng
trong quá trình du lịch của họ”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, doanh
nghiệp lữ hành được phân thành 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh
nghiệp lữ hành nội địa.
- “Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán chương
trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp
thu hút khách đến Việt Nam, đưa người Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài thực hiện các chương trình du lịch
đã bán hoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần hay trọn gói cho các doanh
nghiệp lữ hanh nội địa”.
- “Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, thực hiện
các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ
chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được doanh nghiệp lữ hành
quốc tế đưa vào Việt Nam”.
1.1.2.2. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành du lịch:
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp lữ hành du lịch nhằm giải quyết các mâu
thuẫn trong quan hệ cung cầu du lịch, tức là các công ty này vừa giúp đỡ các nhà
2
cung cấp dịch vụ du lịch kinh doanh có hiệu quả vừa giúp khách du lịch có được
một chuyến đi tốt đẹp nhất. Do đó, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty lữ
hành du lịch là làm trung gian giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các
khách du lịch.
Trước hết, các doanh nghiệp lữ hành du lịch sẽ phải tìm hiểu nghiên cứu, lữa
chọn các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và xây dựng lên các chương trình du lịch
phù hợp với mong đợi của khách trên thị trường mục tiêu. Chương trình du lịch
này có thể chỉ do một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp hoặc là sự kết hợp của
nhiều nhà cung cấp trong cùng một chuyến đi. Chính điều này tạo ra một sản

phẩm du lịch có tính tổng hợp cao, thỏa mãn một cách tốt nhất các yêu cầu của
du khách. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch còn là trung gian giới thiệu nơi ăn ở
(các khách sạn, nhà hàng) cho khách du lịch công vụ, khách du lịch đi lẻ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành du lịch còn có nhiệm vụ giúp khách du
lịch nắm bắt được những thông tin cần thiết về một điểm du lịch nào đó, tổ chức
các chuyến đi du lịch cho khách có nhu cầu. Ngày nay, khi đời sống xã hội được
nâng cao, quỹ thời gian rỗi của con người cũng tăng lên, do đó, con người ngày
càng có nhiều nhu cầu muốn đi du lịch để tham quan, giải trí, đồng thời họ cũng
muốn tìm hiểu các phong tục tập quán của những người dân khu vực khác.
Thông qua các doanh nghiệp lữ hành du lịch, họ sẽ được đáp ứng phần nào nhu
cầu của mình và họ sẽ thấy chuyến đi thật sự bổ ích, mang lại nhiều sảng khoái
và họ cũng cảm thấy hưng phấn khi lại tiếp tục công việc của mình. Cũng nhờ
các doanh nghiệp lữ hành du lịch mà khách du lịch tiết kiệm được thời gian và
chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức, sắp xếp và bố trí các chuyến du
lịch. Họ sẽ cảm thấy an tâm trong chuyến đi vì các nhà xây dựng các chương
trình du lịch đều có kinh nghiệm, tri thức và sự hiểu biết, do đó, các chương
trình du lịch sẽ vừa phong phú, hấp dẫn, đồng thời vừa tạo điều kiện cho khách
du lịch thưởng thức các tài nguyên du lịch một cách khoa học nhất.
3
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp du lịch, đã có rất nhiều
điểm du lịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch được thành lập, do đó, khi dự
định đi du lịch thì khách rất băn khoăn không biết đi du lịch ở đâu thì tốt hơn và
tổ chức đi như thế nào? Chính lúc này, các doanh nghiệp lữ hành du lịch sẽ phải
cung cấp cho khách tất cả những thông tin về các điểm du lịch thích hợp trong
thời gian đó, đồng thời giúp cho khách lựa chọn một chương trình du lịch phù
hợp với khả năng thanh toán và đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.
Tóm lại, các doanh nghiệp du lịch có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là làm
trung gian, là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tổ
chức thực hiện chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang tiêu dùng. Các
doanh nghiệp này vừa giúp đỡ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong việc khai

thác tài nguyên du lịch, thu hút khách, quảng cáo khuyếch trương, đông thời còn
cung cấp cho khách du lịch những thông tin cần thiết, hướng dẫn, giúp đỡ họ
trong việc lựa chọn chương trình du lịch và thực hiện tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch để thỏa mãn nhu cầu của họ.
1.2. Phân loại các doanh nghiệp lữ hành và chức năng của từng loại doanh
nghiệp.
Cho đến nay tồn tại nhiều cách phân loại doanh nghiệp lữ hành du lịch, mỗi
quốc gia có một cách phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động kinh
doanh du lịch của quốc gia đó. Các tiêu thức thông thường dùng để phân loại
gồm:
- Căn cứ vào tính chất của hoạt động doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm của
công ty lữ hành du lịch phân thành 3 loại:
+ Đại lí lữ hành
+ Công ty lữ hành
4
+ Công ty lữ hành tổng hợp
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
+ Công ty lữ hành quốc tế
+ Công ty lữ hành nội địa
- Căn cứ vào chức năng hoạt động:
+ Công ty lữ hành gửi khách
+ Công ty lữ hành nhận khách
+ Công ty lữ hành tổng hợp
- Các đại lý lữ hành là đại diện bán sản phẩm cho các nhà cung cấp dịch vụ
hàng hóa du lịch. Các đại lý lữ hành chủ yếu là bán vé máy bay, các chương
trình du lịch, đăng kí chỗ ở trong các khách sạn, bán vé tàu hỏa, tàu thủy, mô
giới cho thuê xe ô tô…
+ Các đại lý du lịch bán buôn thường là các công ty lữ hành rộng lớn có hệ
thống đại lý bán lẻ và điểm bán độc lập. Các đại lý du lịch bán buôn mua sản
phẩm của các nhà cung cấp số lượng lớn với mức giá rẻ, sau đó tiêu thụ qua

hệ thống bán lẻ với mức giá phổ biến trên thị trường.
+ Các đại lý bán lẻ có thể là những đại lý độc lập hoặc những đại lý độc
quyền.
- Các công ty lữ hành là những công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực du
lịch trọn gói và kinh doanh du lịch tổng hợp.
+ Các công ty lữ hành gửi khách thường được tổ chức tại các nguồn khách
lớn nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch, đưa họ đến những điểm du lịch nổi
tiếng.
5
+ Các công ty lữ hành nhận khách thường được thành lập gần các vùng có tài
nguyên du lịch để đón nhận và phục vụ khách du lịch do công ty gửi khách
đưa tới.
+ Các công ty lữ hành tổng hợp là các công ty lữ hành trực tiếp khai thác các
nguồn khách và đảm nhận cả việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
có nghĩa là đảm đương cả hai trách nhiệm nhận khách và gửi khách.
- Công ty lữ hành du lịch quốc tế là những công ty lữ hành du lịch có chức
năng tiến hành mọi hoạt động để tổ chức những chương trình du lịch trong
nước cho khách nước ngoài và những chương trình du lịch đi các nước trên
thế giới cho khách là người trong nước.
- Công ty lữ hành du lịch nội địa là công ty lữ hanhfdu lịch có chức năng
khai thác khách và tổ chức các chương trình du lịch trong nước và trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Tóm lại, cần phải khẳng định rằng sự phân loại trên đây chỉ mang tính chất
tương đối vì các công ty lữ hành lớn có thể bao gồm cả một hệ thống các đại lý
du lịch, đại lý bán buôn cũng có thể tự tổ chức thực hiện các chương trình du
lịch của chính bản thân họ.
6
Hiện nay, trên thế giới phân loại các công ty lữ hành chủ yếu dựa vào sơ đồ
sau:
Sơ đồ 1: Hệ thống các công ty lữ hành

1.3.Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành
Các công ty lữ hành du lịch khác nhau có thể có cơ cấu tổ chức không giống
nhau bởi vì cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, khả năng,
điều kiện phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của
công ty lữ hành du lịch có quy mô trung bình, phù hợp với điều kiện ở Việt
Nam.
Công ty lữ hành
Đại lý lữ hành Các công ty lữ
hành
Đại lý
bán
buôn
Đại lý
bán lẻ
Điểm
bán độc
lập
Công ty
lữ hành
tổng
hợp
Công ty
lữ hành
gửi
khách
Công ty
lữ hành
nhận
khách
Công ty lữ

hành quốc
tế
Công ty
lữ hành
nội địa
7
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức của công ty lữ hành ở Việt Nam
- Từ mô hình trên cho thấy cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành du lịch gồm có 3
bộ phận cơ bản. Đó là bộ phận tổng hợp, bộ phận kinh doanh du lịch và bộ phận
hỗ trợ phát triển.
+ Bộ phận tổng hợp:
Là bộ phận đảm bảo điều kiện kinh doanh của công ty bao gồm tài chính kế
toán, lao động, hành chính tổng hợp, đó là các phòng mà doanh nghiệp nào cũng
cần phải có để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình.
+ Bộ phận hỗ trợ phát triển:
Bộ phận này được coi là phương hướng phát triển của các công ty lữ hành,
nhiệm vụ của bộ phận này là vừa thỏa mãn nhu cầu của công ty vừa đảm bảo mở
rộng phạm vi, quy mô kinh doanh. Hệ thống các chi nhánh là đầu mối thu hút
khách, đầu mối triển khai các hoạt động công ty tại thị trường hoặc tại điểm du
GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN
TỔNG HỢP
BỘ PHẬN KINH
DOANH DU LỊCH
BỘ PHẬN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN
Thị
trường
Điều
hành

Hướng
dẫn
Kinh
doanh
khách
sạn
Kinh
doanh
vận
chuyển
Kinh
doanh
khác
Các
chi
nhánh
8
lịch, thực hiện việc khuyếch trương cho công ty trên địa bàn. Trong những điều
kiện nhất định thì các chi nhánh có thể phát triển thành công ty con trực thuộc
công ty mẹ.
+ Bộ phận kinh doanh du lịch:
Được coi là bộ phận sản xuất, là sương sống trong toàn bộ hoạt động của
công ty lữ hành du lịch. Bộ phận này bao gồm 3 phòng:
a. Phòng thị trương
b. Phòng điều hành
c. Phòng hướng dẫn
a. Phòng thị trường:
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch quốc tế
và nội địa, tuyên truyền, quảng cáo, thu hút khách du lịch đến công ty. Nó có
chức năng như chiếc cầu nối giữa khách du lịch với công ty lữ hành, hợp

nhất mong muốn của khách du lịch với đặc điểm sản phẩm của công ty.
- Phối hợp với phòng điều hành xây dựng các chương trình du lịch phù hợp
với nhu cầu của khách và chủ động đưa ra các ý kiến, ý đồ mới về nội dung
sản phẩm và cải tiến sản phẩm cho công ty.
- Ký kết hợp đồng với các hãng, các công ty du lịch nước ngoài và các tổ
chức du lịch trong nước để khai thác nguồn khách quốc tế và nội địa.
- Duy trì các mối quan hệ của công ty với nguồn khách.
- Đề xuất và xây dựng các phương án mở các chi nhánh đại diện ở trong
nước và ngoài nước.
9
- Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty lữ hành du lịch với các nguồn
khách, thông báo cho các bộ phận có liên quan trong công ty về kế hoạch đón
tiếp các đoàn khách và nội dung hoạt động đón tiếp, phối hợp với các bộ
phận có liên quan theo dõi việc thanh toán và quá trình phục vụ khách.
- Trong những điều kiện nhất định phòng thị trương có trách nhiệm thực hiện
việc nghiên cứu và phát triển, là bộ phận chủ yếu trong việc xây dựng các
chiến lược chính sách hướng tới thị trường của công ty.
b. Phòng điều hành
Là bộ phận sản xuất của công ty lữ hành du lịch tiến hành các hoạt động
nhằm đảm bảo thực hiện các chương trình du lịch của công ty. Nếu phòng thị
trường là chiếc cầu nối giữa khách du lịch với công ty lữ hành thì phòng điều
hành là chiếc cầu nối giữa nhà cung cấp với công ty lữ hành.
- Là đầu mối triển khai toàn bộ các công việc điều hành các chương trình du
lịch, cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch về khách và phòng thị
trương gửi tới.
- Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các
chương trình du lịch trọn gói như đăng kí chỗ trong khách sạn, đăng kí chỗ trên
các phương tiện vận chuyển, làm thủ tục, visa, hộ chiếu…
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan, kí hợp
đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung

cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm
đảm bảo uy tín và chất lượng.
- Theo dõi quá trình thực hiện chương trình du lịch, phối hợp với các bộ phận
kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán, nhanh chóng xử lí các trường hợp
bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
10
c. Phòng hướng dẫn:
Được tổ chức theo nhóm ngôn ngữ. Đội ngũ lao động là các hướng dẫn viên
trực tiếp cùng khách thực hiện các chương trình du lịch. Các công việc cụ thể
bao gồm:
- Căn cứ vào kế hoạch khách, tổ chức, điều động, bố trí hướng dẫn viên cho
các chương trình du lịch.
- Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và công tác viên
chuyên nghiệp.
- Tiến hành tốt các hoạt động bồi dưỡng, duy trì, phát triển hoạt động hướng
dẫn.
- Phối hợp chặt chẽ với các hoạt động khác trong công ty để tiến hành công
việc một cách có hiệu quả nhất, hướng dẫn viên phải thực hiện đầy đủ chức năng
nhiệm vụ theo đúng các quy định của công ty.
- Đại diện trực tiếp cho công ty trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch,
với các công ty gửi khách và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch, tiến hành các
hoạt động quảng cáo, tiếp thị.
2.CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH DU LỊCH VỚI HỆ THỐNG
SẢN PHẨM CỦA NÓ
Như ta đã nói ở trên rằng sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh lữ
hành du lịch như là một tất yếu khách quan và đặc trưng của công nghiệp du
lịch. Đồng thời ta đã nêu lên chức năng quan trọng, chủ yếu của các công ty lữ
hành du lịch là làm cầu nối trung gian giữa khách du lịch và nhà cung cấp dịch
vụ du lịch. Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng của mình, các công ty lữ hành
du lịch đã tiến hành các hoạt động trên 3 mảng chủ yếu là hoạt động trung gian,

11
hoạt động tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói và
các hoạt động tổng hợp khác.
2.1. Hoạt động trung gian:
Khi thực hiện hoạt động này, các công ty lữ hành du lịch đóng vai trò trung
gian giữa khách du lịch với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đồng thời là người
trực tiếp bán cho du khách các hàng hóa và dịch vụ của các nhà cung cấp dịch
vụ du lịch. Đây chính là hoạt động đầu tiên, và truyền thống nhất của ngành kinh
doanh lữ hành du lịch và là nền tảng cho các hoạt động hiện tại.
2.2. Hoạt động tổ chức, xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trọn
gói:
Hoạt động tổ chức, xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói
là hoạt động chính, quan trọng nhất của các công ty lữ hành du lịch. Trong hoạt
động này bao gồm 3 hoạt động cơ bản là: Hoạt động ghép nối cung, hoạt động
tổng hợp cầu và hoạt động kết nối cung cầu. Sản phẩm của hoạt động này chính
là các chương trình du lịch trọn gói và đây là sản phẩm đặc trưng, chủ yếu nhất
của công ty lữ hành du lịch. Các chương trình du lịch trọn gói vẫn có sự tham
gia cung cấp của nhà cung cấp dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hang, điểm du
lịch, hàng không, bảo hiểm…). Tuy nhiên sản phẩm lúc này đã có sự liên kết
của các công ty lữ hành du lịch nên nó trở thành sản phẩm của công ty lữ hành
du lịch.
2.3. Các hoạt động tổng hợp khác:
Ngoài các hoạt động truyền thống nêu trên, ngày nay các công ty lữ hành du
lịch còn kinh doanh các hoạt động tổng hợp khác nhằm mở rộng quy mô hoạt
động của mình. Các hoạt động tổng hợp bao gồm: kinh doanh khách sạn, nhà
hàng, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông
12
tin liên lạc, làm thủ tục xuất nhập cảnh, gia hạn visa, đổi tiền, phát hành sec du
lịch…
Thực hiện các hoạt động tổng hợp, các công ty lữ hành du lịch đã đóng vai

trò như một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa bình thường bởi vì các sản phẩm
do công ty sản xuất ra đều có tính chất là một hàng hóa và trực tiếp do công ty
cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, các hàng hóa và dịch vụ này chỉ nhằm
phục vụ cho mục đích đi du lịch của du khách như: chỗ ăn, ngủ, hàng lưu niệm,
hộ chiếu, xe ô tô…
3. Ý NGHĨA CỦA KINH DOANH LỮ HÀNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
DU LỊCH
Hoạt động lữ hành là đặc thù của ngành công nghiệp du lịch. Các công ty lữ
hành du lịch liên kết những dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm du lịch tổng hợp,
hấp dẫn và chào bán trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Công ty lữ
hành là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các công
ty này vừa giúp đỡ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong việc khai thác tài
nguyên du lịch, thu hút khách, quảng cáo, khuyếch trương, đồng thời còn cung
cấp cho khách du lịch những thông tin cần thiết, hướng dẫn, giúp đỡ họ trong
việc lựa chọn chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch để thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Như vậy, việc hình thành các công ty lữ hành du
lịch đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành du lịch của đất nước,
vừa giúp khách du lịch có được chuyến đi tốt đẹp vừa giúp đỡ các nhà cung cấp
kinh doanh có hiệu quả.
Trên thế giới công nghiệp du lịch và lữ hành được coi là ngành kinh doanh
nhiều lợi nhuận, là ngành có đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, là
ngành quan trọng tạo công ăn việc làm và là một ngành có tiềm năng phát triển
to lớn.
13
Ở Việt Nam lực lượng kinh doanh lữ hành đang ngày càng phát triển, có
bước trưởng thành và thực sự đóng góp vai trò chủ lực trong việc khai thác
khách và hướng dẫn khách đi tour. Hiện nay, toàn ngành đã có hơn 600 doanh
nghiệp lữ hành quốc tế và hơn 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa góp phần
thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển hơn nữa: số lượng khách quốc
tế tăng nhanh, người Việt Nam đi du lịch trong nước và ra nước ngoài tham

quan, khảo sát tìm hiểu thị trường ngày càng nhiều. Điều này kéo theo những lợi
ích cho nên kinh tế quốc dân, giúp tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người
dân. Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành còn kéo theo sự
phát triển của một số ngành kinh tế khác như giao thông, các ngành thủ công mỹ
nghệ và làng nghề truyền thống, dịch vụ thông tin liên lạc, ngân hàng…
Tóm lại, hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển không chỉ góp phần thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành du lịch mà còn có ý nghĩa to lớn và quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một đât nước.
14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ AST
1, KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ AST:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST travel (AST TRAVEL.,JSC) được
thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2006, số đăng kí kinh doanh số
0103024055, loại hình công ty là công ty cổ phần. Bà Nguyễn Thị Việt Loan là
giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị. Trụ sở chính tại 45 Đào Duy Từ,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tổng số vốn đầu tư của công ty tính đến ngày
31/12/2008 là gần 8.500.000.000 đồng. Với ngành nghề kinh doanh: Lữ hành và
các dịch vụ khác để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Công ty cổ
phần du lịch và dịch vụ AST bước vào hoạt động gặp nhiều khó khăn ban đầu
như vốn ít, trang thiết bị của công ty còn thiếu thốn… nhưng bằng sự nỗ lực
phấn đấu của tập thể nhân viên công ty, công ty cổ phần AST đã và đang từng
bước ổn định hoạt động kinh doanh và đạt được một số thành quả nhất định sau
gần 3 năm đi vào hoạt động: Doanh thu các năm được nâng cao dần một cách ổn
định, đời sống nhân viên công ty từng bước được nâng cao, trang thiết bị phục
vụ kinh doanh từng bước được cải thiện, trang bị thêm và nâng cấp để bảo toàn
vốn kinh doanh phần nào đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách.
Đến nay, sau gần 3 năm hoạt động, công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST đã
trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả từng bước nhận được sự tín

nhiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST:
15
- Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST là doanh nghiệp cổ phần tư nhân
có 100 % vốn là do sự đầu tư của các cổ đông trong đó đứng đầu là bà Nguyễn
Thị Việt Loan với cương vị là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty.
Công ty có nhiệm vụ kinh doanh lữ hành và một số dịch vụ du lịch khác góp
phần phát triển du lịch Việt Nam nói riêng và xây dựng đời sống xã hội nói
chung cũng như tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong ngành du
lịch đặc biệt là đội ngũ sinh viên mới ra trường.
- Công ty có trụ sở chính tại 45 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội, nằm trong trung tâm phố cổ Hà Nội nên có nhiều lợi thế về phát triển du
lịch đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế. Số điên thoại 84-4-9262688; số fax
84-4-8283153; website: .
Hệ thống sản phẩm của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST:
- Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST chuyên tổ chức các tour ghép
khách lẻ đi theo đoàn, khởi hành hàng ngày ở Hà Nội:
1. Hà Nội city tour (nửa ngày và một ngày)
2. Làng nghề truyền thống – Đình – Chùa xung quanh Hà Nội (Nửa ngày và 1
ngày)
3. Hạ long – Tuần Châu (1,2 hoặc 3 ngày): Ngủ khách sạn hoặc ngủ tàu.
4. Cát Bà (2 ngày và 3 ngày): Ngủ khách sạn hoặc ngủ tàu.
5. Chùa Hương (1 ngày)
6. Hoa Lư – Tam Cốc (1 ngày)
7. Thủy điện sông Đà – Mai Châu (1 hoặc 2 ngày 1 đêm).
8. Sapa - Bắc Hà (2 ngày, 3 ngày và 4 ngày); Phansipang (5 ngày)…
16
- Cho thuê các loại xe du lịch cao cấp phục vụ du lịch, cưới hỏi…
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lí và đội ngũ lao động của công ty cổ phần du lịch
và dịch vụ AST:

- Cơ cấu tổ chức quản lí là tổng hợp toàn bộ các bộ phận khác nhau có mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa và có trách nhiệm, quyền hạn
nhất định được bố trí theo cấp bậc, chức vụ nhằm đảm bảo khâu quản lí điều
hành và phục vụ theo mục đích đề ra.
- Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST mới thành lập và đi vào hoạt động
năm 2006, là một doanh nghiệp trẻ, có mô hình cơ cấu nhỏ, gọn nhẹ và cũng rất
hiệu quả. Áp dụng phương châm tăng việc cho mỗi người chứ không tăng người
cho mỗi việc, công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST đã cố gắng tổ chức bộ
máy gọn nhẹ nhằm phát huy đối đa khả năng của từng nhân viên.
Để hiểu sơ lược bộ máy tổ chức quản lí của công ty cổ phần du lịch và dịch
và dịch vụ AST ta xem sơ đồ sau:
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng thị
trường
Phòng kinh doanh
lữ hành
Phòng kế toán
Bộ phận điều
hành du lịch
AST
Bộ phận điều
hành xe
17
Sơ đồ 3: Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST.
- Qua sơ đồ trên, ta thấy công ty quản lí theo mô hình quản lí chức năng. Các
phòng, ban tham mưu cho lãnh đạo đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
nên rất dễ xác định chức năng và quyền hạn của từng bộ phận.
Nhiệm vụ của các phòng, ban:
- Ban giám đốc:
+ Về mặt quản lí sản xuất kinh doanh đứng đầu công ty là ban giám đốc.

Công ty AST ban giám đốc kiêm luôn hội đồng quản trị. Giám đốc công ty là
người chỉ huy cao nhất, người điều hành chính và ra mọi quyết định của công ty
đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm pháp lí về mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty trước pháp luật.
+ Công ty có 2 phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc có nhiệm vụ
điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc vắng mặt hoặc khi được giám
đốc ủy quyền.
- Phòng tài chính – kế toán là tập hợp những chứng từ, hóa đơn trong kì lập
báo cáo lên giám đốc. Thực hiện chức năng cân đối thu chi, theo dõi biến động
tài sản trong kì, tiến hành công tác tiền lương lao động trong công ty. Hàng kì
báo cáo lên giám đốc và lập kế hoạch kinh doanh trong kì mới.
- Công ty có một phòng thị trường: có chức năng tiếp thị tìm hiểu, nghiên
cứu thị trường và tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch
kinh doanh.
Nhìn chung, cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lí của công
ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST tương đối gọn nhẹ và hiệu quả, phù hợp với
18
quy mô hoạt đông kinh doanh. Sau hơn 2 năm hoạt động kinh doanh, việc phân
công nhiệm vụ và phối hợp với giữa các bộ phận chưa thực sự đạt hiệu quả cao
song cũng đã được hình thành và đang dần đi vào ổn định. Điều này phần nào
giúp cho hoạt động của công ty được thống nhất nhịp nhàng nhằm đạt được mục
tiêu tổng thể của công ty một cách có hiệu quả.
Trình độ học vấn:
Biểu: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
STT Bộ phận SL Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung

cấp
Phổ
thông
Đại
học
A B C
1 Giám đốc 1 1 1
2
Phó giám
đốc
2 2 1 1
3
Phòng thị
trường
5 3 2 2 2 1
4 Phòng KD 2 1 1 2
5
Trung tâm
đh xe
5 1 2 2 3 1 1
6
Phòng
HDVDL
6 4 2 3 3
7
Phòng kế
toán
7 3 3 1
8 Bảo vệ 4 4
Tổng cộng 32 15 10 3 4 7 2 3 9

Đội ngũ lao động:
- Ngoài đội ngũ lao động trực tiếp bao gồm nhân viên chính thức của công ty,
công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST còn sử dụng nguồn lao động gián tiếp
19
như các công tác viên chủ yếu là sinh viên hiện đang học trong các trường đại
học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn Hà Nội.
2, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU
LỊCH VÀ DỊCH VỤ AST TRONG NHỮNG NĂM QUA:
2.1 Kết quả kinh doanh nói chung.
Bảng 1: Tình hình doanh thu của công ty các quý năm 2007
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung Năm 2007 Năm 2008
So sánh
Tuyệt đối Tương đối (%)
KD lữ hành 469.07 569.43 100.36 21.4
KD dịch vụ
khác
464.74 555.57 90.38 19.5
Tổng 933.81 1125 191.19 20.5
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của phòng kế toán công ty cổ phần du lịch và dịch
vụ AST)
Qua số liệu ta đã thấy ở trên, mặc dù là một doanh nghiệp trẻ song hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST đã đem lại những hiệu
quả và doanh thu nhất định. Sau 2 năm hoạt động, nội bộ công ty dần đi vào ổn
định và doanh thu đã tăng rõ rệt. Tổng doanh thu năm 2007 là 933,81 triệu đồng.
Đến năm 2008, tổng doanh thu đã đạt mức 1125 triệu đồng. Tăng 20,5 %. Các
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của công ty (như tổng doanh thu, các
khoản nộp Ngân sách Nhà nước) đều tăng qua các năm. Tuy nhiên để tìm ra
biện pháp chiến lược kinh doanh của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
20

kinh doanh của công ty cần có sự phân tích chi tiết về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong công ty:
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận kinh doanh lữ hành:
Xét trong cơ cấu doanh thu của công ty ta thấy doanh thu của bộ phận kinh
doanh dịch vụ lữ hành có một tỉ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu.
Bảng 2: Doanh thu dịch vụ lữ hành
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008
Tổng doanh thu 933,81 1125
Doanh thu lữ hành 469,07 569,25
Tỷ lệ (%) 50,23 % 50,6 %
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của phòng kế toán công ty cổ phần du lịch và dịch
vụ AST.)
- Du lịch lữ hành là một trong những khâu kinh doanh quan trọng nhất mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất đối với các công ty du lịch.
- Hoạt động du lịch lữ hành được chia ra làm 2 loại:
+ Du lịch lữ hành nội địa: lập, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du
lịch trong nước
21
+ Du lịch lữ hành quốc tế: đón và tổ chức các chương trình du lịch cho khách
quốc tế từ nước ngoài vào Việt Nam và đưa người Việt Nam từ trong nước đi du
lịch nước ngoài.
- Đang còn trong những ngày đầu đi vào xây dựng uy tín cũng như thương hiệu
về kinh doanh lữ hành trên thị trường song kết quả có được như trên cũng đã
cho thấy một sự nỗ lực rất lớn của toàn thể nhân viên công ty. Doanh thu đạt
được từ kinh doanh lữ hành chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong toàn bộ doanh thu
của công ty cho thấy đây là hướng đầu tư mũi nhọn và quan trọng nhất của AST.
Tỉ trọng qua 2 năm gần đây là 2007-2008 của bộ phận lữ hành đều đạt mức trên
50 % toàn bộ doanh thu. Trên thực tế, khách du lịch tìm đến với AST ngày một

tăng và số lượng khách quốc tế cũng gia tăng đáng kể. Lữ hành là ngàng có khả
năng sinh lợi nhuận cao và công ty đang cố gắng không ngừng để tăng tỉ trọng
bộ phận này trong toàn bộ doanh thu.
Tóm lại, hướng kinh doanh du lịch lữ hành (bao gồm cả lữ hành quốc tế) là
một trong những hướng kinh doanh đầy triển vọng và hứa hẹn sẽ đem lại hiệu
quả cao về kinh tế. Do đó, chiến lược kinh doanh của AST trong thời gian tới
cũng như các kế hoạch dài hạn sẽ là tập trung phát triển kinh doanh lữ hành cả
trong nước và lữ hành quốc tế, tạo tiền đề vươn lên cũng như thế đứng vững
chắc trên thị trường kinh doanh lữ hành nói riêng và thị trường du lịch Việt Nam
nói chung.
Khách du lịch của công ty thường là khách quốc tế lẻ đi du lịch tìm hiểu về
văn hóa Việt Nam và Hà Nội, ngoài ra còn có khách du lịch nội địa đi du lịch
thuần túy, học sinh, sinh viên… chương trình hoạt động có độ dài trung bình
ngắn, chỉ từ 1-2 ngày, dài nhất có tour khám phá đỉnh Phanxipang dài 5 ngày.
Ví dụ: Khách du lịch của công ty thường lựa chọn các tour du lịch biển vào
mùa hè như tour Hà Nội-Hạ Long-Tuần Châu-Hà Nội thời gian 3 ngày 2 đêm
phương tiện vận chuyển bằng ô tô.
22
+ Ngày thứ nhất: Hà Nội-Hạ Long
Xe và hướng dẫn viên của công ty AST sẽ đón quý khách tại điểm hẹn ở Hà
Nội và xuất phát đi Hạ long. Đến Hạ Long, quý khách nhận phòng khách sạn và
tự do tắm biển. Ăn uống và nghỉ đêm tại khách sạn.
+ Ngày thứ hai: Hạ Long
Ăn sáng tại khách sạn sau đó quý khách tự do đi thăm thành phố Hạ Long.
Sau đó, xe đưa quý khách ra bến tàu đi thăm Vịnh. Ăn trưa trên tàu, sau đó đi
thăm vịnh Hạ Long với các hang động nổi tiếng như hang Đầu Gỗ, động Thiên
Cung, hòn Gà Chọi…ăn tối và nghỉ đêm trên tàu.
+ Ngày thứ ba: Hạ Long-Hà Nội
Ăn sáng và ăn trưa trên tàu, quý khách tự do ngắm cảnh trên vịnh. 12h00, xe
đón quý khách tại bến tàu và khởi hành về Hà Nội. Về đến Hà Nội, chia tay

đoàn, kết thúc chương trình.
Thị trường khách chính của công ty AST chủ yếu là khách du lịch quốc tế lẻ
đến du lịch và tìm hiểu về Hà Nội, văn hóa, con người Việt Nam…do đó thời
gian chương trình diễn ra vào tất cả các mùa, song mùa du lịch (mùa xuân, mùa
hè) vẫn là thời gian cao điểm.
Nguồn khách của công ty có thể được mở rộng hơn trong tương lai song cần
có xu hướng hoàn thiện và tạo ra sản phẩm hấp dẫn phù hợp với thời vụ và nhu
cầu của khách.
23
2.2.2. Kết quả kinh doanh của các bộ phận khác:
Bảng 3: Doanh thu các dịch vụ khác
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008
Tổng doanh thu 933,81 1125
Doanh thu bộ phận
khác
464,74 555,75
Tỷ lệ (%) 49,77 % 49,4 %
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của phòng kế toán công ty cổ phần du lịch và dịch
vụ AST)
Ngay từ những ngày đầu thành lập, AST đã chọn lữ hành là hướng đi chính
cho mình. Song ngoài kinh doanh lữ hành, công ty cổ phần du lịch và dịch vụ
AST còn kinh doanh các đa dạng các dịch vụ khác như cho thuê các phương tiện
vận chuyển trong du lịch nói riêng cũng như các hoạt động xã hội khác nói
chung, làm đại lí quảng cáo và bán các tour du lịch quốc tế cho các doanh
nghiệp lữ hành lớn… Doanh thu từ những bộ phận kinh doanh này cũng đóng
vai trò không nhỏ trong thu nhập của toàn doanh nghiệp. Vừa để tăng thêm
nguồn thu nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển ngành mũi nhọn là kinh doanh lữ
hành. Thực tế hiện nay, doanh thu đem lại từ bộ phận này vẫn đang chiếm một
tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu (gần một nửa). Đa dạng loại hình sản phẩm

là hướng đi đúng đắn của công ty cổ phần du lịch và dịch vụ AST khi mà công
ty vẫn ở những ngày đầu kinh doanh, phạm vi cũng như quy mô kinh doanh lữ
hành còn nhỏ, chưa đủ sức đưa công ty tiến lên. Các tour du lịch được xây dựng
24
và bán ra của AST vẫn là những tour nhỏ lẻ, độ dài tour chỉ từ 1-2 ngày và địa
bàn vẫn là Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Đa dạng hóa sản phẩm kinh
doanh là chủ trương của ban lãnh đạo công ty từ ngày đâu thành lập.
2.3. Thực trạng và hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty cổ phần du
lịch và dịch vụ AST
Sau gần 3 năm hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần du lịch và dịch vụ
AST đã đạt được những kết quả nhất định tuy còn ít ỏi so với các công ty lữ
hành lớn và đã gây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường nhưng cũng đã
góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng và hoạt động
kinh doanh du lịch nói chung.
Sau đây ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu khách du lịch quốc tế của công ty du lịch và
dịch vụ AST:
Bảng 5:Cơ cấu khách quốc tế
STT Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008
Lượng
khách
Tỷ lệ (%)
Lượng
khách
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5

6
7
Khách Trung Quốc
Khách Nhật
Khách Mỹ
Khách Pháp
Khách Anh
Khách Hàn Quốc
Khách khác
264
132
79
62
78
49
91
35
17,5
10,4
8,2
10,3
6,5
12,1
423
140
159
85
118
68
184

36
11,9
13,5
7,2
10
5,8
15,6
8 Tổng lượng khách 755 100 1176 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần du lịch và
dịch vụ AST)
Nhìn vào bảng trên ta thấy lượng khách Trung Quốc qua 2 năm 2007 và 2008
là lượng khách chủ yếu của công ty (chiếm 35 và 36 % tổng lượng khách quốc
25

×