Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8 18 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.32 KB, 23 trang )

1



GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt là vấn đề quan tâm đặc biệt của
các Bác sĩ Chỉnh hình răng mặt (CHRM). Giai đoạn từ 8-18 tuổi có
sự tăng tốc tăng trưởng của toàn cơ thể để đạt những thay đổi hình
thái đáng kể từ trẻ em trở thành người trưởng thành. Đây cũng là giai
đoạn diễn ra đa số các quá trình điều trị CHRM. Sự tăng trưởng trong
giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi xương từng cá thể hơn là tuổi năm
sinh.
Trong CHRM, phương pháp đánh giá tuổi xương bàn-cổ tay
(TXBCT) trên phim X quang là một phương pháp kinh điển và từng
là chuẩn vàng để đánh giá mức độ trưởng thành xương của hệ thống
sọ mặt. Gần đây, phương pháp đánh giá tuổi xương đốt sống cổ
(TXĐSC) trên phim sọ nghiêng được quan tâm và ứng dụng để xác
định thời điểm tối ưu trong điều trị CHRM. Phương pháp này có độ
tin cậy và tương quan cao như phương pháp đánh giá TXBCT mà
hạn chế nhiễm tia X cho bệnh nhân.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt
giai đoạn vị thành niên. Ở Việt nam có nhiều nghiên cứu về sự tăng
trưởng hệ thống sọ mặt trên phim sọ nghiêng ở các nhóm tuổi năm
sinh khác nhau. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sọ mặt trong giai đoạn từ
8-18 tuổi, theo tuổi xương đốt sống cổ vẫn chưa đề cập đến. Vì vậy
chúng tôi thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu:
1. Xác lập công thức tính tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ
nghiêng dựa theo tiêu chuẩn trưởng thành xương bàn-cổ tay.
2. Khảo sát kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
trên phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và TXĐSC.


2



3. Khảo sát tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18
tuổi trên phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và TXĐSC.
TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu sự tăng trưởng xương
hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo TXĐSC. Vì vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài này với mục đích tìm đỉnh tăng trưởng kích thước
xương hệ thống sọ mặt nhằm giúp xác định thời điểm tối ưu trong
các điều trị can thiệp CHRM.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
-Xác định công thức tuổi xương đốt sống cổ
-Xác định kích thước và tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
giai đoạn 8-18 tuổi
-Xác định đỉnh tăng trưởng và quy luật tăng trưởng xương hệ thống
sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo TXĐSC
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có 113 trang: đặt vấn đề (3 trang); tổng quan tài liệu (26
trang); đối tượng và phương pháp nghiên cứu (18 trang); kết quả
nghiên cứu (31 trang); bàn luận (31 trang); kết luận và kiến nghị (4
trang). Có 31 bảng, 51 hình, 18 biểu đồ,155 tài liệu tham khảo (16
tiếng Việt, 138 tiếng Anh, 1 tiếng Tây Ban Nha).
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
Giai đoạn 8-18 tuổi có sự tăng trưởng mạnh vùng hệ thống nhai,
vùng răng-xương ổ răng và những thành phần vùng miệng-hầu để đạt
đến kích thước và hình thể của người trưởng thành. Các chức năng
thở, ăn nhai và nuốt, chức năng nhìn, ngửi, nghe, nói…đã tác động

lên sự tăng trưởng của khối mặt.
3



Sự tăng trưởng trong giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi xương của
từng cá thể hơn là phụ thuộc vào tuổi năm sinh.
Phương pháp đánh giá tuổi xương đốt sống cổ
Phương pháp đánh giá tuổi xương bàn-cổ tay (TXBCT) trên phim X
quang là chuẩn vàng để đánh giá mức độ trưởng thành xương của hệ
thống sọ mặt. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp xác định tuổi xương
đốt sống cổ (TXĐSC) trên phim sọ nghiêng được quan tâm trong
CHRM vì phương pháp này có độ tin cậy cao và hạn chế nhiễm tia X
cho bệnh nhân.
Các nghiên cứu về tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống
sọ mặt trong giai đoạn vị thành niên. O’Reilly và Yanniello (1988)
kết luận các giai đoạn TXĐSC liên quan với sự tăng trưởng xương
hàm dưới trong thời kỳ dậy thì. Nanda (1995), Bishara (1997) kết
luận có độ biến thiên cao giữa các cá thể vì vậy cần dự đoán tăng
trưởng ở từng cá thể riêng lẻ để có thể ứng dụng trong thực hành.
Franchi (2000) kết luận chiều dài xương hàm dưới thay đổi theo các
giai đoạn TXĐSC.
Ở Việt nam có nhiều nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt ở
các lứa tuổi năm sinh khác nhau: từ 3-5 tuổi của Phan Thị Thanh
Yên, Trần Thúy Nga; từ 10-14 tuổi của Lê Võ Yến Nhi; sự tăng
trưởng của xương hàm dưới từ 4-12 tuổi của Nguyễn Tuyết Oanh và
sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt với mối liên quan với nền sọ ở trẻ từ
3-13 tuổi của Đống Khắc Thẩm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng xương hệ
thống sọ mặt giai đoạn từ 8-18 tuổi theo TXĐSC chưa được đề cập.

4



CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Công trình gồm hai nghiên cứu độc lập, kế tiếp, bổ sung nhau.
- Nghiên cứu thứ nhất: Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ dựa
vào xương bàn-cổ tay (theo Fishman).
- Nghiên cứu thứ hai: Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
giai đoạn từ 8-18 bằng sự thay đổi kích thước và tốc độ theo tuổi năm
sinh và TXĐSC.
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu 1: xác lập công thức TXĐSC, gồm 180 cá thể (91 nam, 89 nữ)
7-18 tuổi, chụp phim sọ nghiêng và BCT cùng thời điểm.
Mẫu 2: khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt từ 8-18 tuổi
theo tuổi năm sinh và TXĐSC, gồm 78 cá thể (47 nam, 31 nữ) trải
qua 4-5 giai đoạn TXĐSC theo công thức được xác lập. Mẫu 2 được
chọn từ nhóm nghiên cứu dọc tham gia chương trình “Theo dõi và
chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y
Tế quản lý, thực hiện tại Khoa RHM, ĐHYD tpHCM (*). Mẫu 1
được chọn từ nhóm nghiên cứu (*) và nhóm bệnh nhân đến khám tại
Khoa RHM, ĐHYD tpHCM.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thứ nhất: thiết kế nghiên cứu cắt ngang
Mười một đặc điểm trưởng thành xương bàn-cổ tay của Fishman
được chia thành 5 nhóm tương ứng với các giai đoạn tăng trưởng
trong giai đoạn dậy thì (theo Hassel và Farman) và như vậy mẫu 1 sẽ
được phân nhóm như sau (Bảng 2.2):


5



Bảng 2.1. Phân nhóm của mẫu 1:
Nhóm
Fishman
Đặc điểm tăng trưởng
I (N= 46)
SMI 1, 2, 3, 4
Giai đoạn khởi đầu và tăng tốc
II (N= 27)
SMI 5, 6
Giai đoạn chuyển tiếp
III (N= 24)
SMI 7, 8
Giai đoạn giảm tốc
IV (N=18)
SMI 9, 10
Giai đoạn trưởng thành
V (N=64)
SMI 11
Giai đoạn hoàn tất
Tìm phương trình hồi quy đa biến thiết lập mối tương quan giữa 5
giai đoạn tuổi xương (tương ứng với 5 giai đoạn tăng trưởng trong
thời kỳ dậy thì) với các số đo hình thái đốt sống cổ C2, C3 và C4.
Nghiên cứu thứ hai: thiết kế nghiên cứu dọc
Tính TXĐSC cho mẫu 2, khảo sát sự thay đổi kích thước và tốc độ
tăng trưởng theo tuổi năm sinh và TXĐSC
Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ có những bất thường vùng hàm mặt hoặc

phim sọ nghiêng và phim bàn-cổ tay không rõ.
Thu thập số liệu:
Kỹ thuật chụp phim: được chuẩn hóa để có thể so sánh các phim ở
những thời điểm khác nhau. Phim được chụp tại Bộ Môn Tia X,
Khoa RHM, ĐHYDtpHCM.
Vẽ nét và định điểm chuẩn: Tất cả các phim đều do nhà nghiên cứu-
giảng viên Bộ Môn CHRM, Khoa RHM, ĐHYDtpHCM, vẽ nét và
xác định điểm chuẩn.
Đo đạc: Các phim được vẽ và scan vào máy vi tính với tỉ lệ 1:1.
Dùng phần mềm Autocad để đo các khoảng cách và góc độ. Với mỗi
phim đo đốt sống cổ, 39 giá trị được đo đạc. Với mỗi phim đo sọ mặt,
8 số đo khoảng cách được thực hiện.
Xử lý số liệu:
Số liệu, dữ kiện được nhập vào máy tính. Phân tích thống kê bằng
phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 11.5.
6



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
3.1. Công thức tuổi xương đốt sống cổ
Một phương trình hồi quy đa biến thiết lập mối tương quan giữa 5
giai đoạn tuổi xương (tương ứng với 5 giai đoạn tăng trưởng trong
thời kỳ dậy thì) với các số đo hình thái đốt sống cổ như sau:
TXĐSC = 1,92–1,12*AB3/BC3+0,04*α2 + 0,03 * α4 + 3,17 * h4/w4
Với r = 0,957, r
2
= 0,916 và r
2

hiệu chỉnh = 0,914.
Giai đoạn 8-18 tuổi, có 5 giai đoạn TXĐSC như sau:
TXĐSC I : TXĐSC I < 2,55;
TXĐSC II : 2,55 ≤ TXĐSC II < 3,33;
TXĐSC III : 3,33 ≤ TXĐSC III < 4,36;
TXĐSC IV : 4,36 ≤ TXĐSC IV < 5,39;
TXĐSC V : TXĐSC V ≥ 5,39
3.2. Sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
3.2.1. Tuổi xương đốt sống cổ trung bình theo tuổi năm sinh
Bảng 3.7: TXĐSC cổ theo tuổi năm sinh ở nam và nữ
TX ĐSC
Nam
Nữ
Chênh
lệch
N=309
TB
ĐLC
N=199
TB
ĐLC

I
95
11,05
1,60
32
10,16
1,32
0,89

II
49
12,94
1,31
33
11,66
1,26
1,28
III
55
14,50
1,19
31
13,06
1,39
1,44
IV
53
16,02
1,01
40
14,53
1,36
1,49
V
57
17,30
0,85
63
16,20

1,18
1.10
7



Nhận xét: các giai đoạn tuổi xương ở nữ thường diễn ra trước nam
trung bình từ 1-1,5 tuổi tính theo tuổi năm sinh
3.2.2. Sự thay đổi kích thước xương sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi xương đốt sống cổ
Tất cả các kích thước sọ mặt tăng dần từ 8-18 tuổi ở cả nam lẫn nữ.
Tuy nhiên kích thước theo TXĐSC có sự khác biệt giữa nam và nữ ở
các giai đoạn tuổi xương.
Bảng 3.12: Kích thước nền sọ ở nam và nữ theo TXĐSC
Nền
sọ
mm

Nam
Nữ
p
TXĐSC
N
309
TB
ĐLC
N
199
TB
ĐLC


S-Na
I
95
66,27
2,65
32
66,60
2,45
NS
II
49
68,64
3,06
33
67,12
2,23
*
III
55
69,99
3,69
31
68,31
2,16
*
IV
53
71,40
3,62

40
69,07
2,30
**
V
57
72,09
3,75
63
69,72
2,60
**

S-Ba
I
95
46,99
2,56
32
44,00
3,51
**
II
49
49,95
2,46
33
46,84
2,91
**

III
55
52,23
2,99
31
47,88
3,26
**
IV
53
52,27
3,26
40
48,98
3,16
**
V
57
52,71
3,00
63
49,77
2,99
**
Kiểm định t; (*) p<0,05; (**) p<0,01; NS: không ý nghĩa thống kê
8



Bảng 3.13: Kích thước XHT ở nam và nữ theo TXĐSC

XHT
mm

Nam
Nữ
P
TXĐ
SC
N=309
TB
ĐLC
N=199
TB
ĐLC

S-A
I
95
81,77
3,65
32
79,78
3,36
**
II
49
86,19
4,09
33
82,88

2,84
***
III
55
89,73
5,02
31
84,88
2,77
***
IV
53
91,00
5,03
40
86,22
2,70
***
V
57
92,16
4,62
63
87,64
2,68
***

Ar-A
I
95

81,65
3,31
32
80,67
3,70
NS
II
49
86,16
3,95
33
83,29
3,02
***
III
55
89,59
4,39
31
85,56
3,02
***
IV
53
90,78
4,09
40
86,85
3,67
***

V
57
91,73
3,64
63
89,15
3,86
***
Kiểm định t; (**) p< 0,01;(***) p< 0,001;NS: không ý nghĩa thống kê

Bảng 3.14: Kích thước XHD ở nam và nữ theo TXĐSC
XHD
mm
TX
ĐSC
Nam
Nữ
P
N
TB
ĐLC
N
TB
ĐLC
S-Gn
I
95
119,84
6,67
32

114,26
5,72
***
II
49
127,18
6,21
33
120,25
5,27
***
III
55
133,39
7,73
31
123,81
5,58
***
IV
53
135,65
8,18
40
127,00
5,29
***
V
57
137,45

7,96
63
129,08
7,21
***
Ar-
Gn
I
95
103,00
4,62
32
99,33
5,26
**
II
49
109,18
5,24
33
104,34
4,41
***
III
55
113,84
5,91
31
107,69
4,15

***
IV
53
116,38
5,99
40
110,61
4,58
***
V
57
117,17
5,69
63
113,74
4,35
***
Kiểm định t; (**) p< 0,01;(***) p< 0,001;NS: không ý nghĩa thống kê
9



Bảng 3.15: Kích thước tầng mặt ở nam và nữ theo TXĐSC
Tầng mặt
(mm)
TXĐSC

Nam



Nữ

P
N
TB
ĐLC
N
TB
ĐLC
S-Go
I
95
73.17
5.14
32
68.39
4.71
***
II
49
77.99
5.66
33
73.89
4.18
***
III
55
83.62
7,28

31
76.89
4.53
***
IV
53
86.23
6.93
40
79.44
4.92
***
V
57
87.72
7.11
63
82.73
4.23
***
Na-Me
I
95
117.31
5.53
32
110.88
5.32
***
II

49
122.92
7.05
33
115.49
5.45
***
III
55
129.32
8.08
31
119.06
4.88
***
IV
53
132.07
7.92
40
121.82
5.62
***
V
57
132.83
8.24
63
124.19
5.58

***
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-
18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ
Tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh và TXĐSC hầu như không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Tuy nhiên nếu tính
tốc độ theo TXĐSC, đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng thường theo
quy luật: tăng tốc-đạt đỉnh-giảm tốc. Ở nam và nữ đỉnh tăng trưởng
kích thước sọ mặt ở TXĐSC I-II (ngoại trừ đỉnh tăng trưởng chiều
cao tầng mặt của nam ở TXĐSC III).Tốc độ tăng trưởng theo
TXĐSC của nam diễn ra hơi trễ hơn nữ. Chiều cao tầng mặt sau (S-
Go) có tốc độ tăng trưởng cao nhất và thấp nhất là nền sọ trước (S-
Na).






Biểu đồ 3.12: Tốc độ tăng trưởng theo TXĐSC ở nam

TXĐSC
%
10












Biểu đồ 3.13: Tốc độ tăng trưởng theo TXĐSC cổ ở nữ

* Tốc độ tăng trưởng xương hàm trên và dưới theo TXĐSC
Tốc độ tăng trưởng xương hàm dưới (XHD) lớn hơn và đạt đỉnh trễ
hơn xương hàm trên (XHT) ở cả nam và nữ (Biểu đồ 3.14 và 3.15).








Biểu đồ 3.14: Tốc độ tăng trưởng XHT và XHD theo TXĐSC ở nam



TXĐSC

TXĐSC
Nữ
11











Biểu đồ 3.15: Tốc độ tăng trưởng XHT và XHD theo TXĐSC ở nữ
*.Tốc độ tăng trưởng XHT và XHD ở từng cá thể theo TXĐSC
Khi khảo sát tốc độ tăng trưởng theo TXĐSC, đỉnh tăng trưởng trung
bình của XHT và XHD thường ở TXĐSC: I-II. Tuy nhiên, trong mẫu
nghiên cứu đánh giá tăng trưởng có cá thể số 2 và 665 có đỉnh tăng
trưởng xương hàm trên và dưới ở giai đoạn TXĐSC IV.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Công thức tuổi xương đốt sống cổ
4.1.1.Đánh giá tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt
Giai đoạn 8-18 tuổi có sự tăng tốc tăng trưởng của cơ thể để đạt đến
đỉnh tăng trưởng dậy thì. Đỉnh tăng trưởng dậy thì không diễn ra ở
một thời điểm nhất định, luôn thay đổi ở mỗi cá thể. Khảo sát quá
trình tăng trưởng theo tuổi năm sinh thường không phản ánh chính
xác tình trạng tăng trưởng của từng cá thể. Trong giai đoạn này sử
dụng tuổi xương tương đối chính xác hơn vì tuổi xương đánh giá tình
trạng tăng trưởng hệ xương của cơ thể.
- Xác định tuổi xương là cần thiết đối với Bác sĩ CHRM đặc biệt khi
cần tác động những điều trị bất hài hòa xương hàm trong giai đoạn vị
thành niên. Một công cụ chẩn đoán xác định tuổi xương là dựa vào
phim X quang bàn-cổ tay như phương pháp Greulich và Pyle,
phương pháp TW2, TW3, phương pháp của Bjork, Fishman…

TXĐSC
12




Phương pháp xác định tuổi xương trên phim X quang bàn-cổ tay là
một phương pháp kinh điển, khoa học và được xem là chuẩn vàng để
xác định tuổi xương của mỗi cá thể.
- Tuy nhiên, gần đây trong CHRM, phương pháp xác định tuổi xương
đốt sống cổ được nhiều tác giả quan tâm. Đốt sống cổ cũng trải qua
những thay đổi hình thái trong giai đoạn tăng trưởng dậy thì và trên
phim X quang sọ nghiêng CHRM có thể thấy rõ hình ảnh đốt sống cổ
(phim sọ nghiêng là phim thường quy đối với bệnh nhân CHRM).
Nhiều nghiên cứu kết luận phương pháp xác định TXĐSC có tương
quan cao và có độ tin cậy như phương pháp bàn-cổ tay trong giai
đoạn vị thành niên. Vì vậy, nếu có thể sử dụng phương pháp TXĐSC
thay cho phương pháp tuổi xương bàn-cổ tay sẽ tránh nhiễm thêm tia
X và giảm chi phí cho bệnh nhân.
4.1.2.Phương pháp xác định TXĐSC:
Phương pháp định tính, so sánh hình ảnh sự thay đổi thân đốt sống
cổ của đối tượng nghiên cứu với hình ảnh chuẩn định tính như độ
cong lõm bờ dưới thân đốt sống cổ, hình dạng thân đốt sống cổ (hình
thang, hình chữ nhật ngang, hình vuông hay hình chữ nhật đứng).
Điển hình là phương pháp của Lamparski (1972), Hassel và Farman
(1995), Franchi (2000), Bacetti (2005).
Phương pháp định lượng: đo đạc kích thước, góc độ hoặc tỉ lệ các
kích thước của đốt sống cổ. Điển hình là phương pháp của San
Roman (2002), Mito (2002), Fudalej và Bollen (2010), Chen (2010).
Phương pháp định tính giúp xác định nhanh các giai đoạn tuổi xương
vì không cần phải vẽ nét và đo đạc. Tuy nhiên phương pháp định tính
có tính chất chủ quan hơn vì thường khó phân biệt hình ảnh chuyển
tiếp giữa hai giai đoạn tăng trưởng kế cận nhau hoặc các hình ảnh đốt

sống cổ của đối tượng nghiên cứu vừa ở giai đoạn trước vừa ở giai
13



đoạn sau. Sử dụng phương pháp định tính cần có nhiều kinh nghiệm.
Phương pháp định lượng xác định các giai đoạn trưởng thành xương
đốt sống cổ một cách khách quan hơn.
- Theo Mito, TXĐSC chỉ phụ thuộc vào chiều cao (AH3, AH4, PH4)
và chiều trước sau (AP3, AP4) của thân C3 và C4 chứ không phụ
thuộc vào độ cong lõm của bờ dưới thân đốt sống cổ. (Công thức
định lượng của Mito: TXĐSC= -0,2 + 6,2 x AH3/AP3 + 5,9 x AH4/
AP4 + 4,74 x AH4/ PH4). Thật sự trong quá trình tăng trưởng của đốt
sống cổ giai đoạn dậy thì, không chỉ kích thước thân đốt sống cổ tăng
mà độ cong lõm của bờ dưới thân đốt sống cũng lõm rõ. Mito không
đưa ra những đặc trưng tăng trưởng của từng giai đoạn và chủ yếu dự
đoán tăng trưởng của xương hàm dưới, không đánh giá mức độ tăng
trưởng của các thành phần khác của hệ thống sọ mặt.
- Phương pháp định lượng theo San Roman, Fudalej và Bollen dựa
vào các đặc điểm định lượng về hình dạng thân các đốt sống cổ để
đưa ra được đặc trưng tăng trưởng của từng giai đoạn tuổi xương.
Tuy nhiên khó xác định chính xác giai đoạn trưởng thành xương của
một cá thể khi cá thể đó không hội đủ tất cả các tiêu chí của một giai
đoạn hoặc các tiêu chí đánh giá kéo dài qua cả hai giai đoạn.
- Công thức định lượng của Chen (2010) phụ thuộc vào chiều cao và
chiều rộng của thân C3, C4 và độ cong lõm của bờ dưới thân C2.
Theo phân loại của Chen chỉ có 4 giai đoạn TXĐSC và nếu phân loại
ít giai đoạn, khó có thể thấy được đỉnh tăng trưởng. Ngoài ra, chúng
tôi cũng đã áp dụng công thức xác định tuổi xương theo Chen (2010)
trên một nhóm nghiên cứu nhỏ nhưng sai số khá cao. Có lẽ có sự

khác biệt chủng tộc khi áp dụng công thức của Chen. Do đó, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra công thức định lượng TXĐSC
để có thể bước đầu áp dụng cho đối tượng người Việt. Chúng tôi
14



chọn phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay theo
Fishman làm chuẩn vàng để tham chiếu. Ưu điểm của phương này là
đơn giản, dễ áp dụng và các tiêu chuẩn rõ ràng.
4.1.3.Công thức tuổi xương đốt sống cổ cho nhóm người Việt
Để xác định phương trình tương quan giữa những đặc điểm hình thái
đốt sống cổ với các giai đoạn tuổi xương, tất cả các biến số liên quan
với đốt sống cổ C2, C3 và C4 đều được phân tích bao gồm 39 biến
số. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong số 39 biến số, có 27 biến có
tương quan dương với TXĐSC, 8 biến có tương quan âm và 4 biến số
không có tương quan. Có nhiều biến có hệ số tương quan tương đối
cao, cao nhất là 0,918 và 17 biến có hệ số tương quan R > 0,812. Các
biến số theo chiều ngang không tương quan hoặc ít tương quan với
TXĐSC trong khi các biến số theo chiều đứng có tương quan cao với
TXĐSC. Điều này cho thấy sự tăng trưởng đốt sống cổ theo chiều
ngang hoàn tất ở giai đoạn sớm, sự tăng trưởng trong giai đoạn vị
thành niên xảy ra chủ yếu theo chiều đứng. Các góc giữa bờ dưới đốt
sống cổ với mặt phẳng ngang cũng tăng dần tương quan với các giai
đoạn TXĐSC.
Sau đó, bằng phương pháp đưa vào/ rút ra trong phân tích hồi quy đa
biến, chúng tôi đã xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và
các giai đoạn TXĐSC bằng phương trình như sau:

(α2: Góc lõm phía trước bờ dưới thân C2; α4: Góc lõm phía trước bờ

dưới thân C4; AB3/BC3: Tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước thân C3;
h4/w4: Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân C4).
- Biến số α2, α4, AB3/CB3, h4/w4 có tương quan rất cao với các giai
đoạn TXĐSC. Những số đo góc (α2, α4) và tỉ lệ (AB3/CB3, h4/w4)
bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hình dạng, không bị ảnh hưởng bởi sự
TXĐSC= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4
15



thay đổi kích thước thân đốt sống cổ. Như vậy hạn chế được sai lầm
do độ phóng đại của các máy chụp phim khác nhau. Có 5 giai đoạn
TXĐSC tương ứng với các giá trị đo đạc thân C2,C3 và C4 như sau:
I: TXĐSC < 2,547: tăng trưởng bắt đầu và sẽ vào giai đoạn tăng tốc
II: 2,547 ≤ TXĐSC < 3,333: chuyển tiếp (đạt đỉnh tăng trưởng)
III: 3,333 ≤ TXĐSC < 4,356: giai đoạn giảm tốc tăng trưởng
IV: 4,356 ≤ TXĐSC < 5,392: giai đoạn trưởng thành
V: 5,392 ≤ TXĐSC: giai đoạn hoàn tất, sự tăng trưởng còn lại rất ít.
Như vậy, TXĐSC là một chỉ số có thể đánh giá chi tiết và khách quan
mức độ trưởng thành xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng.
4.2. Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi năm sinh và TX ĐSC
4.2.1. Tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh
- Các giai đoạn TXĐSC của nam đều trễ hơn nữ từ 1-1,5 năm theo
tuổi năm sinh. Điều này cũng gần tương tự nhận định cho rằng nam
bước vào tuổi dậy thì trễ hơn nữ từ 1-2 năm (Fishman, 1982;
(English, 2009; Proffit, 2013) hoặc 1.5-2năm (Lewis, 1985).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình của một giai đoạn
tuổi xương kéo dài khoảng 1,3-1,9 năm ở nam và khoảng 1,4-1,7
năm ở nữ như vậy một giai đoạn tuổi xương trung bình ở nam kéo dài

hơn ở nữ. Kết quả này cũng tương tự kết luận của Lewis (1982),
Franchi (2000), Baccetti (2002), Gu (2007).
4.2.2. Thay đổi kích thước theo tuổi năm sinh và TX ĐSC
Tất cả các kích thước tăng dần từ 8-18 tuổi hoặc từ TXĐSC I-V. Có
sự khác biệt kích thước sọ mặt giữa nam và nữ dù khảo sát theo tuổi
năm sinh hoặc TXĐSC. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự kết luận
của Bishara S.E (1997),Jamison J.E. (1998).
16



Khi khảo sát theo tuổi năm sinh, sự khác biệt giới tính chủ yếu ở lứa
tuổi 14-18 (với p< 0,05 hoặc p<0,01). Tuy nhiên, nếu khảo sát theo
TXĐSC, hầu như tất cả các kích thước sọ mặt của nam đều lớn hơn
của nữ rất có ý nghĩa thống kê (với p< 0,01 hoặc p< 0,001) ở hầu như
tất cả các giai đoạn tuổi xương từ TXĐSC I-V. Kết luận này cũng
tương tự Fishman (1982): khảo sát tăng trưởng sọ mặt trong giai đoạn
vị thành niên bằng tuổi xương chính xác hơn tuổi năm sinh.Theo
Fudalej và Bollen (2010) các kích thước sọ mặt có sự khác biệt giới
tính rõ trong giai đoạn dậy thì nếu đánh giá theo TXĐSC. Như vậy
dữ liệu khảo sát tăng trưởng thu thập theo tuổi xương thấy rõ sự
khác biệt giới tính và có tính đồng nhất cao hơn các dữ liệu thu thập
theo tuổi năm sinh.
4.3.Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
theo tuổi năm sinh và TX ĐSC
4.3.1. Tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh và TX ĐSC
- Các kích thước hệ thống sọ mặt có đỉnh tăng trưởng trong giai đoạn
nghiên cứu. Nếu khảo sát tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh, các
đỉnh tăng trưởng rất thay đổi và có thể có nhiều đỉnh tăng trưởng
khác nhau trong giai đoạn 8-18 tuổi. Nếu khảo sát tốc độ tăng trưởng

theo TXĐSC, đỉnh tăng trưởng các kích thước sọ mặt thường diễn ra
trong giai đoạn TXĐSC I-III, và ở nữ sớm hơn nam. Kết quả nghiên
cứu phù hợp với nhận định của Nanda (1995), Bambha (1963),
Fishman (1982), Oreilly và Yaniello (1988).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng (cũng như kích
thước) của khối sọ mặt theo chiều đứng (tầng mặt sau và trước) tăng
đáng kể. Nhận định này phù hợp với nhận xét của Bergersen (1972).
Điều này nhấn mạnh khuynh hướng tăng trưởng theo chiều đứng của
khối mặt trong giai đoạn TXĐSC I-V.
17



- Trong giai đoạn TXĐSC I-V, nếu khảo sát tương quan hai xương
hàm, xương hàm dưới tăng trưởng với tốc độ cao hơn xương hàm
trên. Điều này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Bambha (1963),
Nanda (1995). Ngoài ra, xương hàm dưới đạt đỉnh tăng trưởng sau
xương hàm trên ở cả nam và nữ. Như vậy cuối giai đoạn TXĐSC V,
mức độ chênh lệch giữa hai xương hàm sẽ giảm do sự khác biệt về
tốc độ và thời điểm tăng trưởng giữa hai xương hàm. Sự thay đổi
tương quan hai xương hàm trong quá trình tăng trưởng sẽ ảnh hưởng
đến kế hoạch cũng như kết quả sau điều trị. Xương hàm dưới tăng
trưởng trễ hơn và nhiều hơn ở bệnh nhân sai hình xương hạng II là
một yếu tố thuận lợi cho quá trình điều trị nhưng là yếu tố bất lợi khi
điều trị bệnh nhân sai hình xương hạng III.
4.3.2. Tốc độ tăng trưởng xương hàm trên và dưới ở từng cá thể
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên và dưới thường ở TXĐSC I-
III, tuy nhiên khi đánh giá đỉnh tăng trưởng của từng cá thể trong
mẫu nghiên cứu, có sự khác biệt giữa các cá thể (cá thể số 2 và 665
có đỉnh tăng trưởng xương hàm trên và dưới ở TXĐSC IV).

Sự khác biệt giữa các cá thể không chỉ do sự khác biệt về kích thước
của các cấu trúc (nền sọ, hàm trên, hàm dưới) mà còn do sự kết hợp
tương tác giữa các cấu trúc hoặc vị trí của các cấu trúc trong không
gian không giống nhau giữa các cá thể. Khi nghiên cứu hệ thống sọ
mặt chúng ta thường chia thành từng vùng riêng biệt như nền sọ,
phức hợp xương hàm trên, xương hàm dưới tuy nhiên những thành
phần sọ mặt tác động lẫn nhau. Ví dụ: nền sọ trước tăng trưởng nhiều
đẩy xương hàm trên ra trước có thể gây ra những sai hình xương
hạng II, góc nền sọ tù hơn làm xương hàm dưới lùi sau cũng có thể
gây ra hạng II xương, hoặc nền sọ gập góc nhiều đẩy xương hàm
dưới ra trước cũng có thể gây ra sai hình xương hạng III. Sự di
18



chuyển xuống dưới của xương hàm trên có thể làm xoay xương hàm
dưới ra sau gây sai hình xương hạng II. Đây chính là những yếu tố
làm tăng tính đa dạng về cấu trúc sọ mặt của các cá thể.
Hơn nữa, nếu đánh giá hệ thống sọ mặt trong quá trình tăng trưởng,
sự khác biệt cá thể càng đa dạng hơn vì ngoài sự tương tác giữa các
thành phần sọ mặt về cấu trúc và vị trí, yếu tố tốc độ và thời điểm
tăng trưởng của các cá thể cũng không giống nhau.
Ngoài ra, sự khác biệt hình thái hệ thống sọ mặt còn do các hoạt động
chức năng giữa các cá thể khác nhau tạo nên những đáp ứng tăng
trưởng khác nhau trên những cấu trúc sọ mặt khác nhau. Trong điều
trị CHRM cần lưu ý đến những đáp ứng điều trị khác nhau trên các
cá thể, mặc dầu cùng sử dụng một biện pháp can thiệp.
- Sự tăng trưởng sọ mặt của mỗi cá thể không chỉ phù hợp với chức
năng và hình thái của mỗi cá thể mà còn là sự đáp ứng của loài trong
quá trình tiến hóa lâu dài. Khuynh hướng tăng trưởng theo chiều

đứng của khối sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi (cùng với sự gập góc của
nền sọ) ở loài người là một quá trình tiến hóa từ tư thế đi bằng bốn
chân sang tư thế đứng thẳng đi bằng hai chân của con người.
4.3.3. Ứng dụng trong CHRM
4.3.3.1. Xác định tuổi xương đốt sống cổ: kết quả nghiên cứu cho
thấy sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt liên quan với các giai
đoạn TXĐSC. Với công thức xác định TXĐSC của nghiên cứu, có
thể xác định tuổi xương đốt sống cổ cho từng bệnh nhân CHRM. Đây
là phương pháp định lượng nên khách quan hơn các phương pháp
định tính. Hơn nữa, công thức được xác định trên nhóm mẫu người
Việt nên bước đầu có thể áp dụng để xác định tuổi xương cho các cá
thể người Việt.
19



4.3.3.2. Xác định đỉnh tăng trưởng xương hàm trong điều trị CHRM:
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự tăng trưởng xương hàm có liên
quan với các giai đoạn TXĐSC.
Các bác sĩ thường dựa vào tuổi năm sinh để tiến hành các điều trị
CHRM. Tuy nhiên điều trị các bất hài hòa do xương hàm có hiệu quả
trong giai đoạn xương hàm tăng trưởng. Sự tăng trưởng xương hàm
liên quan với tuổi xương hơn là tuổi năm sinh vì có cá thể trưởng
thành sớm lúc 8-9 tuổi nhưng cũng có cá thể trưởng thành trễ lúc 14-
15 tuổi vì vậy nếu dựa vào tuổi năm sinh không được xem là hợp lý.
Điều trị các bất hài hòa do xương dựa vào tuổi xương là thích hợp
hơn. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự tăng trưởng xương hàm có
liên quan với các giai đoạn TXĐSC.
Những trường hợp bất hài hòa xương hàm, điều trị CHRM thường
gồm hai giai đoạn: giai đoạn I là tác động lên xương hàm và giai

đoạn II là tác động lên các lệch lạc do răng. Điều trị các lệch lạc
xương hàm có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng.
Khi sự tăng trưởng xương hàm hoàn tất hoặc chậm lại, các điều trị
chủ yếu lên răng.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới thường ở TXĐSC II ở nữ và
TXĐSC II-III ở nam. Nhưng đỉnh tăng trưởng xương hàm trên ở
TXĐSC I ở nữ và TXĐSC II ở nam. Tốc độ tăng trưởng của xương
hàm dưới nhiều hơn và đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới trễ hơn
xương hàm trên ở cả nam và nữ. Tùy theo các dạng sai hình xương
khác nhau, thời điểm tối ưu để tác động điều trị sẽ khác nhau.
Sai hình xương hạng III do kém phát triển xương hàm trên
Điều trị có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm trên đang tăng tốc
hay đang vào đỉnh tăng trưởng nghĩa là vào thời điểm TXĐSC I ở nữ
hoặc TXĐSC I-II ở nam. Nếu tác động điều trị trễ, khi sự tăng trưởng
20



của xương hàm trên còn ít hoặc không còn, bất hài hòa tương quan
xương hai hàm sẽ càng trầm trọng hơn theo thời gian vì xương hàm
dưới vào đỉnh tăng trưởng trễ hơn. Sai hình xương hạng III cũng cần
theo dõi lâu dài hơn vì sự tăng trưởng trễ hơn của xương hàm dưới.
Sai hình xương hạng II do kém phát triển xương hàm dưới
Điều trị có hiệu quả trong giai đoạn xương hàm dưới đang tăng tốc
hay sắp vào đỉnh tăng trưởng, thời điểm điều trị thích hợp sai hình
xương hạng II do kém phát triển xương hàm dưới là TXĐSC II ở nữ
hoặc TXĐSC II-III ở nam. Do xương hàm dưới tăng trưởng nhiều
hơn và trễ hơn xương hàm trên, thời điểm điều trị sai hình xương
hạng II trễ hơn hạng III. Hơn nữa, sai hình xương hạng II không cần
theo dõi lâu dài như xương hạng III.

Sai hình xương hạng II do xương hàm dưới kém phát triển thường
kèm một khớp cắn sâu vùng răng trước. Cần cải thiện khớp cắn sâu
để tạo điều kiện cho xương hàm dưới tiếp tục tăng trưởng hoặc phải
tác động khí cụ để kích thích xương hàm dưới tăng trưởng. Nếu tác
động điều trị quá trễ, sự tăng trưởng của xương hàm dưới không còn,
khó có thể đạt được tương quan hai hàm bình thường. Nếu tác động
điều trị quá sớm, quá trình điều trị và theo dõi kéo dài, tốn kém chi
phí và thời gian của bệnh nhân cũng như mất thời gian của bác sĩ, tạo
tâm lý mệt mỏi cho trẻ vì phải theo quá trình điều trị quá lâu.
KẾT LUẬN
Công trình nghiên cứu được trình bày trong luận án này về “Nghiên
cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo
sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi” gồm
hai nghiên cứu độc lập, kế tiếp nhau và bổ sung nhau:
Nghiên cứu thứ nhất: Xác lập công thức định tuổi xương đốt sống cổ
dựa vào tiêu chuẩn trưởng thành xương bàn-cổ tay.
21



- Nghiên cứu thứ hai: Đánh giá tăng trưởng hệ thống sọ mặt trong
giai đoạn từ 8-18 tuổi bằng sự thay đổi kích thước và tốc độ tăng
trưởng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ (rút ra từ nghiên
cứu thứ nhất).
Từ kết quả của nghiên cứu, cho phép rút ra những kết luận sau:
1. Công thức tính tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC): TXĐSC=
1,92+ 0,04*α2 + 0,03*α4 –1,12*AB3/CB3 + 3,17 * h4/w4
Giai đoạn TXĐSC I : TXĐSC < 2,55;
Giai đoạn TXĐSC II : 2,55 ≤ TXĐSC < 3,33;
Giai đoạn TXĐSC III : 3,33 ≤ TXĐSC < 4,36;

Giai đoạn TXĐSC IV : 4,36 ≤ TXĐSC < 5,39;
Giai đoạn TXĐSC V : TXĐSC ≥ 5,39
Trong đó: α2:Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2;
α4: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4; AB3/BC3: Tỉ lệ
chiều dài bờ dưới và bờ trước của thân đốt sống cổ C3;
h4/w4: Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân đốt sống cổ C4.
2. Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi:
Các kích thước xương hệ thống sọ mặt đều tăng trong giai đoạn từ 8-
18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ và tuổi năm sinh. Các kích thước
thu thập theo tuổi xương có tính đồng nhất cao hơn theo tuổi năm
sinh. Các kích thước của nam luôn lớn hơn của nữ có ý nghĩa thống
kê (p<0,01 hoặc p<0,001) ở hầu hết các giai đoạn tuổi xương đốt
sống cổ.
3. Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi:
Trong khi tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh rất thay đổi, tốc độ
tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ thường thể hiện theo quy
luật: tăng tốc - đạt đỉnh tăng trưởng - giảm tốc.
22



Đỉnh tăng trưởng các kích thước hệ thống sọ mặt thường ở giai đoạn
TXĐSC I-II; TXĐSC III (đối với kích thước tầng mặt của nam).
Xương hàm dưới tăng trưởng nhiều nhất và nhiều hơn xương hàm
trên; ít nhất là nền sọ trước; tầng mặt sau tăng trưởng nhiều hơn tầng
mặt trước.
Nữ đạt đỉnh tăng trưởng sớm hơn nam theo tuổi năm sinh (1-2 năm)
và tuổi xương đốt sống cổ (một giai đoạn tuổi xương).
Sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt của các cá thể rất đa dạng.
KIẾN NGHỊ

1/ Công trình nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tuổi xương đốt
sống cổ đối với nghiên cứu tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt:
nghiên cứu tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn dậy thì cần
căn cứ trên tuổi xương chứ không phải theo tuổi năm sinh.
Trong thực hành lâm sàng CHRM, có thể ứng dụng công thức xác
định tuổi xương đốt sống cổ của nghiên cứu để xác định các giai
đoạn tăng trưởng xương hàm. Tuy nhiên để có thể áp dụng công thức
dễ dàng, cần thiết lập phần mềm để việc đo đạc giá trị tuổi xương
mang giá trị thực tiễn hơn.
2/ Kết quả nghiên cứu về công thức xác định tuổi xương đốt sống cổ
và sự tăng trưởng các thành phần hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-
18 tuổi theo tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định thời điểm thích
hợp cho các điều trị cần can thiệp vào quá trình tăng trưởng xương
hàm. Tuy nhiên, những điều trị CHRM cần tác động lên tăng trưởng
xương hàm chủ yếu ở bệnh nhân hạng II và hạng III, vì vậy cần
nghiên cứu đỉnh tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới
ở bệnh nhân hạng II và hạng III, trong giai đoạn TXĐSC nào để
công thức tuổi xương đốt sống cổ có ý nghĩa áp dụng thực tế hơn?
23



3/ Việc tăng trưởng trễ của xương hàm dưới là vấn đề mà các bác sĩ
CHRM rất quan tâm nhất là đối với các sai hình xương hạng III. Sự
tăng trưởng xương hàm gần như hoàn tất ở giai đoạn Ru (theo
phương pháp xác định tuổi xương bàn-cổ tay). Như vậy ở giai đoạn
tuổi xương TXĐSC V (TXĐSC > 5,39) có còn sự tăng trưởng xương
hàm dưới? Vấn đề tăng trưởng trễ của xương hàm dưới là vấn đề cần
được nghiên cứu sâu hơn để có thể ứng dụng trong thực hành lâm
sàng CHRM.

×