Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Lý luận chung về tăng trưởng phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.89 KB, 78 trang )

CÁC CHUYÊN ĐỀ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
( Dành cho các lớp bồi dưỡng kiến thức của Bộ tài chính )
CHUYÊN ĐỀ MỘT.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN.
1. các nước đang phát triển trong hệ thống kinh tế thế giới.
1.1. Sự xuất hiện thế giới thứ ba.
Cho tới năm 1945, nhiều quốc gia Tây Âu, nhất là các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha vẫn
cịn kiểm sốt những thuộc địa rộng lớn . Sau chiến tranh thế giới II, các dân tộc bị thực dân cai trị đã
khơng cịn cam chịu sự đơ hộ. Đầu tiên, làn sóng giải phóng thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á. Năm
1947, Gandhi đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ tay người
Anh. Ở vùng Đông Nam Á, Indonexia giành độc lập năm 1947 sau cuộc đấu tranh vũ trang chống lại
thực dân Hà Lan. Sau thất bại Điện Biên Phủ ở Việt Nam, thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương.
Sau châu Á, cao trào giải phóng thuộc địa lan sang châu Phi. Năm 1954, các lực lượng đấu tranh đòi độc
lập cho Angeria chuyển sang đấu tranh vũ trang, đến năm 1962, Pháp phải ký hiệp định công nhận
quyền độc lập của nước này. Tiếp đó, tất cả các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đều lần lượt được trao trả
độc lập, cùng theo đó là Cơng Gơ (thuộc Bỉ), Nigeria (thuộc Anh), Angola và Mozambique (thuộc Bồ
Đào Nha).
Với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện trên sân khấu chính trị quốc tế: Thế giới thứ
ba. “Thế giới thứ 3” được gọi để phân biệt với “thế giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triển đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, những nước này phần lớn ở Tây Âu nên cịn gọi là các quốc gia
phía Tây. “Thế giới thứ hai” là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển – đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa, những nước này đều tập trung ở Đông Âu nên cịn gọi là các quốc gia phía Đơng.


Để tránh rơi vào khối này hoặc khối khác, nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba đã tìm cách liên kết với
nhau, phủ nhận việc phân chia thế giới thành Đông – Tây. Tháng 4 – 1953 tại Indonexia đã diễn ra hội
nghị Bandung của các nhà lãnh đạo 24 quốc gia châu Á và châu Phi. Tại hội nghị này đã chủ trương
trung lập, “không liên kết”, những người tham gia cũng khẳng định mong muốn hình thành mọt nguyên
tắc quốc tế mới, giành ưu tiên cho các quốc gia nghèo, giúp các quốc gia này thoát khỏi tình trạng chậm


phát triển. Tinh thần của hội nghị Bandung đã thổi một luồng sinh khí mới trong các quan hệ quốc tế.
Nó vạch rõ khả năng phát triển theo con đường thứ ba: Không phải hướng về Đông hoặc Tây, mà về
phương Nam nghèo đói.
Cho đến đầu những năm 60, từ thực tiễn phải đối đầu với các vấn đề tương tự nhau, các quốc gia thuộc
thế giới thứ ba ngày càng liên kết lại, họ đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ kinh tế tồn cầu. Ví dụ, để
khuyến khích sản xuất trong nước, các quốc gia này cần được quyền đánh thuế hoặc hạn chế một số mặt
hàng nhập khẩu mà không sợ bị trừng phạt từ các nước liên quan. Năm 1963, tại hội nghị nhóm 77 quốc
gia thuộc thế giới thứ ba đã yêu cầu Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về thương mại thế giới. Họ nhấn
mạnh cần có những quan hệ thương mại cơng bằng hơn giữa những nước giàu có ở phương Bắc với các
nước nghèo ở phương Nam. Theo đó, năm 1964 lần đầu tiên đã diễn ra hội nghị Liên Hợp Quốc về
thương mại và phát triển, với mục tiêu đưa thương mại quốc tế thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia
nghèo, yêu cầu các nước giàu phải mở cửa thị trường cho hàng hóa của các nước thế giới thứ ba và phải
giúp các nước này nâng cao năng lực sản xuất. Tiếp đó năm 1974, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố ủng
hộ việc xây dựng một “trật tự kinh tế quốc tế mới” làm cơ sở thúc đẩy cuộc đối thoại Bắc – Nam.
1.2 Phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế
Dưới giác độ kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ 3 còn được gọi là các nước “đang phát triển”. Khái
niệm này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960, khi đó, các nước thuộc thế giới thứ ba đều đứng trước
sự cấp bách về giải quyết vấn đề phát triển kinh tế. Khái niệm này cũng được dùng để phân biệt với các
nước giàu ở phía Bắc, được gọi là các nước phát triển, đây là những nước đã có thời kỳ dài cơng nghiệp
hóa và trở thành các nước công nghiệp phát triển. Tuy vậy, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay,
các nước đang phát triển đã có sự phân hóa mạnh, một số nước đã tìm kiếm được con đường phát triển
đúng đắn cho đất nước mình và vượt lên hàng đầu giữa các nước đang phát triển, trở thành các nước
công nghiệp mới. Một số nước khác do ưu đãi của thiên nhiên đã có được những mỏ dầu lớn, tạo nguồn
thu nhập lớn cho đất nước. Xuất phát từ thực tế này, ngân hàng thế giới (WB) đề nghị một sự xắp xếp
các nước trên thế giới thành 4 nhóm. Căn cứ để phân loại là mức thu nhập bình qn đầu người
(GNP/người). Bên cạnh đó có tính đến trình độ cơ cấu kinh tế và mức độ thỏa mãn nhu cầu cho con
người.


(1) Các nước cơng nghiệp phát triển – DCs: Có khoảng trên 40 nước bao gồm nhóm bảy nước cơng

nghiệp đứng đầu thế giới (thường được gọi là nhóm G7) và các nước công nghiệp phát triển khác. Đại
bộ phận các nước này tham gia vào tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD. Các nước thuộc nhóm
G7 là Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada. Những nước này nằm trong số những quốc gia có
quy mô GNP lớn nhất thế giới (trên 500 tỷ USD) và GNP/người cao nhất thế giới (trên 20.000 USD/
người). Bảy nước này chiếm 75% tổng giá trị cơng nghiệp tồn thế giới. Các nước công nghiệp phát
triển khác bao gồm phần lớn các nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu cùng với Úc và Niudilân. Các nước
này đều có mức GNP/người đạt trên 15.000 USD và có tỷ trọng cơng nghiệp cao trong nền kinh tế.
(2). Các nước công nghiệp mới – NICs. Đây là những nước ngay từ thập kỷ 60, trong đường lối phát
triển kinh tế của mình đã biết tận dụng lợi thế so sánh của đất nước qua từng thời kỳ để sản xuất sản
phẩm xuất khẩu. Họ cũng tranh thủ được nguồn vốn đầu tư và công nghệ của các nước phát triển để thực
hiện cơng nghiệp hóa, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu, tiến tới nền công nghiệp
hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người của các nước này đạt khoảng trên 6000 USD/ người. Theo WB
có khoảng trên 10 nước NICs: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Braxin, Mexicô, Achentina, Israen,
Hồng Kông, Đài Loan, Singapo, Hàn Quốc. Trong số những nước này, thế giới đặc biệt quan tâm đến
bốn nước NICs châu Á, được mệnh danh là “bốn con rồng”. Những nước này đã đạt được tốc độ tăng
trưởng bình quân 7- 8% liên tục trong ba thập kỷ, có thời kỳ đạt mức 11-112% và có mức thu nhập bình
qn trên 10.000 USD/ người, họ đã tạo ra được những nền kinh tế đầy sức sống.
(3). Các nước xuất khẩu dầu mỏ: Đây là những nước sau chiến tranh thế giới II, vào giữa thập kỷ 60 bắt
đầu phát hiện ra nguồn dầu mỏ lớn, họ đã tận dụng sự ưu đãi này của thiên nhiên, tiến hành khai thác
dầu mỏ xuất khẩu. Để bảo vệ nguồn thu nhập từ dầu mỏ, chống lại xu hướng hạ giá dầu, các quốc gia
này đã tập hợp nhau lại trong tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Đặc biệt trong số này là các nước
Trung Đông: ArapSaudi, Cô –oét, Iran, Irac, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Từ năm 1973, các quốc
gia này thường xuyên gặp nhau hàng năm để ấn định lượng dầu mỏ xuất khẩu nhằm đảm bảo giá dầu mỏ
có lợi cho họ. Nhờ vậy, từ năm 1973 đến 1980 giá dầu mỏ được tăng gấp 8 lần và các quốc gia này đã
thu được nguồn lợi rất lớn. Một số các quốc gia trở nên giàu có cũng muốn mau chóng phát triển công
nghiệp, họ đã dùng những đồng đô la kiếm được từ dầu mỏ và khí đốt để trang bị các nhà máy hiện đại.
Nhưng do thiếu các chuyên gia kỹ thuật, thiếu nguyên liệu và thiếu cả thị trường tiêu thụ, các nhà máy
này đã nhanh chóng xuống cấp. Do vậy, mặc dù có mức thu nhập bình qn đầu người cao, nhưng nhìn
chung các quốc gia này có cơ cấu kinh tế phát triển không cân đối và có sự bất bình đẳng lớn trong phân
phối thu nhập.



(4). Các nước đang phát triển – LDCs. Thuật ngữ “đang phát triển” được thể hiện để chỉ xu thế đi lên
của hầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba – các nước có nền nơng nghiệp lạc hậu, hoặc các nước nông –
công nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường cơng nghiệp hóa. Những nước này lại được chia
làm ba loại: những nước có mức thu nhập trung bình, đạt mức GDP/người trên 2000 USD, những nước
có mức thu nhập thấp đạt mức trên 600 USD/ người và những nước có mức thu nhập rất thấp đạt dưới
600 USD/ người.
2. Những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển
2.1 Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển
Mặc dù giữa LDCs có sự tương đồng nhất định về điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế, nhưng
giữa các nước cũng có sự khác biệt cơ bản tạo nên tính đa dạng cho các nước này. Những khác biệt này
chi phối đến việc xác định lợi thế của từng nước.
(1). Quy mô của đất nước: Xem xét quy mô của đất nước dưới giác độ diện tích hay dân số cũng được
coi là những yếu tố quan trọng xác định tiềm năng của một nước. Trong hơn 130 nước đang phát triển,
có những nước có diện tích rộng lớn và đơng dân như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Ngược lại có những
nước nhỏ cả về diện tích và dân số như Brunây, Maldives, Guinee- Bissau, Fiji. Nước lớn thường có lợi
thế về tài nguyên phong phú, thị trường tiềm năng và thường ít bị lệ thuộc vào nguyên vật liệu của nước
ngồi. Tuy vậy, nó cũng tạo ra những khó khăn về quản lý hành chính, đồn kết quốc gia và sự cân đối
giữa các khu vực. Trong thực tế phát triển cũng không thấy mối quan hệ nào được thiết lập giữa quy mô
của đất nước và mức thu nhập bình quân đầu người. Mức thu nhập giữa các nước có quy mơ lớn rất khác
nhau, ví dụ mức thu nhập bình quân của Brazil là 3400USD/người, của Trung Quốc là 860USD/ người,
của Ấn Độ là 470 USD/ người. Giữa các nước có quy mơ nhỏ cũng vậy, trong khi thu nhập bình quân
đầu người của Fiji là 1700 USD/ người thì của Guinee – Bissau là 180USD/ người.
(2). Bối cảnh lịch sử: Nguồn gốc lịch sử khác nhau của LDCs cũng tác động đến những xu hướng khác
nhau trong quá trình phát triển. Hầu hết các nước châu Á và châu Phi đều đã có những thời kỳ dài là
thuộc địa của các nước Tây Âu, chủ yếu là Anh và Pháp, ngồi ra cịn Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan và Tây
Ban Nha. Cơ cấu kinh tế cũng như nền tảng giáo dục và xã hội thông thường đều dựa vào mơ hình của
những nước đã từng cai trị họ trước đây. Ở châu Á, những di sản khác nhau của thời thực dân để lại
cùng với những truyền thống văn hóa đa dạng của các dân tộc bản địa đã kết hợp cùng nhau để tạo ra

những mơ hình xã hội và thể chế hồn tồn khác nhau giữa các nước như Ấn Độ (thuộc địa của Anh),


Philipin (thuộc địa của Tây Ban Nha, Mỹ), Lào (thuộc địa của Pháp), Indonesia (thuộc địa của Hà Lan).
Những nước châu Phi do giành độc lập muộn nên thường quan tâm đến việc củng cố các thể chế chính
trị, mặc dù khá đa dạng về địa lý và nhân khẩu nhưng những nước này đều có những thể chế kinh tế - xã
hội và văn hóa tương đối giống nhau.
(3). Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân: Ở hầu hết các nước đang phát triển đều song song
tồn tại khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân. Tuy vậy xác định tầm quan trọng tương đối giữa hai khu
vực này tùy thuộc vào của mỗi nước. Nhìn chung các nước châu Mỹ la tinh và Đơng Nam Á có khu vực
kinh tế tư nhân lớn hơn các nước Nam Á và châu Phi. Ở những nước châu Phi với sự thiếu hụt trầm
trọng về lao động có tay nghề thì xu hướng chs trọng nhiều hơn đến hoạt động của khu vực nhà nước
với hy vọng rằng nguồn nhân lực có tay nghề sẽ được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động kinh tế.
Tuy vậy, những thất bại về kinh tế và khó khăn về tài chính của nhiều nước như Kênia, Sênêgan,
Zambia đã đặt những dấu hỏi về lập luận này. Các chính sách kinh tế tất yếu có sự khác nhau giữa các
nước có khu vực nhà nước và tư nhân với quy mơ khác nhau. Ví dụ chính sách tạo việc làm đối với
những nước có khu vực nhà nước lớn hơn thì các dự án đầu tư trực tiếp của chính phủ và các chương
trình khuyến nơng có thể được ưu tiên hơn, còn trong trường hợp ngược lại những chính sách tác động
đến doanh nghiệp tư nhân trong việc tuyển dụng nhiều lao động lại có ảnh hưởng lớn. Do vậy, mặc dù
khó khăn có thể là giống nhau nhưng giải pháp có thể sẽ khác nhau giữa những nước có sự khác biệt lớn
về tầm quan trọng tương đối của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
2.2.

Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển

Bên cạnh những khác biệt, các nước đang phát triển cịn có những đặc điểm cơ bản, giống nhau:
(1). Mức sống thấp: Ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dân
chúng. Mức sống thấp biểu thị cả về lượng và chất dưới dạng thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém,
ít được học hành, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ thấp.
Mức thu nhập thấp thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập bình quân đầu người (GNP/ người). Các nhà kinh tế

trên thế giới thường lấy mức 2000 USD/ người làm mốc phản ánh khả năng giải quyết được những nhu
cầu cơ bản của con người, đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời
sống xã hội. Hiện nay còn khoảng 100 nước đang phát triển có mức thu nhập bình qn dưới 2000
USD/người, trong đó có khoảng 40 nước có mức thu nhập bình quân dưới 600USD/người. Điều này
phản ánh khả năng hạn chế của các nwocs đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của
con người.


Ngoài việc phải vật lộn với mức thu nhập thấp, nhiều người dân ở các nước đang phát triển còn phải
thường xuyên phải chiến đấu chống lại nạn suy dinh dưỡng, bệnh tật và sức khỏe kém. Trong số 40
nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới thì tuổi thọ trung bình vào khoảng 50, so với 58 tuổi ở các nước
đang phát triển khác và 75 tuổi ở các nước công nghiệp phát triển. Tỷ lệ tỷ vong của trẻ sơ sinh dưới
một tuổi trong số 1000 trẻ em được sinh ra ở các nước kém phát triển nhất vào khoảng 118 so với 73 ở
các nước đang phát triển khác và 12 ở các nước phát triển.
Cơ hội được học hành ở các nước đang phát triển cũng hạn chế. Việc cố gắng tạo ra cơ hội giáo dục ở
cấp tiểu học là nỗ lực lớn nhất của chính phủ các nước này. Tuy vậy, mặc dù có những bước tiến đáng
kể về động viên học sinh đến trường, nhưng tỷ lệ biết chữ vẫn rất thấp. Trong số các nước kém phát
triển nhất thì tỷ lệ này là 34% so với 65% ở các nước đang phát triển khác và 99% ở các nước phát triển.
(2). Tỷ lệ tích lũy thấp: Điều hiển nhiên là để có nguồn vốn tích lũy cần phải hy sinh tiêu dùng. Nhưng
khó khăn là ở chỗ, đối với các nước đang phát triển, nhất là những nước có thu nhập thấp, đã gần như
chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn. Ở các nước phát triển thường để
dành từ 20% đến hơn 30% thu nhập để tích lũy. Trong khi đó ở các nước nơng nghiệp chỉ có khả năng
tiết kiệm trên 10% thu nhập; nhưng phần lớn số tiết kiệm này lại phải dùng để cung cấp nhà ở và trang
thiết bị cần thiết khác cho số dân đang tăng lên. Do vậy càng hạn chế quy mô tiết kiệm cho tích lũy phát
triển kinh tế.
(3). Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp: Ở các nước đang phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên
cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu. Lịch sử phát
triển kinh tế cho thấy rằng, nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu khơng có cơng nghiệp phát
triển. Sự ra đời của các phương thức sản xuất mới luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp. Các nền kinh
tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăng của ngành công nghiệp. Trải

qua giai đoạn phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển tuy đã có được những
ngành công nghiệp mới, nhưng phần lớn vẫn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹ
thuật thấp, sản xuất sản phẩm thường ở dạng thô, sơ chế hoặc chế biến với chất lượng thấp. Trong khi
các nước có nền kinh tế phát triển đã đạt tới trình độ cơng nghệ tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại,
trình độ quản lý thành thạo, vượt xa trình độ cơng nghệ của các nước đang phát triển từ 3 – 6 thập kỷ,
khoảng cách công nghệ quá lớn cũng làm cho các nước đang phát triển khó tận dụng được lợi thế của
các nước đi sau do q trình phân cơng lao động quốc tế mới đưa lại.
(4). Năng suất lao động thấp: các nước đang phát triển còn phải đối đầu với một thách thức nữa trong
q trình phát triển đó là áp lực về dân số và việc làm. Dân số những nước đang phát triển vốn đã đông,
sự bùng nổ về dân số ở những quốc gia này đã tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỷ lệ gia
tăng dân số thường ở mức cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã làm cho mức sống của nhân dân ngày


càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến giảm sức mua và tỷ lệ tiết kiệm, sự mất cân đối giữa tích lũy
và đầu tư đã làm kìm hãm sản xuất, trong khi dân số vẫn tiếp tục gia tăng, tạo áp lực về việc làm, làm
cho năng suất lao động không tăng lên được.
3. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển
Những đặc trưng trên đây chính là những trở ngại đối với sự phát triển, chúng có liên quan chặt chẽ với
nhau, tạo ra vịng luẩn quẩn của sự nghèo khổ (xem sơ đồ), làm cho khoảng cách giữa các nước phát
triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng.
Thu nhập thấp

Năng suất thấp

Tỷ lệ tích luỹ thấp

Trình độ kỹ thuật thấp
Vịng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Đứng trước tình hình này địi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vịng luẩn quẩn.
Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hướng khác nhau. Có những nước vẫn

tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi
cận Sahara, hay một số nước Nam Á. Có những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đưa đất nước
ra khỏi vòng luẩn quẩn, nhưng rồi lại rơi vào những cuộc khủng hoảng với những vòng luẩn quẩn mới
như Philipin. Bên cạnh đó có những nước đã tạo được tốc độ phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cách
thậm chí đuổi kịp các nước phát triển, đó là các nước NICs châu Á: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và
Hàn Quốc. Gần đây các nước Thái Lan, Malaixia và Trung Quốc cũng đã chứng minh sự đúng đắn trong
việc lựa chọn đường lối phát triển.


Ở Việt Nam trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, chính phủ đã tiến hành chương trình cải cách
toàn diện hệ thống kinh tế vào đầu năm 1989. Trước đó, trong suốt thập niên 80 Chính phủ đã tiến hành
thử nghiệm các biện pháp cải cách khác nhau, nhưng năm 1989 là cái mốc quan trọng. Trong năm này,
Chính phủ đã đưa ra những biện pháp cải cách giá cả toàn diện, chống lại siêu lạm phát đã đạt tới mức
308%. Biện pháp cải cách giá cả nhằm đối phó với áp lực lạm phát đã hỗ trợ cho những thay đổi trong
cơ chế quản lý. Thành công bước đầu của những biện pháp cải cách trong năm 1989 đã gây được ấn
tượng mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực chống lạm phát, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống cịn 35% vào năm
1989. Ngồi ra, cũng trong năm này Việt Nam đã đạt được những thành tựu khác hết sức đáng chú ý. Đó
là thực hiện tự do hóa thương mại và phá giá đồng tiền, đã đem lại kết quả là kim ngạch xuất khẩu tăng
gấp đơi. Tiếp đó kế hoạch 5 năm 1991 -1995 đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể, trong toàn bộ nền
kinh tế quốc dân tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,2%.
Tuy vậy, đổi mới và phát triển đi lên là q trình gian khổ và khó khăn. Trong quá trình đổi mới nền
kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ những mặt yếu kém, thêm vào đó là những thách thức lớn đang đặt ra.
Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính khu vực từ giữa năm 1997 đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 9,3% (1996) xuống 8,2% (1997), 5,8% (1998) và 4,8% (1999). Vào
năm 2000, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% và đến năm
2003 là 7,24%. Tuy vậy, Việt Nam lại tiếp tục đứng trước những áp lực mới, đặc biệt là những vấn đề
đặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Những vấn đề này đã đặt ra cho các nhà lãnh
đạo, các nhà nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách phải ra mơ hình thích hợp cho quá trình tiếp
tục phát triển kinh tế ở Việt Nam, cơ sở khoa học của việc chọn lựa mô hình này là phải dựa trên những
nguyên lý cơ bản của sự phát triển kinh tế; nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn mơ hình phát triển của các

nước và dựa vào những bối cảnh thực tế đang đặt ra ở trong và ngoài nước.
II. BẢN CHẤT CỦA TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ
yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các
nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển.
1.Những khái niệm.
Tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiên cứu kinh tế phát
triển và theo thời gian quan niệm về vấn đề này cũng ngày càng hoàn thiện hơn
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định
( thường là một năm ). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự
gia tăng nhiều hay ít, cịn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự
gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật
hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho tồn thể nền
kinh tế hoặc tính bình qn trên đầu người.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay yêu cầu
tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng
cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu
quy mơ và tốc độ tăng thu nhập bình qn đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi
nhân tố đóng vai trị quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh
tế hợp lý.
Phát triển kinh tế
Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triển
cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cách
chặt chẽ quá trình hồn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như
vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội
dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, Sự gia tăng tổng mức thu nhập của

nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình
biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và
thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế.
Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát
triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu
hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các
vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng
hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xố bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ
bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giấo dục của quảng đại
quần chúng nhân dân v.v.... Hồn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát
triển.


Phát triển kinh tế bền vững.
Từ thập niên 70,80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được
một tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh
đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát
triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề về phát triển bền vững được Ngân hàng
thế giới (WB ) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là " ...Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu
hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Quan niệm đầu
tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và bảo đảm mơi trường sống cho con người trong q trình phát triển. Ngày nay, quan điểm
về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên
nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng.Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug ( Cộng hoà nam phi ) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm:
tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vần đề xã hội và bảo vệ mơi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển
bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý,
sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. Đảng cộng
sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển Kinh tế - xã

hội của đất nước đến năm 2010:" Phất triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường", gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phịng. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam do Thủ
tướng Chính Phủ phê duyệt tháng 8 năm 2004 về “ định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam” đã đưa ra tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững ở nước ta là: tăng ttrưởng kinh tế ổn định;
thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khiai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường và nâng cao được chất lượng môi trường sống.

2. Lựa chọn mô hình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi kinh
tế
Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia, tuỳ theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đã
lựa chọn những con đường phát triển khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự lựa chọn ấy
theo ba con đường: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng, cơng bằng xã hội và mơ
hình phát triển tồn diện.
Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trước đây thường lựa chọn con đường nhấn
mạnh tăng trưởng nhanh. Theo cách lựa chọn này, chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách


đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề về bình đẳng, công bằng xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình
độ khá cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mơ hình này đã làm cho nền kinh tế rất
nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao. Tuy vậy theo sự lưạ chọn này,
những hệ quả xấu đã xảy ra: một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế,
chính trị, xã hội ngày càng găy gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không được
quan tâm, một số giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt
đẹp của nhân dân bị phá huỷ; Mặt khác, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã dẫn
đến sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên quốc gia, huỷ hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng
trưởng kinh tế không bảo đảm và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững. Chính những hạn chế này
đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau. Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin,
Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia,Indonesia đi theo sự lựa chọn này.

Mơ hình nhấn mạnh vào bình đẳng và cơng bằng xã hội lại đưa ra giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ
đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp. Các nguồn lực phát triển, phân phối
thu nhập cùng như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá được quan tâm và thực hiện theo phương thức
dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đây là mơ hình khá
nổi bật của các nước phát triển theo mơ hình Chủ nghiã xã hội trước đây, trong đó có cả Việt Nam. Theo
mơ hình này, các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội, tuy vậy, nền kinh tế thiếu
các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế
lâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Các chỉ tiêu xã hội thường chỉ
đạt cao về mặt số lượng mà có thể không bảo đảm về chất lượng.
Hiện nay, nền kinh tế mở cửa, hội nhập cho phép nhiều nước đang phát triển tận dụng lợi thế lịch sử để
thực hiện một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng con đường phát triển tồn diện. Theo mơ hình này, chính phủ
của các nước một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giầu,
phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực. Mặt khác, vấn đề
bình đẳng, cơng bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư cũng được đặt ra đồng thời. Hàn quốc,
Đài loan là những nước đã thực hiện theo sự lựa chọn này.
Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự lựa chọn theo hướng
phát triển toàn diện. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 đã thể hiện rõ sự lựa chọn mơ
hình trên bằng quan điểm: Thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh , kết hợp với giải quyết ngay từ đầu vấn
đề công bằng xã hội. Theo đó, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, chúng ta đãcó những chính sách
tạo dựng những đầu tầu tăng trưởng như phát triển kinh tế tư nhân, phát triển các vùng trọng điểm kinh
tế, phát triển các ngành cực tăng trưởng, xây dựng hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công


nghệ cao v.v.... Thực hiện phân phối thu nhập theo chức năng cũng chính là nhằm vào mục tiêu khai
thác hiệu quả các nguồn lực xã hội cho mục tiêu tăng trưởng. Đi đơi với chính sách nhằm thực hiện mục
tiêu tăng trưởng nhanh, chúng ta đã cónhững chính sách nhằm giải quyết đầu vấn đề công bằng xã hội
ngay từ đầu và trong tồn tiến trình phát triển, như: chính sách phân phối theo thu nhập nhằm điều chỉnh
trực tiếp thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, chính sách giá cả tiếp cận dịch vụ công cho
người nghèo và các tầng lớp dẽ bị tổn thương trong xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèov.v..
III. PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế.
Theo mơ hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo
các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia ( SNA). Các chỉ tiêu chủ yếu gồm có:
1.1 Tổng giá trị sản xuất ( GO - Gross output ) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên
trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm ). Chỉ tiêu tổng
giá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các
đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm
chi phí trung gian ( IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ ( VA).
1.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời
kỳ nhất định.
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối. Theo cách tiếp cận từ
sản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho tồn bộ nền kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của
tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế.
n
Như vậy: VA= Σ (VAi).Trong đó VA là giá trị gia tăng của tồn nền
i=1

kinh tế, VAi là giá trị gia tăng ngành i

VAi = GOi - ICi.Trong đó: GOi là tổng giá trị sản xuất, ICi là
chi phí trung gian của ngành i


Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu của
Chính phủ (G), đầu tư tích tuỹ tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch
xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M).
GDP= C+ G + I + (X-M)
Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu
nhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền cơng và tiền lương (W);

Thu nhập của người có đất cho thuê (R); Thu nhập của người có tiền cho vay(I n); Thu nhập của người có
vốn (Pr); Khấu hao vốn cố định (DP) và cuối cùng là thuế kinh doanh (TI).
GDP = W + R + In + PR + DP + TI
1.3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income). Đây là chỉ tiêu xuất hiện trong bảng SNA
năm 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA năm 1968. Về nội dung thì GNI và GNP là
như nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ khơng phải nói theo
góc độ sản phẩm sản xuất như GNP.
Hiểu theo khía cạnh trên, GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân
của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành
thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngồi về và chuyển ra
nước ngồi. Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo
con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
chênh lệch thu nhập
thu nhập lợi tức nhân tố
chi trả lợi tức nhân tố
nhân tố với nước ngoài =
từ nước ngoài
- ra nước ngoài
Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. ở các
nước đang phát triển thì GNI thường nhỏ hơn GDP vì thơng thường phần chênh lệch này nhận giá trị
âm.
1.3 Thu nhập quốc dân (NI- National income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng
tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại
trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (DP).
NI = GNI - DP
1.4 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI- national disposable income) là phần thu nhập của quốc gia dành
cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được hình thành sau



khi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai, thực chất nó là thu nhập quốc dân ( NI ) sau khi đã điều
chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và khơng thường trú.
Tuy vậy, xét trên tồn bộ nền kinh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệt
tiêu nhau, vì nếu có một đơn vị chi thì sẽ có một đơn vị khác thu chuyển nhượng. Vì vậy NDI là NI sau
khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài :
NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài
chênh lệch về chuyển nhượng thu chuyển nhượng hiện chi chuyển nhượng
hiện hành với nước ngoài = hành với nước ngoài - hiện hành ra nước ngoài
1.5 Thu nhập bình quân đầu người
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình
quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng
kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những
chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục
với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó cịn được
sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.
Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình qn đầu người có thể xác định khoảng thời gian cần thiết để nâng cao
mức thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo dự báo. Một phương pháp đơn giản và
khá chính xác tiếp cận đến con số này gọi là " Luật 70" tức là thời gian để thu nhập dân cư tăng lên gấp
2 lần được xác định xấp xỉ bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm
theo dự báo. Ví dụ như nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một nước đặt ra là 5%
năm thì sẽ đạt được mức tăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm ( 70 : 5 ). Dự báo mức tăng thu nhập bình
quân trên đầu người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của các
quốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so với mức bình qn tồn thế giới.
1.6 Vấn đề giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng
Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị. Giá sử dụng để tính các
chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương. Giá
so sánh (giá cố định) là giá được xác định theo mặt bằng của một năm gốc. Năm được chọn làm năm
gốc là năm mà nền kinh tế của quốc gia ít có những biến động lớn, và khoảng cách của năm gốc không
nên qúa xa so với năm hiện hành. Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính tốn.
Gía sức mua tương đương (PPP- Purchansing power parity) do nhà thống kê học người Mỹ có tên là

R.C.Geary đề xuất, theo đó giá được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt
bằng giá của Mỹ.


Mỗi loại giá phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng
tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa
các thời kỳ và có ý nghĩa so sánh theo thời gian. Nếu tính theo giá hiện hành, kết quả nhận được là thu
nhập danh nghĩa, thu nhập đạt được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụng
trong việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thương
mại v.v... Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại, cần sử dụng thông tin về chỉ số
giảm phát GDP (deflater GDP). Các chỉ tiêu tính theo Giá PPP phản ánh thu nhập được điều chỉnh theo
mặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không gian. Chỉ tiêu thu nhập bình qn đầu người tính
theo sức mua tương đương thường dùng để so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia , là cơ
sở để các tổ chức quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước khác
nhau và xác định mức đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế
Theo dõi tình hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới (xem bảng số liệu ở dưới) cho thấy nền kinh tế các
nước có mức thu nhập cao chiếm khoảng 80% GDP và GNI tồn thế giới, thu nhập bình quân trên đầu
người ở các nước này cũng cao hơn rất nhiều so với các nước khác. Tuy vậy tốc độ tăng trưởng GDP
bình qn năm của các nước có mức thu nhập thấp lại có xu hướng cao hơn cả. Trung Quốc là nước có
tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, ấn độ và một số nước Đơng nam á trong những năm gần đây
vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Một nhận xét khác cho thấy từ bảng số liệu, nếu theo phương
pháp PPP, tỷ trọng tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển trong
tổng thu nhập thế giới cao hơn nhiều so với thu nhập tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp.
Năm 2003, tỷ trọng thu nhập tính theo GNI ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình trong tổng
thu nhập thế giới chỉ chiếm 19% nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp nhưng con số này
đã lên đến 44,5% nếu tính theo PPP ; Theo phương pháp này, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ
2 thế giới sau Mỹ và ấn độ đứng thứ 5. Việt Nam nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp
thì mức GNI/người năm 2003 là 480$, nhưng tính theo PPP thì mức này là 2490$( gấp khoảng 5 lần).

Bảng: Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế

của một số nước năm 2003
tên nước

GDP
tỷ đơla

1.Theo nhóm nước
- thu nhập cao

% tăng
trung bình
hàng năm
1990-2003

29.270

2,5

GNI
Tỷđơla
đơla

27.732

GNI theo PPP
tỷ đôla
đôla
đầu trên
trênđầu
người

người

28.550

28.603

29450


- thu nhập trung bình
- thu nhập thấp
2 một số nước tiêu biểu:
- Mỹ
- Nhật
- Anh
- Pháp
- Trung Quốc
- ấn độ
3. một số nước đông nam
á:
- Singapore
- Hồng Kông
- Hàn quốc
- Thái lan
- Indonesia
- Malaysia
- Philipin
- Việt Nam

5.995

1.101

3,3
4,3

5732
1038

1920
450

17.933
5052

6000
2190

10.881
4.326
1.794
1.747
1.409
598

3,2
1,3
2,6
1,9
9,5
5,8


10946
4,390
1680
1523
1470
568

37610
34.510
28350
24770
1100
530

10946
3641
1639
1640
6435
3068

37610
28620
27650
27460
4990
2880

90

173
576
136
173
94
88
39

21230
25430
12020
2190
810
3780
1080
480

103
196
859
462
689
222
379
202

24180
28810
17930
7450

3210
8940
4640
2490

91
6,3
158
3,7
605
5,5
143
3,7
208
3,5
103
5,9
80
3,5
40
7,5
Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới, 2005

2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình tăng trưởng kinh tế, việc nghiên cứu cần thiết phải
phân thành hai nhóm với tính chất và nội dung tác động khác nhau là: nhân tố kinh tế và nhân tố phi
kinh tế.
2.1. Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Xuất phát
của nghiên cứu được bắt đầu bằng hàm sản xuất tổng quát:

Y = F (Xi)
Trong đó: Y là giá trị đầu ra
Xi là gía trị các biến số đầu vào


Trong nền kinh tế thị trường giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức mua và khả năng
thanh toán của nền kinh tế tức là tống cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng
cung tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp.
2.1.1 Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung.
Thông thường và cũng với ý nghĩa cổ điển, nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh
tế là nói đến 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên,đất đai (R) và công nghệ
kỹ thuật (K) theo một hàm sản xuất:
Y = F(K,L,R,T)
Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản
xuất đứng trên góc độ vĩ mơ có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn
vật chất chứ khơng phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là tồn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền
kinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những
yếu tố đầu vào trong sản xuất. ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởng
kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy
vậy tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác.
Lao động (L): là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố
vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng dân số nguồn lao động của mỗi
quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động). Những mơ hình tăng trưởng kinh tế hiện
đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực đó là các lao
động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có
sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu yếu tố lao động theo hai nội dung có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trị của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tế
của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang
phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mơ, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực cịn có vị trí chưa
cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.

Tài nguyên, đất đai (R) được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất. Đất đai là yêú tố quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc
các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tài nguyên thiên nhiên từ trong lịng đất, khơng khí, từ rừng và biển
được chia ra làm : tài nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài ngun có thể t tạo và tài ngun không
thể tái tạo. Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra
một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển; một số tài nguyên quý hiếm là những
đầu vào cần thiết cho sản xuất song lại có hạn khơng thay thế được và khơng thể tái tạo được hoặc nếu


tái tạo được thì thì phải có thời gian và phải có chi phí tương đương với q trình tạo sản phẩm mới. Từ
những tính chất đó, các tài ngun được đánh giá về mặt kinh tế và được tính giá trị như các đầu vào
khác trong quá trình sử dụng. Nguồn tài nguyên phong phú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên trong sử
dụng cũng có một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một giá trị gia tăng so với chi phí đầu vào khác
để tạo ra nó.
Trong nền kinh tế hiện đại người ta đã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếm của tài nguyên
và đất đai trong quá trình tăng trưởng kinh tế, hơn nữa sản phẩm quốc dân và mức tăng của nó khơng
phụ thuộc nhiều vào dung lượng tài ngun thiên nhiên và đất đai. Tuy vậy tài nguyên thiên nhiên và đất
đai vẫn là nhân tố không thể thiếu được của nhiều quá trình sản xuất, nhất là các nước đng phát triển.
Công nghệ kỹ thuật (T) được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều
kiện hiện đại. Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: thứ nhất, đó là những
thành tựu kiến thức tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm
về cải tiến sản phẩm, quy trình cơng nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết
quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. yếu tố
công nghệ hiểu theo nghĩa toàn diện như thế đã được K. Marx xem như là " chiếc đũa thần tăng thêm sự
giầu có của cải xã hội". cịn Solow thì cho rằng " tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài
hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật", Kuznets hay Samuelson đều khẳng định: công nghệ kỹ thuật là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững.
Hiện nay, các mơ hình tăng trưởng hiện đại thường khơng nói đến nhân tố tài ngun đất đai với tư cách
là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định cịn tài ngun thì có xu
hướng giảm dần trong quá trình khai thác. Mặt khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sử

dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất( K ). Vì vậy, 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng
trưởng kinh tế được nhấn mạnh là: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP - total factor
productivity). Vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hố được mức độ tác
động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. Năng
suất nhân tố tổng hợp là thể hiện hiệu quả của yếu tố công nghệ kỹ thuật hay cách đánh giá tác động của
tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởng
sau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động. TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăng
trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu. Ngày nay, tác động của thể chế, của chính sách mở cửa, hội nhập
hay phát triển của vốn nhân lực đẫ giúp cho các nước đang phát triển tiếp cận được nhanh chóng những
công nghệ hàng đầu thế giới đẫ tạo nên " sự rượt đuổi dựa trên năng suất"và sự đóng góp của TFP ngày
càng cao trong qúa trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các nước trên thế giới. Nhiều nước
phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Nhật bản, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế chiếm từ 50 đến


75%; số liệu thống kê các nước Đông Nam á cho thấy ở các nước này, nhân tố TFP đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế trên 1/3. Tương tự như các nước trong khu vực thời kỳ đầu phát triển, vốn vật chất đóng
vai trị quyết định đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong quá trình đổi mới kinh tế chất lượng
tăng trưởng đã được cải thiện một bước, thể hiện bằng sự đóng góp ngày càng cao hơn của nhân tố TFP
vào tăng tưởng kinh tế đất nước ( xem bảng dưới ).

Nguồn lực tăng trưởng của một số nước Đông Nam á
giai đoạn 1960 - 1994 (%)
tên nước

tốcđộtăng
trưởngGDP
5,7
5,4
5,8
3,4

3,8
5,0

Đóng góp của
Vốn vật chất vốn con người
3,3
0,8
3,4
0,4
3,1
0,6
2,1
0,5
2,3
0,5
2,7
0,4

TFP
1,5
1,5
2,0
0,8
0,9
1,8

Hàn Quốc
Singapore
Đài loan
Indonesia

MaLaysia
Thái Lan
Việt Nam:
- 1992 - 1997
8,8
6,1
1,4
1,3
- 1998 - 2002
6,3
3,6
1,3
1,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2003
Ghi chú: tổng số các cột 3, 4 và 5 có thể hơi khác so với cột 2 do làm tròn số.
Trong thời kỳ 1992 - 1997, tăng trưởng kinh GDP trung bình hàng năm đạt 8,8% trong đó đóng góp của
nhân tố vốn, lao động và TFP là6,1. 1,4, 1,3 tức 69,3%, 15,9% và 14,8%. Thời kì 1998 - 2002 mức tăng
trưởng bình quân năm là 6,3% đóng góp của 3 nhân tố trên lần lượt là 3,6, 1,3 và 1,4 điểm phần trăm,
hay 57,5%, 20,0% và 22,5%. Tuy vậy, tỷ lệ đóng góp của nhân tố TFP vào GDP của Việt Nam vẫn còn
thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mơ hình tổng cungtổng cầu (AD - AS) và mô tả như sau:


PL

AS2

PL2
PL0
PL1


AS0

AS1

E2
E0
E1

Y2 Y0
Y1
Y
Mơ hình AD - AS với sự tác động của các yếu tố tổng cung
Theo mơ hình trên: nếu điểm cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E 0 với mức thu nhập Y0 và mức giá
chung LP0,, viết tắt là E0(Y0, PL0).
Vì một lý do nào đó mà một trong các nhân tố của tổng cung thay đổi theo chiều hướng tăng thì tổng
cung sẽ tăng lên và đường AS 0 dịch chuyển xuống dưới về phía trái sang đường AS 1. Với giả thiết các
yếu tố khác không đổi, điểm cân bằng E 0 sẽ dịch xuống đường E1 (Y1> Y0, PL1< PL0) tứ c là mức thu
nhập tăng lên và mức giá cả chung giảm đi.
Vì một lý do nào đó mà một trong các yếu tố của tổng cung thay đổi theo chiều hướng giảm, tổng cung
sẽ giảm và đường AS0 dịch chuyển sang phải lên trên đến AS2. Với giả thiết các yếu tố khác không đổi
điểm cần bằng sẽ dịch chuyển lên điểm E 2 với Y2 nhỏ hơn Y0 và PL2 lớn hơn PL0 .( sự tác động cụ thể
của từng nhân tố nguồn lực sẽ được phân tích kỹ trong các chương 6,7,8,9 của giáo trình)
2. 1.2 Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế chính là khả năng chi tiêu, sức mua và năng lực
thanh toán, tức là tổng cầu (AD) của nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mơ đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu bao gồm:
- Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi tiêu
khác ngoài dự kiến phát sinh. Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và
xu hướng tiêu dùng biên (MPC) được xác định tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh

tế.
- Chi tiêu của chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ.
Nguồn chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách bao gồm chủ yếu là các khoản thu
từ thuế và lệ phí.


- Chi cho đầu tư (C). Đây thực chất là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp
và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động . Nguồn chi cho đầu tư được
lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư khơi phục tức là đầu tư bù đắp
giá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần tuý được lấy từ các khoản tiết kiệm của khu
vực nhànước, các hộ gia đình và doanh nghiệp.
- Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX =X-M) . Thực tế, giá trị hàng hoá xuất khẩu là các khoản
phải chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hoá
sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nước
nên chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu (NX) chính khoảng chi phí rịng phải bỏ ra cho quan
hệ thương mại quốc tế.
Dưới sự tác động của thị trường các yếu tố của tổng cầu thường xuyên biến đổi, nếu tổng cầu bị giảm sút
sẽ gây lãng phí rất lớn các yếu tố nguồn lực của quốc gia đã có nhưng khơng được huy động và làm hạn
chế mức tăng trưởng thu nhập còn ngược lại nếu mức tổng cầu quá cao sẽ làm cho mức thu nhập của
nền kinh tế tăng nhưng giá cả các yếu tố nguồn lực trở nên đắt đỏ sẽ đẩy mức giá cả chung (PL) của nền
kinh tế lên. Chính phủ căn cứ vào tính chất tác động này để có các chính sách điều tiết tổng cầu sao cho
bảo đảm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng tương ứng với yêu cầu ổn định giá. Vịêt Nam trong quá
trình theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh và nâng cao dần chất lượng tăng trưởng, sự tác động của các
yếu tố đầu ra ( tổng cầu ) đến tăng trưởng đã có sự thay đổi đáng kể: từ năm 2000 đến nay, tích luỹ - đầu
tư và tiêu dùng cuối cùng đã trở thành những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế Việt nam. Tuy
vậy con số đóng góp " âm " của yếu tố xuất khẩu ròng từ vài năm nay là vấn đề rất đáng quan tâm nhất
là trong xu thế tồn cầu hố, tự do hố thương mại hiện nay.
Tính chất tác động của tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế được phân tích khái quát qua mơ hình tổng
cung- tổng cầu (AD- AS) như sau:
PL

AS
PL1
PL0
PL2

AD1

E1

AD0

E0
E2

Y2

AD2
Y0

Y1


Mơ hình AD -AS với sự dịch chuyển của đường AD
Theo sơ đồ trên nếu điểm cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E 0(Y0, PL0). Nếu vì một lý do nào đó mà
một trong 4 yếu tố tổng cầu thay đổi theo hướng tăng lên, sẽ làm cho tổng cầu tăng lên và đường AD 0 sẽ
dịch chuyển lên trên về phía phải (đường AD 1). Với giả thiết các yếu tố khác khơng đổi thì điểm cân
bằng E0 dịch chuyển lên E1 và kết quả là mức thu nhập Y 0 tăng lên đến Y1 tức là tăng trưởng kinh tế sẽ
tăng lên nhưng mức giấ cả chung PL 0 cũng tăng lên đến PL 1. Ngược lại nếu vì một lý do nào đó mà một
trong 4 yếu tố của AD thay đổi theo xu hướng giảm sẽ làm cho tổng cầu giảm, đường AD 0 dịch chuyển
sang trái xuống dưới (đường AD2). Với giả thiết các yếu tố khác không đổi điểm cân bằng E 0 dịch

chuyển xuống điểm E2, kết quả là mức thu nhập Y 0 giảm xuốngY2 và mức giá cả chung cũng giảm theo.
Chính phủ thơng qua cơng cụ hoạch định và các chính sách định hướng, điều tiết vĩ mơ, đóng vai trị
quan trọng trong việc ổn định và điều tiết tổng cầu của nền kinh tế, các chương từ 10 đến 14 của giáo
trình sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề này.
2.2. Nhân tố phi kinh tế
Khác với các yếu tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế
có tính chất và nội dung tác động khác. ảnh hưởng của chúng là gián tiếp và khơng thể lượng hố cụ thể
được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố phi kinh tế không tác động một cách
riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay khơng
đồng thuận trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà người ta khơng
thể phân biệt và đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế.
Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển, như: Thể chế chính trị- xã hội,
cơ cấu gia đình, dân tộc, tơn giáo trong xã hội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên
trong cộng đồng và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước. Những nhân tố quan trọng
nhất càn được phân tích cụ thể bao gồm:
2.2.1 Đặc điểm văn hoá- xã hội: đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới q trình phát triển của
đất nước. Nhân tố văn hố- xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thơng đến các tích luỹ tinh hoa
của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao
tiếp, những phong tục tập qnv.v... Trình độ văn hố cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự
phát triển cao của mỗi quốc gia.
Nói chung trình độ văn hố của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao
động, của kỹ thuật, của trình độ quản lý kinh tế- xã hội. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân


tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển. Vì thế trình độ phát triển cao của văn hoá là mục
tiêu phấn đấu của sự phát triển. Mặc dù trên thực tế có sự khác biệt trong mỗi khía cạnh của nội dung
văn hố giữa các dân tộc, song điều đó khơng có trở ngại cho sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia và
thường tìm được sự hồ hợp.
Để tạo dựng q trình tăng trưởng và phát triển bền vững thì đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoá
phải được coi là những đầu tư cần thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất.

2.2.2 Nhân tố thể chế chính trị- kinh tế- xã hội. Các thể chế chính trị- xã hôi- kinh tế được thừa nhận tác
động đến q trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội
cho các nhà đầu tư.
Thể chế biểu hiện như là một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thể hiện thông qua
các dự kiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, các luật pháp, các chế độ
chính sách, các cơng cụ và bộ máy tổ chức thực hiện.
Một thể chế chính trị - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công
nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.
Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở , mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những
quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thối, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra
những sung đột chính trị, xã hội. Một thể chế phù hợp với sự phát triển hiện đại mang trong mình những
đặc trưng: Có tính năng động, nhạy cảm và mềm dẻo, ln thích nghi ln thích nghi được với những
biến đổi phực tạp do tình hình trong nước và quốc tế xảy ra; Bảo đảm sự ổn định của đất nước, khắc
phục được những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong q trình phát triển; Tạo điều kiện cho nền
kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới;
Tạo được đội ngũ đơng đảo những người có năng lực quản lý, có trình độ khoa học kỹ thuật tiến tiến đủ
sức lựa chọn và áp dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước, cũng
như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Tạo được sự kích thích mạnh mẽ mọi nguồn lực vật chất trong nước
hướng vào đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu. Tuy vậy cũng cần lưu ý rằng, dù quan trọng đến đâu
nhưng yếu tố thể chế cũng chỉ tạo điểu kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tức là tạo các điều kiện
thuận lợi để hướng hoạt động theo mục tiêu có lợi và hạn chế các mặt bất lợi. Sẽ là sai lầm nếu dùng thể
chế làm thay cho tất cả và tạo ra tất cả theo ý muốn.
2.2.3 Cơ cấu dân tộc. Trong cộng đồng quốc gia, có các tộc người khác nhau cùng sống, các tộc người
có thể khác nhau về chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc), khác nhau về khu vực sinh sống (Miền núi, đồng bằng,


trung du) và với quy mô khác nhau so với tổng dân số quốc gia (thiểu số, đa số,v.v...). Do có những điều
kiện sống khác nhau về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý và vị trí chính trị
- xã hội trong cộng đồng.

Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dân tộc này, nhưng bất lợi
cho những dân tộc kia. Đó chính là những ngun nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởng
khơng nhỏ đến q trình phát triển kinh tế đất nước. Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi
cho tất cả các dân tộc, nhưng lại bảo tồn được bản sắc riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân
tộc , khắc phục được các xung đột và mất ốn định chung của cộng đồng. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triền.
2.2.4 Cơ cấu tôn giáo. Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người đều theo một tơn giáo.
Trong một quốc gia có nhiều tơn giáo. Các dân tộc ít người, ít tiếp xúc với thế giới hiện đại thường tôn
thờ các thần linh tuỳ theo quan niệm. Mỗi tơn giáo cịn chia làm nhiều phái gấo. Ngồi ra cịn có nhiều
đạo giáo riêng mà chỉ có một số dân tộc tơn thờ. Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lý tư tưởng
riêng, bám sâu vào cuộc sống của dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lý- xã hội riêng của dân
tộc. Những ý thức tơn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội. Những thiên
kiến của tơn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể là sự hồ
hợp, nếu có chính sách đúng đắn của chính phủ.
2.2.5 Sự tham gia của cộng đồng. Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Sự
phát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xã
hội. Ngược lại, về phía mình sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố bảo đảm tính chất bền vững và
tính động lực nội tại cho phát triển kinh tế, xã hội. Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia trong việc xác
định các mục tiêu của chương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phương
của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thực
hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của q trình
phát triển . Đó chính là yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển nhằm tạo dựng sự nhất trí cao, tính
hiệu quả và sự thích ứng, ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời khích lệ được tiềm năng
của mọi cá nhân và cả cộng đồng vào quá trình phát triển kinh tế, giảm thiểu hiện tượng tham nhũng
trong xã hội. Tuy vậy, để sự tham gia của cộng đồng thực sự có hiệu quả và tránh những hệ quả phụ
khơng tích cực của yếu tố này, cần thiết phải có cơ chế xác định mức độ tham gia của dân cư trong các
hoạt động phát triển như quy định những việc dân cần biết, dân cần được bàn, được trực tiếp quyết định
và được kiểm tra. Cơ chế tham gia trên phải gắn với hình thức tổ chức sự tham gia cụ thể như: cơng
đồn, các hiệp hội trên địa bàn dân cư, hiệp hội ngành nghề trong các tổ chức kinh doanh, các hội đồng
trong đó có sự góp mặt của thành phần dân cư.



IV. LỰA CHỌN MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua
Theo dõi thực trạng tăng trưởng kinh tế của nước ta thời kỳ 2001-2005, có thể rút ra những kết luận
chính sau:
Thứ nhất, Tốc độ tăng trưởng đạt được tương đối cao qua các năm và đã đạt được mục tiêu tăng trưởng
kinh tế đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005. Biểu tổng hợp sau đây đã minh họa cho nhận định trên
chỉ tiêu
1. Tốc độ tăng trưởng GDP
- Tồn nền kinh tế
- Nơng nghiệp
- Cơng nghiệp
- Dịch vụ
2.Đóng góp vào tăng trưởng
GDP theo điểm phần trăm:
-Tồn nền kinh tế
- Nơng nghiệp
- Cơng nghiệp
- Dịch vụ
3.Đóng góp vào tăng trưởng
GDP theo tỷ lệ phần trăm
- Tồn nền kinh tế
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Dịch vụ

2001

2002


2003

2004

2005

6,9
3,0
14
6,1

7,08
4,2
9,5
6,5

7,34
3,6
10,5
6,5

7,7
3,5
10,2
7,5

8,5
3,8
11,0

8,2

6,9
0,69
3,68
2,52

7,08
0,93
3,47
2,68

7,34
0,79
3,92
2,63

7,7
0,74
3,93
3,02

8,5

100
10,08
53,38
36,54

100

13,2
48,96
37,84

100
10,76
53,37
35,86

100
9,6
51,07
39,33
Nguồn: số liệu Tổng cụcthống kê

Qua biểu cho thấy:
- Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có tốc đơk tăng cao nhất, nên khu vực cơng nghiệp ln có mức
độ đóng góp cao nhất vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
- Tốc độ tăng và mức đóng góp vào tốc độ tăng GDP theo tỷ lệ phần trăm của khu vực cơng nghiệp và
nơng nghiệp bắt đầu có xu hướng giảm đi từ năm 2004 và nhường chỗ cho sự đóng góp ngày càng nhiều
hơn của dịch vụ do tốc độ tăng trưởng của ngành này đang có xu hướng tăng lên đáng kể.
Thứ 2, chất lượng tăng trưởng thấp


×