Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.15 KB, 32 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI
GVHD: Ths.Bùi Đức Nhã
Nhóm nghiên cứu : 29
Nhóm học : 01 (Thứ 3 ca 1)

Tp.HCM, tháng 4 năm 2014
1
Danh sách thành viên nhóm
1. Lê Minh Trí_21102123 (nhóm trưởng)
2. Nguyễn Hữu Trí _B1100172
3. Lê Thị Kim Trinh_21102250

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Lời mở đầu 4
2. Mục tiêu phân tích 4
3. Phương pháp nghiên cứu 4
4. Đối tượng nghiên cứu 5
5. Tài liệu tham khảo 5
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 6
1. Thông tin khái quát 6
2. Quá trình hình thành và phát triển 6
3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 7
4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 7
5. Định hướng phát triển 9
6. Các rủi ro 9


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 11
1. Tình hình tài sản và nguồn vốn 11
2. Tình hình và khả năng thanh toán 16
3. Phân tích báo cáo luân chuyển tiền tệ 20
4. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 23
5. Phân tích nhóm chỉ số khả năng sinh lời 26
6. Phân tích tỉ giá cổ phiếu………………………………………………………… 30
CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 31
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ 32
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu:
Tình hình kinh tế thế giới đanh từng bước vào giai đoạn ổn định thể hiện rõ nhất là việc
cắt giảm QE3 do kinh tế Mỹ đã đi vào ổn định và tăng trưởng GDP Q3 của Mỹ đã tăng 3.6%.
Bên cạnh đó nền kinh tế Trung Quốc cũng đã đi vào ổn định và sẽ tăng trưởng tốt trở lại và
năm sau khi quý 3 vừa rồi đã tăng trưởng 7.8% nhờ các chính sách đầu từ và xuất khẩu . Tình
hình trong nước thì Việt Nam là một trong những quôc gia đàm phán vào TPP (Hiệp định
thương mại xuyên Thái Bình Dương) điều này đồng nghĩ với việc nếu gia nhập sẽ tạo động
lực từ việc giao thương sẽ tăng trưởng mạnh để ngành vận tải hưởng lợi .
Năm 2013 được coi là năm đầy thách thức với việc triển khai nhiệm vụ, kế hoạch của
ngành GTVT. Công tác triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn
rất nhiều khó khăn, khủng hoảng nợ công, tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn biến
phức tạp. Trong nước, nền kinh tế phục hồi chậm, thiên tai liên tiếp xảy ra gây thiệt hại nặng
nề cho ngành Giao thông. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thiếu trầm trọng, nhất là từ
ngân sách Nhà nước.
Kết thúc năm 2013, một trong những năm khó khăn và những diễn biến không thuận lợi
của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, dù vậy Công ty Cổ phần đại lý vận
tải SAFI cũng đã có những tiến bộ về chuyển biến tích cực trong định hướng kinh doanh và
tăng cường giám sát, quản trị phù hợp trong toàn hệ thống góp phần trong việc đưa công ty
đứng vững và phát triển trong bối cảnh khó khăn chung của ngành. Vì vậy đó cũng là lí do

nhóm em tiến hành tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty để hỗ trợ cho môn
học Phân tích báo cáo tài chính.
2. Mục tiêu phân tích:
Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty thông quá các báo cáo tài chính, trên cơ sở đó
đánh giá và đưa ra những giải pháp thích hợp để quyết định đầu tư vào công ty hay không
Bài phân tích của nhóm sẽ đứng dưới góc độ là nhà đầu tư.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty để thấy được khả năng chủ động
về vốn, mức độ đầu tư vào tài sản của công ty cũng như tính hợp lý về kết cấu tài sản, kết cấu
nguồn vốn.
- Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty để đánh giá khái quát quá trình
hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận, cơ cấu tài
chính và các tỷ số thị trường của công ty qua 3 năm 2011, 2012 và 2013.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng một số phương pháp khoa học như:
- phân tích ngang
- phân tích dọc
4
- phương pháp Dupont
- phương pháp loại trừ.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần đại lý vận tải SAFI, bảng cân đối kế toán, bảng
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh
báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2011, 2012 và 2013.
5. Trong quá trình phân tích có sử dụng :
Các Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2011, 2012, 2013 và Báo cáo
thường niên 2013 của Công ty cổ phần đại lý vận tải SAFI
Các số liệu so sánh và trích dẫn từ các website: cafef.vn, stox.vn, stockbiz.vn,
cophieu68.vn

Các tài liệu tham khảo khác.
5
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI

1. Thông tin khái quát
• Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải SAFI
• Vốn điều lệ: 87.044.800.000 (Tám mươi bảy tỷ bốn mươi bốn triệu tám trăm ngàn
đồng).
• Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 87.044.800.000 (Tám mươi bảy tỷ bốn mươi bốn triệu
tám trăm ngàn đồng).
• Địa chỉ: 209, Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
• Số điện thoại: (84 – 8) 3823 8799
• Số fax: (84 – 8) 3822 6283
• Website: www.safi.com.vn
• Mã cổ phiếu: SFI
2. Quá trình hình thành và phát triển
a. Những sự kiện quan trọng:
• Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải SAFI chính thức đi vào hoạt động tháng 11 năm
1992.
• Tháng 05/1998 chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần.
• Ngày 29/12/2006 Công ty chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ
Chí Minh
b. Quá trình phát triển
SAFI chính thức đi vào hoạt động tháng 11 năm 1992 là một trong những Công ty đại
lý vận tải hàng đầu trong cả nước, SAFI có khả năng cung cấp các dịch vụ Logistics, Đại lý
vận tải Đa phương thức và Đại lý Môi giới Hàng hải. Đến năm 2012, ngoài trụ sở chính tại
Tp Hồ Chí Minh thì SAFI còn 06 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Quảng Ninh, và 01 văn phòng đại diện tại Lạng Sơn. Công ty có 3 công ty con và 2
công ty liên doanh liên kết. Hệ thống đại lý của Công ty trải rộng trên khắp thế giới, từ Châu

Á, Châu Âu, Châu Mỹ, sang tới Châu Phi và Châu Úc.
Hệ thống phương tiện và trang thiết bị của SAFI hiện tại gồm 13 đầu kéo CNTR, 18
rờ mooc 40’, 18 xe tải phục vụ cho hàng di lý hải quan. Ba hệ thống kho bãi: Kho tại Phú
Thuận, Q.7 có diện tích khu vực 10.000m2; Kho tại khu công nghiệp Vân Đồn – Đà Nẵng có
diện tích khu vực 9.500m2 và Kho tại Phú Thị - Gia Lâm – Hà Nội có diện tích khu vực
4.500m2.
Ngoài ra, cao ốc văn phòng 209 Nguyễn Văn Thủ - Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh đã
được đưa vào hoạt động từ tháng 8 năm 2013.
6
3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty gồm:
• Đại lý Vận tải đa phương thức quốc tế;
• Đại lý uỷ thác quản lý container và giao nhận hàng hoá;
• Khai thác, thu gom hàng hoá và vận tải nội địa;
• Đại lý tàu biển, môi giới hàng hải;
• Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu;
• Mua ban thực phẩm tươi sống, đồ gỗ nội thất, quần áo may sẵn, giày dép, kim khí
điện máy, điện tử, điện lạnh và phụ kiện;
• Kinh doanh khai thác kho bãi;
• Vận chuyển hàng hoá quá cảnh đi Lào, Campuchia và ngược lại chỉ thực hiện khi có
đầy đủ thủ tục về hàng quá cảnh);
• Dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển;
• Sản xuất, mua bán bao bì, chèn lót;
• Đóng gói bao bì hàng hoá;
• Mua bán động vật sống, bò sát ( trừ kinh doanh động vật hoang dã thuộc danh mục
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật quý
hiếm khác cần được bảo vệ), hàng thuỷ, hải sản;
• Cho thuê văn phòng làm việc;
• Mua bán gốm sứ, sơn mài, hàng thủ công mỹ nghệ;
• Vận tải đa phương thức quốc tế;

• Sản xuất, gia công, lắp ráp đồ gỗ gia dụng, máy móc, thiết bị, phụ kiện hàng điện tử,
điện lạnh (không sản xuất gia công tại trụ sở);
• Sản xuất, gia công quần áo, giày dép (không sản xuất, gia công tại trụ sở);
• Mua bán, cho thuê vỏ container;
• Phát chuyển nhanh hàng hoá.
Địa bàn kinh doanh chính: Trong nước và quốc tế.
4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
a. Mô hình quản trị:
Mô hình quản trị SAFI bao gồm: Đại hội Đồng cổ đông; Ban Kiểm soát, Hội đồng
Quản trị; Ban Điều hành đứng đầu là Tổng Giám đốc và các Phó Giám đốc Khối chức năng.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng trên nguyên tắc phân công, quản lý theo các khối
chức năng công việc, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổng Giám đốc quản lý, điều hành
thông qua việc phân cấp, phân quyền để trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của khối
thông qua Giám đốc phụ trách khối.
b. Cơ cấu bộ máy quản lý:
7
Hội đồng cổ
đông
Hội đồng
quản trị
Ban Tổng
giám đốc
Phòng hành
chính và
nhân sự
Phòng tài
chính kế
toán
Cho thuê
văn phòng

Pháp chế và
phát triển
Logistics và
vận tải đa
phương
thức
Môi giới
hàng hải và
tàu biển
Ban kiểm
soát
c. Các công ty con:
Công ty TNHH Cosco Container Lines Việt Nam:
o Địa chỉ : 209, Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, TP.HCM
o Ngành nghề : Đại lý tàu biển
o Vốn điều lệ : 600.000 USD.
o Tỷ lệ sở hữu của Công ty : 51%.
Công ty TNHH SITC Việt Nam:
o Địa chỉ: Phòng 419-420-421 TD - Business Center, Lô 20A, đường Lê Hồng
o Phong, Thành phố Hải Phòng.
o Ngành nghề : Giao nhận và đại lý tàu biển.
o Vốn điều lệ : 7.000.000.000 đồng.
o Tỷ lệ sở hữu của Công ty : 51%.
Công ty TNHH đại lý vận tải Cosfi:
o Địa chỉ : 209, Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, TPHCM
o Ngành nghề : Giao nhận và đại lý tàu biển.
o Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng
o Tỷ lệ sở hữu công ty : 100%
Công ty TNHH SITC Logistics Việt Nam:
o Địa chỉ : phòng 420 TD- Business Center, Lô 20A, đường Lê Hồng Phong, TP HCM

8
o Ngành nghề : giao nhận và đại lý tàu biển
o Vốn điều lệ : 4.174.000.000 đồng
o Tỷ lệ sở hữu công ty : 49.98%
d. Công ty liên kết:
Công ty TNHH Vận Tải và Giao Nhận Yusen Quốc tế (Việt Nam)
o Địa chỉ : 2A – 4A Tôn Đức Thắng – P. Bến Nghé – Quận 1 – TP.HCM
o Ngành nghề : Dịch vụ giao nhận quốc tế và kinh doanh vận tải.
o Vốn điều lệ : 600.000 USD
o Tỷ lệ sở hữu của Công ty : 45%
Công ty TNHH KCTC Việt Nam
o Địa chỉ : 473 Điện Biên Phủ , phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
o Ngành nghề : Dịch vụ vận tải, kho vận, và giao nhận.
o Vốn điều lệ : 900.000 USD
o Tỷ lệ sở hữu của Công ty : 23%
5. Định hướng phát triển
 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: phát triển hạ tầng kho bãi, tiếp vận, Logistics và
vận tải đa phương thức quốc tế.
 Chiến lược kinh doanh của SAFI tập trung vào con người làm nền tảng phát triển dịch
vụ.
 Duy trì thế mạnh dịch vụ vận tải đường không hiện có.
 Dịch vụ môi giới, đại lý tàu biển sẽ ưu tiên tập trung vào mảng dầu thô, duy trì chất
lượng dịch vụ thuyền viên, đại lý tàu với các thân chủ đã được chỉ định.
 Dịch vụ khai quan, giao nhận, chủ trương mở rộng hoạt động chào bán hàng, khai
thác tốt kho bãi theo hướng cung cấp dịch vụ trọn gói, tập trung phát triển hệ thống
khách hàng lớn tại Tp HCM và Hà Nội.
 Chiến lược phát triển trung và dài hạn: dịch vụ kho bãi và giao nhận vận tải.
 Kế hoạch mở rộng đầu tư thêm vào các mảng như: mở rộng thêm hệ thống kho bãi tại
Hà Nội và TP HCM, Hải Phòng, đầu tư và đào tạo thêm nhân lực để đẩy mạnh mảng
bán dịch vụ, đầu tư vào hệ thống phần mềm quản lý tài chính và nghiệp vụ chuyên

môn, tìm kiếm và đầu tư vào các Công ty nhỏ cùng ngành để tăng thị phần trong
nước.
6. Các rủi ro:
a. Rủi ro kinh tế
Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng khá thấp. Năm
2012 và 2013 GDP chỉ tăng trưởng 5,03% và 5,42% (Nguồn: Tổng cục thống kê). Mặc dù
nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi trong những tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam vẫn còn
đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh
trong giai đoạn này đối với các doanh nghiệp thực sự là bài toán không đơn giản.
9
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sau gia nhập WTO còn chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khách quan biến động khó lường như giá dầu, giá vàng, giá nguyên
vật liệu, năng lượng… Những nhân tố này có khả năng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm
hơn hoặc giảm mức tăng trưởng, tất yếu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty.
b. Rủi ro về chính sách và luật pháp
Những chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới nền kinh tế nói
chung và sự phát triển của Công ty nói riêng. Các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà
Nước như lãi suất cơ bản, hỗ trợ lãi suất, mở van tín dụng, chính sách xuất nhập khẩu, hệ
thống thuế, phí, các thủ tục hải quan, thuế quan… đều tác động rất lớn tới sự phát triển của
công ty. Các chính sách thuế cũng tác động không nhỏ tới hoạt động đầu tư của các tổ chức
và các quỹ đầu tư.
Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay vẫn chưa thật hoàn chỉnh, thường xuyên có
sự đổi mới và thay thế. Thêm vào đó, vẫn còn tồn tại nhiều quy định phức tạp và chồng chéo
trong lĩnh vực hành chính, nhất là những quy định về thủ tục hải quan và các hoạt động có
liên quan đến xuất nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch
vụ Logistics của Công ty.
c. Rủi ro lãi suất
Mặc dù năm 2013 lạm phát của Việt Nam thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, tuy
nhiên, lạm phát thường tăng cao và bất thường trong những năm gần đây dẫn tới sự thay đổi
khó lường của lãi suất. Nếu không có các biện pháp bảo hiểm rủi ro lãi suất thích hợp, hoạt

động của Công ty có thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những thay đổi của lãi suất trên thị
trường.
Để hạn chế rủi ro này, ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo các phòng ban có liên quan
phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch huy động vốn, sử dụng
vốn nhằm tạo được tính chủ động trong việc sử dụng linh hoạt các nguồn vốn vào hoạt động
kinh doanh, giảm thiểu tác động của những thay đổi lãi suất trên thị trường đối với hoạt động
của Công ty.
d. Rủi do kinh doanh
Hoạt động của Công ty gắn chặt với hoạt động của các hãng tàu lớn mà công ty có
quan hệ đối tác. Do sự biến động của thị trường hàng hải thế giới nói chung và biện động
trong kinh doanh của các hãng tàu này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Thị trường giao nhận vận chuyển hàng hoá và dịch vụ hàng hải Việt Nam đang diễn
ra cạnh tranh khốc liệt do việc gia tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này. Đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các khu lân cận
tập trung rất đông các doanh nghiệp cùng ngành, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
Công ty.
e. Rủi ro bất khả kháng
Các rủi ro khác như thiên tai, địch họa, dịch bệnh, bão lớn v.v… là những rủi ro bất
khả kháng, khó lường trước, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả hoạt động của Công ty. Để hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Công ty đã tiến hành tham gia mua bảo hiểm cho tài sản mà Công ty đang khai thác, sử dụng.
10
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Tình hình tài sản và nguồn vốn:
1.1 Về biến động của tài sản:
Đơn vị: triệu đồng
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
số tiền
tỉ trọng

% số tiền
tỉ trọng
% số tiền
tỉ trọng
%
số
tiền
tỉ trọng
%
số
tiền
tỉ trọng
%
I - TÀI
SẢN NGẮN
HẠN
252,0
03
56.71
271,4
04
55.23
284,7
95
55
19,40
1
7.69
13,39
1 4.93

1. Tiền và
các khoản
tương đương
tiền
182,3
85
41.04
168,1
23
34.21
152,3
42
29.42
-
14,26
2
-7.82
-
15,78
1 -9.39
2. Các
khoản đầu tư
tài chính
ngắn hạn
0
0
0
0

0

0
0
0 0
3. Các
khoản phải
thu ngắn hạn
62,64
5
14.09
98,87
3
20.12
125,4
18
24.22
36,22
8
57.83
26,54
5 26.85
4. Hàng tồn
kho
0
0
286
0.06
353
0.07
286
100

67 23.43
5. Tài sản
ngắn hạn
khác
6,973
1.57
4,122
0.84
6,682
1.29
-
2,851
-40.89
2,560 62.11
II - TÀI
SẢN DÀI
HẠN
192,3
76
43.29
220,01
1
44.77
233,0
30
45.01
27,63
5
14.37
13,01

9 5.92
1. Các
khoản phải
thu dài hạn
0
0
0
0
0
0
0
0
0 0
2. Tài sản cố
định
110,98
0
24.98
127,3
25
25.91
138,9
47
26.83
16,34
5
14.73
11,62
2 9.13
3. Lợi thế

thương mại
0
0
0
0
0
0
0
0
0 0
4. Bất động
sản đầu tư
0
0
0
0
0
0
0
0
0 0
5. Các
khoản đầu tư
tài chính dài
hạn
79,20
1
17.82
89,22
7

18.16
88,64
4
17.12
10,02
6
12.66
-583 -0.65
6. Tài sản
dài hạn khác
2,195
0.49
3,459
0.71
5,439
1.05
1,264
57.59
1,980 57.24
Tổng
cộng tài sản
444,3
79
491,4
15
517,8
24
47,03
6
10.59

26,40
9 5.38
( nguồn: www.cafef.vn)
11
Dựa vào bảng tài sản ta có thể thấy tổng tài sản có chiều hướng tăng dần qua các
năm, cụ thể giai đoạn 2011 - 2012 tăng 47,036 triệu đồng tức là tăng 10.59%. Giai
đoạn 2012- 2013 tăng 26,409 triệu đồng chiếm 5.38% giảm gần một nữa so với
sức tăng của năm trước đó nhưng vẫn ở mức ổn định.
 Về tài sản ngắn hạn cũng tăng dần qua các năm, vào năm 2012 (tăng
19,401 triệu đồng) tuy nhiên đến năm 2013 thì có tăng nhưng giảm so với
năm trước chỉ còn 13,391 triệu đồng. Chủ yếu tăng do các khoản phải thu
ngắn hạn cụ thể là giai đoạn năm 2011-2012 tăng vượt bật đạt mức
57.83%, tuy nhiên về khoản mục tiền và các khoảng tương đương tiền lại
giảm 7.82% so với năm 2011.

Hàng tồn kho chỉ đạt mức 0% vào năm 2011 nhưng qua đến năm 2012 đạt
mức 286 triệu đồng tức tăng 0.06% và vào năm 2013 đạt 353 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng tài
sản có ảnh hưởng rất lớn trong khả năng thanh toán và việc tạo ra doanh
thu của công ty. Hàng tồn kho là loại tài sản chậm chuyển đổi thành tiền
mà lại phát sinh ra nhiều chi phí để bảo quản và duy trì, bên cạnh đó để có
thể quay vòng vốn, công ty phải đi vay ngắn hạn và phát sinh ra việc trả lãi
vay. Như vậy, công ty phải có cách quản lí hàng tồn kho một cách hiệu quả
nhất, đảm bảo việc thu mua nguyên vật liệu và sản xuất vừa phải để tránh
việc phát sinh them các chi phí lưu kho.
 Bên cạnh đó tài sản dài hạn cũng tăng theo, và tăng mạnh vào năm 2012
đạt mức 27,635 ( tăng 14.37%), và sau đó mức tăng vào năm 2013 giảm
mạnh, chỉ tăng 13,019 triệu đồng giảm hơn một nữa so với mức tăng 2012.
Trong đó:
• Tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản dài hạn, tăng đều

qua các năm cụ thể là giai đoạn 2011-2012 tăng 16,345 triệu đồng
và giai đoạn 2012-2013 có tăng 11,622 triệu đồng tuy nhiên giảm
so với giai đoạn trước vì công ty đã đầu tư nhiều vào năm 2012 nên
đến sang năm 2013 việc mua các tài sản có giá trị lớn không được
chú trọng. Về các khoản đầu tư dài hạn thì đạt được 79,201 triệu
đồng vào năm 2011, sau đó tăng lên 12.66% tức là tăng 10,028
triệu đồng vào năm 2012 xong do nhiều yếu tố tác động nên tụt
giảm 583 triệu vào năm 2013( chiếm 0.65%).
• Việc giảm ở các khoản đầu tư là do công ty đã thu hồi các khoản
đầu tư vào công ty lien doanh, liên kết vì có thể các khoản đầu tư
này không đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty nên thu hồi để đầu
tư sang các máy móc thiết bị nhằm mở rộng quy mô kinh doanh và
đem lại lợi nhuận cao hơn.
Để nhìn tổng quan hơn về tổng tài sản của doanh nghiệp ta có thể so sánh số liệu
của Công ty và các công ty cạnh tranh trong ngành là Công ty Cổ phần vận tải
biển Hải Âu (SSG) và Công ty Cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist ( STT)
12
Bảng so sánh tổng tài sản của SFI, SSG và STT:
Đơn vị: Triệu đồng
Công ty
Năm
2011 2012 2013
SFI 444,379 491,415 517,824
SSG 222,361 222,680 192,798
STT 119,647 102,358 75,661
( Nguồn: www.cafef.vn)
Dựa vào bảng số liệu ở trên, ta có thể thấy SFI có tổng giá trị tài sản là lớn nhất,
bên cạnh đó thì tăng dần từ giai đoạn 2011- 2013. Trong khi đó, SSG vẫn giữ mức
ổn định từ năm 2011-2012 mặc dù có tăng nhưng không đáng kể ( tăng từ 222,361
triệu đồng lên 222,680 triệu đồng) và sang đến năm 2013 thì giảm xuống chỉ còn

192,798 triệu đồng. Không thể không nhắc đến STT, là công ty có tổng tài sản nhỏ
nhất so với hai công ty trên, và đang có chiều hướng giảm dần qua các năm cụ thể
là vào năm 2011 là 119,647 triệu đồng, năm 2012 là 102,358 triệu đồng và giảm
mạnh vào năm 2013 chỉ còn 75,661 triệu đồng.
Từ các điều trên cho thấy đối thủ của công ty không tập trung vào việc mua tài sản
cố định hay và tài sản dài hạn khác để làm tăng giá trị của tổng tài sản.

2011 2012 2013
Số tiền
Tỉ
trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền
Tỉ
trọng
I - NỢ PHẢI TRẢ
222,98
9 50.18
246,97
0 50.26
254,98
8 49.24
1. Nợ ngắn hạn
222,90
6 50.16
246,93
4 50.25
234,98
8 45.38
2. Nợ dài hạn 83
0.02
36

0.01
20,000
3.86
II - VỐN CHỦ SỞ HỮU
208,54
8 46.93
229,69
2 46.74
246,52
9 47.61
1. Vốn chủ sở hữu
208,54
8 46.93
229,69
2 46.74
246,52
9 47.61
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
0

0

III - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 12,842
2.89
14,753
3.00
16,307
3.15
Tổng cộng nguồn vốn 444,379


491,41
5 100
517,82
4 100
1.2 Tình hình biến động của nguồn vốn:
Đơn vị : triệu đồng
13

( Nguồn: www.cafef.vn)
14
 Cũng như tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng dần qua các năm và cụ thể
như sau: năm 2012 so với năm 2011 tăng mạnh 47,036 triệu đồng tương
ứng với 10.58%, và năm 2013 so với năm 2012 là 26,409 ( chiếm 5.38%).
Tổng nguồn vốn tăng kéo theo hệ số nợ cũng tăng theo, năm 2012 tăng
10.76% so với năm 2011 và giai đoạn 2012-2013 thì tăng 3.25%, lượng
tăng này giảm hơn một nữa so với giai đoạn trước. Mức tăng này là do
việc tăng nhanh chóng của nợ phải trả mà chủ yếu là nợ dài hạn, tuy nợ dài
hạn có giảm vào giai đôạn 2011-2012 là giảm 57 triệu đồng tức 56.63%
nhưng vào giai đoạn 2012-2013 lại có mức tăng vượt bậc 19,964 triệu
đồng gấp 55455.56% một bước tăng khá lớn so với các tình hình đang sụt
giảm của các năm trước đó. Bước tăng đã bù đắp được phần sụt giảm trước
đó dẫn tới hệ số nợ và nợ phải trả tăng lên như vậy.
 Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn của tổng nguồn vốn, qua các năm
2011-2012 đều chiếm trên 50% và vào năm 2013 con số này đã giảm chỉ
còn 45,38% tuy nhiên vẫn ở mức cao trong tổng nguồn vốn, điều này cho
thấy sẽ nhanh trả lãi vay và sẽ tạo áp lực rất cao và đặc biệt đối với các
khoản vay bằng ngoại tệ thì rủi ro càng lớn khi tỉ giá ngoại tệ tăng, làm
cho giá trị khoản vay cũng tăng cao. Ở các giai đoạn này các khoản vay để
bổ sung vào nguồn vốn đang rất cao, tuy nhiên thì giá trị hang tồn kho
cũng có sự tăng lên từ 0% lên 0.07% cho thấy hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp chưa được hiệu quả. Vì vậy, công ty cần trích lập
các quỹ dự phòng tài chính để đề phòng các khoản chi phí phát sinh làm
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
 Mặt khác việc hệ số nợ đang đạt mức 49.24% cho thấy công ty đang tập
trung vào các khoảng vay để mở rộng quy mô kinh doanh, làm giúp giảm
được các chi phí sử dụng vốn, làm tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh
lên một cách nhanh chóng, sử dụng được lãi vay như là một lá chắn thuế
thu nhập doanh nghiệp nhưng cũng gây ra các rủi ro về tài chính làm giảm
tính độc lập về tài chính bên cạnh đó còn quan tâm đến việc trả nợ vay nên
hình thành áp lực trả nợ sẽ gây khó khan nếu như công ty kinh doanh
không tốt. Nhưng theo đánh giá thì mức tỷ trọng này là khá phù hợp, tỷ
trọng đã vượt quá bán nhưng không quá cao, khả năng tự chủ về nguồn
vốn kinh doanh vẫn được duy trì ở mức tốt.
 Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng dần qua các năm cụ thể là năm
2012 tăng 21,144 triệu đồng chiếm 10.14% so với năm 2011 và năm 2013
tăng 16,837 triệu đồng chiếm 7.33% so với năm 2012. Vốn chủ sở hữu ở
mức tỉ trọng cao nhưng vẫn thua nợ phải trả vì đa số các doanh ngiệp tập
trung nguồn vốn kinh doanh bằng các vay ngân hàng và kêu gọi đầu tư.
 Việc tăng của vốn chủ sở hữu đã kéo theo hệ số tài trợ cũng tăng theo và
vào năm 2011 là 46.93%, đến năm 2012 có giảm chút ít so với năm 2011
là do tổng nguồn vốn của năm 2012 tăng quá mạnh và chỉ còn 46.74%,
giảm sút không đáng kể. Cuối cùng đến năm 2013 thì đạt mức 47.61%.
15
 Bên cạnh đó lợi ích của cổ đông tối thiểu cũng lần lượt tăng qua các năm,
năm 2012 tăng 14.88% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10.53% so với
năm 2012. Và khoản này trong giai đoạn 2011-2013 chiếm tỉ lệ trên tổng
nguồn vốn lần lượt là 2.89%, 3%, và 3.15% đây là các con số chứng minh
doanh nghiệp hoạt động kinh đang có dấu hiệu tốt và sinh lời, đã sử dụng
hiệu quả đòn bẩy tài chính của mình. Và đây cũng là dấu hiệu đáng mừng
cho các cổ đông và thúc đẩy các nhà đầu tư đem đầu tư vào công ty.

2. Tình hình và khả năng thanh toán:
2.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả:
Bảng số liệu tổng hợp về công nợ của công ty từ năm 2011 đến 2013.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2012 2011
Chênh lệch
13/12 % 12/11 %
Doanh thu thuần
458496 331252 210422 127244 38% 120830 57%
Số dư nợ phải thu
bình quân 29691 19227 11210.5 10464 54% 8016.5 72%
Số vòng quay nợ phải
thu ở khách hàng 15.44 17.23 18.77 -1.79 -10% -1.54 -8%
Số ngày của 1 vòng
quay nợ phải thu 23.31 20.90 19.18 2.42 12% 1.72 9%
Giá vốn hàng bán
326347 184750 136307 141597 77% 48443 36%
Số dư nợ phải trả bình
quân 16776 17578 23274 -802 -5% -5696 -24%
Số vòng quay nợ phải
trả người bán 19.45 10.51 5.86 8.94 85% 4.65 79%
Số ngày của 1 vòng
quay nợ phải trả 18.51 34.25 61.47 -15.75 -46% -27.22 -44%
2.1.1 Công nợ phải thu:
Qua bảng phân tích trên đây, ta nhận thấy số vòng quay khoản phải thu đã
giảm liên tục, từ 18.77 vòng năm 2011 và đạt mức 15.44 vòng năm 2013, giảm được
3.33 vòng, tương ứng vớ tỷ lệ 18%, trong đó số vòng quay cũng giảm đều từ năm
2011 lên 2012 và 2013, mỗi năm khoảng 8-10%, cho thấy được khả năng bị chiếm
dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Tương ứng đó là số ngày của 1
vòng quay nợ phải thu cũng tăng đều từ 2011 lên 2013, tăng từ 19.18 ngày năm 2011

lên 23.31 ngày năm 2013, tăng 4.13 ngày, tương ứng tỷ lệ 22%.
Nguyên nhân của giảm sụt giảm của số vòng quay khoản phải thu là do tốc độ
tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của số dư nợ phải thu khách hàng bình
16
quân. Doanh thu của công ty tăng từ 210422 triệu đồng năm 2011 lên 331252 triệu
đồng năm 2012 và lên đến 458496 triệu đồng năm 2013, tổng cộng tăng thêm gần
248074 triệu đồng, tỷ lệ tăng thêm 117,89%. Trong khi số dư khoảng phải thu của
công ty tăng thêm ở mức 158%, từ 13236 triệu đồng năm 2011 lên tới 34164 triệu
đồng năm 2013. Tốc độ tăng của khoản phải thu cao hơn nên kéo theo số vòng quay
nợ phải thu của công ty giảm xuống.
2.1.2 Công nợ phải trả:
Trong cán cân thanh toán với người bán, vòng quay khoản phải trả có khuynh
hướng tăng trong các năm 2011-2013. Chỉ số này đã tăng thêm 13.59 vòng, tăng thêm
231.9%, và tương ứng là số ngày của 1 vòng quay nợ phải trả giảm từ 61.47 năm
2011 xuống còn 18.51 ngày năm 2013. Nguyên nhân chính là do giá vốn hàng bán
của công ty tăng khá mạnh vào năm 2013, khi tăng từ 184750 triệu đồng năm 2012
lên tới 326347 triệu đồng, tỷ lệ tăng 77%, cao hơn tốc độ tăng của Doanh thu năm này
(chỉ tăng 38%). Về số dư nợ phải trả, từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm
dần, từ 23274 triệu đồng năm 2011 giảm còn 16776 triệu đồng năm 2013, giảm 6498
triệu đồng, tỷ lệ 27.92%.
Điều này cho thấy công ty đang thực hiện tốt việc thanh toán cho người bán,
nhà cung cấp, chiếm dụng vốn của ít hơn, từng bước thu hẹp số dư khoảng phải trả
người bán, nhằm tạo được nhiều uy tín về việc thanh toán hơn trên thị trường.
Mặc khác, qua bảng phân tích này, ta thấy số ngày cho 1 vòng quay khoản
phải thu và số ngày cho 1 vòng quay khoản phải trả ngày càng đồng đều hơn, tuy năm
2013 số ngày cho khoản phải thu nhiều hơn, khiến công ty có thể bị ảnh hưởng ít
nhiều về việc thanh toán, lưu thông dòng tiền, nhưng nhìn chung vẫn cân đối giữa
phải thu và phải trả, đảm bảo khả năng thanh toán hơn trước.
2.2 Phân tích khả năng thanh toán
2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Bảng phân tích các chỉ số thanh toán trong ngắn hạn của công ty SAFI
Chỉ tiêu 2013 2012 2011
Chênh lệch
13/12 % 12/11 %
Hệ số khả năng thanh toán 0.65 0.68 0.82 -0.03 -5% -0.14 -17%
17
tức thời
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh 0.79 0.78 0.88 0.01 1% -0.09 -11%
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn 1.21 1.10 1.13 0.11 10% -0.03 -3%
Hệ số chuyển đổi thành tiền
từ tài sản ngắn hạn 0.27 0.26 0.31 0.01 6% -0.06 -18%
Qua bảng phân tích và biểu đồ trên ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời
của công ty đang giảm dần, từ 0.82 năm 2011 giảm còn 0.65 năm 2013, tuy nhiên hệ
số này tại các thời điểm đều tương đối tốt, cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán
ngay các khoản công nợ đến hạn và quá hạn, giúp cải thiện uy tín và chất lượng tài
chính của công ty.
Với hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng đang xu hướng giảm dần, từ 0.88
năm 2011 giảm còn 0.79 vào năm 2013, nhưng vẫn ở tỷ lệ tốt, cho thấy công ty đang
quản lí tốt các khoản công nợ phải thu của mình. Nguyên nhân của việc này là do Tiền
mặt của công ty giảm, từ 182384 triệu đồng xuống còn 152342 triệu đồng, giảm
16.47%, làm cho hệ số này cũng giảm theo.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua các năm đều ở mức
gần 1, là tỷ lệ tốt, giúp đảm bảo khả năng có đủ các tài sản ngắn hạn để thanh toán
công nợ ngắn hạn. Tuy nhiên năm 2013 chỉ số này lại tăng 10%, nguyên nhân là do
Tổng tài sản tăng, từ 271403 triệu đ đầu năm 2013 lên 284794 triệu đ vào thời điểm
cuối năm, tương ứng 4.93%, và thêm nữa là Nợ ngắn hạn lại giảm từ 246934 triệu
đồng vào đầu năm còn 234987 triệu đồng vào cuối năm, giảm 4.84%. Cả 2 nguyên
nhân này làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng thêm đến

10%.
2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn:
Công ty hầu như không có nợ dài hạn, chủ yếu là vay ngắn hạn nhằm mục
đích kinh doanh nên khoản mục vay dài hạn của doanh nghiệp rất thấp so với các
khoản mục khác hoặc hầu như không có.
Năm 2011, nợ dài hạn là 81.648.195 đồng, rất nhỏ nếu so với nọ ngắn hạn là
222.903.208.643 đồng. Nợ dài hạn được hình thành từ Dự phòng trợ cấp mất việc làm
là 349.432.695 đồng, và doanh thu chưa thực hiện (267.784.500) đồng. Đến năm
2012, nợ dài hạn giảm còn 35.513.000 đồng, do đã hết số dư của Dự phòng trợ cấp
việc làm.
Đến năm 2013, công ty đã phát hành thành công 20 tỷ đồng trái phiếu chuyển
đổi với lãi suất 9%/năm, nên số dư nợ dài hạn chỉ là 20 tỷ đồng, vẫn khá nhỏ so với
tổng nợ ngắn hạn, do công ty tiếp tục duy trì việc vay nợ thấp, giảm thiểu chi phí lãi
vay trong hoạt động kinh doanh.
3. Phân tích báo cáo luân chuyển tiền tệ:
18
Bảng số liệu về các dòng tiền của công ty từ năm 2011 đến năm 2013
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2012 2011
Luân chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh -20,167 -1,147 28,759
Luân chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -2,328 -8,796 29,064
Luân chuyển tiền từ hoạt động tài chính
6,110
-6,244 -12,434
Luân chuyển tiền thuần trong năm -16,385 -16,187 45,389
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 168,122 182,384 128,180
Ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ 605 1,927 8,816
Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 152,342 168,124 182,385
3.1 Luân chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty

ngay càng xấu đi, giảm khá mạnh từ năm 2011 đến năm 2013, từ 28.759 triệu đồng
giảm xuống -20.167 triệu đồng, giảm 48.926 triệu đồng, tương ứng 170%, đây là điều
rất đáng lo ngại.
Cụ thể, năm 2012, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 28.759
triệu đồng xuống -1.147 triệu đồng, giảm 29.906 triệu đồng, tương ứng 104%.
Nguyên nhân của việc sụt giảm mạnh này là do các yếu tố như lỗ từ hoạt động đầu tư,
lãi lỗ từ -9.883 triệu đồng xuống đến -23.189 triệu đồng, tăng giảm các khoản phải
thu từ -4.750 triệu đồng xuống đến -35.686 triệu đồng. Ngoài ra còn có các khoản làm
tăng dòng tiền thuần như tăng giảm các khoản phải trả từ 9.368 triệu đồng lên 21.771
triệu đồng, tuy nhiên vẫn không đủ để bù đắp phần sụt giảm nên tổng dòng tiền thuần
từ kinh doanh của doanh nghiệp giảm mạnh.
Đến năm 2013, dòng tiền tiếp tục sụt giảm mạnh, từ -1.147 triệu đồng xuống
tới -20.167 triệu đồng, giảm thêm 19.020 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc
giảm ở năm 2013 là do lợi nhuận trước thuế giảm 5.835 triệu đồng, tăng tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp là 4.889 triệu đồng, nhưng phần lớn nhất là tiền thu khác từ hoạt
động kinh doanh, giảm đi 82.370 triệu đồng, mặc dù có các khoản mục dương làm
tăng dòng tiền nhưng vẫn không đủ bù đắp, làm cho tổng dòng tiền thuần từ hoạt
động kinh doanh giảm mạnh.
3.2 Luân chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 giảm,
từ 29.064 triệu đồng giảm còn -2.328 triệu đồng, giảm 31.392 triệu đồng, tương ứng
tỷ lệ 108%.
Cụ thể năm 2012, dòng tiền từ hoạt động đầu tư giảm mạnh từ 29.064 triệu
đồng xuống đến -8.796 triệu đồng, giảm 37.860 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là
19
do công ty đang đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng 209 Nguyễn Văn Thủ - Quận 1,
nên tiền chi cho hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhiêu lên, từ -9.704
triệu đồng năm 2011 xuống -22.090 triệu đồng năm 2012. Ngoài ra còn do tiền thu
hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác năm 2012 không có, nên so với
năm 2011 đã giảm đi toàn bộ số dư cuối năm 2011, là 28.932 triệu đồng.

Bên cạnh các chỉ tiêu giảm, chỉ có một chỉ tiêu làm tăng dòng tiền đầu tư là
tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia tăng từ 9.833 triệu đồng lên 12.507
triệu đồng, nhưng phần tăng không đủ bù đắp nên tổng dòng tiền thuần từ hoạt động
đầu tư năm 2012 giảm.
Đến năm 2013, dòng tiền từ hoạt động đầu tư tăng lên, từ -8.796 triệu đồng lên
-2.328 triệu đồng, tăng 6.468 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 73.53%. Dong tiền năm
2013 tăng chủ yếu là do tăng về tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia,
tăng từ 12.507 triệu đồng cuối năm 2012 lên 18.371 triệu đồng vào năm 2013, con các
chỉ tiêu khác tăng giảm không đáng kể.
3.3 Luân chuyển tiền từ hoạt đồng tài chính:
Đây là khoản mục duy nhất dòng tiền tăng trong 3 dòng tiền của công ty trong
các năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2011 ở mức -12.434 triệu đồng thì đến năm 2013,
dòng tiền tăng lên 6.110 triệu đồng, tăng 18.544 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 149%.
Năm 2012, dòng tiền tăng lên từ -12.434 triệu đồng lên -6.244 triệu đồng, tăng
6190 triệu đồng, tương ứng 49.7%. Dòng tiền tăng là do có thêm số dư tiền thu từ
phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 4.144 triệu đồng, và tiền vày ngắn
hạn, dài hạn nhận được là 34.265 triệu đồng. Khoản mục giảm là tiền chi trả nợ gốc
vay, khi phát sinh giảm 32.220 triệu đồng. Khoản mục cổ tức, lợi nhuận đã trả cho
chủ sở hữu vẫn giữ nguyên ở mức -12.434 triệu đồng. Tổng cộng, dòng tiền từ hoạt
động đầu tư của công ty năm 2012 tăng thêm 6.110 triệu đồng.
Đến năm 2013, dòng tiền tiếp tục tăng từ -6.244 triệu đồng lên 6.110 triệu
đồng, tăng thêm 12.354 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 197.85%. Dòng tiền tăng chủ yếu
là do tăng tiền lãi vay ngắn hạn, dài hạn nhận được, từ 34.256 triệu đồng lên 52.919
triệu đồng, một số khoản mục làm giảm dòng tiền như tiền thu từ phát hành cổ phiếu
giảm 4.144 triệu đồng hay tiền chi trả nợ gốc vay âm thêm 1795 triệu đồng, nhưng
không đáng kể và tổng dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính tăng 12.354 triệu đồng.
3.4 Nhận xét chung:
Từ năm 2011-2013, tiền và tương đương tiền của công ty giảm đều, từ
182.384 triệu đồng năm 2011 giảm còn 168.122 triệu đồng năm 2012 và tiếp tục giảm
xuống 152.342 triệu đồng năm 2013. Có thể thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

và đầu tư giảm đã làm cho tiền và tương đương tiền cuối kì của công ty giảm xuống,
tuy có sự gia tăng của dòng tiền từ hoạt động tài chính, là một sự biến động tốt, nhưng
không đủ bù đắp phần dòng tiền giảm.
4. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh:
20
Đơn vị : triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền %
Doanh thu
Thuần
210,422 100 331,252 100 459,993 100 120,830 57.42 128,741 38.86
Giá vốn
hàng bán
(136,308) (64.78
)
(184,751) -
55.77
(328,375
)
-71.39 (48,443) 35.54 (143,624) 77.74
Lãi gộp 74,114 35.22 146,501 44.23 131,618 28.61 72,387 97.67 (14,883) -10.16
Thu nhập tài
chính
16,048 7.63 27,195 8.21 24,291 5.28 11,147 69.46 (2,904) -10.68
Chi phí tài
chính
(7,347) (3.49) (2,058) -0.62 (3,444) -0.75 5,289 -71.99 (1,386) 67.35
Trong đó:
Chi phí tiền

lãi vay
- - (192) -0.06 (995) -0.22 (192) - (803) 418.23
Chi phí bán
hàng
- - - - (639) -0.14 - - (639) -
Chi phí
quản lý DN
(63,733) (30.29
)
(129,130) -
38.98
(104,087
)
-22.63 (65,397) 102.6
1
25,043 -19.39
Lãi/Lỗ từ
hoạt động
kinh doanh
19,082 9.07 42,316 12.77 46,744 10.16 23,234 121.7
6
4,428 10.46
Lãi lỗ trong
công ty liên
doanh, liên
kết
16 0.01 10 0.00 13 0.00 (6) -37.62 3 25.37
Thu nhập/
(Chi phí
khác)

1,049 0.50 916 0.28 (198) -0.04 (133) -12.68 (1,114) -121.62
Tổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế
36,206 17.21 53,451 16.14 47,617 10.35 17,245 47.63 (5,834) -10.91
Lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp
31,169 14.81 44,373 13.40 35,297 7.67 13,204 42.36 (9,076) -20.45
Lợi nhuận
sau thuế của
cổ đông
Công ty mẹ
29,906 14.21 37,910 11.44 30,063 6.54 8,004 26.76 (7,847) -20.70
Lãi cơ bản
trên cổ
phiếu
(VNÐ)
3,607 1.71 4,566 1.38 3,454 0.75 959 26.59 (1,112) -24.35
Nguồn:
4.1 Doanh thu và lợi nhuận:
Trong năm 2012 doanh thu thuần của Công ty đã có sự tăng trưởng ấn tượng với mức
tăng hơn 57% so với năm 2011, đạt hơn 331 tỷ đồng. Trong năm 2012, chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng mạnh, tăng hơn 100% so với năm 2011, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng
doanh thu, tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần tăng từ 30,29% của năm
2011 lên gần 39% trong năm 2012. Tuy nhiên các khoản chi phí khác như giá vốn hàng bán,
21
chi phí tài chính đã được hạn chế đáng kể. Giá vốn hàng bán năm 2012 chỉ tăng 35,54% so

với cùng kỳ, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm từ 64,78% xuống còn 55,77%.
Nhờ vậy, lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế cũng đã có sự tăng trưởng ấn
tượng, lần lượt là 47,63% và 42,36%, là mức rất cao so với các doanh nghiệp cùng ngành và
trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Lí do của sự tăng trưởng mạnh này là:
• Về chuyển biến kịp thời trong định hướng kinh doanh toàn công ty: Ban Tổng giám
đốc Công ty đã nhanh chóng có nhiều chính sách cắt giảm chi phí, tăng trưởng doanh
thu hợp lí
• Giám sát và quản trị rủi ro: Tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế, nội quy, kỷ
luật lao động, việc sử dụng lao động, thời gian làm việc… của các phòng ban và của
toàn thể cán bộ, nhân viên của Công ty. Đồng thời nâng cao công tác phòng ngừa và
quản trị rủi ro, nhằm hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại có thể ảnh hưởng tới kết
quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty
So sánh giữa năm 2012 và 2013 thì Doanh thu có tăng nhưng tốc độ chậm lại, tăng
hơn 38% (128,741 tỉ đồng) so với năm 2012. Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế lại giảm,
lần lượ t giảm 10,91% và 20,95% so với năm 2012.
Nguyên nhân của sự sụt giảm về lợi nhuận đáng kể này có thể là do giá vốn hàng bán
tăng mạnh hơn so với năm 2012, tăng đến hơn 143 tỉ đồng (chênh lệch hơn 77% so với 2012)
và chi phí tài chính cho các họat động của doanh nghiệp cũng tăng lên khá nhiều, tăng
67,35%. Tỉ lệ tăng trưởng này cao hơn khá nhiều so với tỉ lệ tăng trưởng năm 2012/2011.
Đây là một điều đáng lo ngại vì giá cả và chi phí tăng có thể làm giảm doanh thu nếu công ty
tăng giá thành cho dịch vụ ít, nhưng nếu tăng giá dịch vụ lên cao có thể làm giảm sức cầu.
Vì vậy trong năm 2013 và những năm sau Công ty nên có những biện pháp quản lý tốt chi
phí, khai thác và sử dụng hiệu hiệu quả các nguồn vốn, tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào
làm giảm giá thành… để nâng cao hiệu quả họat động của công ty.
4.2 Giá vốn hàng bán
Quan sát chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chỉ tiêu này tăng mức ổn định từ năm 2011 đến
2012 nhưng lại tăng cao từ 2012 đến 2013. Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 48,443 tỉ đồng,
tương ứng với tỷ lệ 35.54% so với năm 2011. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giá vốn hàng bán
năm 2013 tăng 143,624 tỉ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 77,74% so với năm 2012. Sỡ dĩ có
sự tăng giá vốn hàng bán mạnh như vậy là vì ảnh hưởng của giá xăng dầu, điện, chi phí

nguyên vật liệu và công tác quản lý định mức nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu chưa được
nâng cao. Công ty cổ phần đại lí vận tải SAFI là công ty chuyên về ngành vận tải, vì vậy điều
này có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ giá vốn hàng bán qua các năm.
4.3 Lãi gộp
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy lãi gộp ở năm 2012 so với 2011
tăng mạnh và sau đó giảm nhẹ vào 2013. Năm 2012 tăng 72,387 tỉ đồng đồng tương ứng với
tỷ lệ 97,67% so với năm 2011. Đến năm 2013, lãi gộp giảm 14,883 tỉ đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 10,16% so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do giá bán trong nước điều chỉnh
tăng lên mạnh làm ảnh hưởng đến cả doanh thu lẫn lãi gộp.
4.4 Chi phí tài chính
22
Chi phí tài chính giảm mạnh trong năm 2012 từ 7,347 tỉ đồng xuống còn 2,058 tỉ
đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 71,99% so với năm 2011.Năm 2013, chi phí tài chính đột
ngột tăng 1,386 tỉ đồng tương ứng với 67,35% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho chi
phí tài chính tăng trong năm 2013 chủ yếu là vì khoản vay ngắn hạn của công ty tăng dẫn đến
chi phí tiền lãi vay tăng. Quan sát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta
thấy chi phí lãi vay năm 2013 tăng đến 418,23% tương ứng với số tiền 995 tỉ đồng so với
năm 2012.
4.5 Chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp
Khoản mục chi phí bán hàng năm 2013 tăng 639 tỉ đồng so với năm 2012. Vì là 1
công ty dịch vụ về vận tải hàng hóa nên chi phí bán hàng của các năm hầu như bằng 0 và đến
năm 2013 có nhưng không đáng kể.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng mạnh 65,397 tỉ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 102.61% so với năm 2011. Tuy nhiên sang đến năm 2013 chỉ tiêu nà y lại giảm nhẹ,
giảm 25,043 tỉ đồng tương đương 19.39%. Điều này cho thấy năm 2012 công ty chưa quản lí
chí phí quản lí doanh nghiệp 1 cách hiểu quả, nhưng đến năm 2013 công ty đã cố gắng tiết
kiệm đến mức có thể các chi phí quản lý, chi phí tài chính để giảm phí kinh doanh nhằm
mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
4.6 Lợi nhuận khác
Nhìn chung trong năm 2012/2011 và 2013/2012 thu nhập khác của công ty có sự giảm

sút và cũng không đáng kể. Năm 2012/2011 giảm 133 tỉ đồng tương ứng với 12,68% và năm
2013/2012 giảm đến 121,62%. Điều này chứng tỏ các khoản thanh lí, họat động bên ngoài
công ty có nhưng không đáng kể.
 Tóm lại, trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 mặc dù nền kinh tế có nhiều diễn
biến phức tạp nhưng công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng tốt và ổn định về mặt
doanh thu. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu qua 3 năm là chưa cao và ổn
định. Việc tăng giá vốn hàng bán đã gây khó khăn cho công ty trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm và do giá của xăng, dầu, điện tăng đến đỉnh điểm đã làm cho lợi nhuận
trước và sau thuế trong năm 2013 không đạt được chỉ tiêu như kế hoạch đề ra. Trong
năm 2013, do kinh tế vẫn còn diễn biến khá phức tạp tình hình tiêu thụ của công ty
vẫn gặp không ít khó khăn chứng tỏ ở việc các khoản giảm trừ doanh thu tăng mạnh
đã ảnh hưởng phần nào tới lợi nhuận của công ty. Nhìn chung, công ty đang kinh
doanh có lãi và đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng này có thể sẽ
giảm sút trong tương lai nếu như công ty không có biển pháp cải thiện tình hình tiêu
thụ và kiểm soát tốt hơn các khoản chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng như chi
phí nguyên vật liệu đầu vào.
5. Phân tích nhóm chỉ số khả năng sinh lời:
23
5.1 Tỷ suất doanh lợi ROS:
Ta có bảng phân tích sau đây
Đơn vị: tỉ đồng và %
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2012/2011 2013/2012 2013/2011
Lợi nhuận sau
thuế
35,297 44,373 31,169 13,204 -9,076 4,128
Doanh thu thuần 458,497 331,252 210,422 120,830 127,245 248,075
ROS 7.7% 13.4% 14.81% -1% -5.7% -7.11%
Ta có ROS của năm 2011, 2012, 2013 lần lượt bằng 14.81%, 13.4% và 7.7%, có nghĩa
là 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra được lần lượt 14.81, 13.4 và 7.7 đồng lợi nhuận sau

thuế. Qua bảng phân tích trên đây, ta nhận thấy là tỷ suất doanh lợi ROS đã giảm liên tục
7.11% trong năm 2011-2013, trong đó mức giảm trong năm 2012-2013 là nhanh nhất với
5.7%, gần gấp 6 lần so với mức 1% trong các năm 2011- 2012.
Nguyên nhân của việc này là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ nhanh hơn so với lợi nhuận trước thuế TNDN. Cụ thể:
Trong các năm 2011- 2012, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng
120,830 tỉ đồng, tương đương 57,42%, mức này nhanh hơn tốc độ tăng 13,204 tỉ đồng, tương
đương 42,36% của lợi nhuận sau thuế.
Trong các năm 2010- 2011, tuy tốc độ tăng lên của doanh thu thuần do giá vốn hàng
bán tăng nhiều hơn gây ảnh hưởng nên tăng 128,741 tỉ đồng, tương đương 38,86% nhưng vẫn
còn nhanh hơn rất nhiều so với mức giảm đáng kể 20,45 % của lợi nhuận sau thuế TNDN của
công ty.
Điều này khiến cho ROS giảm nhanh, tuy rằng chỉ số này trong năm 2013 vẫn còn là
khá tốt nhưng khuynh hướng giảm nếu còn tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
của công ty, đồng thời việc sụt giảm này cũng gây ra những áp lực sụt giảm không nhỏ tới chỉ
số ROA khi ROS là một trong những nhân tố ảnh hưởng.
5.2 Số vòng quay tổng tài sản
Ta có bảng phân tích sau đây
Đơn vị: tỉ đồng, lần
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2012/2011 2013/2012 2013/2011
Doanh thu thuần 458,497 331,252 210,422 120,830 127,245 248,075
∑ tài sản bình 504,621 467,900 421,027 46,873 36,721 83,594
24
quân
Vòng quay tổng tài
sản
0.91 0.71 0.50 0.21 0.20 0.41
Qua bảng phân tích trên, ta nhận thấy là số vòng quay tổng tài sản của công ty cổ
phần đại lí vận tải SAFI đã tăng lên liên tục 0.41 vòng trong các năm 2011- 2013. Trong đó,

chỉ số này đã tăng lên 0.21 vòng trong các năm 2011- 2012 và 0.20 vòng trong khoảng 2012-
2013, đạt mức 0.91 vòng trong năm 2013, mức tăng này đang có khuynh hướng tăng dần
trong các năm.
Nguyên nhân khiến cho vòng quay tổng tài sản của công ty tăng lên là do trong các
năm 2011- 2013, nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty tăng cao, điều đó thúc đẩy doanh thu
(phần tăng trưởng chính trong doanh thu thuần) tăng lên rất nhanh, trong khi đó tổng tài sản
lúc này cũng có sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên tốc độ gia tăng là khác nhau khi mà doanh thu
thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh hơn nhiều.
Trong khoảng từ 2012- 2013, mặc dù tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 128,741
tỉ đồng, tương đương 38,86%% do doanh số tiêu thụ sản phẩm suy giảm nhưng vẫn còn cao
hơn nhiều so với mức tăng 7.8% của tổng tài sản.
Đồng thời, ta cũng thấy là hiện tại tốc độ quay vòng tổng tài sản của công ty đang ở
mức trung bình, chứng tỏ khả năng sinh lời của tổng tài sản là khá tốt, khả năng quản lý khá
phù hợp. Điều này góp phần khiến cho các chỉ số ROA, ROE có được những lực đẩy để tăng
trưởng khi mà đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ số trên.
Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn sự thay đổi về giá trị của tỷ suất doanh lợi (ROS) và
vòng quay tổng tài sản có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), ta sẽ tiến hành các phân tích cụ thể sau đây.
5.3 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Ta có bảng phân tích sau đây
Đơn vị: %, vòng

Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2012/2011 2013/2012 2013/2011
Tỷ suất doanh
lợi (ROS)
7.70% 13.40% 14.81% -1.00% -5.70% -7.11%
Vòng quay tổng
tài sản
0.91 0.71 0.5 0.21 0.2 0.41

ROA 7.00% 9.51% 7.40% 2.11% -2.52% -0.41%
25

×