Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quá trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng có vai trò như thế nào đối với việc phát triển doanh số của doanh nghiệp thương mại, chúng ta sẽ thấy rõ được có vai trò của nó như thế nào đối với việc phát triển doanh số của doanh nghiệp thương m

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.7 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo
hướng toàn cầu hóa dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng quyết định đến
tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại của mỗi quốc gia.
Để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh
nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc
kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp
muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn
đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ
của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong
đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế là có nhiều doanh
nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trọng việc tạo ra sản
phẩm cuối cùng cho khách hàng. Mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản
phẩm mới ngày càng ngắn hơn, nhu cầu khách hàng ngày càng cao hơn rồi những tiến bộ
liên tục không ngừng đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải đã thúc ép các
doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó.
Sau đây là bài tìm hiểu về: “ Quá trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng có
vai trò như thế nào đối với việc phát triển doanh số của doanh nghiệp thương mại,
chúng ta sẽ thấy rõ được có vai trò của nó như thế nào đối với việc phát triển doanh số
của doanh nghiệp thương mại và thực trạng quá trình cung ứng ấy qua sản phẩm của
công ty HONDA.”
1
I.Cở sở lý luận
1. Khái niệm, vai trò của quá trình cung ứng
a. Khái niệm quá trình cung ứng.
Chuỗi cung ứng là một hệ thống của các tổ chức, con người, các hoạt động, thông
tin và tài nguyên liên quan đến sự vận động của sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp
đến khách hàng. Các hoạt động chuỗi cung ứng chuyển đổi tài nguyên tự nhiên, vật liệu
thô, và các thành phần thành sản phẩm hoàn chỉnh được vận chuyển tới khách hàng.
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay


gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm
nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ khách hàng
của nó.Và quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích
hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm
phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất
lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu
cầu về mức độ phục vụ.
b. Vai trò của quá trình cung ứng đối với việc phát triển doanh số của DNTM
Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản
xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần đến việc phối hợp với các đối tác,
nhà cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
_ Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của
các doanh nghiệp. Nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn tầm cỡ thế giới
như Dell và Wal-Mart đạt được từ 4% - 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế
cạnh tranh không nhỏ tí nào.
2
_ Rõ ràng yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay là sở hữu
được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn các đối thủ. Nói cách khác quản trị chuỗi cung
ứng không còn là một chức năng thông thường của các công ty mà đã trở thành một bộ
phận chiến lược của công ty.
_ Vai trò của quá trình cung ứng đối với việc phát triển doanh số của doanh nghiệp
thương mại:
+ Cung ứng là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều cần có các hoạt động sau:
• Sáng tao : đó là những ý tưởng mới và sáng tạo không ngừng
• Tài chính : việc hút vốn cũng như quản lí nguồn vốn
• Nhân sự : việc quản lí nguồn nhân lực
• Mua hàng : thu mua hàng hóa,nguyên vật liệu,máy móc thiết bị dịch vụ để phục vụ
cho sự tồn và phát triển của doanh nghiệp

• Sản xuất ,chế biến : tổ chức sản xuất chế biến nguyên vật liệu thành sản phẩm hay
phân loại chia nhỏ,bao gói sản phẩm để sẵn sàng đưa vào tiêu dùng
• Phân phối : tiếp nhận và bán các sản phẩm của doanh nghiệp
=> dễ dàng nhận thấy mọi doanh nghiệp đều không tồn tại ,phát triển nếu không được
cung cấp yếu tố đầu vào như hàng hóa ,nguyên vật liệu,máy móc thiết bị,dịch vụ đó là
nhu cầu hoạt động cung ứng sẽ thỏa mãn.Do đó cung ứng là hoạt động không thể thiếu
trong doanh nghiệp thương mại.Doanh nghiệp muốn nâng cao doanh số ,cần hoàn thiện
tốt khâu này.
+ Cung ứng là một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là lơi nhuận ,lợi nhuân cao và cao hơn
nữa.Để đạt được mục tiêu đó cần có 5 yếu tố thường được gọi là 5M bao gồm:
M1:machines_máy móc
M2:manpower_nguồn nhân lực
M3:materials_nguyên vật liêu
M4:money_tiền
M5:management_quản lí
3
Trong 5 yếu tố đó hoạt động cung ứng đã đảm bảo 2 yếu tố:máy móc thiết bị và
nguyên vật liệu.Nếu hoạt động cung ứng có hiệu quả:cung cấp đầy đủ ,kịp thời hàng
hóa,máy móc trang thiết bị,nguyên vật liệu hàng hóa giá rẻ thì hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp mới có thể diễn ra liên tục ,nhịp nhàng với năng suất cao ,tiết kiệm chi
phí,các doanh nghiệp sản xuất có thể tìm ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt ,giá thành
hạ,đáp ứng người tiêu dùng.Trên cơ sở đó quá trình dự trữ sẽ ít bị hao hụt,doanh nghiệp
chỉ cần tăng mức dịch vụ đi kèm để gia tăng sức cạnh tranh thị trường
=>tăng doang thu,tăng lợi nhuận
+ Cung ứng đóng vai trò người quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh từ bên ngoài
Để có thể đáp ứng nhu cầu của mình về hàng hóa nguyên vật liệu,thiết bị máy móc
cho sản xuất doanh nghiệp có 2 lựa chọn:
• Doanh nghiệp tự sản xuất

• Doanh nghiệp đặt mua từ bên ngoài
Cùng với sự chuyên môn hóa ,phân công lao động xã hội đang phát triển không
ngừng thì lựa chọn 2 đang ngày một quan trọng hơn.Nếu cung ứng làm tốt chức năng của
minh:cung cấp hàng hóa nguyên vật liệu đúng tên gọi và chất lượng,đủ số lượng ,kịp thời
với thời gian và chi phí thấp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành liên tục ,nhịp nhàng và mang
lại hiệu quả cao.Còn ngược lại,tất nhiên kinh doanh sẽ bị dán đoạn và hiệu quả thấp. Do
vậy cung ứng chính là người điều phối sản xuất từ bên ngoài.
Tóm lại,cung ứng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp,nó
giúp đảm bảo cho sản xuất tiến hành nhịp nhàng,liên tục,tạo điều kiện nâng cao sản xuất
kinh doanh,áp dụng các kĩ thuật mới ,tạo ra năng lực sản xuất kinh doanh mới .Tạo điều
kiện nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
=> doanh số tăng => hiệu quả kinh doanh tăng.
2. Các nội dung của hoạt động cung ứng hàng hóa.
Năm lĩnh vực chính trong hoạt động chuỗi cung ứng là sản xuất, tồn kho, địa điểm,
vận tải và thông tin. Năm yếu tố này còn được gọi là những thông số thiết kế hay những
quyết định về chính sách. Năm yếu tố này hình thành nên mô hình và năng lực trong bất
kỳ một chuỗi cung ứng nào. Khi các quyết định về chính sách hình thành chuỗi cung ứng
4
luôn thực hiện công việc thông qua các hoạt động thực thi hàng ngày và xảy ra thường
xuyên. Chúng được gọi là những hoạt động “ Đóng – Mở” tại điểm trung tâm của mỗi
chuỗi cung ứng.
Khi nhận thức về những hoạt động của chuỗi cung ứng nâng cao, chúng ta có thể sử
dụng Nghiên cứu hoạt động cung ứng- SCOR ( Supply Chain Operations Research) . Mô
hình này được Hội đồng cung ứng( Supply Chain Council Inc …1150 Freeport Road,
Pittsburgh, PA 1538, www supply-chain org) phát triển. Theo mô hình này, có 4 yếu tố
được xác định như sau:
- Lập kế hoạch
- Tìm nguồn cung ứng
- Sản xuất
- Phân phối.

Chúng ta sử dụng 4 yếu tố này để tìm hiểu về những hoạt động của chuỗi cung ứng.
5
a. Lập kế hoạch
Hoạt động bao gồm lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho 3 yếu tố liên quan
kia. Ba yếu tố trong lập kế hoạch gồm : dự báo nhu cầu, giá sản phẩm và quản lý tồn
kho.
b. Tìm nguồn cung ứng
Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có được các yếu tố đầu
vào để tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ. Hai hoạt động chính cần quan tâm là hoạt động cung
ứng, hoạt động tín dụng và khoản phải thu. Hoạt động cung ứng bao gồm những hành
động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết. Hoạt động tín dụng và khoản phải
thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt. Cả hai hoạt động này đều có tác động rất lớn
đến hiệu quả của chuỗi cung ứng.
c. Sản xuất
Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/ dịch vụ mà chuỗi
cung ứng cung cấp. Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản lí sản xuất và
quản lí nhà máy. Mô hình SCOR không những hướng dẫn cụ thể cách thiết kế sản phẩm
và triển khai quá trình mà còn hướng dẫn cách tích hợp trong quá trình sản xuất.
d. Phân phối
Là hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng: phân phối các
sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng. Hai hoạt động chính trong yếu tố phân
phối sản phẩm/ dịch vụ là thực thi các đơn hàng từ khách hàng và giao sản phẩm cho
khách hàng.
3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hàng hóa.
a. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
+Sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các
công ty, và điều đó có nghĩa rằng nền kinh tế vẫn tiếp tục là năm thách thức cho việc
quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu.
6
Hầu hết các tổ chức kinh tế thế giới, chẳng hạn như tổ chức IMF và OECD, đều đưa

ra nhận định khá bi quan cho sự phát triển kinh tế trong năm 2012. Điều tồi tệ nhất họ
cũng dự đoán là các nền kinh tế thế giới có thể rơi vào cuộc suy thoái nếu như ba trụ cột
kinh tế là Mỹ, Châu Âu và Nhật vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung cho sự bất ổn tài
chính toàn cầu. Hơn thế nữa, khu vực Châu Á vốn tăng trưởng năng động đang cho thấy
dấu hiệu chững lại khi các số liệu kinh tế quý 3 năm 2011 cho thấy họ đang tăng trưởng
chậm lại. Môi trường kinh tế khá bi quan khiến cho nhiệm vụ hoạt động quản trị chuỗi
cung ứng nhằm giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu sẽ gặp nhiều khó khăn. Biểu
hiện đó là sự tăng trưởng chậm lại của các đơn đặt hàng và sự thận trọng của người tiêu
dùng trong môi trường kinh tế bất ổn. Ngoài ra chi phí được dự kiến tăng khiến nhiệm vụ
của chuỗi cung ứng là cắt giảm chi phí lại càng nặng nề. Đặc biệt là các chi phí hàng tồn
kho khi mà tín dụng ở hầu hết các quốc gia đang thắt chặt lại.
+Khái niệm “Quản lý tập trung chuỗi cung ứng” sẽ thu hút nhiều sự quan tâm, tuy
nhiên vẫn ở trong giai đoạn đầu để chấp nhận.
Khái niệm này bắt nguồn từ nhu cầu các nhà quản trị ngày càng mong muốn có thể
thấy toàn bộ (complete visbility) chuỗi cung ứng và ra quyết định tập trung cho chuỗi
cung ứng phức tạp của mình. Việc quản lý tập trung đòi hỏi phải có những dữ liệu liên
quan đến chuỗi cung ứng ở thời gian thực cùng với quản lý các sự kiện xảy ra bất ngờ.
Điều này đang đòi hỏi các nhà công nghệ đang tập trung phát triển các ứng dụng tích hợp
như thực hiện chuỗi cung ứng, lên kế hoạch chuỗi cung ứng và cải thiện quy trình kinh
doanh, ra quyết định thông minh (business intelligent) và giao dịch điện tử B2B. Tuy
nhiên hiện tại khái niệm này chỉ ở giai đoạn đầu phát triển.
+Công nghệ điện toán đám mây và quản lý dịch vụ sẽ tiếp tục thu hút được các nhà
quản trị/vận hành chuỗi cung ứng.
Công nghệ điện toán đám mây được dự đoán sẽ tiếp tục thu hút các nhà quản trị chuỗi
cung ứng trong năm 2012 nhằm giải quyết các bài toán về tính hiệu quả quá trình mua
hàng, giảm tổng chi phí, phối hợp các thành viên trong chuỗi cung ứng và đánh giá sâu
mô thức cung-cầu. Tất cả các bài toán này cũng sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của các nhà
7
điều hành chuỗi cung ứng khi họ phải chịu áp lực giảm chi phí và nâng cao chất lượng
dịch vụ. Ngoài ra công nghệ điện toán đám mây cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm các chi

phí đầu tư vào công nghệ mới khi cuối năm 2011 các hãng lớn cung cấp ERP đang mua
dần các công ty chuyên về điện toán đám mây để tích hợp vào gói sản phẩm cung cấp
cho doanh nghiệp, chẳng hạn như Oracle công bố mua RightNow Technologies, và SAP
mua lại Success Factors.
Một lĩnh vực nữa mà các nhà quản trị cũng quan tâm là quản lý các nhà cung cấp dịch
vụ của mình. Các nhà 3PL/4PL vẫn là những cánh tay đắc lực cho các nhà quản trị chuỗi
cung ứng để giải quyết các bài toán về hoàn thành đơn hàng, tối ưu hóa vận chuyển và
logistics. Trong năm 2012 khái hiệm thuê ngoài cùng có lợi ích (vested – outsourcing)
vẫn tiếp tục được dự báo trở thành xu hướng.
+ Năm 2012 được dự báo sẽ chứng kiến nhiều hoạt động mua bán và sáp nhập cũng
như phát triển đối tác chiến lược giữa các nhà cung cấp công nghệ chuỗi cung ứng, tư vấn
và cung cấp ERP.
+Sự tăng nhanh về hàng nhái, hàng bị mất cắp và các hoạt động mang tính pháp lý
đang diễn ra trong chuỗi cung ứng sẽ thúc đẩy những sáng kiến từ chính phủ và ngành để
hạn chế bớt rủi ro này. Chính phủ và các thành viên trong ngành đang đưa ra nhiều sáng
kiến để loại bỏ và hạn chế những sản phẩm không hợp chuẩn (non-conforming materials)
đang tồn tại trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại Mỹ, các nhà lập pháp và các thành viên
trong ngành đang nỗ lực loại bỏ những sản phẩm hàng nhái mà có xuất xứ từ Trung Quốc
và các quốc gia khác. Các sản phẩm này đang làm tổn hại đến các nhà sản xuất có uy tín.
Theo Hiệp hội Ngành Sản xuất chất bán dẫn thì hàng năm các thành viên trong Hiệp hội
phải bỏ ra khoảng 7.5 tỷ đôla chi phí để “đấu tranh” với các hàng không hợp chuẩn. Hàng
không hợp chuẩn ngày càng gia tăng và gây áp lực lên chuỗi cung ứng khi chuỗi cung
ứng ngày nay trở nên toàn cầu và sự tăng nhanh của chiến lược thuê ngoài tại các quốc
gia Châu Á.
+Sự gia tăng sử dụng hệ thống tương tác, như các mạng xã hội, sẽ tiếp tục thu hút
những nhà quản trị chuỗi cung ứng trong năm 2012.
8
Một trong những yếu tố quan trọng của chuỗi cung ứng chính là sự tương tác
(engagement) nhằm để trao đổi và chia sẻ. Sự phát triển mạnh của các mạng xã hội như
Facebook và Twitter, đang tạo điều kiện để sự tương tác này phát triển. Hệ thống mạng

xã hội đã nâng cao sự trao đổi giữa các thành viên và những đội phát triển dự án làm việc
qua mạng (virtual ad-hoc teams). Ferrari Consulting and Research Group dự đoán rằng
xu hướng này vẫn tiếp tục phát triển trong năm 2012 khi các mạng này đang làm tốt
nhiệm vụ nâng cao khả năng giao tiếp của các thành viên trong chuỗi cung ứng.
b. Nhân tố bên trong doanh nghiệp.
+Sự gia tăng việc phát triển các ứng dụng xử lý trực tiếp từ bộ nhớ (in-memory
computing technologies) cùng với xử lý kho dữ liệu (data-mining) của các công ty cung
cấp công nghệ, sẽ cho phép chuỗi cung ứng hoạt động tốt hơn ở mặt lên kế hoạch và quản
lý sự thay đổi.
Thế giới kinh doanh thay đổi nhanh hơn khiến cho các quy trình trong chuỗi cung
ứng, chẳng hạn S&OP, gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thích nghi. Hơn thế nữa, các
nhà quản trị chuỗi cung ứng cần phải ra quyết định nhanh, nhiều và chính xác hơn trong
môi trường kinh doanh bất ổn. Các vấn đề này đang được các công ty cung cấp các giải
pháp công nghệ cho chuỗi cung ứng tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong năm 2012.
Một số các công ty cung cấp giải pháp như Agistix, JDA Software, và Kinaxis đang thể
hiện mình là những công ty đi đầu đưa ra các giải pháp trên. Các công ty lớn như SAP,
Oracle và IBM cũng không muốn chậm chân trong lĩnh vực này. SAP đã đưa ra giải pháp
với tên gọi là HANA. Oracle đang phát triển mảng giải pháp này và đã thực hiện mua lại
Endeca, công ty chuyên về khai thác dữ liệu (data-mining).
+Sau khi tăng mạnh năm 2011, chi phí đầu vào sẽ ở mức trung bình (moderate) trong
năm 2012; tuy nhiên các nhà quản trị chuỗi cung ứng cần phải “để mắt” đến giá cả, sức
khỏe và hiệu quả của nhà cung ứng cũng như độ linh hoạt của mạng cung ứng.
Chi phí đầu vào (inbound material) đã tăng mạnh trong năm 2011 khiến cho các nhà
quản trị chuỗi cung ứng gặp phải nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sự vận hành chuỗi
cung ứng. Trong 06 tháng đầu năm 2011 giá dầu và chi phí vận tải luôn ở mức cao khiến
cho giá thành sản phẩm cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp và mức sinh lời của công ty.
9
Năm 2012 các chi phí này được dự báo ở mức trung bình khi nền kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại. Giá hàng thực phẩm được tổ chức U.S Department of Agriculture dự
báo sẽ tăng khoảng 2.5-3.5% trong năm 2012 so với mức 3.5-4.5% năm 2012. Các

nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp như nhựa, kim loại cơ bản, thiết bị điện tử, hóa
chất, và giấy được dự báo sẽ tăng ở mức thấp khi chỉ số giá sản xuất (ISM Prices Index)
đang có xu hướng giảm dần trong các tháng cuối năm 2011. Giá xăng dầu được dự báo sẽ
đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm 2012 so với 2011 khi nhu cầu được dự báo tăng yếu.
Vì thế chi phí đầu vào có thể không là nhiệm vụ nặng nề cho quản trị chuỗi cung ứng
năm 2012 vì những gì họ phải cắt giảm trong năm 2011 sẽ vẫn hoạt động tốt ở mức giá
được dự báo đi ngang và giảm.
Tuy nhiên các nhà vận hành chuỗi cung ứng nên tập trung vào quản lý đỗ vỡ chuỗi
cung ứng cũng như sức khỏe của các nhà cung cấp trong mạng cung ứng. Sự gia tăng các
rủi ro về thiên nhiên (lũ lụt, động đất và sóng thần) đang đặt chuỗi cung ứng phải đối phó
với rủi ro đỗ vỡ. Ngoài ra nợ Châu Âu vẫn chưa có giải pháp khiến sức khỏe của các nhà
cung ứng trở nên “yếu” hơn bao giờ. Vì thế thay cho hoạt động đàm phán mức giá tốt
nhất, năm 2012 đòi hỏi nhà vận hành chuỗi cung ứng cần xây mạng cung ứng mình trở
nên thích nghi hơn (agility).
+Sự gia tăng rủi ro đỗ vỡ chuỗi cung ứng khiến nhà quản trị cần phải xem xét lại
chiến lược thuê ngoài của mình và khi ra quyết định thuê ngoài sẽ phải cân nhắc giữa rủi
ro này với chi phi thấp đạt được.
Năm 2011 chứng kiến sự gia tăng các hiểm họa từ thiên nhiên với hai sự kiện lớn nhất
là động đất tại Nhật vào tháng ba và lũ lụt kéo dài ngày tại Thái Lan. Hầu hết các nhà sản
xuất và bán lẻ trong ngành ô tô, bán dẫn và hàng điện tử tiêu dùng, như Honda, Toyota,
Nidec, Sony, Texas Instruments, và Western Digital, đều bị chịu ảnh hưởng. Năm 2012
được dự báo các hiểm họa từ thiên nhiên vẫn ở mức cao. Chính vì thế các nhà quản trị
chuỗi cung ứng cần phải nỗ lực hành động trong việc đánh giá lại chiến lược thuê ngoài
của mình. Các nhà quản trị cần có những kế hoạch tình huống (scenario – planning) cho
hoạt động chuỗi cung ứng của mình, thậm chí điều này có thể tạo ra sự trùng lắp (built-in
redundancies) trong chuỗi cung mình. Chi phí thấp trong chiến lược thuê ngoài trước đây
10
cần phải được xem xét với những chi phí mất mát khi các sự kiện thiên nhiên xảy ra, đặc
biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
II. Thực trạng quá trình cung ứng hàng hóa của công ty Honda Việt Nam.

1.Giới thiệu chung về công ty.
a. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Honda Việt Nam, tên giao dịch đối ngoại “ Honda Vietnam Company Ltd.”
chính thức được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1521/GP do Bộ kế hoạch và Đầu tư
cấp vào ngày 22 tháng 3 năm 1996, trụ sở tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc là công
ty liên doanh gồm 03 đối tác gồm : Công ty Honda Motor ( Nhật Bản- 42 %) , Công ty
Asian Honda Motor ( Thái Lan- 28%) , Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông
Nghiệp Việt Nam- 30%) có trụ sở sản xuất tại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô và
xe máy hiện sở hữu:
Hai nhà máy sản xuất xe máy với tổng số vốn đầu tư là $ 350,427,084, tổng số lao
động là 4,935 , công suất đạt 1,500,000 xe/ năm , đưa Honda Việt Nam trở thành một
trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới.
Một nhà máy sản xuất ô tô với vốn đầu tư $ 60,000,000, số lao động : 408 người cà
công suất là 10,000 xe/ năm.
Nguyên tắc hoạt động: Sự phát triển của công ty luôn gắn liền với việc đóng góp xây
dựng công đồng.
Mục tiêu: Trở thành một công ty được xã hội mong muốn tồn tại bằng việc mang
đến cho khách hàng những sản phẩm xe máy với chất lượng hàng đầu, an toàn, thời trang
với giá cả hợp lí vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng, đồng thời thỏa mãn tốt nhất
khách hàng bằng các hệ thống dịch vụ sau bán hàng.
b. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Honda Việt Nam theo kiểu trực tuyến chức năng đảm bảo
tính năng động, tự chủ, sáng tạo trong sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ
phận với nhau.
11
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
a. Báo cáo kết quả
• Những thành tựu đạt được:
Dẫn đầu ngành công nghiệp xe máy Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên hơn 400 triệu
USD, sản lượng lên 1,5 triệu xe/ năm. Số lượng HEAD: 456 HEAD( đến thời điểm tháng

5 năm 2010).
Sản phẩm xe máy được khách hàng yêu mến nhất với giải thưởng “ Tin và Dùng” do
độc giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam ( 2006), Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 9
năm ( 1997- 2006), giải thưởng Rồng Vàng trong 6 năm liên tiếp ( 2001-2007)
Dẫn đầu xuất khẩu 2002-2007, vinh dự trở thành nhà sản xuất xe máy duy nhất đạt
danh hiệu “ Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc 2006” và đón nhận danh hiệu doanh nghiệp
xuất khẩu uy tín 2007 do Bộ Công Thương trao tặng.
Đi đầu trong các hoạt động An toàn giao thông và đóng góp xã hội.
12
CHỦ TỊCH HĐQT
TỔNG GIÁM
ĐỐC
GIÁM DỐC ĐẠI

PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG DỊCH VỤ
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG QUAN HỆ
KHÁCH HÀNG VÀ
MẢKETING
Honda Việt Nam đã hai lần vinh dự được UBATGT quốc gia trao tặng bằng khen vì
đã có thành tích to lớn trong công tác ATGT (2004-2005). Chính phủ và lãnh đạo tỉnh
Vĩnh Phúc đánh giá cao các hoạt động xã hội tích cực như : xúc tiến hướng dẫn , tuyên
truyền lái xe an toàn, hoạt động từ thiện, hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao….
• Tình hình và kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2012 của công ty Honda:
Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng: Doanh thu kinh doanh xe máy giai đoạn 2008-2012 và dự kiến 2013
Đơn vị tính : tỉ USD
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
( dự kiến)
Doanh
thu
1,833 2,190 2,605 3,072 2,418 2,945
( Nguồn: Phòng Kế Toán- Honda Việt Nam)
Nhìn vào biểu đồ doanh thu trên, có thể thấy doanh thu kinh doanh xe máy của
Honda Việt Nam tăng từ năm 2008 tới năm 2011. Riêng năm 2012 mức doanh thu đã
giảm 4% so với năm 2011.
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn,
tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn.
Những lý do trên đã làm cho mức tiêu thụ xe máy của Honda Việt Nam giảm chỉ còn
1,95 triệu xe. Doanh thu giảm 6.54 triệu USD ,từ 3,072 tỉ USD năm 2011 xuống còn
2,418 tỉ USD năm 2012.
Các loại xe và giá bán của Công ty: Công ty đưa ra mức giá đề xuất cho tất cả các
loại xe do Công ty sản xuất . Bảng giá được cập nhật trên website của Công ty. Đây chỉ là
mức giá đề xuất để HEAD và khách hàng tham khảo.
b. Nguồn lực doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh
nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn,
rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, công ty Honda đã nỗ lực hoàn thiện
13
công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
_ Nguồn nhân lực: Khác với các liên doanh khác thường được thành lập từ bộ khung
sẵn có của bên Việt Nam, đội ngũ công nhân viên của Công ty Honda Việt Nam được xây
dựng hoàn toàn mới trên cơ sở thi tuyển tự do, công khai và hết sức công bằng. Do vậy,
đội ngũ nhân viên của Công ty nhìn chung có trình độ và năng lực thực sự, và đắc biệt là

rất trẻ với trung bình là 21 đối với công nhân và 26 đối với kỹ sư và nhân viên văn
phòng.
_ Nguồn tài chính: nguồn tài chính của công ty khá lớn 9.360.000 USD, chiếm 30%
tổng vốn đầu tư của Công ty Honda.
_ Tài sản cố định : tài sản cố định của Công ty Honda Việt Nam được coi là rất lớn cả
về mặt số lượng lẫn giá trị. Nằm trên mảnh đất rộng 20ha tại xã Phúc Thắng, huyện Mê
Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, rõ ràng là giá trị xây dựng và kiến trúc của công ty được chú trọng
đầu tiên. Bên cạnh đó, các chi phí cải tạo và phát triển đất cũng như phát triển phần mềm
máy vi tính …cũng chiếm một tỷ lệ nhất định trong toàn bộ giá trị tài sản cố định của
Công ty.
_ Mạng lưới phân phối- HEAD :Hiện nay công ty có 640 HEAD trên 63 tỉnh thành cả
nước giúp cho việc cung ứng hàng hóa/ dịch vụ được thuận tiện, dễ dàng hơn, phục vụ
được nhanh chóng hơn.
_ Hoạt động nghiên cứu phát triển : công ty cũng đã có bộ phận nghiên cứu và phát
triển nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ càng ngày càng tốt hơn cho khách hàng
3.Thực trạng quá trình cung ứng hàng hóa của công ty Honda.
Honda đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1965, với chiếc xe đầu tiên được
chính thức nhập cảng để bán cho người tiêu thụ là xe Honda Dame. Cái tên Honda ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nỗi nhiều người gọi từ “xe Honda’’ thay thế cho từ “xe máy’’. Hễ sử
dụng xe máy là đa số đều nghĩ đến Honda. Mặc dù chiếc xe máy đó là của hãng Yamaha
hay Suzuki nhưng vẫn có người gọi nó là xe Honda. Các cửa hàng sửa chữa thì treo biển
sửa chữa xe Honda. Bên cạnh đó các sản phầm của Honda có chất lượng khá tốt, sử dụng
14
được bền lâu. Chính vì lẽ đó, Honda là một nhãn hàng rất được ưa chuộng, đã trở nên quá
quen thuộc và ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt Nam.
Hiện nay nền kinh tế Viêt Nam đang phát triển rõ rệt, thu nhập của người dân ngày
càng cao, vì thế họ muốn sử dụng những sản phẩm cao cấp, sang trọng tiện lợi và có chất
lượng tốt. Để đáp ứng nhu cầu này, công ty Honda Việt Nam đã sản xuất các dòng sản
phẩm xe tay ga để đưa ra thị trường. Điều này đã tạo được hiệu ứng rõ rệt người dân đổ
xô đi mua các đong sản phẩm này, làm cho doanh thu của các hãng khác giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên do lượng cầu về các dòng sản phẩm này quá lớn nhưng Honda Việt Nam
không thể đáp ứng đã dẫn đến tình trạng nguồn cung quá ít, tình trạng hàng khan hiếm
luôn xảy ra. Giá bán bị đẩy lên quá cao, gây sốt giá ảo.
Điển hình như xe Air Blade FI giá đề xuất chỉ 31,99 triệu đồng/chiếc, trong khi các
HEAD lại bán với giá 39 đến 40 triệu nhưng rất ít khi có hàng. Khách hàng hiếm khi có
thể mua xe tại hệ thống HEAD. Thậm chí khi khách hàng đến tại đại lý HEAD bên trong
vẫn có trưng bày xe nhưng khi khách hàng hỏi mua thì nhận được câu trả lời là hết hàng.
Cũng có thời điểm có thể mua được xe tại đại lý HEAD nhưng phải chờ vài ba tuần mới
có xe. Tuy nhiên ở các cửa hàng tư nhân bán lẻ bên ngoài thị trường thì hàng luôn có sẵn
khách hàng chỉ việc đến mua là mang xe về ngay, không cần phải chờ đợi. Và giá bán thì
lại dao dộng 42 đến 44 triệu. Như vậy giá đã đội lên 13 triệu, một con số khủng khiếp.
Mẫu xe LEAD cũng có trong tình trạng như thế.
Vì thế, một câu hỏi đặt ra là vì sao lại xảy ra tình trạng như thế này? Không khó để
tìm ra câu trả lời, nó nằm chính công ty Honda và hệ thống HEAD. Các HEAD đã tuồn
hàng ra ngoài các của hàng tư nhân để nhận được khoản tiền hoa hồng chênh lệch từ việc
bán xe đó chính là khoản bị đội giá. Vấn đề này gây ra sự bức xúc cho người tiêu dùng
và các báo đài cũng đã lên tiếng. Rõ ràng, ta thấy được đây chính là một sơ hở, sai lầm
của công ty Honda trong chiến lược phân phối. Công ty đã không quản lý chặt chẽ, không
có những biện pháp tức thời để ngăn chặn tình trạng này. Cụ thể là công ty đã không
kiểm soát được các nhà phân phối bán đúng giá của công ty hay không. Honda Việt Nam
có toàn quyền kiểm soát giá bán xe của các HEAD, và cũng có quyền tạm đình chỉ hoặc
15
ngưng hợp đồng, thậm chí có chính sách xử phạt đòi các HEAD bồi thường thiệt hại do
việc tự ý nâng cao giá bán xe làm mất uy tín thương hiệu Honda Việt Nam tại thị trường.
Nhưng vấn đề cốt lõi không phải như vậy. Chính công ty Honda đã làm ngơ, cố tình
không hề hay biết để tiếp tay cho các hệ thống HEAD. Đại diện công ty Honda Việt Nam
đã lên tiếng kết luận rằng bán xe giá chênh giá là quyền của HEAD, là việc của HEAD
chứ không phải của Honda Việt Nam, quan hệ giữa HEAD và Honda là quan hệ giữa
những đối tác kinh doanh độc lập. Một sự giải thích gây nên sự bất bình trong dư luận,,
đã đổ thêm dầu vào lửa” không những không thỏa mãn nhu cầu thông tin của người tiêu

dùng mà còn gây phản cảm.
Một nguyên nhân khác là do tâm lý của người dân. Họ đã quá quen thuộc với nhãn
hiệu Honda, vì chất lượng sản phẩm của Honda khá tốt nên người dân đành phải chấp
nhận nếu muốn sử dụng sản phẩm đó.
4.Đánh giá
a. Thành công
− Tạo được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng, luôn được tín
nhiệm với chất lượng sản phẩm và sự đa dạng trong sản phẩm.
− Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
− Honda Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các hoạt động truyền tuyên
truyền An toàn giao thông và hướng dẫn lái xe an toàn.
− Chú trọng tới các hoạt động xã hội trong nhiều lĩnh vực:hỗ trợ phát triển giáo dục,
văn hóa, nghệ thuật, thể thao và từ thiện với tổng ngân sách tới gần chục triệu
USD
− Honda VN có những phương châm kinh doanh luôn gắn liền với an toàn xã hội
− Luôn hướng tới khách hàng, chú trọng mang đến cho người dân những sản phẩm
− có chất lượng tốt nhất, dịch vụ hậu đãi của Honda rất hiệu quả tạo dấu ấn riêng và
màu sắc mới.
− Luôn cải tiến về công nghệ và cách tân xu hướng thời trang trong sản phẩm: cho
ra đời dòng xe Future Neo FI tiết kiệm xăng tối đa và một số sản phẩm thân thiện
với môi trường, nhiều phiên bản với nhiều mức giá và màu sắc mới.
b.Hạn chế- Nguyên nhân.
16
− Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: sự gần giống nhau ở một số sản phẩm, chính
điều này đôi khi làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn trong việc chọn lựa sản
phẩm của mình.Ví dụ điển hình đó là xe Wave RS, Anpha, S người tiêu dùng khó
phân biệt những loại xe Wave với nhau.
− Dịch vu hậu mãi: những chương trình của Honda đưa ra cũng gần giống như các
thương hiệu khác. Điều này làm hạn chế việc phân phối cho các khách hàng là tổ
chức hoặc các doanh nghiệp tư nhân.

− Mối quan hệ giữa Honda Vn và hệ thống HEAD chưa rõ ràng, đã tạo nên những
việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng.
− Nhiều HEAD chưa có tiến trình cung ứng dịch vụ tốt.Giá dịch vụ giữa các HEAD
cao và có sự chênh lệch khá lớn giữa các HEAD với nhau.
− Chính sách sản xuất và phân phối sản phẩm chưa phù hợp, những dòng sản phẩm
đang được ưa chuộng thì không sản xuất để kịp cung ứng cho thị trường.
− Honda VN đã giao hết trách nhiệm cho HEAD sau khi giao sản phẩm cho HEAD,
kể từ đó mọi rủi ro hư hỏng đều do HEAD tự chịu trách nhiệm.
− Những áp lực mà HondaVN tạo ra cho HEAD đã gây nên sự khó khăn trong việc
bán hàng. Công ty chưa có chính sách khen thưởng đối với những HEAD thực
hiện tốt quá trình cung ứng hàng hóa/ dịch vụ khách hàng.
III. Giải pháp để phát triển dịch vụ cung ứng hàng hóa của công ty Honda.
1. Xu hướng.
a. Chính sách ngành
Về mặt luật pháp điều chỉnh các hoạt động logistics tại Việt Nam hiện nay tương
đối đầy đủ, ngoài quy định Dịch vụ logistics (bằng 8 điều) trong Luật Thương mại 2005,
còn có các luật khác như Luật Hàng hải, Luật Hàng Không Dân dụng, Luật Giao thông
Đường bộ, Luật Đường sắt…), các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng
như quy hoạch, chiến lược phát triển liên quan đến ngành dịch vụ logistics cho các thời
kỳ 2020, tầm nhìn 2030 ngày càng hoàn chỉnh, tuy vậy, qua thời gian hội nhập khu vực
và quốc tế một số các quy định pháp luật về logistics hiện nay đã không còn phù hợp,
thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế… dẫn đến chưa tạo
thị trường dịch vụ logistics minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển bền
vững. Tuy logistics được xem là “yếu tố then chốt” phát triển sản xuất, thúc đẩy phát
17
triển các ngành dịch vụ khác (QĐ 175/QĐ-TT ngày 27/1/2011 ), nhưng đến nay chưa
được quản lý vào một đầu mối thống nhất, chưa có vị trí tương xứng trong bộ máy tổ
chức của Bộ Giao thông Vận tải cũng như Bộ Công thương. Đây là một trong những khó
khăn rất lớn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành dịch vụ logistics của Việt
Nam. Sự không thống nhất trong quy định về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về logistics, cụ thể thí dụ tại Nghị định
87/2009/NĐ-CP và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP), Bộ
Giao thông Vận tải được quy định là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa
phương thức - một hoạt động quan trọng của dịch vụ logistics, trong khi theo quy định
của Luật Thương mại, 2005, Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về logistics và
việc đăng ký kinh doanh logistics lại do Sở Kế hoạch&Đầu tư thực hiện.
Về điều kiện đăng ký kinh doanh logistics và kinh doanh vận tải đa phương thức
còn chưa thống nhất, việc kiểm tra sau khi đã cấp phép hoạt động còn buông lỏng.
b. Chiến lược doanh nghiệp
+Chính sách phân phối sản phẩm
• Các sản phẩm xe máy cao cấp như SH, Lead, Click,…được đẩy mạnh sản xuất,
phát triển và phân phối chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM,
Đà Nẵng.
• Các dòng sản phẩm trung bình như Wave, Dream,…được phân phối tại thị
trường nông thôn, hướng vào khách hàng có thu nhập trung bình, thấp.
• Các dòng sản phẩm ô tô được phân phối chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà
Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng.
+ Mạng lưới phân phối hiện tại
• Với đa số khách hàng Việt Nam thì xe máy vẫn là một tài sản lớn, có giá trị. Vì
thế, nó không thể buôn bán tràn lan trên thị trường được. Mô hình phân phối chủ
yếu của ngành vẫn là phân phối xuống các đại lý, các Head rồi sau đó, các Head
này sẽ phân phối sản phẩm tới tay khách hàng đồng thời sẽ kết hợp với hãng để
bảo hành, bảo dưỡng và chăm sóc khách hàng để đảm bảo cho khác hàng có được
niềm tin vào sản phẩm và nhãn hiệu.
18
• Mạng lưới cửa hàng Honda ủy nhiệm , bao gồm cácHEAD (Cửa hàng Bán xe và
Dịch vụ do Honda ủy nhiệm) và HASS (Cửa hàng Dịch vụ do Honda ủy nhiệm),
được xây dựng trên khắp đất nước nhằm cung cấp sản phẩm chính hiệu của Honda
Việt Nam cũng như các dịch vụ sau bán hàng tới tận tay người tiêu dùng, tăng
cường các hoạt động tư vấn và dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng cho khách hàng, nhất là

khách hàng tại các vùng nông thôn.
• Xu hướng phát triển: trong thời gian tới, HVN dự định sẽ nâng cấp hệ thống phân
phối, từ cơ sở hạ tầng tới chất lượng được các HEAD, cải cách mối quan hệvới các
HEAD sao cho vừa quản lý được giá bán sản phẩm của từng HEAD lại vừa không
vi phạm luật cạnh tranh. Ngoài ra, tại mỗi HEAD cũng có xu hướng đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn thông qua việc cải tiến các dịch vụ sau bán
hàng như: dịch vụ bảo dưỡng tại nhà và đang triển khai dịch vụ sửa chữa tại nhà.
• Honda Việt Nam hiện có 9 đại lý phân phối ô tô rải đều từ Bắc vào Nam bao gồm
các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, TP. HCM, Đồng
Nai.Với số lượng đơn đặt hàng của khách hàng cho các dòng xe ngày càng tăng,
các đại lý sẽ góp phần mang đến cho khách hàng dịch vụ bán hàng và sau bán
hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
• Các đại lý ô tô của HVN được trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến hiện đại
nhất, phù hợp với những yêu cầu và tiêu chuẩn của Honda toàn cầu. Tại đây,
khách hàng có thể hài lòng với các dịch vụ đạt tiêu chuẩn 5S của Honda Việt Nam
bao gồm bán hàng (Sales), bảo hành bảo dưỡng (Service), cung cấp phụ tùng
Honda chính hiệu (genuine Spare-parts), hướng dẫn lái xe an toàn (Safety Driving)
và hoạt động đóng góp xã hội (Social contribution).
• Phục vụ khách hàng tại các đại lý của HVN là một đội ngũ nhân viên và kỹ thuật
viên giàu nhiệt huyết, có trình độ cao và được đào tạo bài bản bởi các chuyên gia
hàng đầu của Honda Việt Nam và Honda Nhật Bản, mong muốn có thể mang đến
cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất vượt trên sự mong đợi của khách hàng
+Đánh giá hiệu quả phân phối
19
• Có mạng lưới rộng khắp bao phủ nên việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo dưỡng và
dịch vụ sau bán.
• Tại các HEAD và các đại lý ủy nhiệm của HVN cho dòng ô tô, ngoài việc bán
hàng cho khách và dịch vụ bảo dưỡng còn có nhân viên hướng dẫn khách hàng lái
xe an toàn và tư vấn về sản phẩm chokhách hàng. Điều này đã làm nên một hình

ảnh đẹp về Honda trong tâm trí của người dân Việt Nam.
• Ngoài ra các HEAD còn cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng cho khách hàng.
Các HEAD đã thực hiện tốt chức năng phân phối và đưa sản phẩm tới tay người
tiêu dùng nhưng lại vướng phải sự cố về giá khi giao sản phẩm. Riêng dòng xe
Lead và Airblade, có xe bị chênh giá tới 10 triệu đồng/chiếc. Sản phẩm Wave
alpha cũng bị đội giá thêm tới 5 triệu đồng/chiếc. Điều này đã gây ra phản ứng
không tốt từ phía khách hàng, tạo nên một làn sóng tẩy chay sản phẩm Honda. Có
thể cũng do sức ép từ phía HVN nhưng nhìn chung, các HEAD cũng có một phần
lỗi trong vụ này. Nhiều HEAD tận dụng cơ hội này để đội giá xe lên cao nhằm thu
lợi riêng.
• Đại lý bán lẻ: là những cửa hàng chuyên phân phối sản phẩm của Honda hoặc
phân phối nhiều dòng xe của các hãng khác, trong đó có cả sản phẩm của Honda.
2. Giải pháp
− Mở rộng hệ thống HEAD cả về số lượng và chất lượng.
− Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ khách hàng của HEAD.
− Tiếp tục duy trì và phát triển dịch vụ bảo dưỡng lưu động và trạm dịch vụ
− Khen thưởng với những HEAD làm tốt công tác dịch vụ khách hàng.
− Mở thêm kênh phân phối phụ tùng và dầu nhớt mới.
− Hoàn thiện thêm quy trình cung ứng dịch vụ : Đẻ cung ứng dịch vụ tốt hơn, công
ty cần quản lý tốt hơn hệ thống thông tin đại lí DCS và hệ thống đặt hàng đại lý
DMS. Đưa ra quy trình cung ứng dịch vụ cho từng phòng ban liên quan
• Phòng kế toán.
• Phòng bán hàng
• Trung tâm dịch vụ
• Phòng chăm sóc khách hàng.
3. Kiến nghị
a. Đối với doanh nghiệp
20
− Công ty Honda Việt Nam từ khi đi vào hoạt động tai thị trường Việt Nam đã thu được
những thành công đáng kể. Sở sĩ đạt được những thành công như vậy là do Honda đã

có những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Tuy nhiên để có thể thành công hơn nữa
tại thị trường Việt Nam thì công ty Honda cũng cần phải có những giải pháp nhằm
hoàn thiện hơn chiến lược cạnh tranh của mình.
− Bình ổn giá, hiện nay Honda VN đang phải đối măt với thời kì loạn giá do đó công ty
phải có chính sách bình ổn giá cả cho tất cả các loại xe. Qua đó để khôi phục lại hình
ảnh của Honda và tạo sự yên tâm cho khách hàng.
− Cần nâng cao năng lực của nhân viên cung ứng dịch vụ, đưa ra các giải pháp về hoạt
động xúc tiến , khuếch trương dịch vụ
• Tham gia các hội trợ triển lãmQ
• Quảng cáo phụ tùng, dầu nhớt, các dịch vụ khách hàng
• Tiếp tục thực hiện các hoạt động xã hội
• Tăng cường các chương trình, khóa học lái xe an toàn miễn phí
• Khuyến mại tặng quà
• Thường xuyên tổ chức các chương trình thăm dò ý kiến khách hàng.
b. Đối với nhà nước
_ Tăng cường đầu tư xây dựng và cải tiến cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải
( đường thủy, đường bộ, đường sắt , đường hàng không …)
_ Giảm thiểu các loại thuế quan giúp doanh nghiệp giảm chi phí  giá thành sản phẩm
giảm  tạo điều kiện cho người tiêu dùng.
21
KẾT LUẬN
Với sức ép cạnh tranh của rất nhiều hãng xe máy khác nhau trên thị trường trong
nước cũng như quốc tế , việc công ty Honda Việt Nam vẫn trụ vững trên thị trường và đạt
được nhiều thành công là một điều không hề dễ dàng. Công ty Honda Việt Nam là một
trong những công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam về các dòng sản phẩm mới, mẫu mã đa
dạng, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng .Công ty đã xây dựng và hình thành những
chiến lược, mục tiêu cụ thể đặc biệt là xác định rõ rãng vai trò của quá trình cung ứng
22
hàng hóa cho khách hàng trong việc phát triển doanh số…Cùng với việc đưa ra những
chiến lược Marketing hiệu quả, phù hợp với từng thời điểm thì thị phần và thị trường của

công ty sẽ càng ngày càng mở rộng, doanh thu lợi nhuận tăng, đồng thời giữ và tạo được
niềm tin nơi khách hàng.
23

×