Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH LƯU BAN, BỎ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN KHÁNH SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.46 KB, 20 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để dạy tốt phân môn Tập Làm Văn cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu
học và Trung học cơ sở Ba Cụm Nam là vấn đề tôi rất quan tâm. Là giáo viên
dạy khối lớp cuối cấp ở bậc Tiểu học, không ai tránh khỏi những trăn trở, băn
khoăn làm thế nào để giúp học sinh lớp 5 nâng cao kỹ năng viết tập làm văn .
Qua thực tế 11 năm giảng dạy lớp 5 ở trường TH & THCS Ba Cụm Nam,
tơi nhận thấy có rất ít học sinh ham thích và học tốt phân môn này. Đây là một
phân mơn mang tính thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn ở bậc tiểu học
có một vị trí rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử
dụng Tiếng Việt, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống và học
tốt các môn học khác.
Tuy nhiên việc dạy học mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn tập làm
văn nói riêng ở trường TH & THCS Ba Cụm Nam chưa đạt được kết quả như
mong muốn. Điều này thể hiện rất rõ qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu
năm của các em học sinh lớp 4 lên lớp 5. Khi chấm bài tập làm văn, tôi thấy đa
số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê các sự vật một cách
khô khan, cách diễn đạt rất lủng củng.....Từ đó dẫn đến điểm phân môn tập làm
văn rất thấp.
Vấn đề này là do nhiều nguyên nhân: Đa số học sinh chưa có kỹ năng
dùng từ đặt câu; chưa biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả
để làm cho bài văn sinh động; chưa biết cách xây dựng các đoạn văn trong một
bài tập làm văn. Mặt khác đa số học sinh lớp 5A do tôi phụ trách là học sinh dân
tộc thiểu số( Chiếm 92.3% học sinh cả lớp), năng lực tư duy của các em còn
hạn chế, nghèo vốn từ tiếng việt, kỹ năng sử dụng ngơn ngữ Tiếng Việt của
các em chưa được lưu lốt , từ đó dẫn đến kết quả học tập phân môn tập làm
văn chưa cao.
Với những lý do trên tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài : “Nâng
cao kỹ năng viết tập làm văn bằng cách luyện dùng từ đặt câu, xây dựng
đoạn văn cho học sinh lớp 5A, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Cụm
Nam”. Nhằm nâng cao chất lượng viết tập làm văn cho học sinh lớp 5A.
Nghiên cứu này được áp dụng cho 13 học sinh lớp 5A, trường TH &


THCS Ba Cụm Nam. Thời gian thực hiện nghiên cứu : từ 15 tháng 9 năm 2013
đến 15 tháng 3 năm 2014.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Tập làm văn là một phân mơn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng
hợp các kiến thức, kĩ năng từ các phân mơn: Tập đọc, chính tả, luyện từ và
câu,..để viết một bài tập làm văn. Theo quan điểm tích hợp, Các phân môn của
tiếng việt lớp 5 được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các
nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với
nhau. Như vậy muốn dạy học có hiệu quả tập làm văn trước hết người giáo
1


viên phải dạy tốt tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, vì trong các bài
đọc ,trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất hiện các
đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả cảnh vật thiên nhiên, con người ,..
Các bài tập làm văn tiếp nối với các bài tập đọc, chính tả, luyện từ và câu
của môn tiếng việt trong nhà trường tiểu học. Sản phẩm của phân môn tập làm
văn là các bài văn viết hoặc nói theo các kiểu bài do chương trình quy định. Để
làm được các bài văn hay, học sinh khơng chỉ có các kỹ nghe, nói, đọc viết tiếng
việt mà cần luyện các kỹ năng như: kỹ năng dùng từ đặt câu; kỹ năng phân tích
đề, tìm ý và lựa chọn ý; kỹ năng viết đoạn văn và liên kết đoạn văn ….Học sinh
nếu được hình thành các kỹ năng này thì kết quả học tập phân mơn tập làm văn
sẽ cao hơn.
Trong chương trình tiểu học , các bài tập làm văn đều gắn với chủ điểm là
điều kiện góp phần rèn luyện tư duy hình tượng , khả năng quan sát, trí tưởng
tượng cho học sinh, giúp cho học sinh phát triển vốn từ, kỹ năng dùng từ khi
viết văn, kỹ năng sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi nói hoặc viết, góp
phần hình thành tình cảm thẩm mĩ và nhân cách cho học sinh.
2. Thực trạng

- Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công phụ trách lớp 5A với 13 học
sinh . Hầu hết học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều là người sở tại. Qua khảo sát chất
lượng đầu năm, điểm phân môn tập làm văn của lớp 5A rất thấp, cụ thể như
sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2013-2014

Stt

Họ và tên

Điểm phân mơn Tập làm văn

1

Mấu Quốc Bình

2

2

Cao Minh Duẩn

1

3

Bo Bo Tro Thị Diệp

3


4

Cao Quốc khánh

3

5

Cao Thị Lụa

3

6

Tro Lược

7

Tro Thị Trinh Nữ

2

8

Nguyễn Thành Nhân

3

9


Mấu Hồng Phi

1

10

Hà Khánh Sơn

2.5

11

Tro Thanh Tài

2

12

Mấu Quốc Thùy

Ghi chú

2.5

0.5
2


13


Tro Thanh Thuyền

3

- Danh sách trên gồm: 13 học sinh
0.5 điểm: 1 học sinh (chiếm: 7.7 %)
1

điểm: 2 học sinh (chiếm: 15.4 %)

2

điểm: 3 học sinh (chiếm: 23.1 %)

2.5 điểm: 2 học sinh (chiếm: 14.5 %)
3

điểm: 5 học sinh (chiếm: 38.5 %)

4

điểm: 0 học sinh (chiếm: 0 %)

5

điểm: 0 học sinh (chiếm: 0 %)

Bài viết của học sinh mang tính liệt kê nhiều hơn là miêu tả.
Cách sử dụng từ đặt câu cịn vụng về, lủng củng.

Chưa có kỹ năng sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
Kỹ năng quan sát, tìm ý cịn hạn chế.
Kỹ năng viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn trong bài văn còn lủng
củng.
* Nguyên nhân:
a.Vốn từ tiếng việt nghèo nàn.
b. Kỹ năng sử dụng từ đặt câu còn yếu.
c. Chưa có kỹ năng chọn từ ngữ phù hợp khi miêu tả.
d. Chưa có kỹ năng sắp xếp các câu trong một đoạn .
e. Học sinh chưa có kỹ năng quan sát khi miêu tả.
3. Các biện pháp tiến hành:
- Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò,
nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp như sau, nhằm nâng cao kỹ năng viết tập làm văn cho học sinh lớp
5A, trường TH & THCS Ba Cụm Nam.
a. Tăng cường làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn
Tiếng Việt
- Luyện từ và câu là phân mơn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ tiếng
việt, thông qua các bài mở rộng vốn từ. Trong các tiết học này giáo viên khai
thác một các triệt để các bài tập tìm từ như: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với
mỗi từ sau; tìm các từ miêu tả ngoại hình, tính tình; tìm các từ tả màu sắc, âm
thanh……Thơng qua các dạng bài này giáo viên mở rộng, hệ thống hóa vốn từ
cho học sinh theo từng chủ điểm, đồng thời cung cấp thêm cho học sinh những
từ ngữ phù hợp với yêu cầu của từng bài tập.
3


Ví dụ: “Bài luyện tập về từ đồng nghĩa” , Tiếng việt lớp 5, tập 1- (Luyện
từ và câu)
Bài tập 4:Tìm những từ trái nghĩa :

- Tả hình dáng
- Tả hành động
- Tả trạng thái
- Tả phẩm chất
Ví dụ: Bài “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” , Tiếng việt lớp 5, tập 1(Luyện từ và câu)
Bài tập: Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẫu chuyện nêu trên.Những
từ ngữ nào thể hiện sự nhân hóa, những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh.
- Trong phân môn tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu
vốn từ theo các kiểu bài.
Ví dụ: Tìm từ láy miêu tả âm thanh trên dịng sơng hoặc con suối
(xơn xao, ì ầm, ào ào)
- Thơng qua các bài tập đó, ngồi các từ học sinh tìm được, giáo viên có
thể cung cấp thêm cho học sinh một số từ ngữ khác để vốn từ tiếng việt của học
sinh ngày càng phong phú , tạo điều kiện thuận lợi cho việc dùng từ đặt câu khi
viết văn.
- Khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy vốn từ tiếng việt của các em
được cải thiện một cách rõ rệt, thể hiện qua nhưng câu trả lời của học sinh,
những câu văn học sinh tự đặt trong các tiết luyện từ và câu, góp phần nâng cao
kĩ năng viết tập làm văn.
b. Rèn cho học sinh cách dùng từ đặt câu
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sắp xếp các từ ngữ hợp lí để tạo
thành những câu văn có đủ chủ ngữ, vị ngữ và có nghĩa.
- Các tiến hành: Bằng những câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh rèn kĩ
năng dùng từ đặt câu thông qua một số bài tập trong phân môn luyện từ và câu
và tập làm văn .
- Luyện dùng từ: Đây là bài tập bổ trợ cho học sinh trước khi nâng cao kỹ
năng viết câu cho học sinh
Ví dụ : Điền các từ sau vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây sao cho
phù hợp: ( màu vàng; vàng; vàng lịm; vàng hoe; vàng xuộm)
Đoạn văn:

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê tồn…………những……… rất khác
nhau .Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng
ngày ra thì trơng thấy màu trời có…………….hơn thường khi. Màu lúa chín
4


dưới đồng ……………lại. nắng nhạt ngả màu ………...Trong vườn lắc lư
những chùm quả xoan……….không trông thấy cuốn.
- Luyện viết câu cho học sinh
Ví dụ 1: Bài “Từ đồng nghĩa”, Tiếng Việt 5, tập 1
Bài tập 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập
2.
- Cho học sinh xác định yêu cầu đề.
- Cho học sinh chọn các cặp từ đồng nghĩa đã tìm được ở bài tập 2.
- Giáo viên dùng câu hỏi gợi ý và hướng dẫn, làm mẫu.
Ví dụ 1: cho cặp từ đồng nghĩa ( đẹp-xinh).
Hãy đặt câu tả vẻ đẹp của quê hương, có sử dụng từ “ đẹp”.
- Quê hương em rất đẹp.
Hãy đặt câu tả vẻ đẹp của của một em bé, có sử dụng từ “ xinh”.
- Bé Hạnh rất xinh.
Ví dụ 2: Bài luyện tập tả cảnh, Tiếng Việt 5, tập 1.
Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây.
Sau khi dùng hệ thống câu hỏi gới ý để học sinh lập dàn ý. Giáo viên tiếp
tục rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu bằng cách : Dựa vào dàn ý đã lập ,
đặt 5 câu miêu tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây.
Trước đây học sinh thường đặt câu theo cảm tính, chưa biết chọn từ thích
hợp để đặt câu nên câu văn thường hay lủng củng, thể hiện nội dung chưa rõ
ràng nhưng từ khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy kĩ năng dùng từ đặt câu
của học sinh đã dần tiến bộ. Mặc dù các em đặt câu chưa hay nhưng đúng ngữ
pháp và diễn đạt được ý các em muốn nói một cách mạch lạc, góp phần nâng

cao kĩ năng viết tập làm văn của học sinh.Biện pháp này tôi áp dụng vào các tiết
luyện từ và câu có bài tập dùng từ đặt câu và các tiết lập dàn ý cho 1 bài văn
hoặc viết 1 đoạn văn ngắn.
c. Chọn từ ngữ thích hợp khi miêu tả
Miêu tả cảnh
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so
sánh hoặc nhân hố để làm nổi bật đặc điểm của cảnh vật đang tả, giúp người
đọc như đang đứng trước cảnh đó và cảm nhận được những tình cảm của người
viết.
Ví dụ :
Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm
Đức (Sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 22): “Nắng bắt đầu rút lên những chòm
cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”
5


Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn”
với “ánh sáng trắng nhợt”.
Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng
tối, đã dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và cũng
đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế,
khi viết:
“Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi
vật.”
“Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.”
“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung
tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các
cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối
(đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh,

nhân hố, ẩn dụ...).
Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ
từ...”
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng
chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ơng mặt trời... nhơ lên sau luỹ tre xanh.
Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường
làng đã... người qua lại.”
Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để
được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chng, chùm sao,
thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên).
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... ( những chùm sao )
- Nắng cứ như...xối xuống mặt đất.
( thuỷ tinh )
- Giọng bà trầm ấm ngân nga như...
( tiếng chng )
Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS
phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ.
Ví dụ 3 : Tả cảnh một cơn mưa
Gợi ý để học sinh tìm chọn những từ ngữ miêu tả cảnh vật
Tìm các tượng thanh, từ ghép, từ láy miêu tả đặc điểm màu sắc của cảnh
vật (Tả cơn mưa)?
Tìm những từ tả tiếng mưa?
( lẹt đẹt, rào rào, lách tách,đồm độp…)
Tìm những từ tả màu sắc bầu trời khi trời sắp mưa?
(xám xịt, đặt xịt, đen ngịm…….)
Tìm các từ ngữ thể hiện sự so so sánh khi miêu tả cảnh vật?

6



Ví dụ: mưa như trút nước, nước chảy len lỏi như con lươn đang trườn vào
hang.
Tìm các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa khi miêu tả cảnh vật?
Ví dụ: Lá phượng, lá bàng vẫy tai run rẩy.
Miêu tả người:
Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi
người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở
những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng
dẫn học sinh “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn
gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.
Ví dụ:
Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5- tập 1- trang 123). Tác giả
miêu tả người thợ rèn đang làm việc:
“Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát
búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.”
Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh
người thợ rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến
thỏi thép thành một lưỡi rựa.
Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học
sinh xác định các yêu cầu sau:
Chú ý tả ngoại hình hoạt động:
Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác- mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát
triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện
theo giới tính, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống…. Khi miêu tả cần tập trung
vào việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của con người được miêu tả.
Quan sát trò chuyện trực tiếp:
Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trị chuyện, trao đổi ý
kiến với người đó. Quan sát khn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách
nói, cử chỉ, thao tác lúc làm việc…để rút ra nét nổi bật... (chọn và quan sát
người định tả trong thời gian chuẩn bị bài mới ở nhà). Ta cũng cần dùng cách

quan sát gián tiếp là thông qua trí nhớ hoặc nhận xét của một người khác về
người định tả để bổ sung những thông tin cần thiết.
Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động:
Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt,từng bộ phận để tả nhưng để nội
dung bài văn miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình,
tính nết đan xen với tả hoạt động.
Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình:
Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về
người đó, khơng cần phải tơ điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ,
vẽ nên một hình ảnh tồn diện. Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu
7


sự chân thật làm người đọc cảm thấy khó chịu. Thầy cô giáo cần lưu ý học sinh
rằng, trong mỗi con người ai cũng có chỗ khiếm khuyết nhưng nét đẹp thì bao
giờ cũng nhiều hơn ( đẹp về hình thể, đẹp về tính cách, đẹp về tâm hồn….) Nếu
học sinh phát hiện, cảm nhận được và biết tả hết các đặc điểm đó thì sẽ làm cho
bài văn miêu tả của các em sinh động, hồn nhiên đầy cảm xúc và người đọc dễ
chấp nhận hơn.
Ví dụ:
Trong bài văn tả “Cô Chấm” (sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 156) nhà văn
Đào Vũ đã viết: “Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã
gặp thì khơng thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.”
“Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc,
chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm
thì cần cơm và lao động để sống .”
“Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho
cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác...”
Đây là bước rất quan trọng trong khi viết tập làm văn, thông qua bước này
học sinh biết lựa chọn từ ngữ thích hợp với từng kiểu bài, từng bài văn cụ thể.

Đầu năm học, khi chấm bài khảo sát chát lượng đầu năm phân môn tập làm
văn, tôi nhận thấy các em chưa biết chọn từ ngữ khi miêu tả, điều này ảnh
hưởng đến kết quả kiểm tra của học sinh.Từ khi áp dụng biện pháp này, tôi nhận
thấy kỹ năng chọn từ ngữ miêu tả của học sinh được cải thiện rõ rệt. Ví dụ: khi
miêu tả người ở các lứa tuổi khác nhau, các em chọn từ ngữ khác nhau ( Tả
dáng đi của Bà: lòm khòm, mái tóc bà bạc phơ…..). Biện pháp này tơi sử dụng
ở các tiết lâp dàn ý cho bài văn.
d. Liên kết câu để dựng đoạn
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các từ ngữ nối, quan hệ từ và các
cách nối các vế câu ghép trong phân môn luyện từ và câu để liên kết các câu,
dựng đoạn cho bài văn.
Ví dụ: Trong bài tả cánh đồng
Câu 1: Hương lúa con gái dâng lên thơm ngát.
Câu 2: Hương lúa níu giữ đôi bàn chân nhỏ bé của em trên đường đi học
Hướng dẫn học sinh dùng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết 2 câu
trên như sau:
Hương lúa con gái dâng lên thơm ngát nó níu giữ đơi bàn chân nhỏ bé
của em trên đường đi học.
Với cách liên kết câu như vậy các em dần tạo ra được từng đoạn văn và
bài văn miêu tả sinh động, rành mạch, rõ ràng đúng yêu cầu đề bài.
Trước đây, khi học sinh viết tập làm văn các em thường lặp từ rất nhiều,
việc lặp từ đã làm cho nội dung bài văn trở nên khô khan, gây sự nhàm chán
cho người đọc và người nghe. Để khắc phục tình trạng này tôi mạnh dạng cho
8


học sinh dùng các từ ngữ đồng nghĩa hoặc đại từ để thây thế nhằm liên kết các
câu trong đoạn văn nhằm khắc phục việc lặp từ không cần thiết. Việc này được
tôi áp dụng trong các tiết lập dàn ý và làm văn miệng. Có thể nói biện pháp này
đã mang lại hiệu quả và thể hiện rất rõ qua các bài kiểm tra của học sinh.

e. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan
sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối
tượng cần miêu tả. Để khắc phục điều này giáo viên cần phải thực hiện như sau:
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn
để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận
mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần
chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
Tả theo trình tự khơng gian:
Quan sát tồn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 5 trình tự này được
vận dụng khi miêu tả đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ 1:
Tả từ ngồi vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa
Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bơng rực đỏ, những cánh bướm
nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ
vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2:
Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy
hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ
Lạng).
Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau)
thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu
tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ 1:
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương
thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả
gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa,

từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ
vậy.”
Thông qua các ví dụ trên nhằm giúp học sinh thấy rõ khi miêu tả bước
quan sát tìm ra các đặc điểm nổi bật của sự vật miêu tả quan trọng như thế nào,
vậy mà các lớp dưới giáo viên khi dạy không chú ý đến bước này dẫn đến học
sinh khơng biết cách quan sát, tìm đặc điểm nổi bật của sự vật khi miêu tả, các
9


em chỉ biết liệt kê một cách cứng nhắc các bộ phận của sự vật.....Dẫn đến bài
văn miêu tả của các em biến thành bài văn liệt kê. Trong các tiết lập dàn ý tôi
thường xuyên chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh quan sát lập dàn ý.
Đồng thời qua các tiết tập đọc hoặc các bài văn mẫu có trong chương trình phân
mơn tập làm văn tôi thường sử dụng các câu hỏi phụ để khai thác các đặc điểm
nổi bật của sự vật được tả trong bài nhằm giúp học sinh thấy được vai trò của
việc quan sát khi miêu tả. Từ biện pháp nay tơi đã dần hình thành cho học sinh
kĩ năng quan sát khi miêu tả.
4. Hiệu quả:
Qua 4 tháng áp dụng các biện pháp trên, đến kiểm tra cuối học kỳ I năm
học 2013 – 2014 Tơi đó thu được kết quả như sau:
Tập làm văn: 5 ( điểm)

Đề bài: Hãy viết bài văn tả người bạn mà em yêu mến.
- Hướng dẫn đánh giá cho điểm
- Học sinh viết được bài văn miêu tả người theo yêu cầu của đề bài : Tả một
người bạn mà em yêu mến.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng cấu tạo bài văn tả người , tùy theo mức độ
sai soát về ý, cách diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm : 5; 4,5 - 4 ; 3,5 –
3 ; 2,5 – 2; 1,5 – 1; 1- 0,5 .


Kết quả đạt được như sau:
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
( PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN)
NĂM HỌC 2013– 2014
Stt

HỌ VÀ TÊN

ĐIỂM KHẢO SÁT

ĐIỂM CUỐI HKI

1

Mấu Quốc Bình

2

3

2

Cao Minh Duẩn

1

2.5

3


Bo Bo Tro Thị Diệp

3

4

4

Cao Quốc khánh

3

4

5

Cao Thị Lụa

3

5

6

Tro Lược

2.5

4.5


7

Tro Thị Trinh Nữ

2

4

8

Nguyễn Thành Nhân

3

4

9

Mấu Hồng Phi

1

3

10

Hà Khánh Sơn

2.5


3.5

11

Tro Thanh Tài

2

3.5

12

Mấu Quốc Thùy

0.5

3

3

4

13

Tro Thanh Thuyền

10


- Danh sách trên gồm 13 học sinh, trong đó cuối học kì I:

2,5 điểm: 1 học sinh, chiếm: 7.7 %
3,0 điểm: 3 học sinh, chiếm: 23.1 %
3,5 điểm: 2 học sinh, chiếm: 15.4 %
4,0 điểm: 5 học sinh, chiếm: 38.5 %
4,5 điểm: 1 học sinh, chiếm: 7.7 %
5,0 điểm: 1 học sinh, chiếm: 7.7 %
Qua kết quả kiểm tra cuối học kỳ I của 13 học sinh khối lớp 5 trường TH
& THCS Ba Cụm Nam năm học 2013 - 2014 , tôi nhận thấy những biện pháp
tôi áp dụng như trên bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực khi dạy học phân
môn tập làm văn.
So với kết quả khảo sát đầu năm học, đa số điểm kiểm tra cuối kì I phân
mơn tập làm văn của học sinh lớp 5A trường TH & THCS Ba Cụm Nam đều
tăng lên một cách rõ rệt. Học sinh đạt điểm 0,5 , điểm 1 và điểm 2 khơng cịn.
Học sinh đạt điểm 4 tăng từ 0 lên 5 học sinh chiếm 38,5% đặt biệt có 1 học sinh
đạt 4,5 điểm chiếm 7,7 %, và 1 học sinh đạt điểm 5 chiếm 7.7 %.
Đa số bài làm của học sinh lớp 5 A trong cuối học kì I đều trình bày đủ 3
phần của bài văn miêu tả .Cách sử dụng từ đặt câu có tiến bộ nhiều so với đầu
năm học, cách diễn đạt lưu loát đặc biệt một số học sinh đã biết cách sử dụng
một số hình ảnh so sánh, nhân hóa khi làm văn miêu tả, biết cách lựa chọn từ
ngữ thích hợp để miêu tả, biết cách liên kết các câu trong đoạn bằng cách thay
thế từ ngữ đã làm cho bài văn thêm phần sinh động.
Qua các biện pháp trên, kĩ năng quan sát và ghi kết quả quan sát của học
sinh lớp 5A ngày càng tiến bộ. Học sinh biết lựa chọn những đặc điểm nỗi bật
của đối tượng miêu tả để quan sát.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào thực trạng của trường TH & THCS Ba Cụm Nam, tôi đã
mạnh dạng đưa “ một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết tập làm văn đối
với học sinh lớp 5 của trường và thu được một số kết quả rất khả quan.
Tôi thấy đây là một số biện pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động

của học sinh, các em hồn tồn chủ động trong q trình nhận thức. Đây là một
trong những nguyên tắc giáo dục có hiệu quả. Cụ thể tơi thấy khi vận dụng
các phương pháp dạy học trên - các tiết học tập làm văn diễn ra tự nhiên, nhẹ
nhàng và hiệu quả hơn. tất cả các em đều được thực hành luyện tập nhiều. Khắc
sâu nội dung kiến thức từng bài học. Biết vận dụng lý thuyết vào thực tế một
cách linh hoạt, sáng tạo.

11


Kĩ năng quan sát khi miêu tả dần được hình thành, học sinh biết ghi lại kết
quả quan sát một cách chi tiết, cụ thể, đúng yêu cầu của đề bài. Cách sử dụng từ
đặt câu rõ ràng, rành mạch.
Học sinh biết sử dụng một số biện pháp tu từ trong bài văn miêu tả một
cách linh hoạt và sáng tạo.Vì vậy bài viết của các em đã có nhiều sáng tạo và
chuyển biến rõ rệt so với đầu năm.
Các biện pháp trên đã được áp dụng thường xuyên ở khối lớp 5 trong giờ
học tập làm văn .Tôi tin chắc rằng các biện pháp trên khi áp dụng dạy cho học
sinh dân tộc thiểu số sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là một số kết quả mà bản thân tơi đã đạt được. Tơi muốn được
trình bày với bạn bè đồng nghiệp. Song ý kiến của tơi cịn mang tính chất chủ
quan và cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi mong được sự
góp ý của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được bổ sung đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
2. Khuyến Nghị
Đối với nhà trường: Cần cho áp dụng các biện pháp nêu trên đối với phân
môn tập làm văn ở các lớp khối 4,5 trong trường, nhằm rút kinh nghiệm chung
đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy phân môn Tập làm văn.
Đối với giáo viên: Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về phương pháp
và hình thức tổ chức phù hợp cho mỗi giờ học phân môn Tập làm văn ( từng thể

loại, từng kiểu bài cụ thể ) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ
động nói lên những suy nghĩ hồn nhiên của mình; nói đúng, nói hay, làm giàu
thêm vốn từ ngữ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Ba Cụm Nam, ngày 2 tháng 4 năm 2014
Người viết
Đỗ Ngọc Hậu

12


IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Thuyết. Hồng Hịa Bình, Nguyễn Trí (2006) Sách giáo
viên Tiếng Việt 5 tập1, NXBGD
2. Tạ Đức Hiền, Nguyễn Trung Kiên (2006) Tập làm văn tiểu học 5 NXB
Hà Nội
3. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (2007) Giáo trình phương pháp dạy học
Tiếng Việt NXB Đại học Sư phạm

13


V/ PHỤ LỤC
1. Phương pháp xử lí số liệu:
Phương pháp tính tỉ lệ %
2. Mẫu thiết kế bài học:
Thiết kế hoạt động 2 bài luyện tập tả cảnh ( Tiếng Việt 5 – tuần 3)
KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Ngày dạy : 17/09 /2013

Môn: Luyện từ và câu
Bài 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần
giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn , từ đồng nghĩa khơng hồn
tồn( nội dung ghi nhớ)
-Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu bài tập 1, 2( 2 trong số 3 từ); đặt câu
được với một cặp từ đồng nghĩa , theo mẫu bài tập 3.
- HS khá , giỏi: Đặt câu được với 2 cặp từ đồng nghĩa tìm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn của BT1.
- Bút dạ và 2, 3 tờ phiếu photocopy các BT2.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1/ Khởi động:
2/ Bài mới:
A/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng.
B/Dạy bài mới:
Hoạt động GV
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận
xét
Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong
mỗi ví dụ:
- Cho HS đọc và tìm hiểu yêu cầu bài.
- Cho HS làm việc theo cặp : tìm hiểu nghĩa
của từng từ và so sánh nghĩa của chúng.
+ Ở câu a: “ xây dựng , kiến thiết”
+ Ở câu b: “vàng hoe , vàng lịm, vàng
xuộm”
- GV nhận xét và chốt lại.
Bài 2: Thay các từ in đậm ở bài 1 cho

nhau ,nhận xét những từ nào thay thế được
( không thay thế được ) cho nhau ? Vì sao?
-Cho HS đọc yêu cầu bài.
-GV hướng dẫn:

Hoạt động HS

- HS đọc , cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài .
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Cả lớp lắng nghe.

14


a/ Các em đổi vị trí từ kiến thiết và từ xây
dựng cho nhau xem có được khơng? Vì sao?
b/ Các em đổi vị trí các từ vàng xuộm, vàng - HS làm bài , trình bày
hoe, vàng lịm cho nhau xem có được khơng? - Lớp nhận xét.
Vì sao?
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS làm việc cá nhân .
- GV nhận xét và chốt lại như ghi nhớ trong
SGK.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
BT1: Xeáp những từ in đậm trong đoạn văn
thành từng nhóm từ đồng nghóa:

- Cho HS đọc u cầu BT và đoạn văn.
- GV hướng dẫn :các em xếp những từ in
đậm “ nước nhà , hoàn cầu , non sông,
năm châu “ thành nhóm từ đồng nghĩa”.
- Cho 2HS làm bảng lớp , vở nháp.
- GV nhận xét và chốt lại :Nhóm từ đồng
nghĩa là: nước nhà- non sơng ; hồn cầu –
năm châu.
BT2: Tìm từ đồng nghóa với mỗi từ sau:
đẹp , to lớn , học tập
- Cho HS đọc u cầu bài.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Chọn 2 từ và tìm từ đồng nghóa của 2 từ
đó.
- Cho HS trình bày.
- GV cung cấp thêm cho học sinh một số
từ đồng nghĩa với các từ trên, nhận xét và
chốt lại.
BT3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghóa
vừa tìm được ở BT2
- Cho HS đọc u cầu bài.
- GV hướng dẫn : Em hãy chọn một cặp từ
đồng nghĩa và đặt câu với cặp từ đó.
- GV nhận xét .
- Nêu lại ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài : :” Luyện tập về
từ đồng nghóa”

- HS đọc, lớp đọc thầm.


- HS thực hiện.
- Lớp nhận xét.

-1HS đọc , lớp đọc thầm.
- Nhóm làm phiếu photo
-Trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.

-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở .
- HS trình bày.
- HS khá , giỏi đặt câu được với
2 cặp từ đồng nghóa.

15


4/ Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học và cho học sinh nhắc lại thế nào là từ đồng
nghĩa.
- Chuẩn bị bài tiếp theo

16


KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy: 11/10/2013
Môn: Tập làm văn ( lớp 5)
Bài: Luyện tập tả cảnh

I/ Mục tiêu:
- Qua phân tích bài văn mưa rào,hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc
chi tiết trong 1 bài văn tả cảnh
- Biết chuyển những điều đã quan sát đượcvề một cơn mưa thành một dàn
ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình
- Biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng, tự nhiên
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh lập dàn ý ,
dàn ý hoàn chỉnh
- Học sinh: kết quả quan sát đã chuẩn bị trước
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động
2/ KTBC: Gọi 2 học sinh nêu bảng thống kê bài tập 2 tiết trước
3/ Bài mới:
A/ Giới thiêu bài: Giới thiệu và ghi đề lên bảng
B/Dạy bài mới:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của GV
Hoạt động 2:lập dàn ý bài văn tả một
cơn mưa
a. Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý cho bài văn tả một cơn
mưa
b. Cách tiến hành
- Thực hiện cả lớp
- Cho học sinh đọc đề và phân tích đề - Đọc đề và phân tích đề
* Đề bài : Từ những điều quan sát
được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả
- 2 học sinh đọc các câu hỏi gợi ý
một cơn mưa

- Treo bảng phụ ghi hệ thống câu hỏi
gợi ý để giúp học sinh lập dàn ý chi
tiết cho bài văn tả một cơn mưa
a. Mở bài
1. Những dấu hiệu nào báo cơn mưa
sắp đến?

17


b. Thân bài
1. Những từ ngữ tả tiếng mưa, hạt
mưa lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn
mưa?
2. Những từ ngữ tả cây cối, con vật,
bầu trời trong và sau cơn mưa?
c. Kết bài
1. Khi trời tạnh mưa, bầu trời, mặt đất,
con vật, hoạt động của con người diễn
ra như thế nào?
- Cho học sinh lập dàn ý
- Cho học sinh trình bày dàn ý của
mình trước lớp
- Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm
của các dàn ý
- Treo dàn ý hoàn chỉnh lên bảng và
cho học sinh đọc để tham khảo

- Học sinh lập dàn ý
- Trình bày

- Học sinh sửa chữa và rút kinh
nghiệm
- Vài học sinh đọc lại

4/ Củng cố - dặn dị

- Cho học sinh trình bày một số dàn ý hay
- Chuẩn bị bài cho tiết sau

18


3. Phiếu ghi tên ghi điểm học sinh
Phiếu ghi tên ghi điểm khảo sát chất lượng đầu năm (2013 – 2014)
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2013-2014

Stt

Họ và tên

Điểm phân môn Tập làm văn

1

Mấu Quốc Bình

2

2


Cao Minh Duẩn

1

3

Bo Bo Tro Thị Diệp

3

4

Cao Quốc khánh

3

5

Cao Thị Lụa

3

6

Tro Lược

7

Tro Thị Trinh Nữ


2

8

Nguyễn Thành Nhân

3

9

Mấu Hồng Phi

1

10

Hà Khánh Sơn

2.5

11

Tro Thanh Tài

2

12

Mấu Quốc Thùy


13

Tro Thanh Thuyền

Ghi chú

2.5

0.5
3

- Danh sách trên gồm: 13 học sinh
0.5 điểm: 1 học sinh (chiếm: 7.7 %)
1

điểm: 2 học sinh (chiếm: 15.4 %)

2

điểm: 3 học sinh (chiếm: 23.1 %)

2.5 điểm: 2 học sinh (chiếm: 14.5 %)
3

điểm: 5 học sinh (chiếm: 38.5 %)

4

điểm: 0 học sinh (chiếm: 0 %)


5

điểm: 0 học sinh (chiếm: 0 %)

19


Phiếu ghi tên ghi điểm thời điểm cuối học kỳ 1 năm (2013 – 2014)
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN
NĂM HỌC 2013-2014

Stt

Họ và tên

Điểm phân mơn Tập làm văn

1

Mấu Quốc Bình

3

2

Cao Minh Duẩn

2.5


3

Bo Bo Tro Thị Diệp

4

4

Cao Quốc khánh

4

5

Cao Thị Lụa

5

6

Tro Lược

7

Tro Thị Trinh Nữ

4

8


Nguyễn Thành Nhân

4

9

Mấu Hồng Phi

3

10

Hà Khánh Sơn

3.5

11

Tro Thanh Tài

3.5

12

Mấu Quốc Thùy

3

13


Tro Thanh Thuyền

Ghi chú

4

4.5

- Danh sách trên gồm: 13 học sinh
2,5 điểm: 1 học sinh, chiếm: 7.7 %
3,0 điểm: 3 học sinh, chiếm: 23.1 %
3,5 điểm: 2 học sinh, chiếm: 15.4 %
4,0 điểm: 5 học sinh, chiếm: 38.5 %
4,5 điểm: 1 học sinh, chiếm: 7.7 %
5,0 điểm: 1 học sinh, chiếm: 7.7 %

20



×