Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sử dụng phần mềm Excel quản lý điểm tiểu học sẽ giúp cho việc thống kê đánh giá xếp loại học sinh được nhanh chóng, chính xác tại khối 1 và khối 3 Tr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.15 KB, 15 trang )

Tóm tắt đề tài
Trong xu thế ngày càng phát triển của xã hội thì một trong những vấn đề được
đặc biệt quan tâm đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực như
khoa học công nghệ, sản xuất và đời sống, quản lý của các ngành nghề nói chung,…
trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục cũng là một trong
những bước đổi mới quan trọng và hết sức cần thiết. Trường Tiểu học Sơn Bình trong
những năm gần đây đã rất chú trọng và phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học và quản lý như soạn bài trên máy tính, quản lý nhân sự trên phần mềm
Pemis, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, gửi và nhận thư điện tử qua Email, Sử
dụng phần mềm Exels để thiết lập các bảng tính, soạn thảo văn bản, quản lý tất cả các
loại hồ sơ trên máy tính, khai thác trang website của nhà trường và chuyên môn,…
Trong những công việc đó có việc làm định kỳ hàng năm đó là việc thống kê điểm và
đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư 32 của Bộ GD&ĐT từ đó trước hết
giáo viên phải nhập điểm, đánh giá xếp loại rồi tổng hợp báo cáo lên chuyên môn
trường. Với nhiều nỗ lực thực hiện của giáo viên mới hoàn thành được kịp thời các số
liệu chính xác báo cáo, trong quá trình làm và đếm thủ công bằng tay có lúc còn chưa
được chính xác, việc lưu trữ để khi cần thiết tìm lại cũng rất khó và dễ thất lạc.
Từ những việc ứng dụng nêu trên bước đầu nhà trường đã mang lại được những
hiệu quả cải thiện hơn tuy nhiên trong quá trình ứng dụng vẫn đang còn rất nhiều hạn
chế do không có giáo viên được đào tạo chuyên ngành tin học mà tất cả giáo viên đều
tự học hỏi tìm tòi thông qua thực tế là chính. Giải pháp của chúng tôi là Sử dụng phần
mềm Exels giúp cho việc thống kê đánh giá xếp loại học sinh nhanh chóng chính xác.
Nghiên cứu này được tiến hành trên hai nhóm tương đương tại Trường Tiểu học Sơn
Bình: Khối 1 và khối 3 là nhóm thực nghiệm, khối 2 và khối 4 là nhóm đối chứng
được thực hiện giải pháp thay thế khi thống kê đánh giá điểm và xếp loại học sinh vào
cuối học kỳ 1 và giữa học kỳ 2 năm học 2011 – 2012. Kết quả cho thấy tác động đã có
ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả làm việc của giáo viên: nhóm thực nghiệm đã thống kê
đánh giá nhanh hơn và chính xác hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau
tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,3 điểm bài kiểm tra sau tác
động của của nhóm đối chứng là 6,5. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p<0,05 có
nghĩa là sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối


chứng. Rõ ràng điều này đã chứng minh việc Sử dụng phần mềm Exels giúp cho việc
thống kê đánh giá xếp loại học sinh nhanh chóng chính xác tại khối 1 và khối 3
Trường Tiểu học Sơn Bình.
Giới thiệu
Các báo cáo kết quả học tập rèn luyện của học sinh lâu nay mà giáo viên
thường phải thực hiện đã phải trải qua từ việc nhập điểm vào sổ theo dõi kết quả học
tập sau đó là bằng việc đối chiếu xếp loại học lực từng môn từ đó có cơ sở sẽ đếm và
1
ghi ra số lượng về các mức như: giỏi, khá, trung bình, yếu của từng môn và xếp loại
giáo dục - Hoàn thành tốt ( A
+
), hoàn thành ( A) và chưa hoàn thành ( B)… để ghi
vào các bảng tổng hợp theo quy định của nhà trường nên đã tốn rất nhiều thời gian mà
có khi lại còn có sự nhầm lẫn sai. Với công nghệ tiên tiến của máy vi tính với phần
mềm Exels của bộ office do hãng Microsoft cung cấp đã tạo ra được những bảng tính
có những sự liên kết chặt chẽ và logic,…góp phần nâng cao hiệu quả công việc của
những người phải làm công tác thống kê như người giáo viên.
Hiện tại ở Trường Tiểu học Sơn Bình đa số giáo viên mới chỉ biết sử dụng máy
vi tính để lập kế hoạch bài học trên Word để thay cho việc viết bằng tay và soạn bài
giảng điện tử trên PowerPoint còn việc sử dụng phần mềm Exels hỗ trợ cho việc tính
toán thì chưa có ai biết.
Trải qua 5 năm học làm công tác quản lý tại Trường Tiểu học Sơn Bình từ thực
tế tôi thấy sau các đợt kiểm tra định kỳ thì người giáo viên đã rất vất vả với việc đánh
giá xếp loại và cùng với các con số thông kê đặc biệt là với việc thống kê số liệu theo
( tổng số/ nữ/ dân tộc/ nữ dân tộc) và tính tỷ lệ phần trăm để có số mà đưa vào các
biểu mẫu báo cáo. Mặc dù với sự cố gắng thì mọi người cũng đều làm xong tuy nhiên
sẽ mất nhiều thời gian và việc kiểm tra sự chính xác dữ liệu của khối trưởng và
chuyên môn nhà trường cũng mất rất nhiều thời gian.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng Sử dụng phần
mềm Exels quản lý điểm giúp cho việc thống kê đánh giá xếp loại học sinh được

nhanh chóng chính xác thay cho cách làm thủ công của người giáo viên là tự ghi ra
giấy rồi đếm và thống kê số liệu vào bảng tổng hợp in sẵn.
Giải pháp thay thế
Đưa phần mềm quản lý điểm vào để giáo viên sử dụng chỉ việc copy danh sách
học sinh lớp mình dán vào phần mềm rồi nhập điểm kiểm tra định kỳ ( với các môn
đánh giá bằng điểm số ) và kết quả xếp loại ( với các môn đánh giá bằng nhận xét) khi
đó toàn bộ các số liệu cần báo cáo sẽ được thống kê nhanh, cụ thể và chính xác.
Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng phần mềm Exels quản lý điểm có giúp cho việc thống kê đánh giá
xếp loại học sinh được nhanh chóng chính xác thay cho cách làm thủ công truyền
thống của giáo viên là tự ghi ra giấy rồi đếm và thống kê số liệu vào bảng tổng hợp in
sẵn hay không?
Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Exels quản lý điểm sẽ giúp cho việc thống kê đánh giá xếp
loại học sinh được nhanh chóng chính xác tại khối 1 và khối 3 Trường Tiểu học Sơn
Bình.
2
Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn Trường Tiểu học Sơn Bình vì ở đây có số giáo viên và học sinh
trong hai nhóm tương đương thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng.
+ Về giáo viên:
Hai nhóm giáo viên đều có tuổi đời, tuổi nghề tương đương nhau, cùng phụ
trách các đối tượng học sinh như nhau và đều có tinh thần trách nhiệm công việc.
Khối 1 và khối 3: có 11 giáo viên (Nhóm thực nghiệm)
Khối 2 và khối 4: có 11 giáo viên (Nhóm đối chứng)
Cụ thể như sau:
Bảng 2: Giới tính và thành phần dân tộc của giáo viên từ lớp 1 đến lớp 4
Trường Tiểu học Sơn Bình

Số giáo viên các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Raglai
Nhóm thực nghiệm 11 2 8 9 2
Nhóm đối chứng 11 2 10 10 1
+ Về học sinh:
Hai nhóm học sinh: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được chọn tham
gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỷ lệ giới tính và dân tộc. Cụ thể là:
Bảng 2: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh từ lớp 1 đến lớp 4
Trường Tiểu học Sơn Bình.
Số học sinh các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Raglai Kinh Tày
Khối 1 và khối 3 151 83 68 131 19 1
Khối 2 và khối 4 152 82 70 134 18 0
2. Thiết kế
Chọn 2 nhóm nghiên cứu bao gồm toàn bộ giáo viên của bốn khối lớp: Khối 1
và khối 3 là nhóm thực nghiệm, Khối 2 và khối 4 là nhóm đối chứng. Tôi đã dùng bài
3
kiểm tra trước tác động là cho hai nhóm giáo viên tiến hành nhập điểm kiểm tra định
kỳ giữa học kỳ 1 vào hai biểu mẫu cho sẵn rồi tôi chấm điểm dựa vào kết quả của
từng giáo viên. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác
nhau do đó tôi đã dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa
điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
Trung bình cộng 5,7 5,3
Giá trị P 0,199
Ta thấy P = 0,199 > 0,05, từ đó kết luận chênh lệch điểm số trung bình cộng
của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là
tương đương.

Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra
trước tác
động
Tác động Kiểm tra
sau tác
động
Thực
nghiệm
O
1
Xếp loại và thống kê chất lượng học
sinh có sử dụng phần mềm Exels quản
lý điểm.
O
3
Đối chứng O
2
Xếp loại và thống kê chất lượng học
sinh không sử dụng phần mềm Exels
quản lý điểm.
O
4
Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
+ Khâu chuẩn bị
Tôi đã tiến hành thiết kế phần mềm quản lý điểm sử dụng bảng tính Exels,
tham khảo, sưu tầm và học hỏi các thông tin về các hàm sử dụng công thức tính, bảo
mật thông tin dữ liệu trên các website: giaovien.net, giaiphapExels, tvtlbachkim.com,


+ Tiến hành sử dụng thực nghiệm
4
Thời gian tiến hành thực nghiệm được tiến hành theo hướng dẫn thực hiện kế
hoạch năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Khánh Sơn và kế hoạch chương trình
của Trường Tiểu học Sơn Bình nhằm đảm bảo tính khách quan. Cụ thể là:
Thực nghiệm trong
thời gian
Các mặt xếp loại và
thống kê
Người
thực hiện
Nội dung xếp loại và
thống kê
Tuần ngoại khóa ( khi
hết chương trình
HK1)
từ 2/1 đến 7/1/2012
HLM của từng môn
học, Hạnh kiểm HK1
Giáo
viên khối
1 và khối
3
Tính ra số lượng của
từng mặt theo
( TS/N/DT/NDT) và
tỷ lệ % tương ứng
Tuần 28 của chương
trình
( ngày 30&31/3/2012)

HLM giữa HK2 của 2
môn Toán và Tiếng
Việt
Giáo
viên khối
1 và khối
3
Tính ra số lượng của
từng mặt theo
( TS/N/DT/NDT)
4. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là cho hai nhóm giáo viên tiến hành nhập điểm
kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 1 vào hai biểu mẫu in sẵn rồi tôi chấm điểm dựa vào kết
quả của từng giáo viên.
Bài kiểm tra sau tác động là cho nhóm đối chứng tiến hành nhập điểm kiểm tra
định kỳ giữa học kỳ 2 vào hai biểu mẫu in sẵn còn nhóm thực nghiệm thì nhập điểm
kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 vào phần mềm rồi tôi chấm điểm dựa vào kết quả của
từng giáo viên.
Tiến hành kiểm tra và chấm bài
- Sau khi giáo viên đã chấm bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 năm học 2011-
2012 xong tôi đã tổ chức kiểm tra việc nhập điểm vào sổ điểm và xếp loại, thống kê
chất lượng học sinh ( có nội dung kiểm tra trình bày trong phụ lục của đề tài)
- Chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
Phân tích dữ liệu và kết quả
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 6,5 8,3
Độ lệch chuẩn 1,3 1,0
Giá trị P của phép kiểm chứng T-test 0,001
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 1,3

5
Trước tác động cả hai nhóm là tương đương, sau kiểm tra kiểm chứng chênh
lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P = 0,001 cho thấy sự chênh lệch giữa
điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa tức là chênh
lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động mà có.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
3,1
3,1
5,63,8
=

Đối chiếu bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,3
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc Sử dụng phần mềm Exels quản lý điểm sẽ giúp
cho việc thống kê đánh giá xếp loại học sinh được nhanh chóng chính xác tại khối 1
và khối 3 Trường Tiểu học Sơn Bình đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình
cộng bằng 8,3 và kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng có điểm
trung bình cộng bằng 6,5 tính ra độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,8 nghĩa là
điểm số trung bình cộng của hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có
điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 1,3 đối chiếu
ta thấy mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Dùng phép kiểm chứng T-test độc
lập cho biết chênh lệch giá trị điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm
6
là P = 0,001 < 0,05. Kết quả khẳng định sự chênh lệch giá trị điểm trung bình của hai
nhóm là do tác động mà có thiên về nhóm thực nghiệm chứ không phải là ngẫu nhiên.

Hạn chế:
Nghiên cứu này có sử dụng Exels để thiết lập phần mềm quản lý điểm học sinh
là một giải pháp rất tốt nhưng để thực hiện có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần
phải có trình độ và kĩ năng công nghệ thông tin nhất định, ít nhất thì cũng phải biết
thao tác cơ bản với máy tính.
Kết luận và khuyến nghị
* Kết luận
Việc sử dụng phần mềm Microsoft Exels quản lý điểm đã giúp cho việc thống
kê đánh giá xếp loại học sinh được nhanh chóng chính xác thay cho cách làm thủ
công của giáo viên là tự ghi ra giấy rồi đếm và thống kê số liệu vào bảng tổng hợp in
sẵn tại khối 1 và khối 3 Trường Tiểu học Sơn Bình.
* Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm tạo điều kiện để giáo viên được tiếp cận
và sử dụng máy tính nhiều hơn, mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin,
khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin thường xuyên hơn
vào việc dạy học và quản lý.
Đối với giáo viên: luôn phải tự học hỏi tìm tòi để hiểu biết về công nghệ thông
tin, có kĩ năng sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm thông dụng và cách tìm
kiếm khai thác thông tin trên internet.
Qua đề tài này tôi mong muốn chia sẻ cùng các giáo viên trong trường áp dụng
phần mềm này vào việc xếp loại và thống kê kết quả học tập rèn luyện của học sinh
được đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và khoa học hơn./.
Sơn Bình, ngày 3 tháng 4 năm 2012
Người viết
Bùi Đăng Khanh
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của dự án Việt - Bỉ.
2. Các trang website: giaovien.net, giaiphapExels, tvtlbachkim.com,
hcmup.edu.vn, dhsphue.edu.vn …

3. Thông tư số 32 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp
loại học sinh Tiểu học.
4. Echip – Tạp chí công nghệ thông tin – Viễn thông – Truyền thông.
8
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC I: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM EXCEL THỐNG KÊ
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH TIỂU HỌC
I. Giới thiệu
Trong việc quản lý của các cấp lãnh đạo cũng như nhà trường và các tổ khối
đến giáo viên có rất nhiều thông tin cần phải nắm cụ thể chính xác và khi cần thì có
thể nhanh chóng tìm ra và thống kê được số liệu. Một trong những yêu cầu đó có việc
quản lý và nắm được số liệu chất lượng học sinh, để giúp cho công việc này được
thực hiện dễ dàng bớt đi phần vất vả cho giáo viên cũng như nhà trường thì khi sử
dụng phần mềm excel quản lý điểm học sinh tiểu học này sẽ giải quyết được vấn đề
đó.
Phần mềm này được thiết kế trên Microsoft Excel 2003 nên rất quen thuộc và
dễ sử dụng. Sau các đợt Kiểm tra định kỳ giáo viên chỉ việc nhập điểm ( đối với các
môn đánh giá bằng điểm số), Học lực môn ( với các môn đánh giá bằng nhận xét) và
Hạnh kiểm của từng học sinh trong từng lớp rồi chọn các loại báo cáo thống kê để in
ra là xong.
Các công việc thống kê số lượng như: xếp loại học lực từng môn, xếp loại giáo
dục, khen thưởng, lên lớp, hoàn thành chương trình, kiểm tra bổ sung và các biểu mẫu
để cập nhật vào sổ khối, các số liệu để đưa vào báo các chuyên môn và nhà trường
đều được thống kê nhanh chóng. Khi sử dụng phần mềm này sẽ giúp cho các thầy cô
phụ trách lớp đỡ tính toán điểm của học sinh, đỡ lập các loại báo cáo chất lượng cho
trường sau các kì kiểm tra. đặc biệt với Ban giám hiệu nhà trường sẽ có rất nhiều
thuận tiện trong việc quản lí điểm, quản lí chất lượng học sinh của trường như:
- Khỏi cần kiểm tra cách tính điểm của giáo viên.
- Hạn chế được tình trạng tẩy xoá, sửa chữa trong sổ điểm, góp phần chống tiêu
cực trong quản lí điểm và sạch đẹp hồ sơ.

- Đảm bảo tính chính xác giữa sổ điểm của từng lớp và báo cáo thống kê của
toàn trường.
- Phục vụ cho việc lưu trữ ( trên máy tính) hồ sơ học sinh khi cần có thể lấy lại
kết quả nhanh chóng, chính xác.
II. Hướng dẫn cụ thể
Đầu tiên khi ta kích chọn mở tập tin thì sẽ có hiện ra một bảng thông báo với 3 nội
dung chọn đó là: , và khi đó ta sẽ chọn
thì Fom điều khiển của phần mềm xuất hiện, tại đây với các ô chứa lệnh để chúng ta
lựa chọn. Các bước thực hiện thứ tự như sau:
9
update
Don’tupda
Help
Don’tupda
- Nhập các thông tin vào trang chủ: Tên Phòng GD&ĐT vào ô B9; Nhấp chuột
vào ô B10 sẽ xuất hiện dấu mũi tên bên góc phải dưới kích chọn tên trường, Nhấp
chuột vào ô B11 sẽ xuất hiện dấu mũi tên bên góc phải dưới kích chọn năm học tương
ứng, Nhập tên Hiệu trưởng vào ô B12, Nhập tên người lập vào ô B14 và tên xã vào ô
B15.
- Nhập điểm: Bấm vào ô nhập điểm thì sẽ có một bảng Danh mục lớp hiện ra ta
sẽ chọn lớp mình cần nhập ( chọn lớp nào thì kích chuột vào ô lớp đó)
+ Từ ô A7 xuống là nhập số thứ tự ( nhớ nhập vừa đủ bằng số HS nếu không sẽ
thống kê sai)
+ Từ ô B7 xuống là nhập họ và tên lót của từng em.
+ Từ ô C7 xuống là nhập tên của từng em.
+ Từ ô D7 xuống nếu là học sinh nữ thì ta đánh dấu x ( không đánh chữ X).
+ Từ ô E7 xuống nếu là học sinh dân tộc thì ta đánh dấu x ( không đánh chữ X).
+ Từ ô F7 xuống nếu là học sinh nữ dân tộc thì ta đánh dấu x ( không đánh chữ
X).
+ Điểm môn Tiếng Việt và môn Toán thì ta cứ nhập điểm của từng em theo

từng ô trong mỗi cột.
+ Các môn đánh giá bằng nhập xét ta nhập kết quả học lực môn tương ứng của
HS với một trong ba loại A+; A; B.
+ Hạnh kiểm được nhập Đ hoặc CĐ
- Kết quả thống kê: Muốn lấy kết quả thống kê gì thì ta chỉ việc kích chuột vào
nội dung các ô lệnh tương ứng ở trang chủ để xem hay in ra.
Một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý:
- Không dùng lệnh copy theo hàng ngang và không được dùng lệnh bôi đen và
xóa cả một vùng khi nhập điểm của từng lớp vì nếu làm thế dẫn đến sai công thức thì
phần mềm sẽ tính sai số liệu.
- Khi nhập xong thông tin ta phải xem các ô lưới ở bên phải mỗi biểu mẫu để
kiểm tra xem kết quả đã đúng hay chưa, nếu ta nhập đúng thì các ô này sẽ bỏ trống
còn nếu sai thì sẽ hiện chữ “s”
- Để quay lại trang chủ ta kích chuột đến chữ "về trang chủ" trên mỗi Sheet.
- Để thuận tiện trong việc xử lí điều hành hệ thống, trước khi thoát khỏi chương
trình thì nên trở về trang chủ và chọn Save (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S). Làm
như vậy để khi chúng ta mở lại phần mềm thì trang chủ chứa Fom điều khiển luôn
xuất hiện trước.
10
- Giả sử trong năm học có một số em bỏ học hoặc chuyển đi (không học tại
trường) thì ta phải bỏ hết các thông tin của học sinh đó như số thứ tự, điểm các môn,
để phần mềm khỏi thống kê.
- Trong phần mềm có một số Sheet đã bị khóa nhằm hạn chế được rất nhiều rủi
ro trong quá trình cập nhật thông tin. Cụ thể:
+ Có nhiều các công thức để tính toán nếu nhỡ nhập vào làm sai công thức thì
xem như cả phần mềm bị lỗi và dẫn đến những sai số trong thống kê.
+ Các trang, cột và dòng đã được định dạng chuẩn để in ấn. Nếu chúng ta chỉnh
sửa một cột hay một dòng thì toàn bộ sẽ bị lệch
Có thể trong quá trình sử dụng còn có những sai, thiếu sót. Rất mong được sự
cộng tác, góp ý chân thành của quý thầy cô giáo để tác giả chỉnh sửa hoàn thiện hơn.

Mọi góp ý xin liên lạc đến số điện thoại: 0988789169 hoặc qua địa chỉ Email:

Trân trọng kính chào!
Tác giả: Bùi Đăng Khanh
Đơn vị: Trường Tiểu học Sơn Bình
Phần mềm này hoàn thiện vào tháng 12/2011.
***
11
PHỤ LỤC II: ĐỀ VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
DÙNG CHUNG CHO CẢ 2 NHÓM
1. Đề kiểm tra
Dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 1 năm học 2011 - 2012 môn
Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp mình , Thầy ( cô) hãy ghi điểm vào Mẫu 1 rồi
thống kê và ghi số liệu vào Mẫu 2.
2. Thang điểm
Người chấm căn trên kết quả thống kê của giáo viên làm đúng và thời gian làm
việc của giáo viên để hoàn thành hai biểu mẫu đã cho. Ở đây vì sĩ số học sinh từng
lớp không đều nên khi tính thời gian làm việc này của giáo viên phải dựa vào thời
gian hoàn thành của lớp đó chia cho số học sinh để tìm ra trung bình cộng thời gian
hoàn thành cho một học sinh nhằm chấm điểm của giáo viên đảm bảo công bằng. Cụ
thể:
Dưới 20 giây: 10 điểm
Từ 21 – 25 giây: 9 điểm
Từ 26 – 30 giây: 8 điểm
Từ 31 – 35 giây: 7 điểm
Từ 36 – 40 giây: 6 điểm
Từ 41 – 45 giây: 5 điểm
Từ 46 – 50 giây: 4 điểm
Từ 51 – 55 giây: 3 điểm
Từ 56 – 60 giây: 2 điểm

Trên 60 giây: 1 điểm
12
PHỤ LỤC III: ĐỀ VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1. Đề kiểm tra dành cho nhóm đối chứng
Dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 năm học 2011 - 2012 môn
Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp mình , Thầy ( cô) hãy ghi điểm vào Mẫu 1 rồi
thống kê và ghi số liệu vào Mẫu 2.
2. Đề kiểm tra dành cho nhóm thực nghiệm
Dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ giữa học kỳ 2 năm học 2011 - 2012 môn
Toán và Tiếng Việt của học sinh lớp mình , Thầy ( cô) hãy nhập điểm vào phần mềm
Excel quản lý điểm để thống kê số liệu vào Mẫu 2.
3. Thang điểm
Như thang điểm kiểm tra trước tác động.
13
14
PHỤ LỤC V: ĐĨA CD CHỨA PHẦN MỀM EXCEL THỐNG KÊ ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI HỌC SINH TIỂU HỌC
15

×