Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

CAC HOC THUYET TIEN HOA-LT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.86 KB, 32 trang )

CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HÓA
I/ KHÁI NIỆM :
Tiến hoá là một quá trình thay đổi dần dần, nhờ đó mà cá thể của một loài
vẫn thích hợp hoặc thích nghi với điều kiện môi trường của chúng.
Tiến hoá là một quá trình mà kết quả của nó làm xuất hiện loài mới từ các
dạng cũ. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành loài và cho phép giải
thích sự xuất hiện của các loài sinh vật mới trong lịch sử sự sống trên quả đất.
II/ CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ:
A/ HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN:
1/ Sự sáng tạo đặc biệt: do Thượng đế tạo ra
2/Học thuyết Lamac: Sự DT của các tính trạng tập nhiễm.
- Các cơ quan của cơ thể có thể được phát triển và cải tiến khi được sử dụng
một cách lặp đi lặp lại, còn là sẽ yếu dần nếu không được sử dụng.
- Những biến đổi về cấu trúc thu được trong đời sống của sinh vật được truyền
lại cho con cái.
VD: Loài cổ dài và chân trước của hươu cao cổ được hình thành do tập quán ăn
lá cây.
- Học thuyết Lamac đã đưa ra quan điểm phát triển và phương pháp lịch sử
trong việc nghiên cứu giới hữu cơ.
- Lamac đã chứng minh rằng sinh giới kể cả loài người, là sản phẩm của quá
trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.
- Ông cho rằng mọi biến đổi trong giới hữu cơ đều được thực hiện trên cơ sở
các qui luật tự nhiên.
- Lamac tin rằng sự DT các tính trạng thu đợc trong đời sống cá thể dưới ảnh
hưởng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động là điều hiển nhiên không cần
chứng minh.
Tóm lại: học thuyết Lamac có những đặc điểm nổi bật sau:
- Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có tính kế thừa
lịch sử. nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp là dấu
hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ.
- Nguyên nhân:


+ Do điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyen thay đổi làm cho
các loài biến đổi dần dần và liên tục.
+ Do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các
thế hệ.
- Cơ chế:

1
+ Về tính đa dạng: Những biến đổi nhỏ được tích luỹ qua nhiều thời gian và
tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật. Đối với động vật do ảnh
hưởng tập quán hoạt động, cơ quan nào hoạt động nhiều thì ngày càng phát
triển, cơ quan nào ít hoạt động thì ngày càng tiêu biến. Những biến đổi do ảnh
hưởng của tập quán hoạt động cũng được DT cho thế hệ sau.
+ Về tính hợp lí: Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có
khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Điều
này không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học. Lamac cho rằng sinh vật vốn có
khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể
trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại
cảnh mới.
* Ưu và nhược điểm của học thuyết Lamac:
- Ưu điểm:
+ Tìm hiểu nguyên nhân tiến hoá tức là tìm cách giải đáp tính đa dạng và
tính hợp lí của giới hữu cơ.
+ Ông đã chứng minh rằng sinh giới, kể cả laòi người, là sản phẩm của
quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Đã nêu lên lên rằng mọi biến đổi trong giới hữu cơ đều được thực hiệnt
rên cơ sở các qui luật tự nhiên.
+ Nêu được vai trò của ngoại cảnh và bước đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng
cảu ngoại cảnh.
- Nhược điểm:
+ Chưa hiểu đúng về cơ chế tác dụng của ngoại cảnh.

+ Ông tin rằng sự DT các tính trạng thu được trong đời sống cá thể dưới
ảnh hưởng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động là điều hiển nhiên. Điều này
không phù hợp khoa học ngày nay.
+ Chưa phân biêt được biến dị DT và không DT.
+ Chưa thành công trong việc giải thích sự thích nghi và sự hình thành
loài mới.
+ Chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể
sinh vật.
Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích
nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Điều này không
đúng với các tài liệu cổ sinh vật học. Lamac cho rằng sinh vật vốn có khả năng
phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài
đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
Điều này không phù hợp với quan niệm ngày nay về đặc điểm vô hướng của
biến dị, tính đa dạng của quần thể.
+ Lamac chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức
tạp. Ông buộc phải giả thiết rằng sinh vật vốn có một khuynh hướng không
ngừng vươn lên tự hoàn thiện.
3/ Học thuyết tiến hoá của Đacuyn:
Đacuyn đã đưa ra học thuyết của mình dựa trên 3 vấn đề cơ bản:

2
a/ Biến dị:
+ Ông là người đầu tiên dùng khái nhiệm biến dị cá thể để chỉ sự phát sinh
những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.
+ Theo Ông tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động
vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với
điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. Biến dị xuất
hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẽ và không có hướng xác định
mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.

b/ Chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên:
Đặc
điểm
Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên
Tác
nhân
Tác động của con người.
Nguyên liệu của chọn lọc là
những biến dị cá thể do con
người tạo ra, hoặc chọn lọc
trong tự nhiên.
Tự phát trong tự nhiên.
Nguyên liệu chọn lọc là biến dị
cá thể xuất hiện ngẫu nhiên
trong điều kiện tự nhiên. Có thể
tích luỹ những biến dị đó qua di
truyền và sinh sản.
Thực
chất
Thực hiện dựa trên 2 đặc tính:
biến dị và di truyền.
Tích luỹ những biến dị có lợi
và đào thải những biến dị có
hại cho bản thân con người.
Thực hiện dựa trên 2 đặc tính:
biến dị và di truyền.
Tích luỹ những biến dị có lợi và
đào thải những biến dị có hại
cho bản thân sinh vật.
Động

lực
Do nhu cầu và thị hiếu khác
nhau của con người.
Đấu tranh với điều kiện khí hậu
thiên nhiên bất lợi, đấu tranh
cùng loài hay đấu tranh khác
loài.⇒ đấu tranh sinh tồn.
Đặc
điểm
Sự chọn lọc tuy sâu sắc, nhưng
không toàn diện chỉ chú trọng
tới lợi ích con người, xem nhẹ
khía cạnh thích ứng của sinh
vật trong điều kiện tự nhiên.
Tác động thông qua tính biến dị
TD đã là nhân tố chính trong
quá trình hình thành các đặc
điểm thích nghi trên cơ thể sinh
vật.
Qui mô Xãy ra trên qui mô hẹp, thời
gian chọn lọc ngắn, hướng
chọn lọc thường xuyên thay
đổi.
Xãy ra trên qui mô rộng lớn,
thời gian lịch sử dài, toàn diện
sâu sắc.
Kết quả Kết quả từ một dạng ban đầu
dần dần phát sinh nhiều dạng
khác nhau rõ rệt.
Tạo ra các thứ, những nòi cây

trồng, vật nuôi mới trong phậm
Loài mới được hình thành dần
dần qua nhiều dạng trung gian,
dưới tác động của chọn lọc tự
nhiên qua con đường phân li
tính trạng

3
vi của loài, đa dạng phong phú
hơn trong tự nhiên.
c/ Ưu và nhược điểm của học thuyết Đacuyn:
* Học thuyết Dacuyn đã giải thiïch được 4 điểm tồn tại trong học thuyết
Lamác:
- VS ngày nay mỗi loài SV thích nghi hợp lí với điều kiện sống? Vì CLTN
đào thải những dạng kém thích nghi. Sự xuất hiện loài mới gắn lièn với sự xuất
hiện những đặc điểm thích nghi mới.
- VS các loài biến đổi liên tục nhưng ngày nay ranh giới giữa các loài đang
tồn tại khá rõ rệt, gián đoạn? Vì CLTN đã đào thãi những hướng biến đổi trung
gian.
- VS các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới phát triển nhanh
chóng, với tốc độ ngày càng nhanh? Vì chọn lọc đã diễn ra theo con đường phân
ly, một loài gốc có thể sinh ra nhiều loài mới. Tốc độ biến dổi của các loài phụ
thuộc chủ yếu vào cường độ hoạt động của CLTN chứ không phải vào sự thay
đổi các điều kiện khí hậu địa chất. Các nhóm xuất hiện sau đã kế thừa các biến
đổi có lợi trên cơ thể của nhóm xuất hiện trước, thích nghi hơn và phát triển
nhanh hơn.
- VS xu hướng chung cua sinh giới là tổ chức ngày càng cao mà ngày nay
bên cạnh các nhóm tổ chức cao vẫn song song tồn tại những nhóm có tổ chức
thấp? Vì trong những hoàn cảnh nhất định, sự duy trì trình độ tổ chức nguyên
thuỷ hoặc đơn giản hoá tổ chức vẫn bảo đảm sự thích nghi.

* Trong thuyết CLTN, Đacuyn có 2 thành công lớn:
- Giải thích được sự hình thành đạc điểm thích nghi và tính tương đối của đặc
điểm thích nghi của sinh vật.
- Xây dựng luận điểm nguồn gốc thống nhất của các laòi chứng minh toàn bộ
sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
* Dacuyn đã phân biệt được biến dị và biến đổi, nghiên cứu các hình thức biến
dị. Nhận xét đúng đắn về tính vô hướng của biến dị, coi biến dị không xác định
là nguồn nguyênliệu chủ yếu của tiến hoá.
* Dacuyn đã phát hiện 2 đặc tính cơ bản của sinh vật là cơ sở cho quá trình tiến
hoá. Nhờ có 2 đặc tính biến dị và DT mà sự biến đổi của sinh vật dưới ảnh
hưởng của ngoại cảnh không giống sự biến đổi của vật thể vô cơ.
* Cống hiến quan trọng của Dacuyn là phát hiện vai trò của CLTN, hướng sự
chú ý của con người vào một khía cạnh mới trong tác dụng cảu ngoại cảnh.
* Tồn tại:
- Chưa phân biệt được thích nghi kiểu hình với thích nghi kiểu gen.
- Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành các đặc điểm tích nghi, chỉ mới phát hoạ
chung về quá trình hình thành loài mới chứ chưa đi sâu vào cơ chế của quá trình
đó.

4
- Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế DT của biến dị.
* CÂU HỎI ÔN TẬP CÁC THUYẾT TIẾN HÓA:
Câu 1. So sánh học thuyết tiến hoá của Dacuyn với học thuyết tiến hoá của
Lamac qua sơ đồ sau:
Vấn đề Lamac Đacuyn
1. Nguyên nhân tiến
hoá.
- Ngoại cảnh thay đổi qua
không gian và thời gian.
- Thay đổi tập quán hoạt

động ở động vật.
- CLTN tác động thông
qua đặc tính biến dị và
DT của sinh vật.
2. Cơ chế tiến hoá - Sự DT các đặc tính thu
được trong đời cá thể dưới
tác động của ngoại cảnh
hay tạp quán hoạt động.
- Sự tích luỹ biến dị có
lợi, sự đào thãi các biến
dị có hại dưới tác dụng
của CLTN.
3. Thích nghi Ngoại cảnh biến đổi chậm,
SV có khả năng phản ứng
phù hợp nên không bị đào
thải.
Biến dị phát sinh vô
hướng.
Sự thích nghi hợp lí đạt
được thông qua sự đào
thải những dạng kém
thích nghi.
4. Hình thành loài
mới
Loài mới được hình thành
từ từ qua nhiều dạng trung
gian, tương ứng với sự
thay đổi của ngoại cảnh.
Laòi mới được hình
thành từ từ, qua nhiều

dạng treung gian dưới
tác dụng của CLTN,
theo con đường phân li
tính trạng, từ một nguồn
gốc chung.
5. Tồn tại - Chưa phân biệt biến dị DT và không DT. Chưa hiểu
nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế DT của biến
dị.
- Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của
CLTN.
Câu 2/ Quan niệm của Đacuyn về vai trò của CLNT, hình thành các giống
vật nuôi cây trồng thích ứng với nhu cầu kinh tế, thị hiếu của con người?
- CLNT bao gồm 2 mặt song song vừa đào thải những biến dị bất lưọi, vừa
tích luỹ những biến dị có lợi phù hợ với mục tiêu SX của con người trong từng
thời kì LS chọn giống.
- Động lực của CLNT là các mục tiêu cần đạt tới trong SX của con người
(nhu cầu kinh tế, thị hiếu) .
- CLNT là nhân tố qui định chiều hướng tốc độ, qui mô biến đổi của các
giống vật nuôi, cây trồng, VSV.

5
- CLNT tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người
đi sâu khai thác những điểm có lợi cho họ bằng cách giữ lại những đặc điểm nổi
bật, loại bỏ các dạng trung gian không đáng lưu ý.
- CLNT xãy ra trong thời gian ngắn, hướng chọn lọc thường xuyên thay đổi,
chỉ chú ý tới những lợi ích con người, không quan tâm tới những đặc điểm DT
có lời cho SV, nên kết quả chọn lọc chỉ sáng tạo được nhiều giống cây trồng, vật
nuôi đa dạng phong phú hơn trong tự nhiên nhưng vẫn thuộc cùng một loài.
Câu 3/ Thực chất của CLNT và CLTN là gì? So sánh 2 quá trình này.
* Thực chất của CLNT: là sự hình thành những nòi vật nuôi, những thứ cây

trồng mới thoả mãn những nhu cầu phức tạp và đa dạng của con người.
* Thực chất của CLTN: Là sự sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất
với điều kiện sống của chúng.
* So sánh 2 quá trình này:
a/ Giống nhau:
- Điều có sự tác động của điều kiện sống.
- Cả 2 quá trình điều dựa trên cơ sở của tính biến dị và tính DT của SV.
Tính biến dị cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. Tính DT tạo
điều kiện cho quá trình chọn lọc tích luỹ các biến dị qua nhiều thế hệ.
- Chọn lọc giữ lại những biến dị có lợi và đào thãi những biến dị có hại.
- Chọn lọc dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật mới.
- Đều dẫn đến kết quả tạo ra các dạng sinh vật mới.
- Đều có sự phân ly tính trạng dẫn đến sự phong phú, đa dạng của sinh vật.
b/ Khác nhau:
Đặc
điểm
Chọn lọc nhân tạo Chọn lọc tự nhiên
Tác
nhân
Tác động của con người.
Nguyên liệu của chọn lọc là
những biến dị cá thể do con
người tạo ra, hoặc chọn lọc
trong tự nhiên.
Tự phát trong tự nhiên.
Nguyên liệu chọn lọc là biến dị
cá thể xuất hiện ngẫu nhiên
trong điều kiện tự nhiên. Có thể
tích luỹ những biến dị đó qua di
truyền và sinh sản.

Thực
chất
Thực hiện dựa trên 2 đặc tính:
biến dị và di truyền.
Tích luỹ những biến dị có lợi
và đào thải những biến dị có
hại cho bản thân con người.
Thực hiện dựa trên 2 đặc tính:
biến dị và di truyền.
Tích luỹ những biến dị có lợi và
đào thải những biến dị có hại
cho bản thân sinh vật.
Động
lực
Do nhu cầu và thị hiếu khác
nhau của con người.
Đấu tranh với điều kiện khí hậu
thiên nhiên bất lợi, đấu tranh
cùng loài hay đấu tranh khác
loài.⇒ đấu tranh sinh tồn.
Đối
tượng
Vật nuôi và cây trồng Toàn bộ sinh vật trong tự nhiên

6
Đặc
điểm
Sự chọn lọc tuy sâu sắc, nhưng
không toàn diện chỉ chú trọng
tới lợi ích con người, xem nhẹ

khía cạnh thích ứng của sinh
vật trong điều kiện tự nhiên.
Tác động thông qua tính biến dị
TD đã là nhân tố chính trong
quá trình hình thành các đặc
điểm thích nghi trên cơ thể sinh
vật.
Qui mô Xãy ra trên qui mô hẹp, thời
gian chọn lọc ngắn, hướng
chọn lọc thường xuyên thay
đổi.
Xãy ra trên qui mô rộng lớn,
thời gian lịch sử dài, toàn diện
sâu sắc.
Kết quả Kết quả từ một dạng ban đầu
dần dần phát sinh nhiều dạng
khác nhau rõ rệt.
Tạo ra các thứ, những nòi cây
trồng, vật nuôi mới trong phậm
vi của loài, đa dạng phong phú
hơn trong tự nhiên.
Loài mới được hình thành dần
dần qua nhiều dạng trung gian,
dưới tác động của chọn lọc tự
nhiên qua con đường phân li
tính trạng
Câu 4/ Biến dị theo quan niệm của Đacuyn? Sự khác nhau gữa biến dị và
biến đổi theo quan niệm của Đacuyn và DT học hiện đại.
a/ Quan niệm của Đacuyn về biến dị:
- Ông là người đầu tiên dùng biến dị cá thể để chỉ những sai khác của các cá

thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản.
- Biến dị xác định.
- Biến dị không xác định.
- Đacuyn lưu ý rằng tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định và ít có ý nghĩa
đối với tiến hoá và chọn giống.
b/ Khác nhau giữa biến dị và biến đổi:
* Theo quan niệm của Đacuyn:
Điểm phân biệt Biến dị Biến đổi
Khái niệm Những sai khác giữa
các cá thể cùng loài
phát sinh trong quá
trình sinh sản.
Sự thay đổi, các đặc
điểm của sinh vật dưới
ảnh hưởng trực tiếp của
môi trường hay do tập
quán hoạt động.
Nguyên nhân Aính hưởng gián tiếp
của ngoại cảnh thông
qua quá trình sinh sản.
Do quá trình tạp giao.
Do bản chất cơ thể
Aính hưởng trực tiếp
ngoại cảnh và tập quán
hoạt động.
Tính chất Gắn liền với sinh sản
biểu hiện ở từng cá thể
riêng lẽ, theo chiều
Gắn liền với biến đổi

ngoại cảnh, mang tính
chất đồng loạt, diễn ra

7
hướng khác nhau,
không tương ứng với
điều kiện sống.
theo một hướng xác
định.
Ý nghĩa Nguyên liệu chủ yếu
của chọn giống và tiến
hoá.
Ít có ý nghĩa đối với
chọn giống và tiến hoá.
* Theo quan niệm của hiện đại:
Điểm phân biệt Biến dị Biến đổi
Phân loại Còn gọi biến dị DT bao
gồm BD tổ hợp và ĐB
Còn gọi là thường biến
không có khả năng DT
Cơ chế Biến dị tổ hợp hình
thành do sự phân ly độc
lập và tổ hợp tự do của
các gen và do tương tác
gen.
ĐB hình thành sự hoạt
động không bình
thường của NST và
ADN.
Do sự tương tác giữa

kiểu gen với môi
trường. Mổi kiểu gen
qui định khả năng phản
ứng của cơ thể trước
môi trường. Môi trường
qui định kiểu hình cụ
thể trong giới hạn phản
ứng do kiểu gen qui
định.
Nguyên nhân Tác động chủ yếu bên
ngoài hay bên trong cơ
thể thông qua quá trình
sinh sản.
Tác động trực tiếp của
ngoại cảnh.
Tính chất Đồng loạt xác định có
lợi
Riêng lẽ không xác
định, phần lớn có hại,
một ít có lợi hay trung
tính.
Ý nghĩa Nguyên liệu chủ yếu
của chọn giống và tiến
hoá. Nhất là đột biến
Ít có ý nghĩa đối với
chọn giống và tiến hoá.
Mang ý nghiã thích
nghi cá thể gián tiếp tác
động lên sự tồn tại của
loài.

Câu 5/ Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh
vật theo quan điểm của Đacuyn.
CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DƯỚI ĐÂY CÓ NỘI DUNG TỪ BẰNG
CHỨNG TIẾN HOÁ ĐẾN CÁC HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ
Câu 1/ Sắp xếp các đặc điểm dưới đây sao cho phù hợp với cơ quan tương
đồng và cơ quan tương tự .

8
1. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể.
2. Có kiểu cấu tạo giiống nhau.
3. Những cơ quan có chức năng giống nhau.
4. Có hình thái tương tự nhau.
5. Những cơ quan có cùng chung một nguồn gốc.
6. Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
Cơ quan tương đồng là: ; Cơ quan tương tự
là:
Câu 2/ Những đặc điểm nào sau đây nói về cơ quan thoái hoá?
1. Cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
2. Cơ quan phát triển không đầy đủ và không hoạt động ở cơ thể trưởng
thành.
3. Những cơ quan không phát triển ở cơ thể trưởng thành, nhưng phát triển
và hoạt động bình thường ở động vật tổ tiên.
4. Những cơ quan không phát triển ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển
cá thể, nhưng lại phát triển sau khi trưởng thành.
Câu 3/ Nghiên cứu cơ quan thoái hoá ở người, ta có thể rút ra kết luận gì?
A. Người có nguồn gốc từ động vật.
B. Có sự tiến hoá từ động vật lên người.
C. Người có nguồn gốc từ động vật không xương sống.
D. Cả A và B.
Câu 4/ Nghiên cứu sự phát triển phôi, có thể rút ra kết luận gì?

A. Sự giống nhau trong phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác
nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng.
B. Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại tất cả những giai
đoạn chính mà loài đó đã trãi qua trong lịch sử phát triển của nó.
C. Sự phát triển cá thể lặp lại một cách rút gọn sự phát triển của loài.
D. Sự phát triển của các laòi sau bao giờ cúng thích nghi hơn những loài
trước đó.
Câu 5/ Điền vào chổ trống:
1. Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh
của chúng; những sự sai khác chi tiết là do chúng thực hiện
những khác nhau.
2. Cơ quan tương tự phản ánh sự siến hoá ngược lại với cơ
quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá
3. Định luật phát sinh sinh vật phản ánh quan hệ giữa phát triển
và phát triển , có thể được vận dụng để xem xét quan
hệ giữa các loài.
4. Đặc điểm hệ động vật từng vùng không những phụ thuộc vào điều
kiện của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã
các vùng địa lí khác nhau vào thời kì nào trong quá trình của
sinh giới.
5. Những tài liệu địa lí sinh vật học chứng tỏ mỗi loài động vật hay thực vật
đã phát sinh trong một thời kì lịch sử tại một
vùng

9
Câu 6/ Trả lời ngắn gọn các câu sau:
1. Sự khác nhau căn bản nhất giữa cơ quan tương đồng với cơ quan tương tự là
gì?
2. TS việc nghiên cứu cơ quan thoái hoá ở người lại chứng minh được sự tiến
hoá từ động vật lên người?

3. Nghiên cứu sự phát triển của phôi người có thể rút ra kết luận gì?
4. TS chỉ vùng lục địa Uïc mới có những laòi thú bậc thấp như thú Mỏ vịt,
Nhím mỏ vịt, Thú có túi?
5. Hệ động vật Đảo đại dương có gì khác nhau căn bản nhất so với động vật
Đảo đại lục?
Câu 7/ Tiến hoá là gì?
A. Là sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
B. Không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có tính kế thừa lịch sử
theo hướng ngày càng hoàn thiện.
C. Là sự phát triển của sinh giới theo các qui luật khác quan.
D. Cả A, B, C.
Câu 8/ Thực chất của quá trình tiến hoá là gì?
A. Quá trình hình thành loài mới.
B. Quá trình biến đổi theo hướng phức tạp dần về tổ chức cơ thể, ngày càng
hoàn thiện dần.
C. Quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, họ, bộ, lớp, nghành.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 9/ Chiều hướng tiến hoá căn bản nhất của sinh giới là gì?
A. Ngày càng đa dạng phong phú.
B. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
C. Thích nghi ngày càng hợp lí.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 10/ Nhân tố chính động lực thúc đẩy quá trình tiến hoá của vật nuôi,
cây trồng theo Đacuyn là gì?
A. Do được nuôi trồng trong những điều kiện sống khác nhau.
B. Chọn lọc nhân tạo.
C. Do cây trồng, vật nuôi có tính biến dị.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 11/ Theo Đacuyn nguyên nhân nào làm cho sinh giới ngày càng đa
dạng phong phú?

A. Biến dị, di truyền.
B. Chọn lọc tự nhiên thông qua 2 đặc tính biến dị và di truyền.
C. CLTN theo con đường phân li tính trạng.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 12/ Tìm những câu tương ứng:
1. Những hiện tượng sau đây được gọi là gì?
A. Hiện tượng sinh vật thay đổi dần dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh và tập quán
hoạt động.

10
B. Sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng laòi trong quá
trình sinh sản.
C. Một cơ quan bị biến đổi thì kéo theo sự biến đổi của nhiều cơ quan khác
trong cơ thể.
D. Biến đổi của bộ NST về mặt cấu trúc hoặc số lượng.
E. Biến đổi trong cấu trúc của gen.
- ĐB NST.
- Hiện tượng biến đổi.
- ĐB gen.
- Biến đổi cơ quan.
- Hiện tượng biến dị.
- Thường biến.
2. Định nghĩa các khái niệm sau:
A. Chọn lọc nhân tạo (Theo Đacuyn).
B. Chọn lọc tự nhiên (Theo Đacuyn).
C. Tiến hoá nhỏ.
D. Tiến hoá lớn.
E. Tiến hoá bằng các ĐB trung tính.
- Quá trình tiến hoá ở cấp độ phân tử diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các
ĐB trung tính.

- Quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thãi các biến dị có hại cho mục tiêu
sản xuất của con người.
- Quá trình hình thành laòi mới.
- Quá trình hình thành các dơn vị nhỏ hơn loài.
- Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp,
ngành.
- Quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thãi các biến dị có hại cho bản thân
sinh vật. Két quả là sinh vật nào thích nghi với điều kiện sống mới, sống sót và
phát triển được.
3. Giải thích các hiện tượng sau:
A. Biến dị.
B. Hình thành các đặc điểm thích nghi của cây trồng đối với nhu cầu thị hiếu
của con người.
C. Hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
D. Hình thành các vật nuôi cây trồng từ một vài tổ tiên chung trong phạm vi
một loài.
E. Hình thành các bộ các loài ngày nay từ một nguồn gốc chung.
- CLTN thông qua 2 đặc tính biến dị và DT.
- CLTN dựa trên cơ sở BD, DT theo con đường phân li tính trạng.
- CLTN thông qua đột biến và biến dị.
- CLNT dựa trên cơ sở BD, DT theo con đường phân li tính trạng.
- Quá trình giao phối, ảnh hưởng của môi trường và bản chất của cơ thể.
- Tác nhân lí hoá của môi trường.
- CLNT dựa trên cơ sở biến dị và DT.
4. Sự khác nhau căn bản nhất giữa các hiện tượng sau là gì?

11
A. Biến dị và biến đổi.
B. Thường biến và đột biến.
C. CLNT và CLTN.

D. Phân li tính trạng trong CLNT và CLTN.
E. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
- Hình thành các giống vật nuôi cây tròng trong một loài; hình thành các laòi
từ một nguồn gốc chung.
- Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thãi các biến bị có hại cho người.
- Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thãi các biến bị có hại cho bản thân chúng.
- Riêng lẽ, không xác định, là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến
hoá; đồng loạt xác định, ít có vai trò trong tiến hoá và chọn giống.
- Không DT được; DT được.
- Hình thành các đơn vị dưới loài.
- Hình thành loài, hình thành các đơn vị phân laọi trên loài
Câu 13/ Điền vào chổ trống:
1. Theo Lamac, nguyên nhân chính làm cho sinh vật biến đổi là ảnh hưởng
của
Các biến đổi do tác dụng ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật
đều được.
2. Theo Đacuyn, nhân tố chính qui định chiều hướng và nhịp độ biến đổi của
giống vật nuôi, cây trồng là Sự trong CLNT đã giải thích sự
hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗiloài, xuất phát từ một tổ
tiên hoang dại.
3. CLTN, thông qua 2 đặc tính BD và DT là trong quá trình
hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
4. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động
của theo con đường
Câu 14/ Trả lời ngắn gọn câu sau: Vai trò của phân li tính trạng trong CLNT và
trong CLTN là gì?
B. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA HIỆN ĐẠI:
CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ CƠ BẢN
I/ QUÁ TRÌNH ĐỘT BIẾN:
Đột biến là nguyên liệu tiến hoá sơ cấp, còn quá trình ĐB là nhân tố tiến

hoá cơ bản, vì quá trình này đã gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc DT của
quần thể.
Aïp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối
alen của quần thể. Tần số ĐB với từng gen thường rất thấp từ 10
-6
đến 10
-4
,
nghĩa là cứ 1triệu đến 1vạn giao tử thì có một giao tử mang ĐB về một gen nào
đó, nên áp lực của quá trình ĐB là không đáng kể, nhất là đối với quần thể lớn.

12
Để xác định áp lực của quá trình ĐB làm thay đổi tần số alen là không
đáng kể ta xét dưới dạng mô hình toán học sau:
Giả sử một locut có 2 alen A và a. A ĐB thành a với tần số u tính trên
giao tử trong một thế hệ. VD, ở thế hệ xuất phát tần số tương đối của alen A là
p
0
. Sang thế hệ thứ nhất có u alen A biến đổi thành alen a do ĐB. Tần số alen A
của thế hệ này là:
p
1
= p
0
- up
0
= p
0
(1 - u). (1)
Sang thế hệ thứ 2, A tiếp tục ĐB thành a với tần số u. Lúc đó tần số A:

p
2
= p
1
- up
1
= p
1
(1 - u). (2)
Thay thế hệ p1 ở (2) bằng giá trị của nó như ở (1) ta có:
P
2
= p
0
(1-u)(1-u) = p
0
(1-u)
2
Sau n thế hệ tần số tương đối của alen A sẽ là: Pn = p
0
(1-u)
n
(3)
Đại lượng u rất nhỏ so với 1 (trung bình từ 10
-6
- 10
-4
), cho nên biểu thức
(1-u)
n

có thể thay thế bằng đại lượng e
-un
, do đó từ (3) suy ra: pn= p
0
e
-un
. (4)
Từ (4) xác định được: qn = 1 - p
0
e
-un
.
Ví dụ: u = 10
-5
, để làm giảm p
0
đi 1/2 phải cần số thế hệ là:
1/2p
0
= p
0
e
-un
→ 1/2 = 1/eun → n ≈ 69000 thế hệ.
Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp
cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong
phú. Quá trình ĐB gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh
lý sinh hoá, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi
lớn của cơ thể.
Tuy tần số ĐB của từng gen thấp nhưng một số gen dễ ĐB, tần số có thể

lên tới 10
-2
. Mặt khác, vì thực vật, động vật có hàng vạn gen nên tỷ lệ giao tử
mang ĐB về gen này hay gen khác là khá lớn.
Phần lớn các ĐB tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan
hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, đã
được hình thành qua quá trình tiến hoá lâu dài. Nếu trong điều kiện mới, nó có
thể tỏ ra thích nghi hơn, có sức sống cao hơn. Vì vậy khi môi trường thay đổi thì
thể ĐB có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.
Tuy ĐB thường có hại nhưng phần lớn alen ĐB là gen lặn. Xuất hiện ở
một giao tử nào đó, alen lặn sẽ đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội tương
ứng ở thể dị hợp, do đó nó không biểu hiện kiểu hình. Qua giao phối, alen lặn có
thể đi vào thể đồng hợp và được biểu hiện. Vì vậy giá trị thích nghi của một ĐB
có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. Một ĐB nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng
đặt trong sự tương tác với các gen trong tổ hợp khác nó có thể trở nên có lợi.
Chú ý: ĐB tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình
tiến hoá, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.
II/ DI NHẬP GEN:
Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các
quần thể thường có sự trao đổi các cá thể.
Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác được gọi là nhu
nhập gen hay dòng gen.

13
Ở thực vật, nhu nhập gen được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử,
hạt phấn, quả, hạt.
Ở động vật, nhu nhập gen thông qua sự di cư của các cá thể, một số cá thể
ở quần thể 1 di chuyển sang quần thể 2, giao phối giữa các cá thể ở quần thể 2
và lan truyền gen trong quần thể đó. Vì vậy nhân tố di nhập gen còn được gọi là
sự di cư.

Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn
gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể thì chúng
sẽ làm thay đổi tần số tương đối alen của quần thể.
Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm
tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể là lớn hay
nhỏ.
Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể.
Chú ý: Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng
không theo một hướng xác định. Bản thân thuật ngữ di nhập gen là một từ kép
chỉ cả 2 hướng đưa thêm vào quần thể hoặc đưa ra khỏi quần thể. Mức độ ảnh
hưởng của nhân tố này đến tần số alen phụ thuộc vào số lượng cá thể ra hoặc
vào quần thể.
III/ CÁC YẾU TỐ NGẪU NHIÊN (BIẾN ĐỘNG DI TRUYỀN):
Hiện tượng tần số tương đối alen trong một quần thể có thể ngẫu nhiên
thay đổi đột ngột do một nguyên nhân nào đó được gọi là biến động di truyền.
Nguyên nhân do sự xuất hiện vật cản địa lý chia cắt khu phân bố thành những
phần nhỏ, hoặc do sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể mới đã tạo ra
tần số alen khác ở quần thể gốc.
Các yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá vì chúng có thể làm thay đổi tần
số alen của quần thể. Tần số alen của quần thể bị thay đổi do kích thước quần
thể giảm ( do thiên tai hoặc bất kì lý do ngẫu nhiên nào) được gọi là hiệu ứng
thắt cổ chai của quần thể. Một alen nào đó trước kia rất hiếm gặp trong quần thể
lớn thì nay có thể trở lại phổ biến trong quần thể nhỏ, bất kể là alen này có lợi
hay có hại. Nói một cách khác, khi kích thước quần thể giảm mạnh thì các yếu
tố ngẫu nhiên có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
IV/ QUÁ TRÌNH GIAO PHỐI:
1/ Giao phối không ngẫu nhiên:
Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu như: tự thụ phấn, giao phối
giữa các cá thể có cùng huyết thống và giao phối có lựa chọn. Giao phối có lựa
chọn là kiểu giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu

hình khác.
Chú ý: Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của
quần thể nhưng lại thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen
đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử, tạo điều kiện cho các alen
lặn được biểu hiện thành kiểu hình. Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên cũng
được xem là một nhân tố tiến hoá.
2/ Giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối):

14
Ngẫu phối làm cho ĐB phát tán trong quần thể và tạo ra sự đa hình về
kiểu gen và kiểu hình. Hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. Hai quá trình ĐB và
ngẫu phối đã tạo cho quần thể trở thành một kho biến dị di truyền vô cùng
phong phú. Có thể nói đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là
nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. Ngoài ra ngẫu phối còn làm
trung hoà tính có hại của ĐB và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
Có những alen ĐB đứng riêng thì có hại nhưng khi tổ hợp với các ĐB khác lại
tở thành có lợi.
Xác xuất để xuất hiện đồng thời các ĐB gen có lợi trên cùng một kiểu gen
là rất thấp. Nhưng nếu các cá thể mang các ĐB riêng lẽ giao phối với nhau thì có
thể nhanh chóng tạo ra tổ hợp chứa các ĐB hay tổ hợp gen thích nghi.
Ví dụ: Sự giao phối giữa các cá thể mang các kiểu gen a
1
a
2
b
1
b
1
và a
1

a
1
b
1
b
2
sẽ tạo ra tổ hợp gen thích nghi a
2
a
2
b
2
b
2
chỉ sau 2 thế hệ.
Ngẫu phối làm phát tán đột biến trong quần thể (thông qua sự phát tán các
giao tử và các hợp tử).
Sự tiến hoá không chỉ sử dụng các đột biến mới xuất hiện mà còn huy
động kho dự trữ các gen dột biến đã phát sinh từ lâu nhưng tiềm ẩn ở trạng thái
dị hợp.
Chú ý: Ngẫu phối giữa các cá thể trong quần thể tạo nên trạng thái cân
bằng di truyền của quần thể. Vì vậy, ngẫu phối là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu
tiến hoá chứ không làm biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của
quần thể.
V/ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN:
1/ Sự sinh sản phân hoá:
Có thể định nghĩa chọn lọc là quá trình làm tăng xác suất để lại nhiều hậu
thế của dạng sinh vật này hơn dạng sinh vật khác. Đối với sinh vật sinh sản hữu
tính, thì còn đòi hỏi phải đạt tuổi sinh sản. Nên có thể định nghĩa chung là quá
trình xác định xác suất đạt đến tuổi sinh sản của một số cá thể nhất định.

CLTN tác động bằng một nhân tố bất kì nào đó có ảnh hưởng lên sự khác
nhau trong việc sinh sản, nhân tố này bao gồm tất cả những nhân tố quyết định
sự tử vong trước khi sinh sản và những nhân tố quyết định sự khác nhau trong
sinh sản, nhưng không liên quan đến sự tử vong.
CLTN tạo thuận lợi cho các gen hay các kiểu gen chỉ bằng cách gián tiếp
thông qua kiểu hình mà các kiểu gen sản sinh ra. Khi những khác biệt về kiểu
gen không thể hiện ra kiểu hình (VD, trong trường hợp gen lặn tiềm ẩn) thì
những khác biệt không bị chọn lọc với tới và do đó không bị rơi vào chọn lọc.
Phần lớn biến dị kiểu hình mà chọn lọc tự nhiên tác động vào (ở các loài sinh
sản hữu tính) là kết quả của tái tổ hợp chứ không phải do ĐB biến mới. Thực tế
là sự thích nghi được quyết định theo kiểu hình là nguyên nhân về tầm quan
trọng có tính tiến hoá phi thường của các quá trình phát triển tạo ra kiểu hình.
CLTN chỉ quyết định khả năng sống sót và thành quả tương đối của sinh
sản ra các thành viên thuộc quần thể này hay quần thể khác, tất cả những gì làm
gia tăng cho khả năng này thì sẽ được CLTN tạo thuận lợi không kể những nhân
tố còn lại quyết định sự tử vong.

15
2/ Áp lực chọn lọc:
Chọn lọc tác dụng trước hết trong giới hạn quần thể, chọn kiểu gen này
hay nọ. Đối tượng chọn lọc là các cá thể hay nhóm cá thể mang những dấu hiệu
hay những tính trạng nhất định. Quá trình chọn lọc có thể xãy ra giữa các quần
thể.
Chọn lọc làm thay đổi nhanh tần số các gen ở sinh vật đơn bội vô tính,
nhưng làm thay đổi tần số các gen ở sinh vật hữu tính chậm hơn. Ở các loài sinh
sản hữu tính, alen trội bị loại bỏ nhanh hơn nhiều so với các alen lặn.
CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen
khác nhau trong quần thể. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen và qua đó duy
trì những kiểu gen qui định những kiểu hình thích nghi và đào thải các kiểu gen
qui định các kiểu hình không thích nghi với môi trường. Nếu môi trường thay

đổi theo hướng xác định thì CLTN sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể theo
một hướng xác định. Vì vậy, người ta nói: CLTN qui định chiều hướng tiến hoá
hay CLTN là nhân tố tiến hoá có hướng. CLTN làm thay đổi tần số elen nhanh
chậm thuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
+ Chọn lọc chống lại alen trội: trường hợp này CLTN có thể nhanh chóng
làm thay đổi tần số alen của quần thể vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở
trạng thái dị hợp.
+ Chọn lọc chống lại alen lặn: chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần
số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống alen trội. Vì gen lặn chỉ bị
đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. Chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn
ra khỏi quần thể, vì alen lặn luôn còn tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá
thể có kiểu gen dị hợp.
+ CLTN thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể mà mâu
thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị
di truyền.
3/ Các hình thức chọn lọc tự nhiên:
a/ Chọn lọc ổn định (CL kiên định):
Đây là dạng chọn lọc giữ lại những cá thể có các chỉ số trung bình hay nói
cách khác là dạng chọn lọc cá thể ở hai cực (cực đại và cực tiểu).
Chọn lọc ổn định tác động liên tục trên một phạm vi rộng lớn. Nó giữa vai
trò bảo tồn cực kì quan trọng. Trong quá trình tiến hoá, mỗi loài tiến tới một tổ
hợp gen hợp lí để tương tác một cách chính xác trong việc điều khiển các quá
trính sinh lí sinh hoá và phát triển theo những đòi hỏi của sự tồn tại liên tục của
loài. Bất kì một sai lệch nào của sự tương tác hài hoà của các gen thường dẫn
đến những thiếu sót cho loài. Tuy nhiên trong một quần thể sinh sản hữu tính,
các alen thuận lợi có xu hướng được tăng cường và các nhóm mới được tạo nên
do tái tổ hợp sẽ xuất hiện khi mỗi thế hệ sinh sản tiếp. Phần lớn các nhóm mới
đó sẽ kém thích nghi hơn các nhóm ban đầu (mặc dù mọt số ít cá thể thích nghi
tốt hơn). Ngoài ra các biến dị di truyền có xu hướng phá vỡ hơn là tăng cường
mối quan hệ hài hoà đã được thiết lập giữa các gen. Nếu các sai lệch kiểu tái tổ

hợp và đột biến ngẫu nhiên sẽ có xu hướng phá vỡ các nhóm DT thích hợp, thì
chọn lọc sẽ thường xuyên tác động ngược lại nhằm laọi bỏ các tác động làm mất

16
hài hoà mà chỉ giữ lại một số ít các tổ hợp có ưu thế. Như vậy chọn lọc là nhân
tố chính duy trì sự ổn định hơn là sự hỗn loạn.
Chọn lọc ổn định này đã giúp giải thích sự hài hoà trong biến đổi của các
sinh vật. VD: VS ở thú 4 chân đều có chiều dài khác nhau, mà nếu có biến dị
ngắn chân chẳng hạn thì cả 4 chân đều ngắn hài hoà như nhau.
Trước chọn lọc Sau chọn lọc
Kiểu chọn lọc này diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế
hệ, do đó hướng chọn lọc trong quần thể ổn định, kết quả là chọn lọc tiếp tục
kiên định kiểu gen đã đạt được.
Ở sơ đồ trên, chọn lọc ổn định xãy ra khi có chọn lọc chống lại các cá thể
nằm ở các vùng biên của dãy biến dị. Nhiều loài thực vật ra hoa vào một mùa
nào đó, tuỳ thuộc vào sự biến đổi của độ dài ngày. Những cây ra hoa sớm hoặc
muộn hơn bình thường, ít hấp dẫn côn trùng đến thụ phấn, VD: ong mật thường
kiếm mật vào những lúc hoa nở rộ. Bởi thế, những cây có hoa nở sớm hoặc
muộn quá sẽ ít có khả năng được thụ phấn và do đó để lại cho thế hệ sau một số
lượng cá thể ít hơn. Chọn lọc kiên định sẽ đảm bảo cho phần lớn số cá thể của
loài đó ra hoa gần đúng vào một thời điểm trong năm.
Tỷ lệ tử vong của trẻ em cũng là một ví dụ về chọn lọc kiên định. Khối
lượng cơ thể lúc mới sinh tối ưu là 3,6kg. Trẻ em nào nặng hơn hoặc nhẹ hơn
đều dễ bị chết hơn so với trẻ em có khối lượng tối ưu. Bởi vậy, chọn lọc thiên
hướng về trẻ em có trọng lượng trung bình và chống lại các trẻ em có trọng
lượng quá thái, mặt dù do có tiến bộ trong điều trị trẻ em loại này sống sót tốt
hơn.
Năm 1899, Bumpus đã thu nhặt những chim sẻ bị chết sau cơn bảo thì
nhận thấy kích thước của chúng sai lệch so với hình dạng bình thường, ví dụ, sải
cánh quá dài hay quá ngắn. Ở chó, người ta cũng nhận thấy các lứa đẻ có số

lượng trung bình cho chó con có sức sống cao hơn các lứa đẻ nhiều hay đẻ ít
quá. Ở thực vật, cây cao quá dể bị gió bẻ gãy, cây thấp quá thiếu ánh sáng, nên
đa số cây trung bình sẽ được chọn lọc giữ lại.
b/ Chọn lọc định hướng (CL vận động):
Dưới tác động định hướng của một tác nhân chọn lọc nhất định, các kiểu
gen thích nghi hơn sẽ chiếm ưu thế. Nói cách khác tần số kiểu gen sẽ biến đổi
theo hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng. Đây là
kiểu chọn lọc thường gặp và đa số ví dụ về chọn lọc mà Darwin nêu lên đều
thuộc loại này.
Trước chọn lọc Sau chọn lọc

17
VD: Màu sắc tự vệ, các côn trùng cánh ngắn ở các đảo Mađerơ (có gió
mạnh) đều thích nghi do kiểu chọn lọc định hướng.
Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc
cũng thay đổi. Kết quả là đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bằng đặc
điểm thích nghi mới. VD: Nhiều loại quan hệ con thú săn mồi - con mồi có lẽ
được tiến hoá theo kiểu này. Những con báo Sêta nhanh hơn sẽ vồ mồi tốt hơn,
trong khi đó những con linh dương nào chạy nhanh hơn có cơ hội sống sót cao
hơn. chọn lọc ở đây theo hướng tăng tốc độ.
c/ Chọn lọc gián đoạn:
Đây là kiểu chọn lọc chống lại các kiểu trung gian và thiên về hướng các
kiểu hình ở 2 thái cực. Loại này ít phổ biến hơn mặt dù nó có thể giữ vai trò
quan trọng trong sự hình thành loài.
Trước chọn lọc Sau chọn lọc
Khi điều kiện sống tronh khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở
nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều
kiện bất lợi bị đào thải. Chọn lọc diễn ra theo một số hướng, trong mỗi hướng
hình thành nhóm cá thể thích nghi với hướng chọn lọc. Tiếp theo, ở mỗi nhóm
chịu tác động của kiểu chọn lọc ổn định. Kết quả là quần thể ban đầu bị phân

hoá thành nhiều kiểu hình.
Đôi khi các tính trạng đa gen chịu tác động định hướng của 2 (hay nhiều
hơn) các áp lực chọn lọc định hướng tạo thuận lợi cho 2 cực của đường cong
phân bố bình thường.
VD: Trong một quần thể chim nào đó có thể có 2 dạng theo chiều dài của
mỏ: một dạng mỏ ngắn hơn bình thường, dạng kia dài hơn bình thường. Cả 2
dạng mỏ thích nghi hơn dạng bình thường nên được chọn lọc giữ lại. Sự tác
động kết hợp của các áp lực chọn lọc định hướng đối ngược nhau làm có sự gián
đoạn kiểu hình trong quần thể nên người ta gọi là chọn lọc gián đoạn.
Tập tính đẻ trứng của cá hồi Thái Bình Dương. Loài này chỉ đẻ trứng một
lần trong đời và có 2 loại cá đực khác nhau. Phần lớn cá đực to và hung dữ,
chúng đánh nhau rất hăng để tranh dành vị trí gần gũi cá cái. Tuy nhiên, ở nhiều
quần thể có một số cá đực với kích thước nhỏ hơn nhiều được gọi là "cún cá"
thường ngược dòng sông, lợi dụng kích thước nhỏ bé của mình ẩn náu giữa các
tảng đá dưới dòng sông đợi dịp gần gũi cá cái. Khi cá cái vào sông đẻ trứng,
những con đực này phóng tinh và chúng có thể thụ tinh tạo nên tới 40% hậu thế,
các con cá đực có kích thước trung gian đều không cạnh tranh được với cả 2
dạng quá to và quá nhỏ kia.

18
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số tương đối alen như thế nào?
CLTN làm phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong
quần thể. Sự phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen được hiểu là các kiểu
gen khác nhau có khả năng sinh sản khác nhau. Môi trường sống thay đổi khiến
một số kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi có được khả năng sống sót tốt
hơn và sinh sản nhiều hơn còn kiểu gen nào qui định kiểu hình không thích hợp
được với môi trường sẽ sinh sản kém. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và
gián tiếp tác động lên kiểu gen.
CLTN làm thay đổi tần số tương đối alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào các

yếu tố:
- Alen chịu tác động của CLTN là trội hay lặn.
- Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội.
- Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm.
Câu 2: Giải thích tại sao CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn
nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân chuẩn lưỡng bội?
- Quần thể VK là quần thể đơn bội. Nên alen đột biến có điều kiện biểu hiện
ngay ra kiểu hình do đó CLTN có thể làm thay đổi tần số alen đột biến nhanh.
Trong quần thể lưỡng bội nếu alen đột biến là lặn thì CLTN không thể đào thải
được chúng ở trạng thái dị hợp tử.
- Ngoài ra, VK có tốc độ sinh sản rất cao nên gen ĐB nếu có lợi sẽ được
nhanh chóng nhân rộng trong quần thể.
Câu 3: TS khi kích thước quần thể bị giảm đột ngột thì tần số alen bị thay đổi
nhanh chóng?
Câu 4: Khi so sánh trình tự các axit amin của cùng một loại protein ở các loài
khác nhau người ta thấy có những vùng rất ít thay đổi (tiến hoá chậm), trong khi
đó những vùng khác lại thay đổi nhiều. Ta có thể giải thích hiện tượng này như
thế nào?
- Những vùng thay đổi nhiều là những vùng ít ảnh hưởng đến chức năng của
protein.
- Nói một cách khác, các ĐB trung tính đã tạo nên sự khác biệt này và chúng
không bị CLTN đào thải.
- Đối với các vùng ít thay đổi thì không phải là trật tự nucleotit của vùng này
ít thay đổi mà ĐB xảy ra ở vùng này thường ảnh hưởng đến chức năng của
protein nên bị CLTN đào thải.
Câu 5: TS những gen càng quan trọng (qui định các protein quan trọng trong cơ
thể sinh vật) thì càng ít thay đổi?
Câu 6: Quần thể cây làm thế nào trở nên kháng được một số laòi sâu hại?

19

- Do ĐB gen hoặc biến dị tổ hợp, một số cây trồng tình cờ sản sinh ra một số
chất độc (sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất).
- Chất này được tích lại trong không bào.
- Trong điều kiện bình thường, không có sâu hại, những cá thể có chứa chất
độc này có lẽ phát triển chậm hoặc yếu hơn vì phải tiêu tốn thêm năng lượng
ngăn chặn tác hại của chất độc đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra
ngoài.
- Tuy nhiên, khi có sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị sâu tiêu diệt
chỉ còn một số cây có chất đổctong lá hoặc trong thân có thể tồn tại và phát triển
được.
- Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu
áp lực chọn lọc ngày một tăng.
Câu 7: TS CLTN lại không tạo ra những quần thể sinh vật có đặc điểm
thích nghi thật hoàn hảo?
Mặt dù CLTN có thể phân hoá một loài thành nhiều dạng thích nghi với
các điều kiện sống khác nhau nhưng các cá thể sinh vật không bao giờ đạt tới sự
thích nghi thật hoàn hảo. Vì:
- Tiến hoá bị hạn chế bởi các trở ngại lịch sử:
+ Mỗi loài đều thừa hưởng những vốn liếng DT do lịch sử tiến hoá để lại.
+ Vốn liếng DT mà mỗi cá thể thừa hưởng từ các thế hệ trước không hoàn toàn
chứa tất cả các gen giúp chúng thích nghi.
+ CLTN tác động trực tiếp lên kểi hình của một kiểu gen mà không tác động
trực tiếp lên kểi gen hay từng gen riêng lẽ. Vì vậy, một cá thể có kiểu hình thích
nghi với môi trường nhất định thì trong kiểu gen của nó không nhất thiết phải có
được mọi gen qui định các tính trạng thích nghi.
+ Bên cạnh các gen "thích nghi", kiểu gen có thể chứa nhiều gen "không thích
nghi". VD: Mặt dù con người đã có nhiềưu việt hơn so với nhiều loài khác
nhưng vẫn còn nhiều đặc điểm chưa hoàn thiện, như khi ta có tuổi ta vẫn chịu
bệnh đau lưng mag nguyene hân một phần có lẽ do cấu trúc xương và cơ đã
được biến đổi chưa thật hoàn thiện lắm từ tổ tiên vốn thích nghi với việc đi 4

chân.
- Sự thích nghi thường mang tính dung hoà:
+ Mỗi sinh vật thường phải thực hiện nhiều thứ cùng một lúc. VD: con người
chúng ta phải sử dụng các TB thần kinh của bộ não để suy nghĩ và làm rất nhiều
việc khác nhau nên số lượng TB thần kinh sử dụng cho khứu giác chỉ có hạn chế
trong khi đó khứu giác của loài chó thì nhạy hơn chúng ta rất nhiều lần vì chúng
sử dụng rất nhiều TB thần kinh của não cho việc đánh hơi.
- Tiến hoá không phải lúc nào cũng giúp hình thành các quần thể thích nghi:
+ Nếu Đacuyn cho rằng chỉ có CLTN mới là nhân tố tiến hoá. Thì thiết tiến hoá
hiện đại còn cho thấy các yếu tố ngẫu nhiên cũng đóng một vai trò khá lớn trong
việc làm thay đổi cấu trúc DT của quần thể. Vì vậy, bên cạnh những gen có lợi
được CLTN giữ lại, các yếu tố ngẫu nhiên cũng có thể giữ lại những gen chưa
thực sự thích nghi.

20
Câu 8: Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn:
Vấn đề Tiến hoá nhỏ Tiến hoá lớn
Nội dung Là quá tình biến đổi thành phần
kiểu gen của quần thể gốc đưa
đến hình thành loài mới.
Là quá trình hình thành các
đơn vị trên laòi như: chi,
họ, bộ, lớp, ngành.
Qui mô,
thời gian
Phạm vi phân bố tương đối hẹp,
thời gian lịch sử tương đối ngăn.
Qui mô rộng lớn, thời gian
địa chất rất dài.
Phương

thức nghiên
cứu
Có thể nghiên cứu bằng thực
nghiệm
Có thể nghiên cứu gián tiếp
qua các bằng chứng.
Câu 9: VS đột biến gen thường có hại nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu
của quá trình tiến hoá?
- Giá trị thích nghi của một ĐB có thể thay đổi tuỳ sự tương tác trong từng tổ
hợp gen, tuỳ sự thay đổi của môi trường.
- Phần lớn alen ĐB là alen lặn khi ở thể dị hợp không biểu hiện thành kiểu
hình, thường biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp.
- Đột biến gen phổ biến hơn ĐB NST, nói chung ít ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể so với ĐB NST.
Câu 10: Nêu vai trò của quá trình ngẫu phối đối với quá trình tiến hoá.
- Phát tán ĐB trong quần thể (Thông qua sự phát tán của các giao tử và các
hợp tử).
- Trung hoà tính có hại của ĐB (đưa ĐB lặn có hại vào trạng thái dị hợp).
- Tạo ra biến dị tổ hợp vô cùng phong phú trong đó có những tổ hợp gen thích
nghi (Giao phối là một kho dự trữbiến dị vô cùng phong phú).
- Ngẫu phói tạo ra nguồn nguyên liệu tiến hoá chứ không làm thay đổi tần số
alen và thành phần kểi gen của quần thể.
Câu 11: So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về CLTN?
Quan niệm của Đacuyn Quan niệm của hiện đại
Nguyên liệu
của CLTN
Biến đổi của cá thể dưới ảnh
hưởng của điều kiện sống và
của tập quán hoạt động.
Chủ yếu là bién dị cá thể qua

quá trình sinh sản.
ĐB và biến dị tổ hợp
( thường biến chỉ có ý
nghĩa gián tiếp).
Đơn vị tác
động của
CLTN
Cá thể Cá thể.
Ở loài giao phối, quần thể
là đơn vị cơ bản.
Thức chất
của tác dụng
Phân hoá khả năng sóng sót
giữa các cá thể trong loài.
Phân hoá khả năng sinh sản
của các cá thể trong quần

21
CLTN thể.
Kết quả của
CLTN
Sự sống sót của những cá thể
thích nghi nhất.
Sự phát triển và sinh sản ưu
thế của các kiểu gen thích
nghi.
Câu 12: Cho biết các nhân tố tiến hoá cơ bản có thể được phân thành
những nhóm nào?
- Nhân tố tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá: làm phát sinh các alen mới và
những tổ hợp alen rất phong phú: quá trình ĐB, quá trình giao phối.

- Nhân tố định hướng sự tiến hoá: qui địnhchiều hướng nhịp điệu thay đổi
tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi
với môi trường: quá trình CLTN.
- Nhân tố làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen: biến động
DT hay hay vốn gen của quần thể như nhu nhập gen.
- Nhân tố tăng cường sự phân hoá trong nội bộ quần thể, làm cho quần
thể gốc nhanh chóng phân li thành những quần thể mới ngày càng khác xa
nhau: các cơ chế cách li.
Câu 13: Sơ đồ dưới đây thể hiện các hình thức chọn lọc:
Trong đó: p là tần số; v là giá trị tính trạng.
Hãy cho biết:
1. Tên của 3 sơ đồ trên.
2. Lấy VD minh hoạ 3 sơ đồ đó.
3. Nêu đặc điểm đặc trưng của mỗi hình thức chọn lọc?
4. Gọi tên cụ thể cho p và v.
1. Tên của a: chọn lọc ổn định; b: chọn lọc vận động; c: chọn lọc gián đoạn.
2. a: Ong lấy mật vào những lúc hoá nở rộ; những cây hoa nở sớm hợc nở muộn
hơn bình thường thì ít hấp dẫn ong đến thụ phấn. Ở thực vật, cây cao quá dễ bị
gió làm gãy, cây thấp quá thiếu ánh sáng nên đa số cây trung bình sẽ được chọn
lọc giữ lại. Ở chó người ta tháy các lứa đẻ có số lượng trung bình cho chó con có
sức sống cao hơn các lứa đẻ nhiwuf quá hay ít quá.
b: Màu sắc của sâu ăn lá cây phải có màu xanh; cánh côn trùng ngắn ở các đảo
có gió mạnh; quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi theo hướng chọn lọc tốc độ.

22
c: Ở cá hồi, chỉ tồn tại những con đực to khoẻ hoặc những con đực có kích thước
nhỏ bé; Ơ chim, tồn tại 2 dạng mỏdạng mỏ ngắn hơn bình thường và dạng kia có
mỏ dài hơn bình thường.
3. Nhận xét:
- Các điều kiện bất lợi trong ngoại cảnh là nhân tố chọn lọc, tuỳ thuộc cvào

điều kiện ngoại cảnh mà có hình thức chọn lọc cụ thể, nghĩa là ngoại cảnh qui
định hướng chọn lọc.
- Chọn lọc ổn định kiên định kiểu gen đã đạt được.
- Chọn lọc vận động hướng đến những kiểu gen mới có giá trị thích nghi hơn.
- Chọn lọc phân li đưa đến sự phân hoá quần thể ban đầu thành nhiều kiểu
hình.
4. p: là số lượng cá thể nằm trong nhóm có kích thước nhất định đã chọn; v: đặc
điẻm do kiểu hình.
Câu 14: Sự biến động DT là quan trọng đối với các quần thể.
A. Vì nhờ đó mà các con đực và con cái của loài trinh sản có thể phân biệt với
nhau.
B. Vì nhờ các biến dị DT mà sự tiến hoá được định hướng.
C. Bởi vì chúng cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc.*
D. Vì nhờ đó chúng ta mới phân loại được các sinh vật.
E. Vì thế chúng mới là đối tượng lí thú để nghiên cứu.
Câu 15: Điều nào dưới đây có khả năng thích nghi tiến hoá tốt nhất?
A. Vật chất DT nguyên thuỷ không đồng nhất, có nhiều thế hê,û vòng đời
ngắn.*
B. Vật chất DT đồng nhất, có tính đặc thù cao, có nhiều thế hệ, vòng đời dài.
C. Có chế độ dinh dưỡng đặc thù cao, sống dưới đất, sinh sản vô tính.
D. Sống trên núi cao, ăn đêm, kiếm ăn trên các cây thông thường nhất.
E. Chống chịu tốt với các thay đổi DT, sự thích nghi của hậu thế kém, có chế
độ ăn đặc thù.
Câu 16: Các nhà khoa học cho rằng VCDT xuất hiện đầu tiên trên quả đất là
ARN. Điều nào dưới đây là bằng chứng chủ yếu cho luận điểm đó?
A. ARN được tạo ra trong thí nghiệm của Miller.
B. ARN có cấu trúc đơn giản hơn ADN.
C. Có ARN được coi là ribozyme có khả năng xúc tác cho một số phản ứng hoá
học.*
D. ADN không bền vững trong môi trường kị nước.

E. ARN có ở tất cả các động vật.
Câu 17: Điều nào dưới đây không phải là bằng chứng chứng tỏ thực vật có
nguồn gốc từ tảo lục?
A. Một số loại tảo có giai đoạn bào tử thể và giao tử thể đa bào.
B. Cả thực vật và tảo đều có xenlulô trong thành TB.
C. Cả thực vật và tảo đèu có sacứ tố quan hợp và sắc tố phụ như nhau.

23
D. Cả thực vật và tảo đều tổng hợp tinh bột là nguồn dự trữ chính.
E. Tảo lục và thực vật bậc cao đều có cùng một lượng ADN trên một TB. *
Câu 18: Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đacuyn được đo bằng:
A. Số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.*
B. Số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
C. Sức khoẻ của cá thể đó.
D. Mức độ sống lâu của cá thể đó.
E. Số lượng cá thể trong quần thể đó đang tồn tại.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với định luật Hardy - Weiberg?
A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng là không thay đổi.
B. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ
này sang thế hệ khác.*
C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao.
D. Trong một quần thể tần số ĐB bù trừ với áp lực chọn lọc.
E. Quần thể tự phối không làm thay đổi tần số tương đối các alen.
Câu 20: Quá trình của và phát sinh biến dị, và tạo ra đặc tính thích nghi
với môi trường.
A. Tổ hợp lại CLTN ĐB.
B. ĐB tổ hợp lại phiêu bạt gen.
C. Phiêu bạt gen ĐB tổ hợp lại.
D. ĐB CLTN tổ hợp lại.
E. ĐB tổ hợp lại CLTN.*

Câu 21: CLTN đôi khi còn mô tả như "sống sót của dạng thích nghi nhất". Loài
nào sau đây hầu hết được tích luỹ bằng phương thức phù hợp nhất của sinh vật.
A. Khi đấu tranh chống lại các cá thể cùng loài phải có sức mạnh ra sao.
B. Như tỷ lệ ĐB.
C. Có bao nhiêu loại con hữu thụ.*
D. Có khả năng trụ vững trước các thái cực của môi trường.
E. Có bao nhiêu laọi thức ăn nó có thể chế tạo và hấp thụ.
Câu 22: Một nhà DT nghiên cứu một quần thể cỏ mọc trong một vùng có lượng
mưa thất thường, thấy các cây có alen lặn qui định lá cuộn xoắn sinh sản tốt hơn
trong những năm khô hạn và các cây có alen qui định lá dẹt sinh sản tốt hơn
trong những năm ẩm ướt. Trình trạng này có thể dẫn đến (giải thích câu trả lời):
A. Gây ra phiêu bạt gen trong quần thể cỏ.
B. Bảo toàn tính biến dị trong quần thể cỏ.* ( mưa thất thường và thu hoạch mù
màng khi được khi mất là phức hợp của 2 dạng được duy trì trong quần thể).
C. Dẫn đến chọn lọc định hướng trong quần thể cỏ.
D. Dẫn đến tính đồng đều trong quần thể cỏ.
E. Gây dòng chảy gen trong quần thể cỏ.

24
Câu 23: Chim có sãi cánh cỡ trung bình sống sót được qua bảo tố khốc liệt hiệu
quả hơn so với các cá thể cùng loài có sãi cánh dài hơn hay ngắn hơn. điều này
minh hoạ:
A. Hiệu quả sáng lập.
B. Chọn lọc kiên định.*
C. Chọn lọc nhân tạo.
D. Chọn lọc vận động.
E. Chọn lọc gián đoạn.
Câu 24: Đều nào dưới đây đúng là câu nói về Đacuyn?
A. Ông là người đầu tiên phát hiện rằng vật thể sống có thể biến đổi hay tiến
hoá.

B. Ông dựa vào học thuyết của ông về sự DT các tập tính tập nhiễm.
C. Ông khám phá ra các định luật DT quần thể.
D. Ông đề xuất CLTN là cơ chế của tiến hoá.*
E. Ông là người đầu tiên coi trái đất già hàng tỷ tuổi.
Câu 25: Giải thích tại sao cân bằng Hardy - Weiberg bị thay đổi trong từng hoàn
cảnh dưới đây:
A. Trong công viên, TS vịt bạch giao phối với vịt tròi, có thể dẫn đến tiến hoá
nhỏ?
B. Chỉ 4 cây thông trong một thung lũng hẻo lánh thoát khỏi vụ sụt lở.
C. Một gen ĐB làm cho sóc xám sinh ra đã có lông đen.
D. Diều hâu mắt kém bắt được ít chuột hơn.
E. Con cái của ruồi quả thích giao phối với ruồi đực mắt đỏ tươi.
a. có dòng chảy gen giữa các quần thể ngỗng, làm thay đổi tỷ lệ các alen khác
nhau trong 2 vốn gen.
b. hiện tượng thắt cổ chai này có thể làm thay đổi tỷ lệ các alen trong vốn gen.
c. ĐB đã thêm 1 alen vào vốn gen.
d. các con diều cận thị sẽ sinh sản kém kết quả hơn so với các con diều tinh mắt,
và số gen của chúng trong thế hẹ tiếp theo sẽ ít hơn.
e. giao phối không ngẫu nhiên; các con đực mắt đỏ tươi có nhiều con hơn các
con đực khác kém hấp dẫn hơnvà tần số mắt đỏ sẽ tăng lên.
Câu 26: Một người trồng cam phát hiện thấy hầu hết cam ông trồng bị mối xông
hại. Ông phun thuốc sâu và diệt 99% mối gây hại. Sau đó 5 tuần lễ, hầu hết các
cây bị mối xông trở lại nên ông ta lại phun thuốc với liều lượng như trước. Lâng
này chỉ diệt được khoảng một nửa số mối. Giải thích TS phun thuốc lần này lại
kém hiệu lực hơn lần trước?
Lần phun thuốc đầu tiên giết chết cả những loài mối có sức đề kháng cao nhất,
các con mối có gen kháng thuốc diệt mối cao sẽ sống sót và tiếp tục sinh sản.
Rồi quần thể mối sẽ thích nghi với thuốc- một số ví dụ tốt về chọn lọc tự nhiên.
Câu 27: Loài sên cạn (Epaea nemoralis) là một vật làm mồi cho chim hét. Chim
hét đập ốc vào đá cho vỡ ra, vức võ và ăn khối thân mềm. Có 2 dạng võ có sọc


25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×