Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

khổ 1 bài đây thôn vĩ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.37 KB, 2 trang )

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ do Hàn Mặc Tử sáng tác vào khoảng năm
1938, in lần đầu trong tập Thơ Điên. Hiện nay, bài thơ này được nhiều
người cho là "một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi
phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại". Bài thơ thể hiện niềm khát
khao sống, khát khao tình quê, thiết tha, gắn bó với đời của một thi sĩ tài
hoa, nhạy cảm. Bài thơ mang đến một vẻ đẹp riêng cho xứ Huế, mang
đến thiên nhiên thơ mộng, tự do của Vĩ Dạ.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Đây thôn Vĩ Dạ được khơi nguồn từ tấm bưu ảnh của Hoàng Thị Kim
Cúc. Nỗi nhớ thôn Vĩ ùa về, nhưng tác giả lại không thể trở về thôn Vĩ. Từ
xưa đến nay, thôn Vĩ Dạ là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với
thi nhân. Có những vần thơ say đắm lòng người như thơ của Bích Khê:
“Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc tre cầu Trúc không buồn mà say.”
Tuy ở nơi xa cách, bệnh tật, không thể trở về thôn Vĩ, nhưng bằng nỗi
nhớ da diết đã đưa nhà thơ trở về thôn Vĩ. Hàn Mặc tử như đã phân thân
để được trở về quê hương:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Câu mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái biểu cảm:
vừa là lời mời gọi trở về với thôn Vĩ, lời trách cứ hờn dỗi nhẹ nhàng, vừa
như lời giới thiệu của người thôn Vĩ, đồng thời cũng nói lên sự nuối tiếc
của tác giả vì quá lâu không được trở về thôn Vĩ, không biết có còn cơ hội
để trở về nữa hay không. Đó là lời tự hỏi, tự vấn, tự trách mình sao không
về thôn Vĩ.
Cảnh vườn thôn Vĩ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ ở 3 câu thơ tiếp.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.


Mỗi câu là một chi tiết vườn. Tất cả đều hoà hợp và ánh lên một vẻ đẹp
thanh tú. Cau có lẽ là một thứ cây cao nhất ở trong vườn. Nó là cây đầu
tiên nhận được những tia nắng đầu tiên của một ngày. Hàng cau quen
thuộc trong nắng mới trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Ta thường gặp những
thứ nắng lạ đầy ấn tượng như nắng tươi, nắng ửng, nắng chang chang,
nắng loạn, Trong mảnh vườn này, Hàn Mặc Tử chỉ nói giản dị là “nắng
mới lên”, nhưng nhịp thơ uyển chuyển đã khiến ta liên tưởng đến sắc
nắng trong hoài niệm. Nắng mai rót vào vườn cứ đầy dần lên theo từng
đốt, từng đốt. Đến khi tràn trề thì nó biến cả khu vườn xanh thành viên
ngọc lớn. “Mướt quá” được so sánh với “xanh như ngọc” gợi lên sự thanh
khiết, đầy xuân sắc, vừa có thực mà như không có thực. Đây chính là bút
pháp ảo mà thực đầy ấn tượng của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Vẻ đẹp thôn Vĩ
hiện lên đầy sức sống trong một buổi sớm mai, đẹp đến mức tác giả phải
thốt lên từ “quá”. Phải chăng thi nhân quá ngỡ ngàng, thán phục trước vẻ
đẹp của thôn Vĩ. Vườn thôn Vĩ dù chỉu là hiện lên trong tưởng tượng của
nhà thơ nhưng vẫn rất đẹp.
Đã là họa mà vắng bóng hình ảnh con người thì bức họa ấy coi như vẽ
chim mà quên điểm nhãn. Chính vì vậy mà xuất hiện "lá trúc che ngang
mặt chữ điền". Con người đã xuất hiện nhưng lại chỉ là lấp ló chứ không
đầy đủ dáng vẻ, hình hài. “Khuôn mặt chữ điền” – khuôn mặt thương
mến, phúc hậu của người thôn Vĩ:
“Anh thương em không thương bạc thương tiền
Chỉ thương khuôn mặt chữ điền của em.”
Cảnh vật của xứ Huế giàu sức sống quá, hình ảnh con người như bị khuất
lấp bởi thiên nhiên, hòa lẫn vào thiên nhiên. Thiên nhiên và con người hài
hòa, tôn thêm vẻ đẹp của nhau. Tác giả muốn thể hiện vẻ đẹp con người
của một cái gì đó "rất Huế". Điều này có thể khẳng định được, bởi con
người xứ Huế có một vẻ đẹp e ấp, dịu dàng mà kín đáo, nhẹ nhàng, nhẹ
từ trong hơi thở, lời nói cho tới cử chỉ, hành động. Hình ảnh “lá trúc che
ngang” thể hiện rõ sự kín đáo ấy cộng với khuôn mặt chữ điền vuông vắn,

phúc hậu gợi lên vẻ đẹp duyên dáng, kín đáo, tình tứ của người Vĩ Dạ.
Vĩ Dạ nói riêng, Huế nói chung là thế giới của mơ, của mộng, của duyên,
của tình, tất cả hiện ra trong hoài niệm của thi nhân. Đoạn thơ là bức
tranh thiên nhiên đẹp, đậm tình người, thôn Vĩ hiện lên trong nỗi nhớ của
thi nhân, vẻ đẹp ấy thanh khiết, sáng láng nhưng dường như đã ngoài
tầm tay với của Hàn Mặc Tử. Nhà thơ chỉ đến với Vĩ dạ bằng “niềm thương
ý nhớ của cả một vùng”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×