Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nội dung nghiệp vụ và khả năng áp dụng các loại LC vào hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.12 KB, 21 trang )

Lời nói đầu
Trong chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, Việt Nam
định hướng xây dựng một nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ quốc tế
mà chủ yếu là quan hệ thương mại - tài chính quốc tế. Phát triển ngoại thương được xem
là một trong những mòi nhọn chiến lược chủ đạo trong chương trình phát triển dài hạn và
toàn diện của đất nước. Những định hướng cơ bản đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng
phát triển chung trên bình diện quốc gia và quốc tế.
Thông qua các dịch vụ chuyên nghiệp như Thanh toán quốc tế, xử lý chứng từ, tài
trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, tín dụng, tư vấn và cung ứng thông tin , cùng với uy tín và
thực lực tài chính hùng mạnh cũng như hệ thống đại lý phủ khắp toàn cầu, các định chế tài
chính - Ngân hàng thương mại đã và đang trở thành điểm tựa vững vàng hỗ trợ đắc lực
cho sự phát triển kinh doanh ngoại thương của doanh nghiệp, từ đó góp phần thực hiện
định hướng phát triển kinh tế của quốc gia. Chính ở đây, vai trò hỗ trợ doanh nghiệp của
ngân hàng thực sự được khẳng định. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ liên quan
đến ngoại thương, thanh toán quốc tế là dịch vụ đòi hỏi tính chuẩn mực theo quy tắc, tập
quán và luật pháp quốc tế cao hơn hết. Ngân hàng không thể làm tốt vai trò và trách nhiệm
của mình nếu không có đủ năng lực nghiệp vụ cần thiết.
Xuất phát từ đòi hỏi trên, việc chọn đề tài “ Nội dung nghiệp vụ và khả năng áp dụng
các loại L/C vào hoạt động thanh toán quốc tế của hệ thống Ngân hàng thương mại
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, cũng như hạn chế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến, trao đổi của đồng nghiệp, của các thầy cô giáo, góp phần
hoàn thiện đề tài trên.
Mục lục
Chương I
Vai trò của TTQT đối với hoạt động của NHTM
1
1. Khỏi nim thanh toỏn quc t
2. Vai trũ ca TTQT i vi hot ng ca NHTM
2.1. TTQT to iu kin thu hút khỏch hng, m rng th phn
2.2. TTQT gúp phn tng thu nhp cho NHTM 2.2. TTQT góp phần tăng thu nhập


cho NHTM
2.3. TTQT lm gim ri ro kinh doanh 2.3. TTQT làm giảm rủi ro kinh doanh
2.4. TTQt lm tng tớnh thanh khon cho NHTM 2.4. TTQt làm tăng tính thanh khoản
cho NHTM
Chng II
Phng thc thanh toỏn Tớn dng Chng t (L/C)
1. Ni dung nghip v
1.1. Khỏi nim
1.2. Nhng ni dung c bn ca L/C 1.2. Những nội dung cơ bản của L/C
1.3. Phõn loi L/C 1.3. Phân loại L/C
1.4. Cỏc ch th tham gia trong phng thc thanh toỏn TDCT 1.4. Các chủ thể tham
gia trong phơng thức thanh toán TDCT
1.5. Mi quan h phỏp lý gia cỏc ch th 1.5. Mối quan hệ pháp lý giữa các
chủ thể
1.6. Vai trũ, trỏch nhim, quyn hn ca cỏc ngõn hng 1.6. Vai trò, trách nhiệm,
quyền hạn của các ngân hàng

2. ý ngha kinh t ca phng thc thanh toỏn Tớn dng chng t
3. ng dụng quy nh v quy trỡnh nghip v ca NHNo
3.1. L/C Nhp khu
3.2. L/C Xut khu 3.2. L/C Xuất khẩu
Chng I
VAI TRề CA TTQT I VI HOT NG CA NHTM
1. Khỏi nim v thanh toỏn quc t
2
Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các quan
hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các chủ thể của các nước có liên
quan. Khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế có các đặc điểm riêng:
- Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc gia khác nhau.
Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tới tối thiểu hai quốc gia, thông thường là ba

quốc gia
- Hoạt động thanh toán liên quan đến hệ thống luật pháp của các quốc gia khác
nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do tính phức tạp đó các bên tham gia thường lùa chọn
các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốc tế
- Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế không phải là tiền mặt mà tồn tại dưới
hình thức các phương tiện thanh toán ( Hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản ), có thể là
đồng tiền của nước người mua hoặc ngưòi bán, hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba,
nhưng là loại ngoại tệ mạnh , được tự do chuyển đổi
- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế phổ biến là tiếng Anh
- Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ tương xứng
với trình độ quốc tế.
Các quan hệ thanh toán quốc tế được chia làm hai loại:
- Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng
hoá dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi
hợp đồng thương mại. Nội dung của hợp đồng phải quy định rõ cách thức thanh toán
- Thanh toán phi mậu dịch là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến
hàng hoá hay cung ứng lao vụ, không mang tính thương mại.
Về cơ bản thanh toán quốc tế phát sinh dùa trên cơ sở hoạt động ngoại thương.
Thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động
kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, đòi hỏi công tác
thanh toán quốc tế phải có những phương thức thanh toán mới cho phù hợp.
Thanh toán quốc tế thực sự phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay với sự tác
động của các thành tựu khoa học kỹ thuật cùng với xu hướng mới của thời đại. Quan hệ
kinh tế quốc tế đã và đang chuyển sang một thời kỳ mới; xu hướng toàn cầu hoá nền kinh
3
tế thế giới. Song bên cạnh đó cũng đã phát sinh những hành vi gian lận, lừa đảo, hoặc rửa
tiền ngày càng tinh vi hơn. Với những diễn biến kinh tế chính trị bất thường, tỷ giá hối
đoái cũng trở lên bất ổn định trên thị trường quốc tế.
Vấn đề đặt ra cho công tác thanh toán quốc tế là : đảm bảo an toàn cho các hợp đồng nhập
khẩu, thu tiền hàng xuất khẩu kịp thời, an toàn, chính xác, đồng thời bảo vệ được uy tín

ngân hàng
2. Vai trò của Thanh toán quốc tế với hoạt động của NHTM
2.1. Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hót khách hàng, mở rộng thị phần kinh
doanh của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, thực hiện chức năng kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Thông qua hoạt động kinh
doanh đa năng, ngân hàng thương mại đã thiết lập nên mối quan hệ không chỉ với các tổ
chức, khách hàng trong nước,mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế khác
và đã trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế
là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại.
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán,
mà còn tư vấn cho khách hàng về điều kiện thanh toán, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán
quốc tế nhằm giảm rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tạo sự an tâm, tin tưởng cho
khách hàng trong giao dịch ngoại thương.
Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với các ngân hàng liên
doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt và xu hướng phát triển ngoại
thương, đầu tư tài chính mang tính quốc tế như hiện nay, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ
không thể thiếu để ngân hàng thương mại có thể Ýt nhất là giữ được các khách hàng như
hiện có, đồng thời tạo cơ hội thu hót thêm khách hàng mới.
2.2. Thanh toán quốc tế làm tăng thu nhập cho ngân hàng thương mại
Ngoài việc nguồn vốn huy động tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng,
thông qua thanh toán quốc tế, ngân hàng còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ thu phí dịch vụ
thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ
2.3. Thanh toán quốc tế phân tán rủi ro cho ngân hàng thương mại
Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể quản lý việc sử dụng
vốn vay và giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện quản lý và
4
nâng cao hiệu quả đầu tư. Mặt khác, việc kinh doanh đa năng là phương sách hiệu quả để
phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.
2.4. Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng

Nghiệp vô thanh toán quốc tế không chỉ tạo điều kiện thu hót khách hàng, làm tăng
số dư tiền gửi thanh toán, mà trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế
cho khách hàng, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ, những khoản tiền ký quỹ mở
thư tín dụng của khách hàng tạo ra nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định. Ngoài ra các khoản
khách hàng nép để giải chấp lô hàng nhập khẩu do ngân hàng quản lý khi chưa đến hạn
thanh toán cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàng dưới hình thức tiền tập trung
chê thanh toán.
2.5. Thanh toán quốc tế tăng cường quan hệ đối ngoại
Thanh toán quốc tế giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi
quốc gia, hoà nhập với các ngân hàng trên thế giới, góp phần nâng cao uy tín trên trường
quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiện phát triển quan hệ đại lý, khai thác nguồn
tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế, nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài để đáp ứng
nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội
Chương II
Phương thức thanh toán Tín dụng Chứng từ (L/C)
1.1. Khái niệm
Tín dụng chứng từ hay Thư tín dông ( L/C ) là cam kết của mét ngân hàng
(ngân hàng mở L/C ) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) về việc sẽ trả một
số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng L/C), hoặc sẽ chấp nhận hối phiếu
do người thụ hưởng ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này xuất trình
được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
L/C có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thanh toán : Bé chứng từ xuất trình để đòi tiền theo L/C thông thường là
những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá, chứng minh việc người bán đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã ký với người mua, là cơ sở để
ngân hàng thực hiện thanh toán.
5
- Chức năng tín dông : thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân hàng
cấp cho nhà nhập khẩu và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với nhà xuất khẩu.
Trong nghiệp vụ này, chữ "tín dụng" cần được hiểu theo nghĩa rộng là nghĩa "tín

nhiệm" chứ không chỉ là khoản tiền vay theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này.
Trong thực tế, khi nhà nhập khẩu yêu cầu mở thư tín dụng mà ngân hàng yêu cầu
ký quỹ 100% thì lúc này ngân hàng không cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín
dụng nào, có chăng ngân hàng chỉ cho nhà nhập khẩu "vay sự tín nhiệm" của ngân
hàng mà thôi.
- Chức năng đảm bảo: Tín dụng chứng từ là sự cam kết độc lập của ngân hàng mở
L/C đối với nhà Xuất khẩu. Trong đó, ngân hàng mở L/C bảo đảm nghĩa vụ thanh
toán cho nhà xuất khẩu ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp mà không phụ
thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Mặt khác, thông qua
phương thức thanh toán này, quyền lợi của nhà Nhập khẩu cũng được bảo vệ vì
ngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ.
1.2. Những nội dung cơ bản của thư tín dông
- Loại thư tín dụng
- Người xin mở Thư tín dụng
- Người thụ hưởng thư tín dụng
- Thời hạn hiệu lực, nơi Tín dụng thư hết hạn hiệu lực
- Trị giá của Thư tín dụng
- Hình thức thanh toán của Thư tín dụng
- Mô tả tóm tắt về hàng hoá, dịch vụ cung ứng
- Các quy định về bộ chứng từ thanh toán
- Các điều khoản và điều kiện khác
- Dẫn chiếu UCP áp dụng đối với Thư tín dụng
1.3. Phân loại thư tín dụng
1.3.1. Thư tín dụng không huỷ ngang và Thư tín dụng có thể huỷ ngang
Thư tín dụng không huỷ ngang ( Irrevocable Letter of Credit ) là loại L/C chỉ được điều
chỉnh hay huỷ bỏ khi được sự đồng ý của tất cả các bên liên quan (Người yêu cầu, Ngân
hàng mở L/C, Người thụ hưởng L/C và Ngân hàng xác nhận, nếu có)
Thư tín dụng có thể huỷ ngang ( Revocable Letter of Credit ) : là loại L/C mà hiệu lực của
nó có thể bị huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Việc huỷ ngang L/C này chỉ được thực hiện thông qua
ngân hàng mở L/C và do chính ngân hàng này thông báo việc huỷ ngang cho các bên. Tuy

6
nhiên việc huỷ ngang chỉ có hiệu lực khi Người thụ hưởng chưa xuất trình chứng từ tại
ngân hàng chỉ định thanh toán.
Trong thực tế, loại L/C này rất hiếm khi được sử dụng bởi Người hưởng lợi không
được đảm bảo quyền lợi, không thể biết được vào thời điểm nào L/C hết hiệu lực.
1.3.2. Thư tín dụng không xác nhận và thư tín dụng xác nhận
Thư tín dụng không xác nhận : là loại L/C mà Người hưởng lợi chỉ nhận được mét cam kết
trả tiền từ ngân hàng mở L/C.
Thư tín dụng xác nhận : là loại L/C mà Người hưởng lợi được đảm bảo chắc chắn của
Ngân hàng xác nhận, cộng thêm vào sự cam kết của Ngân hàng mở L/C. Người hưởng lợi
sẽ được ngân hàng xác nhận thanh toán miễn truy đòi nếu xuất trình chứng từ phù hợp,
ngay cả trong trường hợp ngân hàng mở L/C không thanh toán hoặc không có khả năng
thanh toán. Hơn nữa, người thụ hưởng còn tránh được cả những rủi ro về ngoại hối (chính
sách hạn chế chuyển đổi ngoại tệ của nước nhập khẩu) hay những rủi ro quốc gia khác của
ngân hàng mở L/C.
Xác nhận L/C là tập quán tương đối phổ biến ở một số khu vực, đặc biệt là châu
Âu . Ngay cả khi ngân hàng mở L/C không đề nghị, giữa người thụ hưởng và ngân hàng
của họ vẫn có thể có thoả thuận về việc ngầm xác nhận L/C (Silent confirmation). Trong
trường hợp này, ngân hàng xác nhận gánh chịu rủi ro cao hơn và không được UCP bảo vệ,
đồng thời phí xác nhận tương ứng cũng cao hơn.
Phí xác nhận L/C thường được tính toán trên cơ sở xác định mức rủi ro cao nhất có
thể xảy ra. Mức phí này thường căn cứ vào độ rủi ro tại nước của ngân hàng mở L/C, thời
hạn hiệu lực của L/C, xếp hạng ngân hàng phát hành, uy tín trong giao dịch với ngân hàng
phát hành, hạn mức tín dụng cho phép
1.3.3. Thư tín dụng trả ngay, thư tín dụng trả chậm, thư tín dụng chấp nhận
Thư tín dụng trả tiền ngay ( L/C payable by Draft at sight ): là loại L/C trong đó ngân hàng
mở L/C cam kết trả tiền (hay thông qua ngân hàng đại lý của mình thực hiện việc trả tiền
ngay) khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C.
Thư tín dụng trả chậm (L/C available by Deffered Payment) : là loại L/C trong đó ngân
hàng mở L/C cam kết trả tiền (hoặc làm cho việc trả tiền được thực hiện) vào một ngày

7
xác định với điều kiện Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C.
Loại thư tín dụng này có thể không có hối phiếu đi kèm bộ chứng từ.
Thư tín dụng chấp nhận (L/C available by Acceptance): là loại L/C trong đó ngân hàng mở
L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu (hoặc chỉ định một bên thứ bao chấp nhận hối phiếu)
với điều kiện Người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C. Ngân hàng
mở L/C trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận, một khi
các điều kiện của L/C được đáp ứng đầy đủ.
1.3.4. Thư tín dụng chiết khấu (L/C available by Negotiation)
Thư tín dụng chiết khấu: Là loại L/C trong đó ngân hàng mở L/C uỷ quyền cho một ngân
hàng nhất định ( trường hợp hạn chế- Restricted Negotiation ) hoặc cho phép bất kỳ ngân
hàng nào ( trường hợp không hạn chế- Freely Negotiation) mua lại bộ chứng từ hoàn hảo
do người thụ hưởng xuất trình.
Thư tín dụng chiết khấu có thể được xác nhận hoặc không được xác nhận. Thông
thường ngân hàng đươcj uỷ quyền sẽ chỉ mua chứng từ với điều kiện bảo lưu, nghĩa là
ngân hàng chiết khấu giành quyền truy đòi lại từ người hưởng số tiền đã chiết khấu nếu
không thu được tiền từ ngân hàng mở L/C.
1.3.5. Một số loại thư tín dụng đặc biệt
Thư tín dụng chuyển nhượng ( Transferable L/C ) là loại thư tín dụng theo đó người thụ
hưởng thứ nhất ( First Beneficiary ) có quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của thư tín dụng gốc ( Prime L/C ) cho người thụ
hưởng thứ hai ( Second Beneficiary ).
Mục đích của loại L/C này là nhằm giúp cho nhà Xuất khẩu (thực chất là đối tác
trung gian) tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình. Trách nhiệm
thanh toán đối với loại L/C này vẫn thuộc về ngân hàng mở L/C. Còn ngân hàng chuyển
nhượng chỉ thực hiện những thao tác kỹ thuật nghiệp vụ đơn thuần theo chỉ thị của người
hưởng thứ nhất.
Để thực hiện tốt nghiệp vụ chuyển nhượng L/C, cần nghiên cứu kỹ hơn những quy
định về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia tại điều khoản 48, 49 Bản
Quy tắc và thực hành thông nhất về tín dụng chứng từ (UCP500)

8
Thư tín dụng giáp lưng ( Back to Back L/C ): là loại L/C được phát hành dùa vào một L/C
khác. "Giáp lưng" được hiểu trên tổng thể là mét giao dịch thương mại được mua bán qua
trung gian bằng hai L/C khác nhau.
Về bản chất và đứng trên góc độ thương mại, thư tín dụng giáp lưng và thư tín
dụng chuyển nhượng đều được sử dụng cho các hình thức mua bán qua trung gian, nhưng
điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là nghĩa vụ thanh toán của hai ngân hàng phát
hành trong hai thư tín dụng (giáp lưng) hoàn toàn độc lập nhau trên cơ sở hai thư tín dụng
hoàn toàn khác nhau. Nên ngân hàng mở L/C phải thực hiện đúng các quy định về ký quỹ,
bảo lãnh và thế chấp trong khi mở thư tín dụng.
Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving Letter of Credit ) là loại thư tín dụng mà giá trị của nó
được tái tạo nhiều lần ngay khi nghĩa vụ thanh toán của lần trước được thực hiện xong .
L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong thanh toán với các bạn hàng quen thuộc, với số
lượng, chủng loại hàng hoá mua bán ổn định trong một thời gian dài.Lợi thế của loại L/c
này là nhà nhập khẩu chỉ cần mở một L/C cho cả đơn đặt hàng và nhà xuất khẩu không
phải chờ đợi một L/C mới. Người ta phân L/C tuần hoàn thành hai loại :
- Tuần hoàn tích luỹ : được hiểu là trong thời gian quy định nếu người xuất khẩu
không thực hiện việc giao hàng thì trong thời gian quy định tiếp theo anh ta có
quyền giao hàng bằng với giá trị lần giao hàng chưa thực hiện trước đó cộng với lần
giao hàng kỳ hiện tại
- Tuần hoàn không tích luỹ : được hiểu là nhà xuất khẩu không được phép giao hàng
vượt quá giá trị giao hàng kỳ hiện tại mặc dù kỳ trước đó anh ta không hoàn thành
việc giao hàng theo quy định
VIệc tuần hoàn có thể xảy ra theo các các sau
- Tuần hoàn tự động : L/C tự động tái tạo lại giá trị của nó không cần có sự thông báo
của ngân hàng phát hành
- Tuần hoàn không tự động : L/C tự động tái tạo giá trị của nó chỉ khi ngân hàng phát
hành thông báo việc tái tạo cho người thụ hưởng
- Tuần hoàn hạn chế : L/C tự động tái tạo lại giá trị sau một số ngày xxx nào đó khi
mà ngân hàng phát hành không có thông báo tiếp theo về việc tái tạo giá trị.

Lưu ý : Mét L/C tuần hoàn đòi hái ngân hàng mở ( hoặc người mở ) phải ghi chú rõ ràng
các điều kiện vì trong thực tế có thể xảy ra các bất đồng xung quanh loại L/C này.
9
Thư tín dụng điều khoản đỏ ( Red clause L/C ): là loại L/C trong đó có ghi một điều khoản
đặc biệt cho phép một ngân hàng ( được chỉ định cụ thể ) được phép ứng trước một khoản
tiền cho người thụ hưởng trước khi giao hàng. Thực chất là một uỷ quyền của ngân hàng
phát hành cho một ngân hàng khác ứng trước tiền hàng cho người xuất khẩu để người xuất
khẩu có thể giao hàng hoá theo L/C quy định. Khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ
thanh toán thì ngân hàng chỉ trả phần giá trị còn lại sau khi đã khấu trừ phần thanh toán
ứng trước
Ví dụ về L/C có Điều khoản đỏ: ''Người xuất khẩu được ứng trước 50% giá trị của L/C,
bằng xuất trình hối phiếu đòi tiền kèm theo cam kết các chứng từ giao hàng sẽ được xuất
trình qua ngân hàng chiết khấu ( ngân hàng chỉ định ) trong một thời hạn hiệu lực cho
phép ''.
Để tăng thêm độ an toàn cho khoản tiền ứng trước các bên có thể thoả thuận về việc
phát hành một L/C điều khoản đỏ có đảm bảo, còn gọi là tín dụng điều khoản xanh. Nghĩa
là bên cạnh các chứng từ như ví dụ trên, người hưởng còn phải xuất trình thêm thư bảo
lãnh của một ngân hàng hoặc giấy nhập kho chứng minh việc hàng đã tập kết chuẩn bị
giao .
Điều khoản ứng trước này phải được người yêu cầu mở L/C quy định cụ thể và chịu
trách nhiệm đối với ngân hàng phát hành về điều khoản đó.
Thư tín dụng dự phòng ( Standby L/C )
Thực chất đây là một hình thức bảo lãnh của ngân hàng, Standby L/C xuất hiện và
được sử dụng rộng rãi tại Mỹ do luật pháp tại quốc gia này không cho phép các ngân hàng
phát hành bảo lãnh ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm tránh các rủi ro về luật pháp
cuả các quốc gia đó vì các thư bảo lãnh được điều chỉnh bởi luật pháp từng quốc gia.
Điểm khác biệt căn bản giữa thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng là:
trong khi thư tín dụng thương mại yêu cầu về bộ chứng từ xuất trình chứng minh việc
người hưởng lợi hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thì việc xuất trình chứng từ trong thư
tín dụng dự phòng nhằm mục đích chứng minh việc người yêu cầu mở thư tín dụng không

thực hiện các cam kết trong hợp đồng, khi đó ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng phải
thanh toán ngay số tiền mở L/C cho người thụ hưởng.
Thư tín dụng thương mại Thư tín dụng dự phòng
Là phương thức thanh toán Llà công cụ bảo lãnh
Nghĩa vô thanh toán luôn được các bên Nghĩa vô thanh toán luôn được các
10
mong mun thc hin bờn khụng mong mun thc hin
Chng t thanh toỏn phc tp Chng t thanh toỏn n gin
p dụng UCP 500 p dụng UCP 500 hoc ISP 98
1.4. Cỏc ch th tham gia trong thanh toỏn th tớn dng
1.5. Mi quan h phỏp lý gia cỏc ch th
Quy trỡnh thanh toỏn th tớn dng
(1) ngi mua v ngi bỏn ký hp ng cung cp dch v hnh hoỏ
11
Ngời mở th tín dụng (Applicant ) là ngời yêu cầu ngân hàng phát hành
th tín dụng cho ngời thụ hởng
Ngân hàng phát hành ( Issuing Bank ) là ngân hàng phát hành L/C
theo đề nghị của ng ời mở th tín dụng
Ngân hàng thông báo ( Advising Bank ) : ngân hàng thực hiện thông
báo L/C đến ng ời thụ h ởng
Ngân hàng xác nhận ( Confirming Baank ) : là ngân hàng do ngân
hàng phát hành chỉ định xác nhận th tín dụng. Đây là ngân hàng cấp
các hạn mức xác nhận cho ngân hàng phát hành
Ng ời thụ h ởng ( Beneficiary ) th ờng là ng ời bán hàng
Ngân hàng thanh toán, chiết khấu, chấp nhận ( Paying / Negotiating
/ Accepting Bank ) : là ngân hàng do ngân hàng phát hành uỷ
quyền thực hiện thanh toán, chiết khấu, chấp nhận hối phiếu và
chứng từ do ng ời thụ h ởng xuất trình
Ngân hàng bồi hoàn ( Reimbursing Bank ) : là ngân hàng đ ợc ngân
hàng phát hành uỷ quyền hoàn trả trực tiếp cho ngân hàng thanh

toán, chiết khấu, chấp nhận
hợp đồng
1

(2 ) Người mở thư tín dụng yêu cầu ngân hàng phát hành thư tín dụng cho người thụ
hưởng
(3) Ngân hàng phát hành mở thư tín dụng cho người thụ hưởng
(4) Ngân hàng thông báo thông báo thư tín dụng tới ngưòi thụ hưởng
(5) Người thụ hưởng tiến hành giao hàng
(6) Người thụ hưởng tập hợp chứng từ xuất trình ngân hàng thanh toán/chiết khấu/chấp
nhận. Ngân hàng này sau khi kiểm tra chứng từ sẽ thanh toán cho người thụ hưởng ( giả
dụ ở đây ngân hàng thông báo được chỉ định là ngân hàng thanh toán, chiết khấu, chấp
nhận )
(7) Ngân hàng thanh toán/chiết khấu/chấp nhận gửi bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành
đòi tiền
(8,9) Ngân hàng phát hành thông báo ghi nợ tài khoản và trả chứng từ cho người mở thư
tín dụng
(10) Ngân hàng phát hành trả tiền ngân hàng thanh toán/chiết khấu/chấp nhận
⇒ Sơ đồ khi có sự tham gia của ngân hàng bồi hoàn
Tại bước 3, ngay sau khi phát hành thư tín dụng thì ngân hàng phát hành đồng thời phát
hành uỷ quyền hoàn trả tới ngân hàng bồi hoàn
Tại bước 7, ngân hàng thanh toán một mặt gửi chứng từ tới ngân hàng phát hành mặt khác
sẽ gửi thư đòi tiền kèm hối phiếu tời ngân hàng bồi hoàn
12
hîp ®ång
1
2
3
4
Applicant Beneficarygiao hµng

5
Issuing Bank
Advising Bank
6
7
8 9
10
Sơ đồ thanh toán cụ thề như sau
[8(a,b,c)] ngân hàng bồi hoàn ghi nợ tài khoản của ngân hàng phát hành để trả cho ngân
hàng thanh toán /chiết khấu/chấp nhận, đồng thời ngân hàng phát hành thông báo và ghi
nợ tài khoản của người mở thư tín dụng số tiền tương ứng
(9) Ngân hàng phát hành trả chứng từ cho người mở thư tín dông
Mối quan hệ giữa ngân hàng mở thư tín dụng và người mở thư tín dụng
Bằng giấy yêu cầu mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình, người yêu
cầu mở thư tín dụng đã chính thức đề nghị ngân hàng mở một thư tín dụng phục vụ cho
mét giao dịch ngoại thương. Thông qua việc chấp nhận yêu cầu và phát hành thư tín dụng,
ngân hàng mở và người mở đã có mối quan hệ pháp lý , người ta gọi đó là đồng thực thi
dịch vụ. Còn khi thư tín dụng được mở mà người yêu cầu chỉ ký quỹ thấp hơn giá trị mở
thư tín dụng thì quan hệ này trở thành quan hệ tín dụng
Ngân hàng mở và người thụ hưởng
Với việc phát hành thư tín dụng cho người thụ hưởng, ngân hàng mở đã cam kết
trừu tượng việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng trên cơ sở xuất trình
một bộ chứng từ theo quy định của thư tín dụng ngay cả khi người mở thư tín dụng không
thanh toán hoặc không muốn thanh toán. Rủi ro phát sinh từ quan hệ tín dụng do đó ngân
hàng mở cần xem xét cẩn thận tình hình tài chính của người mở thư tín dụng.
13
2
4
8b
hîp ®ång

1
3
Applicant Beneficarygiao hµng
5
Issuing Bank
Advising Bank
6
7
8a
8c
Reimbursing Bank
7'
3'
9
Ngân hàng thông báo và người thụ hưởng
Ngân hàng thông báo ngoài nhiệm vụ kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng mà
không có một cam kết nào về thanh toán cho thư tín dụng đó thì giữa họ không có sự ràng
buộc về mặt pháp lý nào.
Ngân hàng xác nhận và người thụ hưởng
Với việc xác nhận vào thư tín dụng, ngân hàng xác nhận đã cam kết trừu tượng
nghĩa vụ thanh toán miễn truy đòi cho người thụ hưởng. Đồng thời cùng chịu trách nhiệm
với ngân hàng phát hành về thanh toán cho thư tín dụng đó.
Ngân hàng mở và ngân hàng xác nhận
Khi xác nhận thư tín dụng mà ngân hàng xác nhận không yêu cầu ký quỹ thì đó là
việc ngân hàng xác nhận cung cấp tín dụng cho ngân hàng phát hành. Trong trường hợp
xác nhận nếu ngân hàng xác nhận không thanh toán thì người thụ hưởng có quyền đòi tiền
ngân hàng phát hành.
Ngân hàng mở và ngân hàng thông báo
Với việc thông báo thư tín dụng nhận được từ ngân hàng mơt thì giữa ngân hàng
thông báo và ngân hàng mở hình thành quan hệ đồng thực thi nghiệp vụ trên cơ sở hợp

đồng dịch vụ ngân hàng đại lý
Ngân hàng mở và ngân hàng hoàn trả
Để thực hiện việc hoàn trả thì giữa ngân hàng mở và ngân hàng hoàn trả có quan
hệ về tài khoản
Ngân hàng hoàn trả và ngân hàng thanh toán/ chiết khấu / chấp nhận.
Không có quan hệ pháp lý với nhau trừ khi ngân hàng hoàn trả cam kết việc bảo
đảm thanh toán trên cơ sở uỷ quyền hoàn trả của ngân hàng phát hành.
1.6. Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các ngân hàng
1.6.1 Ngân hàng mở L/C
14
Quyền hạn
- Xem xét các điều kiện, điều khoản cuả thư tín sẽ được phát hành, điều
khoản sẽ sửa đổi
- Chỉ định ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo
- Định đoạt chứng từ bất hợp lệ
- Yêu cầu người mở thư tín dụng thanh toán.
- Thu phí dịch vụ ngân hàng
Trách nhiệm
- Thanh toán bộ chứng từ phù hợp theo quy định của thư tín dụng
- Thực thi đúng theo quy định của UCP 500
1.6.2. Ngân hàng thông báo L/C
Quyền hạn
- Đồng ý hoặc không đồng ý thông báo thư tín dụng của ngân hàng phát
hành cho người thụ hưởng
- Thu phí dịch vụ
Trách nhiệm
- Kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng
- Thông báo cho ngân hàng mở nếu từ chối thông báo thư tín dụng cho
người thụ hưởng
- Tuân thủ UCP 500.

1.6.3 Ngân hàng xác nhận L/C
Quyền hạn
- Xem xét các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng sẽ xác nhận kể cả
các bản sửa đổi liên quan nếu có
- Yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán bộ chứng từ phù hợp
- Thu phí dịch vụ
Trách nhiệm
- Thanh toán miễn truy đòi cho người thụ hưởng trên cơ sở bộ chứng từ
hợp lệ
15
- Tuân thủ UCP 500
2. Ý nghĩa kinh tế của phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ
♦ Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến hiện nay.
Như nội dung phần đầu đã phân tích, các phương thức thanh toán quốc tế khác như
chuyển tiền, nhờ thu cho thấy sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu, mà rủi ro thường nghiêng về phía người xuất khẩu ( trừ hình thức
chuyển tiền ứng trước ). Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã giải quyết được
phần lớn các mâu thuẫn đó và dung hoà được quyền lợi của mỗi bên. Người xuất khẩu
tránh được rủi ro trong thanh toán, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn người nhập khẩu
nhận được hàng hoá đúng số lượng, chất lượng, đúng thời gian. Người nhập khẩu cũng
là người kiểm tra cuối cùng bộ chứng từ thanh toán và là người có quyền từ chối thanh
toán cuối cùng.
♦ Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tính phức tạp của
phương thức này tuy nó đem lại thu nhập cao cho ngân hàng và tạo điều kiện nâng cao
uy tín của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ chứa đựng rủi ro ở tất cả các khâu nghiệp vụ,
do vậy nó đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ tính cẩn trọng và thực thi nghiêm chỉnh quy trình
thanh toán đã đề ra.
3. Ứng dông quy trình của NHNo
 Sơ đồ quy trình thanh toán thư tín dụng
3.1. Nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu

16
hîp ®ång
1
2
3
4
Applicant Beneficarygiao hµng
5
NHNO&PTNT VN
Advising Bank
6
7
8 9
10
Phát hành thư tín dụng
(1) Tiếp nhận hồ sơ & kiểm tra hồ sơ
(a) Hồ sơ pháp lý
Yêu cầu về hồ sơ pháp lý giống như hồ sơ pháp lý của khách hàng vay
vốn tín dụng
(b) Hồ sơ mở thư tín dụng
(i) Thư yêu cầu mở thư tín dụng theo mẫu tại phụ lục số 01 văn bản
447/QĐ-NHNo-QHQT
(ii) Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao có dấu sao y bản chính của khách
hàng )
(iii) Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc các
cơ quan quản lý chuyên nghành ( đối với hàng nhập khẩu có điều
kiện )
(2) Thẩm định hồ sơ mở thư tín dụng
(a) Kiểm tra nội dung đơn xin mở, đối chiếu với hợp đồng nhập khẩu, cân
nhắc các điều kiện, nội dung ghi trong đơn xin mở

(b) Xác định mức ký quỹ, chú ý tới:
(i) Điều kiện trả tiền
(ii) Phương thức giao hàng
(iii) Điều khoản xác nhận
(c) Duyệt mở thư tín dụng
(d) Hạch toán các bót toán theo quy định
(3) Phát hành thư tín dụng theo mẫu điện SWIFT MT700/701
(4) Lùa chọn ngân hàng thông báo để chuyển thư tín dụng tới
Trình tự sửa đổi thư tín dụng
(1) Tiếp nhận yêu cầu sửa đổi thư tín dụng
(a) Kiểm tra tính hợp lệ (đủ chữ ký theo thẩm quyền )
(b) Xem xét các đề nghị sửa đổi, yêu cầu khách hàng bổ sung các điều kiện
ràng buộc khác ( phí, ký quỹ tăng thêm )
(c) Hạch toán các bót toán theo quy định
(d) Duyệt phát hành sửa đổi
(2) Lập sửa đổi theo mẫu điện SWIFT MT707
17
Tiếp nhận kiểm tra bộ chứng từ
(1) Kiểm tra thư gửi chứng từ ( Letter Cover )
(2) Kiểm tra danh mục, số lượng chứng từ, loại chứng từ
(3) Kiểm tra sự phù hợp của mỗi chứng từ với yêu cầu của thư tín dụng
(4) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau
Thông báo cho người mở thư tín dụng
(1) Thông báo kết quả kiểm tra chứng từ
(2) Yêu cầu khách hàng thanh toán hoặc lập điện từ chối thanh toán trong
trường hợp chứng từ không hợp lệ
Thanh toán cho ngân hàng nước ngoài
(1) Ghi nợ tài khoản khách hàng ( gía trị thanh toán và phí )
(2) Lập điện thanh toán theo mẫu điện SWIFT MT202
3.2. Nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu

Thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng
(1) Kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng
(2) Tư vấn các điều khoản của thư tín dụng cho khách hàng
(3) Lập thư thông báo thư tín dụng
(4) Thu phí thông báo
Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ xuất khẩu
(1) Kiểm tra
(a) thư yêu cầu thanh toán theo hình thức thư tín dông
(b) thư tín dụng gốc
(c) các sửa đổi thư tín dông ( nếu có )
(2) Kiểm tra bộ chứng từ kèm theo
(a) Nếu chứng từ có lỗi, yêu cầu khách hàng sửa chứng từ hoặc lập văn bản
bảo lưu lỗi chứng từ
(3) Chiết khấu bộ chứng từ nếu khách hàng yêu cầu
18
Lập thư đòi tiền ( Letter Cover ) gửi kèm chứng từ
Chó ý các trường hợp
- Đòi tiền ngân hàng mở thư tín dụng
- Đòi tiền ngân hàng hoàn trả
- Đòi tiền bên thứ ba khác
- Lùa chọn chỉ dẫn thanh toán
Theo dõi tiền về, tra soát
Thanh toán cho người thụ hưởng, thu nợ và lãi chiết khấu, thu phí dịch vụ
Kết luận
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ Điện tử -viễn thông, Thương mại
điện tử cũng có những bước tiến vượt bậc, nó đang đưa tới một sự cải cách sâu sắc
trong lĩnh vực Mậu dịch - thương mại quốc tế, mà khâu mấu chốt của thương mại điện
tử là lưu chuyển vốn. Sự ra đời của thương mại điện tử đã đưa cả thế giới đứng trước
một hình thức thanh toán hoàn toàn mới trong hệ thống ngân hàng. Phát triển thương
19

mại và xây dựng Ngân hàng điện tử (Electronic Banking) đang là một xu thế phát
triển lớn mạnh của các ngành dịch vụ thương mại và tài chính thế giới.
Việc xuất trình chứng từ điện tử thay thế chứng từ giấy mang lại những lợi Ých
chính sau:
- Tiết kiệm chi phí lập và xử lý chứng từ
- Giảm thiểu rủi ro và thời gian luân chuyển chứng từ qua các khâu, đặc biệt là rủi
ro thất lạc và tiết kệm thời gian chuyển chứng từ trên đường đi
- Giảm bớt những sai sót trong khâu lập chứng từ, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc
thu tiền chậm của người hưởng lợi khi thanh toán bằng hình thức L/C.
Để đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế trong điều kiện mới,
khi mà chứng từ giấy sẽ dần được thay thế bằng chứng từ điện tử, yêu cầu các ngân
hàng thương mại phải nắm vững các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, luật hoàn thiện qui
trình nghiệp vụ phù hợp với các qui định và thông lệ quốc tế, cũng như nâng cao tính
chính xác, tính bảo mật, góp phần bảo đảm an toàn vốn, thúc đẩy hoạt động tài chính
quốc tế, thương mại quốc tế.
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Tiến (2003), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB
thống kê Hà nội.
2. PGS. TS Lê văn Tư, Lê Tùng vân(1999) Tín dụng tài trợ Xuất nhập khẩu thanh toán
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống kê.
3. Quyết định sè 447/QĐ-NHNo-QHQT của NHNo&PTNT Việt Nam.
4. Điều lệ & Thực hành thống nhất Tín dụng Chứng từ - UCP 500
(Uniform Customs and Practice for Documentary Credit - ICC Publication No.500,
inforce as January 01st, 1994)
5. eUCP - Bản phụ trương của UCP dành cho Xuất trình Chứng từ Điện tử
(UCP Supplement for Electronic Presentation - eUCP, in force as April 01st, 2002)
6. Thực hành Tín dụng dự phòng Quốc tế - ISP 98
20
(International Stanby Practices - ICC Publication No. 590, in force as January 01st,
1999)

21

×