Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

khổ 3 và 4 bài tràng giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.63 KB, 3 trang )

Trong số các nhà thơ mới trước Cách mạng, Huy Cận là một nhà thơ có chất thơ ảo não
nhất. Thơ ông luôn chất chứa một nỗi sầu nhân thế. “Tràng Giang” là một bài thơ gắn liền
với tên tuổi của Huy Cận với những nỗi niềm yêu nước thiết tha. Đặc biệt, nỗi niềm thương
nhớ ấy càng được thể hiện rõ nét ở hai khổ thơ cuối trong bài:
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
….
Lòng quê rờn rợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Trước mắt người đọc hiện lên một khung cảnh hiu hắt:
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Từng đám bèo cứ lặng lẽ nối tiếp nhau trôi theo dòng nước mà không biết trôi về đâu, tựa
như dòng đời bơ vơ, vô định, cảm thấy mình bất lực và nhỏ bé. Ở đây có sự đối lập giữa
những thứ đang có và những thứ không có. Chỉ có dòng nước mênh mông với những cánh
bèo nối tiếp nhau trôi trong vô định, không có lấy một cây cầu dù chênh vênh, không có lấy
một con đò dù nhỏ bé. Hai bên bờ sông mà như hai thế giới, không có một chút liên hệ nào,
dù gần mà cũng thành xa xôi không thể với tới. Hai bên bờ chạy song song, cùng “lặng lẽ
bờ xanh tiếp bãi vàng”, ko chút thân mật, không chút giao hòa nào cả. Khung cảnh thiên
nhiên ấy, cũng như tâm trạng của nhà thơ vậy. Giữa trời đất bao la nhưng không tìm được
những tâm hồn đồng điệu với mình, không ai có thể hiểu mình. Nỗi cô đơn cứ thế chồng
chất chất chồng, làm cho con người ta càng cảm thấy nhỏ bé giữa thiên nhiên, càng khao
khát hơn sự đồng cảm, yêu thương.
Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận
Không nhìn dòng nước buồn hiu hắt nữa, nhà thơ dắt chúng ta nhìn đến cao hơn:
“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”
Trong thơ của Huy Cận cũng có cánh chim và đám mây như trong một số bài thơ cổ nói về
buổi chiều, tuy nhiên, hai hình ảnh này không có tác dụng hô ứng cho nhau như trong thơ
cổ, mà chúng còn có ý nghĩa trái ngược nhau. Trong buổi chiều muộn, nhưng từng lớp, từng


lớp mây trên cao kia vẫn chất chồng nên nhau, tạo thành những núi bạc, nổi bật trên nền
trời xanh trong. Đây là một cảnh vật hùng vĩ biết bao! Đó không phải đám mây cô đơn lững
lờ trơi giữa tầng không khi chiều về như trong thơ của Hồ Chí Minh. Mây ở đây chất chồng,
ánh lên trong nắng chiều, làm cho cả bầu trời trở nên đẹp đẽ và rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy,
một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay giữa những lớp mây cao đẹp đẽ, hùng vĩ
như càng làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó. Nó đơn côi giữa trời đất bao la, tựa như tâm
hồn nhà thơ bơ vơ giữa đất trời này.
Đặt cánh chim và những núi mây bạc ở thế đối lập, đã tô đậm thêm nỗi buồn trong lòng nhà
thơ. Nỗi buồn như thấm đượm, lan tỏa trong khắp cả không gian:
“Lòng quê rờn rợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Tầm mắt trở lại trên dòng nước. Từng đợt sóng nước dập dềnh, nhẹ nhàng uốn lượn nhưng
cũng tồn tại rất lâu, lan tỏa rất xa. Đó là hình ảnh miêu tả, nhưng cũng chính là tâm trạng
của tác giả – một cảm giác cô đơn, buồn bã trải dài vô tận. Cả một không gian mênh mông
vắng lặng, khiến cho nỗi buồn nhớ quê hương của nhà thơ càng trở nên rõ ràng. Buổi chiều
là thời gian con người đoàn tụ với quê hương, cũng là khoảng thời gian buồn nhất trong
ngày của những người con phải xa người thân, xa gia đình. Và quả thật, nỗi buồn ấy được
nhà thơ khẳng định ở câu cuối:
“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Người xưa nhìn khói sóng trên dòng sông khi chiều tà mà cảm thấy nhớ nhà. Còn Huy Cận
không cần thấy khói hoàng hôn nhưng trong lòng vẫn dâng lên một nỗi nhớ quê hương da
diết. Đó như một thứ tình cảm thường trực vẫn luôn chất chứa trong lòng người con xa quê,
mà không cần một tác động nào từ bên ngoài, vẫn thấy nhớ quê, thương quê.
Bài thơ là bức tranh quê hương đẹp đẽ, nên thơ với những hình ảnh quen thuộc của làng
quê Việt Nam như bờ sông, cánh bèo, củi khô, áng mây. Đó là tình yêu quê hương đất
nước sâu nặng, đã thấm vào từng con chữ. Đồng thời trong đó cũng thể hiện khát khao tìm
được sự đồng điệu trong thế giới bao la của một tâm hồn thi sĩ luôn băn khoăn một “nỗi sầu
nhân thế”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×