Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bình giảng bài thơ từ ấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.93 KB, 3 trang )

Tố Hữu là nhà thơ lớn, gần gũi với bao thế hệ người Việt Nam. Thơ Tố Hữu có sức sống lâu bền
trong lòng bạn độc bởi chất men say của lí tưởng cao cả của tình yêu thương chân thành cho
con người, của niềm tin bất diệt vào tương lai. Bài thơ Từ ấy đã ghi lại giây phút mê say của nhà
thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng soi đường. Đó không chỉ là cảm xúc vui sướng, phấn khởi
mà còn là phẩm chất cao đẹp của người cộng sản muốn hoà nhập và cống hiến hết mình áo
cuộc đời.
Mỗi người đều có những giây phút trọng đại, thiêng liêng trong cuộc đời. Với người mẹ đó là
khi đứa con yêu ra đời và bập bẹ biết nói, biết đi. Với người yêu nhau là khi họ bắt gặp nhau lần
đầu liên đã tưởng chừng như quen biết tự bao giờ. Nhà thơ Xuân Diệu từng có giây phút đó:
Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi
Còn riêng Tố Hữu, hạnh phúc nhất là lúc nhận ra con đường đi đúng đắn của mình, bắt gặp
ánh sáng lí tưởng của Đảng. Đó là cái mới đánh dấu bước ngoặt lớn trong đời người thanh niên
yêu nước đầy nhiệt tình, hăm hở. Tố Hữu vào Đảng khi còn rất trẻ - mười bảy tuổi, vậy mà mối
duyên với cách mạng sớm đưa lại những đổi thay kì diệu về tình cảm và tâm hồn, nhận thức:
Từ ấy trong tôi bừnq nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Từ ấy đặt ngay đầu bài thơ như bức tường vạch chia ranh giới rõ ràng giữa hai khoảng thời
gian. Thời gian cuộc đời của nhà thơ tự phân làm hai nửa trước và sau Từ ấy cho chúng ta sự
khác biệt trong một con nsười. Trước Từ ấy, cuộc sống bế tắc không lối thoát, cô đơn tuyệt vọng
chán chường:
Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Bâng khuâng đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn
Muốn thoát than ôi, bước chẳng rời.
(Nhớ đồng)
Đó không phải là tâm trạng của riêng minh nhà thơ mà là chúng cho cả một hệ trẻ lúc bấy giờ
vừa rời ghế nhà trường liền va đập ngay với những cảnh trớ trêu. Họ bi quan, không xác định
cho mình một hướng đi, hay một lí tưởng dứt khoát Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước,


Chọn một dòng hay để nước trôi đi. Từ ấy khép lại chuỗi ngày dằn vặt, đau khổ, bóng tối, mở ra
một cuộc sống đầy hứa hẹn. Nó toát lên từ sức sống mạnh mẽ bên trong, từ sự thức tỉnh kì diệu.
Tố Hữu ghi lại giây phút đổi thay ấy bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng bừng nắng hạ,
thứ ánh nắng sáng tươi, rực rỡ chiếu soi tỏ khắp nơi đặc biệt soi sáng cả những ngõ ngách sâu
kín nhất của tâm hồn, trí tuệ, nhận thức Mặt trời chân lí là hình ảnh ẩn dụ chỉ lí tưởng Đảng, nó
có sức mạnh vừa cảm hoá, lay động vừa thức tình không chỉ nhận thức, lí trí mà cả tình cảm,
con người của nhà thơ. Dường như có một cuộc đổi thay nhanh chóng giống như người đang
sống trong đêm tối, tâm hồn khô kiệt bỗng chốc đèn pha bật sáng như ngày mai lên, mọi vật hiện
ra, rõ ràng đến từng chi tiết và cảm xúc nảy sinh. Niềm vui sướng thật sự đang trào khi tâm hồn
nhà thơ có cuộc sống mới tươi vui, rộn rã:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Hình ảnh so sánh hồn tôi - vườn hoa lá diễn tả quá đầy đủ về cuộc sống, sức sống dào dạt,
sinh sôi. Những xao xuyến, hứng khởi trong tâm hồn sâu kín nhà thơ được phơi trải ra thật sông
động. Đó là cuộc sống đầy màu sắc, am thanh và mùi vị, có màu xanh yên bình của lá, của hoa,
có mùi thơm của hoa và tiếng chim rộn ràng. Tất cả những âm vang của cuộc sống được nhà
thơ chắt lọc đẻ nuôi dưỡng sức sống của tâm hồn người. Nó được đẩy đến ngưỡng cao nhất .
Bằng việc sử dụng các tính từ chỉ mức độ như bừng, chói, rất, đậm, rộn Tố Hữu cho thấy sự say
mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình. Ghi lại
bước chuyển quan trọng trong đời nhưng nhà thơ không lên gân, vẫn giọng thơ nhẹ nhàng dứt
khoát mà thấm đẫm cảm xúc vui tươi, tha thiết như mạch sống lan tỏa khắp nơi và ngay cả nơi
sâu kín nhất.
Từ ấy là sự đánh dấu một cuộc đổi đời, cao hơn là sự hồi sinh của một con người. Từ đây, sức
sống đó sẽ được nhân lên mạnh mẽ, tâm hồn sẽ như một vườn hoa lá: trong sáng, hồn nhiên:
Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời.
Sau những phút giây sung sướng nhận ra lí tưởng cao cả cần đi, người chiến sĩ cộng sản phải
xác định một tâm thế, một hành động cho xứng đáng. Đó trước hết là ý thức trách nhiệm trước

cuộc đời. Nhà thơ thay lời cái tôi chiến sĩ nói lên tâm nguyện, khái vọng ấy:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Con người cá nhân đến đây đang tan biến dần nhường chỗ cho cái tôi rộng lớn - cái tôi hướng
đến cuộc đời và mọi người. Những ích kì, hẹp hòi ngăn cách cái tôi đến với mọi người không còn
nữa, con đường hoà nhập rộng mở thênh thang. Làm được điều đó không phải dễ dàng, cần
phải đấu tranh, cân nhắc, lựa chọn bằng ý thức trách nhiệm xuất phát từ sự chân thành, tự
nguyện. Tôi - nhà thơ tự buộc lòng mình với mọi người. Đó là thái độ dứt khoát, mạnh mẽ xác
định bởi lí trí sáng suốt. Mối dây ràng buộc với mọi người đã xoá bỏ sự đối lập chất chứa, đầy
căm phẫn ngự trị trong tâm hồn tôi trước đây đồng thời thiết lập tình yêu thương, gắn kết giữa
người và người. Đó là sự cảm thông, chia sẻ trước nỗi đau, vui buồn của bao kiếp người. Tinh
thần tự nguyện buộc để tạo nên khối đời, gần gũi, mạnh mẽ là mục đích cuối cùng nâng cao
phẩm chất của người cách mạng. Tình nhân ái làm cho mỗi người hoà vào cuộc đời chung trở
thành con người đúng theo nghĩa của nó.
Khổ thơ cuối tiếp tục nhấn mạnh ý thức trách nhiệm của con người cụ thể trước cuộc đời rộng
lớn:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ.
Ba từ là xuất hiện liên tiếp trong đoạn thơ như lời khẳng định chắc nịch, rắn rỏi, dứt khoái cho
sự hoà nhập tuyệt đối. Người chiến sĩ đã ở giữa đời và mọi người rất khiêm tốn mà không làm
mất đi vẻ tự nhiên vốn có, là con của gia đình, là em của kiếp đời phôi pha, là anh của các em
thơ nghèo khổ, đói cơm rách áo. Khối đời to lớn ở đây được tạo bởi từng số phận với những
cảnh ngộ riêng là em Phước trong bài Đi đi em sớm chịu cảnh nô lệ, cả người vú em để con
mình đói khát phải đi chăm con người và biết bao người khác nữa. Nhà thơ bắt gặp cuộc đời
mình trong những mảnh đời cơ cực ấy, số từ được sử dụng tăng dần từ một, mọi, trăm, khối, vạn
như mở rộng khối đời đồng thời kết nối tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ, ở đó không còn là

sự cảm thông mà cao hơn nhà thơ tự thấy mình là thành viên của gia đình rộng lớn phải truyền
cho họ tình yêu và trách nhiệm trước số phận của mình. Phải chiến đấu để đem lại cuộc sống tốt
hơn cho gia đình, cho mọi người và dìu dắt, bảo ban những em thơ.
Đến đây phẩm chất của người cách mạng được soi sáng. Tâm hồn, nhận thức, quan hệ đều
được soi chiếu nhờ ánh sáng lí tưởng Đảng. Không có sự tri nghiệm, người cộng sản - nhà thơ
không thể có những đổi thay lớn lao như vây. Từ ấy là bản đàm đạo khúc vui đầu tiên của người
cộng sản khi gặp lí tưởng của Đảng. Đó là lúc tâm hồn được hồi sinh, trí tuệ bừng sáng, nhận
thức trách nhiệm lớn lao với cuộc đời. Thơ Tố Hữu hay khi kết hợp sâu sắc lí tưởng cộng sản,
tình thương yêu con người và niềm vui hướng về tương lai. Từ ấy đã đã kết tinh cái hay ấy và
tạo nên sức hút lớn đối vđi những con người chân chính đã và đang đi theo lí tưởng của mình.
Nhà thơ khơi lên lòng nhiệt huyết, quyết của biết bao thế hệ để họ hôm nay và mai sau thực hiện
ước nguyện xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×