Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.39 KB, 48 trang )

Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Phần 1: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Dấu câu là một loại kí hiệu thuộc về chữ viết. Nó được dùng làm kí
hiệu để đánh dấu về ngữ điệu, trọng âm hoặc dùng để diễn tả các sắc thái
khác nhau trong tình cảm, thái độ của người viết, hoặc để đánh dấu các loại
câu có mục đích khác nhau nhằm giúp người viết trình bày những tư tưởng
và cảm xúc một cách rõ ràng, mạch lạc, đồng thời giúp người đọc không
hiểu sai điều người viết muốn trình bày. Chẳng hạn, tùy theo dấu và vị trí
dấu mà ta có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Công việc nhà, chị chị lo tất cả.
Công việc nhà chị, chị lo tất cả.
Vì vậy dấu câu có ý nghĩa rất quan trọng trong văn bản. Và việc dạy
cho học sinh có kĩ năng sử dụng đúng dấu câu cũng có ý nghĩa quan trọng
không kém.
Hiện nay, trong nhà trường tiểu học, hệ thống bài tập rèn luyện kĩ
năng sử dụng dấu câu cho học sinh còn quá ít, không những thế lại không có
hệ thống bài tập tổng hợp quy tắc sử dụng.
Vì vậy với mục đích giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng dấu câu thành
thạo, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh phát triển
kĩ năng này. Trên cơ sở học sinh đã giải quyết thuần thục những bài tập
trong sách giáo khoa, chúng tôi xây dựng thêm một số bài tập nâng cao để
học sinh thấy được cái hay, cái thú vị khi sử dụng những dấu câu. Chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp
học sinh phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xây dựng một số bài tập nâng cao nhằm giúp
học sinh tiểu học phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu.
1
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Để đạt mục đích này, đề tài giải quyết một số nhiệm vụ sau:


1. Tìm hiểu hệ thống bài tập trong SGK.
2. Tìm hiểu một số cơ sở lí luận về dấu câu
3. Tìm ngữ liệu phù hợp để xây dựng bài tập
4. Tìm hiểu về lí thuyết xây dựng bài tập
5. Thiết kế hệ thống bài tập nâng cao
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các bài tập thú vị về dấu câu,
những ngữ liệu hay.
2. Phạm vi nghiên cứu
Các dấu câu và hệ thống bài tập trong SGK.
III. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến
đề tài để rút ra những kết luận cần thiết. Nghiên cứu riêng lẻ từng bộ phận
của vấn đề từ các tài liệu, sau đó liên kết thông tin đã thu được, tổng hợp
khái quát thành các luận điểm.
2. Thống kê, phân loại: Thống kê các bài tập trong SGK (Lớp 1 đến
lớp 5) và lựa chọn những văn bản để chọn làm ngữ liệu cho việc xây dựng
bài tập nâng cao nhằm phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu.
2
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở khoa học của việc thiết kế hệ thống
bài tập nâng cao về dấu câu ở tiểu học
I. Cơ sở lí luận
1. Lí thuyết về dấu câu

Dấu câu là một loại kí hiệu thuộc về chữ viết. Nó được dùng làm kí
hiệu để đánh dấu về ngữ điệu, trọng âm hoặc dùng để diễn tả các sắc thái
khác nhau trong tình cảm, thái độ của người viết, hoặc để đánh dấu các loại
câu có mục đích khác nhau nhằm giúp người viết trình bày những tư tưởng
và cảm xúc một cách rõ ràng, mạch lạc, đồng thời giúp người đọc không
hiểu sai điều người viết muốn trình bày. Chẳng hạn, tùy theo dấu và vị trí
dấu mà ta có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Đêm hôm qua, cầu gãy.
Đêm hôm, qua cầu gãy.
Dấu câu được đặt ở những vị trí nhất định một cách có quy tắc. Chẳng
hạn, ta không thể tùy tiện thêm bớt dấu, thay đổi vị trí của mỗi dấu cũng như
loại dấu.
Ví dụ
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b. Con ăn cơm chưa?
c. Ôi! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
Cách dùng dấu câu là quy ước chung của toàn xã hội, được hình thành
từ thói quen của người viết trong quá trình lịch sử lâu dài và đã thành chuẩn
mực mà ai cũng phải theo. Chúng đặt ở những vị trí thích hợp, không phải
tùy tiện và có cơ sở khách quan rõ ràng.
3
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Theo các tác giả, có ba cơ sở dùng dấu câu chính:
- Dựa vào cấu tạo cú pháp của câu
- Dựa vào ngữ điệu
- Dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu
1.1 Dựa vào cấu tạo cú pháp của câu
Các yếu tố cấu tạo cú pháp của câu như sự kết thúc của câu (sự phân
biệt giữa câu này với câu khác), sự phân biệt giữa phần này với phần khác
trong câu là căn cứ quan trọng để người viết sử dụng dấu câu.

Về nguyên tắc ta có thể đặt dấu câu ở các vị trí sau:
- Cuối mỗi một câu.
Ví dụ
a. Bạn cũng ở sông này sao?
(Tôm Càng và Cá Con - Tiếng Việt 2, tập hai)
b. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.
(Mùa xuân đến - Tiếng Việt 2, tập hai)
- Giữa các thành phần trong câu: giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa trạng
ngữ và các nồng cốt câu, giữa các thành phần phụ khác với phần còn lại của
câu, giữa các thành phần và các vế câu ghép không có từ nối, giữa thành
phần được nhấn mạnh với phần còn lại của câu.
Ví dụ
a. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi
dạo trong vườn.
(Chiếc rễ đa tròn – Tiếng Việt 2, tập hai)
b. Thân nó xù xì, gai gốc, mốc meo.
(Cây gạo ngoài bến sông - Tiếng Việt 5, tập hai)
4
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
c. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng
Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.
(Đoàn Minh Tuấn)
d. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”
(Bài văn bị điểm không - Nguyễn Quang Sáng)
e. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
(Vũ Tú Nam)
1.2 Cơ sở ngữ điệu
Theo từ điển tiếng Việt: “Ngữ điệu là độ cao của giọng khi nói, khi
đọc, có liên quan đến cả một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một số ý
nghĩa bổ sung.”

Nguyễn Xuân Khoa đã khẳng định: “Ngữ điệu là một phương thức cú
pháp quan trọng để biểu đạt tư tưởng, là nhân tố bắt buộc phải có của câu,
nên dĩ nhiên cũng là cơ sở của dấu câu”. Trên thực tế, nói miệng và nói viết
là hai cách khác nhau của việc nói ra. Quá trình chuyển mã từ ngôn ngữ nói
thành ngôn ngữ viết thể hiện sự tương hợp qua việc sử dụng dấu câu. Dấu
câu là một loại kí hiệu thuộc về ngôn ngữ viết dùng để ghi lại chỗ ngắt
giọng, chỗ lên giọng, xuống giọng, kéo dài giọng,… trong lời nói kết hợp
với mục đích phát ngôn.
Giữa ngữ điệu và dấu câu có sự tương hợp như: cuối câu hỏi có dấu
chấm hỏi thường đọc lên giọng; dấu chấm đặt cuối câu tường thuật thường
báo hiệu khi đọc phải hạ giọng và nghỉ hơi dài gấp đôi thời gian nghỉ hơi của
dấu phẩy, bằng thời gian đọc một chữ; …
Có thể nói ngữ điệu là cơ sở quan trọng giúp ta xác định dấu câu cũng
như vị trí của dấu câu. Hiểu được cơ sở của việc dùng dấu câu cho phép ta
có cái nhìn đúng đắn về tác dụng của dấu câu đối với lời nói miệng, ý nghĩa
của việc quan sát ngữ điệu khi đọc, khi dạy học.
5
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
1.3 Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu
Để lựa chọn dấu câu cụ thể và cần thiết, người viết còn phải căn cứ
vào mối quan hệ ngữ nghĩa (logic) giữa các thành phần trong câu.
Dấu câu có thể phân tách hay cách biệt và có khả năng làm biến đổi
sắc thái ý nghĩa của câu khi chúng được dùng ở những vị trí khác nhau trong
cùng một câu. Như vậy, dấu câu đã trực tiếp tác động làm thay đổi cấu trúc
cú pháp của câu, làm cho câu có nghĩa khác nhau, dẫn đến những cách hiểu
không giống nhau.
Ví dụ: Khi ta đặt dấu phẩy ở mỗi vị trí khác nhau trong câu “Bò
cày không được thịt” sẽ có các câu có cách hiểu khác nhau. Có thể đặt dấu
câu như sau:
“Bò cày, không được thịt.”

“Bò cày không được, thịt.”
Việc nắm rõ dấu câu, hiểu và nắm chắc tác dụng của dấu câu, cách
dùng của từng dấu câu là điều cần thiết giúp HS dùng tốt dấu câu hơn.
2. Các loại dấu câu – Chức năng và quy tắc sử dụng
2.1 Dấu chấm
- Là dấu câu thường dùng để kết thúc câu trần thuật.
Ví dụ: Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ.
(Trên chiếc bè - Tiếng Việt 2, tập một)
- Nếu ở cuối đoạn văn thì dấu chấm cũng là dấu kết thúc đoạn văn đó.
Đoạn văn sau được bắt đầu bằng chỗ xuống dòng với chữ cái viết hoa và
viết lùi đầu dòng.
Ví dụ
Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi, ngày đi đêm
nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.
6
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm
một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
(Trên chiếc bè - Tiếng Việt 2, tập một)
- Không đặt dấu chấm sau các đề mục hoặc khi chưa viết hết câu.
Ví dụ
Tên các tựa bài trong SGK không được viết dấu chấm ở cuối câu, tên
một tổ chức, đơn vị, …
Không viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Dấu chấm cũng có thể được dùng ở cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu
cảm thán khi người viết muốn giảm nhẹ cái màu sắc cầu khiến hoặc cảm
thán đó.
Ví dụ
a. Bạn mau đưa tôi về nhà.
(Tiếng Việt 2, tập hai)

b. Bà nhìn cháu giục:
- Cháu rửa mặt đi rồi đi nghỉ kẻo mệt.
(Thạch Lam)
d. Ồ, bác thật sự bất ngờ về cháu đấy.
Khi đọc, sau dấu chấm phải nghỉ hơi bằng thời gian đọc một con chữ.
Dấu chấm xuống dòng phải ngừng lâu gấp đôi so với chỗ ngừng sau dấu
chấm hết câu.
Khi viết, chữ cái sau dấu chấm phải viết hoa.
2.2 Dấu chấm hỏi
- Là dấu thường dùng để kết thúc một câu nghi vấn. Dấu chấm hỏi
vừa kết thúc một câu, vừa làm dấu hiệu cho mục đích nghi vấn. Ví dụ:
a. Tại sao các ông lại phải làm như vậy?
7
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
(Đất quý, đất yêu - Tiếng Việt 3, tập một)
b. Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?
(Chị em tôi - Tiếng Việt 4, tập một)
- Dấu chấm hỏi còn được dùng để bày tỏ thái độ phân vân, không quả
quyết, ngờ vực, ngần ngại đối với tính chính xác của mệnh đề được biểu thị
trong câu hoặc thể hiện một cảm xúc, hoặc khêu gợi những suy tưởng ở
người đọc hoặc để thay đổi hơi văn, mạch văn.
Ví dụ
Biết làm sao đêm nay?
(Nguyên Hồng)
- Dấu chấm hỏi có thể được dùng ở cuối câu có hình thức như một câu
nghi vấn nhưng có giá trị cảm thán, như:
a. Trời ơi, thế có khổ không?
b. Sao mẹ chẳng thấy giống con ngựa nhỉ?
(Thêm sừng cho ngựa - Tiếng Việt 2, tập một)
- Dấu chấm hỏi có khi được dùng với dấu chấm cảm đặt cuối câu biểu

thị sự băn khoăn ngờ vực và kèm theo sự than vãn hoặc trách móc.
Ví dụ
Ngơ mà đội than như bác La, như cô Dâng sao được?! Cứ phải chịu
như thế này mãi à?!
(Nguyên Hồng)
- Trong câu đối thoại, dấu chấm hỏi còn có cách dùng đặc biệt: Nó có
thể thay thế cho cả một lượt lời của một nhân vật để biểu hiện sự khó hiểu,
sự nghi ngờ của người đó về nội dung lượt lời của người tham gia đối thoại
với mình; sự nghi ngờ xen lẫn với sự ngạc nhiên làm cho người đó chưa thể
(hoặc không thể) biểu hiện bằng lời những ý nghĩ, tình cảm của mình.
8
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ví dụ
Tom xin mẹ một penny, mẹ hỏi:
- Thế con đã tiêu gì một penny mẹ cho hôm qua?
- Con đưa cho một bà cụ già nghèo khổ.
- Con ngoan lắm! Đây là một penny nữa cho con. Nhưng tại sao con
lại quan tâm đến bà cụ ấy thế hả?
- Vì khi nhận tiền của con, cụ đã đưa lại cho con một ít kẹo.
- ???
(Sưu tầm)
- Ngoài ra, dấu chấm hỏi còn dùng kết hợp với dấu ngoặc đơn (?), đặt
sau từ ngữ chứa dựng nội dung mà người viết cho là đáng ngờ, đáng phải
xem xét lại, kèm theo thái độ mỉa mai, châm biếm. Khi phối hợp với dấu
chấm cảm (!?) thì màu sắc mỉa mai, châm biếm càng đậm nét. Ở cách dùng
này, nó không đánh dấu sự kết thúc câu mà chỉ thể hiện sự nghi vấn.
Ví dụ: Trong tất cả các cố gắng của nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng
cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ trên con đường tiến bộ (?), thì phải kể
đến việc bán rượu ti cưỡng bức.
(Nguyễn Ái Quốc)

2.3 Dấu chấm cảm
- Dấu chấm cảm dùng để kết thúc câu cầu khiến, cảm thán, kêu gọi.
Ví dụ
a. Chúng mình thử hỏi xem đi!
(Các em nhỏ và cụ già - Tiếng Việt 3, tập một)
b. Ôi! Cái áo này đẹp quá!
c. Hỡi đồng bào cả nước!
(Hồ Chí Minh)
9
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
- Cũng có khi kết thúc câu tường thuật nhưng người viết vẫn dùng
dấu chấm cảm nhằm mục đích nhấn mạnh sự khẳng định vào nội dung sự
tình được miêu tả hoặc nhằm thể hiện tình cảm vui mừng hay tức giận của
nhân vật (tuy nhiên cách dùng này có tính “đánh dấu” rất rõ về tu từ).
Ví dụ:
Đến trưa, ba anh em đã đói mềm. Anh Thả lại reo:
- U về! U về!
(Duy Khán)
- Có những trường hợp câu có dùng từ nghi vấn, nhưng mục đích của
câu không phải là nghi vấn, mà để bộc lộ cảm xúc, tình cảm hay biểu lộ một
yêu cầu, một mệnh lệnh thì cuối câu vẫn dùng dấu chấm cảm.
Ví dụ: Có đi nhanh lên không nào, Lan!
- Để biểu thị thái độ mỉa mai, châm biếm với sự tình mà từ hay câu
diễn đạt, người viết đặt dấu chấm cảm trong dấu ngoặc đơn và đặt ngay sau
từ đó (cả tổ hợp này, không dùng với chức năng là dấu kết thúc câu).
Ví dụ: Và cái gì của Hàn Quốc cũng là là tuyệt vời nhất (!?) rồi
quên đi niềm tự hào dân tộc và bản sắc văn hoá mà cha ông ta đã dày công
vun đắp cả hàng ngàn năm!
(Đặng Vương Hưng)
2.4 Dấu phẩy

Có tác dụng để ngăn cách các từ, các cụm từ trong câu. Cụ thể là:
- Dùng dấu phẩy để chỉ ranh giới, ranh giới giữa thành phần nòng cốt
trong câu với thành phần phụ và thành phần biệt lập (trạng ngữ, đề ngữ, hô
ngữ, bổ ngữ, giải thích ngữ, chuyển tiếp ngữ); dùng bắt buộc khi thành phần
này đứng xen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
10
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ví dụ
a. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa ẩn bụi hông, con hoạ mi ấy lại
hót vang lừng chào nắng sớm.
(Chim hoạ mi hót – Tiếng Việt 5, tập hai)
b. Sống, chúng ta mong được sống làm người.
(Sóng Hồng)
c. Anh ơi, Phú Lãng Sa ở xa lắm đấy.
(Người công dân số một - Tiếng Việt 5, tập hai)
d. Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi.
(Tiếng Việt 4, tập một)
e. Mặt khác, ta cần xem xét nó dưới phương diện nghĩa.
* Ở tiểu học các em không được làm quen với các khái niệm như: đề
ngữ, hô ngữ, bổ ngữ, giải thích ngữ, chuyển tiếp ngữ. Tuy nhiên, khi làm bài
tập về dấu câu, HS vẫn được biết đến các dạng bài tập có liên quan đến các
khái niệm đó, thể hiện trên ngữ liệu của bài tập.
- Ngăn cách các bộ phận song song trong câu với nhau (các từ cùng
làm chủ ngữ, vị ngữ, các nội dung liệt kê,…), có khi dấu phẩy được đặt giữa
chủ ngữ và vị ngữ nếu bộ phận chủ ngữ kéo dài, hoặc để tránh sự hiểu lầm
về quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa.
Ví dụ
a. Lan, Mận, Đào đều là học sinh giỏi của lớp em.
b. Thân nó xù xì, gai gốc, mốc meo.
(Cây gạo ngoài bến sông – Tiếng Việt 5, tập hai)

c. Những bông hoa phượng đỏ thắm như những cánh bướm đang
khoe sắc ấy, báo hiệu mùa hè đã đến.
- Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.
11
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ví dụ
a. Trăng bắt đầu lên, mặt biển sáng hẳn ra.
b. Gió thổi, mây bay.
Ngoài ra, có thể dùng dấu phẩy để ngắt câu văn thành những đoạn câu
cân đối hoặc ngược lại gây những chỗ nghỉ bất ngờ, tạo cho câu văn một tiết
tấu sinh động, nhờ đó việc diễn đạt tình ý được sâu sắc và tinh tế hơn.
Ví dụ: Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.
2.5 Dấu hai chấm
Được dùng để báo hiệu cho bộ phận câu hoặc bộ phận của đoạn văn,
văn bản đi sau có quan hệ giải thích hay cụ thể hoá cho nôi dung của bộ
phận câu hay bộ phận đoạn văn, văn bản đi trước.
- Khi được dùng để báo hiệu lời dẫn nguyên văn, dấu hai chấm được
dùng kèm với dấu ngoặc kép.
Ví dụ
Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do
tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng
nghĩ càng thấy hối hận.”
(Thầy thuốc như mẹ hiền – Tiếng Việt 5, tập một)
- Khi được dùng để báo hiệu sự bắt đầu cua các lượt lời trong văn đối
thoại, dấu hai chấm được đặt sau phần lời của người dẫn chuyện (dùng kèm
dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng)
Ví dụ
Thấy vậy, mấy người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có gì khó!
Người cha liền bảo:

12
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia rẻ ra thì yếu, hợp lại thì
mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì
mới có sức mạnh.
(Câu chuyện bó đũa – Tiếng Việt 2, tập một)
- Dấu hai chấm được đặt trước điều có tác dụng bổ sung, giải thích,
thuyết minh cho ý đứng trước đó.
Ví dụ
Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Nhớ lại buổi đầu đi học – Tiếng Việt 3, tập một)
- Dấu hai chấm được đặt trước chuỗi liệt kê
Ví dụ
Mở thúng câu ra là cả thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực,
niềng niễng cái bò nhộn nhạo.
(Quà của bố - Tiếng Việt 2, tập một)
2.6 Dấu gạch ngang
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc
lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Ví dụ
Tôi sẽ đi – Lan nói.
- Dùng để ngăn cách thành phần phụ chú với thành phần nòng cốt câu.
Ví dụ
a. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện
ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc – là sản phẩm thu được từ
đồn điền Chi Nê màu mỡ.
(Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng – Tiếng Việt 5, tập hai)
13
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
b. Mẹ bảo tôi ra mời họ - hai người đàn bà lạ mặt đang đứng ngoài

cổng – khi tôi vừa bước từ trong phòng khách ra.
- Dấu gạch ngang dùng để mở đầu các lượt lời trong văn đối thoại.
Ví dụ
Lười
Nam: - Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo
Hùng: - Thế à? Tớ chả bao giờ nhờ chị ấy giặt quần áo.
Nam: - Chà, cậu tự giặt lấy cơ à? Giỏi thật đấy!
Hùng: - Không. Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp.
Nam: !!!
(Sưu tầm)
- Dùng để đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
Ví dụ
Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều
với nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không
quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay
của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm
hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
(Tiếng Việt 4, tập hai)
2.7 Dấu ngoặc kép
- Dùng để đánh dấu phần từ, cụm từ, câu, đoạn dẫn nguyên lời của
người khác.
14
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ví dụ
“Ngữ điệu là độ cao của giọng khi nói, khi đọc, có liên quan đến cả
một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một số ý nghĩa bổ sung.” [Từ điển

tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên – NXB Đà Nẵng]
- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (có thể kết hợp với
dấu hai chấm).
Ví dụ
Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do
tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng
nghĩ càng thấy hối hận.”
(Thầy thuốc như mẹ hiền – Tiếng Việt 5, tập một)
- Dùng để ghi tên tác phẩm trong một câu văn đề cập đến chúng.
Ví dụ
Từ Thôi Oanh Oanh, Trương Quân Thuỵ trong “Tây sương kí” ở
Trung Quốc đến Đổng Kim Lân trong “Sơn Hậu”, Tạ Ngọc Lâu trong
“Ngọn lửa Hồng Sơn” cùng các nhân vật chéo như Xuý Vân, Thị Kính,
Châu Long, v.v… đều là những nhân vật chứa đầy sống gió bên trong.
(Phương Lựu)
- Dùng để đánh dấu từ nhữ với ý mỉa mai, châm biếm (còn được gọi là
dấu nháy)
Ví dụ
Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra
được một tấc sắt.
(Hồ Chí Minh)
- Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
15
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ví dụ
Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư” vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp
gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai.
(Tiếng Việt 4, tập hai)
2.8 Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (…)
Để dùng dấu chấm lửng, người viết chủ yếu dựa vào ngữ điệu với

mục đích biểu thị tính chất đứt quãng, tính kéo dài của lời nói hoặc của hiện
tượng được miêu tả, tường thuật. Dấu chấm lửng có thể đặt ở mọi vị trí trong
câu (không kể cấu tạo cú pháp của câu có cho phép hay không), thậm chí
ngay giữa những chữ ghi một từ, một tiếng.
- Dùng để biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. (Ở chức năng này nó tương
đương với cách dùng từ “vân vân”, viết tắt v.v…)
Ví dụ
Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi
chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng
Trắc, Trưng Nhị,…
(“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi – Tiếng Việt 4, tập một)
- Dùng để đánh dấu phần câu nói bỏ lửng, đứt quãng, hoặc bị cắt
ngang.
Ví dụ
Ê-mi-li con ôi!
Trời sắp tối rồi
Cha không bế con về được nữa !
(Trích Ê-mê-li, con – Tiếng Việt 5, tập một)
- Dùng để biểu thị âm thanh kéo dài (dấu chấm lửng có thế dùng trong
pham vi một âm tiết)
16
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ví dụ
Khi gà mẹ thong thả dắt bầy con đi kiếm mồi, miệng kêu đều đều
“cúc cúc cúc”, thế có nghĩa là “Không có gì nguy hiểm. Các con kiếm
mồi đi!”
- Dùng để biểu thị lời nói được kéo dài ra nhằm mục đích thể hiện một
tình cảm, một thái độ hay tình cảnh nào đó (dấu chấm lửng có thể dùng
trong phạm vi một âm tiết).
Ví dụ

Vâng ! Còn bà thì đe ẹ p
- Dùng để biểu thị phần bị lướt trong lời trích dẫn :
Tiếng hò loang dài trên mặt sông : “ Đò từ Vĩ Dạ, thẳng ngã ba
Sình. Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non ”
- Dùng với mục đích giãn nhịp điệu của câu văn, chuẩn bị cho sự xuất
hiện của một từ ngữ bất ngờ (tạo hiệu quả tu từ)
Ví dụ
Thì ra anh ta dùng dây điện để tự tử.
(Đặng Vương Hưng)
- Dùng để thay thế cho lượt lời đối thoại (dùng kèm với dấu gạch
ngang ở đầu dòng)
Ví dụ
- Sao con trai nhà bà dại dột thế ? Thể lệ thi cử của triều đình từ mấy
đời nay đã quy định: Dù cha đẻ hay cha nuôi không còn nữa thì khi ứng thí,
thí sinh cũng phải khai chính thống họ cha cơ mà ?
-
- Thế Võ Anh mồ côi cha từ lúc nào ?
17
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
(Nguyễn Đức Hiền)
2.9 Dấu ngoặc đơn
- Dùng để tách biệt các thành phần biệt lập. Khi sử dụng, dấu ngoặc
đơn luôn dùng cả phần mở ngoặc và phần đóng ngoặc, cho dù dùng nó ở
giữa câu hay cuối câu.
Ví dụ
Thanh Hải ở trong rừng tới hơn 15 năm, chỉ lõm bõm được mấy câu
“đơn cu a tao”, “đơn cu a âm… (cho tôi mía, cho tôi bắp…
- Dùng để ghi chú nguồn gốc, tác giả, địa điểm, năm tháng… có liên
quan với điều được nói tới.
Ví dụ: “Ngữ điệu là độ cao của giọng khi nói, khi đọc, có liên quan

đến cả một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một số ý nghĩa bổ sung.”
(Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên – NXB Đà Nẵng)
- Dùng để ngăn cách giữa từ ngữ nêu tên gọi khác nhau của sự vật
được nói tới hoặc từ ngữ nêu thuật ngữ hay tên gọi bằng tiếng nước ngoài
tương đương với thuật ngữ hay tên gọi bằng tiếng Việt với các phần còn lại.
Ví dụ
Đảng Lao động Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương)
luôn luôn giương cao và giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các
tầng lớp lao động.
(Hồ Chí Minh)
- Để biểu thị phần lược bớt trong đoạn trích dẫn nguyên văn, người ta
thường dùng dấu ngoặc đơn kết hợp với dấu chấm lửng.
- Dấu ngoặc đơn còn dùng kết hợp với dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm
(phần trên)
2.10 Dấu chấm phẩy
18
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
- Dùng để ngăn cách các bộ phận của câu khi các bộ phận này về mặt
ngữ pháp có thể tồn tại độc lập như một câu, nhưng về mặt ý nghĩa vẫn có
mối quan hệ rõ rệt với bộ phận đi trước.
Ví dụ
Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng
này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ
đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
(Trung thu độc lập – Tiếng Việt 4, tập một)
- Cũng có trường hợp dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận
câu có tính chất liệt kê các nội dung ở phương diện khác nhau trong cùng
nôi dung của câu.
2.11 Dấu ngoặc vuông
Là loại dấu mới , thường được sử dụng trong các văn bản (thường là

văn bản khoa học)
- Dùng để đóng khung thuật ngữ biểu thị thuộc tính được dùng làm
tiêu chí nhận diện khi phân loại (dùng kèm dấu cộng và dấu trừ)
Ví dụ
Tính [
±
đếm được] là một tiêu chí ngữ pháp.
(Cao Xuân Hạo)
- Dùng để thay thế cho từ ngữ đứng trước nó (thường gặp trong các
tài liệu chuyên ngành ngôn ngữ học khi nêu dẫn liệu minh hoạ).
Ví dụ
những [các / mọi / mỗi / từng] học sinh [sinh viên / lí tưởng / khái
niệm]
- Dùng để đóng khung bộ phận chú thích về nguồn gốc của tài liệu
trích dẫn (chức năng này giống như dấu ngoặc đơn)
19
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Ví dụ
“Ngữ điệu là độ cao của giọng khi nói, khi đọc, có liên quan đến cả
một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một số ý nghĩa bổ sung.” [Từ điển
tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên – NXB Đà Nẵng]
* Ở tiểu học, học sinh không học bốn dấu câu sau: dấu ngoặc đơn, dấu
ngoặc vuông, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Chương trình và thời lượng dạy học dấu câu
Dấu câu Lớp Số tiết Tổng
Dấu chấm hỏi
2 5
9
3 3

5 1
Dấu chấm
2 14
24
3 9
5 1
Dấu phẩy
2 12
28
3 12
5 4
Dấu chấm than
2 2
5
3 2
5 1
Dấu hai chấm
3 2
5
4 2
5 1
Dấu ngoặc kép
4 2
3
5 1
Dấu gạch ngang
4 2
3
5 1
78

20
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Với 11 dấu câu, chương trình tiểu học đã chính thức dạy thành bài 7
dấu câu. Đó là các dấu: dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than
(lớp 2); dấu hai chấm (lớp 3); dấu ngoặc kép (lớp 4); dấu gạch ngang (lớp 4).
Còn dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng và dấu ngoặc đơn thì không được dạy
thành bài trong phân môn Luyện từ và câu nhưng HS được tiếp xúc qua các
phân môn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong suốt
bậc tiểu học, HS được học về dấu câu trong 78 tiết (bao gồm các bài chính
thức và ôn tập). Các bài về dấu câu được trình bày chủ yếu dưới hình thức
thực hành, chỉ đến lớp 4 thì các em mới được học lí thuyết về dấu câu (dấu
hai chấm, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang).
2. Nội dung dạy học dấu câu trong nhà trường
 Dấu chấm hỏi: Dấu hiệu nhận biết câu hỏi là thường có các từ nghi
vấn (ai, gì, nào, sao, không,…) để học sinh nhận biết đặt dấu chấm hỏi cuối
câu. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hình thức này thì HS rất dễ bị mhầm trong
một số trường hợp câu có các từ để hỏi nhưng không nhằm mục đích hỏi
như: “Tôi không biết bạn có thích chơi diều không.”, hoặc “Mẹ hỏi hôm nay
em được điểm mấy.”
 Dấu chấm: Dùng để kết thúc câu kể và dùng trong câu đặt biệt.
 Dấu phẩy: Với dấu này, HS được học tổng kết cách dùng qua một
số bài tập kết hợp thực hành và lí thuyết (Tiếng Việt 5 tập hai – Tuần 30,
trang 124). Tác dụng của dấu phẩy được nêu là:
+ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
+ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
+ Ngăn cách các vế trong câu ghép
* Tuy nhiên, qua tìm hiểu, phân tích các bài tập trong SGK chúng tôi
thấy phạm vi cách dùng của dấu phẩy được đề cập có nhiều tác dụng mà khi
tổng kết SGK chưa đề cập đến. Cụ thể:
21

Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
+ Ngăn cách các thành phần trong chuỗi liệt kê
Ví dụ: Vì thương dân, Chữ Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy
dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. (Bài 3 – Trang 30, TV3, tập hai)
+ Ngăn cách thành phần phụ chú thích với thành phần chính của câu
Ví dụ: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ
giữa những ngọn cây hè phố. (Bài 3 – Trang 145, TV3, tập một)
+ Ngăn cách phần hô ngữ với phần chính của câu
Ví dụ: Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm. (Bài 2 – Trang
151, TV3, tập một)
 Dấu chấm than: Dùng với mục đích yêu cầu, ra lệnh, bộc lộ cảm
xúc, tình cảm.
Đến lớp 4, HS được học một số quy tắc về dấu câu dưới dạng lí thuyết
đóng khung, bao gồm: dấu hai chấm, dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép.
 Dấu hai chấm
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một
nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối
hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
 Dấu ngoặc kép
- Dấu ngoặc kép thường dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
hoặc của người nào đó.
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trưócw
dấu ngoặc kép ta thường phải thâm dấu hai chấm.
- Dấu ngoặc kéo còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được
dùng với ý nghĩa đặc biệt.
 Dấu gạch ngang
22
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:

- Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Phần chú thích trong câu
- Các ý trong một đoạn liệt kê
3. Hệ thống bài tập trong SGK
Dấu câu được dạy chủ yếu thong qua thực hành, làm bài tập. Hệ thống
bài tập trong SGK chủ yếu có các 2 dạng bài tập:
 Dạng 1: Sử dụng dấu câu
- Kiểu 1: Giải thích cách dùng dấu câu
- Kiểu 2: Tác dụng của dấu câu
- Kiểu 3: Viết câu, đoạn có sử dụng dấu câu
 Dạng 2: Cấu trúc
- Kiểu 1: Đặt dấu câu thích hợp
- Kiểu 2: Ngắt câu
- Kiểu 3: Chữa lỗi cách dùng dấu câu
* Nhận xét: Số lượng bài tập trong SGK chưa nhiều, nhất là các bài về
dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang. Mặt khác, lại chưa thường
xuyên tổng kết lí thuyết về dấu câu cho HS.
23
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
Chương II
Thiết kế hệ thống bài tập nâng cao khả năng
sử dụng dấu câu cho HSTH
I. Các bước xây dựng bài tập nâng cao về dấu câu trong đề tài
 Bước 1: Xác định mục tiêu của bài tập
 Bước 2: Xác định kiểu loại bài tập
 Bước 3: Xác định lệnh của bài tập
Với mỗi dạng bài tập có những lệnh khác nhau
 Bước 4: Tìm ngữ liệu và viết thành bài tập
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng bài tập theo từng
dạng, kiểu bài tập và gắn với chủ điểm trong SGK. Hệ thống bài tập sẽ được

xây dựng như sau:
1.Sử dụng dấu câu:
- Giải thích cách dùng dấu câu
+ Giải thích cách dùng dấu phẩy trong câu.
+ Giải thích cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
trong câu.
+ Giải thích cách dùng dấu hai chấm trong câu
+ Giải thích cách dùng dấu ngoặc kép trong câu
+ Giải thích cách dùng dấu gạch ngang trong câu, đoạn văn.
- Tác dụng của dấu câu
+ Tác dụng của dấu phẩy trong câu
+ Tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong câu.
+ Tác dụng của dấu hai chấm trong câu
+ Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu
+ Tác dụng của dấu gạch ngang trong câu, đoạn văn
24
Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao giúp HSTH phát triển kĩ năng sử dụng dấu câu
- Viết câu, đoạn văn có sử dụng dấu câu: HS viết câu, đoạn văn có sử
dụng dấu câu gắn với chức năng của nó trong câu theo một chủ đề, chủ
điểm.
2. Cấu trúc:
- Đặt dấu câu thích hợp
+ Đặt dấu vào trong câu, đoạn văn cho sẵn
++ Đặt dấu phẩy vào trong câu, đoạn văn
++ Đặt dấu chấm hỏi dấu chấm than vào trong câu, đoạn văn
++ Đặt dấu hai chấm vào trong câu, đoạn văn
++ Đặt dấu ngoặc kép vào trong câu, đoạn văn
++ Đặt dấu gạch ngang vào trong câu, đoạn văn
++ Đặt dấu câu vào vị trí khác nhau trong câu để tạo ra nhiều câu
có cách hiểu khác nhau

+ So sánh dấu câu rồi điền vào ô trống
++ So sánh các dấu đặt ở cuối câu
 Điền vào ô trống dấu chấm hay dấu chấm hỏi
 Điền vào ô trống dấu chấm hay dấu chấm than
 Điền vào ô trống dấu chấm hỏi hay dấu chấm than
 Điền vào ô trống dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
++ So sánh các dấu đặt ở trong câu
 Điền vào ô trống dấu phẩy hay dấu hai chấm
 Điền vào ô trống dấu hai chấm hay dấu gạch ngang
++ So sánh các dấu đặt ở trong câu với các dấu đặt ở cuối câu
 So sánh dấu phẩy với dấu chấm
 So sánh dấu chấm với dấu hai chấm
- Ngắt câu
- Chữa lỗi cách dùng dấu câu
25

×