Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đề tài quản lí giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.6 KB, 39 trang )

Tiểu luận quản lý giáo dục
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công
nghệ, xu thế tòan cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho giáo dục yêu cầu phải
đổi mới để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.
Đổi mới giáo dục diễn ra trên quy mô tòan cầu tạo cơ hội cho giáo dục Việt Nam tiếp
cận những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và bài học
kinh nghiệm để tiến hành đổi mới và phát triển.
Đặc biệt từ 15 năm trở lại đây sự nghiệp đổi mới về giáo dục ở nước ta ngày
càng phát triển mạnh mẽ, cả về qui mô lẫn về chất lượng và các loại hình họat động
khác, ở trường tham gia các lớp học như: Cao đẳng Sư phạm tiểu học, Đại học Sư
phạm Tiểu học, Đại học Huế hệ từ xa… đây cũng là hình thức giáo dục hiện đại và
phong phú.
Để đảm bảo nhu cầu phát triển nhận thức giáo dục hiện đại và phong phú.
Để đảm bảo nhu cầu phát triển nhận thức của trẻ, đồng thời nâng cao dân trí, chất lượng
giảng dạy và học tập được tốt hơn. Giáo dục góp phần vào việc thay đổi về mặt đời sống
kinh tế văn hóa, xã hội của con người thích ứng với nhu cầu văn minh của nhân lọai. Tuy
vậy nhìn chung nền giáo dục của nước ta vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học cùng với những điều kiện địa hình khó khăn cho trẻ đến trường.
Song sự nghiệp giáo dục ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết để phát
triển đất nước ngay trước mắt và lâu dài. Nhưng đáng quan tâm là vấn đề chất lượng và hiệu
quả giáo dục, bên cạnh việc giáo dục cho trẻ về văn hóa mà còn giáo dục cả về phẩm chất
đạo đức cho trẻ và cả người lớn nữa
Đây là nền tảng, là cơ sở của sự nghiệp giáo dục phẩm chất chung nhất của con
ngừơi, mà những người thầy cô và gia đình là người đáng quan tâm và mang nặng trách
nhiệm giáo dục sẳn sàng kế tục và phát huy truyền thống cách mạng của ông cha ta.
Trang: 1
Tiểu luận quản lý giáo dục
Những vấn đế chuẩn bị cho thế hệ mai sau của đất nước, nhìn vào thế giới và
cùng hòa nhập nền văn minh của nhận lọai. Đó là vấn đề cấp bách mà thế hệ trẻ vươn
tới, mà cần thiết là những người dìu dắt cả thế hệ trẻ bước lên, đó là những người quản


lý ở trường ở lớp… là một con chim đầu đàn để chỉ đường cho đàn chim con chấp cánh
bay cao hơn và xa hơn trong bầu trời bao la rộng mở của nền giáo dục nước ta.
Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn và nghiên cứu sâu để thấy được vai trò
của Hiệu trưởng quản lý cơ sở vật chất và thiêt bị dạy học ở trường Tiểu học Tân Bình
1, Huyện thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp là một trường của Huyện vùng sâu rất nhiều
khó khăn trong việc giảng dạy về trang thiết bị và cơ sở vật chất.
Trang: 2
Tiểu luận quản lý giáo dục
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đường lối đổi mới đất nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo
đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Giáo dục
phải đi trước một bước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài, thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Trước những yêu cầu mới của giai đọan đầu thế kỷ XXI, chương trình và sách
giáo khoa phổ thông đã triển khai 1981–1982 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập.
Việc ban hành một bộ chương trình giáo dục phổ thông mới trở thành một đòi hỏi cấp
bách. Ngày 09/12/2000. Quốc hội khóa X có nghị quyết 40/2000/ QH
10
về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông; ngày 11/06/2001 thực hiện nghị quyết 40/2000/QH
10,
Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị 14/ 2001/ CTTTg về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ Thị của Thủ tướng chính phủ,(từ
năm 2002 đến năm 2007, việc đổi mới chương trình và sách đã từng bước được triển
khai ở tòan cấp tiểu học trên tòan quốc).
Giáo dục tiểu học được coi là bậc nền tảng, tạo cơ sở cho giáo viên phổ thông.
Vì vậy giáo dục Tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của các bậc học
cấp trên (cấp 2 và cấp 3).Muốn có nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cần phải nâng

cao chất lượng đào tạo từ bậc tiểu học, đồng thời phải nâng cao chất lượng giáo dục ở
bậc mầm non. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 2001–2010 đã được chính phủ
phê duyệt. Qua 5 năm thực hiện giảng dạy đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở
Tiểu học, tuy còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, song kết quả đạt được rất cơ
bản và quan trọng. Với sự quan tâm của Đảng và sự đầu tư về chính sách của nhà nước
đã tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tăng dần về số lượng và chất lượng. Đa số giáo
viên có ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm
Trang: 3
Tiểu luận quản lý giáo dục
trong thực hiện nhiệm vụ. Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo trở lên ngày một
tăng, bước đầu tiếp cận được những yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học
trước yêu cầu mới của ngành.
Theo chúng tôi, ngoài việc phải điều chỉnh nội dung chương trình đổi mới về
phương pháp còn phải đổi mới cả vấn đề cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, có như
vậy mới cho phép đào tạo được đội ngũ giáo viên tiểu học có chất lượng đáp ứng được
những yêu cầu thực tiển giáo dục trong giai đọan mới hiện nay. Đây là một nhân tố hết
sức quan trọng đảm bảo cho công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt
được kết quả.
II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Cơ sở vật chất là thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy
động vào việc giảng dạy học tập và họat động mang tính giáo dục khác để đạt được
mục đích giáo dục. Như vậy là hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học bao
gồm lớp học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, phòng thư viện, sân chơi, bãi tập,
trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học các môn học, các phương tiện nghe nhìn,
bảng, phấn, sách vở… Khoa giáo dục tiểu học có chức năng đào tạo đội ngũ giáo viên
tiểu học những “ông thầy tổng thể”, dạy nhiều môn học, phương pháp dạy học đặt
trưng ở tiểu học là phương pháp làm mẫu. Chính điều này tạo nên tính đặt thù trong
quá trình đào tạo của khoa giáo dục Tiểu học. Phương pháp đào tạo phải đòi hỏi tính
thực hành cao, nhằm trang bị hệ thống kỹ năng nghề nghiệp cho những người giáo viên
Tiểu học tương lai. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng cho phép

tạo nên chất lượng và đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng được yêu cầu dạy tốt
chương trình tiểu học hiện nay.
Cơ sở vật chất được xem là yếu tố cấu thành của quá trình dạy học, có quan hệ
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả dạy học, nên cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học phù hợp, sẽ tạo ra những tìm năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và
việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại sẽ đem lại chất
Trang: 4
Tiểu luận quản lý giáo dục
lượng mới cho các phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một bộ
phận của nội dung và phương pháp dạy học, nó có tác dụng hổ trợ tích cực cho việc
thực hiện nội dung và phương pháp dạy học. Cơ sở vật chất tốt, thiết bị dạy học đầy đủ
thì người giáo viên mới có thể tổ chức quá trình dạy học một cách khoa học, đưa ngừơi
học tích cực tham gia vào quá trình dạy học, tự tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri thức.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thừơng có chức năng xác định, mang tính mục đích
sư phạm rất cao, chúng chứa đựng mọi tìm năng tri thức to lớn đồng thời nó đóng vai
trò đối tựơng nhận thức. Trong quá trình dạy học – kính hiển vi, các dụng cụ kỹ thuật
điện… chính là những nội dung tri thức mà giáo viên cần phải nhận thức rõ và biết
cách sử dụng giúp cho giáo viên chuyển hóa khi vận dụng phương pháp dạy học ở
trường tiểu học.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học có vai trò to lớn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học là một khâu trọng yếu của đổi mới giáo dục hiện đại. Song đổi
mới phương pháp dạy học có quan hệ chặt chẽ với vai trò của người giáo viên, người tổ
chức điều khiển quá trình dạy học theo định hướng của đổi mới theo phương pháp dạy
học. Cách dạy học truyền thụ một chiều đang dần dần được thay thế bằng cách dạy
học, coi người học là trung tâm của quá trình dạy học, hướng tập trung vào người học,
giáo viên không những là người truyền đạt tri thức mà còn phải là người tổ chức, điều
khiển quá trình nhận thức của học sinh. Giáo viên phải linh họat giải quyết các tình
huống nảy sinh trong qúa trình dạy học.
Học sinh chủ động trong học tập, được tham gia tích cực vào quá trình nhận
thức, học sinh được tổ chức họat động và sẽ được làm việc nhiều hơn. Tự do tìm tòi

khám phá để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng. Như vậy kỹ năng họat động của
giáo viên và học sinh đều phải làm việc tích cực, từ đó không khí lớp học sẽ được sinh
động hơn, hấp dẫn hơn. Song một điều mà chúng ta cần khẳng định hướng đổi mới
tích cực này phải dựa vào trên một số thay đổi cơ bản có liên quan chặt chẽ đến cơ sở
Trang: 5
Tiểu luận quản lý giáo dục
vật chất và thiết bị dạy học(học sinh có thể tự làm việc với bộ đồ dùng của mình, có thể
làm việc theo nhóm cùng với các phương tiện và đồ dùng dạy học…)
Đối với học sinh trường tiểu học, các em phải lĩnh hội tri thức nhiều môn học
khác nhau thuộc lĩnh vực rất đa dạng, cũng như một “Ông thầy tổng thể”dạy nhiều
môn ở trường tiểu học, sự đa dạng này sẽ gây nên không ít những khó khăn cho học
sinh trong quá trình học tập.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học phù hợp sẽ cho phép đổi mới về phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, nhận thức của thầy thật khó thực hiện tính
tích cực hóa họat động nhận thức của thầy và trò khi nhiều môn học phải học chung,
phải di chuyển địa điểm khi thiếu các thiết bị dạy học trong giờ lên lớp. Vì vậy các giờ
học hiện nay phương pháp chủ yếu chỉ là thuyết trình, chưa tổ chức được họat động
cho người học, học sinh vẫn thụ động, vẫn là người lắng nghe và ghi chép tài liệu.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò rất to lớn trong việc đa dạng hóa các
hình thức dạy học. Trong thực tiển, nếu trường sở, lớp học đủ và bàn ghế học sinh
đúng quy cách, có trang thiết bị dạy học sẽ cho phép hình thức dạy học giáo dục đa
dạng linh họat (dạy học trong lớp, dạy học ngòai lớp, dạy học thực hành ) phù hợp
với tính chất và đặc thù trong quá trình dạy cũng như trong qúa trình đào tạo học
sinh(ví dụ: các môn học: âm nhạc, mỹ thuật, công tác đội )
Sách giáo khoa, sách tham khảo chuyên ngành thư viện chính là điều kiện cơ
bản để giáo viên và học sinh khai thác tri thức, tự nghiên cứu xây dựng phương pháp
học tập (tự học, tự nghiên cứu)
Phương tiện kỹ thuật dạy học (đèn chiếu, máy tạo được khuếch đại âm thanh,
hình ảnh, máy tính và công nghệ thông tin ) vốn chứa đựng nhiều tìm năng sư phạm
to lớn trong việc hổ trợ giảng dạy và học tập.

Bằng phương tiện hiện đại nói trên, hiện tại trong việc dạy học, đã có nhiều
phương tiện kỹ thuật dạy học, hiện đại được sử dụng với sự tiến bộ nhanh chống của
khoa học và công nghệ, thiết bị dạy học được sử dụng trong trường học ngày càng
Trang: 6
Tiểu luận quản lý giáo dục
nhiều, sẽ làm thay đổi một cách cơ bản về phương pháp, làm cho quá trình dạy học linh
động và hiệu quả hơn.
Thiết bị dạy học và phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại chẳng những tạo điều
kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng
một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn của nó cho việc hổ trợ cho giáo viên
và học sinh như:
Tăng tốc độ truyền tải thông tin mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực
hiện các phương tiện trực quan thực nghiệm tạo những “vùng hợp tác”giữa thầy và trò,
tạo khả năng thực hành, cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự
khéo léo tay chân, bồi dưỡng khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển các
họat động giáo dục đạt kết quả cao.
Như vậy cơ sở vật chất thiết bị dạy học góp phần to lớn trong việc bảo đảm chất
lượng dạy học nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ đáp ứng được những yêu cầu đổi mới trong
giáo dục tiểu học hiện nay. Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của
con người trong quá trình dạy và học, sự trực quan đóng vai trò to lớn đối với việc lĩnh
hội tri thức của người học. Trong đó đặc biệt quan trọng là kinh nghiệm nhìn (khả năng
của các giác quan trong việc duy trì học tập, nghe, nhìn và các giác quan khác)
Một số nội dung học tập phức tạp cần đến sự hổ trợ tích cực của phương tiện trực
quan mới giải quyết được như: chứng minh được các định luật, hiện tượng trừu tượng trong
khoa học tự nhiên, học sinh rất cần trực tiếp làm thực nghiệm, được lắp ráp, thao tác quan
sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể (bộ môn phương pháp tự
nhiên – xã hội, phương pháp giáo dục âm nhạc, mỹ thuật, tin học )
Những phương tiện kỹ thuật dạy học nói trên cho phép khai thác sâu sắc nội
dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu học tập (thực nghiệm khoa học phải
được “dựng” từ trong sách giáo khoa lên mặt bằng, bằng các vật liệu cụ thể bởi ngừơi

học). Như vậy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho phép:
+ Thực hiện “nguyên tắc trực quan” trong dạy học.
Trang: 7
Tiểu luận quản lý giáo dục
+ Góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ bản: tính
chính xác, tính khoa học, tính tổng quát, tính hệ thống, tính luân chuyển hóa, tính thực
tiển vận dụng được và tính bền vững.
+ Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhiều mặt.
+ Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy rõ vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học rất to lớn trong quá trình đào tạo có chất lượng, có hiệu quả. Song trong thực
tế, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho học sinh còn nhiều hạn chế theo yêu
cầu đào tạo với tính đặc thù của ngành giáo dục tiểu học, hiện tại vẫn còn thiếu hệ
thống các phòng học chuyên dùng (phòng học Âm nhạc, mỹ thuật, ) trang thiết bị dạy
học còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo đòi hỏi tính thực hành cao
(các phương tiện đồ dùng cho bộ môn âm nhạc, công tác đội, phương pháp dạy học
môn tự nhiên xã hội ) thư viện chuyên ngành chưa đáp ứng được nhu cầu về sách, tài
liệu tham khảo.
Từ những vấn đề phân tích ở trên chúng tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng
đào tạo học sinh Tiểu học cần phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu để tăng cường cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học phù hợp có thể theo các phương hướng sau đây:
– Các trường cần tăng cường đầu tư hơn nữa nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hệ
thống phòng học bộ môn, phòng và các phương tiện trưng bày, bảo quản tốt đồ dùng
dạy học(các tủ, kệ đựng phù hợp) mua sắm các phương tiện đồ dùng dạy học cho một
số môn học đặc thù: (Âm nhạc, mỹ thuật, công tác đội, phương pháp dạy học môn tự
nhiên xã hội)
– Cùng với việc đầu tư của nhà trường, cần có những hình thức tổ chức để phát
huy khả năng tự làm đồ dùng dạy học, ở giáo viên khi làm đồ dùng dạy học thì triển
lãm đồ dùng dạy học. Trên cơ sở đó để có điều kiện chọn để bổ sung một số đồ dùng
dạy học có chất lượng từ các cuộc thi đồ dùng dạy học.Mặt khác, các cuộc thi này còn
có ý nghĩa khơi dậy tính sáng tạo, niềm tự hào về nghề nghiệp ở giáo viên. Đồng thời

cần coi trọng khâu chỉ đạo, quản lý các cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tránh tình
Trang: 8
Tiểu luận quản lý giáo dục
trạng cơ sở vật chất vốn đã không nhiều lại không được bảo quản sử dụng hợp lý,
không phát huy hiệu quả tối đa cho quá trình dạy.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
– Hiệu trưởng phải quản lý công tác cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chặt chẽ hơn.
– Quán triệt tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
– Xây dựng kế họach bảo quản về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để có thời
gian sử dụng lâu dài hơn và phổ biến trước hội đồng giáo viên.
– Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ thư viện thiết bị để nâng cao về
công tác quản lý.
IV. ĐỐI TỰƠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1/ Đối tựơng nghiên cứu:
– Thiết bị phục vụ dạy học:
+ Thư viện trường học
+ Sách giáo khoa
+ Sách tham khảo
+ Sách nghiệp vụ
+ Thiết bị dạy học: tranh, ảnh, bản đồ, mẫu vật, mô hình
– Việc sử dụng các thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh: Giáo viên phải sử
dụng thiết bị dạy học vì thiết bị dạy học làm cho học sinh tiếp xúc với “trực quan sinh
động”(nghĩa là tái hiện lại thực tiễn)
2/ Phạm vi nghiên cứu:
– Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu về Hiệu trưởng với công tác quản lý cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học ở trường Tiểu học Tân Bình 1, để thực hiện đề tài này trong
suốt năm học 2007–2008 và số lượng thống kê tòan trường Tân Bình 1.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:
• Công tác thống kê

Trang: 9
Tiểu luận quản lý giáo dục
• Công tác so sánh đối chiếu
• Ngòai ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích,
phương pháp đàm thọai
VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài này từ đầu năm học 2007–2008 đến nay.

Trang: 10
Tiểu luận quản lý giáo dục
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
VAI TRÒ – Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA CƠ SỞ VẬT CHẤT– THIẾT
BỊ ĐỐI VỚI VIỆC DẠY HỌC.
– Cơ sở vật chất thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy
động vào việc giảng dạy, học tập và các họat động mang tính giáo dục khác để đạt mục
tiêu giáo dục. Như vậy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học bao gồm: lớp học, phòng làm
việc, bàn ghế, ánh sáng, sân chơi, các phòng tham khảo, phòng bộ môn(Nhạc, mỹ
thuật ) phòng thí nghiệm, thư viện, thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học các môn
học, các phương tiện nghe nhìn, phấn, bảng, sách, vở
– Cơ sở vật chất có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy và học ở tiểu học
hiện nay nhằm để đáp ứng và tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy
học ở trường tiểu học theo tinh thần Nghị quyết TW II về giáo dục và đào tạo, ở thế kỷ
XXI, là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và giáo dục tòan diện cho học
sinh và đồng thời phải phát triển tòan diện vừa nắm vững lý luận và đồng thời phải giỏi
thực hành xây dựng cơ sở vật chất thiết bị góp phần uốn nắn lệch lạc trong giáo dục và
đào tạo.
– Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục và đào tạo là kĩnh vực cơ sở hạ tầng
kinh tế xã hội, giữ vững trọng yếu của quốc gia, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự
phát triển thì phải dựa vào nguồn lực của con người, con người là nhân tố cơ bản cho

sự phát triển bền vững của xã hội, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự
phát triển của xã hội. Vì vậy con người phải chăm lo phát triển về mọi mặt để hòa nhập
vào xã hội phát triển.
– Cơ sở vật chất– thiết bị dạy học được xem là yếu tố cấu thành của quá trình dạy
học, có quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả dạy học. Nếu cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học phù hợp sẽ tạo ra những tiềm năng sư phạm to lớn cho quá trình
Trang: 11
Tiểu luận quản lý giáo dục
dạy học và việc ứng dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại sẽ đem
lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.
– Cơ sở vật chất thiết bị dạy học là một phần của nội dung và phương pháp dạy
học. Nó có tác dụng hổ trợ tích cực cho việc thực hiện nội dung và phương pháp dạy
học, quá trình dạy học một cách khoa học sẽ đưa người học tích cực tham gia vào quá
trình dạy học. Tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức, cơ sở vật chất thường có chức
năng xác định mang tính sư phạm rất cao, cũng chứa một tiềm năng to lớn đồng thời
đóng vai trò là đối tựơng nhận thức trong quá trình dạy học. Học sinh không những sử
dụng cũng như những phương tiện, công cụ lĩnh hội tri thức mà các em còn phải nhận
thức rõ các thiết bị dạy học.
– Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò to lớn trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, là một khâu trọng yếu của đổi mới giáo dục hiện nay. Song đổi mới
phương pháp dạy học có liên quan chặt chẽ với vai trò của người giáo viên, người tổ
chức điều khiển quá trình dạy học, hướng tập trung vào người học, giáo viên không
chỉ là người truyền đạt tri thứcmà còn phải là người tổ chức, điều khiển quá trình nhận
thức của học sinh giáo viên phải linh họat ở tổ chức các tình huống nãy sinh trong quá
trình dạy học, học sinh chủ động hơn trong học tập. Được tham gia tích cực vào quá
trình nhận thức, học sinh được tổ chức họat động, được làm việc nhiều hơn, tự tìm tòi,
khám phá để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng.
Như vậy, họat động của giáo viên và học sinh đều phải thay đổi, cả hai phải làm
việc tích cực, không khí giờ học của học sinh sôi động hơn, hấp dẫn hơn, tạo hứng thú
học tập ở học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn. Song một điều mà

chúng ta cần khẳng định, định hướng đổi mới tích cực này phải dựa trên một số thay
đổi cơ bản có liên quan đến cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học sinh có thể tự làm
việc với bộ đồ dùng học tập của mình, có thể làm việc theo nhóm cùng với các phương
tiện và đồ dùng dạy học.
Trang: 12
Tiểu luận quản lý giáo dục
Qua phân tích ở trên chúng ta thấy rõ vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học rất to lớn và rất quan trọng trong quá trình dạy học, góp phần đào tạo cho học sinh
có chất lượng và đạt hiệu quả rất cao.

Trang: 13
Tiểu luận quản lý giáo dục
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN BÌNH 1 NĂM HỌC 2007–2008
1/ Đặc điểm tình hình của địa phương:
Xã tân Bình là một xã vùng sâu của huyện Thanh Bình, nhưng từ năm 2004 đến
nay đã có đê bao quanh vùng cù lao, nhưng đời sống của nhân dân thu nhập còn thấp,
địa phương chủ yếu sống bằng nghề nông. Đặt biệt là cây lúa.
2/ Đặc điểm tình hình của nhà trường:
a/ Thuận lợi:
Trường Tiểu học Tân Bình 1 được quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Sở GD–ĐT và
Phòng GD–ĐT huyện Thanh Bình. Đồng thời được sự quan tâm nhiệt tình của Đảng
ủy, ủy ban nhân dân xã và sự hổ trợ nhiệt tình của ban ngành đòan thể địa phương, Hội
đồng GD, Hội khuyến học và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
b/ Khó khăn:
Xã Tân Bình là xã vùng sâu của huyện Thanh Bình mặc dù từ năm 2004 đến
nay đã có đê bao, nhưng địa bàn đi lại còn nhiều khó khăn. Đặc biệt ở hai điểm lẻ
(điểm B và điểm C) dọc theo rạch Mã Trường, các điểm trường cách xa nhau nên công
tác quản lý của Ban Giám Hiệu còn hạn chế và một số học sinh đầu cấp (là học sinh

lớp 1) chưa qua lớp mẫu giáo cho nên còn khó khăn cho giáo viên dạy lớp một
3/ Thực trạng của nhà trường hiện nay:
Trường Tiểu học Tân Bình 1 là một trường vùng sâu, đa số giáo viên từ vùng
ven xã An Phong qua dạy, vả lại quản lý địa bàn gồm có 3 điểm trường, trình độ giáo
viên không đồng đều, đa số phụ huynh học sinh thuộc diện hộ nghèo thừơng làm thuê
cuộc sống chưa ổn định nên các em phải nghỉ học để phụ giúp gia đình theo mùa vụ.
Về điều kiện cơ sở vật chất chưa chuẩn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập và
giảng dạy, về thiết bị dành cho học sinh học tập còn hạn chế.
Trang: 14
Tiểu luận quản lý giáo dục
Hiện nay về phòng học, bàn ghế cũng đáp ứng tương đối đầy đủ để các em học
và nhà trường dạy 2 ca trên ngày.
4/ Sự quản lý và phương hướng chỉ đạo của Hiệu trưởng:
Đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng liên tịch phân công đủ các kiêm
nhiệm như tổ khối trưởng, điểm trưởng và mỗi giáo viên nhận dạy một lớp và kiêm
công tác chủ nhiệm.Từ đó mỗi giáo viên chủ nhiệm nhận thấy mọi công việc và họat
động được giao, giáo viên chủ nhiệm quản lý cho các em trong suốt một năm học về
mọi mặt, học tập, đạo đức. Tất cả những công việc đều được thực hiện theo những chỉ
thị đưa ra để hướng dẫn cho học sinh thực hành
Hiện nay trường tiểu học Tân Bình 1 có tất cả 28 GV CNV được cụ thể như sau:
– Ban giám hiệu: 02
– Tổng phụ trách đội: 01
– Chuyên trách thư viện: 01
– NV – VT + Któan: 01
– NV BV: 01
– Giáo viên dạy lớp 22 trong đó có 03 giáo viên bộ môn: AV, MT, TD
– Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
• ĐHSP (Củ nhân TH): 7/26 tỷ lệ 26,92%
• CĐSP (1 AV, 1 MT, 1 TD): 3/ 26 tỷ lệ 11,54%
• CĐSP Tiểu học: 5 / 26 tỷ lệ 19,23%

• THSP 9 + 3: 11/26tỷ lệ 42,31%
– Số Đảng viên hiện tại là 16/28 tỷ lệ 57,14%
Trong năm học 2007–2008 không có giáo viên nào chuyển trường, có 20 giáo viên
dạy lâu năm có thâm niên từ 15 năm trong ngành trở lên, đa số giáo viên từ vùng ven
xã An Phong đến công tác. Trường mở phiên họp vào ngày thứ bảy tuần đầu mỗi
tháng, để sơ kết chương trình công tác tháng và đưa ra phương hướng nhiệm vụ thực
hiện công tác tháng kế tiếp cho tòan hội đồng nhà trường.
Trang: 15
Tiểu luận quản lý giáo dục
Trường có tất cả 19 lớp cụ thể như sau: điểm A(điểm chính) có 11 lớp, điểm B có 4
lớp và điểm C có 4 lớp, nhà trường cùng tổ khối trưởng và giáo viên đều có kế họach
năm tháng về việc phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt khối
năm để chuẩn bị kiểm tra chất lượng HK II thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp tiểu học.
Mặc dù với điều kiện khó khăn trong dạy học, nhưng giáo viên của nhà trường vẫn đến
trường lớp với không khí vui tươi và đầy trách nhiệm
5/ Tổng số học sinh của trường là 463/221 nữ trong đó số học sinh mỗi khối lớp
như sau:
– Khối lớp 1: Tổng số học sinh là 90/39 nữ
– Khối lớp 2: Tổng số học sinh là 116/43 nữ
– Khối lớp 3: Tổng số học sinh là 93/55 nữ
– Khối lớp 4: Tổng số học sinh là 87/44 nữ
– Khối lớp 5: Tổng số học sinh là 78/40 nữ
– Nhà trường cũng đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm học như sau:
Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi 85% huy động trẻ 6 tuổi đến học lớp 1 đạt 97% trở
lên, huy động trẻ bỏ học đến trường học đạt 90% trở lên, cũng cố nâng cao chất lượng giáo
dục tòan diện, tiếp tục thực hiện cũng cố phát triển nề nếp kỹ luật gắn chặt họat động nhà
trường với mục đích kinh tế xã hội ở địa phương.
Quán triệt tinh thần trách nhiệm cá nhân trong quản lý, trong dạy và học tập,
xây dựng nề nếp đạo đức xã hội chủ nghĩa của thầy và trò, tập trung các chủ đề trong
năm, đảm bảo quy chế chuyên môn, trường lớp sạch sẽ ngăn nắp thực hiện đầy đủ môi

trường giáo dục. Nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục ngoài giờ, tăng cường cũng
cố Ban đại diện cha mẹ học sinh, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội hóa giáo dục. Tổ
chức cho giáo viên học tập nghiệp vụ của ngành, giáo dục tư tưởng qua các ngày lễ
lớn. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của thầy cô trong hành trình mới, tập trung chỉ đạo
nâng cao tay nghề cho giáo viên, dự giờ chéo lẫn nhau để nâng cao tay nghề. Thực hiện
dạy đúng chương trình, mở các chuyên đề trong năm để cho giáo viên nắm được
Trang: 16
Tiểu luận quản lý giáo dục
phương pháp dạy học mới, xây dựng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, giải quyết
kịp thời chế độ chính sách, lắng nghe sự phản ánh của cha mẹ học sinh, xây dựng đội
ngũ cán bộ giáo viên kế thừa.
– Tăng cường cơ sở vật chất, giáo viên đến lớp đúng giờ có bài sọan đầy đủ,
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình thay sách giáo khoa mới,
tham gia đầy đủ các buổi sinh họat chính trị hè và chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo hội
họp đầy đủ.
Thương yêu chăm sóc tận tình thế hệ trẻ và quan tâm công tác chống mù, phổ
cập giáo dục, chống học sinh lưu ban, bỏ học. Nhà trường luôn tìm mọi biện pháp để
nâng cao đội ngũ giáo viên của trường và nâng cao chất lượng cho học sinh. Qúan triệt
tinh thần trách nhiệm cá nhân trong quản lý cho thấy về chất lượng và hiệu quả đào
tạo.
– Thực hiện chương trình về đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính tích
cực của học sinh đổi mới phương pháp dạy và học là trọng tâm chỉ đạo. Công tác quản
lý chuyên môn để nâng cao chất lượng và đào tạo, tìm mọi biện pháp đưa chất lượng
thực chất vào các lớp cao hơn, từng bước nâng cao chất lượng tòan diện, đẩy mạnh
họat động ngọai khóa, thực hiện tốt các quy định, sổ sách, sọan giảng, kiểm tra bài
* Kết quả cuối năm học:
– Khối 1 lên lớp: 84/85 học sinh đạt tỷ lệ 98,82%, thi lại 1/85 tỷ lệ 1,18%
– Khối 2 lên lớp 112/113 học sinh đạt tỷ lệ 99,12%, thi lại 01/113 tỷ lệ 0,88%
– Khối 3 lên lớp 90/90 học sinh đạt tỷ lệ 100%
– Khối 4 lên lớp 83/84 học sinh đạt tỷ lệ 98,81%, thi lại 01/84 tỷ lệ 1,19%

– Khối 5 lên lớp 78/78 học sinh đạt tỷ lệ 100% Đã hòan thành chương trình bậc tiểu
học
* Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục:
Số học sinh tòan trường 450/216 nữ
a/ Hạnh kiểm
Trang: 17
Tiểu luận quản lý giáo dục
Thực hiện đầy đủ 450/450 đạt tỷ lệ 100%
b/ Đánh giá học lực môn:
+ Môn tóan: Số hoc sinh 450/216 nữ
Giỏi 158/85 nữ tỷ lệ 35,11%
Khá 179/89 tỷ lệ 39,78%
Trung bình 110/42 nữ tỷ lệ 24,44%
Yếu 03/ 0 nữ tỷ lệ 0,67%
+ Môn Tiếng Việt
Giỏi 141/89 nữ tỷ lệ 31,33%
Khá 193/94 tỷ lệ 42,89%
Trung bình 113/33 nữ tỷ lệ 25,11%
Yếu 03/ 0 nữ tỷ lệ 0,67%
+ Môn khoa học lớp 4+5: số học sinh 162/84 nữ
Giỏi 66/44 nữ tỷ lệ 40,74%
Khá 75/36 tỷ lệ 46,30%
Trung bình 21/4 nữ tỷ lệ 12,96 %
Yếu 0/ 0 nữ tỷ lệ 00%
+ Môn lịch sử + địa lý lớp 4+ 5:Số học sinh 162/84 nữ
Giỏi 65/42 nữ tỷ lệ 40,12%
Khá 71/33 tỷ lệ 43,83%
Trung bình 26/09 nữ tỷ lệ 16,05%
Yếu 0/0 nữ tỷ lệ 00%
+ Môn TNXH các lớp 1–2–3: Số học sinh 288/132 nữ

A
+
: 0/0 nữ đạt tỷ lệ %
A: 288/132 nữ đạt tỷ lệ 100%
B: 0/0 nữ đạt tỷ lệ
+ Môn Đạo đức các lớp 1–2–3–4–5
Trang: 18
Tiểu luận quản lý giáo dục
Tổng số học sinh 450/216 nữ
A
+
: 05/4 nữ đạt tỷ lệ 1,11%
A: 445/212 nữ đạt tỷ lệ 98,89 %
B: 0/0 nữ đạt tỷ lệ %
+ Môn âm nhạc các lớp 1–2–3–4–5
Số học sinh 450/216 nữ
A
+
: 0/0 nữ đạt tỷ lệ %
A: 450/216 nữ đạt tỷ lệ 100%
B: 0/0 nữ đạt tỷ lệ %
+ Môn thủ công các lớp 1–2–3–4–5
Số học sinh 450/216 nữ
A
+
: 0/0 nữ đạt tỷ lệ %
A: 450/216 nữ đạt tỷ lệ 100%
B: 0/0 nữ đạt tỷ lệ
+ Môn Mỹ thuật các lớp 1–2–3–4–5
Số học sinh 450/216 nữ

A
+
: 0/0 nữ đạt tỷ lệ %
A: 450/216 nữ đạt tỷ lệ 100%
B: 0/0 nữ đạt tỷ lệ
+ Môn Thể dục các lớp 1–2–3–4–5
Số học sinh 450/216 nữ
A
+
: 0/0 nữ đạt tỷ lệ %
A: 450/216 nữ đạt tỷ lệ 100%
B: 0/0 nữ đạt tỷ lệ
Trên đây là số liệu thống kê thực tiển của nhà trường Tiểu học Tân Bình 1,
huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Trang: 19
Tiểu luận quản lý giáo dục
6/ Tiếp theo xin thống kê số lượng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà
trường cụ thể ở từng điểm trường như sau:
* Điểm A: (Điểm chính)
Điểm này được xây dựng 09 phòng trong đó có 05 phòng bán kiên cố, 02 phòng
gỗ tol và 02 phòng gỗ ngói bằng ngân sách nhà nước.
Tổng diện tích xây dựng 09 phòng học là 576m
2
kể cả hành lang. Diện tích sân
chơi là 352m
2
. Có đường ra vào 56m
2
có cổng và bảng tên trường.
Về cơ sở vật chất thiết bị giáo dục gồm 06 phòng học, 06 bộ bàn ghế giáo viên,

30 bộ bàn ghế học sinh 04 chổ ngồi 27 bộ bàn ghế học sinh 2 chổ ngồi và 28 bộ bàn
ghế học sinh 1 chổ ngồi, có 6 bảng đen và có 6 tủ đựng đồ dùng học tập ở lớp.
Một văn phòng BGH nhà trường được trang bị 02 bàn dài để họp hội đồng sư
phạm, 6 bàn Burô (trong đó có 03 bàn máy vi tính), 28 ghế xếp Inox, 05 tủ đựng hồ sơ,
3 bảng đen lên kế họach năm, tháng, tuần và theo dõi tình hình giáo viên – học sinh.
Đặc biệt văn phòng còn dành riêng một góc trang trí cho sinh họat chi bộ Đảng của
nhà trường
Phòng thư viện gồm có 4 cây tủ, đựng 1.112 quyển sách giáo khoa, 365 sách
nghiệp vụ, 680 quyển sách tham khảo và 1332 quyển sách truyện thiếu nhi, 01 bàn
Burô, 02 bàn dài và 26 ghế dài cho giáo viên và học sinh ngồi đọc sách, báo, truyện
Phòng thiết bị dạy học được Sở GD–ĐT và Phòng GD – ĐT huyện Thanh Bình
đầu tư cho các khối lớp 1–2–3 gồm có các dụng cụ như sau:
• Bộ chữ dạy tập viết: Lớp 1: 02 bộ; lớp 2: 4 bộ ; lớp 3: 4 bộ
• Bộ chữ dạy Tiếng Việt + Tóan: Lớp 1: 03 bộ; lớp 2: 1 bộ
• Bảng đính chữ 05 bảng
• Bộ chữ dạy Học Vần: 1 bộ
• Bộ mẫu chữ viết: Lớp 1: 02 bộ; lớp 2: 4 bộ ; lớp 3: 4 bộ
• Ảnh dạy luyện nói + Tóan: 1 bộ
Trang: 20
Tiểu luận quản lý giáo dục
• Tranh Mỹ thuật: Lớp 1: 01 bộ; lớp 2: 4 bộ ; lớp 3: 4 bộ ; lớp 4: 1 bộ ; lớp 5: 2
bộ
• Tranh đạo đức: Lớp 1: 01 bộ; lớp 2: 4 bộ ; lớp 3: 3 bộ ; lớp 4: 3 bộ ; lớp 5: 2 bộ
• Tranh tự nhiên xã hội: Lớp 2: 2 bộ ; lớp 3: 3 bộ.
• Tranh thể dục
• Dụng cụ âm nhạc: kèn, thanh, phách, mỏ, song loan
• Dụng cụ thể dục: Thước cuộn, còi, quả bóng, cầu chinh, vợt đánh cầu chinh,
cờ
• Bộ biểu diễn tóan của giáo viên được 11 bộ
• Bộ biểu diễn Tiếng Việt, Tóan của học sinh có 302 hộp

– Khối lớp 4+ 5 thiết bị đồ dùng cho giáo viên và học sinh như sau:
• Tranh lịch sử lớp 4–5
– Tranh tập làm văn và tranh kể chuyện lớp 4–5
• Tranh từ ngữ lớp 4–5
• Tranh thể dục
– Dụng cụ thể dục
• Mô hình, hình vuông, hình lập phương ……
• Ống thí nghiệm, đèn cồn, mô hình răng, bàn tính, hộp khóan sản, hộp quả cân,
bản đồ
– Có một điện thọai, 03 bộ máy vi tính, 1 âm ly, 1 loa, 02 casset đĩa, 1 bộ Micro
điện tử, 1 thùng pas, 1 bộ trống đội, 1 trống trường
* Điểm phụ (điểm B)
Điểm này được xây dựng 3 phòng học bán kiên cố, tổng diện tích xây dựng 192m
2
kể cả hành lang, có cổng và bảng tên trường, diện tích sân chơi là 176m
2

Có 03 bộ bàn ghế giáo viên, 03 cây tủ đựng đồ dùng học tập, 03 bảng đen, 19 bộ bàn
ghế học sinh 4 chổ ngồi và 12 bộ bàn ghế học sinh 2 chổ ngồi.
Trang: 21
Tiểu luận quản lý giáo dục
* Điểm phụ: (điểm C)
Điểm này được sự hổ trợ của UBND xã Tân Bình và hợp tác xã Bình Phú xây
dựng được 02 phòng học gỗ ngói, diện tích xây dựng 02 phòng học này là 128m
2
kể cả
hành lang có cổng và bảng tên trường. Diện tích sân chơi 128m
2

Có 2 bộ bàn ghế giáo viên, 27 bộ bàn ghế học sinh 1 chổ ngồi và 8 bộ bàn ghế học sinh

4 chổ ngồi, 02 bảng đen và 1 cây tủ đựng đồ dùng học tập
7/ So sánh lại yêu cầu mục tiêu giáo dục của nhà trường:
a/ Mặt mạnh:
Được sự chỉ đạo sâu sắc của Sở GD–ĐT và Phòng GD–ĐT huyện Thanh Bình
về công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học và công tác quản lý chuyên môn.
Được sự quan tâm hổ trợ cấp ủy, UBND xã, Ban giám hiệu nhà trường đã quan
tâm đến công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, chăm lo học sinh, giáo viên có tự học
thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện giáo viên Cao đẳng sư phạm
tiểu học và trung học sư phạm của nhà trường đang theo các lớp chuyên tu như Đại học
sư phạm hệ từ xa, cao đẳng sư phạm tiểu học.
+ Ban giám hiệu có tập trung bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên qua các tiết dự
giờ hội giảng thao giảng.
+ Đội ngũ giáo viên của nhà trường về trình độ ngày một cao hơn, lực lượng cán
bộ giáo viên ngày một tăng lên như tốt nghiệp Đại học sư phạm 07/26đ/c đạt tỷ lệ
26,92%; Cao đẳng sư phạm (Anh văn, Mỹ thuật, Thể dục) là 03/26đ/c đạt tỷ lệ 11,54%,
Cao đẳng sư phạm tiểu học 05/26 đ/c đạt tỷ lệ 19,23%, Trung học sư phạm 9+3 là
11/26 tỷ lệ 42,31%. Vậy có 100% CBGV đều đạt chuẩn sư phạm trở lên. Hiện nay cán
bộ giáo viên trong nhà trường đang tiếp tục học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
như 11 đ/c đang học Đại học Huế hệ từ xa và đang học Đại học sư phạm hệ chuyên tu
là 03 đ/c (MT: 1, TD: 1, AV: 1)
Trang: 22
Tiểu luận quản lý giáo dục
b/ Mặt chưa mạnh:
– Là trường vùng sâu đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức việc
học tập của học sinh và học sinh thường nghỉ học trong ngày mùa do đời sống gia đình
nhiều phụ huynh chưa ổn định thừơng đi làm thuê mướn
– Cơ sở vật chất còn thiếu so với yêu cầu, phương pháp dạy học và SGK thay
đổi theo từng năm làm không ít khó khăn cho phụ huynh và học sinh cũng như giáo
viên giảng dạy. Bên cạnh vẫn còn số ít giáo viên có hòan cảnh khó khăn nên việc giảng

dạy tay nghề chưa được cao.
Nhìn chung so lại 2 năm học qua là Sở GD–ĐT và Phòng GD–ĐT rất quan tâm
đến nhà trường về cơ sở vật chất thiết bị dạy học, đầu tư cho thư viện đạt chuẩn, nâng
cấp sân trường điểm chính đảm bảo các em đi lại học hành và vui chơi.
8/ Trong năm học 2007–2008:
Nhà trường có tổng số CB – GV – CNV là: 28/14 nữ được cụ thể như sau:
• BGH: 02
• Chuyên trách đội: 01
• Chuyên trách thư viện: 01
• Nhân viên bảo vệ: 01
• Nhân viên văn thư + kế tóan 01/ 1 nữ
• Giáo viên dạy lớp 22 (1 AV; 1 MT ; 1 TD)
Tổng số học sinh 450/216 nữ
Sử dụng cơ sở vật chất:
– Tổng số có 14 phòng, trong đó 01 phòng Ban giám hiệu, 01 phòng thư viện và
01 phòng thiết bị + Đội (truyền thống đội)
Còn lại 11 phòng thực học
– Tổng số diện tích tất cả các phòng học bán kiên cố, gỗ tol và gỗ ngói của nhà
trường như sau:
• 10 phòng bán kiên cố 640m
2

Trang: 23
Tiểu luận quản lý giáo dục
• 4 phòng gỗ tol, ngói 256m
2

• Tổng diện tích xây dựng 896m
2
• Diện tích sân chơi 656m

2

• Bàn ghế học sinh 4 chỗ ngồi 53 bộ
• Bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi 39 bộ
• Bàn ghế học sinh 1 chỗ ngồi 58 bộ
• Bàn ghế giáo viên 11 bộ
• Bảng đen 11 bảng
• Ghế xếp Inox văn phòng 25 cái
• Ghế xoay 04 cái
• Ghế đai 28 cái
• Bàn dài (bàn họp) 02 cái
• Bàn Bureaux 10 cái
• Bàn vi tính 04 cái
• Tủ sắt kiến (tủ đựng hồ sơ) 05 cái
• Tủ sắt đựng đddh ở lớp học 05 cái
• Tủ cây gỗ đựng đddh ở lớp học 05 cái
• Tủ cây (gỗ) kiến phòng thư viện 04 cái
• Tủ cây (gỗ) đựng Đddh phòng thiết bị 04 cái
• Kệ sắt phòng thiết bị 05 cái
• Casset đĩa 02 cái
• Âmli – loa – Micro 01 bộ
• Micro điện tử 01 bộ
• Tivi + đầu đĩa 02 bộ
• Máy vi tính + máy in 03 bộ
Trang: 24
Tiểu luận quản lý giáo dục
• Máy nước nóng lánh cái
• Trống đội 01 bộ
Sử dụng thiết bị dạy học
Nhà trường được Sở GD–ĐT và Phòng GD–ĐT Thanh Bình đầu tư thùng gỗ

gồm có: bộ chữ dạy tập viết, bộ chữ dạy tiếng việt, bảng đính chữ, bộ chữ dạy học vần,
bộ mẫu chữ viết, ảnh dạy luyện nói, ảnh dạy âm vần, tranh mỹ thuật, đạo đức, thể dục,
TNXH, bộ dạy tóan của GV có 11 bộ, bộ thực hành tóan của học sinh có 302 hộp,
dụng cụ nhạc, thể dục.
+ Các óng thí nghiệm, mô hình răng, bàn tính, hộp khóan sản, hộp quả cân.
+ Sách nghiệp vụ giáo viên 365 quyển, truyện thiếu nhi 1332 quyển, sách tham
khảo 680 quyển, sách giáo khoa 1112 quyển.
So sánh lại mục tiêu giáo dục của nhà trường với điều lệ nhà trường tiểu học hiện nay.
Trường tiểu học Tân Bình 1 là một trường vùng sâu của huyện Thanh Bình, vả
lại trường quản lý gồm 03 điểm, làm nhiều khó khăn cho việc quản lý chương trình và
kế họach dạy học cũng như về cơ sở vật chất vì vậy về cơ sở vật chất không đáp ứng
được nhu cầu học tập và giảng dạy, về thiết bị dành cho học sinh học tập vẫn còn nhiều
hạn chế. Về sân chơi bãi tập, chưa đảm bảo cho các em luyện tập và vui chơi. Theo yêu
cầu đặt ra là phải dạy đủ các môn theo bộ GD–ĐT quy định nhưng nhà trường chưa có
phòng âm nhạc, phòng hội họa và sân chơi không được rộng khi đến giờ thể dục thì
gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy đến các lớp học khác.
– Hiện nay về phòng học, bàn ghế học sinh cũng tương đối đầy đủ để các em
học. trong thực tế nhà trường về cơ sở vật chất thiết bị dạy học còn thiếu theo yêu cầu
đào tạo mà Bộ GD–ĐT đề ra và hiện nay trường còn thiếu các phòng chuyên dùng, về
trang thiết bị còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo.
9/ về tổ chức và quản lý của nhà trường
Nhà trường luôn tìm nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng của học sinh cũng
như đội ngũ giáo viên để tăng dần về năng lực để đáp ứng nhu cầu đổi mới của trường
Trang: 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×