Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng Vocabulary tiếng anh bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.44 KB, 13 trang )

Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
I .GIỚI THIỆU
Trong chúng ta ai cũng biết tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế được dùng phổ
biến ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới . Nó là ngôn ngữ chính dùng giao tiếp,
giúp con người toàn cầu hiểu biết lẫn nhau và có thể tiếp cận được với sự phát triển
chung của xã hội . Nói một cách khác đi,Tiếng Anh là một công cụ tạo điều kiện cho
chúng ta hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực ; tiếp cận được thông tin quốc tế
về khoa học kỹ thuật, nền văn hóa, phong tục tập quán của người bản xứ .Thông qua
ngôn ngữ giao tiếp với hệ thống Lôgic, mặt ngữ âm, từ vựng và cấu trúc câu với 4 kỹ
năng : Nghe, nói,đọc,viết thành thạo để đạt đến mục đích giao tiếp cụ thể dưới dạng
hình thành tình huống giao tiếp phù hơp với lứa tuổi và trình độ của người sử dụng
ngôn ngữ .
II .LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bản thân tôi là giáo viên đang giảng dạy môn Anh Văn ở bậc THCS. Đây là bậc
học hết sức quan trọng vì nó tiếp tục giáo dục con người hoàn thiện hơn .Vì sự nghiệp
đào tạo con người mới CHXH , nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tỉnh
Quảng Trị , huyện nhà Hướng Hóa nói riêng ,bản thân tôi ngày càng thấm nhuần
nguyên lí của Đảng về việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ tương lai cho đất nước “Trẻ
em hôm nay thế giói ngày mai” hay như Bác Hồ đã dạy “Non sông Việt Nam có được
vẻ vang hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang hay không chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Do vậy trong giảng dạy tôi luôn tìm
biện pháp sử dụng phương pháp đổi mới để truyền đạt ngôn ngữ đến với học sinh nhất
là trong lỉnh vực từ vựng (Vocabulary) giúp cho các em lỉnh hội đủ kiến thức và hình
thành sự phát triển ở các em những kiến thức kĩ năng cơ bản để ghi nhớ và sử dụng
tốt từ vựng trong bộ môn Tiếng Anh cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ
cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động thường ngày . Bằng chính
quyết tâm của mình trong dạy tôi đã mạnh dạn hướng dẫn cho học sinh làm đủ thể tích
năng động và sáng tạo trong mọi hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực Ngữ vựng nhằm
tạo ra những khả năng nhận biết và giải quyết một cách hiệu quả giữa kiến thức và kĩ
năng giao tiếp tôi luôn tìm tòi nghiên cứu để giúp học sinh tạo ra những phương pháp
mới vui, lạ nhất để học Ngữ Vựng một cách nhanh nhất và hiệu qủa nhất sao cho phù


hợp với lứa tuổi các em .
III.PHẠM VI-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
Tham khảo các tài liệu liên quan và tình hình dạy thực tể bộ môn ở từng vùng
Đặc biệt Tiếng Anh là phương tiện ngôn ngữ giao tiếp đã biểu đạt chủ yếu của học
sinh Việt Nam sao cho phù hợp với trình độ và tâm sinh lí tuổi họcTiếng Anh của học
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
sinh do vậy học sinh cần được làm quen, tiếp xúc với các phương pháp tích cực liên
quan đến môn học đặc biệt là việc học từ vựng mới, một thành phần hết sức quan
trọng trong quá trình giao tiếp thông qua 4 kĩ năng :nghe, nói, đọc, viết. Do vậy, trong
phạm vi nghiên cứu nhỏ của mình tôi xin đề cấp đến “Cách dạy từ vựng (Vocabulary)
trong Tiếng Anh cho học sinh vùng núi bậc THCS.
2 Đối tượng nghiên cứu
Do đặc điểm vị trí địa lí và tình hình xã hội cũng như bản thân tôi đang đứng
lớp giảng dạy cho học sinh vùng cao cả dân tộc kinh lẫn dân tộc Vân kiều, Pacô
Bởi vậy cách học Tiếng anh của học sinh trường Lao bảo có sự phân biệt khá rỏ. Bản
thân HS dân tộc kinh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so hẳn với HS dân tộc ít người
cả về điều kiện vật chất lẫn ngôn ngữ giao tiếp. Nên những giải pháp tôi đề cấp trong
đề tài này rât có tính khả thi đối với học sinh vùng núi,vùng khó khăn đặc biệt dành
cho con em đồng bào dân tộc ít người ở các vùng khó khăn như các khóm bản:
Katăng, Khe Đá, Ka Túp theo học cùng học sinh người kinh chúng ta và đối tượng để
tiến hành thử nghiệm là học sinh ở các khối lớp 6(6A,B,C),7 (7A,B,C) ở trường mà
tôi đang trực tiếp giảng dạy .
IV.MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI -CƠ SỞ LÍ LUẬN -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI :
A.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như nhu cầu xã hôi và
phát triển khoa học kĩ thuật và đặc biệt sự phát triển nội tại của nghành ngôn ngữ học

Vài thập niên trở lại đây việc dạy tiềng anh mới phát triển mạnh mẽ , chuyển sang một
trang mới mà ngôn ngữ học càng phát triển các phương tiện thông tin đại chúng càng
rộng khắp thì càng nảy sinh những phương pháp luận và những biện pháp thực hiện
mới giảng dạy ngoại ngữ nhằm hoàn thành các kĩ năng học từ vựng trong Tiếng Anh
phát triển tư duy đồng thời có thái độ đúng đắn với đất nước con người nền văn hóa và
ngôn ngữ chúng ta đang theo học .
B. Nhiệm vụ của đề tài :
-Nêu tầm quan trọng , ý nghĩa của môn học này trong thời đại mới.
-Đưa ra một vài kinh nghiệm dạy và kiểm tra từ vựng(Vocabulary ) phù hợp với
trình độ và tâm lý lứa tuổi của học sinh nhằm giáo dục, đào tạo các em trở thành
những người hiện đại vừa hồng vừa chuyên, phát triển toàn diện thông qua ngôn ngữ
học, đặc biệt là môn Tiếng Anh.(English).
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
-Từ vựng là hạt nhân đầu tiên xây dựng thành câu, có từ vựng mới hình thành
ngôn ngữ giao tiếp mà nhờ đó loài người mới hiểu được nhau hơn, các nền văn hóa
mới được thấm nhuần hơn nhờ giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhưng làm cách nào để học
được từ vựng để xây dựng ngôn ngữ giúp chúng ta giao tiếp đó mới là điều hết sức
quan trọng. Chính vì lẽ đó mà người dạy và người học cần tiếp cận và sáng tạo nhiều
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
cách dạy từ vựng làm sao cho học sinh có được nhiều vốn từ hơn , nhớ, khắc sâu kiến
thức hơn để có thể giao tiép ngôn ngữ một cách thành thạo.
3- Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu tài liệu:
-Phương pháp thu thập tư liệu thống kê liên quan đến đổi mới phương pháp dạy
học Tiếng Anh . Nêu ra một số thủ thuật gợi mở trong việc dạy và kiêm tra từ vựng
Tiếng Anh theo phương pháp đổi mới .
-Xâm nhập thực tế : Quá trình dạy học từ các khối 6,7 trường THCS Lao Bảo
V. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

A .Thực trạng học sinh học Tiếng Anh bậc THCS:
-Từ thực tế đứng lớp giảng dạy môn Tiếng Anh của học sinh dân tộc vùng núi cả dân
tộc kinh và dân tộc ít người bậc THCS như sau :
+Học sinh lớp 6 được học Tiếng Anh là nền tảng cơ bản ban đầu của cấp
học,bậc học ở huyện nhà .Các em vừa chuyển cấp, do vậy việc tiếp cận trường, lớp
là vấn đề hết sức khó khăn .Các em phải làm quen dần các môn học theo phân
môn. Ngoài ra các em còn phải làm quen và học giao tiếp với một ngôn ngữ mới là
Tiếng Anh .Từ bảng chữ cái, lời chào, cách xưng hô, đến số đếm và những câu
giao tiếp thông dụng thường ngày và sau đó là đến những phong tục tập quán và
văn hóa lịch sử của con người bản xứ .
+Học sinh lớp 6 bắt đầu học Tiếng Anh cơ bản là nền tảng, phù hợp lứa tuổi ,
cá em thích học môn mới, lạ .Bước sang lớp 7 và 8 , 9 các nội dung cũng như các
chủ điểm đều gần gũi với cuộc sống , sát với mục tiêu , nhu cầu và sở thích của các
em, đồng thời các kĩ năng luyện tập nghe, nói, đọc, viết cũng từ mức độ đơn giản
đần chuyển sang phức tạp hơn, khó luyện tập hơn. Tuy nhiên do học sinh còn đang
độ tuổi bắt chước máy móc nên chưa thấm nhuần tính tự chủ, tự học, tự làm do vậy
trong quá trình học từ vựng (Vovabulary)các em gặp rất nhiều khó khăn như phát
âm không đúng, không chính xác , viết chính tả còn sai nhiều và đặc biệt nhiều học
sinh nhớ từ nhưng không rõ nghĩa của từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ dến kết quả
học tập của các em nhưng cũng hạn chế sự tự tin trong giao tiếp của các em ngay
từ bây giờ, ngay trong giờ học Tiếng Anh và ngay cả sau này . Nhiều học sinh rất
sợ, rất e ngại tiếp xúc với người nước ngoài. Các em không tự tin tiếp xúc và trao
đổi ngôn ngữ khi gặp họ, đặc biệt là học sinh lớp càng lớn thì mức độ giao tiếp của
các em càng hạn chế.
-Trước tình hình đó, tôi thấy mình cần dần đúc kết một số kinh nghiệm trong việc
nâng cao chất lượng bộ môn Tiêng Anh ở bậc THCS. Ngay từ dầu phải hướng cho
các em biết tầm quan trọng của thứ tiếng đang học như thế nào ? Từ cái cơ bản ban
dầu chưa biết cho đến khi biết để giao tiếp thành thạo là một quá trình rèn luyện
vất vả .Nhưng tôi luôn tự nhủ với bản thân rằng hảy tìm tòi học hỏi , không ngừng
nâng cao độ chuyên môn , sáng tạo trong phương pháp giảng dạy học mới sao cho

học sinh lỉnh hội được kiến thức dễ nhất và hiệu quả nhất , nhằm giúp các em hứng
thú say mê với môn học và chủ động học tập dể giao tiếp phù hợp trong cuộc sống
hằng ngày một cách thành thạo , nhanh nhẹn , chính xác , về phát âm , chính tả,
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
ngữ nghĩa thông qua việc phát triển các kĩ năng nghe , nói, đọc, viết một cách
thành thạo và trôi chảy hơn .Qua đây chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số
phương pháp dạy ( Tiếng Anh ) từ vựng và cách kiểm tra trong quá trình học từ
vựng trên lớp bộ môn Tiếng Anh mà tôi đã trải nghiệm tại huyện nhà .
B- MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CỤ THỂ :
1. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
Để đảm bảo cho việc dạy và học có kết quả tốt.
a. Khâu chuẩn bị của giáo viên :
-Giáo viên cấn nắm chắc ,hiểu rỏ mục tiêu của chương trình toàn cấp ,cũng như
mục tiêu của các khối, lớp,từng bài học cụ thể .Là người hướng dẫn và tổ chức
hoạt động cho học sinh ở lớp, ở nhà, giúp cho học sinh luyện tập ngôn ngữ
thông qua các hoạt động giao tiếp đa dạng dưới hình thức cá nhân , cặp nhóm.
Nghiên cứu và thiết kế giờ dạy, sử dụng sách giáo khoa và cá phương pháp
giảng dạy mới hấp dẫn nhằm gây sự hứng thú, yêu thích, say mê thúc đẩy động
cơ học tập đổi mới môn học của học sinh, phối kết hợp hài hòa các phương
pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với từng đối tượng học tập, giáo viên, sử dụng
ngôn ngữ bản ngữ hợp lí, phù hợp với 4 kĩ năng : nghe , nói, đọc, viết và thái độ
học tập của học sinh .
b.Đối với học sinh :
-Giáo viên phải hướng đạo cho học sinh phải làm chủ thể của hoạt động học
tập,học sinh có động cơ học tập đúng đắn, đúng vai trò, tích cực chủ động trong
quá trình học tập, tham gia đóng góp kinh nghiệm .
-Học sinh giao tiếp mạnh dạn, tích cực và chủ động .
-Kết hợp tốt hoạt động ở lớp và ở nhà.

-Có ý thức, hiểu biết về ngôn ngữ khi luyện tập có hiểu biết về quá trình học tập và
phương pháp thủ thuật học tập cá nhân .
-Tích cực, sáng tạo sử dụng Tiếng Anh trong các hoạt động giao tiếp .
-Tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-Kết quả học sinh cao hơn nếu các em cảm thấy hứng thú , say mê, yêu thích môn
học và thấy sự tiến bộ của mình .
c.Đối với giáo viên :
-Tạo động cơ thúc đẩy học tập cho học sinh vận dụng những tình huống đố vui,
hấp dẫn, lôi cuốn, lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp vừa mang tính yêu
cầu cao, vừa phù hợp với trình độ của các em .
- Đề ra mục tiêu học tập vừa sức, không quá cao .
- Khuyến khích học sinh theo phương châm mới thử nghiệm
2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MỚI DẠY TỪ VỰNG(VOCABULARY) VÀ
KIỂM TRA TỪ VỰNG TRONG TIÊNG ANH :
Để thu hút sự chú ý của học sinh thì giáo viên cần phải tạo ra thói quen giới thiệu
vào bài mới hay “warm-up” đó là điều hết sức cần thiết trong mỗi tiết dạy .Giới
thiệu bài tốt sẽ tạo tâm thế , động cơ, không khí thoải mái và thái độ học tập tích
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
cực đúng dắn của học sinh . Khi giảng dạy Từ vựng cần chú ý đến giọng điệu,
trọng âm và phát âm của từ cũng như chính tả của từ bởi tất cả những điều ấy giúp
học sinh sử dụng từ vựng chính xác nhất và hay nhất đúng như nghĩa nguyên sơ
của nó .
2.1 : PHƯƠNG PHÁP MỚI DẠY TỪ VỰNG(VOCABULARY)
.1-Dùng tranh ảnh phác họa :(Using picture/drawing)
-Nhằn gây hứng thú và sự tò mò của học sinh như tập trung sự chú ý của học sinh
chúng ta nên dùng một số tranh ảnh sinh động hay những bức kí học ngộ nghĩnh
vui mắt mà chúng ta tạo ra tại lớp học sẽ giúp các em suy nghĩ và đoán ra từ vựng
về nó nhanh nhất và dễ nhớ nhất .

Chẳng hạn giáo viên muốn dạy từ “a cat, flower, an apple, a banana”
Ví dụ: chúng ta muốn hỏi “What is it? It’s a cat .
+What are those? They are flowers.
2-Dùng vật thật
- Đây là cách rất hiệu quả cho việc dạy từ các loại hoa quả hay các vật dụng gia
đình mà chúng ta dùng thường ngày . Khi dùng thủ thuật này hầu hết các em dễ dàng
tiếp cận đến từ mà chúng ta cần tìm và nhớ nghĩa của từ rất lâu . Đặc biệt là các chủ
đề từ vựng ở Tiếng Anh 6.
Ví dụ: an orange, a banana, a telephone, a table, a book, a desk, a board,
a bench
-Ở phương pháp này giáo viên chỉ cần đưa đồ vật cần dạy và hỏi: What is this ?
3 Dùng điệu bộ hành động :(mime)
-Dùng thủ thuật này rất tốt trong việc dạy động từ (những từ chỉ về hành
động )hay những tính từ có tính biểu cảm , biểu lộ cảm xúc của con người bằng cách
này giáo viên dễ dàng giúp học sinh cảm nhận và tiếp cận tốt đến từ mà chùng ta cần
tìm hiểu .
Ví dụ : (to) sit down
(to) stand up
(to)close the book
(to)close the door.
-Khi dạy từ “sit down” giáo viên chỉ cần ngồi xuống và hỏi : What am I doing ?
-Khi dạy “open the book” giáo viên chỉ cần mở sách và hỏi :What am I doing ?
-Học sinh sẻ trả lời có thể bằng Tiếng anh hoặc Tiếng việt.
4-Dạng kết hợp vào trong lời ca , tiếng hát (Using music)
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
- Đặc điểm của học sinh là rất thích ca hát . Những bài múa hát trong chương
trình các em rất mau thuộc , hát rất hay và nhớ rất lâu . lợi dụng điều này giáo
viên đã mạnh dạn đưa lời ca tiếng hát vào dạy từ vựng để các em nhớ lâu hơn

và thích thú học từ vựng hơn .Hơn nữa đây là một hình thức giúp các em ôn tập
từ vựng một cách tự giác nhất và hiệu quả nhất .
- Ví dụ 1 : Khi dạy bảng chử cái tiếng anh tôi đã hát bài “The alphabet song”
Giúp các em nhớ và đánh vần các kí tự rất dễ và nhanh.
*Ví dụ 2: Khi dạy các từ về các thành viên trong gia đình như: “mother, father,
grandmother, grandfather tôi đã mượn lời bài hát:
“ Mother là mẹ. -A farmer has a farm.
Father là ba Nông dân là tên anh ta.
Ngân nga ngân nga A- F- A - R - M
Bà là grandma A- F- A - R - M
Ông là Grandfather. A farm là của Farmer
Children hát ca Nông Trang là của nông dân
(Là lá la la)2
5- Dùng tình huống (situation)
-Kích thích óc sáng tạo, tưởng tượng củng như sự kết nối liên hệ giữa các vấn
đề trước đó để đưa ra một vấn đề khác ở phía sau nó.Giúp các em phát triển óc
tưởng tượng và liên hệ thực tế cao.Từ đó giúp các em học từ có hiệu quả hơn và
dẽ nhớ hơn.
*Vidụ : muốn dạy từ “aunt or uncle” thì :
Teacher makes the situation:
-Your mother is Lan and her siser is Mai.
How do you call Mai who is your mother’sister ?
-A person who is younger or odler than your father and man
How do you call him ?
*Vidụ : bạn muốn dạy từ “Fruit or furniture” thì:
Teacher reads: Oranges,lemons, apples, graphes, mangoes
These are all “fruit”
Teacher reads: tables, chairs, beds These are all “furniture”
6 : Dùng ví dụ : (using examples)
-Cách này dung phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh,và các này rất hiệu

quả đối với việc dạy các danh từ chung hay những từ vượng mang tính khái
quát cao., có thể giúp các em tổng hợp được các vấn đề. Có nhiều khi dùng
phương pháp tùy vào đối tượng mà chúng ta có thể hướng dẫn bằng tiếng việt
hay tiếng anh. Hoặc có thể lồng cụm từ vào câu ví dụ để các em dễ nhớ và dễ
thuộc.
*Ví dụ : dạy từ “Interested in/ join in/ take care of”
Teacher gives examples:
- Doctor takes cares of sick people.
- Ba joins in English speaking.
- Hao is interested in reading book.
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
7: Dùng đồng nghĩa và phản nghĩa:
-Chúng ta dùng phương pháp này có hiệu quả đối với những từ vựng mang
nghĩa trái ngược nhau về hình dáng , màu sắc, cấp độ Dùng cách này
sẻ giúp các em học thuộc và nhớ cặp từ tương phản, đối nghĩa nhau.
*Ví dụ :Phản nghĩa: Tall >< short.
Big >< small
Long >< short.
Đối với cặp từ : tall/short có thể dùng “picture “ để dạy từ “tall” .Giáo viên có
thể hỏi: How tall this building ? HS trả lời : “It’s tall’’
And asks : “What’s the opposite word of tall ? “It’s short”
**Ví dụ : Đồng nghĩa: Take care of = look after.
Fix= repair.
Must=have to.
8: Dùng Translation/Dịch thuật :
-Phương pháp này chỉ dùng đối với trường hợp từ vựng quá khó hoặc nhứng từ
“passive” cần lướt nhanh qua để giúp các em hiểu bài học hơn trong trường hợp
học sinh quá yếu ta củng có thể dùng cách này để tiết kiệm thời gian .Tuy nhiên

chúng ta nên hạn chế dùng cách này vì nó hạn chế tính sáng tạo chủ động tích
cực trong học tập của học sinh.
Ví dụ : dạy từ “forget / relax”
Teacher says : How do you say “quên” in English ?
How do you say “thư giản” in English ?
2.2 : PHƯƠNG PHÁP MỚI KIỂM TRA TỪ VỰNG(VOCABULARY) .
Khi dạy từ vựng cho học sinh phải kể đến việc kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức
mới của học sinh như thế nào? Điều đó hết sức quan trọng.Bởi vậy trong quá trình
giảng dạy đúc rút một số kinh nghiệm để kiểm tra từ vựng cho học sinh.
1-Nối các kí tự tách rời từ vocabulary:
-Cách này thường dùng cho các cụm từ thông dụng , các em thường xuyên gặp
trong các đơn vị bài học hay gặp gỡ đi lại nhiều lần trong cuộc sống nên các em
trở nên rất quen thuộc với chúng .Đây là một hình thức kiểm tra mang tính vui
nhộn ,bổ ích nhằm giúp các em hoạt bát hơn trong việc nhận ra từ và nhớ từ nhanh.
Ví dụ : cum từ :play football,listen to music,watch TV,go to school,isten to
music so on.
Ta sẻ tiến hành chia từ 2-3 cột và yêu cầu học sinh nối nhanh sao cho các cụm từ
đều thành lập có nghĩa.
Column A Column B
1-pl a-tch TV
2-Lis b-ay football
3-Wa c-ten to music.
-Hoặc chúng ta có thể chia làm 3 cột A,B C
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
Column A Column B Column C
1-pl a-tch I.televison
2-lis b-ay II.Music
3-wa c-ten to III.Football.

2-Lắp ghép các chữ cái alphabet đơn lẻ thành các từ có nghĩa:
-Đây là một trong các thủ thuật giúp các em hình thành khả năng độc lập, tự chủ và
giúp các em ôn lại các từ mà các em đã được học. Hình thức này bắt buộc bộ nảo
các em tự giác làm việc để mang lại hiệu quả cao mà thành tích cao nhất là ghép
được các từ có nghĩa đúng. Đây củng là hình thức kiểm tra từ vừa hiệu quả vừa vui
nhộn giúp học sinh hứng thú xung phong làm bài.
Ví dụ : giáo viên đưa ra các kí tự và yêu cầu các em dùng kí tự đó để ghép các từ
giáo viên yêu cầu hay các từ các em thích.(a,b,c,d,e,f )
Example: Từ “cá” thì học sinh phỉ ghép được :
“Ngôi nhà” thì học sinh phải ghép được:
“Mẹ” thì học sinh phải ghép được:

3: Dùng các danh từ ghép Anh-Việt: (Matching)
(hay ghép cả tiếng anh lẫn tiếng việt).
-Vì đặc trưng của trường học miền núi học sinh học môn tiếng Anh thua xa so
với đồng bằng , và đặc biệt ở khối 6 còn có nhiều em là đân tộc thiểu số nên
ngoài học tiếng phổ thông còn học tiếng Anh nên học sinh rất dễ nhầm lẫn
trong cách gọi , các em thường khó nhớ .Chính vì lẽ đó tôi thường đưa hoạt
động “matching” này vào giúp các em dễ học dễ nhớ hơn và thích học hơn.
Vidụ: -Chicken-gà
-fish-cá
-eat-ăn
-meat-thịt.
Column A Column B
1-Chicken a-rau
2-Fish b-cá
3-Vegetables c-gà
4-meat d-thịt
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.

I
SI
S
H
H O U
S
U
E
M O T H E R
F
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
4-Rub out and remember: (Xóa và nhớ lại ) thủ thuật này bản thân tôi hay sử
dụng nhất vì rất tiện lợi,đở tốn thời gian và công sức , và học sinh thích thể hiện
được kết quả học từ vựng vừa xong, đa số chúng đều viết được những từ giáo
viên vừa xóa, bởi vì bản thân chúng cảm thấy thoải mái khi GV dùng các thủ
thuật dạy từ vựng phù hợp.
5-What and where (cái gì và ở đâu):
-Sau khi gợi mở từ vựng giáo viên viết các từ đó lên bảng và không viết theo
thứ tự, yêu cầu học sinh đọc lại được những từ đó, và viết chúng lại theo đúng
thứ tự GV viết.
Thủ thuật này củng gây hứng thú cho HS tuy mất nhiều thời gian cho GV và
HS nếu phải viết lại những từ đó.
6-Bingo :
-Đây là hoạt động gây hứng thú cho HS nhất vì chúng có thể nhớ lại tât cả
những từ chúng vừa học, thậm chí những từ chúng học cả tuần., thủ thuật này
thường được áp dụng cho Hs lớp 6,7.
VI: Kết quả :
-Trong thời gian vừa giảng dạy tại trường vừa vận dụng tất cả những thủ thuật
dạy từ vựng theo phương pháp đổi mới mà qua các năm tập huấn của bộ và học tập
chương trình bồi dưỡng thường xuyên như tôi đưa ra ở trên bản thân tôi đã rút ra được

một vài vấn đề như sau:
- Học sinh rất hướng thú hơn trong học từ vựng, từ đó chúng cảm thấy thích học môn
Tiếng anh đặc biệt là học sinh lớp 6 đầu cấp. Nhiều em có chuyển biến trong học bài
củ từ vựng ở nhà và xung phong lên trả bài nhiều hơn. Khi dạy từ theo phương pháp
mới thì học sinh không thụ động ngồi chép bài mà thay vào đó hăng say phát biểu xây
dựng bài hơn.
-Học sinh rất thích và hứng thú trong việc học từ vựng , nhiều từ vựng chúng đã thuộc
ngay trên lớp thông qua hoạt động “Check vocabulary”
* Ví dụ : What and where / slap the board / Rub out and remember”
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
country
Tow
n
big
or
smal
ll
city
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
*Hạn chế : Tuy nhiên qua các năm tôi giảng dạy và áp dụng các thủ thuật đó bản
thân tôi thấy một điều rằng ý thức học của học sinh vùng miền núi chưa cao. Nhiều
em vẩn không thuộc bài trước khi đến lớp, điểm kém nhiều đặc biệt là học sinh dân
tộc thiểu số và những em hay nghỉ học vô lí do. Bởi vậy kết quả học kì một không cao
và học kì hai càng yếu. Nhiều học sinh không ôn bài, làm bài tập về nhà, học xong là
quên ngay, thậm chí giáo viên yêu cầu chuẩn bị bài mới là tra từ vựng ở nhà củng
không làm. Điều này một phần do hoàn cảnh kinh tế của gia đình không có thời gain
cho các em học.Thêm vào đó gia đình không quan tâm đến việc học của con cái, ba
mẹ thường đi làm ăn xa không ai quản lí về việc học của con dẫn đến chúng chẳng
bao giờ học thuộc từ vựng nào cả.

Thế nhưng chúng ta củng đã đạt được kết quả chúng ta mong chờ là các em thích học
từ vựng, hứng thú trong việc học từ theo phương pháp đổi mới.
*Qua khảo sát tình hình học sinh tôi đã thu được kết quả như sau:.Tỉ lệ học sinh thích
học các thủ thuật dạy từ vựng hết sức bất ngờ:
Tôi đã lấy ý kiến học sinh thông qua đánh (V) vào ô phương pháp , thủ thuật
dạy Vocabulary mà chúng yêu thích: Khối 6 (6 A,B ,C) và 7 (7A,B ,C)
TT Các phương pháp Khối 6(A,B,C) Khôi 7 (A,B,C)
1 Visual aids 90% 76%
2 Realia 100% 98%
3 Mine 80% 75%
4 Kết hợp lời ca tiếng hát 99% 70%
5 Situation 22% 30%
6 Example 18 % 26%
7 Synoym /antonym 29%``` 40%
8 TRanslation 46% 50%

*Qua kết quả thực dạy và khảo sát thực tế học sinh khối 6,7 tôi đã rút ra kết luận
chung trong 5 năm đổi mới phương pháp dạy từ vựng.Các thủ thuật 1,2,3,4 được học
sinh yêu thích nhiều hơn và vận dụng nhiều trong thực tế.Các thủ thuật 5,6,7,8, thì ít
thích hơn vì chúng có thể khó hơn và không hay lắm.
TT Các thủ thuật Khối 6(A,B,C) Khôi 7 (A,B,C)
1 Nối các kí tự tách rời từ vocabulary 90% 85%
2 Lắp ghép các chữ cái alphabet đơn lẻ
thành các từ có nghĩa:
65% 50%
3 Dùng các danh từ ghép Anh-Việt 100% 98%
4 Rub out and remember 99% 87%
5 What and where 45% 40%
6 Bingo 98 % 85%
*Kết quả khảo sát các thủ thuật kiểm tra từ vựng cho thấy: thủ thuật 1,3,4,6 học sinh

thích hơn thủ thuật 2,5. Học sinh thích nhất là thủ thuật “Matching”
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
VII .THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DẠY TỪ VỰNG:
1 Thuận lợi:
-Giáo viên có đầy đủ trang thiết bị: Giấy trong, đèn chiếu, áp phích, tranh ảnh, dạy
bằng giáo án điện tử để hổ trợ cho giảng dạy phương pháp đổi mới.
-Học sinh rất có hứng thú khi học từ vựng.
-Nhiều từ gần gủi với thực tế nên dễ nhớ và thuộc.
-Giáo viên đã đưa nhiều cách dạy từ phù hợp, hiệu quả
2. Khó khăn:
-Trình độ học sinh quá chênh lệch, giữa học sinh dân tộc ít người và dân tộc kinh khá
rỏ ràng.
-Học sinh vắng học quá nhiều, dẫn đến hỏng kiến thức về từ.
-Học sinh không có điều kiện tiếp xúc với người bản ngử nên dẽ dàng nhanh chóng
quên từ vừa học.
-Chưa tổ chức được câu lạc bộ nói Tiếng Anh cho học sinh để HS có điều kiện trao
đổi ngôn ngữ với nhau để có cơ hội tăng thêm vốn từ.
VIII: Đề xuất:
+Cho các học sinh dân tộc thiểu số học cùng lớp tạo điều kiện để giáo viên có
thể giúp đở thêm các em trong quá trình học tập.
+Tổ chức câu lạc bộ Tiếng anh mổi tháng 1 lần giúp cho các em có cơ hội trao
đổi ngôn ngữ các em đã học, cơ hội để giao tiếp.
+ Làm phòng Lab để cho học sinh có nhiều cơ hội nghe cách phát âm chính xác
của người bản ngữ, giáo viên đở tốn thời gian trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trên
lớp.
*Việc thực hiện để tài đã phần nào đánh giá tình hình học tập của học sinh, tính
tự chủ, độc lập sáng tao của các em.Tuy nhiên thực hiện SKKN chắc chắn sẻ còn
nhiều thiếu sót.Tôi rất mong các đồng nghiệp và thầy cô quan tâm góp ý để SKKN

ngày càng hoàn thiện hơn.
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS
VII: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1-Sách Tiếng Anh 6
2-Sách Tiéng Anh 7.
3-Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì III.
4-Các sách tham khảo dạy : Tiếng Anh bậc THCS.các tác giả trong nước.
VIII : Mục lục :
Mục lục Trang
1: Giới thiệu 1
2: Lí do chọ đề tài. 1
3:Phạm vi.đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
2
4: Mục đích đề tài,cơ sở lí luận,phương pháp nghiên cứu 2
5:Nội dung đề tài:
a- Thực trang học sinh học tiếng anh
b- Một vài kinh nghiệm giảng dạy cụ thể
4-10
6.Kết quả 11
7.Tài liêu tham khảo. 12
Lao Bảo ngày 26 tháng 4 năm 2008.
Người thực hiện.
Ngô Thị Hiền.
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
Đề tài ‘Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng -Vocabulary tiếng anh bậc THCS

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG HÓA
T R ƯỜNG THCS LAO BẢO
Đề tài
Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng
Vocabulary tiếng anh bậc THCS
Người thực hiện: Ngô Thị Hiền
Tổ: Tiếng Anh.
N
gười thực hiện :Ngô Thị Hiền -Trường THCS Lao Bảo.
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG HÓA
TR ƯỜNG THCS LAO BẢO
Đề tài
Phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng
Vocabulary tiếng anh bậc THCS
Người thực hiện: Ngô Thị Hiền
Tổ: Tiếng Anh.

×