Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.68 KB, 2 trang )
C m nh n bài th C nh Ngày Hè c a Nguy n Trãiả ậ ơ ả ủ ễ
Đề bài: Cảm nhận bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi
Tham khảo bài làm của bạn Vũ Thị Yến Nhi lớp 10A1 trường THPT Ngô Gia Tự
Bài thơ Cảnh Ngày Hè được Nguyễn Trãi viết lại trong một buổi chiều hóng mát tại Côn Sơn. Qua
bài thơ tác giả đã miêu tả thiên nhiên thật rạo rực, sống động của nhưng bên trong nhà thơ lại u
uất vì không được nhà vua trọng dụng để giúp đời, giúp nước.
1. Cái tên của bài thơ mang tính chất giáo huấn (Gương báu răn mình) nhưng thực chất đây lại là
một bài trữ tình về cảnh, về người. Qua bài thơ có thể thấy được một tâm hồn nghệ sĩ rất giàu cảm
xúc trước thiên nhiên tạo vật nhưng cũng tràn đầy những ước mơ bình dị mà cao đẹp về cuộc sống
của nhân dân.
2. Về cảnh thiên nhiên:
Câu mở đầu cho thấy hình ảnh nhà thơ trong một ngày rỗi rãi, nhàn tản, nhưng rỗi nhàn tản một
cách không bình thường vì đây là những ngày Nguyễn Trãi ở Côn Sơn (1438 – 1442). Tuy vẫn đang
làm quan nhưng ông không được nhà vua trọng dụng như trước, vì thế không có việc gì cần kíp, có
thể ngồi hóng mát cả ngày trường.
Ba câu tiếp theo và câu sáu “Dắng dỏi cầm ve lầu mịch dương” là sự cảm nhận cảnh vật thiên nhiên
của một tâm hồn ung dung, thư thái, tha thiết yêu đời. Đó là một bức tranh đầy sức sống; cây lựu
trước hiên nhà vẫn đang trổ hoa đỏ rực; ao sen đầy những đài sen màu xanh, không còn thoang
thoảng hương thơm như trước; tiếng ve vẫn râm ran, inh ỏi… Cảnh vật một buổi chiều tối cuối hè
ấy được thi nhân đón nhận bằng thị giác “hòe lục”, “thức đỏ”, bằng khứu giác “mùi hương”, bằng
thính giác “dắng dỏi cầm ve”. Tuy là một buổi chiều, nhưng không hề im lìm tĩnh lặng. Có thể thấy
rõ điều đó qua những từ tượng hình, tượng thanh gây ấn tượng mạnh mẽ: đùn (cành lá cứ như sinh
sôi ngay trước mắt), phun (màu đỏ của hoa lựu không phải tỏa ra, rực lên mà như sức sống chất
chứa bị dồn nén đang bật ra, trào ra), dắng dỏi (âm thanh rộn rã, chói gắt lại được nhấn mạnh
bằng biện pháp đạo ngữ). Tóm lại, tâm hồn nhà thơ đã hòa vào cảnh vật, cùng chung cái sắc điệu
tươi vui, ấm áp của mọi vật xung quanh.
3. Về cuộc sống con người
Câu thơ “Lao xao chợ cá làng ngư phủ” gợi tới những âm thanh sống động trong sinh hoạt hằng
ngày của đời sống con người. Ở đây từ tượng thanh lao xao cũng được nhấn mạnh bằng biện pháp
đảo ngữ để thể hiện sự tinh tế trong tâm hồn Nguyễn Trãi: lao xao không chỉ gợi sự vui tai mà còn
gợi sự vui mắt bởi cảnh đông đúc, nhộn nhịp, hoàn toàn khác so với xáo xác hoặc xao xác là nhốn