Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Tham luan cong tac chu nhiem 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.35 KB, 9 trang )


Sở GD&ĐT Hà Nội
Phòng GD&ĐT Huyện Sóc Sơn
Người Thực Hiện: Nguyễn Văn Thanh
Phó trưởng Phòng GD&ĐT.

I. Thực trạng công tác chủ nhiệm trong
nhà trường phổ thông hiện nay:
Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ
tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục
ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho dạy và học.
Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo
thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ , đặc
biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ
huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những
thông tin cần thiết trong phối hợp cùng giáo dục
Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường và các biểu hiện tiêu
cực ngoài xã hội đã có những ảnh hưởng xấu tới công
tác giáo dục đạo đức học sinh.
Nhiều cám dỗ, trò tiêu khiển đã làm cho một số học sinh
giảm đi sự chuyên cần.
Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3
buổi họp phụ huynh/năm, còn chủ yếu là qua điện thoại
trong những trường hợp cần thiết .
Công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm. , thực tế
hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho
GVCN.


Số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết / tuần, chưa
tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác
chủ nhiệm

II- Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo
viên chủ nhiệm lớp, trong hoạt động giáo dục học sinh
ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Công tác chủ nhiệm đảm bảo cho lớp học ổn định, có tổ chức.
Công tác chủ nhiệm là một kênh quan trọng đảm bảo thực hiện
dân chủ trong nhà trường.
Công tác chủ nhiệm còn góp phần tăng cường hiệu quả bài
giảng của giáo viên.
Giáo viên chủ nhiệm còn là người trực tiếp tổ chức, triển
khai thực hiện các nội qui, qui định của nhà trường, của
ngành đến từng học sinh.
GVCN chính là người cha, người mẹ thứ hai biết yêu
thương, quan tâm, thấu hiểu mọi tâm tư của các em, là chỗ
dựa tin tưởng nhất để các em giãi bày mọi khúc mắc.
GVCN còn là một mắt xích, là câù nối đa chiều kết hợp các
mối quan hệ giữa học sinh, gia đình, nhà trường.

III- Đề xuất đổi mới nội dung, phương pháp và kỹ năng thực
hiện công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường phổ
thông đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông trong giai đoan hiện nay.
1- Điều tra cơ bản tình hình lớp chủ nhiệm:
2- Xây dựng cơ cấu tổ chức lớp khoa học, đội ngũ cán bộ lớp liên
kết chặt chẽ, có khả năng tổ chức, thuyết phục cao:
3- Lập kế hoạch chủ nhiệm:
4- Xây dựng các tiêu chí thi đua: cụ thể , chính xác, công khai , minh

bạch
5- GVCN quan tâm sát sao, nhiệt tình, có trách nhiệm tới từng học
sinh:
6- Tổ chức tốt các nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh:
7- Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục đạo đức học sinh, quy
chế đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh, các hoạt
động hướng nghiệp- ngoài giờ lên lớp.
8- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh:
9- Phối hợp giữa giáo viên bộ môn và các đoàn thể.

IV- Những giải pháp nhằm tăng cường năng lực làm công
tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên ở trường phổ thông:
1- Đối với giáo viên:
Bồi đắp lòng yêu nghề, tận tuỵ với công việc; Nâng cao không ngừng
trình độ học vấn, văn hoá chung, trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức
tác phong; Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm lý luận sư phạm, mẫu
mực trong giao tiếp xã hội, đồng nghiệp, thầy trò, thực sự là “Tấm gương
sáng cho học sinh noi theo”.

2- Đối với các cơ sở giáo dục:
Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động xây dựng: “Nhà trường văn
hoá- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch”
Ban giám hiệu mỗi nhà trường cần lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng
lực làm công tác chủ nhiệm.
Hạn chế việc thay đổi GVCN lớp, của một lớp trong cùng một năm học,
tránh sự xáo trộn gây ảnh hưởng đến lớp chủ nhiệm.
Xây dựng cho được bộ tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng , bằng
điểm thật cụ thể, chi tiết để đánh giá thi đua các lớp, qua đó đánh giá thi
đua công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm.
Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường- xã hội, tạo môi

trường giáo dục tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của học sinh.

3- Đối với ngành GD& ĐT:
Xây dựng giáo trình giảng dạy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
từng cấp học.
Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GVCN nhằm nâng cao năng lực
chủ nhiệm cho giáo viên.
Tạo các diễn đàn, câu lạc bộ để GVCN trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Tăng số giờ quy đổi cho công tác chủ nhiệm, giảm số giờ thực dạy để
giáo viên chủ nhiệm dành thời gian cho công tác chủ nhiệm nhiều hơn.

Søc KhoÎ
An Khang
ThÞnh V îng
H¹nh Phóc
V¹n sù Nh ý
!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×