Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.39 KB, 9 trang )

- 1 -
PHÒNG GD BA TRI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCSAN HÒA TÂY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
Đề tài :
CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
-------------------
LỜI NÓI ĐẦU :
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo về đạo đức cho
HS , nâng cao vai trò , hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp , tôi xin giới
thiệu một số vấn đề về “ Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông “.
Nội dung gồm 2 chương :
Chương I : Chức năng , nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường phổ thông .
Chương II : Nội dung công tác chủ nhiệm lớp .
*
* *
CHƯƠNG I :
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
LỚP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I/-CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP :
Trước hết , giáo viên chủ nhiệm ( GVCN ) lớp là người quản lý giáo
dục HS toàn diện 1 lớp , GVCN không những nắm được những chỉ số của
quản lý hành chánh như : Tên , tuổi , số lượng , gia cảnh , trình độ HS về
học lực và đạo đức ... mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách
của HS trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục , dạy học
phù hợp vối điều kiện , khả năng của mỗi HS . Ngoài ra , GVCN phải có
- 2 -
những tri thức cơ bản về tâm lý học , giáo dục học và phải có hàng loạt kỹ
năng sư phạm như : kỹ năng tiếp cận đối tượng HS , kỹ năng nghiên cứu
tâm lý lứa tuổi , xã hội , kỹ năng đánh giá , kỹ năng lập kế hoạch chủ


nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự
phát triển nhân cách của học sinh ... GVCN cần đặc biệt quan tâm tới việc
đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách
học sinh .
2-Chức năng thư ùhai của GVCN là tổ chức tập thể HS hoạt động tự
quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS .
GVCN không nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ
yếu của GVCN là bồi dưỡng năng lực tự quản cho HS của lớp . Đội ngũ tự
quản bao gồm : Ban cán sự , Ban chấp hành chi đoàn , Cán sự lớp , Tổ
trưởng ...
GVCN chỉ là cố vấn cho tập thể lớp , cần có năng lực dự báo chính
xác khả năng của HS trong lớp . GVCN chỉ là người giúp HS tự tổ chức các
hoạt động đã được kế hoạch hoá .
3-Chức năng thứ ba của GVCN lớp là cái cầu nối giữa tập thể HS với
các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường , là người tổ chức phối hợp các
lực lượng giáo dục .
-GVCN có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nghò quyết , tư tưởng chỉ
đạo của BGH tới HS lớp CN . GVCN là nhà quản lý , nhà sư phạm , đại
diện cho Hiệu trưởng những yêu cầu đồi với HS . GVCN là người đại diện
cho quyền lợi chính đáng cho HS trong lớp , bảo vệ HS về mọi mặt một
cách hợp lý , phản ảnh với Hiệu trưởng , các GVBM , với gia đình và đoàn
thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của HS , để có
giải pháp giải quyết phù hợp kòp thời , có tác dụng giáo dục .
4-Chức năng thứ tư của GVCN là đánh giá khách quan kết quả rèn
luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp .
GVCN cần đánh giá khách quan , chính xác , đúng mức đối với quá
trình học tập rèn luyện , phát triển nhân cách của mỗi HS , nhằm điều chỉnh
mục tiêu , kế hoạch ... hoạt độâng cả lớp và mỗi thành viên.
- 3 -
II/-NHIỆM VỤ CỦA GVCN LỚP :

1.Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học , lớp học , chương trình
giáo dục dạy học của trường .
GVCN cần nắm vững mục tiêu cấp học , nhiệm vụ năm học của Bộ ,
chương trình hoạt động và dạy học của trường thì mới có cơ sở xây dựng kế
hoạch hoạt động của lớp CN . Ngoài ra , GVCN cần nắm vững các văn bản
sau đây để quán triệt trong tổ chức giáo dục lớp CN :
• Mục tiêu cấp học
• Chỉ thò từng năm học – ( nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu )
• Chương trình giảng dạy các môn học
• Kế hoạch năm học của nhà trường
• Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo
dục , dạy học : vấn đề thu học phí , chế độ chính sách đối với con em
thương binh , liệt só , nội qui HS ...
2-Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường , nhiệm vụ
nầy được cụ thể hoá bằng các công việc sau đây :
-Tổ chức và phân công của BGH
-Cơ cấu tổ chức Chi bộ , Đoàn , Đội , Công đoàn nhà trường
-Đội ngũ GV , các tổ chuyên môn và số GV các môn học dạy ở lớp
CN
-Nắm vững đội ngũ GV phụ trách từng mặt hoạt động giáo dục của
nhà trường : Văn nghệ , TDTT , Lao động , Thư viện , Y tế , Bảo vệ ...
3-Tiếp nhận HS lớp CN , nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của
đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm
tâm sinh lý , nhân cách , năng lực của mỗi em , hoàn cảnh gia đình và sự
quan tâm của gia đình đối với con em .
4- Để làm tốt công tác CN lớp , người GVCN phải tự hoàn thiện
phẩm chất nhân cách của người thầy giáo theo một số yêu cầu sau đây :
+ Trau dồi lòng yêu nghề , yêu thương HS , thực hiện trên hành động
“ Tất cả vì học sinh thân yêu “
+ GVCN phải là một mẫu mực trong cuộc sống , giải quyết tốt các

mối quan hệ không chỉ đối với HS lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia đình ,
đồng nghiệp , với mọi người ở cộng đồng , nơi ở và toàn xã hội
- 4 -
+ GVCN có trách nhiệm theo dõi tình hình thời sự , chính trò trong và
ngoài nứoc nhằm hoàn thiện nhân cách , góp phần thực hiện công tác
GVCN .
5-Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GVCN lớp là không
ngừng học tập chuyên môn , nghiệp vụ sư phạm , nhằm đổi mới công tác tổ
chức giáo dục , dạy học , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
ở nhà trường phổ thông .
GVCN cần phải có một số năng lực , tính cách để làm tốt công tác
chủ nhiệm như :
-Bình tỉnh , khả năng tự kiềm chế .
-Trung thực .
-Giữ chữ tín , tự trọng .
-Có năng lực sư phạm như nhạy cảm sư phạm , tiếp cận đối tượng
khác nhau , biết cách đối xử cá biệt hoá , lập kế hoạch tổ chúc hoạt động ...
6.GVCN phải là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi
trường sư phạm lành mạnh , thống nhất tác động , thực hiện các mục tiêu ,
nội dung giáo dục HS lớp chủ nhiệm .
GVCN cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của BGH , cần hợp pháp hoá
mọi hoạt động của GVCN với tư cách là người đại diện hiệu trưởng . Vì
vậy, mọi hoạt động đối ngoại nên lấy giấy giới thiệu của nhà trường , hoặc
có tham dự của BGH .
CHƯƠNG II :
NỘI DUNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp , người GVCN phải thực hiện
những công việc sau đây :
I/-TÌM HIỂU , PHÂN LOẠI HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM :
GVCN phải hiểu rõ từng HS một cách đầy đủ , chính xác về :

1-Hoàn cảnh sống của từng HS :
- 5 -
GVCN cần phải tìm hiểu , nắm vững gia phong , gia cảnh , hoàn cảnh
sống nói chung của từng HS là hết sức quan trọng . Nó giúp GVCN biết
được nguyên nhân , những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực , những thuận lợi
hay khó khăn đang tác động đến HS . Đồng thời biết được phương pháp
giáo dục của gia đình ( tốt hay chưa tốt ) để có thể tham mưu , tư vấn và
phối hợp với gia đình , lựa chọn phương pháp tác động phù hợp .
2-Những đặc điểm về thể chất , sinh lý của từng HS : GVCN cần nắm
vững những đặc điểm : thể lực , sức khoẻ ... của HS lớp chủ nhiệm , nhằm
giúp các em hoà nhập và cùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung
trong tình cảm của tập thể đoàn kết thân ái .
3-Những đặc điểm về tâm lý của mỗi HS :
Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi HS giúp GVCN lựa chọn sử
dụng phương pháp giáo dục cá biệt có kết quả tốt .
4-Nắm vững tính cách và những hành vi đặc điểm của từng HS .
Việc tìm hiểu , nắm vững những đặc điểm về hoàn cảnh sống , những
đặc điểm về thể chất , tâm sinh lý , những phẩm chất đạo đức , những năng
khiếu và sở thích , ... của từng HS là hết sức quan trọng và cần thiết . Giúp
GVCN lựa chọn những biện pháp tác tác động sư phạm phù hợp nhằm khơi
dậy và phát huy được mặt mạnh sẵn có ở mỗi em đồng thời hình thành ,
phát triển những phẩm chất cần thiết .
II/-XÂY DỰNG TẬP THỂ HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM :
1.Trước hết GVCN phải tổ chức “ bộ máy tự quản “ của lớp – đội ngũ
cán bộ tự quản , gồm có :
+ Một lớp trưởng phụ trách chung .
+ Các lớp phó : tuỳ theo tình hình cụ thể của lớp , mỗi lớp có thể cử 1
đến 3 lớp phó . Mỗi người phụ trách một , hai nội dung hoạt động của lớp
như : học tập , lao động , văn nghệ , thể thao , ...
+ Các cán sự bộ môn : mỗi môn học có một cán sự . Ngoài cán sự

môn học , cần có cán sự một số hoạt động của lớp như : thủ quỹ , thư viện ,
văn nghệ , ...
+ Đội cờ đỏ của lớp : gồm 1 đội trưởng và các đội viên ( mỗi tổ cử 1
đến 2 đội viên )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×