Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI THUYẾT MINH LĂNG MINH MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.24 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HOẠC QUẢNG NAM
KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH
BÀI THUYẾT MINH LĂNG MINH MẠNG
Nhóm sinh viên thực hiện và mức độ tham gia:
Sinh viên thực hiện Mức độ tham gia
1. Lê Đình Đông A
2. Nguyễn Luật B
3. Nguyễn Hoàng Vinh B
4. Lê Thị Kim A
5. Trần Thị Kim Anh B
6. Phạm Thị Phượng A
7. SulyVông B
Lăng Minh Mạng
Xin chào Quý khách, hôm nay tôi rất vui khi được dẫn đoàn chúng ta
đến thăm quan lăng vua Minh Mạng. Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là Lê
Đình A, là Hướng dẫn viên của công ty du lịch Hội An Travel , chúc cả
đoàn sức khỏe, có một chuyến đi thú vị và bổ ích.
Bây giờ thì xe của đoàn chúng ta đang lăn bánh trên thành phố Huế
chỉ còn ít phút nữa thôi chúng ta sẽ có mặt tại lăng Minh Mạng.
Lăng Minh Mạng tọa lạc trên bờ sông hương, thuộc huyện Hương
Trà nay là thành phố Huế, thỉnh Thừa Thiên Huế.
Vâng! như quý khách đã biết Huế là nơi còn bảo lưu khá nguyên vẹn
hệ thống các thành quách cung điện, lăng tẩm của triều đại nhà Nguyễn.
Nếu tham quan Đại Nội, người ta gọi đó là “Hoàng cung thứ nhất” dành
cho 13 vị vua triều Nguyễn từ vua Gia Long đến vị vua cuối cùng là Bảo
Đại thì đi ngược dòng sông Hương về phía Tây của thành phố Huế là các
khu lăng tẩm, nơi yên nghỉ của các vua được xem là “Hoàng cung thứ
hai” khi về cõi vĩnh hằng.
Trải qua 143 tồn tại (1802-1945), triều Nguyễn có tất cả 13 vị vua.
Nhưng do những lí do lịch sử khác nhau nên chỉ có 7 vị vua có lăng tẩm,
đa số các lăng này đều tọa lạc ở bờ Nam sông Hương.


Trải qua một chặng đường dài cuối cùng đoàn chúng ta cũng đã đến
với lăng Minh Mạng.
Giờ đây thì đoàn nhà mình đang đứng trên địa phận lăng Minh
Mạng. Trước tiên tôi xin giới thiệu tổng quát về lịch sử xây dựng lăng:
Vâng thưa đoàn nhà mình! Thời đó thì vua Gia Long là Vị Vua đầu
tiên của triều Nguyễn ông lên ngôi vua năm 1802 đến 1820 làm vua được
18 năm nhà vua mất. Sau khi Vua Gia Long mất thì con trai thứ 4 là Minh
Mạng lên ngôi lấy niên hiệu là vua Minh Mạng. Minh Mạng là một người
rất thông minh, hiếu học, tài kiêm văn võ, ông lên ngôi vua năm 30 tuổi
và trị vì trong vòng 20 năm từ năm 1820 đến 1840, thọ 50 tuổi.
Việc cân nhắc xây dựng lăng của vua Minh Mạng cũng như các ông
vua khác là luôn chú trọng đến địa lý phong thủy để xây lăng với ước
muốn con cháu mình sau này sẽ tiếp nối vương đế. Ngoài yếu tố địa lý
phong thủy, theo tập quán chung của các triều đại, các vua thường đề cao
Dịch lý: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị”,
có nghĩa “Vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ, hướng về lẽ
sáng để làm việc nước”. Vì vậy mà toàn bộ công trình xây dựng các Lăng
của các ông vua triều Nguyễn đều theo một trục căn bản quay về hướng
Nam, một phong tục mà không chỉ vua chúa Việt Nam mà cả Trung Hoa,
Triều Tiên và Nhật Bản đều chọn trong chương trình thiết kế Kinh đô hay
Lăng tẩm.
Cũng như vua cha là Gia Long sau khi qua đời vua Minh Mạng cũng
cho xây dựng nơi yên nghĩ cuối cùng của của mình. Sau khi làm vua được
7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình.
Quan Địa lý Lê Văn Đức đã chọn được một chỗ đất tốt ở địa phận núi
Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và
Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng. Nhưng phải ròng rã
14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho
xây dựng lăng tẩm của mình ở nơi này. Nhà vua cho đổi tên núi Cẩm Kê
(thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn và gọi tên lăng là

Hiếu Lăng. Đích thân nhà vua xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các
quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên.
Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Vua sai các
quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển lính
và thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La thành. Tháng 8 năm 1840, Minh
Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên
giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công việc. Một tháng sau, công
việc vừa được tiếp tục thì Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm
1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, chỉ một tháng sau (tháng 2-1841) đã sai
các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ
huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của
vua cha để lại. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được
đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm
1843 mới hoàn tất. Để xây dựng lăng vua huy động gần 1 vạn lính thợ
trước tiên vua Minh Mạng cho đào hồ Trừng Minh, đổ đá cho có kẻ hở để
dẫn nước từ núi Cẩm Khê vào 2 hồ theo thế Chi huyền thủy ( tức là nước
trong hồ chảy từ trái sang phải theo hình chữ “Chi“ ), sau này là hồ Trừng
Minh và hồ Tân Nguyệt. Bên cạnh coi trọng mạch nước, các vua nhà
Nguyễn quan niệm mạch nước là huyết mạch của rồng, đất là thịt rồng, đá
là xương và hoa lá là râu tóc của rồng nên cảnh quan của lăng vẫn giữ
được cho đến ngày hôm nay.
Trước khi tham quan cụ thể lăng Minh Mạng tôi xin giới thiệu tổng
quát về bố cục kiến trúc của lăng:
Vâng! trước mắt đoàn chúng ta sơ đồ tham quan lăng Minh Mạng
Nhìn vào sơ đồ thì Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối
xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt
các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển
Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng
Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh
Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh

Mạng). Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475
ha), xung quanh lăng có La thành bao bọc. Cửa chính của lăng tên là Đại
Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng. Hai bên cửa
chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Hồ Trừng Minh gồm hai
nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc
qua, giống như hai lá "phổi xanh", bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến
trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm). Ở giữa hai
hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt, trên đường thần đạo, là Minh Lâu. Hồ Tân
Nguyệt hình vầng trăng non ôm lấy một phần khu mộ vua (Bửu thành).
Bửu thành là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành, bên
trong, sâu bên dưới là mộ vua. Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu
mang tên Trung Đạo kiều, nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo
quanh lăng. Phía sau Bửu Thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm
giác u tịch. Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo, các công trình
cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên
nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này. Bố cục kiến trúc đăng
đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm
cần có của công trình lăng mộ. Tuy vậy, ở ngoài rìa, men theo con đường
dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng, xen lẫn với
cây cối có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh như:
đình Điếu Ngư, gác Nghênh Phong, hiên Tuần Lộc, sở Quan Lan, Tạ Hư
Hoài ... làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với
thiên nhiên và duyên dáng tráng lệ.
Lăng Minh Mạng là tổng thể kiến trúc bao gồm 40 công trình lớn nhỏ
được bao bọc bởi vòng La thành dài 1.750 m, lăng gồm cung điện, lâu đài,

×