Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đề cương QLNN về pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.35 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QLNN VỀ TM 5
Câu 1: Phân tích khái niệm và sự cần thiết của QLNN về TM. Vì sao phải tăng cường QLNN về TM ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay? 5
Câu 2: Phân tích các đặc điểm của QLNN về TM. Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu các đặc điểm dó trong
hoạch định chính sách và quy hoạch phát triển TM của nước ta? 5
Câu 3: Phân tích những chức năng cơ bản của QLNN về TM. Liên hệ thực tiễn về chính sách, giải pháp
điều tiết thị trường, khuyến khích thúc đẩy phát triển TM nước ta 5
Câu 4: Phân tích vai trò của QLNN về TM. Liên hệ thực tiễn về CS, giải pháp điều tiết thị trường,
khuyến khích thúc đẩy TM ở nước ta 8
Câu 5: Phân tích vai trò của QLNN đối với tạo lập môi trường KD và hỗ trợ phát triển TM. Liên hệ thực
tiễn vai trò đó của NN trong giai đoạn hiện nay? (câu 4) 12
Câu 6: Phân tích vai trò của NN đối với công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về TM.
Liên hệ thực tiễn công tác quản lý thị trường ở nước ta hiện nay 12
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QLNN VỀ TM 13
Câu 1: Trình bày khái quát nội dung và cơ chế hoạt động của các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh
tranh. Vì sao phải nghiên cứu và vận dụng các quy luật kinh tế đó trong QLNN về TM? 13
Câu 2: QLNN về TM cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào? Vận dụng nguyên tắc thống nhất
QLNN về TM ở nước ta được thể hiện ntn? 13
Câu 3: Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm những vấn đề gì? Để vận dụng tốt nguyên tắc
này trong thực tế QLNN về TM cần phải đáp ứng các nhu cầu gì? 14
Câu 4: Nguyên tắc tính hiệu lực và hiệu quả trong QLNN về TM được thể hiện ntn? Cần phải làm gì để
vận dụng tốt nguyên tắc này trong QLNN ở nước ta 14
Câu 5: Vì sao phải kết hợp QLTM theo ngành với lãnh thổ. Cần phải nhận thức và vận dụng nguyên tắc
này ntn trong QLNN về TM ở nước ta hiện nay 15
Câu 6: Trình bày khái niệm, nội dung và tác động của các phương pháp QLNN về TM? Vì sao trong
thực tiễn phải sd kết hợp các phương pháp QLNN về TM? 16
Câu 7: Phân tích những đặc điểm chủ yếu và chỉ ra sự khác biệt giữa các phương pháp kinh tế, giáo
dục, hành chính trong QLNN về TM. Ý nghĩa nhận thức sự khác biệt đó trong QLNN về TM? 17
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QLNN VỀ TM 19
Câu 1: bản chất và những vấn đề đặt ra về phân cấp trong QLNN về TM? Liên hệ thực tiễn vấn đề này


ở nước ta hiện nay? 19
Câu 2: Pt chức năng, vai trò của QLNN về TM của Bộ quản lý ngành (theo nghị định số 95/2012/NĐ –
CP ngày 12/11/2012 của CP) ở nước ta hiện nay 19
1
Câu 3: Pt chức năng và vai trò của các cơ quan QLNN về TM ở địa phương? Những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN về TM ở các cấp địa phương ở nước ta hiện nay? 19
Câu 4: Pt cơ chế phối hợp với Bộ công thương và các bộ, ngành hữu quan, các Bộ quản lý chuyên
ngành thuộc lĩnh vực DV (bưu chính – viễn thông, du lịch ) trong QLNN về TM? 20
Câu 5: Pt vai trò và những yêu cầu đặt ra đối với công tác cán bộ trong bộ máy QLNN về TM ở nước ta
hiện nay 21
Vai trò của công tác cán bộ: 21
Phát huy được vai trò và đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý gắn với chức năng, nhiệm vụ mà họ
đảm nhiệm trong hệ thống bộ máy QLNN về TM 21
Đáp ứng kịp thời nc nguồn cán bộ cho bộ máy QLNN về số lượng, chất lượng, cơ cấu 21
Tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ cán bộ quản lý 21
Là đk quyết định sự thành công của qt đổi mới tư duy quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
năng lực và hiệu quả của bộ máy QLNN về TM 21
Tạo ra và thúc đẩy dự đoàn kết, đồng thuận, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm của bộ máy quản lý
21
Yêu cầu 21
Về phẩm chất chính trị: có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, kiên định theo đường lối, chủ
trương, CS của đảng và PL của NN 21
Về năng lực chuyên môn: có am hiểu chuyên môn tốt, có đủ tri thức quản lý ngành, lĩnh vực mà mình
phụ trách, đảm nhiệm 21
Về năng lực tổ chức: có kn quan sát linh hoạt, nhạy cảm để nắm được nhiệm vụ từ tổng thể đến chi
tiết, biết cách sắp xếp tổ chức lđ khoa học 21
Về phẩm chất đạo đức, tác phong: tuân thủ những chuẩn mực về hành vi sinh hoạt, ứng xử, quan hệ
XN, có nghệ thuật ứng xử vừa mềm dẻo vừa kiên quyết 21
CHƯƠNG 5: NỘI DUNG CỦA QLNN VỀ THƯƠNG MẠI 22
Câu 1: QLNN về TM theo đối tượng quản lý gồm những nội dung cơ bản nào? Thực hiện các nội dung

QLNN về giá cả và chất lượng hh lưu thông trên thị trường ở nước ta có những ưu, nhược điểm gì?. 22
Quản lý đăng ký, niêm yết giá để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong giám sát giá của người
mua, người tiêu dùng và giữ ổn định giá cả thị trường 22
Kiểm soát độc quyền ngăn chặn mọi hình thức nhằm xác lập và duy trì giá độc quyền để kiếm lời 22
Kiểm soát chống bán phá giá : NN quy định chính sách, pháp luật về thuế chống bán phá giá và chuẩn
bị tốt lực lượng chức năng có trình độ, năng lực thực thi quản lý nhà nước về chống bán phá giá 22
Kiểm soát để chống và tiến tới xóa bỏ bảo hộ cũng như trợ cấp qua giá 22
Kiểm soát giá gắn liền với ngăn chặn hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường 22
2
Câu 2: QLNN về TM theo chức năng quản lý bao gồm những nội dung gì? Liên hệ việc thực hiện nội
dung quản lý đó trong lĩnh vực TMHH hoặc TMDV ở nước ta 22
Câu 3: Hãy nêu các bộ phận chủ yếu của kết cấu hạ tầng TM. Chỉ rõ những nội dung chủ yếu của
QLNN đối với kết cấu hạ tầng TM. Thực tiễn quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng TM ở nước ta có
những ưu, nhược điểm gì? 23
Câu 4: Các nội dung chủ yếu của QLNN về TM trên địa bàn lãnh thổ cấp tỉnh (hoặc thành phố trực
thuộc TW) nội dung nào được coi là quan trọng đối với QL của CQ địa phương về TM trên địa bàn? 23
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH HÓA THƯƠNG MẠI 25
Câu 1: Pt vị trí và vai trò của công tác KHH TM với tư cách là 1 công cụ QLNN về TM ở nước ta hiện
nay? 25
Câu 2: Pt nội dung và nguyên tắc KHH TM? Liên hệ thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong công
tác KHH TM ở nước ta (hoặc ở 1 địa phương, lĩnh vực TM) hiện nay? 26
Câu 3: Pt nguyên tắc và quy trình hoạch định chiến lược pt TM? Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong xd
chiến lược pt TM nội địa (hoặc chiến lược XK, NK, chiến lược pt TMDV…) ở nước ta hiện nay? 26
Câu 4: Pt căn cứ và nguyên tắc hoạch định quy hoạch pt TM? Liên hệ thực tiễn vấn đề này trong xd
quy hoạch pt TM QG (hoặc 1 địa phương) ở nước ta hiện nay? 28
Câu 5: Pt yêu cầu và nội dung của KH pt TM 5 năm và hàng năm trong công tác KHH TM? Liên hệ thực
tiễn vai trò công KHH pt TM 5 năm và hàng năm ở nước ta 29
Câu 6: Pt sự cần thiết và xu hướng đổi mới và hoàn thiện công tác KHH pt TM? Nêu 1 số giải pháp cho
việc hoàn thiện công tác KHH pt TM ở 1 lĩnh vực TM hay địa phương cụ thể? 29
CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH QLNN VỀ THƯƠNG MẠI 30

Câu 1: Chính sách QLNN về TM là gì? Vai trò của CS trong QLNN về TM được thể hiện ntn? 30
Câu 2: Các bộ phận cấu trúc CS và vai trò của CS trong QLNN về TM? Thực tiễn CS quản lý TM ở nước
ta có những ưu, nhược điểm gì? 30
Câu 3: các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và thực thi CS của QLNN về TM? Liên hệ thực tiễn vận
dụng các nguyên tắc đó trong xd CS quản lý TM ở nước ta hiện nay? 31
Câu 4: Phân loại CS trong QLNN về TM. Ý nghĩa việc nghiên cứu các cách phân loại đó trong quản lý
TM ở nước ta 31
Câu 5: CS TM thường có những quy định chủ yếu nào? Những quy định đó được thể hiện trong thực
tiễn hiện nay ntn? 31
Câu 6: nêu các quy định chủ yếu về CS TM trong nước và XNK của nước ta. Thực tiễn hiện nay những
CS đó có những bất cập, hạn chế gì cần phải giải quyết 32
Câu 7: vì sao phải phối hợp về CS trong QLNN về TM. Cần phải phối hợp ở những nội dung, phạm vi
nào trong CS của QLNN về TM ở nước ta? 33
3
CHƯƠNG 8: PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI QLNN VỀ THƯƠNG MẠI 34
Câu 1: Pt bản chất và vai trò của pháp luật trong QLNN về TM. Hãy lấy ví dụ minh họa ở 1 lĩnh vực TM
để CM những vai trò này 34
Câu 3: những yêu cầu đối với hệ thống pháp luật về TM? Những định hướng hoàn thiện hệ thống
pháp luật trong QLNN về TM ở nước ta hiện nay? 35
Câu 4: Trình bày khung pháp lý đối với TMDV (du lịch hoặc viễn thông, ngân hàng, vận tải…) 36
CHƯƠNG 9: ĐỔI MỚI QLNN VỀ THƯƠNG MẠI TRONG QT HỘI NHẬP
KTQT 37
Câu 1: Pt những căn cứ khẳng định sự cần thiết tiếp tục đổi mới và tăng cường QLNN về TM trong qt
hội nhập hiện nay 37
Câu 2: trình bày những quan điểm cơ bản về đổi mới QLNN đối với TM nước ta? Liên hệ thực tiễn vận
dụng các quan điểm đó trong giai đoạn hiện nay? 38
Câu 3: Trình bày khái quát những định hướng cơ bản đổi mới QLNN về TM ở nước ta. Ý nghĩa nghiên
cứu các định hướng đó đối với sự pt KT-XH? 38
Câu 4: Trình bày những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới QLNN đối với TM nước ta. Vì sao phải thực
hiện các giải pháp đó trong QLNN về TM ở nước ta hiện nay? 38

Câu 6: Trình bày các định hướng và giải pháp đổi mới công tác xd và thực thi pháp luật về TM ở nước
ta? 39
Câu 7: Trình bày những định hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về TM ở nước
ta 40
Câu 8: Trình bày định hướng giải pháp đổi mới công tác cán bộ QLNN về TM ở nước ta? 40
4
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA QLNN VỀ TM
Câu 1: Phân tích khái niệm và sự cần thiết của QLNN về TM. Vì sao phải tăng cường
QLNN về TM ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Khái niệm: QLNN về TM là một bộ phận hợp thành của QLNN về kinh tế, đó là sự tác
động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan QLNN về TM đến các đối tượng
quản lý là chủ thể TM cùng với hoạt động trao đổi mua bán của họ thông qua việc sử
dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện hội
nhập.
Sự cần thiết:
− Sự phát triển của kinh tế hàng hóa ngày càng cao, các hoạt động TM rất đa dạng,
rộng khắp, liên ngành, quan hệ lợi ích chồng chéo giữa kinh tế, xã hội, môi trường, lợi
ích cá nhân và cộng đồng.
− Hạn chế của bản thân cơ chế thị trường
− Bảo đảm môi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng, ổn định vững chắc cho các
chủ thể hoạt động trên thị trường
Câu 2: Phân tích các đặc điểm của QLNN về TM. Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu các
đặc điểm dó trong hoạch định chính sách và quy hoạch phát triển TM của nước
ta?
Đặc điểm của QLNN về TM:
Về mục tiêu QL: Thể hiện ở quan hệ lợi ích chồng chéo giữa kinh tế, xã hội, môi trường,
lợi ích cá nhân và cộng đồng → Khó đo lường
Về công cụ QL: Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan tới nhiều cấp, ngành→
Phức tạp
Về đối tượng QL: Các lĩnh vực, chủ thể, hoạt động trao đổi trong TM rất rộng, luôn di

động → Khó kiểm soát
Câu 3: Phân tích những chức năng cơ bản của QLNN về TM. Liên hệ thực tiễn về
chính sách, giải pháp điều tiết thị trường, khuyến khích thúc đẩy phát triển TM
nước ta.
 Những chức năng cơ bản của QLNN về TM:
1. Kế hoạch hóa, định hướng phát triển TM
2. Tạo lập khung pháp lý và môi trường hoạt động cho các chủ thể TM
3. Tổ chức và phối hợp các hoạt động QLTM
5
4. Lãnh đạo, điều khiển các hoạt động TM
5. Thanh tra, kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động TM
Phân tích:
1. Kế hoạch hóa, định hướng phát triển TM
KHH TM là toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án phát triển TM của QG bao gồm phạm vi của cả nước, của
từng địa phương, từng vùng và theo từng ngành hàng, ngành dịch vụ phù hợp với yêu
cầu, mục tiêu của tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Sự cần thiết của kế hoạch hóa TM
- Sự phát triển của kinh tế hàng hóa ngày càng cao
- Hạn chế của bản thân cơ chế thị trường
- Tạo lập khuôn khổ và môi trường
Nội dung của kế hoạch hóa TM : Hoạch định, thực hiện
Vai trò của chức năng kế hoạch hóa TM
- Đối với nền kinh tế quốc dân
- Đối với DN
Yêu cầu
- Đổi mới nhận thức, tư duy
- Cải tiến nội dung, phương pháp và hoàn thiện bộ máy KHH TM
- Tăng cường phương tiện kỹ thuật
- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

2. Tạo lập khung pháp lý và môi trường hoạt động cho các chủ thể TM
Sự cần thiết
- Bảo đảm môi trường pháp lý minh bạch, bình đẳng, ổn định vững chắc
- Nâng cao hiệu lực QLNN về TM
Nội dung
- Hệ thống các luật lệ, qui định chính sách, các định chế cần thiết khác và bộ máy thực thi
- Các chế định nhằm thực hiện cam kết hội nhập quốc tế (các Hiệp định, Điều ước)
Vai trò
6
- Tạo lập môi trường kinh doanh cho DN
- Giảm chi phí hoạt động kinh doanh, vận hành hiệu quả cho thị trường.
Yêu cầu: Đổi mới hệ thống luật pháp, hoàn thiện khung pháp lý minh bạch, rõ ràng,
thống nhất, đồng bộ.
3. Tổ chức và phối hợp các hoạt động QLTM
Sự cần thiết: Các hoạt động TM rất đa dạng, rộng khắp, liên ngành
Nội dung
- NN thiết lập các cơ quan, hệ thống tổ chức QL
- Có cơ chế phối hợp (theo chiều ngang, dọc)
Vai trò:
- Đạt mục tiêu nhanh chóng, dễ dàng
- Nâng cao hiệu quả và hiệu lực QL
Yêu cầu
- Tạo lập bộ máy QLTM thích hợp, phân công nhiệm vụ rõ ràng, quy định phân cấp và
phối hợp chặt chẽ
- Bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân lực
- Cần chú ý đến lợi ích người tiêu dùng
4. Lãnh đạo, điều khiển các hoạt động TM
Sự cần thiết: Cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế
Nội dung
- NN hướng dẫn, kích thích DN hoạt động theo định hướng

- NN điều tiết thị trường, can thiệp khi cần thiết
- NN hỗ trợ thông tin, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng
- NN sử dụng nhiều công cụ, biện pháp, lực lượng kinh tế để điều tiết thị trường
Vai trò
- Đảm bảo thực thi quyền kinh doanh cua DN bằng luật pháp
- Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
- Kiểm soát độc quyền
7
Yêu cầu
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ QL
- Hỗ trợ hợp lý cho các chủ thể tham gia thị trường TM
- Phối hợp chặt chẽ với phân cấp và quản lý trong nội bộ ngành, giữa các ngành, địa
phương…
5. Thanh tra, kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động TM
Sự cần thiết: Mọi chủ thể sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ luật pháp, quy định,
chính sách
Nội dung
- NN kiểm soát quan hệ trao đổi, buôn bán trên thị trường thông qua bộ máy tổ chức
- NN kiểm soát trực tiếp DN thuộc khu vực kinh tế NN.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức bộ máy QL TM, năng lực
cán bộ
Vai trò
- Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm PL
- Đưa ra quyết định điều chỉnh thích hợp
Yêu cầu
- Kiểm soát có kế hoạch, đúng nhiệm vụ, phù hợp mục tiêu, khả năng nguồn lực
- Cần có giải pháp đổi mới, tăng cường phù hợp với thay đổi của môi trường, với mục
tiêu phát triển kt-xh
 Liên hệ thực tiễn về chính sách, giải pháp điều tiết thị trường, khuyến khích thúc
đẩy phát triển TM nước ta

Câu 4: Phân tích vai trò của QLNN về TM. Liên hệ thực tiễn về CS, giải pháp điều tiết
thị trường, khuyến khích thúc đẩy TM ở nước ta.
Vai trò của QLNN về TM:
1. Định hướng, hướng dẫn các hoạt động TM
2. Tạo lập môi trường TM và cạnh tranh
3. Hỗ trợ DN giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp TM
4. Điều tiết các quan hệ TT, các hoạt động TM
5. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu phát triển TM
Phân tích:
8
1. Định hướng, hướng dẫn các hoạt động TM
Sự cần thiết
- Môi trường luôn biến động
- Các DN chưa có khả năng bao quát hết các lĩnh vực mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ
Biểu hiện
- NN định hướng, hướng dẫn hoạt đọng TM cho các chủ thể KT thông qua các chiến
lược, quy hoạch…-> DN có cơ sở để tính toán, lựa chọn quyết định đầu tư
Yêu cầu
- Về phía NN:
+ Công cụ QL minh bạch, rõ ràng, thống nhất, đồng bộ
+ Cần có sự hướng dẫn của cán bộ QLNN
- Về phía DN:
+ Tìm hiểu và nhận thức đúng đắn nội dung các văn bản QL
+ Phản ánh thực trạng, mong muốn của DN
Ý nghĩa
- Sản xuất, kinh doanh đúng đắn, đầu tư hợp lý, hiệu quả
- Thúc đẩy tăng trưởng KT, cải thiện đời sống dân cư, nâng cao phúc lợi XH
2. Tạo lập môi trường TM và cạnh tranh
Sự cần thiết: Môi trường TM và cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, luật pháp
và thủ tục hành chính

Biểu hiện:
- Khai thông các quan hệ TM -> thông thoáng giao lưu hàng hóa trong nước và quốc tế
- NN vừa là người ban hành các chính sách, quy định, vừa là người chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện
Yêu cầu:
- Đối với NN:
+ QL đồng bộ, công khai, không chồng chéo, các chính sách minh bạch, rõ ràng, thông
tin kịp thời, chính xác.
+ Các nhà ban hành chính sách phải đổi mới tư duy, nâng cao năng lực
9
- Đối với DN:
+ Tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường
+ Hoạt động theo đúng pháp luật
Ý nghĩa: Tạo ra được một môi trường kinh doanh thuận lợi
3. Hỗ trợ DN giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp TM
Sự cần thiết:
- Do những hạn chế của cơ chế thị trường
- Do NN đóng vai trò chủ đạo trong nền KT
Biểu hiện:
- NN hỗ trợ DN dưới nhiều hình thức (trợ cấp, thuế, lãi suất )
- NN giải quyết mâu thuẫn thông qua giáo dục, tác động tư tưởng, điều chỉnh, xử phạt
Yêu cầu:
- Đối với NN:
+ Các hỗ trợ của NN phải phù hợp với cam kết WTO
+ NN cần ban hành pháp luật -> tạo khuôn khổ pháp lý
- Đối với DN
+ Tận dụng hỗ trợ của NN
+ Hạn chế mâu thuẫn, tranh chấp, giảm chi phí cho các vụ kiện tụng
Ý nghĩa:
- Giảm chi phí vận hành quản lý và kinh doanh

- Thị trường hoạt động hiệu quả hơn
4. Điều tiết các quan hệ TT, các hoạt động TM
Sự cần thiết:
- Các quan hệ thị trường, trao đổi ko phải lúc nào cũng cân đối và hiệu quả
- Luôn xảy ra sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn lực, thiếu thông tin
Biểu hiện:
- NN sử dụng các công cụ QL điều tiết vĩ mô, kích thích TM
- NN sử dụng biện pháp hành chính, công cụ mang tính kỹ thuật tác động vào thị trường
10
Yêu cầu:
- Đối với NN:
+ Các công cụ QL phải hợp lý, phù hợp điều kiện
+ Đảm bảo sự cân bằng, chú ý tới các khu vực khác nhau
- Đối với DN:
+ Phục tùng sự điều chỉnh của NN, hoạt động TM lành mạnh
+ Phản ánh ngược trở lại với NN
Ý nghĩa:
- Đảm bảo tính cân đối và hiệu quả của thị trường XH
- Sử dụng thị trường và KTTT phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT - XH theo định
hướng XHCN
5. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu phát triển TM
Sự cần thiết:
- Đảm bảo các mục tiêu phát triển TM phù hợp
- Ý thức TM của các chủ thể TM chưa cao
Biểu hiện:
- Thông qua chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi -> giám sát, kiểm tra và phát hiện
sai lệch, mâu thuẫn
- Sự QL của NN phải dựa vào các văn bản PL, khung khổ pháp lý, cơ quan chuyên
ngành
Yêu cầu:

- Có kế hoạch
- Chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của NN, nhà sx, thương nhân và người tiêu dùng
- Phải có tổng kết, báo cáo, đưa ra giải pháp để giải quyết
Ý nghĩa:
- Phát hiện vấn đề, mâu thuẫn,bất hợp lý trên thị trường
- Đưa ra các giải pháp xử lý, khắc phục
Liên hệ thực tiễn về CS, giải pháp điều tiết thị trường, khuyến khích thúc đẩy TM ở
nước ta.
11
Câu 5: Phân tích vai trò của QLNN đối với tạo lập môi trường KD và hỗ trợ phát triển
TM. Liên hệ thực tiễn vai trò đó của NN trong giai đoạn hiện nay? (câu 4)
Câu 6: Phân tích vai trò của NN đối với công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
pháp luật về TM. Liên hệ thực tiễn công tác quản lý thị trường ở nước ta hiện
nay.
(không tìm thấy trong slide, tài liệu, chém thôi!)
12
CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP QLNN VỀ TM
Câu 1: Trình bày khái quát nội dung và cơ chế hoạt động của các quy luật giá trị,
cung cầu và cạnh tranh. Vì sao phải nghiên cứu và vận dụng các quy luật kinh tế
đó trong QLNN về TM?
a. Quy luật giá trị
Quy luật giá trị đòi hỏi hàng hóa được sản xuất và trao đổi phải dựa trên cơ sở hao phí lao
động xã hội cần thiết, tức chi phí bình quân của xã hội. Việc trao đổi mua bán hàng hóa
phải tuân theo nguyên tắc ngang giá.
b. Quy luật cung cầu
Quan hệ cung cầu là mối quan hệ kinh tế lớn nhất, cơ bản nhất của thị trường, nó phản
ánh mối quan hệ giữa nhu cầu có khả năng thanh toán và có khả năng cung ứng về hàng
hóa và dịch vụ trên thị trường.
c. Quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh tạo môi trường và động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất

và sự quan tâm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu tiêu dùng xã hội.
- Động lực cạnh tranh
+ Của những người kinh doanh là lợi nhuận tối đa
+ Của người tiêu dùng là thỏa mãn các nhu cầu cá nhân với chi phí thấp nhất
- Quy luật cạnh tranh biểu hiện thông qua sự cạnh tranh giữa người bán và người mua,
giữa nội bộ những người bán và nội bộ những người mua
Câu 2: QLNN về TM cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản nào? Vận dụng nguyên
tắc thống nhất QLNN về TM ở nước ta được thể hiện ntn?
Nguyên tắc:
1. Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, thống nhất quản lý thương mại bằng
chính sách, pháp luật, quy hoạch và kế hoạch
2. Tập trung và dân chủ
3. Kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ
4. Kết hợp hợp lý bảo vệ, phát triển thị trường nội địa với mở cửa thị trường và hội
nhập quốc tế
5. Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý
13
Câu 3: Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm những vấn đề gì? Để vận
dụng tốt nguyên tắc này trong thực tế QLNN về TM cần phải đáp ứng các nhu
cầu gì?
Cơ sở: Tập trung đảm bảo tính thống nhất, dân chủ đảm bảo cho tự do sáng tạo của địa
phương, tập thể doanh nghiệp, cá nhân
Biểu hiện:
+ Quản lý tập trung thống nhất ở TW đối với các quyết định quan trọng về TM mang tầm
QG, QT;
+ Mở rộng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho địa phương trong quản lý đối với
TM trên địa bàn;
+ Tập trung QLNN về TM có thẩm quyền riêng của cá nhân và chung của tập thể lãnh
đạo;
+ Mở rộng quyền kinh doanh, sự tham gia vào quyết định QLNN về TM cho DN, người

TD và người dân;
Yêu cầu:
+Tập trung trên cơ sở dân chủ,
+ Mở rộng dân chủ phải thực hiện dưới sự lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất
+ Chỉ rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu;
+ Phân công và phân cấp trong QLNN về TM hợp lý; quy định rõ ràng chức năng, thẩm
quyền, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp “chiều ngang” và “chiều dọc”;
+ Không quản lý tập trung toàn diện, tuyệt đối; phải tạo điều kiện cho cơ quan cùng cấp,
cấp dưới, địa phương, DNNN chủ động, sáng tạo giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi của
họ;
+ Chống tập trung quan liêu, áp đặt, chuyên quyền, độc đoán; lạm dụng dân chủ phi tập
trung, tản mạn, cục bộ, bè phái, vô chính phủ;
Câu 4: Nguyên tắc tính hiệu lực và hiệu quả trong QLNN về TM được thể hiện ntn?
Cần phải làm gì để vận dụng tốt nguyên tắc này trong QLNN ở nước ta
Cơ sở: QLNN là cần thiết để khắc phục khuyết tật của KTTT và giúp DN tận dụng được
cơ hội, vượt qua thách thức của hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh.
Biểu hiện:
14
+ Tính hiệu lực thể hiện ở việc ra quyết định QLNN về TM được thực thi và chấp nhận
của đối tượng quản lý hay không? và như thế nào? Tính thời gian có hiệu lực của các QĐ
hay văn bản QLNN.
- Tính hiệu quả thể hiện ở mức độ thành công hay kết quả mang lại so với chi phí nguồn
lực đã bỏ ra của các đối tượng quản lý nhờ có các chính sách, biện pháp tác động của nhà
nước tới thị trường và thương mại.
- Quan hệ thuận giữa hiệu lực và hiệu quả quản lý:
Hiệu quả QLNN được nhận biết, đánh giá trực tiếp qua hiệu lực thực hiện các công cụ,
chính sách QLNN. Hiệu quả QLNN cao hay thấp chứng tỏ hiệu lực QLNN mạnh hay
yếu.
Yêu cầu:
+ Nâng cao chất lượng các quyết định quản lý;

+ Tăng cường năng lực bộ máy và độ tin cậy của cán bộ triển khai thực hiện quyết định;
+ Cân đối mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực, thời gian thực hiện QĐ.
Câu 5: Vì sao phải kết hợp QLTM theo ngành với lãnh thổ. Cần phải nhận thức và
vận dụng nguyên tắc này ntn trong QLNN về TM ở nước ta hiện nay.
Cơ sở: Dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ; Hoạt động TM diễn ra trên các địa bàn
khác nhau và có tính đặc thù đối với từng lĩnh vực TM, nên cần phải có cơ chế phối hợp
ngành và cấp.
Biểu hiện:
+ Quản lý theo ngành: định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển TM, xây dựng cơ
chế, chính sách phù hợp trong nước và quốc tế.
+ Quản lý theo lãnh thổ: Quy hoạch, xây dựng phát triển hạ tầng TM, cụ thể hóa chính
sách TM của địa phương,
Yêu cầu:
+ Có sự phân công và quy định trách nhiệm rõ ràng tham gia quản lý song trùng giữa
ngành và cấp;
+ Quy định rõ về sự hợp tác, phối hợp trong quản lý theo ngành hoặc lãnh thổ để đảm
bảo tính thống nhất;
+ Tránh quản lý chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ trong QLNN về TM;
15
+ Thiết kế tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý phù hợp trong điều kiện hội nhập và phát
triển vùng (hiện nay phát triển KT, TM vùng còn rất yếu).
Câu 6: Trình bày khái niệm, nội dung và tác động của các phương pháp QLNN về
TM? Vì sao trong thực tiễn phải sd kết hợp các phương pháp QLNN về TM?
1. Phương pháp kinh tế
Khái niệm: Là tổng thể các biện pháp kinh tế mà NN sử dụng để tác động vào các chủ thể
tham gia hoạt động TM trên thị trường nhằm đạt mục tiêu.
Đặc điểm (Biểu hiện):
- Nhà nước sử dụng cơ chế chính sách và biện pháp kinh tế rất đa dạng để tác động như
thuế, lãi suất, giá cả, tỷ giá, trợ cấp…
- Nguyên tắc tác động:kích thíchbằng lơi ích kinh tế (tiền và vật chất).

- Tính chất tác động là không bắt buộc, nhưng tạo ra động lực trực tiếp.
Ý nghĩa:
+ Là đòn bẩy, động lực kích thích bằng lợi ích vật chất (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với
các chủ thể TM;
+ Thúc đẩy phát huy tính chủ động, tích cực, nhạy bén của các chủ thể
+ Hỗ trợ DN khi khó khăn và thúc đẩy nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Yêu cầu:
+ Phải tác động hay sử dụng đúng đối tượng, thời điểm, đúng mức độ DN cần;
+ Kết hợp với các phương pháp quản lý khác để sự lan tỏa lớn hơn, rộng hơn, bền vững
hơn.
2. Phương pháp giáo dục
Khái niệm: Là cách thức Nhà nước tác động vào tư duy , suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của
đối tượng quản lý nhằm nâng cao sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm, chuyển biến hoạt động
một cách tự giác, chủ động và tích cực theo định hướng, mục tiêu QLNN.
Đặc điểm (biểu hiện):
Nhà nước truyền thông các quy định chính sách, luật pháp về TM dưới các hình thức
khác nhau, phối hợp các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ,… để giáo dục tư tưởng, tác
động đến tinh thần các chủ thể trao đổi TM.
- Giáo dục cả đạo lý và pháp lý đối với các thương nhân, người sản xuất và tiêu dùng, tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
16
- Tính tự nguyện và không bắt buộc đối tượng quản lý.
Ý nghĩa: Nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo ra nếp nghĩ và thói quen
mới, chủ thể TM có nghĩa vụ, trách nhiệm hơn đối với bản thân, công đồng xã hội theo
định hướng, mục tiêu của QLNN.
Yêu cầu: Đổi mới tư duy , phương pháp và nội dung công tác giáo dục, truyền thông
trong các cơ quan QLNN về TM. Không giáo dục hình thức, “định kỳ ”.
3. Phương pháp hành chính
Khái niệm: Là cách thức Nhà nước tác động một cách trực tiếp vào các chủ thể hoạt động
trao đổi TM buộc họ phải thực thi các quy định pháp luật, chính sách và các quy định

hành chính khác liên quan tới TM.
Đặc điểm:
- Thể hiện tính bắt buộc phải phục tùng, tính cưỡng chế phải chấp hành đối với các đối
tượng quản lý .
- Tính quyền lực và sức mạnh của cơ quan QLNN là rõ ràng.
- Làm chuyển biến ngay hành động của đối tượng quản lý .
Ý nghĩa:
- Góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực TM, thị trường;
- Cần thiết và phù hợp trong các tình huống phải giải quyết ngay hoặc nhanh .
Yêu cầu:
- Phải sử dụng quyền lực khi đưa ra tác động đúng thẩm quyền;
- Cải cách thủ tục hành chính và phương pháp tác động để đối tượng dễ chấp nhận;
- Không hách dịch, sách nhiễu,… và các lạm dụng khác.
Câu 7: Phân tích những đặc điểm chủ yếu và chỉ ra sự khác biệt giữa các phương
pháp kinh tế, giáo dục, hành chính trong QLNN về TM. Ý nghĩa nhận thức sự
khác biệt đó trong QLNN về TM?
Đặc điểm chủ yếu:
Phương pháp kinh tế
- Nhà nước sử dụng cơ chế chính sách và biện pháp kinh tế rất đa dạng để tác động như
thuế, lãi suất, giá cả, tỷ giá, trợ cấp…
- Nguyên tắc tác động: kích thíchbằng lơi ích kinh tế (tiền và vật chất).
17
- Tính chất tác động là không bắt buộc, nhưng tạo ra động lực trực tiếp.
Phương pháp giáo dục
Nhà nước truyền thông các quy định chính sách, luật pháp về TM dưới các hình thức
khác nhau, phối hợp các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ,… để giáo dục tư tưởng, tác
động đến tinh thần các chủ thể trao đổi TM.
- Giáo dục cả đạo lý và pháp lý đối với các thương nhân, người sản xuất và tiêu dùng, tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Tính tự nguyện và không bắt buộc đối tượng quản lý.

Phương pháp hành chính
- Thể hiện tính bắt buộc phải phục tùng, tính cưỡng chế phải chấp hành đối với các đối
tượng quản lý .
- Tính quyền lực và sức mạnh của cơ quan QLNN là rõ ràng.
- Làm chuyển biến ngay hành động của đối tượng quản lý .
Ý nghĩa nhận thức sự khác biệt đó trong QLNN về TM: hiểu rõ mục đích, cách thức
sử dụng các phương pháp và sử dụng phù hợp trong điều kiện, hoàn cảnh khác nhau để
đạt được hiệu quả cao
18
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QLNN VỀ TM
Câu 1: bản chất và những vấn đề đặt ra về phân cấp trong QLNN về TM? Liên hệ
thực tiễn vấn đề này ở nước ta hiện nay?
Bản chất: phân chia phạm vi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà mỗi cơ quan, mỗi
cấp trong hệ thống các cơ quan QLNN về TM đảm nhận thực hiện
Những vấn đề đặt ra:
Câu 2: Pt chức năng, vai trò của QLNN về TM của Bộ quản lý ngành (theo nghị định
số 95/2012/NĐ – CP ngày 12/11/2012 của CP) ở nước ta hiện nay
(Câu này trong tài liệu, 27 nhiệm vụ, quyền hạn từ T46 - 51 không biết cắt bớt kiểu gì)
Câu 3: Pt chức năng và vai trò của các cơ quan QLNN về TM ở địa phương? Những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN về TM ở các cấp
địa phương ở nước ta hiện nay?
QLNN về TM ở địa phương gồm 3 cấp:
− Tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là tỉnh)
− Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thành phố (gọi chung là huyện)
− Xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã)
Tại mỗi cấp. UBND là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về TM tại địa phương đó.
Giúp việc cho UBND có các cơ quan, bộ phận và cán bộ chuyên môn.
Vai trò của các cơ quan QLNN về TM ở địa phương
Cấp tỉnh (Sở TM)
− Cụ thể hóa chủ trương, CS, PL của TW. Đại diện cho CQ địa phương triển khai thực

hiện các quy hoạch, KH, chương trình hành động về TM
− Hướng dẫn, giúp đỡ để các thương nhân có thể đăng kí kd, đầu tư, triển khai hđ TM
− Quản lý thị trường, đảm bảo môi trường kd lành mạnh, thị trường pt ổn định, vững
chắc
Cấp huyện (Phòng TM)
19
− Cụ thể hóa chủ trương, CS, PL của cấp tỉnh (Sở TM). Đại diện cho CQ cấp huyện
triển khai thực hiện các quy hoạch, KH, chương trình hành động về TM
− Hướng dẫn, giúp đỡ để các thương nhân có thể đăng kí kd, đầu tư, triển khai hđ TM
một cách thuận lợi
Cấp xã (UBND xã, không có tổ chức, cơ quan chuyên môn riêng)
− Đảm bảo thực thi có hiệu quả những chủ trương, CS, kế hoạch, quy hoạch của cấp
huyện
− Tạo đk cho người dân được quyền kd, khuyến khích XH tham gia kd
Câu 4: Pt cơ chế phối hợp với Bộ công thương và các bộ, ngành hữu quan, các Bộ
quản lý chuyên ngành thuộc lĩnh vực DV (bưu chính – viễn thông, du lịch )
trong QLNN về TM?
20
Câu 5: Pt vai trò và những yêu cầu đặt ra đối với công tác cán bộ trong bộ máy QLNN
về TM ở nước ta hiện nay
Vai trò của công tác cán bộ:
− Phát huy được vai trò và đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý gắn với chức năng,
nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm trong hệ thống bộ máy QLNN về TM
− Đáp ứng kịp thời nc nguồn cán bộ cho bộ máy QLNN về số lượng, chất lượng, cơ
cấu
− Tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ cán bộ quản lý
− Là đk quyết định sự thành công của qt đổi mới tư duy quản lý, cải cách thủ tục
hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy QLNN về TM
− Tạo ra và thúc đẩy dự đoàn kết, đồng thuận, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm
của bộ máy quản lý

Yêu cầu
− Về phẩm chất chính trị: có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, kiên định
theo đường lối, chủ trương, CS của đảng và PL của NN
− Về năng lực chuyên môn: có am hiểu chuyên môn tốt, có đủ tri thức quản lý
ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, đảm nhiệm
− Về năng lực tổ chức: có kn quan sát linh hoạt, nhạy cảm để nắm được nhiệm vụ từ
tổng thể đến chi tiết, biết cách sắp xếp tổ chức lđ khoa học
− Về phẩm chất đạo đức, tác phong: tuân thủ những chuẩn mực về hành vi sinh
hoạt, ứng xử, quan hệ XN, có nghệ thuật ứng xử vừa mềm dẻo vừa kiên quyết
21
CHƯƠNG 5: NỘI DUNG CỦA QLNN VỀ THƯƠNG MẠI
Câu 1: QLNN về TM theo đối tượng quản lý gồm những nội dung cơ bản nào? Thực
hiện các nội dung QLNN về giá cả và chất lượng hh lưu thông trên thị trường ở
nước ta có những ưu, nhược điểm gì?
1.QL, kiểm soát hàng hóa lưu thông và dịch vụ cung ứng trên thị trường
2. QL thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch TM của các chủ thể kinh doanh
3. QL và phát triển cơ sở hạ tầng TM
4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, quy định chính sách pháp luật về TM đối
với các chủ thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
5. Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng cấm, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của nhà kinh doanh, lợi ích nhà nước và người tiêu dùng.
6. Các nội dung quản lý khác.
QLNN về giá cả và chất lượng hh lưu thông trên thị trường:
− Quản lý đăng ký, niêm yết giá để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong giám
sát giá của người mua, người tiêu dùng và giữ ổn định giá cả thị trường.
− Kiểm soát độc quyền ngăn chặn mọi hình thức nhằm xác lập và duy trì giá độc
quyền để kiếm lời.
− Kiểm soát chống bán phá giá : NN quy định chính sách, pháp luật về thuế chống
bán phá giá và chuẩn bị tốt lực lượng chức năng có trình độ, năng lực thực thi quản lý
nhà nước về chống bán phá giá

− Kiểm soát để chống và tiến tới xóa bỏ bảo hộ cũng như trợ cấp qua giá.
− Kiểm soát giá gắn liền với ngăn chặn hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường
→ ưu, nhược điểm
Câu 2: QLNN về TM theo chức năng quản lý bao gồm những nội dung gì? Liên hệ
việc thực hiện nội dung quản lý đó trong lĩnh vực TMHH hoặc TMDV ở nước ta
1.Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức chỉđạo thực thi chính sách, pháp
luật đối với các lĩnh vực TM.
22
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự án và kế
hoạch phát triển TM
3. Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, cấp giấy chứng nhận và quản
lý, kiểm soát chất lượng hàng hóa trao đổi, dịch vụ cung ứng trên thị trường.
4. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tình
hình thực thi chính sách, pháp luật đối với các lĩnh vực TM
5. Cấp phép kinh doanh và thu hồi các loại giấy phép kinh doanh
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp
luật đối với các lĩnh vực thương mại
7. Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hơp thực thi chính sách, pháp
luật đối với các lĩnh vực thương mại
Liên hệ
Câu 3: Hãy nêu các bộ phận chủ yếu của kết cấu hạ tầng TM. Chỉ rõ những nội dung
chủ yếu của QLNN đối với kết cấu hạ tầng TM. Thực tiễn quản lý và phát triển
kết cấu hạ tầng TM ở nước ta có những ưu, nhược điểm gì?
Các bộ phận chủ yếu của kết cấu hạ tầng TM: ( k có tài liệu  )
Nd chủ yếu của QLNN đối với kết cấu hạ tầng TM:
− NN phải lập và công bố qui hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại
chung của cả nước
− NN có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng TM
− NN quản lý, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển kết

cấu hạ tầng thương mại theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
− Quản lý, kiểm soát sự vận hành của hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại sau đầu
tư theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác
Câu 4: Các nội dung chủ yếu của QLNN về TM trên địa bàn lãnh thổ cấp tỉnh (hoặc
thành phố trực thuộc TW) nội dung nào được coi là quan trọng đối với QL của
CQ địa phương về TM trên địa bàn?
− Ban hành các văn bản cụ thể hóa và triển khai hướng dẫn thực thi chính sách, pháp
luật nhà nước về thương mại trên địa bàn
− Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương
trình dự án phát triển thương mại, thị trường của địa phương
23
− Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách,
pháp luật về thương mại trên địa bàn
− Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý các
vi phạm quy định chính sách, pháp kuật về thương mại trên địa bàn
Câu 5: Sự khác biệt cơ bản giữa nội dung QLNN về TM ở cấp TW và địa phương
(tỉnh, thành phố trực thuộc TW) là gì? Lợi ích và khó khăn, trở ngại khi triển khai
phân cấp các nội dung quản lý đó cho địa phương?
24
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH HÓA THƯƠNG MẠI
Câu 1: Pt vị trí và vai trò của công tác KHH TM với tư cách là 1 công cụ QLNN về TM
ở nước ta hiện nay?
 Vị trí của kế hoạch hóa:
- Đối với công tác quản lý: là một khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, phát hiện, tập hợp và
vận dụng các nguồn lực, cơ hội bên trong và bên ngoài để pt TM.
- Đối với Nhà nước: là công cụ quản lý KT quan trọng, có chức năng QL và điều tiết hoạt
động lưu thông HH và cung ứng DV nhằm mục tiêu xác định
- Đối với hệ thống KHH KTQD là bộ phận của kế hoạch hóa nền KTQD, ảnh hưởng tới
KHH của hầu hết các ngành, khâu nền KT.
 Vai trò của kế hoạch hóa

Đối với nền kinh tế quốc dân
- Đảm bảo cho hoạt động LTHH và cung ứng dịch vụ trên thị trường diễn ra một cách
thông suốt, có trật tự và hiệu quả.
- Cho phép giải quyết hài hòa nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực TM (xuất khẩu và nhập
khẩu, tiền – hàng,…), trong nền kinh tế - xã hội (công nghiệp và nông nghiệp, thành thị
và nông thôn, lợi ích kinh tế với môi trường, an ninh, quốc phòng,…).
- Góp phần thúc đẩy và thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước và từng bước đưa
nền kinh tế chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới
- Đảm bảo cho lĩnh vực TM phát triển theo đúng định hướng của Đảng và NN, đó là: pt
TM nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng XHCN
Đối với doanh nghiệp
- Thông quan các chiến lược, qui hoạch và kế hoạch pt TM, hệ thống các điều kiện pt TM
(về mạng lưới, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, nguồn lực, chính sách thị trường,
thương nhân…) được kế hoạch hóa phù hợp với trình độ phát triển của từng giai đoạn
cũng như đảm bảo hài hòa các lợi ích trong các quan hệ TM.
- Các thông tin, định hướng trong các kế hoạch của Nhà nước về pt TM là cơ sở quan
trọng cho doanh nghiệp hoạch định các chiến lược đầu tư và phát triển
25

×