Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Điệu hát ru Nam Bộ (Huy chương Bạc Hội thi NVSP toàn quốc lần IV - 2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.31 KB, 2 trang )

ĐIỆU HÁT RU NAM BỘ
Mỗi con người đều được lớn lên trong vòng tay ấm áp, yêu thương và sự chở che của
mẹ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất để nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh còn điệu hát ru chính là để
nuôi đương con về mặt tinh thần. Hát ru không phỉa là sữa, là cá, là cơm, nhưng là chất dinh
dưỡng giúp tâm hồn không bị què quặt, giữ bước đi khỏi ngã, khỏi nghiêng, như nhà thơ
Nguyễn Duy đã từng viết:
“ Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn ”
Cho nên sẽ rất thiệt thòi cho một ai lớn lên không được hưởng những lời ru ngọt ngào
ấy.
Tiếng hát ru không biết bắt nguồn từ thủa xa xưa nào, chắc là lâu lắm, và phải từ một
người mẹ cất lên giọng hát đầu tiên. Đúng, phải bắt đầu từ người mẹ mới diễn tả được tính
chất êm dịu, thiết tha. Và cũng chỉ có hình ảnh người mẹ ẵm con, ầu ơ lời ru mới diễn tả
được cái nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ. Và vì thế, hát ru đã tồn tại, đi vào lòng
người, chiến lĩnh tâm hồn con người ở nhiều góc độ khác nhau.
Tiếng hát ru thường được vang lên trong đêm khuya thanh vắng hoặc trong những trưa
hè oi ả, ta vẫn thường bắt gặp đâu đó văng vẳng tiếng hát của mẹ vỗ về ru ngủ những đứa
con thơ:
“Gió mùa thu mẹ ru mà con ngủ
Năm ơ…canh chày, là năm ơ…canh chày, thức đủ vừa năm
Hỡi chàng chàng… ơi…, hỡi người người… ơi
Em nhớ tới chàng…
Hãy nín nín đi con…, hãy ngủ ngủ đi con…
Con hời mà con hỡi ơ…, con hỡi con hời, hỡi …con…”
Với những ca từ, giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng hát ru đã mở cửa cho âm nhạc đi vào
lòng người, tiếp nối thên sức truyền cảm Cái “thần” của hát ru được thể hiện ngay trong
tiếng “ầu ơ”…của mô típ mở đầu, đây vừa là mô típ chính của bài hát ru, đồng thời là khúc
dạo đầu bằng giọng người, vừa là lời vỗ về để con đi vào giấc ngủ:
“Ầu ơ… chim ham trái chín bay xa
Ầu ơ… buồn lòng mẹ nhớ gốc đa muốn về”
Yếu tố thể loại, lời, giai điệu, tiết tấu… kết thành phương tiện tổng hợp để miêu tả, biểu


hiện nội dung, nó như một dạng ngôn ngữ riêng biệt của thể loại hát ru. Qua đó, cái hồn Việt
Nam toát lên rất rõ, không thể nhầm lẫn với hát ru của bất kỳ dân tộc nào khác.
Từ những cánh cò lặn lội bờ sông, những chiếc cầu tre lắt lẻo, từ những cây đa, bến
nước, con đò,… đã kết tụ lại cấu thành những lời hát ru trìu mến của người mẹ. Những đêm
đông lạnh giá, những trưa hè nóng nung, khi mặt trời còn ngái ngủ trong sương và cả lúc
hoàng hôn đã lên đèn trong thôn xóm, bóng mẹ hiền từ in xuống tao nôi, tóc mẹ chảy dài
đong đưa theo chiều võng, tiếng “ví dầu” của mẹ cứ ngân dài, lan tỏa trong không gian, qua
các rặng tre, bay ra cánh đồng lúa chín, để con nhỏ ngủ ngon đắm mình trong giấc mộng. Dù
tháng năm cứ theo mùa trôi đi, tiến hát ru vẫn đọng mãi trong tâm hồn mỗi người với bao kỷ
niệm êm đềm của tuổi thơ.
Hạnh phúc biết bao khi tuổi thơ tôi cũng được nuôi dưỡng trong lời hát ru của mẹ.
Trong ngôi nhà mộc mạc, đơn sơ, tiếng ru của mẹ ngân vang ấm lòng những đứa con thơ.
Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như đã hòa tan vào vào dòng sữa mẹ để nuôi tôi khôn lớn từng
ngày. Giờ đây tôi có cơ hội được nghe nhiều loại nhạc cụ, nhạc điệu được phát ra từ những
phương tiện hiện đại, nhưng với tôi không có loại thanh âm nào gợi cảm hơn, tha thiết hơn là
những ân điệu du dương ngân vang lên từ người mẹ kính yêu.
Tiếng hát ru gợi nỗi nhớ quê hương, tiếng hát ru mang nỗi lòng người mẹ, tiếng hát ru
chuyển tín hiệu của tình yêu và tiếng hát ru ấy dạy đạo lý làm người.
Mẹ đã nuôi dạy con bằng cả tiếng hát ru. Ngàn vạn lần con cảm ơn tiếng “ầu ơ” của mẹ.
Qua những lời ca ngọt ngào, êm ả từ thủa còn bồng ngửa trên tay, mẹ trao tôi một tâm hồn
nhạy cảm, chan chứa niềm yêu thương.
Hát ru vừa là một tập quán vừa là một điệu hát dân gian phổ biến. Ngoài việc đưa các
em thơ vào giấc ngủ ngon lành, hát ru còn như dòng sữa mẹ thiêng liêng nuôi dưỡng tâm
hồn dân tộc; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng cho mỗi chúng ta từ khi
chập chững bước vào đời.
Các bạn trẻ thân mến! Tôi, các bạn_chúng ta hãy cùng mang lời ru yêu thương đến với
tất cả mọi người, đến những trẻ thơ. Hãy cùng chung tay gìn giữ dòng sữa ấy như một nét
đẹp truyền thống của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Vũng Tàu, ngày 20 tháng 12 năm 2009.

×