Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bai 38: Hien tuong cam ung dien tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.5 KB, 4 trang )

Trường THPT Ngô Quyền
Ngày soạn: 23/02/2011 GV: Trần Vĩnh Rin
Ngày dạy : 01/03/2011
Lớp dạy : 11/4
Tiết : 58
Bài 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Hiểu được mục đích các thí nghiệm về sự biến thiên của từ trường.
- Nắm được định nghĩa và ý nghĩa từ thông.
- Nắm được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng.
2.Kĩ năng:
- Phân biệt được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện
động cảm ứng trong mạch kín.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Chuẩn bị thí nghiệm hình 38.1; 38.2; 38.4: Ống dây, thanh nam châm,
điện kế, biến trở. bộ pin hay ắcquy.
- Chuẩn bị máy chiếu Projector và thí nghiệm ảo.
- Dự kiến nội dung ghi bảng
Chương V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Bài 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
1.Thí nghiệm:
a.Thí nghiệm 1: (SGK)
b.Thí nghiệm 2: (SGK)
2.Khái niệm từ thông:
a. Định nghĩa:

),cos( nBBS







B

b.Ý nghĩa của từ thông: : Từ thông bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S
đặt vuông góc với đường sức.
c. Đơn vị từ thông: Trong hệ SI, đơn vị từ thông là Vêbe(Wb)
3.Hiện tượng cảm ứng điện từ:
a. Dòng điện cảm ứng: (SGK)
1
α
n
α
n
B
Trường THPT Ngô Quyền
b. Suất điện động cảm ứng: (SGK)
2.Học sinh:
- Ôn lại những kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ đã học ở lớp 9.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Ổn định lớp(2 phút)
2.Hoạt động 2:Thí nghiệm (15phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Ở chương IV các em đã biết: Dòng
điện sinh ra từ trường. Vậy từ trường
có thể sinh ra dòng điện hay không?
Để biết điều đó ta làm thí nghiệm.

- GV giới thiệu thí nghiệm 1, bố trí thí
nghiệm như hình 38.1
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu
hỏi: Khi nào kim điện kế bị lệch khỏi
số 0? Kim điện kế chỉ giá trị dương
(âm) có ý nghĩa gì?
- Đặt nam châm vào trong lòng ống
dây cho HS quan sát kim điện kế và
hỏi: Kim điện kế có bị lệch không?
- Đưa nam châm từ từ vào trong ống
dây. Lúc này kim điện kế có bị lệch
không?
- Sau đó, đưa nam châm từ từ ra khỏi
ống dây. Lúc này kim điện kế có bị
lệch không?
- Các em có nhận xét gì?
- Nhận xét và khẳng định
- GV giới thiệu thí nghiệm 2, bố trí thí
nghiệm như hình 38.2
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu
hỏi: Khi di chuyển con chạy, trong ống
dây xuất hiện dòng điện. Vì sao?
- Nhận xét và khẳng định.
- HS chú ý theo dõi
- Trả lời: Khi có dòng điện chạy qua
thì kim điện kế sẽ bị lệch khỏi số 0.
Kim chỉ dương nghĩa là có dòng điện
chạy qua.

Kim chỉ âm nghĩa là dòng điện chạy
theo chiều ngược lại.
- HS quan sát và trả lời: Kim điện kế
không bị lệch.
- HS quan sát và trả lời: Kim điện kế
bị lệch.
- HS quan sát và trả lời: Kim điện kế
cũng bị lệch.
- Nhận xét: Từ trường của nam châm
không sinh ra dòng điện. Nhưng số
đường sức từ qua ống dây thay đổi làm
xuất hiện dòng điện trong ống dây.
- HS chú ý theo dõi
- HS quan sát và trả lời: Vì khi di
chuyển con chạy, từ trường trong ống
dây thay đổi, nên số đường sức từ qua
ống dây biến đổi làm xuất hiện dòng
điện trong ống dây.
- Chú ý lắng nghe.
2
Trường THPT Ngô Quyền

3.Hoạt động 3: Khái niệm từ thông (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a.Định nghĩa:
- Cho HS đọc SGK để tìm hiểu định
nghĩa từ thông
- Để đơn giản, ta tạm hiểu: Từ thông là
số đường cảm ứng từ đi qua diện tích
giới hạn của một khung dây.

- Mô tả lại thí nghiệm cho thanh nam
châm qua khung dây.
- Vẽ hình 38.3 lên bảng
- Viết biểu thức từ thông và phân tích
từng đại lượng có trong biểu thức.
- Đặt câu hỏi: Từ biểu thức ta có nhận
xét gì về từ thông
Φ
?
- Nhận xét và nói thêm: Để đơn giản,
nếu không có những điều kiện bắt buộc
đối với chiều của
n

thì ta chon chiều
của
n

sao cho
α
là góc nhọn để
Φ

dương.
b.Ý nghĩa của từ thông:
Đặt câu hỏi: Theo định nghĩa, khi

α
= 0, lấy S= 1 thì
Φ

= ?
- Điều đó có ý nghĩa gì?
c.Đơn vị từ thông:
- Trong hệ SI, đơn vị từ thông là gì ?
- Đọc SGK để tìm hiểu định nghĩa từ
thông.
- HS lắng nghe và ghi định nghĩa vào
vở.
- Quan sát thí nghiệm
- Vẽ hình vào vở
- Viết biểu thức vào vở
- Nhận xét: Từ thông
Φ
là một đại
lượng đại số, dấu của
Φ
phụ thuộc vào
việc chọn chiều của vectơ
n

- Lắng nghe
Trả lời:
Φ
= B
- Từ thông qua diện tích S bằng số
đường sức từ xuyên qua diện tích S dặt
vuông góc với đường sức.
- Nhìn SGK và trả lời: Vêbe(Wb)
4.Hoạt động 4: Hiện tượng cảm ứng điện từ(10 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

a.Dòng điện cảm ứng:
- Trong thí nghiệm 1 và 2, khi nào thì
trong mạch xuất hiện dòng điện? Dòng
điện đó được gọi là gì?
- Nhận xét và khẳng định lại
- Gọi vài HS nhắc lại
b.Suất điện động cảm ứng:
Khi xuất hiện dòng điện trong mạch
kín, thì trong mạch kín đó phải tồn tại
gì để sinh ra dòng điện cảm ứng đó?
-Khi từ thông qua mạch kín biến thiên
thì trong mạch xuất hiện dòng điện,
dòng điện đó được gọi là dòng điện
cảm ứng.
- Nhắc lại
- Trong mạch kín phải tồn tại một suất
điện động. Suất điện động đó gọi là
suất điện động cảm ứng.
3
Trường THPT Ngô Quyền
- GV nhận xét và rút ra kết luận:
- Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt
giới hạn bởi một mạch kín thì trong
mạch xuất hiện suất điện động cảm
ứng.
- Hiện tượng xuất hiện suất điện động
cảm ứng gọi là hiện tượng gì?
- HS lắng nghe và ghi kết luận vào vở
- Trả lời: Hiện tượng cảm ứng điện từ
5.Hoạt động 5: Cũng cố, giao nhiệm vụ về nhà (3 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Củng cố
- Các em về nhà xem lại kiến thức vừa
học, chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe
- Làm theo lời dặn của GV
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×