Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận NHỮNG PHÁT MINH KHOA HỌC TRONG BỘ TƯ BẢN CỦA CÁC MÁC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.28 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ
Қ&Ҭ
TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
SINH VIÊN: TRẦN THỊ HÒA
LỚP: QUẢN LÝ KINH TẾ K31A2
Hà Nội- 2012

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN :
NHỮNG PHÁT MINH KHOA HỌC
TRONG BỘ TƯ BẢN CỦA CÁC MÁC.
I, Vài nét về tiểu sử Các Mác
Karl Heinrich Marx sinh 5 tháng 5 năm 1818 tạiTrier, vương
quốc Phổ – mất14 tháng 3năm1883tạiLuân Đôn,Vương quốc Anh). Cha ông
là một luật sư người Do Thái. Gia đình sống phong lưu và có học thức. Năm
1835, C.Mác tốt nghiệp trường phổ thông trung học và vào học Luật tại
trường đại học tổng hợp Bon, sau đó chuyển lên trường đại học Berlin. Năm
1841, học xong và bảo vệ luận án tiến sỹ về triết học. Từ năm 1842 bắt đầu
cuộc đời hoạt động sôi nổi đấu tranh cách mạng đầy sáng tạo và vinh quang
của ông.
Năm 1843, C.Mác cưới Jenny làm vợ.
Năm 1844, C.Mác gặp Ph.Ănghen và hai ông đã trở thành đôi bạn thân thiết.
Năm 1847, hai ông gia nhập tổ chức” Đồng minh những người cộng sản” và
trở thành những người lãnh đạo tổ chức này và sau này đổi tên thành Quốc
tế cộng sản.
Năm 1849, C.Mác bị trục xuất khỏi nước Đức và sang Anh sống
cho đến cuối đời.
C.Mác lànhà tư tưởng,nhà kinh tế chính trị,nhà lãnh đạo cách
mạngcủaHiệp hội Người lao động Quốc tế. Những hoạt động cách mạng và


triết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 - giữa lúc chủ nghĩa tư
bảnđang trong thời kỳ phát triển và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời và có
những hoạt động cách mạng chống chế độ tư bản.Marx được nhắc đến với
nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất với những phân tích lịch
sử dựa trên thuật ngữđấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong những lời
mở đầu choTuyên ngôn Đảng Cộng sản(Das Manifest der Kommunistischen
Partei): "Lịch sửcủa tất cả các xã hộitừ trước đến nay là lịch sử củađấu tranh
giai cấp." Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
cùngFriedrich Engels. Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa các hệ tư
tưởng được thành lập trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học Đức, kinh tế học
chính trị Anh hay chủ nghĩa xã hội học Pháp.
Trong thời đại Marx sống, có lẽ chủ nghĩa tư bản đã đạt thắng lợi
tuyệt đối và sẽ tồn tại vĩnh hằng. Tuy nhiên, Karl Marx và người bạn thân là
Friedrich Engels đã thực hiện “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vào năm
1848, nói cách khác là hai ông đã lên án những bất công trong chế độ tư
bản. Với Tuyên ngôn này, chủ nghĩa xã hội trỗi dậy trong khichủ nghĩa xã
hội không tưởngthì tàn lụi.
Nhà triết học người Đức này cho rằng cách hiểu của Hegel về sự
phát triển của lịch sử loại người là đúng. Tuy nhiên, mặt khác ông cho rằng
vật chất mới đóng vai trị chính yếu trong quá trình này, chứ không phải là
tinh thần. Người ta nói tư tưởng của Marx là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
lịch sử, hay khoa học. Ông cũng cho rằng, con người có thể quyết định vật
chất qua việc sản xuất.
II, Vài nét về bộ Tư Bản của Các Mác.
Năm 1867, "viên trái phá đáng sợ nhất từ xưa đến nay giội
lên đầu bọn tư sản và địa chủ" - Bộ "Tư bản" được xuất bản tập I.
Đó là "kết quả nghiên cứu khoa học của cả một đời người tất cả
mọi người đều thừa nhận ở đây, lần đầu tiên, chủ nghĩa xã hội
được trình bày một cách khoa học Ai còn muốn chống chủ
nghĩa xã hội thì phải thắng được Mác " (Ăngghen). Bộ "Tư bản"

như là một đòn bẩy lớn của lịch sử, một sức mạnh cách mạng
theo ý nghĩa chân chính nhất của từ đó" (Gienny). Bộ "Tư bản"
không được Mác xuất bản toàn bộ khi ông còn sống và sau này,
Ănghen đã hoàn thành việc xuất bản tập II (1885) và tập III
(1894) của bộ sách đồ sộ này.
Trong bộ "Tư bản", Mác đã trình bày những vấn đề hết sức
quan trọng của sản xuất tư bản nói chung: sự chuyển hoá của tiền
thành tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương
đối, sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản (tích luỹ tư bản),
tích luỹ ban đầu của tư bản; những vấn đề giá trị thặng dư và lơị
nhuận, sự chuyển hoá của lợi nhuận thành lợi nhuận trung bình,
tư bản cho vay và tư bản thương nghiệp, Mác vạch rõquy luật
giá trị thặng dưvà quy luật giá trị với tư cách là quy luật chung
của nền sản xuất hàng hoá được phát triển trong quy luật cung và
cầu, trong những quy luật của lưu thông tiền tệ, Trong phần kết
luận, Mác đã nêu lên sự tất yếu phải thủ tiêu chế độ tư bản chủ
nghĩa và thay thế nó bằng một hình thái tổ chức cao hơn là xã hội
cộng sản chủ nghĩa.
Cho đến nay, sau hơn một thế kỷ, bộ "Tư bản" của Các
Mác vẫn được đánh giá là bộ sách phân tích sâu nhất và kỹ nhất
về chủ nghĩa tư bản và bản chất của nó. Nhiều nhà tư bản lớn của
thế giới nhận định: Chính nhờ có học thuyết của Mác mà chủ
nghĩa tư bản phải điều chỉnh cơ chế hoạt động và thái độ đối với
người lao động để thích ứng và có được sự phát triển như hiện
nay. Mác vẫn được coi là một trong số mười nhà tư tưởng tiêu
biểu nhất của thiên niên kỷ thứ hai và nhiều học giả phương Tây
như Giắccơ Đêriđa, Maicơn Vađê, Đanien Benxaiđơ, khẳng
định: "Thế kỷ XXI vẫn là thế kỷ của Mác".
III, Những phát minh khoa học trong bộ “ Tư bản”
của Các Mác.

Với tiêu đề “ Tư bản”, C.Mác dự kiến kết cấu tác phẩm của mình
thành 4 quyển:
Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản
Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản
Quyển III: Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
Quyển IV: Phê phán lịch sử lý luận giá trị thặng dư.
a) Quyển I: Quá trình sản xuất của tư bản
Để nghiên cứu quá trình sản xuất trực tiếp, Các Mác
đã trừu tượng quá trình lưu thông nhằm vạch rõ bản chất cơ bản
của chủ nghĩa tư bản và các phạm trù, các quy luật kinh tế cơ bản
của nó.
Để đạt điều đó, Các Mác đi vào nghiên cứu 3 lý luận:
+)lý luận giá trị
+) lý luận giá trị thặng dư
+) lý luận tích lũy tư bản.
Lý luận giá trị được coi là cơ sở để nhiên cứu các lý
luận khác, do đó làm cho lý luận kinh tế của Các Mác mang tính
nhất quán, logic và khoa học.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của
sản xuất và lưu thông hàng hóa. Quy luật này quy định việc sản
xuất và trao đổi hàng hóa phải tiến hành trên cơ sở hao phí lao
động xã hội cần thiết.
Do vậy, trong sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải làm
cho giá trị cá biệt bằng hoặc thấp hơn giá trị xã hội thì mới có lãi.
Còn trong lưu thông đòi hỏi mọi người phải trao đổi ngang giá
nghĩa là phải bán theo giá thị trường.
Giá trị không tự bộc lộ ra được, phải thông qua giá cả
người ta mới biết được sự hoạt động của quy luật giá trị.
Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa và trở
thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Cơ chế này phát sinh

tác dụng trên thị trường thông qua cạnh tranh, cung- cầu, sức
mua của đồng tiền.
Chính sự tác động của cạnh tranh , cung cầu làm cho giá
trị và gía cả hàng hóa không bao giờ trùng nhau, chỉ có phạm vi
trên toàn xã hội và trong vòng một thời gian nhất định thì: tổng
giá trị = tổng giá cả
Yêu cầu của quy luật giá trị
+) Đối với người sản xuất quy luật giá trị yêu cầu phải phải phân
bổ nguồn lực sản xuất( tư liệu sản xuất và sức lao động) sao cho
hợp lí làm cho giá trị cá biệt luôn luôn thấp hơn so với giá trị xã
hội.
+) Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực lưu thông yêu
cầu phải tuân thủ quy tắc trao đổi ngang giá( mua bán đúng giá
trị hàng hóa)
Tác dụng của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế hàng hóa quy luật giá trị có 3 tác dụng sau:
_ Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông
Sự điều tiết của quy luật giá trị đối với sản xuất được
biểu hiện ở việc phân bố lại sức lao động và tư liệu sản xuất giữa
các ngành. Sự điều tiết này tiến hành một cách tự phát thông qua
giá cả thị trường.
Nếu cung < cầu, hàng hóa khan hiếm làm cho giá cả cao
hơn giá trị do đó có lãi nhiều hơn , người sản xuất mở rộng quy
mô sản xuất, một số nười khác chuyển sang sản xuất mặt hàng
này. Như vậy, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào
ngành này nhiều hơn các ngành khác và ngược lại. Nếu cung >
cầu, hàng hóa không bán được buộc người sản xuất phải thu hẹp
quy mô sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác.
Quy luật sản xuất không chỉ điều tiết sản xuất mà còn
điều tiết lưu thông. Nó khơi nguồn hàng từ nơi giá thấp đến nơi

giá cao nhờ đó mà tạo ra sự cân đối tạm thời giữa cung và cầu
hàng hóa.
_ Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển.
Các hàng hóa sản xuất trong những điều kiện khác nhau
nên có giá trị cá biệt khác nhau. Nhưng trên thị trường đòi hỏi
người sản xuất phải tuân theo giá trị thị trường. Do vậy, mọi
người phải tìm mọi cách như cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất
để làm cho giá trị cá biệt của mình nhỏ hơn giá trị xã hội thì mới
thu được lợi nhuận. Lúc đầu chỉ có một vài người đi tiên phong
sau trở thành phổ biến trên toàn xã hội. Như vậy, do tác dụng của
quy luật giá trị đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
_ Ba là, phân hóa người sản xuất
Quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải
đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết. Do vậy, người nào
có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội thì sẽ phát tài, trở nên
giàu có. Ngược lại, người nào có giá trị cá biệt của hàng hóa cao
hơn giá trị xã hội sẽ ở vào thế bất lợi , làm ăn thua lỗ và phá sản.
Như vậy, do tác dụng của quy luật giá trị đã đưa tới sự
phân hóa người sản xuất hàng hóa, sự phân hóa này là cơ sở cho
sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội
Lý luận giá trị thặng dư được coi là trung tâm, là viên
đá tảng trong học thuyết kinh tế của Các Mác. Từ lý luận giá trị
thặng dư mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
được vạch trần, nghĩa là vạch rõ được bản chất và quá trình vận
động và phát triển của nó. Còn lý luận tích lũy tư bản là sự bổ
sung lý luận giá trị thặng dư, vạch rõ sự tất yếu diệt vong của chủ
nghĩa tư bản.
Quy luật giá trị thặng dư đã vạch rị mục đích của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa và phương tiện để đạt mục đích đó

_Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá
trị sử dụng, cũng không phải là giá trị mà vì giá trị thặng dư càng
nhiều càng tốt.
_Phương tiện và thủ đoạn để có nhiều giá trị thặng dư là:
Nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê trên cơ sở mở
rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật, kéo dài ngày lao động và tăng
cường lao động.
Như vậy, nội dung chủ yếu của quy luật giá trị thặng dư là tạo giá
trị thặng dư càng nhiều càng tốt cho giai cấp tư sản bằng cách mở
rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật và bóc lột ngày càng nhiều lao
động làm thuê.
*) Vai trò của quy luật
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vai trò quy luật giá
trị thặng dư được thể hiện ở tác động hai mặt của nó.
Một mặt với mục đích chạy theo giá trị thặng dư buộc các
nhà tư bản phải phát triển khoa học- công nghệ, đổi mới cơ cấu tổ
chức và quản lý. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Mặt khác do chạy theo giá trị thặng dư chủ nghĩa tư bản
không trừ một thủ đoạn nào, nó đem lại nhiều đau khổ, chết chóc
cho người lao động. Đồng thời, nỉ làm cho các mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản nhất là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn giữa tính
chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này
đòi hỏi phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa để xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
Tóm lại, quy luật giá trị thặng dư là một quy luật kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa tư bản, nó quy định quá trình phát sinh,
phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản
Trong mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại
một quy luật kinh tế phản ánh mặt bản chất của phương thức sản

xuất đó và đóng vai trị quyết định trong hệ thống các quy luật
kinh tế gọi là quy luật kinh tế cơ bản.
Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất ra giá trị
thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản. Các Mác đã chỉ rõ sản xuất
giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất
này.
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa
tư bản vì:
_ Mục đích trực tiếp và động cơ của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa là theo đuổi giá trị thặng dư. Và chính sự theo đuổi giá trị
thặng dư đã kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Như vậy, giá trị thặng dư đã chi phối, quyết định mọi hoạt động
của xã hội tư bản chủ nghĩa.
_ Bóc lột giá trị thặng dư là hiện tượng kinh tế phản ánh mối
quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong đó là quan hệ giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản.
Trong quyển I, C.Mác có nhiều phát minh khoa học mới:
_ Một là: Xác định rõ đối tượng và phương pháp nghiên cứu của
kinh tế chính trị.
Khác với các nhà kinh tế trước ông, Các Mác khẳng
định đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là mặt xã hội của
qúa trình sản xuất, tức là nghiên cứu quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất và trao đổi. Đồng thời, Các Mác
còn nêu lên phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, đó là:
+, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật biện chứng: phương pháp này
khác hoàn toàn phương pháp duy vật siêu hình, máy móc và
phương pháp duy tâm, bởi lẽ: nó xuất phát từ thực tiễn khách
quan, từ quá trình sản xuất vật chất để xem xét và giải quyết vấn
đề, mọi hiện tượng cũng như quá trình vận động, phát triển của

xã hội loài người. Mặt khác, phương pháp biện chứng duy vật
còn đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng và quá trình trong mối
liên hệ chung và sự tác động chung lẫn nhau trong quá trình vận
động, phát triển không ngừng. Trong tiến trình đó sự tích lũy
những biến đổi về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất. Phép
biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Trong các học thuyết kinh
tế, các tư tưởng, quan điểm kinh tế là kết quả của sự phản ánh cơ
sơ kinh tế vào ý thức con người. Trong những giai đoạn lịch sử
nhất định, các tư tưởng, quan điểm kinh tế là yếu tố quan trọng
của kiến trúc thượng tầng tư tưởng của xã hội. Phương pháp nhận
thức khoa học chỉ ra rằng cần phải tìm kiếm nguồn gốc ra đời,
điều kiện phát triển của các học thuyết kinh tế ở ngay cơ sở kinh
tế- xã hội, trong mối liên hệ phụ thuộc, tác động lẫn nhau của các
hiện tượng và quá trình kinh tế.
+, phương pháp trừu tượng hóa khoa học( đây là phương pháp
đặc thù của kinh tế chính trị).
+, phương pháp logic và lịch sử
Phương pháp logic là phương pháp phân tích sự vận
động nội tại bên trong để tìm ra cái chung, cái tất yếu chi phối sự
vận động, phát triển đó.
Phương pháp lịch sử là sự phân tích sự vận động theo thời
gian. Song lịch sử là quá trình phức tạp nhiều vẻ, trong đó chứa
đựng những cái ngẫu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy
vậy, sự vận động của lịch sử là quá trình phát triển có tính quy
luật. Lịch sử bắt đầu từ đâu, thì tư duy logic phải bắt đầu từ đó.
Do đó, yêu cầu nhận thức khoa học phải dựa vào sự thống nhất
giữa phương pháp logic và phương pháp lịch sử, vì việc nghiên
cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tượng,
ngược lại sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho

nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.
+,phương pháp phân tích và tổng hợp
_Hai là: Phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hóa.
C.Mác khẳng định mình là người đầu tiên phát hiện
ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Chính nhờ
phát hiện này đã đưa tới cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị.
Nghĩa là nhờ phát hiện này C.Mác đã thành công trong việc xây
dựng lý luận giá trị lao động, từ đó phát hiện ra lý luận giá trị
thặng dư, đó là một trong hai phát hiện vĩ đại nhất của C.Mác
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao
động cụ thể và lao động trừu tượng.
_ Lao động cụ thể là lao động có ích dưới hình thái của một nghề
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương
pháp, công cụ, đối tượng và kết quả nghiên cứu.
Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Lao
động cụ thể gắn liền với phân công lao động xã hội. Lực lượng
sản xuất càng phát triển, phân công lao động càng sâu thì lao
động cụ thể càng phong phú. Do vậy, lao động cụ thể là một
phạm trù vĩnh viễn.
_ Lao động trừu tượng: Lao động trừu tượng là lao động nói
chung của người lao động không kể đến hình thức cụ thể của nó,
đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao thần kinh và bắp thịt của
người lao động.
Song không phải mọi sự hao phí lao động đều là lao động trừu
tượng và đều tạo ra giá trị ,mà chỉ có lao động sản xuất ra hàng
hóa mới là lao động trừu tượng. Nên lao động trừu tượng phạm
trù lịch sử, nó chỉ tồn tại trong điều kiện sản xuất hàng hóa và sẽ
mất đi cùng với sản xuất hàng hóa.
_ Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt thống nhất

trong một quá trình lao động sản xuất hàng hóa. Nó làm tiền đề
và điều kiện cho nhau, vì bất cứ sự hao phí lao động nào cũng
nằm dưới hình thái cụ thể nhất định, và lao động trước hết phải
có ích thì mới được thừa nhận là có sự tiêu phí lao động. Nhưng
đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập, vì vậy có mâu thuẫn với
nhau.
Sự thống nhất và mâu thuẫn của lao động cụ thể và lao động trừu
tượng là phản ánh sự thống nhất và mâu thuẫn của lao động tư
nhân và lao động xã hội. Đây chính là mâu thuẫn cơ bản của sản
xuất hàng hóa.
Theo C.Mác, đây là điểm xuất phát mà khoa kinh tế chính trị
xoay quanh, nghĩa là với phát hiện này đã đem lại cơ sở khoa học
cho lý luận giá trị, lý luận giá trị thặng dư, lý luận tích lũy tư bản
và các lý luận khác. Tính khoa học ở đây là vạch rõ chất lượng,
hình thức biểu hiện và quy luật vận động của giá trị, giá trị thặng
dư và tích lũy tư bản,
_Ba là: Vạch rõ nguồn gốc, bản chất của tiền.
Trước C.Mác đã có nhiều người nghiên cứu về tiền tệ,
nhưng đây vẫn là bí ẩn hàng nghìn năm chưa ai phát hiện ra bản
chất và nguồn gốc của tiền. C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra
vấn đề này.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá tình phát triển lâu dài
của sản xuất và trao đổi hàng hóa, hay của quá trình phát triển
các hình thái giá trị hàng hóa.
Từ hình thái đầu tiên là hình thái giản đơn hay ngẫu
nhiên, tiếp đó là hình thái mở rộng, hình thái chung và cuối cùng
là hình thái tiền. Như vậy, tiền tệ không phải là hàng hóa thông
thường, không phải là dấu hiệu ước định, cũng không phải do
bản chất tự nhiên của vàng làm cho nó trở thành tiề tệ.
Theo C.Mác, tiền là một hàng hóa đặc biệt, đúng vai trò

là vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa khác. Sự xuất hiện
của tiền là do quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hóa chứ không phải do dấu hiệu ước định hay do bản chất của
vàng làm cho nó trở thành tiền tệ, dùng làm vật ngang giá chung
cho tất cả các hàng hóa, nó là sự thể hiện của giá trị, biểu hiện
tính chất xã hội của lao động. Tiền biểu hiện một quan hệ xã hội,
quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa phân làm hai cực:
+ Một bên là các hàng hóa thông thường
+ Một bên là tiền tệ.
C.Mác cũng là người phát hiện ra tiền tệ có 5 chức năng cơ bản:
+ thước đo giá trị: chức năng thước đo giá trị là chức năng cơ bản
nhất. Với chức năng này tiền dựng để biểu hiện giá trị của các
hàng hóa, hay để đo giá trị của hàng hóa khác.
Tiền đo được giá trị của hàng hóa khác vì bản thân nó cũng có
giá trị, Tiền làm thước đo giá trị không nhất thiết phải là tiền
vàng thật mà chỉ cần tiền trong ý niệm, tiền mang ý nghĩa tượng
trưng.
Khi giá trị biểu hiện thành tiền thì gọi là giá cả. Như
vậy, giá trị là nội dung bên trong còn giá cả là nội dung bên
ngoài, khi giá trị thay đổi thì giá cả cũng thay đổi theo. Nhưng
điều đó không có nghĩa là giá trị và giá cả đồng nhất với nhau.
Trong thực thế, giá cả có lúc cao hơn, hoặc thấp hơn giá trị, còn
trùng nhau là ngoại lệ. Sở dĩ như vậy là vì ngoài giá trị ra, giá cả
còn phụ thuộc vào giá trị đồng tiền và quan hệ cung cầu,
+ phương tiện lưu thông: làm chức năng phương tiện lưu thông
tức là tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa. Khi tiền làm môi
giới trong quá trình trao đổi hàng hóa thì gọi là lưu thông hàng
hóa và có công thức:
H-T-H

Tiền làm chức năng phương tiện lưu thoongnhaats thiết phải là
tiền vàng và phải có một khối lượng tiền nhất định. Khối lượng
tiền đó được xác đinh:
Tổng số giá cả hàng hóa
KLTLT =
Tốc độ vòng quya trung bình của đồng tiền
cùng loại
KLTLT : Khối lượng tiền lưu thông
Tiền làm chức năng phương tiện lưu thông đã trải qua nhiều hình
thức: đầu tiên là vàng thoi, bạc nén, tiếp đó là tiền đúc và cuối
cùng là tiền giấy như hiện nay.
+ phương tiện cất trữ: Tiền cất trữ là tiền tệ rút khỏi lưu thông và
được người ta cất trữ khi cần lại để khi cần thì đem ra mua hàng.
Làm phương tiện cất trữ tiền phải là tiền vàng.
Tiền làm phương tiện cất trữ có vai trò to lớn, nó như con kênh
tưới và tiêu cho lưu thông hàng hóa, nghiaxlaf nó tự phát điều tiết
khối lượng tiền trong lưu thông.
+ phương tiện thanh toán: Tiền tệ làm phương tiện thanh toán là
tiền dựng để chi trả sau khi công việc mua bán đã hoàn thành,
chẳng hạn trả tiền mua hàng hóa chịu hoặc trả tiền thuê nhà.
Chức năng này phát triển làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa những người sản xuất hàng hóa.
+ tiền tệ thế giới: khi sản xuất và trao đổi hàng hóa vượt ra ngoài
biên giới quốc gia thì cần có phải tiền tệ thế giới.
Tiền tệ thế giới phải là tiền vàng, bạc thực sự hoặc tiền tín dụng
được coi là phương tiện thanh toán quốc tế. Tiền tệ thế giới làm
nhiệm vụ thanh toán số chênh lệch trong bảng cân đối thanh toán
quốc tế và di chuyển của cải từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Tiền là hàng hóa đặc biệt.
_ Bốn là: Phát hiện ra lý luận giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra so với
giá trị sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không. Tư bản
đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm
thuê.
Từ giữa thế kỷ XVII đến nay, các nhà kinh tế
chính trị học tư sản trong chừng mực nhất định đã nghiên
cứu vấn đề giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào. Nhưng
“tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm phải cái sai
lầm là đã không xét giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý,
với tư cách là giá trị thặng dư mà xét dưới hình thái đặc
thù là lợi nhuận và địa tô”. Chẳng hạn như W.Petty và
trường phái trọng nông Pháp đã coi địa tô là hình thái
chung của giá trị thặng dư. A. Smith tuy là người đầu tiên
nghiên cứu một cách hệ thống các phạm trù lợi nhuận, địa
tô và lợi tức, nhưng ông không coi bản thân giá trị thặng
dư là một phạm trù chuyên môn có hình thái đặc thù khác
với lợi nhuận và địa tô . Về sau Ricardo lại nghiên cứu sâu
thêm các hình thái đặc thù này; nhưng ông chỉ chú ý
nghiên cứu mối quan hệ về lượng, lợi tức và địa tô và vẫn
không phát hiện ra phạm trù chung- giá trị thặng dư.
Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, rất
nhiều các nhà kinh tế phạm phải các sai lầm này. Không kể
đến một số nguyên nhân như học thuyết giá trị lao động
của họ bị hạn chế về tính giai cấp và thiếu tính khoa học,
thì một nguyên nhân quan trọng khác là sự vận dụng sai
lầm phương pháp luận của họ được biểu hiện trên hai mặt:
Thứ nhất, họ không thể vạch ra tính quy định bản chất từ
các hiện tượng kinh tế, “họ chộp lấy một cách thô bạo
những tài liệu do kinh nghiệm đem lại và họ chỉ quan tâm
đến thứ tài liệu này mà thôi”.

Thứ hai, họ chỉ xem xét một cách cô lập các hiện tượng
cá biệt trong vận hành kinh tế, không thể vạch ra quan hệ
nội tại của các hiện tượng này và sự chuyển hoá quan hệ
của chúng. Họ không thông qua bất cứ khâu trung gian
chuyển tiếp nào, mà lẫn lộn trực tiếp giá trị thặng dư với
các hình thái cụ thể của nó tức là lợi nhuận, lợi tức và địa
tô, do đó nảy sinh một loạt các vấn đề: Trình bày không
mạch lạc, các mâu thuẫn không được giải quyết và những
điều nhảm nhí khác. Và chỉ đến khi Mác phát hiện ra lý
luận giá trị thặng dư thì mọi vấn đề khoa học, bản chất mới
được làm sáng tỏ.
Theo đánh giá của V.I Lênin thì “Lý luận giá trị
thặng dư là hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của
Mác” và học thuyết kinh tế của C. Mác là “nội dung căn
bản của chủ nghĩa Mác”.
Các nhà kinh tế trước Mác chưa ai đề cập đến giá
trị thặng dư, mà chỉ đề cập đến lợi nhuận và được biểu
hiện dưới hình thức lợi tức và địa tô. Trên cơ sở lý luận giá
trị và với việc phát hiện ra phạm trù hàng hóa sức lao động
và phạm trù tư bản bất biến và tư bản khả biến, C.Mác đã
khám phá ra lý luận giá trị thặng dư. Với phát minh này,
C.Mác đã vạch rõ được bản chất cơ bản của chủ nghĩa tư
bản, đó là quan hệ bóc lột của tư bản đối với công nhân
làm thuê, đồng thời vạch ra quy luật kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa tư bản đó là quy luật giá trị thặng dư.
Theo Ph.Ănghen, đây là một trong hai phát minh vĩ đại
nhất của Các Mác. Hai phát minh đó là: Duy vật lịch sử và học
thuyết giá trị thặng dư. Vơi hai phát minh này, Các Mác đã đưa
chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học.
_ Năm là: Phân biệt giữa lao động và sức lao động.

Các nhà kinh tế học tư bản đã đồng nhất hai khái niệm
này, do vậy họ cho rằng tiền lương là giá cả và giá trị của lao
động. Từ đó họ đi đến kết luận: Nhà tư bản không hề bóc lột
công nhân vì họ đã trả đủ tiền lương cho công nhân. Nhưng nhờ
sự phân biệt giữa lao động và sức lao động, C.Mác đi đến khẳng
định người công nhân bán sức lao động chứ không phải bán lao
động, lao động không phải là hàng, nó không có giá trị. Nên tiền
lương là giá cả và giá trị của sức lao động chứ không phải của
lao động. Với phát hiện này, C.Mác đã làm rõ hơn nguồn gốc,
bản chất của giá trị thặng dư.
b, Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản
Trong quyển I, C.Mác trừu tượng quá trình lưu thông để
nghiên cứu quá trình sản xuất. Đến đây, C.Mác lại trừu tượng quá
trình sản xuất để nghiên cứu quá trình lưu thông, vạch rõ quan hệ
bóc lột của tư bản trong quá trình vận động của nó. Do đó quá
trình lưu thông mà C.Mác nghiên cứu ở đay là quá trình lưu
thông theo nghĩa rộng, đó là quá trình chuyển hóa các hình thái
của tư bản công nghiệp làm cho tư bản ngày càng phát triển
Quá trình lưu thông được C.Mác xét trên hai phương diện:
Lưu thông của tư bản cá biệt hay là quá trình tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản
Lưu thông của tư bản xã hội hay là quá trình tái sản xuất tư bản
xã hội.
b , Quyển II: Quá trình lưu thông của tư bản
Trong quyển II, C.Mác có những phát minh khoa học sau:
_ Một là: Phát hiện ra lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư
bản.
Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản cũng là lý
luận mới do C.Mác phát hiện ra, bởi lẽ các nhà kinh tế trước Mác
chưa ai phát hiện ra lý luận này.Theo C.Mác, quá trình vận động

của tư bản qua ba giai đoạn, mang ba hình thái, thực hiện ba chức
năng, để rồi trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị không
những được bảo tồn mà còn tăng lên thì gọi là tuần hoàn tư bản.
Chu chuyển của tư bản là quá trình tuần hoàn tư bản
được lặp đi lặp lại một cách có định kỳ.
Ba giai đoạn vận động của tư bản bao gồm:
_ Giai đoạn thứ nhất: Lưu thông T-H-tư liệu sản xuất và sức lao
động , tư bản xuất hiện dưới hình thức là tư bản tiền tệ(T). Tiền
được sử dụng để mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Hai hàng
hóa này phải phù hợp với nhau về số lượng và chất lượng. Trong
giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, thực
hiện chức năng là phương tiện mua các yếu tố sản xuất. kết thúc
giai đoạn này, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
_Giai đoạn thứ 2: giai đoạn sản xuất: H gồm tư liệu sản xuất và
sức lao động. Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái
tư bản sản xuất. Có chức năng thực hiện kết hợp 2 yếu tố tư liệu
sản xuất và sức lao động để sản xuất ra giá trị hàng hóa, trong đó
có giá trị thặng dư. Kết thúc giai đoạn này, tư bản xuất hiện với
tư cách là một hàng hóa mới( sản phẩm đấu ra)
_Giai đoạn thứ 3: Lưu thông H’_T’
Ở giai đoạn này tư bản hàng hóa có chức năng thực hiện giá trị
hàng hóa, trong đó có giá trị thặng dư hay chức năng chuyển hóa
tư bản hàng hóa thành tư bản tiền tệ. Sự vận động ấy chính là
tuần hoàn tư bản. Sự vận động liên tục của tư bản qua 3 giai đoạn
với 3 hình thái, hoàn thành 3 chức năng rồi trở về hình thái ban
đầu với lượng giá trị lớn hơn gọi là tuần hoàn tư bản. Tuần hoàn
tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi các giai đoạn
chúng diễn ra liên tục và các hình thái tư bản cùng tồn tại và
được chuyển hóa một cách đều đặn.
Thực hiện ba chức năng để trở về hình thái ban đầu với

một khối lượng lớn hơn và quá trình này lặp đi lặp lại một cách
có định kỳ. Do vậy, đến đây công thức chung của tư bản được bổ
sung, phát triển thành công thức:
SLĐ
T – H Sx –H’ – T’
TLSX
_ Hai là: Bổ sung và hoàn thiện lý luận tái sản xuất tư bản xã hội.
F. Quesney là người đầu tiên nghiên cứu về tái sản xuất.
Ông đã có nhiều cống hiến khoa học song cũng còn nhiều hạn
chế bởi tư tưởng trọng nông. Tiếp đó, đến A. Smith, D.Ricardo
và J. Sismondi, nhưng sự bổ sung không được bao nhiêu, thậm
chí có nhiều điểm thụt lùi so với F.Quesney. Kế thừa có phê phán
các tư tưởng của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, C.Mác đã bổ
sung và phát triển làm cho lý luận tái sản xuất hoàn thiện và khoa
học. Những phát hiện mới của C.Mác ở đây là:
+ Chia nền sản xuất tư bản thành hai khu vực. Khu vực I – sản
xuất tư liệu sản xuất và khu vực II- sản xuất tư liệu tiêu dùng.
+ Tính tổng sản phẩm trên cả hai mặt:
Mặt giá trị gồm: c+v+m
Mặt hiện vật gồm: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
+ Rút ra các quy luật hay điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã
hội của tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản
xuất mở rộng: Muốn tái sản xuất mở rộng phải tích lũy một phần
giá trị thặng dư và biến chúng thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến phụ thêmồng thời phải tiến hành trao đổi giữa khu vực I và
khu vực II và trong nội bộ từng khu vực.
Điều kiện thứ nhất:
I( v+m ) > IIc
Toàn bộ giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị

của tư bản bất biến của khu vự II đã tiêu dùng trong sản xuất.
Như vậy, ở đây khu vực I có vai trò quyết định trong việc mở
rộng quy mô khu vực II.
Điều kiện thứ hai:
I ( c + v + m) > Ic +IIc
Toàn bộ giá trị sản phẩm khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn tổng
số tư bản bất biến của cả hai khu vực đã tiêu dùng.
Điều kiện thứ ba:
I ( v + m ) + II ( v + m) > II ( c + v + m)
Toàn bộ giá trị mới của hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm
của khu vực II.
+ Vạch ra tính chất chu kỳ, tính tất yếu của khủng hoảng kinh tế
và thất nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
c, Quyển III: Toàn bộ quá tình sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sau khi xem xét từng mặt quá trình sản xuất và quá trình
lưu thông của tư bản, đến đây C.Mác tổng hợp lại để nghiên cứu
toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm tiến tới hiện
thưc biểu hiện ở bề ngoài của xã hội tư bản. Do vậy, quyển III,
C.Mác đã đi vào nghiên cứu lợi nhuận, lợi nhuận bình quân, giá
cả sản xuất và các hình thức tư bản như: tư bản thương nghiệp, tư
bản cho vay, tư bản kinh doanh ruộng đất cùng với các hình thức
lợi nhuận tương ứng với các loại hình tư bản đó.
Lợi nhuận là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư, nó
xuyên tạc bản chất bóc lột của tư bản chư nghĩa.
Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận và lợi
nhuận bình quân đã làm cho giá trị hàng hóa chuyển hóa thành
giá cả sản xuất. Như vậy, tiền đề của giá cả sản xuất và lợi nhuận
bình quân.
Trong quyển III, C.Mác đã có những phát minh khoa học
sau:

_Một là: Phân biệt giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận.
Các nhà kinh tế trước Mác đã đồng nhất hai phạm trù
này, nên họ chỉ thừa nhận có lợi nhuận và lợi nhuận được coi là
con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra ban đầu. Còn C.Mác khẳng định
đây là hai phạm trù khác nhau, tuy cùng một nguồn gốc là do lao
động của công nhân tạo ra, nhưng lại biểu hiện những quan hệ
khác nhau. Giá trị thặng dư biểu hiện quan hệ bóc lột của tư bản
đối với lao động làm thuê. Còn lợi nhuận lại biểu hiện giữa vốn
và lời. Cho nên, giá trị thặng dư là nội dung bên trong còn lợi
nhuậ là hình thức biểu hiện bên ngoài. Từ đó, C.Mác còn phân
biệt giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.

Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên
cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị
thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa
học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ vũ khí sắc bén
trong cuộc đấu tranh chông chủ nghĩa tư bản.
Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết đó không phải chỉ là như
thế. Ngày nay, từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học
thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc
nghiên cứu khai thác những di sản lý luận của Mác trở thành
việc làm cần thiết, theo các hướng sau đây:
Một là, Khai thác những di sản lý luận trong học thuyết
này về nền kinh tế hàng hoá.
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng
hoá tư bản chủ nghĩa. Cho nên, chính Mác chứ không phải ai
khác, là một trong những người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế
thị trường. Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều

thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh
tế hàng hoá ở nước ta có tính đặc thù của nó, song đã là sản
xuất hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến,
cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ
là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị va giá trị
thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau. Cho nên, việc nghiên
cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng
chúng trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa từ di sản lý
luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Hai là, Khai thác những luận điểm của Mác nói về qúa trình
sản xuất, thực hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
cùng những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư
của các nhà tư bản nhằm góp phần vào việc quản lý các thành phần
kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta sao cho vừa có thể
khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này đi vào
quỹ đạo chủa chủ nghĩa xã hội.
Ba là, Khai thác di sản của Mác nói về qúa trình tổ chức sản
xuất và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền sản xuất
lớn gắn với qúa trình xã hội hoá sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra
khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn. Trên cơ sở những gì được
coi là tất yếu của qúa trình lịch sử tự nhiên, đặc biệt là về mặt tổ chức
- kinh tế, vận dụng vào nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy nhanh qúa trình xã hội hoá theo hướng xã
hội chủ nghĩa từ một nề sản xuất nhỏ trên cơ sở sản xuất ra ngày càng
nhiều giá trị thặng dư để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ
quá độ là CNH, HĐH nền kinh tế nhằm không ngừng nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của mọi người lao động.
Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng

dư ở trên cho phép rút ra kết luận chung: Học thuyết giá trị thặng dư
- học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư
bản vẫn là cơ cở phương pháp luận để nhận thức đúng chủ nghĩa tư
bản hiện đại. Học thuyết đó còn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào
công tác quản lý nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
_ Hai là: Phát hiện ra lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất.
Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất là những điều bí
ẩn mỏ những nhà khoa học trước Mác không ai giải thích nổi, vì
theo họ nếu thừa nhận lợi nhuận bình quân thì sẽ vi phạm quy
luật giá trị. C.Mác đã khám phá ra bí ẩn này, theo C.Mác từ giá
trị thặng dư và giá trị biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và giá
cả sản xuất là cả một quá trình chuyển hóa các khâu trung gian
do cơ chế cạnh tranh quyết định.
Do đó, trong giai đoạn tự do cạnh tranh, quy luật giá trị
thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân, còn quy
luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Cho nên nó
đã che đậy hoàn toàn bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
_ Ba là: Phát hiện ra địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối.
Lý luận địa tô đã được nhiều nhà kinh tế học trước
C.Mác đề cập tới và đã có những thành tựu nhất định, song nhìn
chung còn nhiều hạn chế: do địa tô là tặng vật của tự nhiên và
chưa nghiên cứu địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối. Dựa trên
lý luận lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất, C.Mác đã thành
công trong việc xây dựng lý luận địa tô bao gồm: bản chất và các
hình thức của địa tô. Theo C.Mác, địa tô không phải là tặng vật
của tự nhiên mà nó là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân do công nhân nông nghiệp tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt
nộp cho địa chủ.

Địa tô tư bản chủ nghĩa được biểu hiện ở hai hình thức:
địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.
Trong địa tô chênh lệch có địa tô chênh lệch loại I và địa tô
chênh lệch loại II.
Như vậy, thông qua bộ tư bản, C.Mác đã vạch rõ bản
chất và quá trình vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trên
cơ sở đó, C.Mác khẳng định chủ nghĩa tư bản không phải là một
xã hội tồn tai vĩnh viễn mà tất yếu sẽ được thay thế bằng một xã
hội mới cao hơn, tốt đẹp hơn, đó là chủ nghĩa cộng sản.
KẾT LUẬN
Trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tuy nhiên
nhiều người nghĩ tới Các Mác, triết gia, nhà kinh tế vĩ đại TK
XIX, tác giả bộ tư bản nổi tiếng, trong đó có nhiều luận điểm
rất thích hợp dựng để phân tích cuộc khủng hoang này. Giáo
sư Leo Panitch ở trường đại học York tại Toronto, Canada,
biên tập viên Spcialist register vừa có bài đăng trên tạp chí
Mỹ Chính sách ngoại giao số 5-6 năm 2009 dưới đầu đền
Mác hoàn toàn hiện đại . Dưới đây xin giới thiệu sơ qua:
Đi trước thời đại
Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan
tâm đến Các Mác. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản tăng lên vòn vọt;
riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn
cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007. Điều đó đánh dấu
cuộc khủng hoảng quy mô rộng và sức phá hoại lớn lần này đã khiến
chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các vệ sĩ của nó rơi vào một cuộc khủng
hoảng hình thái ý thức.
Thế nhưng cho dù niềm tin đối với tư tưởng chính thống của chư
nghĩa tự do mới đã tan vỡ thì tại sao chủ nghĩa Mác bây giờ lại được
phục hưng?
Trước hết, Mác đi trước thời địa mình rất xa, ông đã dự đoán được

công uộc toàn cầu hóa thành công của chủ nghĩa tư bản trong mấy
chục năm gần đây. Mác dự kiến chính xác một số yếu tố quan trọng
gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay: trong một thế giới gồm các thị
trường cạnh tranh nhau, nền sản xuất hàng hóa và sự đầu cơ tài chính
tiền tệ, những gì ông gọi là mâu thuẫn chính là thứ cố hữu bẩm sinh
của thế giới đó.
Mác hoàn tất bộ tác phẩm lớn của mình vào lúc cuộc địa cách mạng
Pháp và cuộc chiến tranh độc lập ở Mỹ mới kết thúc chưa đầy một
trăm năm( Bộ Tư bản tập I xuất bản năm 1867; hai tập sau do Ăng
ghen chỉnh lý xuất bản năm 1885 và 1894, khi Mác đã qua đời),
nhưng ông đã dự kiến trước được sự run rẩy của công ty AIG và Bear
Stearns xảy ra hơn một thế kỷ rưỡi sau. Ông nhìn thấy rất rõ cái ông
gọi là “ tác dụng cách mạng nhất” của giai cấp tư sản phất huy được
rong ịch sử loài người- các nhà tư sản ấy là bậc tiền bối của những
chủ ngân hàng và lãnh đạo cấp cao các công ty ở phố Wall hiện nay.
Đúng như Mác viết trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản:” Nếu giai cấp
tư sản không thường xuyên cải cách công cụ sản xuất, từ đó không
làm cho quan hệ sản xuất- cũng tức là toàn bộ mối quan hệ xã hội,
thường xuyên cải cách, thì giai cấp đó không thế sống còn”. Song dù
là ở thời đại Mác hay thời đại chúng ta, Mác đều không phải là người
thúc đẩy công cuộc toàn cầu hóa tư bản. Nhưng Mác cho rằng “ Nhu
cầu không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã thúc đẩy
giai cấp tư sản đi tới khắp nơi trên toàn cầu”, và dự kiến sự phát triển
chủ nghĩa tư bản sẽ không tránh khỏi dẫn tới việc “ mở đường cho
những cuộc khủng hoảng sâu sắc rộng khắp hơn”. Mác hiểu rõ các
hành vi đầu cơ sẽ gây ra khủng hoảng và làm cho nó xấu đi, các hành
vi ấy có sức phá hoai rất lớn toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, ông còn
nhìn rõ biện pháp gọi là thông qua cải cách kiểu tiệm tiến để mãi mãi
tranh khỏi khủng hoảng chẳng qua là một ảo tưởng chính trị.
Như mọi cuộc cách mạng, Mác mong muốn trong đời mình sẽ nhìn

thấy rỗ trật tự xã hội cũ bị lật đổ. Nhưng chủ nghĩa tư bản còn có sức
sống khá mạnh mẽ; cho dù Mác có sức nhìn thấu suốt, ông chỉ có thể
nhìn thoáng qua thấy những sai lầm và đi đương vòng của chủ nghĩa
tư bản.
Trong các tác phẩm của C.Mác và Ph. Ăngghen đã được dịch ra
tiếng Việt rõ ràng là các ông có khẳng định rằng, tri thức (khoa
học) đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cụ thể, trong Phê
phán khoa kinh tế chính trị, bản sơ thảo đầu tiên của bộ Tư bản,
dược viết trong những năm 1807 - 1858, C.Mác đã nhấn mạnh:
"Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã
hội phổ biến [Wissen knowledg] đã chuyển hoá đến mức độ
nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp do đó nó cũng là chỉ số

×