MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM
"SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, lịch sử dân tộc đã sang trang,
nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ củng cố độc lập dân tộc, nhưng lại
vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ
lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Để chiến thắng thực dân
Pháp thì công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cách mạng trong
điều kiện đó là vô cùng bức thiết; đặc biệt là trong điều kiện Đảng Cộng
sản sau hơn một thập kỷ lãnh đạo cách mạng, đã trở thành Đảng cầm
quyền. Xuất phát từ những yêu cầu mới của công tác xây dựng Đảng và
xây dựng chính quyền mà năm 1947 Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối
làm việc".
Tác phẩm ra đời đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức hoạt động
cho hợp với thời kỳ kháng chiến, trong hoàn cảnh chế độ dân chủ nhân dân
còn mới. Đảng mới cầm quyền, còn thiếu kinh nghiệm. Nhà nước non trẻ
đang xây dùng trong hoàn cảnh kháng chiến. Nhiều khuyết điểm, hạn chế
như: lãng phí, nạn quan liêu, tham ô, đã bắt đầu xuất hiện. Hồ Chí Minh
nhận thấy nguy cơ và mầm họa của nó, nên viết tác phẩm này nhằm phòng
ngừa và khắc phục từ đầu những căn bệnh đó.
Tác phẩm ra đời nhằm chống lại thói hư, tật xấu của một số người -
một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền tha hóa, lợi dụng chức quyền
mà mưu lợi cá nhân, ức hiếp dân, xa rời dân.
Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" có thể xem là tác phẩm nói về đổi
mới sớm nhất khi Đảng ta trở thàn Đảng cầm quyền và lãnh đạo chính
1
quyền, tác phẩm đã đặt nền móng cho sự đổi mới của Việt Nam từ đó về
sau này.
I. MỘT SÈ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM
"SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" CỦA HỒ CHÍ MINH
1. Về Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch
vững mạnh
Hồ Chí Minh nói: "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan
phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc
giàu mạnh, đồng bào sung sướng"
(1)
.
Hồ Chí Minh khẳng định Đảng không phải tổ chức làm quan và làm
giàu, nếu ai đó có động cơ chính trị hay xác định vào đảng để tiến thân, hay
làm giàu cho gia đình và cá nhân là trái với đạo đức của người cách mạng
và bản chất của đảng. Người vào đảng là gia nhập đội quân tiên phong của
giai cấp công nhân, là sẵn sàng hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho
hạnh phúc của nhân dân. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp, các đảng viên và cán bộ của ta, không tiếc xương máu và sẵn sàng
"quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biết bao đồng chí đã ngã xuống, không
tính đếm, không đòi hỏi hy sinh vô tư, trong sáng. Nhưng khi cách mạng
thắng lợi, Đảng có chính quyền động cơ vào Đảng khác, nhiều người vào
Đảng để làm quan, để vun vén cá nhân và làm giàu bất chính. Trước khi
vào Đảng họ có thể hứa, thề nhưng việc làm lại khác, thậm chí trước khi
làm điều xấu người ta còn phải làm điều tốt. Vì thế Đảng cần có cơ chế
kiểm tra, xem xét, sàng lọc để giữ vững phẩm chất của Đảng, nếu không
Đảng bị biến chất và thoái hóa. Hồ Chí Minh coi tư cách đạo đức cách
mạng là nền tảng, là cơ sở không thể thiếu của người chiến sĩ cách mạng,
của người cán bộ, đảng viên. Người dạy: "Cây phải có gốc, không có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"
(2)
. Sự nghiệp cách mạng rất vẻ
(
1) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, tr. 199.
(
2) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 5, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 252 - 253.
2
vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, bởi tính chất của cuộc cách
mạng. Nó đòi hỏi ở người cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện mọi mặt.
Bởi vì, "sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng
phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang"
(1)
.
2. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ
Theo Hồ Chí Minh "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán
bộ tốt hoặc kém"
(2)
. Đúng như vậy trong thực tế đã được khẳng định vÊn đề
cơ bản nhất vẫn là con người, nhất là người cầm đầu. Trong doanh nghiệp
được thể hiện rõ nhất, có giám đốc đã vực dậy một doanh nghiệp, có giám
đốc phá sản doanh nghiệp nhanh chóng. Trong lĩnh vực xã hội thì khó đánh
giá hơn nhưng thực tế vấn đề cán bộ đã được khẳng định, có người nói dân
nghe, đi dân nhí ở dân thương, nhưng cũng có cán bộ thì dân khinh bỉ, coi
thường. Do vậy cái tài cái đức là yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, là các
yêu cầu không thể thiếu được đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng theo
Hồ Chí Minh nếu có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó. Để có đức người cán bộ phải được
giáo dục, phải luôn luôn rèn luyện, phải tu thân, tề gia. Có tu thân tề được
gia thì mới trị được quốc và bình được thiên hạ. Đánh giá cái đức người
cán bộ không phải chỉ xem xét hình thức bề ngoài, hay qua cử chỉ, tác
phong. Cái "đức" là cái thầm kín của con người. "Đức" không đo đếm và
lượng hóa dÔ dàng, mà phải qua thử thách, qua hoạt động thực tiễn mới
đánh giá được con người, con người đó còn phải có đời tư trong sáng, sống
tốt đời đẹp đạo. Cái tài thì phải qua học tập đào tạo, được đầu tư thỏa đáng,
được rèn luyện công phu, cái tài và cái đức đi với nhau như hình với bóng.
Do vậy, để có cán bộ tốt phải xét tuyển kỹ càng, đánh giá đúng mức và
cũng cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp.
(
1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 9, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1996, tr. 283.
(
2) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, tr. 188
3
Đối với Hồ Chí Minh, chính trị là Dân: "Bao nhiêu lợi Ých đều vì
dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân"
(3)
. Chính quyền từ Trung ương đến
xã đều do dân tổ chức nên, nhân dân là cơ sở của chính quyền. Có dân
chúng ủng hộ chính quyền thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn thử thách.
Nếu dân chúng không ủng hộ chính quyền sẽ thất bại. Do đó chính quyền
phải lo cho dân và quan tâm đến dân.
Mục đích của cách mạng là xây dựng chế độ dân chủ mới, để làm
được việc đó trước hết phải có con người tức là xây dựng được đội ngũ cán
bộ đáp ứng yêu cầu của hiện thực.
Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh là xây dựng một nền dân chủ
mới ở Việt Nam là thật trong sáng và giản dị, nhưng nó lại hoàn toàn mới
mẻ, đầy khó khăn, phức tạp. Nó đặt ra yêu cầu cao cả đó là đức hy sinh
gương mẫu đối với người cán bộ, đảng viên trong các tổ chức đảng và
chính quyền.
Trước kia Dân là những kẻ bị trị, chịu sự chăn dắt của kẻ cai trị,
Dân là phương tiện của kẻ cầm quyền, là người nuôi "bÐo" bọn cầm
quyền. Ngược lại với trước đó, trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, Dân
là mục đích phục vụ của cách mạng, là người đồng hành của cán bộ. Người
cán bộ, đảng viên rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình là vì sự nghiệp
chung của cách mạng, để phục vụ nhân dân, lo cho dân có ăn, có mặc, có
chỗ ở, được học hành. Dân được Êm no, hạnh phúc thì mình cũng thấy
hạnh phúc.
Như vậy, người cán bộ cách mạng, người đảng viên muốn thực hiện
được những tư tưởng của Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức
mới, đó là tư cách và đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh nhận rõ rằng, đạo đức là biểu hiện của mỗi cá nhân, là
sự thể hiện của lương tâm con người, là điều kiện quan trọng góp phần tạo
nên thành công hay thất bại của người cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh nói:
(
3) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 5, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 698
4
"Một người cán bộ tốt, phải có đạo đức cách mạng, Quân sư giỏi song nếu
không có đạo đức cách mạng thì khó thành công"
(1)
. Theo Hồ Chí Minh,
người cán bộ, đảng viên có tư cách đạo đức cách mạng thì bất luận trong
hoàn cảnh nào cũng vững vàng, không dao động, không ngại gian khó hy
sinh, biết yêu thương dân, trong trường hợp cần thiết có thể hy sinh quyền
lợi của cá nhân mình, thậm chí hy sinh bản thân mình cho sự nghiệp chung
"có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng
không sợ, rụt rè, lùi bước. Vì lợi Ých của Đảng, của cách mạng, của giai
cấp, của dân tộc của loài người mà không ngần ngại hy sinh ", "có đạo
đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần
gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lo hoàn
thành nhiệm vụ cho tốt chữ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công
thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa"
(1)
.
Hồ Chí Minh dạy mỗi người đảng viên phải hiểu rằng: lợi Ých của
cá nhân nhất định phải phục tùng lợi Ých của Đảng. Lợi Ých của mỗi bộ
phận phải phục tùng lợi Ých của tập thể. Lợi Ých tạm thời phải phục tùng
lợi Ých lâu dài. Phải đặt lợi Ých của Đảng lên trên hết, vì lợi Ých của Đảng
chính là lợi Ých của Tổ quốc, của dân tộc. Nếu có hy sinh cho Đảng cho
Tổ quốc đó là điều vinh dự và để lại tiếng thơm cho đời, là tấm gương sáng
cho muôn đời sau.
Theo Hồ Chí Minh, người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở
thành cán bộ cách mạng chân chính, không có gì khó cả. Điều đó hoàn toàn
do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào
thì mình sẽ tiến đến chí công vô tư, mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm
sẽ càng ngày càng Ýt. Những tính tốt Êy gồm có 5 điểm: Nhân, nghĩa,
trí, dũng, liêm.
+ Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào,
vô tư mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng,
(
1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 4, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 102.
(
1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 9, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1996, tr. 284 - 285.
5
đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng
hạnh phúc sau thiên hạ.
+ Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không
có việc gì phải dấu Đảng. Ngoài lợi Ých của Đảng, không có lợi Ých riêng
phải lo toan.
+ Trí vì không có việc tư túi, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt.
Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì
vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà
cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.
+ Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy
khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan
chống lại những vinh hoa, phó quý, không chính đáng. Nếu cần thì có gan
hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
+ Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung
sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Hồ Chí Minh nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân"
(1)
.
Những nội dung tư tưởng chính trị về tư cách và đạo đức cách
mạng, của người cán bộ, đảng viên do Hồ Chí Minh đề xướng, thể hiện sự
bao quát các mối quan hệ xã hội của mỗi người, từ quan hệ với mình, với
công việc đến quan hệ với người, từ mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân,
đến mối quan hệ rộng lớn là Tổ quốc và nhân dân. Đó chính là sự phản ánh
con đường biện chứng của quá trình rèn luyện cách mạng của mỗi người, từ
tình cảm đến nhận thức trách nhiệm, tiến tới xây dựng ý chí cách mạng về
(
1) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, tr. 203.
6
hành động cách mạng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những khuyết
điểm, sai lầm của người cán bộ, đảng viên thường hay mắc phải Hồ Chí
Minh nói: "Trong Đảng ta còn có những người chưa học được, chưa làm
được bốn chữ chí công vô tư cho nên mắc phải chứng chủ nghĩa cá nhân,
chủ nghĩa cá nhân là thứ vi trùng rất độc, do đó mà sinh ra các thứ bệnh rất
nguy hiểm"
(2)
.
Con người sinh ra thì ai cũng có chủ nghĩa cá nhân, đó là bản tính
của con người, nhưng có người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, có người lại
không, đó là vì do được giáo dục và tu dưỡng, rèn luyện. Người không tu
dưỡng, rèn luyện buông thả thì mắc các chứng bệnh như tham lam, lười
biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, hẹp hòi, địa phương lãnh tụ Hồ
Chí Minh còn đưa ra cách chữa trị khi mắc phải các bệnh đó.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là thước đo lòng cao
thượng của con người, tiêu chí để kiểm tra chất "Người", trình độ "người"
tính "Người" của một con người.
Con người không thể thiếu đạo đức cách mạng cũng như trời không
thể thiếu bốn mùa, đất không thể thiếu bốn phương. Người viết:
" Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc,
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, ChÝnh.
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người"
(1)
.
Đạo đức cho mọi người, đó là đạo đức công dân, đạo đức cho
những người làm cách mạng. Đã là cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức
cách mạng, giữ được đạo đức cách mạng là người cán bộ chân chính. Bởi
(
2) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, tr. 206.
(
1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, S®d, tËp 5, tr. 631.
7
vì mọi việc thành hay bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức
cách mạng hay là không, là người cán bộ cách mạng phải có tầm nhìn xa
trông rộng, không thể nhìn về vật chất, chỉ nhìn vào hiện tại, chỉ lấy con
mắt hẹp hòi mà xem xét, phải biết nhìn vào tương lai, có niềm tin chắc
chắn vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc, chúng ta đem
tinh thần để chiến thắng vật chất, văn minh chiến thắng bạo tàn, chính
nghĩa thắng phi nghĩa đó là chân lý.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt
Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo xây
dựng Đảng, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, xuất phát từ mục
đích cao cả của cuộc cách mạng, của quá trình xây dựng chế độ mới đòi hỏi
ở mỗi một người cán bộ chiến sĩ cách mạng, người cán bộ, đảng viên phải
mang trong mình phẩm chất, đạo đức cách mạng. Điều này quyết định sự
thành bại của cách mạng, sự tồn vong của chế độ và sự thành công trên con
đường đi lên CNXH của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà ngay sau khi
nhân dân ta giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền,
Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc giáo dục, nâng cao phẩm chất, đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Những lời dạy của Người qua các bài
viết, bài nói và đặc biệt là sự thực hành của Người đã trở thành một hệ
thống những luận điểm, những hình ảnh mang tính điển hình, hướng dẫn
giáo dục sâu sắc và tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của
người cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới:
Đó là tư tưởng "trung với nước, hiếu với dân": Trung, hiếu là những
khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương Đông. Trên cơ sở kế
thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khắc phục,
vượt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng định
phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên phải là: Trung với nước,
hiếu với dân. Với khái niệm cũ, Người đưa vào đó một nội dung mới, cách
8
mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn, không phải trung với vua và có hiếu
với cha mẹ, mà là" Trung với nước, hiếu với dân". "Trung với nước" thể
hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội, thể hiện trách nhiệm
với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, con đường đi lên của đất nước, của
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. "Hiếu với dân" theo Hồ Chí Minh là
phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều của
dân, bao nhiêu lợi Ých đều vì dân. Chỉ có thực hiện được đầy đủ và đúng
nghĩa "Trung với nước, hiếu với dân" thì người cán bộ, đảng viên mới được
nhân dân tin yêu, cách mạng mới đủ điều kiện để đi đến thành công. Để tu
dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức "Trung với nước, hiếu với dân", đòi
hỏi ở sự phấn đấu hy sinh ở người cán bộ, đảng viên. Người cán bộ đảng
viên trước hết phải lo cho dân, cho nước. Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán
bộ, đảng viên rằng: "Muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết
phải yêu dân phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy, phải có một tinh
thần chí công vô tư"
(1)
.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với
Chính phủ. Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu
không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Do đó nhân dân
và Chính phủ phải đoàn kÕt thành một khối.
Hồ Chí Minh nói: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm việc
gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh chúng ta phải yêu dân, kính dân thì
dân mới yêu ta, kính ta"
(2)
.
Tư tưởng về tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức "cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư". Phẩm chất đạo đức này lấy bản thân mỗi
người làm đối tượng điều chỉnh. Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong công
tác, sinh hoạt, Người giải thích cần, kiệm, liêm, chính như sau:
• Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai,
• Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,
(
1) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 4, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 48 - 50.
(
2) Hå ChÝ Minh, Toµn tËp, tËp 4, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr. 56, 57, 58.
9
• Liêm là trong sạch, không tham lam, tham tiền, tham địa vị, tham
danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.
• Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn.
Đối với cán bộ, đảng viên cần, kiệm, liêm, chính là vô cùng cần
thiết bởi vì: Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp
thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp
đục khoét, có dịp ăn của đút, những người trong công sở đều có nhiều hoặc
có quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên
hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn
minh, tiến bộ của một dân tộc. Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là
một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh
tiến bộ. Vì vậy đối với người cán bộ, đảng viên phải có phẩm chất đạo đức
cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính. Nó vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của
sự nghiệp xây dựng chế độ mới ở nước ta, là cái cần thiết cho mỗi một con
người phấn đấu rèn luyện để: "Làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự
đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân loại" chí công vô tư là luôn
lo lắng về việc chung, lo cho dân, cho nước, Ýt nghĩ tới bản thân mình.
Đó là sự hy sinh bản thân mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng,
làm công việc chung không bao giờ tính toán, so đo cái lợi cho bản thân, là
"lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào". Đây chính là tư
tưởng đạo đức XHCN. Nó hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa cá nhân mà
chúng ta cần phải kiên quyết quét sạch, trong mỗi con người cán bộ, đảng
viên để giữ gìn và nâng cao đạo đức cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
yêu thương con người: Hồ Chí Minh xác định tình yêu thương con người là
một trong những tác phẩm đạo đức cao đẹp nhất, tình yêu thương đó là tình
cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao
động bị áp bức bóc lột. Tình yêu thương đó được thể hiện rõ ở Hồ Chí
Minh bằng câu nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
10
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Nếu Người cán bộ,
đảng viên không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói
đến cách mạng, càng không thể nói đến CNXH và CNCS, tình yêu thương
con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi
người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải
luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người
khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con
người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người.
Để có người cán bộ, đảng viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì
phải huấn luyện cán bộ, đó là công việc gốc của Đảng, cán bộ là cái gốc
của mọi công việc. Huấn luyện cán bộ phải sát với thực tiễn, cụ thể, huấn
luyện để làm việc, tuyên truyền, thuyết phục, theo đối tượng cụ thể chứ
không nên chung chung hoặc xa rời thực tiễn.
Đối với người: "Công việc thành côngg hay thất bại đều do cán bộ
tốt hay kém. Vì vậy Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun
trồng những cây cối quý báu"
(1)
, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng
người có Ých cho công việc chung của chúng ta. Dùng cán bộ thì phải hiểu
biết cán bộ, Đảng ta có hàng triệu người, hàng vạn cán bộ. Đó là một số
lượng lớn. Thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Đội ngũ cán bộ
phản ánh tính đa dạng của con người, làm thế nào để đối đãi đúng với mọi
người? đó là một vấn đề trọng yếu. Vấn đề trước hết là phải hiểu biết cán
bộ ở đây nổi lên mối quan hệ "biết mình, biết người".
Trong binh pháp Tôn Tử có câu "biết địch, biết ta trăm trận trăm
thắng". Vận dụng tinh thần của Tôn Tử, ta có thể nói "biết mình, biết
người công việc thành công". Biết người ở đây là biết cán bộ, cố nhiên là
khó, tự biết mình cũng không phải dễ. Mà dễ hay khó là ở mình và phải
biết mình trước rồi mới hiểu biết cán bộ. Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt,
chỗ xấu, vấn đề là phải tự biết mình tốt, xấu thế nào, đặc biệt là chỗ xấu
để sửa chữa.
(
1) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, tr. 227.
11
Hồ Chí Minh còn dạy phải khéo dùng cán bộ, xuất phát từ nhận thức
cán bộ cũng là con người, không phải thánh thần, có tốt, có xấu trong lòng.
Đã làm việc dù người tài giỏi cũng khó tránh khỏi khuyết điểm. Vì vậy khéo
dùng cán bộ là phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ.
Vấn đề mấu chốt ở đây là khéo dùng, tức là làm sao cho cán bộ vui
vẻ, thoải mái, yên tâm làm tốt mọi công việc, cống hiến được nhiều nhất
cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. Muốn làm được điều
này, theo quan điểm Hồ Chí Minh, những cá nhân và tổ chức làm công tác
cán bộ phải có cái tâm trong sáng và phương pháp đúng. Phương pháp
đúng hay không nhiều khi xuất phát từ cái tâm và tâm sáng lại là cơ sở cho
phương pháp đúng. Tâm đã vẩn đục thì không bao giờ có phương pháp
đúng. Muốn được cái tâm sáng trước hết phải tự rèn luyện để có sức đề
kháng chống lại các bệnh:
"1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là
chắc chắn hơn người ngoài.
2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những
người chung trực.
3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những
người tính tình không hợp với mình"
(1)
.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về dùng người cũng như dùng "Mộc"
tùy theo việc mà dùng thì gỗ nào cũng được việc cả, tránh trường hợp thợ
mộc thì cho đi rèn dao, thợ rèn thì cho đi đóng tủ kết quả cả hai đầu lúng
túng. Vấn đề cất nhắc cán bộ phải khách quan, công tâm, không vì động cơ
thiếu thực chất, vì tư lợi cá nhân, trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét
rõ ràng chẳng những xem xét công tác của họ, mà còn phải xét tư cách sinh
hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải
xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không. Cất
nhắc cán bộ, không nên làm như "giã gạo", nghĩa là trước khi cất nhắc
(
1) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, tr. 233
12
không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì
đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá, lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên thả
xuống ba lần như thế là hỏng cả đời. Ai cũng có sai lầm, nhưng nếu để sai
lầm và khuyết điểm trở nên to tát rồi mới đem ra "chỉnh" một lần, thế là
"đập" cán bộ, cán bộ bị "đập" mất lòng tự tin, người hăng hái cũng hóa
thành nản chí, từ nản chí đến vô dụng.
Công tác cán bộ của ta hiện nay làm chưa thật tốt, quy hoạch chưa
gắn với đào tạo, đào tạo rồi thì không dùng, có người nói có hiện tượng
chạy chức, chạy quyền, chạy tiền, chạy tội, nếu đúng như vậy thì đó là
nguy cơ của Đảng.
3. Về phê bình, tự phê bình và sửa chữa khuyết điÓm, sai lầm
trong công tác cán bộ
Nói đến con người là nói đến con người sống và làm việc, theo Hồ
Chí Minh, đã làm việc thì bao giờ cũng có khuyết điểm, có lỗi lầm, vấn đề
là có khuyết điểm lỗi lầm thì quyết tâm tù phê bình và phê bình, sửa chữa.
Theo Hồ Chí Minh, chỉ hai loại người không có khuyết điểm đó là người
nằm trong quan tài và nằm trong bụng mẹ. Khi có sai lầm thì phải tù phê
bình và phê bình, phê bình rồi thì phải sửa chữa.
Tù phê bình và phê bình là nhằm mục đích là để giúp nhau sửa
chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi lối làm việc cho tốt hơn, đúng
hơn
(1)
.
Về phương pháp tù phê bình và phê bình: Phê bình cũng phải có
cách phê bình vì bản tính con người là ưa lời nói ngọt, nếu không biết cách
phê bình thì chẳng những gây mất đoàn kết mà còn không sửa chữa được,
phê bình cần phải đúng lúc, đúng chỗ, phổ biến đúng, không thêm bớt,
không nể nang, phải nêu cả ưu điểm và khuyết điểm, ưu điểm thì phát huy,
khuyết điểm thì khắc phục, không dùng những lời chua cay, miệt thị, cũng
không dùng phê bình để "đập" cán bộ.
(
1) Hå ChÝ Minh, "Söa ®æi lèi lµm viÖc", TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, tr. 178
13
Phê bình phải làm cho người bị phê bình vui vẻ nhận ra sai lầm để
sửa chữa. Còng theo Hồ Chí Minh bánh ngọt thì ai cũng muốn ăn nhưng
nếu "nhét" vào mồm thì không ai ăn được, như vậy phê bình còn là nghệ
thuật làm sao để cả người phê bình và người được phê bình đều vui vẻ, kết
quả là mọi người đoàn kết hơn hiệu quả công việc cao hơn. Hồ Chí Minh
viết: "Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như
giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng
nặng thêm, nguy đến tính mạng"
(2)
. Khuyết điểm có nhiều thứ nhưng có
bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh hẹp hòi Ých kỷ, bệnh ba hoa. Cán bộ của
chúng ta không Ýt người mắc bệnh chủ quan, thường vận dụng một cách
máy móc giáo điều, nếu là cá nhân thì gây tổn hại đến kinh tế gia đình, nếu
trong phạm vi quốc gia thì gây tổn hại cho dân, cho đất nước, ý chí chủ
quan không tuân thủ quy luật khách quan của Đảng ta trước đây là sai lầm.
Nên Đảng ta đã nhận thức lại và tiến hành đổi mới.
Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh còn được thể hiện
đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết
điểm sai lầm và cố gắng sửa chữa, kể cả đối với những người lầm đường
lạc lối đã hối cải, kể cả đối với những kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc chịu
quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ
Chí Minh tin rằng trong mỗi người đều có, tuy nhiều Ýt có khác nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng tham nhũng như một vật thể gây bệnh nguy
hiểm và là một thứ vi trùng độc hại nhất len lỏi vào cơ thể xã hội, làm cho
cơ thể đó mang bệnh, suy yếu, thậm chí có thể chết, kết cục Êy chính là sự
mục rỗng từ bên trong rồi đổ vỡ, nếu thể chế không có sức đề kháng, ngăn
chặn và chống lại tham nhũng bằng giải pháp quyết liệt, triệt để và hữu
hiệu. Đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc đấu tranh sống còn để bảo
vệ và giữ vững chế độ, để làm lành mạnh môi trường xã hội, làm trong sạch
thể chế Đảng và nhà nước, làm cho đạo đức tinh thần và môi trường xã hội
(
2) Hå ChÝ Minh, TuyÓn tËp, tËp 2, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, tr. 179.
14
khỏi bị ô nhiễm. Ngày nay, sự ô nhiễm này cũng nặng nề và nguy hiểm
không kém gì, thậm chí còn gay gắt và nan giải.
Tham nhũng là hành vi phản nhân văn, trái đạo lý, một hành vi
chống xã hội được xác định là một tội phạm và phải được nghiêm trị bằng
pháp luật. Cho đến nay, tham nhũng vẫn tiếp tục là hiểm họa đáng sợ nhất
của các quốc gia. Hồ Chí Minh còng coi lãng phí, tham ô là tội ác, nó là tội
phạm bởi tham nhũng không thể là dân thường, mà phải là người có chức
trách, có quyền, phán xét, giải quyết mọi công việc nào đấy. Hồ Chí Minh
cũng đặt vấn đề chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi đôi với thực hành
tiết kiệm, coi đó là việc làm thường xuyên để xây dựng chế độ mới. Người
coi quan liêu, lãng phí, tham ô (tham nhũng) là thứ giặc nội xâm. Để đấu
tranh gạt bá nó không chỉ cần đến pháp luật nghiêm minh, một Chính phủ
(hành pháp) hành động vì dân, một nhà nước và chế độ dân chủ thực sự là
của dân, dựa hẳn vào dân và sức mạnh của pháp quyền mà còn cần đến sức
mạnh phổ biến của đạo đức cách mạng, trước hết là trong đội ngũ cán bộ,
đảng viên công chức.
II. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng bao giờ cũng đặt ra
những nhiệm vụ mới, với những khó khăn, thử thách mới. Đội ngũ cán bộ,
đảng viên càng được tôi luyện, trưởng thành thì giành thắng lợi ngày càng
to lớn hơn, gần 20 năm đổi mới, chúng ta đã thu được những thành tựu làm
bạn bè thế giới khâm phục. Sự khởi sắc này đã làm cho đời sống nhân dân
từng bước được nâng cao, lòng tin của dân đối với Đảng được giữ vững.
Điều đó khẳng định đường lối đổi mới của chóng ta là đúng đắn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật đó, do tác động của
mặt trái cơ chế thị trường, sự quản lý có mặt còn hạn chế, yếu kém của Đảng
và Nhà nước đã làm nảy sinh không Ýt những thiếu sót, những khuyết
điểm.
15
c bit l nhng khuyt im v o c, li sng ca mt s cỏn
b, ng viờn lm nhc nhi xó hi. T quan liờu tham nhng, ca quyn
khụng gim m din ra ngy cng cú chiu hng gia tng. Nn hi l,
tham nhng, buụn lu vn honh hnh di nhiu hỡnh thc, em li hiu
qu khụn lng. Nú phỏ hoi, lm tht thoỏt hng ngn t ng ca nhõn
dõn. Nhng v tham nhng ln ú khụng ít v cú s tham gia trc tip ca
cỏn b, ng viờn, ca nhng ngi cú chc, cú quyn, thm chớ c nhng
cỏn b cao cp ca ng v Nh nc. Ch vỡ quyn li cỏ nhõn m h sn
sng lm tn hi c v kinh t, vn húa truyn thng tt p ca dõn tc ta.
H li dng mt trỏi ca c ch th trng, nhng s h ca Nh nc v
lũng tin ca nhõn dõn, nhng "con sõu mt" ny ó bỏn r lng tõm ca
mỡnh, gy bc xỳc xó hi, lm tn hi n danh d, o c ca ngi cỏn
b, ng viờn. Nhn thc v vn ny, Ngh quyt Hi ngh Ban chp
hnh Trung ng ln th 3 khúa VIII ó chi rừ: "Mt b phn cỏn b thoỏi
húa, bin cht v o c, li sng, li dng chc quyn tham nhng,
buụn lu, lm giu bt chớnh, lóng phớ ca cụng, quan liờu, c hip dõn, gia
trng c oỏn, cú tham vng cỏ nhõn, cc b, kốn ca a v, c hi,
thiu ý thc t chc k lut, phỏt ngụn lm vic tựy tin, gõy mt on kt
ni b nghiờm trng"
(1)
.
H Chớ Minh ỏnh giỏ bn cht ca quan liờu, tham nhng khụng
ch do thiu sút t c ch, th ch, ng li, chớnh sỏch, m ch yu l
o c, phm hnh ca cỏn b khụng c giỏo dc, rốn luyn v gi gỡn
cho ỳng, cho tt, m biu hin rừ nht thỏi v hnh ng ca mt s
cỏn b v cụng chc núi chung i vi dõn chỳng. Do vy, ấu tranh
chng quan liờu thỡ phi ra sc phỏt huy v thc hnh dõn ch, u tranh
chng ch ngha cỏ nhõn, trao di o c cỏch mng.
Tỏc phm "Sa i li lm vic" ca H Chớ Minh ra i cỏch õy
gn 60 nm. Nú c coi l tỏc phm lý lun cú t tng i mi sm
(
1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ơng khóa VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 67 - 68.
16
nhất, nhất là tư tưởng về công tác xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch
và chống quan liêu, lãng phí, tham ô. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay
nghiên cứu tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh chóng ta thấy giá trị chân
lý của nó, tư tưởng của Hồ Chí Minh mang đầy tính thực tiễn và lý luận
trong đời sống xã hội, trong xây dựng Đảng và chính quyền.
Nâng cao đạo đức cách mạng trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng và
nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các
phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người
đã nêu ra. Tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa
thời sự trong giai đoạn cách mạng của thời kỳ đổi mới. Xây dựng nền đạo
đức trong tình hình hiện nay đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác mặt tích
cực, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại mặt tiêu cực của kinh tế thị
trường. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh với bên ngoài, vừa chấp nhận, vừa đấu
tranh ở bên trong, đấy là vấn đề mà nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN đang đặt ra cho mọi hoạt động chính trị, kinh tế và đạo đức. Chỉ có
làm như vậy, chúng ta mới xây dựng được nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, đưa đất nước ta vững vàng quá độ lên CNXH.
Dưới sù lãnh đạo của Đảng, chóng ta đang phấn đấu cho mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Hơn bao giờ
hết, chóng ta luôn ghi nhớ những lời nhắn gửi của Người trong "Sửa đổi lối
làm việc". Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung
thành của nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, Nxb chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đề cương bài giảng môn
học chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chÝnh trị, Hà Nội.
3. Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. PGS.TS Bùi Đình Phong, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ của, Nxb Lao động, Hà Nội.
5. Tài liệu Học tập văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
6. Tạp chí Thông tin Chính trị học của Viện Khoa học Chính trị, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, sè 21, năm 2004.
18