Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.55 KB, 26 trang )

Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam ở cửa
biển Đà Nẵng. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bắt
đầu và tạm thời bị thất bại. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã căn bản hoàn
thành công cuộc bình định về quân sự Việt Nam và tiến hành chính sách khai
thác thuộc địa lần thứ nhất. Cuộc khai thác thuộc địa diễn ra trên tất cả các mặt
kinh tế, chính trị, văn hoá… làm tư tưởng của giới sĩ phu có nhiều chuyển biến
và đặc biệt làm xuất hiện thêm các giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội là giai
cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
Hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp có
tác động rất lớn đến cuộc đấu tranh chống xâm lược của thực dân Pháp của nhân
dân ta. Đặc biệt cũng trong thời gian này những sách báo viết về các cuộc cách
mạng tư sản Pháp, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, trào lưu triết học ánh sáng
của Vôn te, Rút xô, Mông texkiơ… đã được truyền vào Việt Nam. Luồng tư
tưởng mới này cùng với sự ra đời của các giai tầng mới trong xã hội đã làm cho
phong trào yêu nước ở Việt Nam diễn ra sôi nổi theo khuynh hướng mới là dân
chủ tư sản đã thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia. Tinh thần "trung quân, ái
quốc" mờ nhạt và thay vào đó là tinh thần "trung dân, ái quốc" tiêu biểu là Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh…và sau này là giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sau
chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp lại thực hiện chính sách khai thác thuộc địa
lần thứ hai. Cuộc khai thác lần này với qui mô lớn đã làm cho xã hội Việt Nam
bị phân hoá sâu sắc và cùng với tác động của cuộc cách mạng tháng Mười Nga
mà phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi hơn trước với đường lối khác trước. Đó
là con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản. Như vậy, lúc này ở Việt
Nam có hai con đường cứu nước song song tồn tại là khuynh hướng dân chủ tư
sản và khuynh hướng vô sản. Lịch sử Việt Nam lúc này đứng trước sự lựa chọn
quan trọng là sẽ đi theo khuynh hướng nào cho phù hợp. Trong một tiểu luận


nhỏ tôi không có tham vọng trình bày được hết cả hai khuynh hướng cứu nước
đầu thế kỉ XX mà tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về phong trào cứu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản- là khuynh hướng mới đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỉ ở
Việt Nam. Vậy phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản hình
thành và biến đổi như thế nào, vai trò của nã trong lịch sử dân tộc ra sao? Lịch
sử dân tộc sẽ lựa chọn khuynh hướng nào? Xuất phát từ những lý do trên mà tôi
1
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
đã chọn đề tài cho tiểu luận của mình là "Sự hình thành và phát triển của
khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong phong trào giải phóng dân
tộc và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930" nhằm tìm hiểu về mét khuynh hướng cưú nước trong phong trào yêu nước
ở Việt Nam trong suốt những năm đầu thế kỉ XX trước khi Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một vấn đề mang tính lịch sử nên tôi chọn phương pháp nghiên
cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử là phương pháp dựa vào những sự kiện lịch sử, tư
liệu lịch sử để trình bày tiến trình lịch sử một cách đầy đủ theo thứ tự thời gian
ra đời, phát triển…
Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu lịch sử trong hình thức
tổng quát với những mối liên hệ bản chất của nó.
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập các nguồn tư liệu của các tác giả tôi
còn dùng phương pháp so sánh, tổng hợp rót ra những điểm mấu chốt có tính
khái quát. Thực hiện phương pháp này tôi mới rót ra được những sự kiện một
cách chính xác căn bản nhất.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
Để có sự liên kết lôgic giữa các vấn đề, sự kiện trước hết tôi sẽ trình bày

khái quát về bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế trong những năm đầu thế kỉ
XX và quá trình ra đời của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam nhằm tạo
thuận lợi cho việc theo dõi nghiên cứu của người đọc.
Sau đó làm rõ những nét lớn về sự phát triển của phong trào yêu nước
theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Trên cơ sở đó thấy được sự biến đổi của phong trào yêu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước 1930.
Bằng những dẫn chứng, tư liệu cụ thể để nêu rõ những hạn chế của
khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản và sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam từ
1930 và từ đó rót ra những nhận định đánh giá của bản thân về sự lựa chọn tất
yếu của lịch sử.
2
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
IV. CẤU TẠO CỦA TIỂU LUẬN
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Phạm vi nghiên cứu
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Cấu tạo của tiểu luận
B. NỘI DUNG
I. Sù ra đời của giai cấp Tư sản, Tiểu tư sản và trào lưu dân chủ tư sản
1. Bối cảnh thế giới và trong nước
1.1. Thế giới
1.2. Trong nước
2. Sù ra đời của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và sự hình thành trào lưu dân chủ tư
sản ở Việt Nam.
II. Sự phát triển và biến đổi của trào lưu dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến
trước 1930

1. Sự phát triển của trào lưu dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh
thế giới thứ nhất
2. Sự phân hoá trào lưu dân chủ tư sản thành các khuynh hướng khác nhau từ
sau chiến tranh thế giới thứ nhất
2.1. Chủ nghĩa dân tộc cải lương
2.2. Dân tộc tư sản cách mạng
3. Hạn chế của trào lưu dân chủ tư sản
4. Khuynh hướng cách mạng vô sản xuất hiện và sự lựa chọn của lịch sử Việt
Nam
C. KẾT LUẬN
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
B. NỘI DUNG
I. SÙ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN VÀ TRÀO LƯU DÂN CHỦ TƯ SẢN
1. Bối cảnh thế giới và trong nước
1.1. Thế giới
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, lịch sử thế giới bước sang giai đoạn mới
đánh dấu bằng hai sự kiện nổi bật là sự thức tỉnh của Châu Á và bước đầu của
cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản tiên tiến ở Châu Âu.
Sự thức tỉnh của Châu Á bắt đầu từ cuộc cách mạng Nga 1905 đã tạo
thành một cao trào thức tỉnh cả phương Đông. Trong cuộc cách mạng này, hàng
triệu quần chúng nhân dân bị áp bức đã nổi dậy đấu tranh đòi quyền của con
người là quyền dân chủ. Lúc này ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản đã chuyển
sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì ở Châu Á phong trào dân chủ với hình thức
bạo động và cải cách đang phát triển mạnh mẽ của giai cấp tư sản phối hợp với
quần chúng nhân dân chống lại các thế lực phản động. Tiêu biểu phong trào Duy
Tân ở Nhật Bản, cuộc vận động Duy Tân và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc,

cải cách ở Xiêm, hội Liên hiệp phật giáo ở Mianma…
Tình hình thế giới như trên đã tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh ở
nước ta đầu thế kỉ XX. Những tác động này đã làm thay đổi nhận thức và tư
tưởng của giới sĩ phu và những người yêu nước Việt Nam.
1.2. Trong nước
Cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang chống Pháp dưới ngọn cờ Cần
Vương đã thất bại với sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê
năm 1896. Bên cạnh đó các phong trào của thổ hào địa phương cũng lần lượt
thất bại, chỉ còn cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh
đạo cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong lúc này một số nhà ái quốc của ta
đã phải đi tìm một cuộc sống Èn dật chờ thời, một số chán đời tiêu cực không ra
làm quan, cũng không ra hoạt động yêu nước, một số lại hợp tác với kẻ xâm
lược ở Việt Nam lúc này đang đòi hỏi và có nhu cầu tìm kiếm một con đường
cứu nước mới.
Sau khi đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định ở Việt Nam, thực dân
Pháp đã chuyển hướng trong chính sách cai trị. Chúng từng bước kiện toàn bộ
máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất một cách có hệ
thống trên đầy đủ các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá:
4
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Về chính trị: chúng thành lập chính phủ chung cai trị năm xứ Đông
Dương đứng đầu là một viên toàn quyền người Pháp. Chúng lập ra những đội
quân thuộc địa người ngoại quốc, lính cơ người Việt, toà án Tây và toà án Nam,
nhà tù để đàn áp, xét xử và giam cầm những người chống đối.
Về kinh tế: chúng thực hiện chính sách bóc lột ruộng đất là tư liệu sản xuất
quan trọng của người nông dân. "Đến năm 1912, địa chủ người Pháp đã chiếm tới
470.000 hecta đất ở Bắc kì"
1

để lập đồn điền… Thực dân Pháp còn ra sức đầu tư
vào một số ngành kinh tế để khẳng định chủ nghĩa tư bản Pháp ở Việt Nam. Tư
bản Pháp chủ yếu đầu tư vào việc khai mỏ như mỏ than đá, thiếc, kẽm…chúng
còn xây dựng một số cơ sở công nghiệp nhằm phục vụ cho đời sống bọn thực dân
như điện, nước, …ngoài ra chúng còn mở mang hệ thống đường giao thông sắt,
thuỷ, bộ…vừa phục vụ lợi Ých kinh tế, vừa phục vụ lợi Ých chính trị, quân sự
như đường số 1, đường sắt xuyên Việt, cầu Long Biên, cầu Trường Tiền…
Để tận lực bóc lột nhân dân Việt Nam, Pháp còn gia tăng các loại thuế và
thuế đã trở thành nguồn lợi lớn của tư bản Pháp ở Việt Nam.
Về văn hoá: chúng thực hiện nền văn hoá nô dịch, duy trì nền Hán học, mở
trường dạy Pháp ngữ, quốc ngữ, trường dạy nghề… nhằm đào tạo tầng lớp tay
sai.
Nh vậy, chính sách khai thác bóc lột của tư bản Pháp đã tác động rất lớn
đến Việt Nam, nó cũng đã Ýt nhiều làm cho kinh tế Việt Nam phát triển theo
hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, do mục đích khai thác của Pháp nên kinh tế
Việt Nam không thể phát triển mà luôn bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Chính sách
khai thác của Pháp đã làm phân hoá các giai cấp xã hội cũ ở Việt Nam và làm
nảy sinh lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản,…những lực
lượng này lại trở thành lực lượng yêu nước mới trong xã hội Việt Nam.
2. Sù ra đời của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản và sự hình thành trào lưu dân
chủ tư sản
Khi thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam
thì tầng lớp tư sản chính thức ra đời. Tư sản Việt Nam chủ yếu hoạt động
thương mại buôn bán hàng hóa ngoại quốc và thợ thủ công cá thể chứ không có
địa vị trong nền kinh tế công nghiệp. Họ là những nhà thầu khoán, những người
chuyên tiếp tế nguyên liệu hoặc làm đại lý cho Pháp. Tiêu biểu, Bùi Huy Tín
chuyên cung cấp tà vẹt làm đường sắt cho Pháp, Trương văn Bền là chủ xí
nghiệp có 700 công nhân, Bạch Thái Bưởi có ba xà lúp chở khách…
5
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản

ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
(1)
Đại cương lịch sử Việt Nam, Đinh Xuân Lâm chủ biên, NXB Giáo dục,
tập II, trang 121
Trong quá trình phát triển tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là tư sản
mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản là giai cấp có quyền lợi gắn liền với
tư bản lũng đoạn Pháp, trực tiếp phục vụ cho nhà tư bản đế quốc và được chúng
nuôi dưỡng. Tư sản mại bản là những thầu khoán lớn những chủ đại lý lớn được
Pháp cho hưởng độc quyền nào đó hay có chung một phần vốn hùn với tư bản
Pháp. Chính vì vậy mà tư sản mại bản không có thái độ chống Pháp.
Số lớn còn lại là giai cấp tư sản dân tộc họ bao gồm tư sản loại vừa và
nhỏ. Họ có xu hướng đi vào kinh doanh trong các ngành sản xuất và lưu thông
Ýt nhiều đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Họ tán thành
độc lập dân tộc và ủng hộ phong trào dân tộc trong chừng mực không mâu thuẫn
với lợi Ých của họ. Họ bị các công ty tư bản độc quyền Pháp chèn Ðp, kìm hãm
gắt gao, họ chỉ nắm được những ngành phụ thuộc và phần đông không thoát
khỏi con đường tư bản kiêm địa chủ nên họ mâu thuẫn với Pháp.
Cùng với sự phát triển của tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản cũng phát
triển. Họ bao gồm những tiểu thương, trí thức, công chức, học sinh, sinh viên…
Đông nhất là những người hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp, phần
lớn họ bị thực dân Pháp chèn Ðp, có cuộc sống chật vật. Tiểu tư sản Việt Nam
bị phân biệt đối xử cả về vật chát lẫn tinh thần, họ mâu thuẫn sâu sắc với Pháp,
họ nhiệt tình yêu nước và nhạy bén với tình hình thế giới , họ là một lực lượng
cách mạng hùng hậu trong phong trào giải phóng dân tộc.
Bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản và tiểu tư sản Việt
Nam phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng do những nguyên nhân chủ
yếu sau: thứ nhất là do hàng hóa đưa ra thị trường ngày càng nhiều làm cho sự
cạnh tranh trở nên gay gắt, một số người bị phá sản và một số người lại giàu lên.
Nhờ sự cạnh tranh này mà kĩ thuật được cải tiến, đã xuất hiện xí nghiệp sử dụng

kĩ thuật máy hơi nước hay bằng dầu hỏa. Thứ hai, là do thời kì này Pháp bận
chiến tranh nên sự độc quyền thị trường không gay gắt nh trước.Nhờ vậy mà tư
ban nước ngoài đầu tư vào nước ta nhiều hơn tạo điều kiện cho tư sản và tiểu tư
6
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
sản Việt Nam kinh doanh. Nhiều công ty nhỏ trước đây mở rộng về quy mô nh
Công ty tàu thuỷ của Bạch Thái Bưởi từ 3 xà lúp nay thành 30 tàu lớn nhỏ
Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp thực hiện cuộc khai thác
đại quy mô do vậy mà tư sản và tiểu tư sản Việt Nam phát triển mạnh đã trở
thành giai cấp trong xã hội với hoạt động mạnh mẽ trong các ngành kinh tế:
thương nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải Đây cũng là thời kì giai
cấp tư sản tiến hành đấu tranh chống Pháp một cách tích cực.
Mặc dù tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đã trở thành giai cấp song địa vị
kinh tế nhỏ bé phần nhiều bị lệ thuộc tư bản Pháp chính vì vậy mà tinh thần
chống Pháp của họ không triệt để. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là một
cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho tư sản, tiểu tư sản Việt Nam phần nào hiểu
thêm về bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Bên cạnh đó trong thời gian chiến
tranh địa vị kinh tế của tư sản và tiểu tư sản được nâng cao hơn, có địa vị kinh tế
tư sản và tiểu tư sản nảy sinh đòi hỏi quyền lợi chính trị. Nh vậy cùng với sự lớn
mạnh về kinh tế, tư sản và tiểu tư sản Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên vũ đài
chính trị. Họ đã đứng ra lãnh đạo cách mạng và giương cao ngọn cờ dân tộc dân
chủ trong khi giai cấp vô sản đang trong thời kì chuẩn bị. Ý thức giai cấp, thái
độ đối với phong trào giải phóng dân tộc và những hoạt động đấu tranh chống
Pháp chứng tỏ tư sản, tiểu tư sản Việt Nam đã trở thành một tập đoàn đông đảo
và có hệ tư tưởng tư sản.
Trong lúc tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đang được nâng cao dần về địa
vị kinh tế thì lúc đó bên ngoài trào lưu “Mưa Âu giã Á” đang phát triển mạnh
mẽ. Các cuộc cải cách ở Malaixia, Xinhgapo, cho thấy thời đại phong kiến

đang trong tình trạng cáo chung chuyển sang thời kì thắng lợi của các cuộc cách
mạng tư sản, phong trào giải phóng dân tộc vươn cao theo xu hướng mới. Các
luồng tư tưởng mới được truyền vào qua sách Tân thư, Tân văn lần đầu tiên tư
sản và tiểu tư sản Việt Nam được nghe đến các từ Môngtexkiơ, Rutxô,
Xpenxe nghe đến các tác phẩm Khế ước xã hội tấn công nhà thờ thiên chúa
giáo, chế độ phong kiến, đề cao cái tôi và ca ngợi chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt là
cuộc cải cách của Nhật Bản và cuộc Duy Tân ở Trung Quốc.
Ảnh hưởng của Nhật Bản: Trước 1868, Nhật Bản là nước phong kiến và
đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân xâm lược. Năm 1868, Nhật thực hiện
7
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
cuộc Duy Tân Minh Trị đi theo con đường tư bản chủ nghĩa nhờ vậy mà Nhật đã
giữ được độc lập, phát triển cường thịnh và cũng sớm có chính sách bành trướng
thực dân. Chính sự phát triển của Nhật sau cải cách khiến những người yêu
nước Việt Nam lúc này đang trong bế tắc muốn học hỏi theo Nhật coi Nhật là
nước đồng văn, đồng chủng đặc biệt là sau sự kiện Nhật thắng Nga. Huỳnh Thúc
Kháng đã thừa nhận “Địa ngục mấy tầng, ngọn triều Âu tràn vào bốn mặt. Đồng
nội mịt mù, đêm dài dằng dặc, bỗng đâu gà hàng xóm gáy lên một tiếng, giấc
mộng quần chúng thoạt tỉnh dậy mà một tiếng sét nổ đùng có sức kích thích
mạnh nhất, thấm vào tâm não người Việt Nam ta là trận chiến tranh 1904 Nhật
Bản thắng Nga”
1
Ảnh hưởng của Trung Quốc: Cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi
và Lương Khải Siêu mặc dù thất bại nhưng đã gây được tiếng vang lớn. Những
sĩ phu Việt Nam rủ nhau tìm cách tiếp cận tư tưởng mới qua sách báo của Trung
Quốc như “Trung đông chiến kỉ”, “Pháp- Phổ chiến kỉ” , sách Tân thư, Tân văn
đã giúp giới sĩ phu nhanh chóng khắc phục lòng luyến tiếc về chế độ phong
kiến, cung cấp cho họ nhiều kiến thức mới về tư tưởng chính trị và truyền cho

họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng.
Trong lúc này những sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa có tấm lòng
yêu nước vẫn một lòng sắt son với sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Họ được sự
ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân và ngày đêm trăn trở tìm con đường
cứu nước. Làm thế nào và đi theo con đường nào để cứu nước cứu dân là động
cơ thúc đẩy các sĩ phu mạnh dạn tiếp thu những khuynh hướng, tư tưởng tiến bộ
từ bên ngoài dội vào. Đó là con đường cứu nước dân chủ tư sản.
Như vậy, sự thức tỉnh của châu Á, sù du nhập của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa thông qua công cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân Pháp ở Việt Nam, ảnh hưởng trào lưu tư tưởng tư sản bên ngoài dội vào đã
trở thành cơ sở thực tiễn và nguyên nhân quan trọng trong việc tạo nên những
thay đổi trong nhận thức và tư tưởng của các sĩ phu va thanh niên trí thức yêu
nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Những sĩ phu và trí thức tiến bộ đã đi tiên phong
trong việc tiếp thu truyền bá tư tưởng mới, tư tưởng dân chủ tư sản. Vốn yêu
nước và có tri thức họ tiếp nhận tư tưởng mới và gây thành phong trào theo
khuynh hướng mới, khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
8
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
(1)
Trích theo Tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Nguyễn
Ngọc Cơ, trang 196 in trong Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2002
II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BIẾN ĐỔI CỦA TRÀO LƯU DÂN CHỦ TƯ SẢN TỪ ĐẦU THẾ KỈ
XX ĐẾN TRƯỚC 1930
1. Sự phát triển của trào lưu dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến
tranh thế giới thứ nhất
Từ việc tiếp thu các trào lưu tư tưởng mới, đầu thế kỉ XX các sĩ phu yêu
nước Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cách mạng theo khuynh hướng dân

chủ tư sản, quan niệm “ái quốc trung dân” được đề cao. Cuộc vận động này diẽn
ra theo một chủ đích là hướng tới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do,
phát triển kinh tế, văn hoá dân tộc theo lối Tây phương.
Các sĩ phu yêu nước tiến bộ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa
cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại với hai gương mặt
tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Họ đã mất niềm tin vào chế độ
quân chủ chuyên chế, thấy rõ sự thối nát của chế độ vua quan của Việt Nam, bắt
đầu có ý thức dân chủ, dân quyền, mong muốn nước nhà độc lập, đuổi kịp các
quốc gia văn minh trên thế giới.
Gắn với tư tưởng chính trị mới là những biện pháp, hình thức đấu tranh và
tổ chức mới. Nếu như trước đây, phong trào thuộc phạm trù phong kiến chỉ sử
dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang, thì nay phong trào thuộc phạm trù tư sản,
ngoài hình thức bào động vũ trang còn sử dụng cả hình thức chính trị, tư tưởng
văn hoá ngoại giao trên quy mô toàn quốc, mở trường học, xuất bản sách báo
là những hình thức chưa hề có trước đó. Năm 1900, Phan Bội Châu đã cùng
Nguyễn Hàm, Đặng Thái Thân, Phạm văn Ngôn thành lập Tân Đảng với tôn chỉ
là khôi phục nước Việt Nam và xây dựng chính thể độc lập. Năm 1904, trên cơ
sở Tân Đảng đã thành lập Duy Tân Hội ở Quảng Nam do Kì Ngoại hầu Cường
Để làm Hội trưởng. Hội chủ trương khôi phục nước Việt Nam độc lập và ba
nhiệm vụ trước mắt là: phát triển thế lực của hội về người và tài chính, xúc tiến
chuẩn bị bạo động và xuất dương cầu viện. Sau đó hội phát động phong trào
9
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Đông du với mục đích tạo ra nhân tài, dân trí, dân khí. Từ cuối năm 1905 đến
1908, Duy Tân Hội đã tuyển chọn và đưa gần 200 thanh niên ưu tú gồm cả 3
miền Bắc, Trung, Nam sang Nhật. Du học sinh Việt Nam được đưa vào học
trong trường Đồng văn thư viện của Đông Á đồng Văn hội. Một số Ýt được vào
học trong trường quân sự là Chấn Vũ học viện của chính phủ Nhật. Học sinh

được học các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kĩ thuật tiên tiến để
chuẩn bị cho cuộc bạo động về sau.
Tháng 9 năm 1908 công việc đang tiến hành thuận lợi thì thực dân Pháp
phối hợp với quân phiệt Nhật đàn áp. Các gia đình có con em sang Nhật bị
khủng bố, học sinh Việt Nam bị trục xuất khỏi Nhật.
Cùng với phong trào Đông du còn có cuộc vận động “Văn minh Tân học”
được biểu hiện cụ thể qua phong trào chống thuế ở Trung kì và Đông Kinh
Nghĩa Thục. Đông Kinh Nghĩa Thục đã sử dụng sách Văn minh tân học làm tài
liệu chính trong dạy học. Đây là sách dạy cách làm văn minh đề cập đến hai vấn
đề cơ bản là tại sao đất nước ta lạc hậu và tại sao phương Tây lại tiên tiến. Tiên
tiến ở những điểm nào và muốn đạt đến văn minh phương Tây phải làm gì?
Nguyên nhân khiến nước ta lạc hậu, chịu cảnh mất nước sách đã phân
tích:
Thứ nhất, là do bảo thủ trì trệ duy trì nền Hán học và ôm đạo đức Khổng-
Mạnh khiến nước ta bị tụt hậu rất xa so với phương Tây. Muốn dân giàu nước
mạnh phải đổi mới trong cách nghĩ và cách làm, muốn văn minh phải học theo
lối mới bá quan niệm sĩ- nông- công thương, thay đổi thiết chế chính trị, phải
quản lý xã hội bằng pháp luật.
Thứ hai, là do chính thể nhà nước đã lỗi thời phải hướng tới xây dựng một
thiết chế nhà nước dân chủ và dân quyền. Dân chủ là nghĩa vụ của mọi thành
viên đối với đất nước, thực hiện quyền dân chủ là rộng đường ăn nói, rộng
đường làm ăn, rộng đường học hành. Chính quyền phải do dân bầu, dân có
quyền bãi miễn nếu người trong chính quyền không làm tốt công việc của mình.
Sách đã đề ra năm biện pháp đưa nước nhà từ lạc hậu sang văn minh theo
hướng tư bản chủ nghĩa là: phải hiệu đính sách vở, phải sửa phép thi, phải xuất
10
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
bản báo chí, phải tuyên truyền lòng yêu nước, phải khai dân trí, chấn dân khí,

bồi dưỡng nhân tài
Từ Đông Kinh nghĩa thục mà những lối sống mới, nếp suy nghĩ mới được
phổ biến trong đó có việc hô hào chấn hưng thực nghiệp. Nhiều cửa hàng cửa
hiệu, hãng buôn được lập ra. Các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa được
áp dụng cả trong công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp. Các “Đông Kinh
Nghĩa Thục” khác đã nổi lên ở nhiều khu phố, nhiều tỉnh được nhân dân hưởng
ứng rầm rộ. Núp dưới vỏ Đông kinh nghĩa thục nhiều hội yêu nước công khai đã
được lập ra để che đậy những tổ chức bí mật bất hợp pháp tức là các tổ chức
cách mạng. Sau một thời gian Đông kinh nghĩa thục đã bị giải tán (tháng 11 năm
1907) vì thực dân Pháp kết tội là một “trung tâm phiến loạn”, nhưng trong thực
tế một số mặt của nó vẫn còn tồn tại trong một thời gian.
Ở Trung kì có cuộc vận động Duy tân và Phong trào nông dân chống
thuế. Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở miền Trung là Phan Châu
Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quí Cáp. Cuộc vận động diễn ra hết sức sôi
nổi và trên nhiều lĩnh vực:
Về kinh tế: ông chú ý đến việc cổ động thực nghiệm lập hội kinh doanh là
những hoạt động trước đó không lâu còn bị các nhà nho rẻ rúng, coi khinh. Theo
lời hô hào của các sĩ phu cải cách tại Quảng Nam- trung tâm của phong trào duy
tân xuất hiện nhiều hội buôn nh Quảng Nam hiệp thương công ty, Triều Dương
thương quán, Liên Thành Ngoài lập hội buôn, các sĩ phu cải cách còn chú ý
phát triển nghề thủ công, lập các cơ sở dệt vải, làm mũ, may quần áo
Về văn hoá: ông chú ý đặc biệt mở trường học theo kiểu mới dạy chữ
quốc ngữ, dạy các môn học mới thay thế Tứ thư, Ngò kinh của nho học xưa.
Tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận và các tỉnh Bắc Trung Bé đã
có các trường học theo kiểu này. Riêng ở Quảng Nam có 4 trường lớn là Liên
Phong, Phước Bình, Phú Lâm và Quảng Phước, mỗi trường có từ 70 đến 80 học
sinh, trường đông nhất có tới 200 học sinh.
Đặc biệt là cuộc vận động cải cách lối sống: vận động quần chúng bỏ lối
ăn mặc cổ hủ, tiếp nhận lối ăn mặc “Âu hoá” với các kiểu quần áo may bằng vải
nội, vận động cắt tóc ngắn, để răng trắng. Những thói mê tín dị đoan bị lên án

11
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Cuộc vận động Duy Tân đáp ứng được yêu cầu thoát khỏi cuộc sống tù
đọng nên được quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng, khi phong trào đi vào nông
thôn thì đặc biệt phát triển mạnh châm ngòi cho mét phong trào quần chúng
rộng lớn là phong trào chống thuế ở Trung kì năm 1908. Ngày 11 tháng 3 năm
1908, một cuộc biểu tình lớn đầu tiên nổ ra ở Đại Lộc, hàng trăm người kéo lên
huyện lỵ đòi phân bổ xâu thuế cho công bằng. Hàng ngàn người đã kéo lên tỉnh
lỵ và tiến hành biểu tình ngồi bao vây công đường. Hàng vạn người từ các nơi
đổ về mặc áo rách, đội nón lá, mang chiếu gạo, nồi niêu vây quanh toà công
sứ. Viên công sứ hoảng sợ bỏ trốn.
Phong trào từ Hội An lan nhanh sang các huyện và lan vào các tỉnh phía
Nam như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hoá Thực dân
Pháp và bọn tay sai đàn áp dã man cuộc đấu tranh và chúng đã buộc tội trách
nhiệm tinh thần cho những người đứng đầu phong trào Duy Tân để giải tán
trường học, đóng cửa hội buôn, bắt bớ các sĩ phu cải cách. Nhiều nhân vật tên
tuổi bị xử tử như Trần Quí Cáp, Lê Khiết , một số đông bị bắt đi đày như Phan
Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn Phong trào chống thuế ở
Trung Kì là cuộc nổi dậy mạnh mẽ chưa từng có trước đó của nông dân nước ta
với phương thức đấu tranh mới mẻ đối với họ nh biểu tình đòi quyền lợi kinh tế
hàng ngày, quyền tự do dân chủ tối thiểu. Từ nội dung đến hình thức phong trào
thể hiện rõ sự ảnh hưởng của cuộc vận động duy tân ở Trung kì. Có thể nói các
sĩ phu tiến bộ đã châm ngòi cho phong trào.
Trong lóc phong trào cách mạng Việt Nam đang gặp khó khăn thì cách
mạng Tân Hợi của Trung Quốc thành công (1911), khiến cho người Việt Nam
vô cùng phấn khởi. Năm 1912, Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy Tân hội
thành lập Việt Nam quang phục hội “Tôn chỉ duy nhất là đánh đuổi thêm giặc
Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hoà dân quốc Việt Nam”

1
.
Nh vậy, nếu Duy Tân hội còn khuôn theo mô hình chính trị Nhật Bản thì Việt
Nam quang phục hội đã bắt đầu khuôn theo mô hình cách mạng Tân Hợi. Một
Chính phủ lâm thời đã được thành lập, cờ năm sao được chế tạo, quân dụng
phiếu và thông dụng phiếu được phát hành, Việt Nam quang phục quân cũng ra
đời. Nhưng vào chính lúc này ở trong nước phong trào đang bị địch đàn áp,
12
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
hàng ngàn chí sĩ bị bắt, bị giam cầm, tù đày, giết chóc, tổ chức yêu nước bị tan
vì.
(1)
Tư tưởng dân chủ Sdd, trang 208
Cho nên Việt Nam quang phục hội tuy có tổ chức quy mô vẫn không thể gây
dựng được phong trào quần chúng trong nước như Duy Tân hội trước đây. Cho
đến sát chiến tranh thế giới thứ nhất, Phan Bội Châu cùng một số lãnh tụ Việt
Nam quang phục hội bị bắt, phong trào cách mạng Việt Nam bước vào một giai
đoạn thử thách mới.
2. Sự phân hoá trào lưu dân chủ tư sản thành các khuynh hướng khác nhau
từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khuynh hướng cứu nước theo trào lưu
dân chủ tư sản vẫn tiếp tục nhưng có sự biến đổi và có những bước thăng trầm
do cuộc cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam đã bị phân hóa thành hai xu hướng là chủ nghĩa dân tộc cải
lương và chủ nghĩa dân tộc tư sản cách mang.
2.1. Chủ nghĩa dân tộc cải lương
Chủ nghĩa dân tộc cải lương ra đời từ trong phong trào ái quốc dân chủ

công khai trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong phong trào
này hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản bắt đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị với
các cuộc đấu tranh vì mục đích kinh tế và chính trị, xu hướng này được đánh
dấu bằng một số sự kiện.
Phong trào tẩy chay Hoa kiều, chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá,
chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.
Cuộc vận động đòi hưởng nghị định về thể lệ nhân công, chống độc
quyền nước mắm trong những năm 1920- 1926, chống trục xuất người miền
Trung, miền Bắc ra khái Nam kì năm 1925.
13
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu năm 1925, đưa tang Phan Châu Trinh,
đòi thả Nguyễn An Ninh năm 1926.
Trên diễn đàn báo chí, các tờ báo Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người
nhà quê ra đời đã đả kích thực dân nhưng lại nghiêng về công kích cá nhân
chứ không phải công kích chế độ thực dân và bênh vực quyền lợi cho địa chủ tư
sản.
Tại nghị trường, trong các hội đồng quản hạt, tư sản và địa chủ trong một
số trường hợp cũng đòi đề ra một vài cải cách về tự do, dân chủ.
Qua các phong trào trên, giai cấp tư sản đã nói lên tiếng nói của giai cấp
mình và phần nào thể hiện tinh thần dân tộc. Đã đến lúc nguyện vọng của họ
phải được kết tinh trong các tập đoàn chính trị. Hình thức tổ chức ban đầu là
những nhóm người liên lạc với nhau, sau dần dần hình thành các đảng phái.
Những giai cấp này lại có nhiều tầng lớp khác nhau nên xu hướng và tính chất
chính trị không giống nhau. Các tổ chức này lại không chặt chẽ, thiếu tổ chức
phối hợp, hoạt động chưa lan sâu trong nhân dân. Những tổ chức, đảng phái tiêu
biểu của chủ nghĩa dân tộc cải lương bao gồm:
Đảng lập hiến của Bùi Quang Chiêu và một số tư bản địa chủ lớn ở Nam

kì thành lập thành lập năm 1923. Họ gồm những nhà kĩ nghệ, thương mại,
nghiệp chủ, những quan chức cao cấp như bác sĩ, kĩ sư tiêu biểu Nguyễn Phan
Long, Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm, Trương Văn Bền Gọi là một tổ chức
đảng song thực ra không có một tổ chức, chương trình hành động, huấn luyện
đảng viên, điều lệ đảng và cũng không xác định đảng theo chủ nghĩa gì nghĩa
là những đièu cần thiết của một chính đảng đều không có. Thực chất đây là một
nhóm người hoạt động chính trị.
Phương pháp đấu tranh của Đảng là dùng nghị trường, các cuộc tổng
tuyển cử vào các cơ quan chức trách như hội đồng quản hạt Nam kì, Viện dân
biểu Bắc kì, đòi gia nhập quốc tịch Pháp, dùng sách báo công kích đòi mấy cái
tự do cho người bản xứ như tự do hội họp, phát hành sách báo, đi lại Đảng Lập
hiến có vai trò trong đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và thủ lĩnh Bùi
Quang Chiêu đã biết dựa vào phong trào quần chúng khi sang Pháp vận động về
14
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
chính trị nên có gây được chút Ýt ảnh hưởng. Khi phong trào yêu nước- dân chủ
lên cao thì Bùi Quang Chiêu đả kích bọn thống trị Pháp. Nhưng đến khi Pháp
ban bố một chút quyền lợi cho họ thì Đảng này ngả về phía đế quốc. Họ đề cao
chủ nghĩa “Pháp- Việt đề huề”. Bùi Quang Chiêu lãnh tụ của đảng nói rằng
“Việc chính của chúng ta ngày nay lấy chủ nghĩa Pháp- Việt đề huề làm gốc”
1
(1)
Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng tháng
Tám, Trần Văn Giàu, NXB Uỷ ban khoa học xã hội, tập II, trang 76, năm 1975
Nh vậy, chúng ta có thể nhận xét “Đảng lập hiến là Đảng theo chủ nghĩa
dân tộc cải lương, ngay cái tên “Lập hiến” cũng thể hiện điều đó. Đảng này chỉ
cổ động thực hành những sự cải tiến mà không đòi tiêu diệt. Những cơ sở chủ
yếu của giai cấp thống trị thực hành những cải tiến phù hợp với sù duy trì

những cơ sở đó”. Đến năm 1930, cách mạng Việt Nam ngả sang mét giai đoạn
mới thì Đảng Lập hiến trở thành đảng phản động. Những người cầm đầu Đảng
(Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Phan Long) đã thoả hiệp cộng
tác chặt chẽ với Pháp để ra sức chống phá cách mạng.
Đảng Thanh niên thành lập tháng 3 năm 1926 do Nguyễn Trọng Hy,
Trần Huy Liệu và một số tư sản, tiểu tư sản trí thức thành lập tại Sài Gòn. Trong
khi đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu thể hiện rõ lập trường “Pháp- Việt đề
huề” đã làm cho phần lớn tầng lớp tiểu tư sản bất bình, quần chúng nhân dân
cũng xa rời Đảng, nhóm sinh viên trường cao đẳng Hà Nội và đông đảo quần
chúng nhân vụ Pháp trục xuất một người Bắc kì ra khái Nam kì là Trương Cao
Đông đã biểu tình phản đối. Nhóm sinh viên này đã tuyên bố thành lập Đảng
Thanh niên trụ sở ở 36 đường Mác- mahông (Sài Gòn). Trong xứ thuộc địa,
không có tự do dân chủ và tự do lập hội, song Đảng Thanh niên lại thành lập
được và thậm chí hoạt động công khai là một điều lạ lùng nhưng lạ lùng hơn
nữa là hoạt động của Đảng và sự kết nạp Đảng viên. Trong tác phẩm Đảng
thanh niên, Trần Huy Liệu đã ghi như sau: Trong trụ sở của Đảng có một chồng
“bảng” theo kiểu “bảng” gửi cho bạn đọc, ai muốn vào đó thì ghi tên và địa chỉ.
Trước các trụ sở lúc nào cũng đông nghẹt người. Các cuộc họp của hội thì xuất
nhập tự do, ai muốn ra vào tuỳ ý không phải trình thẻ hay giấy tờ gì.
15
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Đảng đã đấu tranh một cách tích cực trong phong trào ái quốc dân chủ
công khai bấy giờ, nh ra báo An Nam trẻ, tham gia đón tiếp Bùi Quang Chiêu về
nước, để tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và Nguyễn An
Ninh. Về sau do sự thoả hiệp của Đảng Lập hiến với kẻ thù, Đảng Thanh niên
đã đấu tranh phản đối Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến.
So với Đảng Lập hiến và Việt Nam độc lập thì Đảng Thanh niên có một
tổ chức đơn giản, có ban trị sự gồm những người sáng lập Đảng, ban có nhiệm

vụ điều khiển các cuộc họp. Song còng nh hai Đảng kia, Đảng Thanh niên chưa
có điều lệ và không xác định được Đảng theo chủ nghĩa gì. Nh vậy, Đảng thực
chất chỉ là một nhóm người nhiệt tình yêu nước mà thôi nhưng cũng có tác dụng
thúc đẩy phong trào cách mạng chung phát triển. Do những hạn chế của Đảng
cho nên khi phong trào yêu nước dân chủ đi xuống thì Đảng còng tan rã.
Đảng Thanh niên cao vọng, thành lập năm 1926 do Nguyễn An Ninh,
một trí thức Tây học chịu ảnh hưởng tư tưởng cách mạng tư sản dân quyền Pháp
sáng lập đã tập hợp được đông đảo lực lượng yêu nước xung quanh mình, hình
thành nên tổ chức Thanh niên cao vọng (Niềm hy vọng lớn của thanh niên)
Điều đáng chú ý là đông đảo nông dân miền Nam đã tham gia nhiệt liệt
phong trào này. Về sau người đứng đầu đảng là Nguyễn An Ninh bị bắt, thực
dân Pháp đàn áp mạnh phong trào tan rã.
Việt Nam nghĩa đoàn, thành lập năm 1925, là tổ chức của nhóm thanh
niên yêu nước trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội với một số người tiêu biểu là
Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều Sau một thời gian, Việt Nam
nghĩa đoàn đổi tên là Hội Phục Việt. Sau một thời gian hoạt động hội Phục Việt
bị lộ nên đổi tên thành hội Hưng Nam và Hội này đã có những bản dự án nêu ra
một chương trình hoạt động gồm 10 điểm do Trần Mộng Bạch khởi thảo nội
dung chủ yếu đề cập đến vấn đề, nhiệm vụ, lực lượng, huấn luyên đảng viên,
phương pháp cách mạng Do ảnh hưởng của hội Việt Nam cách mạng thanh
niên nên hội đã đổi tên là Việt Nam cách mạng đảng. Đến năm 1927, uy thế của
hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã lên cao và nhiều người trong Việt Nam
cách mạng đảng muốn sang đảng này. Tháng 7 năm 1927, đảng đã họp hội nghị
toàn quốc ở Huế đã thông qua chương trình của Đảng và cuối cùng quyết định
16
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
đổi tên Đảng là Tân Việt cách mạng Đảng theo khuynh hướng cách mạng vô
sản.

Qua nhiều lần đổi tên nh vậy chứng tỏ tổ chức này thiếu thống nhất, bị
động chỉ đến khi chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thì
Đảng mới có đường lối tôn chỉ rõ ràng nhưng chỉ sau môt thời gian ngắn thì
Đảng còng tan rã.
Đảng An Nam độc lập thành lập năm 1926 tại Pháp đứng đầu là Nguyễn
Thế Truyền ra tờ báo “Việt Nam hồn” để tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia
dân tộc cải lương tư sản. Thành phần Đảng bao gồm những nhà trí thức, công
chức, luật gia phần lớn là thanh niên Việt Nam du học tại Pháp. Hoạt động của
Đảng là viết sách báo “Việt Nam hồn Đảng Việt Nam độc lập”, lên án chế độ
thực dân, ca ngợi nền dân chủ nước Pháp, kêu gọi lòng yêu nước của quần
chúng trong nước, của Việt kiều tại Pháp. Phương pháp đấu tranh chính của
Đảng là mít tinh, biểu tình, ám sát cá nhân. Đảng được quần chúng ủng hộ rất
đông nhưng cũng như đảng Lập hiến, Đảng chưa đề ra được điều lệ, chương
trình hoạt động, phương pháp huấn luyện hay kết nạp đảng viên. Đây cũng là
tình trạng chung của giai cấp tư sản lúc bấy giờ.
Qua các tổ chức yêu nước nói trên ta có thể nhận thấy điểm chung của
chủ nghĩa dân tộc cải lương là công khai ca ngợi công ơn khai hoá của người
Pháp và đề xuất những tư tưởng cải cách nằm trong khuôn khổ của chế độ thuộc
địa. Họ chấp nhận tình cảnh “vong quốc nô” đề nghị cải cách chẳng qua chỉ là
xin xỏ người Pháp rủ lòng thương và hoàn toàn nhằm đem lại lợi Ých của giai
cấp tư sản. Họ chấp nhận chế độ thuộc địa, không chủ trương đánh đổ chế độ mà
chỉ muốn cải thiện chế độ trong khuôn khổ cho phép.
Các tổ chức đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc cải lương là tiếng nói của
giai cấp tư sản không có cơ sở chắc chắn trong quần chúng, nên khi thực dân
Pháp đàn áp thì nhanh chóng tan rã. Hoặc khi thực dân Pháp nhượng bộ cho mét
Ýt quyền lợi thì các tổ chức đảng phái chính trị đã thoả hiệp cộng tác với chúng
để chống lại cách mạng nên bị phong trào quần chúng vượt qua.
2.2. Dân tộc tư sản cách mạng
17
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản

ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Việt Nam quốc dân đảng là tổ chức tiêu biểu nhất cho khuynh hướng dân
tộc tư sản cách mạng.
Cùng lúc Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và bộ phận tiên
tién của Tân Việt cách mạng đảng đang dần dần chuyển sang lập trường cách
mạng vô sản thì Việt Nam quốc dân đảng cũng đẩy mạnh hoạt động. Việt Nam
quốc dân đảng thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927 trên cơ sở một nhóm trí thức
tư sản, tiểu tư sản tập hợp trong “Nam Đồng thư xã” ở Hà Nội. Nam Đồng thư xã
là một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra vào đầu năm 1927 cùng với
Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính, Hoàng Phạm Trân.
Khi mới ra đời, Quốc dân đảng chưa đề ra đường lối chính trị rõ ràng.
Trong bản điều lệ chỉ ghi một cách chung chung là “trước làm dân tộc cách
mạng, sau làm thế giới cách mạng”
1
(tức là trước tiên đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa trong nước, sau giúp các nước khác đánh đổ đế quốc giành độc lập dân
tộc). Đến bản điều lệ tháng 7 năm 1928 lại xác định tôn chỉ của Đảng là “chủ
nghĩa xã hội dân chủ”, Đảng có mục đích đoàn kết cả nam lẫn nữ để: “đẩy mạnh
cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp và giúp đỡ các dân tộc bị áp
bức”. Tiếp đó trong bản điều lệ sửa đổi công bố tháng 2 năm 1929, Việt Nam
quốc dân đảng lại thay bằng 3 nguyên tắc tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp
năm 1789 là “Tự do- bình đẳng- bác ái”. Mục đích của đảng là tiến hành “cách
mạng dân tộc, cách mạng chính trị và cách mạng xã hội”. Cuộc cách mạng này
sẽ diễn ra qua 4 thời kì: Thời kì bí mật (tập hợp lực lượng), thời kì dự bị (chuẩn
bị các điều kiện vật chất như lương thực, vũ khí đạn dược cho cuộc khởi nghĩa
vũ trang), thời kì công khai (đánh đổ giặc Pháp lật đổ ngôi vua), thời kì kiến
thiết (thành lập chính phủ cộng hoà, thực hiện các quyền tự do dân chủ). Cho
đến trước cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Đảng lại tiếp thu chủ nghĩa Tam Dân của
Tôn Trung Sơn đúng vào lúc phong trào cách mạng dân chủ dân tộc ở Trung

Quốc đang gặp sóng gió, đặc biệt sau vụ phản biến của Tưởng Giới Thạch tháng
4 năm 1927. Nhưng khi tiếp thu chủ nghĩa Tam dân, những nguyên tắc và chính
sách có tính cách mạng lại bị loại bỏ. Việt Nam quốc dân đảng chỉ ủng hộ chủ
trương “cách mạng dân tộc” và “thiết lập dân quyền”, còn khẩu hiệu bình quân
địa quyền” và các chính sách “liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông” (tức
18
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
đoàn kết với nước Nga xô viết, liên minh với Đảng cộng sản và ủng hộ giúp đỡ
công nông) lại không được nhắc tới.
(1)
Các khuynh hướng và đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kì 1919-
1945, Đinh Xuân Lâm in trong Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, 1997, trang 329
Rõ ràng cho đến cuối năm 1929, Việt Nam quốc dân đảng vẫn không có
một cương lĩnh rõ rệt thể hiện mục đích và lập trường của mình. Trần Dân Tiên
đã nhận xét “Nó muốn một nước cộng hoà, nhưng là thứ cộng hoà nào? Sẽ cai
trị quốc gia nh thế nào? Với phương pháp gì người ta sẽ xây dựng lại kinh tế
quốc gia? Làm thế nào để nâng cao mức sống của những tầng lớp lao động thợ
thuyền, nông dân và trí thức? Về những điều này, Việt Nam quốc dân đảng chưa
có chương trình rõ rệt”
1

Hệ thống tổ chức về nguyên tắc bao gồm từ trung ương đến cơ sở: Tổng
bộ toàn quốc- Kì bộ- Thành bộ- Tỉnh bộ- Huyện bộ- Chi bộ. Nhưng trong thực
tế chưa bao giờ có tổng bộ hoạt động mà Kì bộ Bắc kì làm nhiệm vụ Tổng bộ.
Tổng bộ gồm có các ban tuyên huấn, ngoại giao, trinh sát, kinh tài, tổ chức, ám
sát. Cơ sở của đảng chỉ tương đối mạnh ở Bắc kì (Phú Thọ, Thái Bình, Hưng
Yên, Hải Dương, Kiến An, Bắc Giang, Bắc Ninh). Còn Trung kì và Nam kì thì

Việt Nam quốc dân đảng hầu nh không phát triển được lực lượng, vì đây là nơi
Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và Tân Việt cách mạng đảng được
xây dựng cơ sở khá mạnh.
Ngoài các chi bộ, Việt Nam quốc dân đảng còn chủ trương thành lập các
tổ chức quần chúng bao gồm Đoàn phụ nữ, Đoàn công nhân, Đoàn nông dân,
Đoàn học sinh và các binh đoàn quân sự. Các hội đoàn này là lực lượng cảm
tình của Đảng, có nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp với các đảng viên trong đấu tranh
giành chính quyền khi có thời cơ.
Thành phần xã hội trong Đảng đa số xuất thân từ sinh viên, học sinh, trí
thức, công chức, người làm nghề tự do, một số tư sản thành thị. Ngoài ra còn kết
nạp cả thân hào địa chủ, phú nông ở nông thôn và một số binh lính Việt Nam ở
19
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
quân đội Pháp (lực lượng công- nông chưa được chú ý). Nhìn chung thành phần
đảng viên phức tạp, công tác tổ chức lỏng lẻo, vì vậy những phần tử cơ hội dễ
chui vào làm chỉ điểm cho thực dân Pháp. Ngay nội bộ Đảng cũng bị chia rẽ
nghiêm trọng (một bên là phái của Nguyễn Thái Học - Nguyễn Khắc Nhu, mét
(1)
Đại cương lịch sử Việt Nam, Sdd, trang 276
bên là phái của Nguyễn Thế Nghiệp). Lúc đầu Việt Nam quốc dân đảng không
có tổ chức quần chúng, đến năm 1929 mới có một số hội đoàn xuất hiện vì cần
tranh giành ảnh hưởng với Thanh niên và Tân Việt. Công tác giáo dục tuyên
truyền yếu kém, không có sự huấn luyện đào tạo đảng viên, cán bộ một cách
khoa học. Trong thời gian hoạt động, Đảng có báo Hồn cách mạng nhưng chỉ ra
được một số thì đóng cửa. Nói chung, Đảng không có một cơ quan ngôn luận,
hoặc tài liệu, văn kiện chính thức nào để giải thích rõ tôn chỉ mục đích của đảng
và để tuyên truyền huấn luyện đảng viên. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho
công tác phát triển đảng tiến hành tuỳ tiện, thiếu cơ sở và chuẩn mực, đồng thời

gây nên tình trạng mơ hồ về lập trường trị của đảng.
Hoạt động của Đảng còn manh động, nghiêng về khủng bố cá nhân. Đặc
biệt là vụ ám sát Bazanh- tên trùm mộ phu đồn điền cao su của thực dân Pháp
(ngày 9 tháng 2 năm 1929) đã gây chấn động lớn. Thực dân Pháp đã mở đợt
khủng bố dữ dội, hàng loạt cán bộ đảng viên của Việt Nam quốc dân đảng sa
vào lưới giặc. Mạng lưới tổ chức đảng bị vỡ lở, đứt đoạn nhiều nơi. Trước tình
thế nguy cấp, tâm lý sốt ruột manh động càng thôi thúc, những người cầm đầu
mong muốn tiến hành bạo động. Họ cho rằng cứ ngồi yên để kẻ thù bắt đưa vào
nhà tù hoặc đưa lên máy chém thì chi bằng lúc còn tự do bên ngoài dốc hết lực
lượng đánh trận cuối cùng (không thành công thì cũng thành nhân). Việt Nam
quốc dân đảng triệu tập một hội nghị gồm những cán bộ còn lại tại một làng gần
ga Lạc Đạo quyết định bạo động. Tại hội nghị, phái bạo động gồm Nguyễn Thái
Học và Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính đã áp đảo phái chủ trương cải tổ
gồm Lê Hữu Cảnh, Trần Văn Huân)
20
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Hội nghị vạch ra bản “Tổng công kích kế hoạch” rất chủ quan đề ra kế
hoạch đánh vào đô thị, những vị trí xung yếu của Pháp, lực lượng chính là binh
lính trong hàng ngũ Pháp cùng lực lượng phù trợ là đảng viên ngoài nhà binh,
vũ khí chủ yếu dựa vào súng đạn cướp được của địch và bom, dao tự chế tạo.
Tháng 9 năm 1929, Hội nghị uỷ viên quân sự Việt Nam quốc dân đảng
họp hội nghị ở Võng La (Phú Thọ) chuẩn bị xúc tiến khởi nghĩa thì bị vây bắt do
có chỉ điểm. Thời gian này một số cơ sở chế bom bị phát hiện, trong tình thế đó
các lãnh tụ Việt Nam quốc dân đảng vẫn chủ trương bạo động xem đó là lối
thoát hơn là tin vào thành công.
Ngày khởi nghĩa và sự chuẩn bị của hai miền xuôi ngược đã không khớp,
cộng thêm ngày khởi nghĩa liên tục bị hoãn nhiều lần đến khi truyền đạt kế
hoạch lại không thông suốt nên khởi nghĩa diễn ra rời rạc ở các địa phương.

Cuộc khởi nghĩa nổ ra có tiếng vang hơn cả là ở tỉnh lỵ Yên Bái vào đêm
ngày 9 rạng ngày 10 tháng 2 năm 1930. Gần một tuần sau (ngày 15 tháng 2)
khởi nghĩa mới lẻ tẻ nổ ra ở Hải Dương, Thái Bình.
Việt Nam quốc dân đảng tiến hành khởi nghĩa một cách hoàn toàn bị
động trong tình thế tổ chức đảng đang tan rã, lực lượng mỏng, rải nhiều nơi, kế
hoạch ngày giờ, địa điểm không thống nhất, bị lộ. Do đó cuộc khởi nghĩa bị dập
tắt nhanh chóng. Tuy nhiên, khởi nghĩa này đã nêu cao tấm gương hy sinh quả
cảm của các chiến sĩ Việt Nam quốc dân đảng trước đồng bào trong nước và
kiều bào ở nước ngoài nên có tác dụng cổ vũ động viên mạnh mẽ.
Tóm lại, Việt Nam quốc dân đảng về căn bản là một tổ chức phỏng theo
mô hình cách mạng của Quốc dân đảng ở Trung Quốc. Nó đại diện cho quyền
lợi và tư tưởng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản lớp trên. Vì thiếu một cơ sở kinh
tế và giai cấp đủ mạnh lamf chỗ dựa nên trong suốt thời gian tồn tại của mình,
Việt Nam quốc dân đảng không thể đưa ra được một đường lối chính trị độc lập.
Thêm vào đó, công tác tổ chức và phát triển đảng rất sơ hở, lỏng lẻo, công tác
tuyên truyền huấn luyện thì sơ sài không đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh
đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
3. Hạn chế của trào lưu dân chủ tư sản
21
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
Nhìn lại các tổ chức nói trên dù là lấy tên hội này hay đảng kia đều chưa
có đường lối chính trị rõ ràng và một hình thức tổ chức chặt chẽ. Tính chất rời
rạc trong hoạt động của các tổ chức Êy phản ánh thực chất khả năng lãnh đạo
cách mạng của giai cấp tư sản. Vì thế không có một tổ chức nào trong số đó
đóng được vai trò lãnh đạo, có khả năng tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân
trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, dưới chế độ
thực dân phong kiến, do bị bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị, kìm hãm về
văn hóa, giai cấp tiểu tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc và dân chủ vượt xa giới

hạn mà giai cấp tư sản Việt Nam vốn nhỏ yếu có thể vươn tới.
Chủ nghĩa dân tộc cải lương rất nguy hại, tiêm nhiễm tư tưởng nô lệ vào
đông đảo đồng bào ta và gây tâm lý cam chịu, thủ tiêu ý chí tranh đấu và chấp
nhận chế độ nô lệ ở Việt Nam.
Chủ nghĩa dân tộc tư sản cách mạng mà đại diện là nhóm cấp tiến lập ra
Việt Nam quốc dân đảng năm 1927. Nhưng Đảng này ra đời trong bối cảnh giai
cấp tư sản Việt Nam nói chung đã đi vào con đường thoả hiệp là chủ yếu, cơ sở
xã hội của Đảng này hết sức mỏng manh trong lúc tư tưởng cộng sản được
truyền bá hết sức mạnh mẽ vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước
cho nên Đảng này đã mất phương hướng và kiên định. Lúc thì Đảng theo tư
tưởng tư sản truyền thống của Châu Âu lúc thì theo khẩu hiệu của Đại cách
mạng Pháp là “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Đến 1929 khi thực dân Pháp mở cuộc
điều tra và khủng bố về vụ Bazanh thì Việt Nam quốc dân đảng chuyển sang
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nhưng lại tước bỏ phần quan trọng nhất
trong mục tiêu của đảng này là “liên Nga, liên cộng, phù trợ công nông”. Đảng
lại tiến hành khủng bố trong lúc đang gặp rất nhiều khó khăn chứng tỏ sự bồng
bột, hăng hái nhất thời của tầng lớp tiểu tư sản. Đó cũng là thất bại của giai cấp
tư sản dân tộc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đồng chí Lê Duẩn đã nhận định: “Khởi nghĩa Yên Bái chỉ là một cuộc
bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non để rồi không bao giờ ngóc đầu lên
22
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
nổi. Khẩu hiệu không thành công thì cũng thành nhân biểu hiện tính hấp tấp của
tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lộ tính không vững
chắc non yếu của phong trào tư sản”
1

Từ sau cuộc bạo động Yên Bái, Việt Nam quốc dân đảng hoàn toàn tan rã,

khuynh hướng cách mạng dân tộc hoàn toàn thất bại, hệ tư tưởng tư sản cũng
(1)
Đại cương lịch sử , Sdd, trang 289
hoàn toàn bất lực trước các nhiệm vụ lịch sử của cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc. Ngọn cờ cách mạng chuyển sang tay giai cấp vô sản với trào lưu cách mạng
vô sản đang thắng thế ở Việt Nam.
4. Khuynh hướng cách mạng vô sản xuất hiện và sự lựa chọn của lịch sử
Việt Nam
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận nhưng thực dân
Pháp bị thiệt hại nặng nề. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục
địa vị của Pháp trong thế giới tư bản mà Pháp đã tăng cường bóc lột nhân dân
lao động trong nước và tăng cường đầu tư khai thác bóc lột thuộc địa. Pháp đã
tiến hành chính sách khai thác bóc lột ở Việt Nam lần thứ hai kéo dài từ 1919
đến 1929.
Do chính sách khai thác bóc lột của Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân
hoá sâu sắc hơn sau chiến tranh. Đặc biệt là giai cấp công nhân (ra đời từ cuộc
khai thác lần thứ nhất) đã tăng nhanh về số lượng và cũng trưởng thành nhanh
hơn về ý thức chính trị, họ nhanh chóng tiếp thu ảnh hưởng của cách mạng
tháng Mười Nga đã được Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào trong nước thông qua
sách báo và những hội viên của hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên sau một thời gian đã
có tác động rất tích cực đến các đảng phái đang hoạt động trong nước, làm cho
các tổ chức cách mạng bị phân hoá và thực hiện theo cương lĩnh của hội Việt
Nam cách mạng thanh niên. Khuynh hướng cứu nước vô sản hình thành tồn tại
song song với khuynh hướng tư sản. Các tổ chức cách mạng bị phân hoá thành
23
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
các tổ chức cộng sản khác nhau dẫn đến yêu cầu thành lập một Đảng cộng sản

thống nhất trong cả nước. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là biểu hiện xác lập
vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với cách mạng nước ta. Khẳng định thời
đại giai cấp công nhân đứng ở vị trí trung tâm thu hút các lực lượng cách mạng,
là giai cấp quyết định nội dung và phương hướng phát triển chính của xã hội
Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, lịch sử dân tộc ta được chứng kiến hai sự kiện lớn,
quan trọng cùng phản ánh một bản chất. Đó là sự kiện thất bại của khởi nghĩa
Yên Bái ngày 9 tháng 2 năm 1930 báo hiệu sự chấm dứt hoàn toàn vai trò lịch
sử của tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng tư sản trong phong trào giải phóng
dân tộc. Sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930
khẳng định bá quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam, sự toàn thắng
của khuynh hướng cứu nước trên lập trường vô sản với toàn bộ phong trào dân
tộc.
Nh vậy, lịch sử dân tộc đã chính thức lựa chọn con đường giải phóng dân
tộc là con đường cách mạng vô sản, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của trào lưu
dân chủ tư sản xuất hiện từ đầu thế kỉ XX.
24
Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm
1930
C. KẾT LUẬN
Từ đầu thế kỉ XX, lịch sử dân tộc đã chứng kiến sự ra đời của trào lưu dân
chủ tư sản. Sự ra đời của trào lưu này là sự kết hợp của những biến đổi trong
nước và ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới tràn vào Việt Nam. Thời kì đầu trào
lưu dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ với hoạt động chính của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh với hai con đường cơ bản là bạo động và cải cách. Từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất trở đi do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười
Nga mà trào lưu dân chủ tư sản ở Việt Nam có nhiều biến đổi với nhiều màu sắc
khác nhau cơ bản là hai xu hướng dân tộc cải lương và dân tộc tư sản cách
mạng.

Trong những năm đầu thế kỉ XX có một thực tiễn lịch sử là có hai khuynh
hướng cứu nước tư sản và vô sản song song tồn tại ra sức tuyên truyền hoạt
động để tập hợp lôi kéo quần chúng về phía mình. Song khuynh hướng nào có
được đường lối đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng đông đảo
và phù hợp xu thế của thời đại thì khuynh hướng đó sẽ tranh thủ được trái tim
của dân chúng và khuynh hướng đó sẽ giành được bá quyền lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Mặc dầu ra đời trước khuynh hướng cách mạng vô sản nhưng trào lưu
cách mạng dân chủ tư sản đã không có được một mảnh đất tốt để gieo mầm bởi
kinh tế Việt Nam phụ thuộc kinh tế đế quốc, giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé
yếu đuối và hạt giống tư sản tuy là mới so với Việt Nam nhưng lại là cũ so với
thời đại nên không đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Bên cạnh đó, những tấm
gương của trào lưu tư sản là Anh, Pháp, Mĩ đến thời điểm đầu thế kỉ XX đều là
những nước đế quốc “trong thì nó tước lục công nông ngoài thì nó bóc lột thuộc
25

×