Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận về bối cảnh lịch sử, xã hội của phong trào thức tỉnh dân tộc trung hoa - phong trào ngũ tứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.93 KB, 12 trang )

VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI CỦA PHONG TRÀO THỨC TỈNH
DÂN TÉC TRUNG HOA - PHONG TRÀO NGÒ TỨ
PGS. Nguyễn Văn Hồng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Phong trào Ngò tứ (ngày 4 tháng 5 năm 1919) đã đi vào lịch sử như một sự
kiện đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Trung Quốc. Đó là sự kiện đánh dấu độ
chín của một giai đoạn phát triển về tư tưởng của cách mạng Trung Quốc. Có
lẽ chính vì vậy mà có nhiều sử gia, nhà chính trị Trung Quốc đã xem phong
trào này như mốc mở đầu của giai đoạn lịch sử hiện đại.
Phong trào Ngò tứ nổ ra ở Bắc Kinh và sau lan toả ra hầu khắp Trung
Quốc, là kết quả phát triển của quá trình đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
qua những chặng dường cứu nước bị thất bại. Nhân dân Trung Quốc trước sự
xỉ nhục của dân téc, trước sự xâu xé, bắt nạt của chủ nghĩa đế quốc đã đứng lên
đấu tranh.
Nhìn vào thời gian bùng nổ từ ngày 4 tháng 5 năm 1919 đến ngày 28 tháng
6, trước sức đấu tranh của phong trào yêu nước chống đế quốc phong kiến của
quần chúng nhân dân, học sinh sinh viên, đoàn sứ của Trung Quốc đã buộc
không kí tên vào Hoà ước Paris, ta thấy rõ sự giác ngộ về sức mạnh dân téc,
tinh thần đoàn kết đấu tranh của dân téc Trung Hoa đã bước sang mét giai đoạn
mới.
1. Quân phiệt và đế quốc thống trị và nhiệm vụ lịch sử chống đế quốc
phong kiến
Như ta biết, cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã đánh đổ vương triều
Mãn Thanh, nhưng thành quả cách mạng đã bị Viên Thế Khải và bọn quân
phiệt Bắc Dương cướp mất. Các chiến sĩ cách mạng cộng hoà bị sát hại, Tôn
Trung Sơn bị đánh đuổi. Viên Thế Khải âm mưu khôi phục chế độ phong kiến,
lên ngôi vương vị. Năm 1916, Viên Thế Khải chết. Trung Quốc thành một
1
nước do nhiều thế lực quân phiệt cát cứ. Ta có thể thấy những thế lực chia cắt
Trung Quốc như sau:


a. Quân phiệt khu Hoãn (hệ Hoãn) do Đoàn Kỳ Thuỵ khống chế vùng An
Huy, Sơn Đông, Phóc Kiến, Chiết Giang và nắm Bắc Kinh.
b. Quân phiệt khu Trực (hệ Trực) do Phùng Quốc Chương khống chế vùng
Giang Tô, Giang Tây, Hồ Bắc và Trực Lệ.
c. Quân phiệt khu Phụng (hệ Phụng) do Trương Tác Lâm khống chế vùng
Đông Bắc.
d. Quân phiệt khu Tấn (hệ Tấn) do Diêm Tích Sơn làm mưa làm gió ở
vùng Sơn Tây, từng ủng hộ Viên Thế Khải.
e. Các tỉnh phía Tây Nam trong phong trào bảo vệ đất nước đã tuyên bố
độc lập dưới danh nghĩa chống Viên Thế Khải, nhưng thực chất là chia
chiếm các địa bàn:
- Khu vực Vân Nam (hệ ĐiÒn) do Đường Kế Nghiêu chiếm giữ.
- Khu vực Quảng Tây (hệ Quế) do Lục Vinh Đình chiếm.
- Khu vùc Quảng Đông (hệ Việt) do Long TÕ Quang cạnh tranh với
Đàm Diên Khải
(1)
.
Trung Quốc xuất hiện một thời kỳ quân phiệt hỗn chiến đày đọa nhân dân
vô cùng khèn khó. Tính chất quan hệ phong kiến vẫn giữ y nguyên từ địa
phương đến trung ương, và các nước đÕ quốc vẫn tiếp tục chia cắt, khống chế
Trung Quốc như trước. Chóng chia nhau cùng các thế lực quân phiệt tăng
cường đàn áp, bóc lột nhân dân. Phái Hoãn và phái Phụng dựa vào Nhật, phái
Trực dùa vào Anh, Mỹ. Cả ba phái này đều giành nhau quyền khống chế Bắc
Kinh.
Nhân dân Trung Quốc ngày càng nhận rõ hai nhiệm vụ chống đế quốc,
chống phong kiến không thể tách rời nhau.
2
2. Giai cấp công nhân - Lực lượng mới của dân téc Trung Quốc lớn
mạnh
Đặc biệt, thời kỳ sau cách mạng Tân Hợi, trước chiến tranh thế giới còng

chính là thời kỳ các nước đế quèc đua nhau phát triển công nghiệp với tốc độ
nhanh; chúng tăng cường khai thác. Những ngành công nghiệp khai thác quặng
sắt, quặng than, ngành dệt, xây dựng đường sắt không chỉ tăng nhanh việc phát
triển nhanh chóng nền công nghiệp mà còn tạo nên một đội ngò công nhân
đông đảo. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, công nhân công nghiệp có
khoảng chõng 60 vạn; Đến thời kỳ đại chiến nhanh chóng tăng tới 200 vạn
(2)
.
Điều đặc biệt là tầng líp công nhân này đều tập trung ở các thành phố và bị
bóc lột nặng nề. Giai cấp công nhân có sự gắn bó với nông thôn và dân tộc nên
lòng yêu nước như nằm sẵn trong tiềm thức. Mặc dù các phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân còn ở giai đoạn tự thân, đều vì quyền lợi kinh tế nhưng
dễ dàng và rất nhạy cảm với các cuộc đấu tranh yêu nước.
Chính những tiền đề điều kiện này làm cho giai cấp công nhân Trung Quốc
nhanh chóng bước lên con đường tự giác.
3. Trí thức, học sinh, sinh viên với ý thức dân téc
Phong trào Duy tân 1898 thất bại nhưng những tư tưởng Duy tân về cải
cách học phong và giáo dục như ngọn gió mới trong việc tiếp thu những tư
tưởng khoa học kỹ thuật và tư tưởng triết học tự do phương Tây. Trường Đại
học Bắc Kinh được thành lập năm 1898 trở thành cái nôi ươm mầm nuôi
dưỡng nhiều tư tưởng mới của những nhà hoạt động khai sáng và tuyên truyền
đấu tranh cho học thuật đấu tranh của thời đại. Phong trào cải cách giáo dục,
thành lập các trường học cơ sở đã tạo nên đội ngò học sinh từ tiểu học đến
trung học đông đảo. Năm 1915, ở Trung Quốc đã có tới 444 trường trung học,
66.7000 học sinh và có tới 84 trường cao đẳng với 19.800 học sinh sinh viên
(3)
.
Thế kỷ XX, do nhu cầu kinh tế - xã hội, việc đào tạo lực lượng trí thức ngày
càng đông đảo, và số lưu học sinh đi du học ở nước ngoài tiếp thu văn hoá
3

phương Tây về nước ngày càng nhiều. Những nhận thức về dân téc, về sự phát
triển tư tưởng tù do dân chủ cũng ngày càng trở thành một xu thế đẩy mạnh
quá trình thức tỉnh dân téc.
4. Phong trào văn hoá mới - Cuộc đấu tranh tư tưởng tìm đường
Cùng với sự lớn mạnh phát triển của công nghiệp, giai cấp tư sản ngày
càng lớn mạnh và những trí thức tư sản dân téc cũng ngày càng nhận thức cần
phải đấu tranh, đòi hỏi phải thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa đế quốc và
phong kiến. Việc cát cứ quân phiệt tạo nên sự chém giết hỗn độn nhằm tranh
giành quyền lực như bày ra trước mắt các trí thức tự do thảm cảnh của dân téc.
Trung Quốc như bế tắc trước con đường phát triển đi lên, tầng líp trí thức
muốn tìm phương thuốc hiệu nghiệm giải đáp cho dân téc.
Phong trào văn hoá mới đã ra đời như một cuộc đấu tranh tìm con đường
chân lý, tìm vũ khí giải phóng dân téc. Trần Độc Tó, Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn,
Hồ Thích đã trở thành những nhân vật với cấp độ nhận thức khác nhau, tạo nên
một cuộc vận động văn hoá mới, có ý nghĩa lớn lao cho giai đoạn chuyển mình
của lịch sử hiện đại Trung Quốc. Phong trào văn hoá mới dấy lên với nội dung:
(1). Chống chế độ chuyên chế phong kiến và quan niệm mê tín, đề xướng
dân chủ và khoa học.
(2). Đề xướng văn bạch thoại và cách mạng văn hoá.
Nội dung chống chế độ phong kiến với những quan niệm trãi buộc cổ hủ
về tập tục văn hoá của phong trào văn hoá mới là nhằm hướng tới một chế độ
dân chủ, giải phóng cá tính, nhằm phát triển đòi hỏi về nhân quyền bình đẳng;
về nội dung khoa học, những nhà văn hoá mới chỉ chủ yếu đề xướng chống
ngu muội, mê tín dị đoan, giải phóng tư tưởng.
Trong tê ra mắt "Tạp chí Thanh niên", Trần Độc Tó cã bài "Gửi thanh
niên" (Kính cáo thanh niên). Ông vạch trần mặt đen tối của xã hội, bóc trần căn
bệnh của xã hội, nêu lên vấn đề khoa học và vấn đề dân quyền, đòi hỏi thanh
4
niên phải giải phóng tư tưởng, vượt lên những quan niệm lỗi thời, cần có chí
tiến thủ, tự cứu mình.

Thời kỳ này, đối diện với phong trào văn hoá mới là việc Viên Thế Khải
muốn làm vua, khôi phục lại chế độ phong kiến. Những tư tưởng lập lại trật tù
phong kiến trong xã hội, khôi phục lại Khổng Nho với khuôn đạo đức bảo thủ
cũ trỗi dậy. Vì vậy, khẩu hiệu của phong trào văn hoá mới là phá bỏ "Quán
Khổng gia" (Khổng gia điếm)
(4)
.
Những nhà văn hoá mới như Trần Độc Tó, Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Dị Bạch
Sa, Ngô Ngu đã bóc trần những tệ hại của Nho giáo, phê phán lễ giáo phong
kiến là lễ giáo làm cho con người mất độc lập tự chủ và nhân cách. Đặc biệt,
những nhà văn hoá mới phê phán quan niệm Trung, Hiếu, Tiết cổ hủ tạo nên
nhân cách nô lệ và là trở ngại cho Trung Quốc thức tỉnh. Mòi nhọn đấu tranh
nhằm vào việc mở rộng dân chủ, nhằm tạo nên một không khí tự do sáng tạo,
tù do nhận thức, dọn lối phong quang cho Trung Quốc đi tới.
Lý Đại Chiêu chống lại Khổng giáo cổ hủ và tư tưởng khôi phục chuyên
chế. Quan điểm tiến bộ nhân văn của ông chứng minh luận thuyết: xã hội biến
đổi, đạo đức cũng phải biến đổi theo. Sự khác biệt của xã hội hôm nay khắc
làm cho đạo đức tự phải khác. Những nhà văn hoá đã tuyên bố một cách động
trời là "nếu phải tội danh là chống lại phép tắc, xoá bỏ thánh hiền cũng không
có gì phải sợ"
(5)
.
Trần Độc Tó thì quyết liệt vạch trần sự mê tín mù quáng, xem Nho giáo là
quốc giáo.
Báo Thanh niên mới (Tạp chí Thanh niên đổi tên năm 1916) luôn có
chuyên đề đề cập đến vấn đề giải phóng phô nữ, nâng cao địa vị phụ nữ, quyền
bình đẳng nam nữ, tự do hôn nhân, phụ nữ về có quyền tù do chọn nghề nghiệp
trong xã hội.
Về mặt khoa học, phong trào văn hoá mới chú trọng giới thiệu cuộc đời và
công lao cống hiến của các nhà khoa học trên thế giới. Các nhà văn hoá mới

5
đấu tranh mạnh mẽ chống các học thuyết tôn giáo Phật, Thiên chóa giáo, tà
giáo ma quỷ v.v Họ tuyên truyền mạnh mẽ thuyết vô thần.
Đặc biệt, phong trào văn hoá mới đấu tranh khẳng định sự cần thiết thay
thế lối văn ngôn khó hiểu bằng lối văn bạch thoại. Điều này có giá trị làm cho
văn hoá phổ cập rộng rãi đến quần chúng và có nhiều khả năng tạo kênh truyền
tải những tác phẩm tư tưởng, văn học phản ánh cuộc sống bình dân một cách
rộng rãi. Lỗ Tấn chính là một chiến sĩ tiên phong trong văn học văn hoá mới.
Ông coi văn học có nhiệm vụ quan trọng cải tạo xã hội. Cuộc đấu tranh văn
học phản ánh toàn diện đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, đòi
hỏi tinh thần cách mạng mới.
Tháng 4 năm 1918, Lỗ Tấn viết "Nhật kí người điên", là tác phẩm viết
bằng văn bạch thoại. Ông thông qua văn học miêu tả cuộc sống, lên án lễ giáo
phong kiến giÕt người. Những tác phẩm sau này của ông như "Chị dâu Tường
Lâm", "Cố hương" và "A.Q chính truyện" đều thấm đẫm tÝnh chiến đấu cách
mạng mạnh mẽ của dòng văn học phản ánh cuộc sống người lao động. Từ năm
1918, "Thanh niên mới" (Tân thanh niên) trở thành tờ tạp chí viết bằng văn
bạch thoại. Và chính trong tạp chí này, các nhà văn hoá mới đã có cống hiến
đưa vào các dấu chấm ngắt câu hiện đại để hoàn chỉnh cách biểu đạt rõ ràng,
chính xác cho các câu. Nã có ý nghĩa phát triển về cú pháp ngôn ngữ.
Phong trào văn hoá mới được nhà cách mạng dân chủ, nhà giáo dục, nhà
khoa học Thái Nguyên Bồi ủng hộ nhiệt tình. Ông có công lớn trong việc mời
Trần Độc Tó, Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Hồ Thích đến dạy ở trường Đại học Bắc
Kinh, nơi ông làm hiệu trưởng (1/1917, Thái Nguyên Bồi làm hiệu trưởng
trường Đại học Bắc Kinh). Ông là người viết bài và tuyên truyền đề cao
"nguyên tắc tự do tư tưởng". Đại học Bắc Kinh thành trung tâm của phong trào
văn hoá mới, thành nôi nuôi dưỡng nhân tài mới.
Trần Độc Tó về Bắc Kinh, tạp chí Thanh niên cũng dời theo lên Bắc Kinh
và ban biên tập do Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tó, Hồ Thích đảm nhiệm.
6

Phong trào văn hoá mới với ý nghĩa lịch sử đã mở đường cho những luồng
tư tưởng mới tràn vào Trung Quốc, tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi, đánh
những đòn chí mạng vào tư tưởng phong kiến bảo thủ, trì trệ, phản động. Nó
thức dậy tinh thần dân téc, hướng tới cái mới để tiến vào xã hội văn minh. Nó
đánh mạnh vào chủ nghĩa quân phiệt chia cắt lỗi thời tàn bạo, áp bức dân téc
và đầu hàng đế quốc. Nhưng có lẽ cái lớn lao hơn và có ý nghĩa lâu dài căn bản
là nó dọn đường cho tư tưởng Mác - Lênin vào Trung Quèc, chiếm lĩnh trận
địa tư tưởng rồi trở thành tư tưởng chỉ đạo phong trào công nhân từ tự phát đến
tự giác và khẳng định thành tư tưởng chỉ đạo cách mạng dân téc dân chủ Trung
Quốc.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn các nhà cách mạng Trung Quốc về nhận
thức, đấu tranh những tư tưởng, đã có sự tiếp thu rất nhiều các tư tưởng tự do
tư sản, tiểu tư sản, tư tưởng tự do Âu - Mỹ. ChÝnh Mao Trạch Đông cũng thừa
nhận thời kỳ đầu đến Bắc Kinh trước năm 1917 ông vẫn đang là một người
chưa giác ngộ chủ nghĩa Mác. Trong đoạn trao đổi với Ðtga Nâu (Edgar Snow)
năm 1937, Mao đã nói rõ vÒ mình thêi kỳ Êy: Đến Bắc Kinh làm việc ở đại
học Bắc Kinh "Tôi đối với chính trị ngày càng cảm thấy quan tâm thích thó,
đầu óc ngày càng cấp tiến. Tôi đã nói với ông về bối cảnh đó. Nhưng lúc bấy
giê tôi còn mơ hồ, nếu theo cách nói của tôi thì là tôi đang tìm đường. Tôi đọc
một số sách của chủ nghĩa vô chính phủ, rất chịu ảnh hưởng! Tôi thường thảo
luận với một sinh viên Bắc Đại tên là Chu Khiêm Chi về chủ nghĩa vô chính
phủ và khả năng của nó ở Trung Quốc. Lóc bấy giê, tôi tán thành nhiều chủ
trương của chủ nghĩa vô chính phủ"
(6)
.
Những dòng trên cho ta hiểu rõ những tác động lớn lao của thực tiễn xã hội
và tư chất con người có khả năng làm cho con người trưởng thành, thuần thục.
Các nhà sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc trong đó có Mao Trạch Đông đã
tự tắm mình trong phong trào dân téc, nhận ngọn giã tư tưởng thời đại, rèn
luyện, nhận thức, trưởng thành và đóng góp những phần mình vào sự phát triển

của lịch sử; Và họ cũng chịu những tiền đề điều kiện xã hội tác động quy định.
7
Sự phát triển tư tưởng của họ cũng tuân theo những tác động của phạm trù lịch
sử.
5. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và con đường thức tỉnh
cách mạng Trung Hoa
Chính trong lúc tầng líp trí thức Trung Quốc đang tìm đường còn chịu ảnh
hưởng nhiều luồng tư tưởng của trào lưu triết học tù do tư sản và tiểu tư sản,
cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã bùng nổ thành công. Cuộc cách mạng này
đã ảnh hưởng sâu sắc đến Trung Quốc. Đó là cuộc cách mạng đã tuyên bố xoá
bỏ chế độ Nga hoàng ngục tù của các dân téc sống dưới ách thống trị của đế
chÕ Nga hoàng. Bằng việc nước Nga Xô viết tuyên bố xoá bá những hiệp ước
bất bình đẳng với các quốc gia, dân téc trong đó có Trung Quốc đã tạo nên lực
hấp dẫn ghê gớm.
Các báo Trung Quốc ở Thượng Hải, Bắc Kinh đã đăng tải sự thắng lợi của
cuộc cách mạng công nông đầu tiên trên thế giới. Báo "Quốc dân nhật báo" ở
Thượng Hải đăng tin cách mạng Nga đã lật đổ chính quyền của giai cấp bóc
lột, ca ngợi công - nông - binh thành chủ nhân của đất nước. Đặc biệt, ngày 15
tháng 2 năm 1918, "Báo Thượng Hải" đã giới thiệu việc chính phủ Xô viết
Nga xoá bỏ hiệp ước bất bình đẳng với Trung Quốc. Những công nhân Trung
Quốc bị lừa bắt đi đào má than ở Nga trở về nước đã tuyên truyền cho bản thân
cuộc cách mạng với lý tưởng công nông này. Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng
dân téc vĩ đại của Trung Quốc đã nhiệt liệt hoan nghênh cuộc cách mạng tháng
Mười Nga. Mùa hạ năm 1918, Tôn Trung Sơn điện cho Lênin chào mừng cách
mạng tháng Mười và tá rõ hai đảng cách mạng Trung Quốc và Nga đoàn kết
nhÊt trí cùng phấn đấu. Lý Đại Chiêu viết bài "Thắng lợi của thứ dân - Thắng
lợi của chủ nghĩa Bolsevich" và coi cuộc cách mạng tháng Mười là báo hiệu
của cách mạng thế giới thế kỷ XX. Ông đại diện cho những nhà tư tưởng văn
hoá mới Trung Quốc ca ngợi "tương lai của trái đất nhất định sẽ là thế giới cờ
đỏ" (Báo Thanh niên mới, tháng 11/1918)

8
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga như một nhân tố thời đại, nó cổ vũ các
phong trào đấu tranh dân téc ở Trung Quốc. Tin tưởng ở tương lai và cái quý
nhất là cách mạng tháng Mười Nga đã giúp Trung Quốc trả lời con đường đi
tới thắng lợi của cách mạng Trung Quốc. Những trí thức tiên tiến cã cảm tình
với chủ nghĩa Mác - Lênin đã có được một ví dụ đích thực, mét tấm gương,
một sức mạnh để tạo lực.
Những trí thức tiên tiến thấy rằng ở cuộc cách mạng này những người lao
động đã có một vũ khí mạnh, có hiệu quả giúp mình tìm được con đường cứu
dân téc.
Như ta biết các cuộc đấu tranh của Trung Quốc từ 1840 đều lần lượt thất
bại. Ngay cả cuộc cách mạng Tân Hợi tuy đã làm được sứ mạng lớn lao của
lịch sử là đánh đổ chế độ phong kiến cũng không thay đổi được tính chất xã
hội và thân phận phụ thuộc của đất nước Trung Hoa. Chính vì lý do đó, ta thấy
các nhà tư tưởng cách mạng tiên tiến và nhân dân Trung Quốc đã vui mừng
chào đón cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga trên thực tế đã lay động ảnh hưởng lớn đến
Trung Quốc bằng những tác động tinh thần và thực tiễn.
Nã mang đến cho nhân dân Trung Quốc nhận thức về sức mạnh của quần
chúng lao động. Lý Đại Chiêu nói: "Muốn cải tạo triệt để xã hội không thể
không đoàn kết giữa trí thức và tầng líp lao động"
(7)
. Tầng líp thanh niên trí
thức về nông thôn, xưởng máy tuyên truyền tổ chức cách mạng. Cuộc cách
mạng tháng Mười đã có tác động thay đổi cách nhìn của tầng líp trí thức về sức
mạnh quần chúng. Trần Độc Tó vốn là người coi thường nhân dân lao động
cũng kêu gọi nhân dân đứng lên chống quân phiệt, quan lại, chống chiến
tranh
(8)
.

Tháng 3 năm 1918, ở Trung Quốc xuất hiện tê tạp chí lấy tên là "Lao
động".
9
Tháng 11 năm đó, nhà giáo dục Thái Nguyên Bồi trong một lần diễn
thuyết đã hô vang "Lao động là thần thánh".
Một điều không nghi ngờ gì là chính cách mạng tháng Mười đã đưa lại cho
nhân dân, công nhân Trung Quốc vũ khí chiến đấu - chủ nghĩa Mác - Lênin.
"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" của Mác, Ăngghen được dịch đăng. Lý Đại
Chiêu, Trần Độc Tó trở thành những cây bót truyền bá chủ nghĩa Mác đầu tiên
ở Trung Quốc. Câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông mà mọi người đều biết
là: cách mạng tháng Mười đã đưa đến cho Trung Quốc chủ nghĩa Mác -
Lênin
(9)
.
Những yếu tố xã hội, kinh tế, tư tưởng trên đã tạo nên những điều kiện lịch
sử, xã hội kinh tế mới cho phong trào dân téc Trung Quốc bước vào giai đoạn
thức tỉnh mới và phong trào Ngủ tứ nổ ra từ nguyên nhân trực tiếp của cuộc
đấu tranh dân téc thức tỉnh chống lại việc các nước đế quốc trong Hội nghị
Hoà bình Paris chia phần quyền lợi, xỉ nhục dân téc Trung Hoa.
*
* *
Phong trào Ngò tứ đã lay động tầng líp trÝ thức, sinh viên đi đầu trong
phong trào dân téc, đã huy động giai cấp công nhân vô sản vào một cuộc đấu
tranh chính trị rộng lớn với sức mạnh của lực lượng giai cấp tiên phong thời
đại. Toàn thể xã hội Trung Quốc chuyển mình: Học sinh sinh viên bãi khoá,
công nhân bãi công, thương nhân bãi thị, công nhân viên chức không đến
nhiệm sở. Biểu tình thị uy buộc chính quyền Bắc Kinh cách chức 3 tên quan lại
quân phiệt bán nước Tào Nhữ Lâm, Lục Tôn Hưng, Chương Tôn Tường ngày
10 tháng 6 năm 1919, và đã chặn tay chính quyền quân phiệt nô lệ Bắc Kinh
không cho ký vào Hiệp ước Paris ngày 28 tháng 6.

Phong trào Ngò tứ nổ ra do ngòi lửa trực tiếp là cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa quân phiệt đầu hàng đế quốc ký tên vào Hiệp ước Paris xỉ nhục. Nhưng
thực ra, đó là kết quả của tiền đề kinh tế - xã hội, văn hoá dẫn tới con đường
10
thức tỉnh mới của cách mạng dân téc Trung Hoa. Đó là kết quả của phong trào
công nhân đã lớn mạnh, là kết quả của ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga,
là kết quả của phong trào văn hoá mới đấu tranh chống quân phiệt, chống văn
hoá bảo thủ lạc hậu, hướng tới thức tỉnh để ngé ra con đường đi tới thắng lợi,
đó là kết quả của phong trào trí thức học sinh sinh viên đã đi đầu đốt lên ngọn
lửa đấu tranh vì danh dự và quyền lợi dân téc. Đó chính là kết quả của dân téc
Trung Hoa đã và đang thức tỉnh bước vào cuộc đấu tranh quyết liệt để giành
lấy độc lập, quyền sống, danh dự và bình đẳng.
Chóng ta biết sau phong trào Ngò tứ không lâu, ngày 1 tháng 7 năm 1921,
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra đời và từ đó, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng
sản, nhân dân Trung Quốc đã chiến đấu anh dũng, lội qua bao chặng đường
gian khổ, cuối cùng giành thắng lợi vinh quang.
Tinh thần dân téc cách mạng của phong trào Ngò tứ sau 85 năm vẫn còn để
lại bao bài học lịch sử có ý nghĩa cho nhân dân Trung Quốc hôm nay bước vào
thời kỳ phát triển phấn đấu vì mét nước Trung Hoa giàu mạnh.
Chú thích:
(1). Vương Khôi Lâm, Quách Đại Quân: Lịch sử hiện đại Trung Quốc, (tiếng
Trung), NXB Giáo dục đại học, 2003, tr. 9. Tham khảo: Thọ Cần Trạch: Sự
kiện lớn 100 năm, Chiết Giang, 1999, phần 2.
(2), (3). Vương Văn Tuyền, Triệu Trình Nguyên: Lịch sử hiện đại Trung
Quốc, (tiếng Trung), 1919 - 1949, Trường Đại học mỏ xuất bản, 1988, tr. 4-
15.
(4). Trần Độc Tó: Phê phán thư KHang Hữu Vi gửi Tổng thống và thủ tướng,
"Thanh niên mới", quyển 2 sè 2 tháng 10 năm 1916, dẫn theo Vương Văn
Tuyền, sđd, tr. 10.
(5). Lý Đại Chiêu: Khổng tử và hiến pháp, Giáp Dần nhật san, 30/11/1917, dẫn

theo Vương Văn Tuyền, sđd, tr. 10.
11
(6). Hồi ký về phong trào Ngò tứ, Viện KHXH Trung Quốc, Viện lịch sử cận
đại biên tập. NXB KHXH, quyển thượng, Hồ Nam, 1979, tr. 7-8.
Mao Trạch Đông còn nói lóc bấy giê trước Ngò tứ: "tư tưởng của tôi còn là
một mớ hỗn độn quan niệm chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa xã
hội không tưởng lạ kỳ. Về chủ nghĩa dân chủ thế kỷ XIX, chủ nghĩa không
tưởng và chủ nghĩa tự do cũ tôi cũng mơ hồ có cảm tình, nhưng tôi xác định
mình chống quân phiệt, chống chủ nghĩa đế quốc".
(7). Lý Đại Chiêu: Thanh niên với nông thôn, Lý Đại Chiêu tuyển tập, tr. 146.
(8). Trần Độc Tó: Bàn về xoá bỏ thần tượng, "Thanh niên mới", quyển 5, sè 2
tháng 8 năm 1918, theo Vương Văn Tuyển, sđd, tr. 11.
(9). Tham khảo Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ban nghiên cứu sử trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (tiếng Trung), Nxb Lịch sử Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Bắc Kinh, 2001.

12

×