Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của học sinh cuối bậc tiểu học ở thành phố Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.39 KB, 44 trang )

Báo cáo thực tập
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Trương Khánh Hà đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các em học sinh Trường
trung học cơ sở Tứ Hiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực tập nhằm thu thập
thông tin để hoàn thành báo cáo thực tập.
Hà Nội ngày 30 tháng 3 năm 2004
Sinh viên
Bùi Việt Anh
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
1
Báo cáo thực tập
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật,
hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng mà còn có quan hệ giữa con người
với con người, giữa con người với xã hội. Đó chính là mối quan hệ giao tiếp,
giao tiếp chính là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó con
người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng
tác động qua lại với nhau. Nhờ đó mà kinh nghiệm, vốn sống, tri thức của lịch
sử văn hoá xã hội loài người được bảo tồn, lưu giữ và phát triển từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Vì vậy cùng với hoạt động, giao tiếp là phương thức tồn tại
của xã hội loài người.
Với mỗi cá nhân giao tiếp không chỉ là phương thức để tồn tại mà đó
còn là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách. Thông qua
giao tiếp cá nhân nhận thức được người khác, nhận thức được chính mình,
nhận thức được nền văn hóa mà mình đang sống, bằng hoạt động và giao tiếp
biến nó thành tâm lý của chính mình. Cuộc đời của mỗi người có huy hoàng
chãi lọi hay không còn phụ thuộc vào việc người đó có nỗ lực gia tăng vốn
giao tiếp hay không. Do đó giao tiếp trở thành đối tượng nghiên cứu của


nhiều ngành khoa học khác nhau .Với tâm lý học giao tiếp là một phạm trù cơ
bản đã được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu.
Khi đến tuổi thiếu niên trẻ em giao tiếp với nhiều người nhiều nguồn
thông tin, kiến thức văn hóa khác nhau và cũng chịu sự tác động của nhiều tư
tưởng lối sống khác nhau. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình và nhà trường
thiếu niên còn chịu sự ảnh hưởng của bạn bè, của các phương tiện thông tin
đại chúng Tuy nhiên giao tiếp với cha mẹ vẫn là giao tiếp nền tảng, giữ vai
trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của thiếu niên. Bởi
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
2
Báo cáo thực tập
ở độ tuổi này phần lớn thiếu niên vẫn sống phụ thuộc vào gia đình, các em
chưa thể sống tự lập nên thời gian chủ yếu của các em là ở gia đình.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đã ảnh hưởng tới tốc độ
phát triển tâm -sinh lý của thiếu niên. Do vậy đã có sự khác biệt giữa nhu cầu,
sở thích nhận thức giữa thiếu niên và cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ ngày nay
vẫn còn mang nặng những quan điểm cũ không có sự thay đổi để phù hợp với
tâm lý của thiếu niên hiện nay điều này đã dẫn đến sự mâu thuẫn xung đột
giữa cha mẹ và thiếu niên dẫn đến sự xa lánh nói dối cha mẹ của thiếu niên.
Với tất cả những lý do nêu trên chúng tôi đã chọn đề tài thực tập là “ Đặc
điểm giao tiếp giữa thiếu niên với cha mẹ trong các gia đình hiện nay” .
2 .Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ trong các gia đình
hiện nay nhằm góp phần bổ sung lý luận về giao tiếp, về đặc điểm tâm lý lứa
tuổi thiếu niên từ đó có những kiến nghị nhằm giúp cho việc giáo dục thiếu
niên tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ trong các gia đình
hiện nay.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 nghiên cứu lý luận :
Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học giao tiếp, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý
học gia đình và các tài liệu luận văn, sách báo có liên quan để từ đó xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài.
4.2 Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu thực trạng các đặc điểm giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ
trong các gia đình hiện nay.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
3
Báo cáo thực tập
- Nêu mét số kết luận về đặc điểm giao tiếp giữa thiếu niên với cha mẹ từ
đó đưa ra những kiến nghị với các nhà giáo dục các bậc phụ huynh để
có những phương pháp giáo dục thiếu niên tốt hơn.
5 Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường Trung học cơ sở Tứ Hiệp
6. Phạm vi nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu : khoảng 01 tháng
- Khách thể nghiên cứu :100 học sinh líp 9
- Về nội dung nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những đặc điểm
chung nhất trong giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ như: tính chủ thể ( nhu
cầu, thái độ, nhận thức, giới tính, lứa tuổi ), nội dung, mục đích, hoàn cảnh,
hiệu quả giao tiếp, và một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp.

7- Phương pháp nghiên cứu
7.1- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng với mục đích xây dựng cơ sở lý luận và
định hướng cho đề tài nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu các tài liệu, các
công trình nghiên cứu về Tâm lý học xã hội: Tâm lý học giao tiếp, tâm lý
học gia đình, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học đại cương, tâm lý học phát
triển và các tài liệu có liên quan khác.

7.2- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài này nhằm
thu thập thông tin về thực trạng các đặc điểm giao tiếp của thiếu niên với
cha mẹ trong các gia đình hiện nay.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
4
Báo cáo thực tập
7.3- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin bổ xung cho phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi và khai thác sâu hơn về vấn đề cần nghiên
cứu.
8- Giả thuyết nghiên cứu
Thiếu niên có nhu cầu rất lớn trong việc giao tiếp trao đổi với cha mẹ
nhằm thỏa mãn những nhu cầu, nhận thức của mình.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
5
Báo cáo thực tập
B – PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Một số nghiên cứu giao tiếp ở nước ngoài
Hiện nay các tri thức về tâm lí học đang được chú ý ứng dụng vào thực
tiễn, trong đó có tri thức của tâm lí học giao tiếp. Mặc dù vậy, vấn đề tâm lí
học giao tiếp trong tâm lí học vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trước thế
kỉ XX giao tiếp chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống trong Tâm lý
học, mà mới chỉ được các nhà Triết học đề cập đến như một vấn đề quan
trọng đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Đến thế kỉ XX, vấn đề giao tiếp mới thực sự được nghiên cứu một cách
có hệ thống trong Tâm lý học.
G.Meed (1863 – 1931) nhà tâm lí học Mỹ đại diện cho trường phái triết học

thực dụng đã khẳng định vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của con người.
Ông viết: “Nếu mỗi người muốn có cái riêng của mình thì phải có “cái tôi”
khác. Đó là những khách thể xã hội khác với khách thể vật lí vì nó có khả
năng tác động tích cực lên cái tôi của người khác mà ngày nay chóng ta
thường gọi là những chủ thể”.
Watsơn, nhà tâm lí học người Mỹ, đại diện cho chủ nghĩa hành vi cho rằng :
Giao tiếp của cá nhân là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và phản ứng
đáp lại kích thích đó của cơ thể.
Vấn đề giao tiếp được nghiên cứu mạnh vào những năm 20- 30 của thế
kỷ XX, trong đó phải nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà tâm lý học Đức:
S. Frued (1856- 1939) cho rằng trong hệ thống giao tiếp có người phát tín
hiệu, có người nhận thông tin và quá trình này diễn ra trên cơ sở cả hai bên
đều muốn tìm hiểu lẫn nhau, muốn làm theo nhau.
Đến giữa thế kỉ XX, những nghiên cứu về giao tiếp ở phương Tây bao
trùm một phạm vi tương đối rộng lớn, đi từ lý luận về thông tin, ngữ nghĩa
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
6
Báo cáo thực tập
học và ngôn ngữ học, qua nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống giao tiếp nằm
trong những nhóm nhỏ, cho tới những phân tích về giao tiếp đại chúng.
ở Liên Xô, ngay từ đầu thế kỉ XX, các nhà tâm lý học như L.X.
Vưgôtxki, X.L. Rubinstein, B.G. Ananhev đã nghiên cứu vấn đề giao tiếp
dưới góc độ Tâm lý học theo quan điểm triết học Macxit. Vưgôtxki nhận xét,
giao tiếp là quá trình chuyển giao tư duy và cảm xúc. Còn Rubinstein khảo sát
giao tiếp dưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa người với người. Còn Ananhev
thừa nhận giao tiếp là một trong ba dạng của hoạt động
Nhưng mãi đến năm 1970, phạm trù giao tiếp được các nhà tâm lý học
Liên Xô thực sự quan tâm và phát triển một cách mạnh mẽ nổi bật là các tác
giả :A.A Leôn chiev với các tác phẩm : “tâm lý học giao tiếp ( 1974 ) “ giao
tiếp sư phạm “(1979).


1.2 Một số nghiên cứu giao tiếp ở Việt Nam :
Vấn đề giao tiếp trong tâm lý học mới được đi sâu vào đầu những năm
80 của thế kỷ XX trở lại đây , được thể hiện trong một số công trình nghiên
cứu lý luận và thực tiễn sau:
Đỗ Long với bài luận: “Cac Mác và phạm trù giao tiếp”; Trần Trọng Thủy
với: Giao tiếp - tâm lý – nhân cách (1981), Giao tiếp và sự phát triển nhân
cách của trẻ (1981), Đặc điểm giao tiếp của sinh viên sư phạm ( 1985). Phạm
Minh Hạc với “ Giao lưu là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển
tâm lý ‘(1988).
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả ở các cấp độ
luận văn thạc sĩ & khóa luận tốt nghiệp như : Lê Thị Liên Hoan với “Một số
đặc điểm giao tiếp của trẻ mẫu giáo bé trong trường mầm non” (2000, luận
văn Thạc sĩ); Nguyễn Thị Huê với “Nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
7
Báo cáo thực tập
học sinh cuối bậc tiểu học ở thành phố Thanh Hóa” (1999 – luận văn Thạc
sĩ)
Tại khoa tâm lý của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đã
có một số khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về giao tiếp như: Đinh Thị Sen
với “ Thực trạng giao tiếp của sinh viên trong thời gian tự học” (2001)
* Kết luận chung
Các nghiên cứu về giao tiếp mới chỉ tập trung nghiên cứu về giao tiếp
trong học đường đặc biệt là giao tiếp sư phạm giao, tiếp của nhóm học sinh,
sinh viên. Có nghiên cứu giao tiếp ở ở một số nghề nghiệp cụ thể như bác sĩ,
thẩm phán, giáo viên và một số nghiên cứu trong kinh doanh sản xuất. Tuy
nhiên các công trình nghiên cứu này vẫn còn chưa đề cập nhiều đến vấn đề
giao tiếp trong gia đình giao tiếp giữa cha mẹ với con cái.
2- Các khái niệm cơ bản của đề tài

2.1. Khái niệm giao tiếp
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa về giao tiếp trong
tâm lý học tùy theo sự nhìn nhận đánh giá riêng của mỗi tác giả.
T. Chuccôn (Mỹ) xem giao tiếp như là sự tác động qua lại trực tiếp lên
nhân cách và dẫn đến sự hình thành những ý nghĩa, biểu tượng, chuẩn mực và
mục đích hành động; là một tổ hợp nhiều hành vi khác nhau: hành vi ngôn
ngữ, hành vi điệu bộ, hành vi cử chỉ. Tác giả mới chỉ nhấn mạnh đến mặt tác
động lẫn nhau dẫn đến hình thành những chuẩn mực, mục đích hành động,
hành vi.
Trong tâm lí học Liên Xô, cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về
tâm lí. Theo X.L Rubinstein thì giao tiếp là hình thức liên kết giữa những con
người với nhau.
Nhìn chung các định nghĩa trên đều nhấn mạnh đến khía cạnh tiếp xúc,
trao đổi thông tin, tác động lẫn nhau giữa con người với con người, qua đó sự
tiếp xúc tâm lí, quan hệ liên nhân cách được thực hiện, bộc lé, hình thành.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
8
Báo cáo thực tập
Tóm lại, trong Tâm lí học Liên Xô vẫn tồn tại hai quan niệm khác nhau
về giao tiếp. Quan niệm coi giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động hoặc
là điều kiện, phương thức của hoạt động, đại diện là A.A Lêonchiev. Ông cho
rằng “Giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động bởi vì nó bao gồm đầy đủ
các thành phần trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động: chủ thể – hoạt động - đối
tượng.”
Bên cạnh đó, ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các định
nghĩa khác nhau về giao tiếp:
Đỗ Long khẳng định “Giao tiếp là sự trao đổi kinh nghiệm, tri thức kỹ
năng và cũng là sự tác động qua lại, ảnh hưởng tương hỗ và hiểu biết lẫn
nhau”.
Theo Trần Trọng Thủy “Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa

người với người mà nhờ đó sự tiếp xúc tâm lí giữa họ với nhau được thực
hiện: trao đổi thông tin, trao đổi tâm tư tình cảm, kinh nghiệm với nhau,
nhận thức lẫn nhau cảm xúc lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau”.
Từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng (chủ biên) định nghĩa: “Giao tiếp là
quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu
phối hợp hành động, giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi
thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu
người khác”.
Nhìn chung, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về giao tiếp tùy theo
từng cách đành giá nhìn nhận riêng của mỗi tác giả. Tuy nhiên trong nghiên
cứu của mình chúng tôi chọn cách hiểu “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa
người với người nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ người – người,
hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác”.
2.2 Khái niệm gia đình
2.2.1 Định nghĩa
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
9
Báo cáo thực tập
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về gia đình, mỗi khái niệm đều nhằm
mục đích khái quát lên những yếu tố cơ bản, đặc thù, nhưng chưa có một khái
niệm nào thật hoàn hảo và ngắn gọn nhất. Theo Xec – mai – cơ thì Gia đình là
nhóm người chung sống với nhau dưới một mái nhà có quan hệ hôn nhân,
huyết thống và nền kinh tế chung.
Theo từ điển Tiếng Việt thì gia đình là tập hợp những người cùng
chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng
quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái.
Theo Nguyễn Quang Uẩn thì “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người
và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm
xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác
đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa

các quan hệ xã hội giã chủ thể này với chủ thể khác.
Vì vậy khi bàn về khái niệm gia đình, văn bản của Liên hiệp quốc có lưu
rằng: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu nhưng lại có những hình thức,
vai trò khác nhu thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, dân
téc này so với dân téc kia. Do đó, không thể đưa ra một định nghĩa chung có
thể áp dụng cho toàn cầu. Tuy nhiên trong nghiên cứu của mình chúng tôi tán
thành định nghĩa về gia đình của PGS Trần Trọng Thủy “Gia đình là một
nhóm nhỏ liên kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nhận
con nuôi, tạo thành một hệ riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau
qua vai trò xã hội của từng người: là chồng, là vợ, là cha, là mẹ, là con trai, là
con gái, anh em, tạo thành một nền văn hóa chung”.
Qua các định nghĩa trên chúng ta thấy giao tiếp là một hiện tượng tâm lí
rất phức tạp, nhiều mặt và nhiều góc độ khác nhau. Có những định nghĩa thu
hẹp khái niệm giao tiếp, có những định nghĩa lại mở rộng khái niệm giao tiếp.
Mỗi định nghĩa của mỗi tác giả nêu ra đều dùa trên một quan điểm riêng và có
hạt nhân hợp lí của nó, cho nên đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về
giao tiếp.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
10
Báo cáo thực tập

2.2.2 Giao tiếp trong gia đình
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cá
nhân và xã hội. Đối với cá nhân, giao tiếp không chỉ là phương thức để tồn tại
mà còn là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi cá nhân đều
được sinh ra, được nuôi dưỡng và phát triển trong quan hệ gắn bó, giao tiếp
với những người khác (trước hết là với cha mẹ và những người thân trong gia
đình), được giáo dục bởi cha mẹ, thầy cô về văn hóa, đạo đức, khoa học, ngôn
ngữ, cách ứng xử, các giá trị của xã hội loài người, nhờ đó nhân cách được
hình thành và phát triển. Đối với xã hội giao tiếp là phương thức để con người

thiết lập và vận hành các mối quan hệ người – người, cùng nhau hành động,
hình thành các giá trị văn hóa tinh thần. Do vậy, giao tiếp trong gia đình có
một vai trò đặc biệt quan trọng, nó là điều kiện để gia đình tồn taị, là phương
thức để gia đình thực hiện các chức năng của mình: giáo dục con cái, thỏa
mãn nhu cầu tâm lí của các thành viên, để gia đình có một cuộc sống chung
Giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ là mối quan hệ giao tiếp của các thành
viên trong gia đình, nó còn có các đặc điểm riêng: đó là quan hệ của những
người cùng huyết thống, sống chung trong một nhà, có sự gắn bó yêu thương
lẫn nhau, có sự chênh lệch về lứa tuổi, thế hệ, quan niệm và địa vị xã hội, vị
trí trong gia đình. Chủ thể và đối tượng giao tiếp có sự khác biệt nhau về đặc
điểm tâm lí lứa tuổi, nhưng lại có sự hiểu biết lẫn nhau, có trách nhiệm với
nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Giao tiếp trong gia đình vừa mang tính trao đổi thông tin, phối hợp hành
động, tác động lẫn nhau, nhưng hơn thế nữa là trao đổi tâm tư, tình cảm, gắn
bó với nhau, giáo dục lẫn nhau. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là giao tiếp
giữa hai vị thế khác nhau, có sự chênh lệch, khác biệt về lứa tuổi, đặc điểm
tâm sinh lÝ nhưng lại có sự hiểu nhau, gắn bó và có trách nhiệm với nhau.
2.2.3 Đặc điểm tâm – sinh lÝ của lứa tuổi thiếu niên
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
11
Báo cáo thực tập
Tuổi thiếu niên là lứa tuổi khoảng từ 11- 12 tuổi đến 14 – 15 tuổi. Đây là
thời kì phức tạp và quan trọng trong qúa trình phát triển của mỗi cá nhân, thời
kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành.
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ
Trước hết là chiều cao, sự tăng trưởng về chiều cao là đặc trưng rõ nhất ở
lứa tuổi này. Các em gái phát triển sớm hơn các em trai, khoảng 12 tuổi, con
trai khoảng 14 tuổi. Vì vậy các em nữ thường có chiều cao hơn các em nam.
Có thể nói sự phát triển cơ thể của các em trong giai đọan này diễn ra hết sức
mạnh mẽ nhưng không cân đối. Do vậy, đã tạo ra sự mất cân bằng tạm thời

giữa các chức năng sinh lÝ và do đấy cũng gây ra sự mất cân bằng tạm thời
về tâm lí.
Một đặc điểm nữa trong sự phát triển sinh lÝ của lứa tuổi này là sự phát
dục (dạy thì). Biểu hiện bên ngoài chủ yếu là sự chín muồi của các cơ quan
sinh dục, ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng kinh nguyệt.
Đây là một nhân tố sinh lÝ – xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự
phát triển tâm lí và nhân cách ở lứa tuổi này.
Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của hưng phấn thần kinh, tạo ra một sự
mất cân bằng tạm thời so với sự phát triển của ức chế, sự mất cân đối giữa
phần dưới vỏ não có xu hướng phát triển nhanh hơn và mãnh liệt hơn so với
hoạt động của vỏ não. Từ đó dẫn đến sự mất cân bằng của hai hệ thống tín
hiệu. Do vậy thiếu niên dễ bị xúc động mạnh, bị kích động, bực tức
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ
Đặc trưng tâm lí cơ bản của lứa tuổi thiếu niên là mâu thuẫn giữa một bên
là tính chất quá độ “không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa phải là người lớn”
và bên kia là ý thức về bản thân mình phát triển mạnh mẽ, các em có nghĩ
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
12
Báo cáo thực tập
cho rằng mình đã là người lớn và đòi hỏi mọi người phải đối xử với mình như
đối xử với người lớn.
Đối với bản thân các em bắt đầu chú theo dõi bản thân mình và hoạt động
tự giáo dục. Trứơc hết các em để đến mái tóc, vẻ mặt, thân hình, dáng điệu,
sau đó đến tác phong, cử chỉ, cách ăn mặc, cách nói năng và tiếp đó là các
phẩm chất tâm lí, nhân cách.
Về mặt xúc cảm tình cảm thiếu niên có nhiều cảm xúc diễn biến đa dạng,
vui buồn bất chợt, cường độ cảm xúc mạnh nhưng chưa bền vững. Vì vậy
thiếu niên rất hăng hái nhiệt tình khi được động viên khích lệ, dễ buồn chán
thất vọng nếu gặp thất bại. Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm
mỹ ở thiếu niên phát triển mạnh.

Sự phát triển của tuổi dạy thì là cho quan hệ của các em trai, em gái thay
đổi một cách căn bản. Xuất hiện sự quan tâm đến nhau: các em gái có thái độ
quan tâm thường biểu hiện kín đáo, Ýt nhiều thụ động; các em trai thì ngược
lại, thể hiện cái rung cảm này một cách ngang nhiên, đôi khi thô bạo. Mặc dù
cách quan tâm biểu hiện khác nhau nhưng các em đều có nguyện vọng được
bạn khác giới quan tâm, yêu thích.
Về mặt nhận thức, thiếu niên có sự phát triển mạnh mẽ, khả năng cảm
giác, tri giác, trí nhớ đặc biệt là trí nhớ có chủ định, ghi nhớ lôgic phát triển
mạnh, có tính chọn lọc. Có khả năng độc lập tiến hành các thao tác tư duy,
khả năng tưởng tượng khá phong phú nhưng còn thiếu thực tế.
Hứng thó của thiếu niên có những biến động rất đáng kể: các em có hứng
thó muốn tìm hiểu thật nhiều về bản thân mình, về bạn bè, về người lớn, về
thế giới xung quanh; các hứng thó của thiếu niên thiên về hành động thực tiễn
nhiều hơn là nhận thức lí thuyết. Mặt khác, hứng thó của các em mang tính
chất bay bổng, cao xa, dự phòng chứ không thiết thực, sát với yêu cầu của bản
thân mình. Biểu hiện trong hành động là hình thức thích đọc sách (đặc biệt là
truyện), xem phim, hoạt động văn hóa, khoa học, thể thao văn nghệ
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
13
Báo cáo thực tập
Tóm lại, đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên có nhiều diễn biến phức tạp,
xu hướng muốn vươn lên thành người lớn, tự khẳng định mình, có lòng tự
trọng, tự tôn rất cao là những đặc trưng tâm lí nổi bật ở lứa tuổi này.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
14
Báo cáo thực tập
II- NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1. Nhận thức của thiếu niên về mức độ quan trọng của việc giao tiếp với
cha mẹ
Qua nghiên cứu 100 thiếu niên chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1 : Nhận thức của thiếu niên về mức độ quan trọng của việc giao
tiếp với cha mẹ
STT
Nhóm khách thể
Số lượng
%
Mức độ
1 Rất quan trọng 60 60
2 Quan trọng 20 20
3 Ýt quan trọng 12 12
4 Không quan trọng 8 8
Tổng 100 100
Có 60% thiếu niên coi việc giao tiếp với cha mẹ là rất quan trọng, 20% là
quan trọng, 12% thiếu niên cho rằng việc giao tiếp với cha mẹ là Ýt quan
trọng, 8% thiếu niên quan niệm việc giao tiếp với cha mẹ là không quan
trọng. Các em giải thích: “Vì việc thường xuyên tâm sự, trao đổi với cha mẹ
sẽ giúp bố mẹ và em hiểu nhau hơn, cha mẹ sẽ chỉ bảo cho chóng em những
kinh nghiệm cần thiết trong cuộc sống”. Tuy nhiên vẫn còn có một số em cho
rằng việc giao tiếp với cha mẹ là Ýt quan trọng và không quan trọng. Các em
quan niệm “Mỗi khi tâm sự với cha mẹ, cha mẹ thường không hiểu em và đôi
khi nói những điều khó nghe, bởi vì cha mẹ vẫn cho rằng chúng em chỉ là
những đứa con nít chưa đến tuổi để trao đổi với cha mẹ về những vấn đề của
người trưởng thành” hoặc “Đối với em việc trao đổi tâm sự với cha mẹ là
không cần thiết vì em vẫn thường tự mình giải quyết các vấn đề của mình.
Khi tự giải quyết vấn đề chúng em cảm thấy mình như trưởng thành hơn và
tạo được niềm tin lớn khi bước vào cuộc sống”. Qua sự giải thích của các em
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
15
Báo cáo thực tập
chóng ta có thể thấy rằng việc đánh giá mức độ quan trọng của việc giao tiếp

giữa thiếu niên và cha mẹ xuất phát từ quan niệm riêng của mỗi em và từ thái
độ có quan tâm, thông cảm hay không của cha mẹ.
2. Mục đích giao tiếp
Kết quả nghiên cứu 100 thiếu niên về mục đích giao tiếp của các em
với cha mẹ cho thấy:
Bảng 2 : Mục đích giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ
ST
Mức độ
Mục đích
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không bao
giê
Tổng cộng
SL % SL % SL % SL %
1 Nâng cao sự hiểu biết về bản
thân, gia đình, xã hội
72 72 21 21 7 7 100 100
2 Hiểu biết và cảm thông với cha
mẹ
60 60 37 37 3 3 100 100
3 Để gia đình có bầu không khí
vui vẻ
69 69 27 27 4 4 100 100
4 Biết cách cư xử về lối sống đạo
đức cho phù hợp
70 70 29 29 1 1 100 100
5 Để cha mẹ hiểu và thoả mãn

mong muốn của mình
24 24 59 59 17 17 100 100
6 Thoả mãn nhu cầu được trao đổi
tình cảm
31 31 50 50 19 19 100 100
7 Mục đích khác 17 17 45 45 38 38 100 100
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
16
Báo cáo thực tập
Bảng 2 cho thấy: có 72% thiếu niên “thường xuyên”, 21 thiếu niên
“thỉnh thoảng” giao tiếp với cha mẹ nhằm mục đích “nâng cao sự hiểu biết về
bản thân, gia đình, xã hội”; chỉ có 7% thiếu niên không bao giê nhằm mục
đích này. Mục đích để “hiểu và cảm thông với cha mẹ” có 60% thiếu niên
“thường xuyên”; 37% “thỉnh thoảng” và 3% “không bao giờ”. Điều này cho
thấy khi giao tiếp với cha mẹ đa số thiếu niên có mong muốn được hiểu và
cảm thông với cha mẹ.
Có 69% thiếu niên “thường xuyên” giao tiếp với cha mẹ nhằm mục
đích “để gia đình có bầu không khí vui vẻ”; 27% “thỉnh thoảng” còn 4%
“không bao giờ” nhằm mục đích này. Như vậy, thiếu niên giao tiếp với cha
mẹ không chỉ để hiểu và cảm thông với cha mẹ mà còn để xây dựng bầu
không khí vui vẻ trong gia đình.
Có 70% thiếu niên giao tiếp với cha mẹ “thường xuyên” nhằm mục
đích “biết cách cư xử về đạo đức, lối sống cho phù hợp”; 29% thiếu niên
“thỉnh thoảng” nhằm mục đích này và 1% thiếu niên “không bao giờ” nhằm
mục đích này. Giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái là trách nhiệm của cha
mẹ. Qua giao tiếp hàng ngày cha mẹ dạy dỗ và giáo dục con cái. Tuy nhiên
vẫn còn có một số Ýt các em không bao giê hoặc thỉnh thoảng nhằm mục đích
này.
Kết quả điều tra còng cho thấy: có 24% “thường xuyên”; 59% “thỉnh thoảng”;
17% “không bao giờ” giao tiếp với cha mẹ nhằm mục đích “để cha mẹ hiểu

và thỏa mãn các mong muốn”. Như vậy, không phải đa số thiếu niên thường
xuyên có mục đích này (24%) mà đa số các em chỉ ở mức độ thỉnh thoảng
(59%). Ngoài ra cũng có một số em (17%) trả lời là không bao giê. Có 31%
thiếu niên “thường xuyên” nhằm mục đích được “thỏa mãn nhu cầu được tâm
sự, trao đổi tâm sự” khi giao tiếp với cha mẹ; 50% thiếu niên “thỉnh thoảng”
có mục đích này và 19% “không bao giờ” có mục đích này. Những số liệu
trên cho thấy một nữa thiếu niên thỉnh thoảng có nhu cầu được thỏa mãn nhu
cầu được tâm sự, trao đổi với cha mẹ thông qua giao tiếp.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
17
Báo cáo thực tập
Bảng số liệu trên cũng cho thấy, thiếu niên giao tiếp với cha mẹ không
chỉ để thỏa mãn những mục đích mà chúng tôi đưa ra mà còn nhằm các mục
đích khác với mức độ “thường xuyên” chiếm 17%; “thỉnh thoảng” 45% và
không bao giờ” 38%. Các mục đích khác của thiếu niên khi giao tiếp với cha
mẹ có thể kể ra là: để cha mẹ đỡ lo lắng, để bố mẹ tin tưởng em
Nhìn chung mục đích giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ không chỉ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mà còn để xây dựng bầu không khí vui vẻ
trong gia đình, để cha mẹ và con cái có thể hiểu nhau hơn.
3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp
Giao tiếp giữa thiếu niên và cha mẹ luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố
như: mức độ tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, bầu không khí trong giao tiếp
Qua tìm hiểu 100 em về vấn đề “khi gặp khó khăn, khó hiểu các em
thường hỏi ai, tâm sự với ai?” và thu được kết quả như sau:
Bảng 3 : Đối tượng giao tiếp của thiếu niên khi gặp khó khăn
STT
Nhóm khách thể
Số lượng
%
Đối tượng

1 Cha 6 6
2 Mẹ 54 54
3 Bạn thân 30 30
4 Thầy cô 8 8
5 Không hái ai 2 2
Tổng 100 100
Qua số liệu trên ta có thể được mức độ hỏi, tâm sự của thiếu niên khi
gặp khó khăn với cha mẹ chiếm tỉ lệ khá cao là 60% (cha 6% và mẹ 54%).
Theo các em thì “Mẹ là người hiểu em nhất nên khi trao đổi với mẹ thì mọi
vấn đề của em đều được giải quyết”; “Cha là người gần gũi và thương em
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
18
Bỏo cỏo thc tp
nht vỡ vy nu trao i vi cha thỡ nhng khú khn ca em s c cha giỳp
. Cú 30% thiu niờn khi gp khú khn ó tỡm n bn thõn. Bi vỡ bn l
ngi cựng trang la vi mỡnh nờn d dng tõm s nhng khú khn ca mỡnh
hn. iu ny cho thy thiu niờn thng tõm s vi bn khi gp khú khn
hay tõm s nhng iu thm kớn riờng t vi bn chim mt t l khỏ cao. õy
cng l mt xu hng khỏ ph bin ca thiu niờn hin nay. Điều này cho
thấy thiếu niên thờng tâm sự với bạn khi gặp khó khăn hay tâm sự những
điều thầm kín riêng t với bạn chiếm một tỉ lệ khá cao. Đây cũng là một xu
hớng khá phổ biến của thiếu niên hiện nay.
Cú 8% thiu niờn ó nh n s giỳp ca thy cụ giỏo khi gp
nhng iu khú khn, khú hiu. Cũn li 2% thiu niờn khụng hi ai m t gii
quyt vn ca mỡnh. iu ny cho thy cú mt s em rt ngi bc lộ, tõm
s nhng chuyn ca mỡnh cho ngi khỏc bit. Nhng cú nhng em mun t
khng nh mỡnh bng vic t gii quyt vn ca mỡnh m khụng cn s
giỳp ca ai.
Nh vy, t l thiu niờn tin tng hi, tõm s vi cha m l khỏ ln c
bit l tõm s vi m; tip n l tõm s vi bn thõn v thy cụ giỏo. Bờn

cnh ú cng cú mt s em t gii quyt vn ca mỡnh m khụng cn trao
i hay hỏi han ai.
4. Nhu cu ca thiu niờn v thỏi ca cha m khi giao tip vi mỡnh
Qua nghiờn cu 100 thiu niờn v nhu cu, nguyn vng ca cỏc em v thỏi
ca cha m khi giao tip vi mỡnh chỳng tụi thu c kt qu:

Bng 4 : Nhu cu ca thiu niờn v thỏi ca cha m
khi giao tip vi mỡnh
STT
Thỏi mong mun cha m
S lng
%
1 Cha m lng nghe thun theo mong 6 6
Bựi Vit Anh - Tõm lý K45
19
Báo cáo thực tập
muốn của em
2 Cha mẹ không quát mắng, phê phán
em
27 27
3 Cha mẹ hiểu và thông cảm với em 67 67
4 Mong muốn khác 0 0
Tổng 100 100
Qua bảng 4 chóng ta thấy, có 6% thiếu niên có mong muốn “cha mẹ
lắng nghe thuận theo mong muốn của em”. Bởi vì các em cảm thấy “rất vui
khi đựơc cha mẹ lắng nghe và thuận theo nhu cầu, ước muốn của mình”.
Mong muốn “cha mẹ không quát mắng, phê phán”khi giao tiếp với
mình được 27% thiếu niên chọn lùa, các em giải thích: “Vì em không muốn
mình bị quát mắng mỗi khi nói chuyện với cha mẹ”, điều đó sẽ làm các em sợ
và sẽ không còn muốn tâm sự với cha mẹ.

Có tới 67% thiếu niên có mong muốn “cha mẹ hiểu và thông cảm với
mình”. Điều này được đa số các em chọn lùa và giải thích là: “Khi gặp điều gì
buồn phiền, em chỉ mong cha mẹ hiểu và thông cảm với em như vậy em mới
thấy dễ chịu và thoải mái”; “Cha mẹ có hiểu và cảm thông với em thì em mới
dám tâm sự”. Như vậy, đa số thiếu niên đều có mong muốn được cha mẹ hiểu
và thông cảm với mình, muốn được cha mẹ tin tưởng chấp nhận, tôn trọng
nhân cách của các em.
Tóm lại, đa số thiếu niên đều có mong muốn cha mẹ lắng nghe, hiểu và
thông cảm khi giao tiếp với mình. Điều này cho thấy các em có sự đòi hỏi khá
cao về thái độ của cha mẹ khi giao tiếp với mình.
5. Khi được hỏi về mức độ trao đổi của thiếu niên với cha mẹ trong giao
tiếp chúng tôI thu được kết quả như sau:
Bảng 5 : Các em thường xuyên trao đổi với cha hay mẹ trong gia đình:
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
20
Báo cáo thực tập
STT
Đối tượng
Số lượng
%
1 Cha 9 9
2 Mẹ 56 56
3 Cả hai 35 35
Tổng 100 100
Ta có thể thấy rõ rằng, sự tin tưởng lớn được các em trao cho người mẹ
khi có tới 56% các em thường xuyên tâm sự với mẹ. Chỉ có một số Ýt các em
trò chuyện với cha chiếm 9% và một số lượng tương đối các em chọn cả cha
lẫn mẹ để tâm sự chiếm 35%.
6. Thái độ lắng nghe của thiếu niên
Lắng nghe là một thái độ rất quan trọng trong giao tiếp. Giao tiếp giữa

cha mẹ và thiếu niên cũng vậy, nó không những ảnh hưởng tới quá trình trao
đổi thông tin mà còn ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Kết
quả điều tra 100 thiếu niên chúng tôi thu được;
Bảng 6 : Thái độ lắng nghe của thiếu niên khi giao tiếp với cha mẹ
S
Mức độ
Thái độ lắng nghe
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giê
Tổng cộng
SL % SL % SL % SL %
1 Chó ý lắng nghe và đáp lại vui
vẻ
64 64 27 27 9 9 100 100
2 Thanh minh giải thích với cha
mẹ
18 18 72 72 10 10 100 100
3 Vừa nghĩ vừa khó chịu 7 7 16 16 77 77 100 100
4 Không quan tâm những điều cha
mẹ nói
1 1 18 18 81 81 100 100
5 Không nghe 1 1 7 7 92 92 100 100
Bảng số liệu trên cho thấy, có 64% thiếu niên “thường xuyên” và 27%
thiếu niên “thỉnh thoảng” có thái độ “chú ý lắng nghe đáp lại vui vẻ”; chỉ có
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
21

Báo cáo thực tập
9% thiếu niên “không bao giờ” lắng nghe và đáp lại vui vẻ. Số liệu này cho
thấy đa số thiếu niên khi giao tiếp với cha mẹ vẫn giữ thái độ lễ phép, lắng
nghe và đáp lại vui vẻ; Có 18% thiếu niên”thường xuyên” và 72% thiếu niên
“thỉnh thoảng” thanh minh giải thích khi giao tiếp với cha mẹ. Như vậy, đa số
các em cũng có thái độ thanh minh, giải thích khi giao tiếp với cha mẹ. Mặc
dù phần lớn các em chỉ biểu hiện thái độ này ở mức độ thỉnh thoảng nhưng
cũng cho thấy các em đã bắt đầu biết đòi hỏi ở cha mẹ sự bình đẳng, xu
hướng muốn được đối xử như người lớn. Tuy vậy, trong giao tiếp giữa cha
mẹ và thiếu niên không phải bao giê các em cũng thẳng thắn bày tỏ thái độ
thanh minh, giải thích của mình với cha mẹ. Điều này được thể hiện khi chỉ
có 10% thiếu niên “không bao giờ” bày tỏ thái độ này khi giao tiếp với cha
mẹ.
Bảng 6 còng cho thấy, đa số thiếu niên “không bao giờ” vừa nghe vừa
khó chịu” (77%); “không quan tâm điều cha mẹ nói” (81%) và “không nghe”
(92%). Chỉ có một số Ýt các em thể hiện thái độ “vừa nghe, vừa khó chịu”
(7% thường xuyên và 16% thỉnh thoảng). Điều này cho thấy đôi khi giao tiếp
giữa cha mẹ và thiếu niên cũng xảy ra những cảm xúc tiêu cực ở các em. Đôi
khi các em cũng bầy tỏ thái độ “không quan tâm điều cha mẹ nói” (1%
thường xuyên và 18% thỉnh thoảng) và rất Ýt em có thái độ “không nghe” khi
giao tiếp với cha mẹ (1% thường xuyên và 7% thỉnh thoảng).
Tóm lại, đa số thiếu niên đều có thái độ chú ý lắng nghe và đáp lại vui
vẻ; thỉnh thoảng thanh minh, giải thích khi giao tiếp với cha mẹ, chỉ có rất Ýt
các em có thái độ không quan tâm, không nghe những điều cha mẹ nói.
7. Phản ứng của thiếu niên khi cha mẹ nói những điều làm các em không
hài lòng
Nhu cầu muốn được đối xử như người lớn là một đặc trưng tâm lý ở lứa
tuổi thiếu niên. Qua nghiên cứu về mức độ phản ứng của thiếu niên khi cha
mẹ nói những điều làm các em không hài lòng chúng tôi thu được kết quả:
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45

22
Báo cáo thực tập
Bảng 7 : Mức độ phản ứng của thiếu niên khi cha mẹ nói những điều làm
các em không hài lòng
STT
Mức độ
Phản ứng
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giê
Tổng cộng
SL % SL % SL % SL %
1 Phản ứng ngay lập tức 3 3 39 39 58 58 100 100
2 Im lặng nghe, sau đó giải thích với
cha mẹ
58 58 40 40 2 2 100 100
3 Im lặng nghe, không phản ứng gì 13 13 35 35 52 52 100 100
4 Không nghe, bỏ đi chỗ khác 2 2 17 17 81 81 100 100
5 Phản ứng khác 6 6 34 34 60 60 100 100
Có 3% thiếu niên “thường xuyên” và 39% thiếu niên “thỉnh thoảng”
“phản đối ngay lập tức điều cha mẹ nói”, có tới 58% thiếu niên “không bao
giờ” có thái độ này. Số liệu này cho thấy không phải đa số thiếu niên đều
phản ứng ngay lập tức điều cha mẹ nói như giả thuyết ban đầu chúng tôi đưa
ra. Ngược lại, đa số thiếu niên đều có thái độ “im lặng nghe, sau đó giải thích
với cha mẹ” ( thường xuyên 58% và thỉnh thoảng 40%) và “im lặng nghe,
không phản ứng gì” (thường xuyên 13% và thỉnh thoảng 35%). Chỉ có 2%
thiếu niên “thường xuyên” và 17% thiếu niên “thỉnh thoảng” phản ứng bằng

cách “không nghe, bỏ đi chỗ khác” và 6% thiếu niên “thường xuyên” và 3`4%
thiếu niên “thỉnh thoảng” có phản ứng khác như: khóc lóc, dỗi, bỏ ăn
Nhìn chung, thái độ của thiếu niên khi giao tiếp với cha mẹ mang
những đặc điểm riêng, các em phần nào đã thể hiện xu hướng muốn được đối
xử như người lớn, được tôn trọng thể hiện trong thái độ thanh minh, giải
thích khi cha mẹ nói những điều làm các em không hài lòng. Nhưng đa số các
em vẫn giữ thái độ im lặng nghe và đáp lại vui vẻ khi giao tiếp với cha mẹ
hoặc im lặng nghe sau đó giải thích hoặc không phản ứng gì khi cha mẹ nói
những điều làm các em không hài lòng.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
23
Báo cáo thực tập
8. Để giao tiếp được tiến hành một cách thuận lợi thì bầu không khí tâm
lý là một yếu tố rất quan trọng. Giao tiếp giữa cha mẹ và thiếu niên cũng
vậy. Tìm hiểu vấn đề này ở 100 thiếu niên chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 8 : Bầu không khí tâm lý giao tiếp giữa thiếu niên và cha mẹ
STT
Mức độ
Bầu không khí
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không bao
giê
Tổng cộng
SL % SL % SL % SL %
1 Vui vẻ, thoải mái 75 75 21 21 4 4 100 100
2 Gay gắt, căng thẳng 7 7 26 26 67 67 100 100
3 Tẻ nhạt, buồn chán 5 5 22 22 73 73 100 100

4 Bầu không khí khác 6 6 39 39 55 55 100 100
Giao tiếp giữa thiếu niên và cha mẹ có 75% “thường xuyên trao đổi vui
vẻ, thoải mái” và 21% “thỉnh thoảng”; chỉ có 4% “không bao giờ”. Như vậy,
đa số các cuộc giao tiếp giữa thiếu niên và cha mẹ đều diễn ra trong bầu
không khí tâm lý vui vẻ và thoải mái.
Kết quả thu được cũng cho thấy, trong giao tiếp giữa một số thiếu niên
với cha mẹ vẫn thỉnh thoảng có lúc tranh luận gay gắt, căng thẳng hoặc tẻ
nhạt, buồn chán.
Có 6% thiếu niên “thường xuyên” và 39% thiếu niên “thỉnh thoảng” có
bầu không khí khác khi trao đổi với cha mẹ.
Như vậy, giao tiếp giữa thiếu niên và cha mẹ chủ yếu diễn ra trong bầu
không khí vui vẻ, thoải mái. Điều này cho thấy mối quan hệ giao tiếp giữa cha
mẹ và thiếu niên là rất tốt đẹp. Đây cũng là yếu tố tâm ly thuận lợi để thiếu
niên duy trì mối quan hệ giao tiếp hàng ngày với cha mẹ.
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
24
Báo cáo thực tập
9. Sù tin tưởng của thiếu niên đối với cha mẹ còn được thể hiện qua việc
thiếu niên kể cho cha mẹ nghe những khuyết điểm của mình. Tìm hiểu
vấn đề này chúng tôi thu được kết qủa như sau:
Bảng 9 : Tỉ lệ thiếu niên kể điều sai trái hoặc bị điểm kém với cha mẹ
STT
Khi làm điều sai trái, hay bị
điểm kém em có kể cho
cha mẹ biết không ?
Số lượng
%
1 Thường xuyên 46 46
2 Thỉnh thoảng 41 41
3 Không bao giê 13 13

Tổng 100 100
Có 46% thiếu niên “thường xuyên” kể cho cha mẹ nghe những điều sai
trái, hay bị điểm kém của mình. Lý do các em giải thích: “Vì khi kể cho cha
mẹ nghe cha mẹ sẽ giúp em sửa chữa và động viên em cố gắng”. Có 41%
thiếu niên “thỉnh thoảng” mới kể cho cha mẹ nghe những khuyết điểm của
mình. Vì theo các em “Nếu em cứ dấu thì đến một lúc nào đó cha mẹ cũng sẽ
biết như thế tội sẽ nặng hơn”. 13% thiếu niên “không bao giờ” kể cho cha mẹ
những lỗi lầm của mình vì “Em chưa bao giê bị điểm kém” hay “em sợ bị cha
mẹ trách mắng nên phải dấu”.
Nhìn chung, phần lớn thiếu niên đều kể cho cha mẹ những khuyết điểm,
những việc làm sai trái của mình để nhận được những lời khuyên bảo của cah
mẹ. Như vậy, mức độ tin tưởng của thiếu niên đối với cha mẹ là khá cao.
10. Hiệu quả về mặt xúc cảm
Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cá
nhân và xã hội. Đối với cá nhân, giao tiếp không chỉ là phương thức để tồn tại
mà còn là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách. Giao tiếp giữa cha
mẹ và con cái chủ yếu dùa trên những xúc cảm tích cực để cha mẹ và con cái
Bùi Việt Anh - Tâm lý K45
25

×