Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng cao năng lực tiêu nước huyện phú xuyên, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 146 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
LỜI CẢM ƠN
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
1
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
LỜI MỞ ĐẦU
Phú Xuyên là cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội, có vị trí thuận lợi trong
phát trển kinh tế - xã hội, trên địa bàn huyện có trên 30 km sông chảy qua đó là sông
Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình .Với truyền thống văn
hóa lâu đời , kết hợp với thế mạnh về tài nguyên đất đai, sông ngòi thuận lợi phát triền
nông nghiệp và các ngành chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp huyện Phú Xuyên được
xem là một trong những khu vực điển về phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Hiện nay, cùng với sự đi lên của chủ nghĩa xã hội, đất nước đang bước vào thời
kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa cùng với tình hình khai thác rừng đầu nguồn đang
nằm ngoài vùng kiểm soát làm giảm khả năng sinh thủy của khu vực. Mặt khác do
biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất ngày càng nóng lên và khả năng thiếu nước trong
mùa khô hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Không những thế, các công trình
thủy lợi trong khu vực quy hoạch hầu hết được xây dựng từ những năm 70-80 của thế
kỷ trước, hiệu suất làm việc chỉ đạt từ 60%-70% nên đang bộc lộ rất nhiều mâu thuẫn
nội tại làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ, không đảm bảo được nhu cầu chuyển tải
nước như đã thiết kế. Đặc biệt là các trạm bơm tiêu then chốt trong hệ thống đều đã
vận hành, khai thác trên 30 năm nên bị xuống cấp nghiêm trọng, hiện nay các thông số
thiết kế kiêu thông phù hợp với tình hình tiêu thoát căng thẳng và đối tượng tiêu nước
đa dạng, phong phú.
Mặt khác quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và huyện
Phú Xuyên nói riêng đã làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu sử dụng đất: Diện tích đất đô
thị, đất xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề (là các đối tượng có yêu cầu sử dụng
nước rất cao) liên tục mở rộng, diện tích đất nông nghiệp nhất là diện tích đất trồng lúa
nước(là các đối tương yêu cầu tiêu nước thấp hơn) không ngừng thu hẹp. Hơn nữa,
huyện Phú Xuyên lại là một vùng trũng nên những năm gần đây tình trạng úng ngập
trên địa bàn huyện Phú Xuyên ngày một căng thẳng hơn. Theo số liệu điều tra và


thống kê, hàng năm huyện Phú Xuyên có trên dưới 1000 ha đất bị ngập úng với các
mức độ khác nhau, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
Vì vậy đề tài đồ án tốt nghệp em đề xuất: “Quy hoạch cải tạo nâng cấp, nâng
cao năng lực tiêu nước huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội” nêu lên các biện pháp phát triển
thủy lợi góp phần giải quyết những mặt còn lại trong công tác thủy lợi: phòng chống
thiên tai, ngập úng , cải tạo đất, cấp nước và tiêu nước trên địa bàn huyện, nhằm đáp
ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất và phát triển nông nghệp nông thôn, nâng cao đời
sống nhân dân, góp phần ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
MỤC LỤC
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
3
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. Vị trí địa lý
Phú Xuyên là một huyện đồng bằng nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội, nằm
trong khoảng 20
0
40’ - 20
0
49’ vĩ độ Bắc và 105
0
48’ – 106
0
01’ kinh độ Đông, có tổng
diện tích tự nhiên là 17.110,5 ha và có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp 2 huyện Thanh Oai và Thường Tín

- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam
- Phía Đông giáp sông Hồng (bên giới với huyện Khoái Châu – Tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây giáp huyện Ứng Hoà
Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi: Có đường 1A và tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ -
Pháp Vân chạy qua, trung tâm huyện cách Trung tâm Hà Nội khoảng 35 km về phía
Bắc và cách khu lịch chùa Hương 27 km về phía Tây Nam. Huyện có đường tỉnh lộ
428, 429 đi qua ngoài ra còn có mạng lưới đường liên huyện, liên xã. Nhờ vậy mà khu
vực nội thành Hà Nội trở thành thị trường lớn tiêu thụ nông sản, thủ công mỹ nghệ,
đồng thời là nơi thu hút lao động của huyện. Bên cạnh đó Phú Xuyên còn có điều kiên
thuận lợi trong việc trao đổi, lưu thông hàng hoá với các tỉnh khác trong cả nước.
1.2 Đặc điểm địa hình
Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1,5-6,0m.
Địa hình có hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình,
lãnh thổ huyện có thể chia thành 2 vùng:
- Vùng phía Đông đường 1A gồm các xã: Thị trấn Phú Minh, Văn Nhân, Thuỵ
Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh
Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại Xuyên. Đây là những xã có địa hình cao hơn mực nước
biển khoảng 4m.
- Vùng phía Tây đường 1A gồm các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng,
Hồng Minh, Phú Túc, Chuyê565n Mỹ, Tri Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà,
Tân Dân, Vân Từ, TT Phú Xuyên, Phú Yên, Châu Can. Do địa hình thấp trũng và
không có phù sa bồi đắp hàng năm, đất đai có độ chua cao nên trồng trọt chủ yếu là 2
vụ lúa, một số chân đất cao có thể trồng cây vụ đông. Cây trồng chủ yếu là lúa, đậu
tương, ngoài ra còn có một số ít diện tích trồng lạc, khoai lang, rau các loại
1.3. Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Chảy qua địa phận của huyện Phú Xuyên có 3 con sông lớn là: sông Hồng;
sông Nhuệ; sông Lương. Ngoài ra huyện còn có các sông nhỏ khác là: Sông Duy Tiên,
sông Vân Đình, sông Hậu Bành.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
4

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
 Sông Hồng:
Sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc, đoạn chảy qua huyện Phú Xuyên cũng là
biên giới giữa huyện Phú Xuyên và huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên dài 17 km
Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào, hàm lượng phù sa lớn là nguồn cung cấp
nước chính cho huyện Phú Xuyên qua sông Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông.
Cũng là nơi nhận nước tiêu của huyện Phú Xuyên.
Chiều rộng trung bình của sông khoảng (500- 600)m. Mùa lũ trên sông Hồng bắt
đầu từ tháng VI đến hết tháng X, lũ chính vụ trên sông Hồng thường từ 15/VII đến
15/VIII, có năm muộn đến cuối tháng VIII. Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất
cao, chênh lệch mực nước và cao độ đất trong đồng từ 6- 7m ảnh hưởng lớn đến việc
tiêu úng.
Về mùa kiệt chịu tác động điều tiết của hồ Hoà Bình nên mực nước mùa kiệt được
nâng cao hơn, tuy nhiên vào các tháng mùa kiệt mực nước vẫn thấp hơn cao độ trong
đồng nên lấy nước tưới cho vùng phải tưới bằng động lực. Chỉ vào các tháng đầu và
cuối mùa lũ có thể lợi dụng mực nước lớn để lấy nước tự chảy
Bảng 1.1. Mực nước cao nhất, thấp nhất và bình quân tháng trên sông Hồng tại
trạm Hà Nội (m)
Bình quân tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TB 3,20 2,92 2,67 2,90 3,74 6,09 7,93 8,70 7,67 6,00 4,88 3,78
Max 5,58 5,15 6,06 4,81 8,90 10,22 12,05 14,13 11,95 10,43 9,52 6,76
Min 2,26 2,08 1,73 1,83 1,90 2,02 3,77 4,88 4,54 4,15 3,2 2,63

 Sông Nhuệ:
Sông Nhuệ là trục tưới, tiêu chính của hệ thống sông Nhuệ nói chung và huyện
Phú Xuyên nói riêng, đoạn chảy qua huyện Phú Xuyên dài 17 km. Mùa cạn sông Nhuệ
nhận nước của sông Hồng qua cống Liên Mạc để tạo nguồn nước tưới cho khu vực.
Mùa lũ cống Liên Mạc chỉ mở khi mực nước sông Hồng dưới báo động I và khi trong
khu vực có nhu cầu dùng nước. Trong suốt thời kỳ mùa lũ, cống Lương Cổ đặt tại km

72 + 506 trên sông Nhuệ thường xuyên mở, các công trình khác trên hệ thống như đập
Hà Đông, cống Đồng Quan, Nhật Tựu, vận hành theo quy trình vận hành chung. Vì
thế, chế độ Thuỷ văn sông Nhuệ có 1 số đặc điểm nổi bật sau đây:
+ Về mùa kiệt, mực nước cũng như lưu lượng trên hệ thống phụ thuộc chủ yếu
vào chế độ thuỷ văn đặc biệt là mực nước của sông Hồng và công tác vận hành hệ
thống.
+ Về mùa lũ, gần như cống Liên Mạc đóng, do đó sông Nhuệ không chịu ảnh
hưởng gì của chế độ thuỷ văn của sông Hồng mà chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
5
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
nội đồng và yêu cầu tiêu của các khu vực ra sông Nhuệ, đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng chế độ thuỷ văn cửa ra của hệ thống là sông Đáy.
Bảng 1.2. Mực nước trung bình nhiều năm vào mùa lũ tại cống
Đồng Quan (km 43 + 750 trên sông Nhuệ)
Tháng VI VII VIII IX X
H (m) 2,40 2,54 2,53 2,57 2,43
Bảng 1.3. Mực nước trung bình các tháng mùa kiệt tại cống
Đồng Quan trên sông Nhuệ
 Sông Lương:
Có chiều dài 12,75 km chảy theo hướng Bắc Nam là con sông cụt chảy từ Hà
Nam qua các xã Minh Tân, Trị Thủy, Bạch Hạ, Đại Xuyên và cuối cùng là xã Phúc
Tiến. Là con sông cụt nên không có nguồn sinh thủy, chủ yếu là lượng nước mưa và
nước hồi quy từ các khu tưới lấy nước từ các sông Hồng, sông Nhuệ. Dòng chảy sông
này phụ thuộc vào sự hoạt động của các công trình thủy lợi trong khu vực.
 Sông Vân Đình:
Sông Vân Đình (khởi nguồn ở ngay phía trên đập Đông Quan) dài 11,8 km nối
sông Nhuệ với sông Đáy qua cống Vân Đình. Cùng với dự án sửa chữa nâng cấp trạm
bơm Vân Đình, sông Vân Đình cũng đã được đầu tư cải tạo bằng vốn vay ADB3.
 Sông Duy Tiên:

Sông Duy Tiên có chiều dài 21 km bắt đầu từ K57 + 850 trên bờ tả sông Nhuệ đổ
ra sông Đáy qua sông Châu Giang. Hiện nay mặt cắt sông rất rộng có chỗ lên tới gần
100 m nhưng lại rất nông do ít được nạo vét. Hiện tại cao độ đáy sông cao hơn thiết kế
từ 2,0 đến 3,0 m.
1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
 Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng, đất đai của huyện được chia thành
2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía đông đường 1A ( có sông Hồng chảy qua)
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
Tháng XI XII I II III IV
H
Thượng lưu
(m) 2,05 2,35 2,71 2,60 2,24 2,42
H
Hạ lưu
(m) 2,00 2,18 2,70 2,58 2,22 2,40
6
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
+ Độ PH từ 4,7 đến 6,0
+ Đạm tổng số dưới 1,1%.
+ Lân tổng số: đất nghèo lân, hàm lượng có trong đất từ 15-20
mg/100gam đất.
- Vùng phía tây đường 1A:
+ Độ pH từ 4,1 đến 5,2
+ Đạm tổng số từ 2% - 3%
+ Lân tổng số: Đất nghèo lân, hàm lượng lân có trong đất từ 15 – 20
mg/100gam đất
Vùng phía tây đất chua nhiều nên trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải
thường xuyên áp dụng các biện pháp canh tác có tác dụng cải tạo đất như: bón vôi bột
và bón N, P, K cân đối, phơi ải vào mùa đông…

 Trong vùng có một số loại đất chủ yếu sau:
1) Đất phù sa được bồi lắng hàng năm(pb,phb):
Phân bố ở vùng phía đông của huyện, nằm ngoài đê và một số khu vực lấy nước
tự chảy sông Hồng. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới thịt nhẹ, hàm
lượng mùn rất thấp và có xu hướng giảm nhẹ theo chiều sâu phẫu diện. Đạm và lân
tổng số rất nghèo nhưng lại giàu kali tổng số. Các chất dễ tiêu như lân ở mức thấp,
dưới 3mg/100g đất, kali ở mức khá. Trong thành phần cation trao đổi thì hàm lượng
Ca
++
ở mức cao, Mg lại ở mức thấp. Đây là loại đất thích hợp với nhiều loại rau, hoa
màu và cây công nghiệp ngắn ngày như mía, ngô, đậu đỗ.
2) Đất phù sa Glây ( pg)
Bao gồm phần lớn đất canh tác của huyện Phú Xuyên. Do phân bố ở khu vực
đồng bằng có địa hình thấp trũng, bị ngập nước trong một thời gian dài, mực nước
ngầm thường xuyên ở mức cao đã tạo ra tình trạng đất bị yếm khí thường xuyên, quá
trình glây phát triển mạnh làm cho đất có màu loang lổ. Đây là vùng đất chuyên trồng
2 vụ lúa.
3) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
Là loại đất có nguồn gốc tại chỗ, qua quá trình canh tác lúa nước đất bị biến đổi
một số tính chất lý hoá mà tạo nên loại đất đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới trung
bình, phản ứng ít chua, hàm lượng mùn khá. Hàm lượng đạm và kali ở mức khá, lân ở
mức nghèo. Hàm lượng canxi, magie thấp, loại đất này được khai thác trồng lúa từ rất
lâu đời.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
7
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
1.5. Đặc điểm kí hậu , khí tượng
Huyện Phú Xuyên mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mưa,
mùa lạnh cũng là mùa khô.

- Mùa lạnh, khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió
chủ yếu là Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung
bình là 16
0
C, lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất khoảng 18 mm.
- Mùa nóng, ẩm thường có mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng
năm, hướng gió chủ yếu là Đông Nam mang theo hơi nước gây mưa. Tuy nhiên cũng
xuất hiện những cơn giông bão với sức gió có khi đạt tới 128 – 144 km/h. Hàng năm
thường có từ 1 đến 3 cơn bão làm ảnh hưởng sản xuất và đời sống nhân nhân trong
vùng. Bão đến thường kèm theo mưa lớn gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng.
- Nhìn chung điều kiện khí hậu có nhiều thuận lợi để phát triển một nền nông
nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền
địa lý khác nhau.
Tuy nhiên điều kiện khí hậu cũng có một số hạn chế là về mùa khô các cây
trồng thường thiếu nước, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn, vào mùa
mưa thường bị úng ngập khi có bão hoặc mưa lớn.
 Nhiệt độ.
Bảng 1.4. Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại Hà Nội
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(
0
C) 16,2 18,1 20,1 23,8 27,2 28,6 28,9 28,2 27,2 24,5 21,3 18,1
Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm chênh lệch nhau khá lớn. Tháng 7
(có nhiệt độ trung bình cao nhất) hơn tháng 1 (có nhiệt độ trung bình thấp nhất) là 12.6
độ. Tuy nhiên nhiệt độ thay đổi đều đặn qua các tháng và mức nhiệt độ nằm trong
vùng thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nên đây là một lợi thế cho phát
triển nông nghiệp của vùng.
 Độ ẩm:
Bảng 1.5. Độ ẩm không khí trung bình tại Hà Nội
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

(%) 82 85 88 88 84 84 85 87 86 83 81 82
Độ ẩm trung bình trong các tháng ở mức khá cao, đều đạt xấp xỉ 80%. Sự chênh
lệch độ ẩm giữa các tháng không đáng kể. Tháng có độ ẩm cao nhất hơn tháng có độ
ẩm thấp nhất chỉ khoảng 8%
 Số giờ nắng:
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
8
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Bảng 1.6. Tổng số giờ nắng trung bình tháng tại Hà Nội
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(h) 73 48 47 91 180 170 191 170 173 162 138 120
Số giờ nắng lớn trong các tháng mùa nóng trái ngược hẳn so với số giờ nắng rất
nhỏ của các tháng trong mùa lạnh đòi hỏi sự lựa chọn giống cây trồng thích hợp cho
từng vụ nhằm tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh
tế.
 Tốc độ gió:
Bảng 1.7. Tốc độ gió trung bình tháng tại Hà Nội
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
V(m/s) 1,9 2,1 2,0 2,2 2,1 1,8 1,8 1,5 1,6 1,7 1,7 1,7
Tuy nhiên cũng xuất hiện những cơn giông bão với tốc độ gió có khi đạt trới
128 – 144 km/h.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
9
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Tình hình dân sinh , kinh tế
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên - dân số - mật độ dân số và các đơn vị hành
chính huyện Phú Xuyên
STT Xã, thị trấn Thôn

Diện tích
tự nhiên (ha)
Dân số
TBình
(người)
Mật độ dân số
người/km
2
Tống cộng 156 17110,46 190.665 1.114
1 TT Phú Minh 5 121,83 10.394 1.515
2 TT Phú Xuyên 5 685,69 4.959 4.032
3 Xã Hồng Minh 9 589,35 6.989 1.185
4 Xã Phượng Dực 3 653,76 8.115 1.241
5 Xã Văn Nhân 4 329,88 5.661 1.382
6 Xã Thụy Phú 3 319,75 3.989 1.103
7 Xã Tri Trung 2 361,54 5.996 986
8 Xã Đại Thắng 4 409,37 8.193 1.088
9 Xã Phú Túc 8 752,91 9.076 856
10 Xã Văn Hoàng 6 607,73 4.180 1.100
11 Xã Hồng Thái 3 897,62 5.661 934
12 Xã Hoàng Long 9 1060,09 7.792 1.031
13 Xã Quang Trung 4 379,93 4.871 1.376
14 Xã Nan Phong 3 373,97 8.360 1.054
15 Xã Nan Triều 2 606,19 8186 1.126
16 Xã Tân Dân 7 755,24 5.160 796
17 Xã Sơn Hà 3 353,97 8.101 883
18 Xã Chuyên Mỹ 7 792,93 4.527 1.080
19 Xã Khai Thái 6 949,11 8.991 1.085
20 Xã Phúc Tiến 5 726,82 5.212 1.581
21 Xã Vân Từ 10 647,81 2.807 879

22 Xã Tri Thủy 6 569,54 7.293 814
23 Xã Đại Xuyên 7 917,21 4.708 1.259
24 Xã Phú Yên 4 419,35 8.178 863
25 Xã Bạch Hạ 6 591,61 8.332 1.463
26 Xã Quang Lãng 8 608,80 4.996 822
27 Xã Châu Can 9 828,26 7.528 1.272
28 Xã Minh Tân 8 800,20 1.241 1.551
2.1.1. Dân số
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
10
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
- Hiện nay dân số của huyện có là 190.665 người, trong đó dân số đô thị khoảng
14.610 người, vùng nông thôn là 166.990 người.
- Mật độ dân số trung bình khoảng 1.114 người/km
2
.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên có xu hướng giảm xuống do công tác dân số kế
hoạch hoá gia đình được toàn dân hưởng ứng, năm 2000 là 1,07% thì đến năm nay
giảm xuống chỉ còn 1,04%. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 0,974%
2.1.2. Nghề nghiệp chính
Nguồn lao động trong huyện dồi dào, có kỹ năng, có văn hóa, nhanh nhậy trong
tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoàng hóa. Theo thống kê đến nay, tổng số
lao động toàn huyện khoảng 98.060 lao động, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp: Khoảng 41.190 người, chiếm 42,0% tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế.
+ Lao động công nghiệp – TTCN và xây dựng: Khoảng 33.920 người, chiếm
34,6% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
+ Lao động làm thương nghiệp dịch vụ: Khoảng 22.940 người, chiếm 23,4%
tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Ngoài ra, trong lực lượng lao động nông nghiệp còn có khoảng 5 - 10% có tham

gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trong thời gian nông nhàn, tuy nhiên
thời gian tham gia ít nên không tính vào lao động CN – TTCN
2.2. Trình độ sản xuất nông nghiệp và tập quán canh tác
2.2.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất đai
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất trong huyện.
STT Loại đất
Diện tích
(ha)
Ghi
chú
1 Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 17.110,46
Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) 10.438,87
Đất trồng lúa (ha) 9.646,18
Đất trồng hoa màu (ha) 679,49
Đất trồng cây lâu năm (ha) 154.01
3 Đất đô thị (ha) 807,52
4 Đất công nghiệp (ha) 749,84
5 Đất thổ cư (ha) 1.352,4
6 Đất ao hồ thông thường (ha) 1.108,13
7 Đất chuyên môn thủy sản (ha) 850,25
8 Diện tích đất khác (ha) 1.762,64
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
11
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Huyện Phú Xuyên là đồng bằng dân cư đông đúc giao thông thuận tiện cho nên toàn
bộ đất đai đã được đưa vào sử dụng, trong vùng không còn đất hoang. Theo kết quả điều
tra và thống kê của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên , tổng
diện tích khu vực là khoảng 17.110,46 ha, trong đó có 10.438,87 ha đất nông nghiệp, chỉ
có 6871 ha là đất phi nông nghiệp.
Chi tiết về tình hình sử dụng đất vùng dự án được thể hiện trong bảng sau:

2.2.2. Trồng trọt
- Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 27.300,6 ha, trong đó , lúa là cây lương thực
chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành nông nghiệp, chiếm gần 70% tổng giá
trị sản xuất ngành trồng trọt; diện tích canh tác chiếm khoảng 98,7% diện tích đất nông
nghiệp, năng suất lúa đạt 65,3 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 111.300 tấn,
lương thực có hạt bình quân đầu người 613 kg/năm.
- Sản xuất cây công nghiệp hàng năm chủ lực có cây đậu tương với diện tích gieo
trồng lớn, nhất là đậu tương vụ đông trên đất lúa. Năng suất năm 2013 đạt khá cao
trung bình 14,5 – 16 tạ/ha.
- Rau đậu là cây thực phẩm được trồng phổ biến, có giá trị kinh tế cao, năng suất
tương đối ổn định.
- Thực hiện tốt công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất
nông nghiệp, đưa các loại giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao để dần thay đổi
bộ giống cũ, tạo nên những bước phát triển kinh tế rõ rệt trong toàn huyện.
2.2.3. Chăn nuôi
- Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2013 đạt 1336 tỷ đồng, chiếm 30,51% cơ cấu
ngành nông nghiệp.
- Chăn nuôi, thuỷ sản phát triển mạnh, phát huy hiệu quả các diện tích trang trại,
một số mô hình chăn nuôi thuỷ sản cho năng suất, giá trị kinh tế cao như nuôi cá rô
đồng, ba ba gai, cá trắm ốc, cá lóc bong, cá sấu. Các chỉ tiêu phát triển của đàn trâu bò,
lợn, gia cầm, thuỷ cầm, được duy trì và tăng về số lượng, đặc biệt việc ấp nở con
giống ở Phú Yên, Đại Xuyên,… hàng năm cũng đã cung cấp cho thị trường từ 18 đến
20 triệu con/ năm.
- Thế mạnh của huyện là chăn luôi lợn, thủy cầm song thời gian qua chưa có bước
đột phá mạnh. Tỷ trọng chăn luôi gôm cả thủy sản, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông
nghiệp đạt khoảng 44,38%.
- Tổng đàn trâu, đàn lợn, đàn gia cầm tăng trưởng chậm bình quân cả giai đoạn
2002 – 2013 đạt 3,31%/năm, đạt 64.022 con.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
12

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
- Đàn gia cầm năm 2013 có 829.000 con các loại, sản lượng thịt gia cầm xuất
chuồng 2.267 tấn, đã và đang phát triển theo hướng siêu thịt, siêu trứng, sản xuất công
nghiệp.
- Năm 2013 tổng sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng đạt 13.604,2 tấn ( sản
lượng thịt lợn hơi là 11.127 tấn); chăn nuôi lợn đang từng bước chuyển sang chăn nuôi
theo phương pháp công nghiệp, trang trại sản xuất hàng hoá vùng tập trung.
-Trong chăn nuôi, tuy có sự tăng trưởng âm và chậm về tổng đàn nhưng tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng tăng trưởng khá, bình quân 4,2%/năm cả giai đoạn.
2.2.4. Nuôi trồng thuỷ sản
- Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản: Phú Xuyên là vùng úng trũng của Hà Nội, là
một trong những huyện có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn, với tổng diện tích có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản và thuỷ sản kết hợp khoảng 850,58 ha.
- Kết quả sản xuất thuý sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 toàn
huyện là 850,58 ha, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng thêm chủ yếu là do chuyển đổi
ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa.
- Về sản lượng: Năm 2000 đạt 1.315,3 tấn thuỷ sản các loại, đến năm 2013 đạt
3.266 tấn ( tăng bình quân 10,6%/năm).
- Trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo của huyện, thảnh phố, một số xã đã
chuyển đổi diện tích trồng lúa vùng úng trũng (vụ mùa ngập nước) sang canh tác theo
phương thức lúa + cá, thuỷ cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, khó
khăn lớn nhất của việc chuyển đổi đất đai từ sản xuất chuyên lúa sang lúa + cá là đất
đai manh mún, đã giao cho hộ nông dân nên khó khăn cho việc quy hoạch thành vùng
và quản lý trong sản xuất.
2.2.5. Tình hình phát triển kinh tế trang trại
- Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã có những
bước phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi của huyện. Theo thống kê năm 2013, toàn huyện có 248 trang trại.
Trong đó:
+ Trang trại trồng trọt: 7 trang trại

+ Trang trại chăn nuôi: 45 trang trại
+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: 122 trang trại
+ Trang trại sản xuất nông nghiệp tổng hợp: 72 trang trại
Trong tổng số trang trại toàn huyện, loại hình trang trại thuỷ sản chiếm phần
lớn, chiếm khoảng 49,19% tổng số trang trại.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
13
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
2.2.6 Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp
* Một số thành tựu đạt được:
- Sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua đã có những bước chuyển
biến lớn, đặc biệt là trong phát triển cây vụ đông, đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất
chính trong năm. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Đã hình thành nhiều trang
trại trong sản xuất nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha canh tác năm 2013 đạt khoảng 62,2 triệu
đồng/ ha.
* Những tồn tại hạn chế:
- Sản lượng lương thực chưa đạt so với mục tiêu quy hoạch do: việc chuyển đổi
đất trồng lúa sang mục đích khác, trong 5 năm diện tích trồng lúa giảm 995,66 ha. Do
đó mục tiêu bình quân lương thực không đạt.
- Đàn bò trong giai đoạn 2013 giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mục
tiêu phát triển đàn bò sữa trên địa bàn huỵên gặp nhiều khó khăn.
- Đàn gia cầm giảm về tổng đàn bò tại thời điểm, song tổng đàn xuất chuồng cũng
như sản lượng thịt xuất chuồng vẫn tăng nhanh do tăng cường đầu tư cũng như phát
triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
2.3 Sản xuất công nghiệp – dịch vụ
- Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2013 ước đạt
1.211,9 tỷ đồng. Trong đó:
+ CN – TCN tăng bình quân 8,7%/năm.

+ Xây dựng cơ bản tăng bình quân 27,6%/năm.
Đến nay trên địa bàn Phú Xuyên có 2 cụm công nghiệp là: Cụm công nghiệp
Đại Xuyên và cụm công nghiệp Phú Xuyên, ngoài ra có khu công nghiệp hỗ trợ và đô
thị định vụ Nam Hà Nội đang xây dựng và 2 điểm công nghiệp – TCN, làng nghề(làng
nghề thôn thượng xã Chuyên Mỹ và làng nghề thôn Lưu Thượng xã Phúc Túc).
-Cụm công nghiệp Đại Xuyên : Tổng diện tích 68,01 ha(gồm 3 thôn :Kiều
Đông, Kiều Đoài, Cổ trai); Tổng vốn đầu tư 241,989 tỷ đồng.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
14
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
- Cụm Công nghiệp Phú Xuyên: Tổng diện tích: 203 ha(gồm 4 xã: TT Phú
Xuyên:68ha; xã Nam Phong: 18ha; xã Phúc Tiến: 63ha; xã Nam Triều: 54ha); tổng
vốn đầu tư 241,989 tỷ đồng); tổng vốn đầu tư 855 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp hỗ trợ và đô thị định vị Nam Hà Nội với tổng diện tích 478,8
ha đang được xây dựng.
Năm 2013 toàn huyện có 98 làng nghề, hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện đều có hộ sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Các nghề chủ yếu trên địa
bàn huyện là: nghề may mặc, dệt, thêu thảm, chế biến gỗ, chế biến nôn g sản thực
phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng. Tính đến năm 2013, trên địa bàn huyện có 37 làng
nghề truyền thống đã được tỉnh Hà Tây cũ công nhận tiêu chí.
2.4 Thương mại dịch vụ
Giá trị sản xuất thương mại- dịch vụ năm 2013 ước đạt 483 tỷ đồng, tăng bình quân
hàng năm là 13,36% giai đoạn 2006-2010
2.5. Hiện trạng thủy lợi trong khu vực và đánh giá
2.5.1. Vùng miền tây Phú Xuyên
2.5.1.1. Đặc điểm tự nhiên
 Vùng miền tây Phú Xuyên được giới hạn bởi:
- Phía bắc giáp huyện Thanh Oai.
- Phía nam và phía tây giáp huyện Ứng Hoà.
- Phía đông giáp bờ phải đê Sông Nhuệ.

 Tổng diện tích tự nhiên: 3920,53 ha. Trong đó diện tích đất canh tác 2681,81 ha
(Chi tiết từng xã nằm trong khu vực xem biểu 11 Phụ lục).
 Hướng dốc chính trong vùng thấp dần từ Bắc xuống Nam theo hướng dòng
chảy Sông Nhuệ và dốc nhẹ về phía Đông và phía Tây Nam bờ kênh A2-8.
 Cao độ ruộng đất phân bố từ +1,5 đến +3,3 m.
 Vùng trũng tập trung ven bờ kênh tiêu A2-8 nơi trũng nhất có cao độ nhỏ hơn
+1,5 là khu vực thôn Ngõ Hạ xã Chuyên Mỹ.
 Vùng có cao độ hơn +3,00 tập trung rải rác ở hai xã Hoàng Long và Trí Trung
đại đa số ruộng đất có cao độ từ +2,0 đến +3,0 m.
Bảng 2.3. Bảng phân cao độ theo diện tích vùng Miền Tây Phú Xuyên
Cao độ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Nhỏ hơn (+1,50) 51 1,3
(+1,50) đến (+2,00) 543 13,9
(+2,00) đến (+3,00) 3139 80,1
Lớn hơn (+3,00) 187 4,7
2.5.1.2. Hiện trạng công trình tưới
Lấy nước sông Nhuệ và sông Vân Đình.
a. Tưới tự chảy:
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
15
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Để đảm bảo tưới hầu hết diện tích canh tác của vùng Miền Tây bằng lấy nước Sông
Nhuệ và Sông Vân Đình bằng 10 cống dưới đê bờ phải Sông Nhuệ và 6 cống dưới đê
Sông Vân Đình, vị trí kích thước và hiện trạng các cống thể hiện ở bảng 3.2 phụ lục
1.1.1.
b. Tưới bằng động lực:
Để hỗ trợ tưới cho vùng Miền Tây hiện có dọc sông Vân Đình và bờ phải sông
Nhuệ, có 13 trạm bơm tiêu kết hợp tưới với tổng số máy dùng cho tưới là: 42 máy x
1000 m
3

/h.
Hiện trạng số máy và tình trạng các máy bơm thể hiện tổng hợp ở bảng 3.3 phụ lục
1.1.1.
2.5.1.3. Hiện trạng tiêu
Hướng tiêu của vùng Miền Tây hiện tại tiêu theo hai hướng:
- Sông Nhuệ.
- Sông Đáy (qua cống và trạm bơm Vân Đình).
1. Thực trạng các công trình tiêu hiện có
a. Hệ thống Sông Nhuệ và Sông Vân Đình:
 Đê Sông Vân Đình là đường bao phía Bắc của lưu vực Miền Tây Phú Xuyên.
 Đê Sông Nhuệ (bờ phải) từ Đồng Quan - Châu Can là đường bao phía Đông
của lưu vực Miền Tây.
a.Thực trạng như sau:
 Đê Sông Nhuệ (bờ phải) có chiều dài 15,8 km từ Đồng Quan đến cách cống
Nhật Tựu 4 km về phía thượng lưu, mặt cắt đê hiện tại có cao độ (+,5,5), mái thượng
lưu m = 1, mái hạ lưu m = 1 ÷ 1,25, bề rộng mặt đê từ 4 ÷ 5 m so với mặt cắt thiết kế
hiện nay là còn chưa đủ cao độ thiết kế hiện nay (+6,0), mái m = 1,5; mặt đê có bề
rộng b = 5 m. Thực tế đê đã phải làm việc quá tải nhiều năm chịu áp lực cao của mực
nước Sông Nhuệ, nhiều đoạn đi qua vùng đất mềm yếu, luôn không ổn định, xuất hiện
khi có lũ cao nhiều vết nứt dọc ngang thân đê và trượt mái đê cả phía sông và phía
đồng. Nhất là khi mực nước sông Nhuệ tại Đồng Quan đạt trên (+4,5), đê bị đe doạ
nghiêm trọng.
 Đê sông Vân Đình đoạn đi qua Phú Xuyên cũng đã được đắp với bề rộng mặt b
= 5 m, cao độ +5,5. Tuy cũng đã được cũng cố nhưng vẫn là trọng điểm xung yếu nhất
của đê sông Vân Đình (nhất là đoạn Phù Bật).
Trên 2 tuyến đê trên có 30 cống dưới đê (cả tưới lẫn tiêu) phần các cống tưới đã
giới thiệu, phần các cống tiêu như bảng 3.4 phần b. phụ lục 1.1.2
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
16
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước

Các cống này một số hiện đang bị ngắn so với mặt cắt đê hiện tại và về lâu dài. Khi
tôn cao đê lên cao trình (+6,0) thì toàn bộ các cống này đều bị ngắn so với thiết kế
mới.
b. Hiện trạng các cống tiêu và trục tiêu tự chảy của vùng Miền Tây:
- Bờ hữu Sông Nhuệ có: 12 cống.
- Bờ Sông Vân Đình có: 2 cống.
c. Hiện trạng các trạm bơm tiêu:
 Dọc theo sông Vân Đình và bờ phải sông Nhuệ hiện nay có 17 trạm bơm tiêu
(Trong đó có 16 trạm bơm cấp 1, 1 trạm bơm cấp 2 là trạm bơm Trung Lập với tổng số
80 máy trong đó có 67 máy x 1000 m
3
/h, 4 x 2000 m
3
/h và 9 x 2500 m
3
/h qua điều tra
hiện trạng các trạm bơm tổng hợp ở bảng 3.5. phụ lục
 Nhìn chung các trạm bơm đa phần là máy 1000 m
3
/h (Riêng Hoàng Đông có 7
x 2500 m
3
/h). Máy móc đã cũ luôn phải sửa chữa. Một số trạm như Trình Biên, Phú
Túc, Đồng Sâu, Đồng Vinh, Ngõ Hạ, Bối Khê, phần thuỷ công và phần cửa đang cần
sửa chữa kịp thời. Nhà quản lý đa số chưa đảm bảo tốt cho điều kiện sinh hoạt của
công nhân vận hành cần được nâng cấp.
2. Hiệu quả tiêu úng của các công trình hiện có, những vấn đề tồn tại và nguyên
nhân
a. Tiêu tự chảy:
 Về vụ mùa khi mực nước Sông Nhuệ và Sông Đáy cho phép thì toàn bộ vùng

Miền Tây được tiêu tự chảy như sau:
- Tiêu ra cống Vân Đình cho 600 ha đoạn đầu kênh A2-8 qua cống Lưu Khê.
- Tiêu ra cống Vân Đình cho 100 ha phía bờ phải sông Vân Đình giáp Thanh Oai
bằng cống A1 VD2 và A1 VD4.
- Phần còn lại 3220 ha được tiêu ra sông Nhuệ bằng các cống: A2-2, A2-4a, A2-
4B, A2-2A, A2-6, A2-6A, A2-6B, A2-6C, A2-8, A2-8A, A2-10.
 Tuy vậy, khả năng tiêu tự chảy rất hạn chế thường chỉ có thể tranh thủ tiêu vào
cuối vụ chiêm và đầu vụ mùa khi có mưa nhỏ hoặc tranh thủ tiêu nước đệm vì:
- Về vụ mùa nước sông Nhuệ và sông Đáy tại Nhật Tựu và Vân Đình nhỏ hơn
(+2,0) rất ít khi xảy ra.
- Các cống tiêu dọc đê Nhuệ đều đặt ở cao trình thấp (+0,2 ÷ 1,0) nên mực nước
sông Nhuệ tại Nhật Tựu cao hơn (+2,0) là phải đóng cống để không cho nước vào
cống.
- Hệ thống các kênh tiêu trong đồng đa phần bị bồi lắng và sạt lở nghiêm trọng, đặc
biệt là trục tiêu A2-8 đáy kênh nhiều đoạn dốc ngược do kênh không được nạo vét
thường xuyên. Vì bờ kênh thấp từ (+4,2 ÷ +4,5), mái dốc hay bị sạt trượt nên hai bờ
luôn bị thẩm lậu rò rỉ, kênh A2-8 là một trọng điểm xung yếu nhất trong mùa mưa úng
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
17
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
hằng năm của vùng miền Tây, hai bờ kênh A2-8 cần được tôn cao áp trúc, đáy kênh
cần được nạo vét.
b. Tiêu bằng động lực:
Khi tiêu mực nước tại Nhật Tựu và Vân Đình lớn hơn (+2,0) lưu vực Miền Tây
Phú Xuyên phải hoàn toàn tiêu bằng bơm.
• Tiêu ra trạm bơm Vân Đình:
- Cho diện tích 600 ha phía đầu kênh A2-8 giáp với Ứng Hoà.
- Tiêu cho 100 ha phía bờ phải sông Vân Đình bằng trạm bơm Yên Cốc, Phù Bật.
- Tiêu cho 500 ha ra sông Vân Đình bằng các trạm bơm Trình Viên, Phú Túc, Tân
Độ.

 Tiêu ra sông Nhuệ:
- Cho 140 ha vùng Tây xã Châu Can bằng các trạm bơm Thần.
- Cho 2580 ha phần còn lại ra sông Nhuệ bằng các trạm bơm: Đồng Sâu, Gạo Hồ,
Trí Trung, Đào Xá, Hoàng Đông, Đồng Vinh, Trung Thượng, Ngõ Hạ, Bối Khê.
• Thực trạng tiêu bằng động lực:
Qua điều tra thực trạng tiêu của vùng Miền Tây như sau:
- Khi trạm bơm Vân Đình hoạt động thì vùng Miền Tây của Phú Xuyên được
tiêu ra sông Vân Đình với diện tích là: 1200 ha (như đã nói ở phần trên). 1200 ha là đã
chủ động về tiêu tồn tại chủ yếu cho phần diện tích này là vấn đề điều hành tiêu giữa
các trạm bơm cấp 2 của trạm bơm Vân Đình: Phú Túc, Trình Viên, Tân Độ, Yên Cốc,
Phù Bật với trạm bơm Vân Đình để đảm bảo hiệu quả tiêu là tốt nhất. Điều này muốn
nói là các trạm bơm trên chỉ vận hành khi khả năng bơm hút của trạm bơm Vân Đình
chậm ảnh hưởng đến yêu cầu thoát úng của khu vực (quy định bơm cho các trạm bơm
này được quy định rõ trong quy chế vận hành trạm bơm tiêu Vân Đình).
- Phần còn lại của lưu vực Miền Tây là 2720 ha trong đó có 140 ha của Miền
Tây xã Châu Can được tiêu đảm bảo ra sông Nhuệ bằng trạm bơm Thần 5 với Q
bơm
=
1,2 m
3
/s và q = 8,5 l/s-ha, còn lại 2580 ha lưu vực cuối kênh A 2-8 được tiêu ra sông
Nhuệ với 8 trạm: 37 x 1000 m
3
/h, 9 x 2500 m
3
/h, 1x 2000 m
3
/h, với Q
bơm
= 12,3 m

3
/s,
hệ số tiêu đạt 4,7 l/(s.ha). Diện tích ngập úng , qua điều tra như sau:
- Đối với những năm mưa lớn: Diện tích ngập úng của vùng này chiếm 60% ÷
70% diện tích đất canh tác.
- Những năm mưa nhỏ: Úng tập trung ven bờ kênh tiêu A 2-8 cụ thể là những
vùng trũng Ngõ Hạ, Bối Khê (Chuyên Mỹ), Kim Nhị (Hoàng Long) và một phần xã
Phú Túc.
• Diễn biến úng:
- Với những năm mưa lớn hơn 300 mm mực nước sông Nhuệ lên cao, úng trên
diện rộng, đê sông Nhuệ và bờ kênh A 2-8 còn thấp so với mực nước sông Nhuệ mặc
dù các trạm bơm tiêu nhưng khả năng tiêu rất chậm gây úng trên diện rộng.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
18
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
- Với những năm mưa nhỏ, các trạm bơm hoạt động tốt nhưng vẫn bị úng ở
những vùng có cao đọ trũng nhỏ hơn (+1,5) hoặc từ (+1,5 ÷ + 2,2) ven kênh A2-8.
• Nguyên nhân:
- Do các trạm bơm hiện có chưa đủ năng lực tiêu hệ số tiêu mới đạt 4,7 l/(s.ha)
so với cường độ mưa hiện nay là chưa đáp ứng ( q
hiện nay
= 6 -10 l/(s.ha)).
- Hệ thống tiêu nội đồng chưa hoàn chỉnh, nhiều kênh tiêu bị sạt bồi lắng.
Không được nạo vét dẫn tới không đủ chuyển tải lưu lượng cần tiêu về trạm bơm.
- Cơ cấu cây trồng thay đổi, đòi hỏi tiêu nhanh nhưng năng lực tiêu của công
trình còn thiếu.
- Đê sông Nhuệ bờ phải chưa được củng cố, nâng cấp đảm bảo an toàn khi tiêu
úng ra sông Nhuệ làm cho khả năng thoát lũ của sông Nhuệ chậm. Nếu mưa úng lớn
trên diện rộng thì phải ngừng hoạt động bơm để bảo vệ đê sông Nhuệ.
Các cống tiêu dưới đê còn ngắn, hư hỏng gây

2.5.2 Vùng miền trung Phú Xuyên
2.5.2.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng Miền Trung
Vùng miền Trung Phú Xuyên có diện tích là 4543 ha diện tích tự nhiên với các
xã Phượng Dực, Văn Hoàng, Đại Thắng, Quang Trung, Tân Dân, Sơn Hà, Vân Từ,
Phú Yên, và một phần thị trấn Phú Xuyên, với 3052 ha đất canh tác giới hạn bởi
+ Phía Bắc giáp với huyện Thường Tín
+ Phía Nam giáp với bờ trái sông Duy Tiên (Đoạn từ cống thần đi cầu Giẽ)
+ Phía Tây giáp với đê bờ trái sông Nhuệ
+ Phía Đông là quốc lộ 1
Đại bộ phận đất từ (+1,5) đến (+3)
+ Vùng có cao độ cao lớn hơn (+3) chủ yếu là làng mạc, đường xá nằm ven quốc
lộ số 1
+ Dải đất trũng có cao độ từ (+1,5) đến (+2,0) nằm ven bờ kênh tiêu A2 – 7.
+ Thuỷ thế có xu hướng trũng thấp dần từ đường 1 ra sông Nhuệ và thấp dần
theo hướng dòng chảy sông Nhuệ
2.5.2.2. Hiện trạng công trình thuỷ lợi của vùng
- Nguồn tưới lấy nước từ sông Nhuệ
1. Các công trình hiện có:
a, Tự chảy :
Vùng miền Trung có thể chủ động lấy nước của sông Nhuệ để tưới tự chảy bằng
6 cửa cống dưới đê Sông Nhuệ và sông Hậu Bành. Cụ thể hiện trạng các công trình lấy
nước tự chảy như bảng dưới 3.6 phụ lục 1.2.1
b. Tưới bằng động lực:
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
19
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Khu vực miền Trung khi không có khả năng tưới tự chảy đã chủ động bơm lấy
nước từ sông Nhuệ bằng 16 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với tổng số máy là 56 máy
trong đó có 4x2500m
3

/h ; 12x4000m
3
/h ; 40x1000m
3
/h ; Qbơm = 20,4 m
3
/s. số máy và
hiện trạng của các trạm bơm được trình bày như trong bảng 3.9
2. Hiện trạng công trình tiêu nước của vùng miền Trung.
a. Hướng tiêu: Tiêu ra sông Nhuệ và sông Duy Tiên
b. Thực trạng các công trình tiêu nước hiện có trong vùng miền Trung.
- Hệ thống đê bờ trái sông Nhuệ và sông Duy Tiên.
Lưu vực miền Trung được chắn giữ nước sông Nhuệ bằng hệ thống đê bờ tả
sông Nhuệ từ cống Đồng Quan đến Cống Thần và đê bờ tả sông Duy Tiên từ sông
Nhuệ đến quốc lộ 1 A (kết hợp với đường 75). Hiện tại các đoạn đê này đều có bề rộng
mặt đê từ (4 – 5m), cao trình đỉnh từ (+ 5,3 đến + 5,5m) mái dốc từ 1 đến 1,25 so với
mặt cắt thiết kế mới m = 1,5 B = 5 (m)
- Hiện trạng các công trình tiêu bằng bơm Miền Trung
Hiện nay lưu vực miền Trung có 11 trạm bơm tiêu cấp 1 với 60 máy bơm trong
đó có 28 x 1000 m
3
/h, 27 x 2500m
3
/h và 25 x4000m
3
/h với Qtiêu đạt 34,1m
3
/s. Có
trạm bơm tiêu cấp 2 với 36 máy trong đó 35x 1000m
3

/h và 1x 2500m
3
/h.
Toàn vùng có 96 máy bơm trong đó có 63 x 1000m
3
/h, 8 x 2500m
3
/h, 8 x
25000m
3
/h và 25 x 4000m
3
/h. Hiện trạng các trạm bơm tiêu thể hiện như trong bảng
5.9.
3. Hiệu quả tiêu và vấn đề tồn tại về tiêu của vùng miền Trung
Diện tích lưu vực của miền Trung là 4543 (ha)
a, Tiêu tự chảy
Khi mực nước sông Nhuệ tại Nhật Tựu nhỏ hơn (+1,5m) khu vực miền Trung
được tiêu tự chảy ra sông Nhuệ như sau :
Bảng 2.4. các khu tiêu tự chảy ra sông Nhuệ
TT Vùng Tiêu Bằng cống + kênh
1 Các xã Phượng Dực và Văn Hoàng A 2 – 1 và A 2 – 3
2 Xã Đại Thắng và Tân Dân A 2 – 5 và A 2 – 7 – 2a
3
Xã Sơn Hà, Quang Trung và 1 phần TT
Phú Xuyên
A 2 – 7 – 2a, A 2 – 7 – 2 và A 2 – 7
4 Xã Vân Từ và xã Phú Yên A 2 – 9 và A 2 – 9 a
b, Khi tiêu bằng động lực.
Khu vực từ máng Phượng Vũ đến bờ trái của sông Nhuệ nằm trên kênh tưới I21

– 4 – 2 được tiêu ra sông Nhuệ bằng các trạm bơm Phượng Vũ, Đồng Tiến, Văn Trãi
và Nội Cói
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
20
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Khu vực từ A 2 – 7 – 2a, A 2 – 7 – 2 và kênh A 2 – 7 đến A 2 – 9 được tiêu bằng
trạm bơm Lễ Nhuế 1 và 2 và các trạm bơm Gia Phú, Đồng Phố.
Khu vực từ kênh I 2 – 9 đến sông Duy Tiên được tiêu bằng các trạm bơm Phú Yên,
Vân Từ, Cựu
Toàn bộ các trạm bơm tiêu này chỉ tính cho 4543 ha lưu vực miền trung đã đạt
hệ số tiêu là 7,51 l/(s.ha).
9 trạm bơm cấp 2 dọc các kênh tiêu A 2 – 7 với Qbơm tổng cộng là 7,5m
3
/s là
các trạm bơm tiêu cấp 2 của trạm bơm tiêu Lễ Nhuế và các trạm bơm này đều nằm
trong lưu vực tiêu của trạm bơm tiêu Lễ Nhuế II (nếu tính cả 3 trạm bơm, bơm ra A 2
– 7 của vùng Miền Đông 7 x 1000m
3
/h với 1,4m
3
/s và 2 m
3
/s của trạm bơm Văn Tự,
Anh Lãng thuộc Thường Tín đổ vào A 2 – 7 thì Q = 9,4 m
3
/s).
c, Các vấn đề tồn tại về hệ thống tiêu của vùng và nguyên nhân.
+ Vấn đề tiêu tự chảy : Tiêu tự chảy trong vùng còn hạn chế do các trục tiêu A 2
– 7, A 2 – 7 – 2, A 2 – 7 – 2a, A 2 – 9 và A 2 – 9 – 1 thực tế bị bồi lắng lớn và sạt lở
nhiều đoạn, đáy kênh bị nâng cao hơn so với thiết kế ban đầu.

Một số cống tiêu bị xuống cấp nghiêm trọng do không được tu bổ thường
xuyên :
Cống A2-1 bị ngắn ngay cả so với mặt cắt đê hiện tại.
Cống Lễ Nhuế (A2-7) hiện bị hư hỏng nặng cần được nâng cấp sửa chữa.
+ Vấn đề tiêu bằng động lực
Nếu tính riêng miền Trung với diện tích tiêu là 4543 ha các công trình tiêu đảm
bảo tiêu với hệ số tiêu là 7,5 l/(s.ha). Song trong thực tế các công trình vùng Miền
Trung còn phải tiêu hỗ trợ cho 1 phần diện tích của các xã thuộc huyện thường Tín
nằm dưới quốc lộ 1 A và 1 phần diện tích phải đầu kênh tiêu A 2 – 7 thuộc vùng miền
Đông Phú Xuyên, với diện tích khoảng 1000ha. Do đó hệ số tiêu ở đây chỉ mới đạt
6.0l/s-ha. Với mức đảm bảo tiêu của các công trình đã có là có thể đáp ứng được yêu
cầu tiêu nước hiện nay do sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong khu vực và sự biến
đổi khí hậu.
Thực tế khu vực miền Trung vẫn còn một số diện tích nằm ở khu trũng ở vùng
kênh tiêu A 2 – 7 khoảng 300 ha bị úng do nguyên nhân sau:
Do các kênh A 2 – 7, A 2 – 7a, A 2 – 7 -2 bờ kênh bị sạt lở, đáy kênh bị bồi lắng
cao nhưng không được nạo vét không chuyển tải đủ lượng Q = 15,8m
3
/s trong khi đó
dọc 3 kênh này có tới 9 trạm bơm cấp II với lưu lượng Q = 7,5m
3
/s, trong điều kiện bờ
kênh thấp bé, thường xuyên kênh trong tình trạng bị tràn bờ và vỡ bờ nên nhiều năm
qua đã phải ngừng bơm đối với các trạm bơm cấp II dọc theo máng 7 khi trong ruộng
bị ngập úng.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
21
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Việc điều hành trên giữa các trạm bơm ra máng 7 và các trạm bơm Lễ Nhuế 1 và
2 không được đồng bộ chưa giải quyết tốt việc tiêu thoát nước cho lưu vực với việc

bơm tiêu nước cho địa phương một cách hợp lý.
Hệ thống đế sông Nhuệ và sông Duy Tiên chưa được cải tạo một cách hợp lý
nhằm đáp ứng yêu cầu chống lũ trong mùa lùa của lưu vực, để đảm bảo cho sản xuất ở
vùng này thì cao trình đê sông Nhuệ và sông Duy Tiên phải cao tới +6,0 đồng thời cần
phải tu bổ sửa chữa các cống tiêu bị hỏng và xuống cấp.
Hiện trạng các công trình trong vùng miền Trung được thể hiện như trong các
bảng số 3.8 và 3.9 phụ lục 1.2.1
2.5.3 Vùng miền đông Phú Xuyên
2.5.3.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng miền Đông
Vùng miền Đông có 4.679,11 ha đất tự nhiên trong đó có 2.512,8 ha đất canh tác
(chỉ tính với vùng đê sông Hồng)
+ Giới hạn bởi
Phía Bắc giáp với huyện Thường Tín
Phía Nam giáp với bờ tả sông Lương và đường Guột qua xã Hoàng Nguyên ra
sông Hồng (địa phương thường gọi là đường tiểu hà)
Phía Đông giáp bờ hữu đê sông Hồng
Phía Tây giáp với quốc lộ 1
+ Cao độ diện tích phân bố không đều từ (+1.5) đến (+4) m
+ Hướng dốc chủ yếu : Thấp dần từ đê sông Hồng ra đến đường 1 hướng dốc
phụ thấp dần về phía Tây Nam hình thành vùng lòng chảo trũng ở dọc 2 bờ kênh Bìm
và khu vực xã Khai Thái.
2.5.3.2. Hiện trạng công trình tưới của vùng miền đông Phú Xuyên.
- Lấy nước sông Nhuệ bằng kênh I 2 – 9
- Lấy nước từ sông Hồng qua sông Bìm tiếp vào sông Lương
a.Tưới tự chảy:
Với đặc điểm của vùng Miền Đông Phú Xuyên nằm kẹp giữa đê sông Hồng và
quốc lộ 1 được lấy nước tự chảy bằng 2 hướng.
Do nguồn nước tưới ở xa và điều kiện địa hình nên chỉ tưới tự chảy được một
phần diện tích có cao độ thấp, còn phần lớn diện tích trong nguồn chỉ được tạo nguồn
để bơm tưới.

b.Tưới bằng động lực.
Hiện trạng vùng miền Đông, để giải quyết tưới cho vùng hiện có :
Dọc kênh tiêu A 2 – 7 có 3 trạm bơm với công suất 5 x 1000m
3
/h.
Dọc kênh Bìm có 9 trạm bơm tiêu kết hợp tưới với số máy là 16 x 1000 m
3
/h.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
22
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
Có 3 trạm bơm lấy nước từ sông Lương với số máy tưới là 6x1000m
3
/h
Thực trạng của các máy bơm trong vùng đều hoạt động bình thường, tuy nhiên
do thời gian hoạt động của các trạm bơm đã lâu do đó các trạm bơm đã bắt đầu xuống
cấp vì vậy cần đề nghị tu bổ sửa chữa kịp thời.
Ngoài các trạm bơm trên còn có trạm bơm Hoàng Nguyên tưới cho vùng Trị
Thuỷ, 1 phần diện tích nhỏ và trạm bơm Bà Tạo đang xây dựng đầu 1993 kết hợp tưới
cho vùng Khai Thái với diện tích tưới khoảng 100 ha.
2.5.3.3. Hiện trạng tiêu của vùng miền Đông.
1. Hiện trạng các công trình tiêu vùng miền Đông.
Theo quy hoạch sông Nhuệ và các lần bổ sung quy hoạch thuỷ lợi của huyện Phú
Xuyên từ trước đến nay đều đã xác định vùng miền Đông về lâu dài phải tiêu trực tiếp
ra sông Hồng bằng việc xây dựng các trạm bơm đủ năng lực tiêu.
Các trạm bơm tiêu hiện có
Cả vùng miền Đông hiện có 15 trạm bơm các loại với 58 máy bơm bao gồm :3
trạm bơm cấp II tiêu ra sông Lương là : Phúc Tiến, Nhân Sơn, Vĩnh Ninh với công
suất là 11 x 1000m
3

/h và 2 x 2500m
3
/h. (trong đó có hai trạm bơm Nhân Sơn và Vĩnh
Ninh là các trạm bơm dã chiến)
Bơm ra các kênh A 2 – 7 và Bìm có 12 trạm bơm với 26 máy bơm có công suất
1000m
3
/h, 3 x 2000m
3
/h và 14 x 2500 m
3
/h. Các trạm bơm này đều hoạt động tương
đối tốt, tuy nhiên cũng đã và đang có hiện tượng xuống cấp các công trình thuỷ công
và đường trục tiêu.
- Tiêu ra sông Hồng bằng trạm bơm Tiêu Khai Thái với quy mô 3x25000m
3
/h.
Hiện tại các máy bơm hoạt động vẫn tốt.
2. Hiệu quả tiêu và tồn tại
a, Tiêu tự chảy :
Khi mực nước sông Nhuệ cho phép vùng Miền Đông được tiêu tự chảy ra sông
Lương và sông Nhuệ thông qua các kênh Bìm và kênh A 2 – 7, kênh A 4 – 5 – 9 và A
4 – 5- 7.
Song thực tế việc tiêu tự chảy trong vùng miền Đông cũng vẫn còn bị hạn chế do
đường tiêu xa đoạn sông Lương từ sông Duy Tiên đến cống Bìm bị bồi lắng nhiều
chưa được nạo vét nên khả năng thoát lũ chậm, tiêu ra sông Nhuệ bằng kênh A 2 – 7
phải qua vùng miền Trung Phú Xuyên tình trạng kênh vùng miền trung đã và đang bị
xuống cấp nghiêm trọng (bị bồi lắng)
b, Tiêu bằng động lực.
Trạm bơm Khai Thái tiêu trực tiếp ra sông Hồng và một số trạm bơm tiêu khác

tiêu ra sông Lương, sông Nhuệ đã cơ bản đảm bảo cho việc tiêu úng và phòng lũ của
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
23
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
vùng miền Đông Phú Xuyên, tuy nhiên cần phải chú ý đến tình hình bồi lắng trong các
kênh tiêu.
- Khi mực nước sông Nhuệ lên cao, kênh Bìm có mực nước tương đương với
mực nước trong sông Lương, gây ngập úng nặng, các trạm bơm tiêu đều đổ dồn vào
kênh Bìm gây tình trạng tràn bờ kênh Bìm và làm cho tuyến kênh bị sạt lở nghiêm
trọng.
- Việc bơm tiêu vào kênh A 2 – 7 còn gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước của
vùng miền Trung của huyện Phú Xuyên.
- Từ hiện trạng trên cần xem xét lại toàn bộ hệ thống thuỷ lợi vùng Miền Đông.
Thống kê hiện trạng các công trình tưới tiêu trong miền Đông như trong bảng
3.10. và bảng 3.11, phụ lục 1.3.1.
2.5.4 Các tiểu vùng độc lập.
2.5.4.1 Tiểu vùng Đại Xuyên.
a. Đặc điểm tự nhiên
Tiểu vùng Đại Xuyên được giới hạn bởi phía Bắc và phía Đông giáp bờ phải
kênh tiêu Nách Bắc. Phía Nam giáp với bờ trái của kênh Duy Tiên, phía Tây giáp với
quốc lộ 1A, là toàn bộ diện tích của xã Đại Xuyên.
Tổng diện tích tự nhiên của tiêu vùng Đại Xuyên là 916,16 ha với 625.12 ha diện
tích đất canh tác.
Có địa hình thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống hướng Nam.
b. Hiện trạng thuỷ lợi của vùng.
- Về tưới: Tiểu vùng Đại Xuyên hoàn toàn có khả năng lấy nước tự chảy qua các
công trình sau:
Các cống I 4-1 kích thước là 2Φ60 tại Cổ Trai, I4-3 kích thước là Φ40 tại Thái
Lai, I4-5 I4-7 đều có kích thước là Φ40, tại Đa Chất. Ngoài ra trong tiểu vùng còn có
các trạm bơm tưới tiêu kết hợp đó là Cổ Trai, Thường Xuyên, Thái Đa, Phú Kiều với

số máy dùng để tưới là 6x1000m
3
/h và 2 x 4000m
3
/h. Qua quá trình điều tra khảo sát
thì nhận thấy rằng về công trình phục vụ tưới là tương đối ổn định với các công trình
nội đồng đã được tu bổ và hoàn chỉnh.
- Về tiêu: Tiểu vùng Đại Xuyên có địa hình tương đối thuận lợi cho việc tiêu
úng, hai mặt của tiểu vùng lần lượt giáp với sông Duy Tiên và sông Bạch Hạ, khi tiêu
tự chảy tranh thủ có thể đưa qua các cống A4-1, A4-3, A4-5 và cống Bạch Hạ. Bên
cạnh các cống tiêu tự chảy, trong trường hợp mực nước trong đồng quá cao không
đảm bảo điều kiện tiêu tự chảy thì tiểu vùng này còn có các trạm bơm tiêu như trạm
bơm Phú Kiều, Thường Xuyên, Thái Đa, Cổ Trai với tổng số máy là 11 x 1000m
3
/h và
4x4000m
3
/h với hệ số tiêu được đảm bảo là 6.76l/s-ha.
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
24
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước
- Những tồn tại về tiêu của tiểu vùng Đại Xuyên như sau : Do đê sông Duy
Tiên rất xung yếu với chiều dài đê là 6km nằm ở vùng trũng thấp. Cao trình mặt đê từ
(+5 đến +5.5) thấp hơn so với cao trình mặt đê sông Nhuệ (+6) nhiều đoạn mái đê bị
xuống cấp, trong đồng nhiều đoạn đi qua các ao đầm nên thường xuyên bị sạt lở. Theo
quy hoạch sông Nhuệ mực nước dâng cao hơn thì đoạn đê này càng có nguy cơ bị vỡ.
Vì vậy để đảm bảo yêu cầu tiêu úng trong vùng Đại Xuyên cũng như đảm bảo
đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng thì đê Duy Tiên ở xã Đại Xuyên cần
được nâng cấp.
2.5.4.2 Tiểu vùng Bạch Hạ.

a. Đặc điểm tự nhiên.
Tiểu vùng Bạch Hạ là toàn bộ diện tích trong xã Bạch Hạ có diện tích tự nhiên là
591,61 ha với 341,64ha diện tích đất canh tác.
Toàn bộ tiểu vùng như một hòn đảo nhỏ được bao bọc bởi 4 bề là sông Lương và
kênh tiêu Nách Bạc với chiều dài là 13km, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và
từ Tây sang Đông.
b. Hiện trạng thuỷ lợi của tiêu vùng Bạch Hạ như sau :
*. Về tưới : Do được bao bọc bởi sông Lương và kênh Nách Bạc và hiện có trạm
bơm An Bình với 2x1000m
3
/h, trạm bơm Hoà Thượng với số máy tưới là 3x1000m
3
/h
do đó về tưới của tiểu vùng Bạch Hạc cả về công trình đầu mối và hệ thống nội đồng
là tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo chủ động về tưới cả khi tự chảy và khi bơm cho 341
ha đất canh tác của tiểu vùng.
*. Về tiêu : Vùng Bạch Hạ có khả năng tiêu tự chảy nhanh do 4 mặt của tiểu
vùng là sông và kênh tiêu khi mực nước sông Nhuệ cho phép.
Trong trường hợp phải bơm tiêu thì đã có trạm bơm tiêu An Bình với
2x1000m
3
/h và trạm bơm Bạch Hạ 4x4000m
3
/h, trạm bơm Hoà Thượng 3 x1000m
3
/h.
Như vậy hệ số tiêu của tiểu vùng hiện tại đạt là 6.41l/(s.ha).
*. Tồn tại về tiêu úng của tiểu vùng Bạch Hạ : Các tuyến đê sông Lương và
kênh Nách Bạc rất xung yếu, cao trình mặt đê đạt (+5 đến +5.5 m) thường thấp hơn so
với thiết kế nâng cấp đê sông Nhuệ từ 0,5 đến 1,0 m.

Hiện trạng của hệ thống thuỷ lợi tiểu vùng Bạch Hạ được thống kê như bảng
3.12. và bảng 3.13, phụ lục 1.4
2.5.4.3 Tiểu vùng Châu Can.
a. Đặc điểm tự nhiên.
Vùng Đông Châu Can là phần diện tích của xã Châu Can ở bờ tả đê sông Nhuệ
được giới hạn bởi phía Đông và phía Bắc giáp với sông Duy Tiên, phía Nam giáp với
huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp với bờ trái của đê sông Nhuệ. Với
Trần Thị Thúy Lớp: 52NT
25

×