Chương 5
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
I. TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
I.1. Định nghĩa sản xuất
Sản xuất là hoạt động căn bản nhất của nền kinh tế vì nó giúp tạo ra của cải vật chất để duy trì
đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra thu nhập cho con người. Song, có nhiều định
nghĩa khác nhau về sản xuất. Các định nghĩa này được hoàn chỉnh theo thời gian để có thể miêu tả
hoạt động thực tế một các chính xác nhất. Theo lịch sử phát triển của kinh tế học vĩ mô, có rất
nhiều nhà kinh tế đóng góp vào việc làm này.
Vào thế kỷ 16, F. Quesnay (1694–1774), người đứng đầu trường phái trọng nông, đưa ra khái
niệm đầu tiên về sản xuất. Ông cho rằng sản xuất là tạo ra sản lượng thuần tăng, đó là lượng sản
phẩm tăng thêm so với số lượng yếu tố đầu vào được đưa vào sản xuất. Thí dụ, nếu gieo một hạt
lúa sau một thời gian thu hoạch được 100 hạt thì sản lượng thuần tăng của sản xuất lúa sẽ là 99 hạt.
Đến thế kỷ 18, Adam Smith (1723–1790) đưa ra khái niệm khác về sản xuất.
1
Theo ông, sản
xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật chất – những sản phẩm hữu hình, có thể nhìn thấy, sờ mó
được. Với quan điểm này thì các ngành được xem là ngành sản xuất bao gồm nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Những ngành còn lại như thương nghiệp, giao
thông vận tải, bưu điện, v.v. chỉ tạo ra sản phẩm (dịch vụ) vô hình, không thể nhìn thấy và sờ mó
được thì không phải là sản xuất, cho nên không được tính vào sản lượng quốc gia.
Vào thế kỷ 19, Karl Marx (1818–1883) mở rộng quan điểm về sản xuất của Adam Smith.
Marx cũng cho rằng sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất giống như Smith, nhưng khái niệm sản
phẩm vật chất của Marx bao gồm hai phần:
i. Một là toàn bộ các sản phẩm hữu hình do các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
công nghiệp và xây dựng tạo ra.
ii. Hai là một phần các sản phẩm vô hình (dịch vụ) được tạo ra bởi các ngành thương nghiệp, giao
thông vận tải và bưu điện. Đối với các ngành sản xuất sản phẩm vô hình, Marx cho rằng chỉ
được xem là sản xuất khi chi phí hoạt động của chúng nhằm mục đích phục vụ cho tiêu dùng
phải được loại ra. Như vậy, chỉ được tính vào sản lượng quốc gia phần giá trị mà các ngành
này phục vụ cho sản xuất.
Quan điểm của Marx là cơ sở để tính sản lượng quốc gia ở các nước xã hội chủ nghĩa trước
đây. Hệ thống chỉ tiêu tính toán theo quan điểm này gọi là hệ thống sản xuất vật chất, viết tắt là
MPS.
Ở các nước tư bản, việc đo lường sản lượng quốc gia dựa trên quan điểm rộng hơn về sản xuất.
Người ta cho rằng sản xuất là tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội. Như
1
Adam Smith sanh ngày 5-6-1723 tại Kirkcaldy, Fife, Scotland, mất ngày 17-7-1990 cũng tại Scotland.
1
vậy, sản lượng quốc gia theo quan điểm này bao gồm toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình mà
nền kinh tế tạo ra trong một thời gian nào đó. Sản phẩm vô hình có thể kể đến như các dịch vụ do
ngành thương nghiệp, giao thông, vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, v.v. tạo ra.
Simon Kuznets (1901–1985)
2
– người đã nhận được giải Nobel Kinh tế năm 1971 – đã mở đường
cho cách tính sản lượng quốc gia theo quan điểm rộng như trên. Ngày nay, cách tính này đã được
Liên hợp quốc chính thức công nhận như một hệ thống đo lường quốc tế được gọi là hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA). Hệ thống này bao gồm bốn tài khoản tổng hợp: (i) tài khoản sản xuất, (ii)
tài khoản thu nhập và chi tiêu, (iii) tài khoản vốn và (iii) tài khoản giao dịch với nước ngoài.
Trước đây, nước ta sử dụng chỉ tiêu của MPS. Kể từ 1989, Tổng cục Thống kê đã chính thức
sử dụng chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP theo SNA. Hiện nay, ta dần tính toán đầy
đủ các chỉ tiêu của SNA thay cho MPS. Vì vậy, chương này sẽ trình bày cách tính theo SNA.
I.2. Các chỉ tiêu trong SNA
SNA bao gồm bốn chỉ tiêu cơ bản là:
i. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân hay thu nhập quốc dân (GNP);
ii. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội hay thu nhập quốc nội (GDP);
Hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân bao gồm một số chỉ tiêu đo lường thu nhập khác đôi
chút với GDP và GNP. Ta cần phải lưu ý đến các chỉ tiêu này vì các nhà kinh tế và các phương
tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến chúng. Để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này
với nhau, hãy bắt đầu với GNP và khấu trừ một số con số từ chỉ tiêu này.
iii. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân ròng (NNP): Để có được NNP ta khấu trừ khấu hao vốn, đó là
giá trị kinh tế của nhà máy, trang thiết bị, công trình dân cư giảm đi hàng năm. Khi đó:
NNP = GNP – khấu hao.
Trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân, khấu hao được gọi là tiêu dùng vốn cố định. Do
khấu hao là chi phí sản xuất sản phẩm của nền kinh tế nên khấu trừ khấu hao sẽ cho biết kết
quả ròng của hoạt động kinh tế. Vì lý do này, nhiều nhà kinh tế tin rằng NNP là chỉ tiêu đo
lường mức độ giàu có của một quốc gia tốt hơn cả GDP và GNP.
iv. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội ròng (NDP).
Ngoài bốn chỉ tiêu nêu trên, còn có ba chỉ tiêu khác cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các
lý thuyết kinh tế là:
i. Thu nhập quốc dân hay lợi tức quốc gia (NI): Ngoài các chỉ tiêu trên, thu nhập quốc dân còn
được điều chỉnh để loại trừ thuế, như thuế doanh thu. Những loại thuế này, thường chiếm
khoảng 10% NNP, tạo ra khoản chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng phải trả cho hàng hóa
và giá mà người sản xuất nhận được. Do nhà sản xuất không bao giờ nhận được khoản thuế
2
Simon Kuznets sinh ở Nga vào năm 1901 trong một gia đình người Do Thái và chuyển đến sống ở Mỹ năm 1922. Ông
hoàn thành chương trình đại học năm 1923, master năm 1924, và tiến sĩ năm 1926 cùng ở Đại học Columbia. Công trình
nghiên cứu quan trọng nhất của ông tập trung vào các lãnh vực là thu nhập quốc dân, sự hình thành vốn của nền kinh tế, và
tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Ông là giáo sư ở Đại học Pennsylvania (1931–1954), Đại học Johns Hopkins (1954–
1960), và Đại học Harvard (1960–1971). Ông nhận được giải Nobel Kinh tế năm 1971.
2
này nên nó không phải là thu nhập của họ. Sau khi khấu trừ thuế gián tiếp doanh nghiệp ra khỏi
NNP, ta sẽ có chỉ tiêu thu nhập quốc dân (NI):
NI = NNP – Thuế gián tiếp doanh nghiệp.
Thu nhập quốc dân đo lường thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế. Hệ thống tài khoản
thu nhập quốc dân phân chia thu nhập quốc dân thành năm thành phần tùy thuộc vào nguồn gốc
phát sinh của chúng. Năm thành phần này là: (i) tiền lương trả cho lao động: lương và các khoản
thu nhập phụ khác của người lao động; (ii) thu nhập từ sở hữu: thu nhập các loại hình kinh doanh
như trang trại quy mô nhỏ, tiệm tạp hóa gia đình, liên danh tư vấn luật, v.v.; (iii) thu nhập từ cho
thuê: thu nhập mà người sở hữu đất nhận được từ tiền cho thuê; (iv) lợi nhuận doanh nghiệp; (v)
lãi suất ròng.
3
ii. Thu nhập cá nhân (PI): Một số điều chỉnh khác nữa sẽ đưa chúng ta từ khái niệm thu nhập
quốc dân đến thu nhập cá nhân (PI) – là khoản thu nhập mà hộ gia đình và các doanh nghiệp
phi công ty nhận được. Để biến thu nhập quốc dân thành thu nhập cá nhân, ta cần thực hiện ba
điều chỉnh quan trọng. Thứ nhất, khấu trừ thu nhập quốc dân bằng một khoản mà các công ty
thu được nhưng không chi ra, do có thể là khoản thu nhập giữ lại hay khoản thuế trả cho chính
phủ. Điều chỉnh này có thể được thực hiện bằng cách khấu trừ lợi nhuận công ty – là tổng số
thuế mà công ty phải trả, cổ tức, và lợi nhuận giữ lại – và cộng trở lại cổ tức. Thứ hai, tăng thu
nhập quốc dân lên một khoản bằng với khoản thanh toán chuyển nhượng của chính phủ. Khoản
điều chỉnh này sẽ bằng với khoản chuyển nhượng của chính phủ cho cá nhân trừ đi các khoản
bảo hiểm xã hội đóng góp cho chính phủ. Thứ ba, điều chỉnh thu nhập quốc dân để bao gồm lãi
suất mà hộ gia đình nhận được hơn là lãi suất mà các doanh nghiệp chi trả. Điều chỉnh này sẽ
được thực hiện bằng cách thêm thu nhập từ lãi suất cá nhân và khấu trừ lãi suất ròng. Chênh
lệch giữa lãi suất cá nhân và lãi suất ròng thu được từ lãi suất đối với các khoản nợ của chính
phú. Vì vậy, thu nhập cá nhân là:
PI = NI – Lợi nhuận công ty – Bảo hiểm xã hội – Lãi suất ròng + Cổ tức + Chuyển nhượng
của chính phủ cho cá nhân + Thu nhập từ lãi suất của cá nhân.
Tiếp theo, nếu khấu trừ khoản thanh toán thuế cá nhân và các khoản thanh toán ngoài thuế cho
chính phủ (thí dụ như tiền đỗ xe) thì ta sẽ có được thu nhập khả dụng cá nhân (DPI):
DPI = PI – Các khoản thanh toán thuế và ngoài thuế.
Thu nhập khả dụng cá nhân là khoản mà cá nhân hay các doanh nghiệp không mang tính chất
công ty có thể tiêu xài sau khi đóng thuế cho chính phủ.
iii. Thu nhập khả dụng hay lợi tức khả dụng (DI).
3
Nguồn: Mankiw, 1997, tr. 30.
3
Bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt đối, các nhà kinh tế còn tính các chỉ tiêu tương đối tính bình quân
trên đầu người theo công thức sau:
N
NINNPGNPGDP
NINNPGNPGDP
CPCPCPCP
,,,
,,,
////
=
,
trong đó: GDP
P/C
, GNP
P/C
, NNP
P/C
, và NI
P/C
lần lượt là GDP, GNP, NNP, NI tính bình quân đầu
người và N là tổng dân số.
II. TÍNH GDP DANH NGHĨA THÔNG QUA GIÁ THỊ TRƯỜNG
GDP là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một
nước trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm dùng
để đáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế như tiêu dùng (cá nhân hay chánh phủ), đầu
tư hay xuất khẩu. Sản phẩm trung gian – sản phẩm hình thành nên chi phí trung gian và không phải
là sản phẩm cuối cùng – là những loại sản phẩm được dùng như là yếu tố đầu vào để sản xuất ra
sản phẩm khác và chỉ được sử dụng một lần trong quá trình đó, nghĩa là giá trị của nó được chuyển
hết vào giá trị sản phẩm mới. Thí dụ, đá vôi khai thác từ tự nhiên là sản phẩm trung gian của sản
phẩm cuối cùng là xi măng; gỗ xẻ là sản phẩm trung gian của sản phẩm cuối cùng là bàn, ghế, tủ;
quặng sắt là sản phẩm trung gian của sắt thép xây dựng, v.v.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hiện nay GDP được xem là chỉ tiêu đo lường
tốt nhất kết quả hoạt động của nền kinh tế. Chỉ tiêu này tổng hợp giá trị tính bằng tiền của toàn bộ
hoạt động kinh tế của nền kinh tế. Chính xác hơn, GDP bằng với tổng thu nhập của mọi người dân
sống trong nền kinh tế hay bằng với tổng chi tiêu cho hàng hóa của nền kinh tế.
Dù nhìn từ quan điểm của thu nhập hay chi tiêu, rõ ràng GDP là chỉ tiêu đo lường kết quả
hoạt động của một nền kinh tế. Ngoài ra, GDP đo lường còn cái mà người ta quan tâm, đó là thu
nhập. Một nền kinh tế sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn hơn thì sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của
hộ gia đình, doanh nghiệp và chánh phủ. Làm thế nào GDP có thể đo lường cả thu nhập và chi tiêu
của nền kinh tế? Đó là vì hai chỉ tiêu này giống nhau. Đối với một nền kinh tế như là một tổng thể,
thu nhập thì phải được chi tiêu. Vấn đề này được trình bày chi tiết hơn ở phần tiếp theo.
II.1. Thu nhập, chi tiêu và luồng lưu chuyển
Để cho đơn giản, hãy hình dung một nền kinh tế sản xuất ra một sản phẩm duy nhất là bánh mì
bằng cách sử dụng một loại yếu tố đầu vào duy nhất là lao động. Hai tác nhân kinh tế chính tham
gia vào nền kinh tế này là hộ gia đình và doanh nghiệp. Hộ gia đình thực hiện các hoạt động kinh
tế không liên quan đến sản xuất và bán hàng hóa. Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất
và bán hàng hóa.
Trong một nền kinh tế không sử dụng tiền, gọi là nền kinh tế hiện vật, thì hộ gia đình và
doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với nhau bằng hiện vật. Ở nền kinh tế này, hộ gia đình cung ứng
lao động cho doanh nghiệp để sản xuất ra bánh mì và doanh nghiệp sử dụng bánh mì để trả công
4
cho hộ gia đình. Nền kinh tế này không hiệu quả vì lao động làm bánh mì lại được trả công bằng
bánh mì và rất có thể là anh ta không sử dụng hết số bánh mì nhận được, sinh ra sự lãng phí (hay
kém hiệu quả) của xã hội.
Trong một nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp trả tiền cho hộ gia đình để sử dụng các yếu tố
sản xuất, như lao động chẳng hạn, do hộ gia đình cung ứng. Sơ đồ 2.1 minh họa các giao dịch kinh
tế giữa các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế kinh tế hiện đại này. Vòng trong của Sơ
đồ 2.1 biểu thị sự lưu chuyển của bánh mì và lao động giữa hộ gia đình và doanh nghiệp. Hộ gia
đình cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp để doanh nghiệp sản xuất ra bánh mì và sau đó bán
lại cho hộ gia đình. Vì vậy, lao động chuyển từ hộ gia đình sang doanh nghiệp và bánh mì chuyển
từ doanh nghiệp sang hộ gia đình.
Vòng ngoài của Sơ đồ 2.1 biểu thị luồng lưu chuyển của tiền trong nền kinh tế. Hộ gia đình
mua bánh mì từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng một phần số thu nhập nhận được từ hộ gia
đình để trả lương cho lao động và phần còn lại (lợi nhuận) thuộc quyền sở hữu của người chủ
doanh nghiệp (cũng là một bộ phận của hộ gia đình). Như vậy, chi tiêu cho bánh mì chuyển từ hộ
gia đình sang doanh nghiệp và thu nhập dưới hình thức tiền lương và lợi nhuận được chuyển từ
doanh nghiệp sang hộ gia đình.
GDP đo lường quy mô của dòng lưu chuyển tiền trong nền kinh tế. Ta có thể tính GDP bằng
hai cách. Một, GDP đo lường tổng thu nhập từ sản xuất bánh mì. Khoản thu nhập này bằng với
tổng tiền lương và lợi nhuận ở phần nửa trên của dòng lưu chuyển tiền trong Sơ đồ 2.1. Hai, GDP
là số chi tiêu cho bánh mì ở nửa phần dưới của dòng lưu chuyển tiền tiền tệ trong Sơ đồ 2.1. Như
vậy, ta có thể tính GDP bằng cách tiếp cận từ lưu chuyển tiền tệ từ doanh nghiệp đến hộ gia đình
(đó là thu nhập) hay từ hộ gia đình đến doanh nghiệp (đó là chi tiêu).
Sơ đồ 5.1. Dòng lưu chuyển của nền kinh tế
Tổng chi tiêu của nền kinh tế và tổng thu nhập phải bằng nhau vì mỗi giao dịch của nền kinh
tế luôn có hai phía, đó là người mua và người bán. Chi tiêu của người mua đối với hàng hóa, theo
nguyên tắc kế toán, chính là thu nhập của người bán. Vì vậy, bất kỳ giao dịch nào có ảnh hưởng
Hộ gia đình
Doanh nghiệp
Thu nhập (tiền lương và lợi nhuận)
Lao động
Chi tiêu
Bánh mì
5
đến chi tiêu thì cũng sẽ có ảnh hưởng đến thu nhập. Thí dụ, một doanh nghiệp sản xuất và bán một
ổ bánh mì cho hộ gia đình. Rõ ràng là giao dịch này làm tăng chi tiêu và cũng làm tăng thu nhập.
Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm bánh mì mà không thuê thêm lao động (do quá trình sản xuất
được quản lý một cách hiệu quả hơn, chẳng hạn) thì lợi nhuận sẽ tăng. Lợi nhuận tăng thì sẽ làm
tăng thu nhập của hộ gia đình vì thu nhập của hộ gia đình bao gồm cả lợi nhuận, như đề cập trước
đây. Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm bánh mì và thuê thêm lao động thì tiền lương sẽ tăng. Tiền
lương tăng sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình.
Sơ đồ 2.1 được đơn giản hóa để giúp ta hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa GDP, chi
tiêu và thu nhập của một nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế hộ gia đình không chỉ cung ứng lao
động mà cung ứng yếu tố sản xuất nói chung cho doanh nghiệp thông qua thị trường yếu tố sản
xuất. Các yếu tố sản xuất này được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra hàng hóa để bán cho
doanh nghiệp khác hay hộ gia đình thông qua thị trường hàng hóa. Hàng hóa bán cho doanh
nghiệp khác lại được sử dụng để làm ra hàng hóa cuối cùng để bán cho hộ gia đình. Doanh thu
doanh nghiệp nhận được từ hộ gia đình sẽ được sử dụng để mua yếu tố sản xuất từ hộ gia đình. Do
đó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ trở thành thu nhập của hộ gia đình. Với thu nhập này, hộ gia
đình có thể mua hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra.
Trong một nền kinh tế thực thụ, thu nhập chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình bao gồm
tiền lương, tiền thuê, lãi suất vốn và lợi nhuận. Thu nhập sinh ra từ ba yếu tố sản xuất mà hộ gia
đình cung ứng cho doanh nghiệp là đất đai, lao động và vốn. Mỗi sản phẩm làm ra chứa đựng một
số lượng nào đó của các loại yếu tố sản xuất này. Lao động là các yếu tố sản xuất mang tính con
người. Vốn là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nói chung là các yếu tố sản xuất không mang tính con
người, mà người lao động sử dụng kết hợp với đất đai để làm ra sản phẩm. Tiền lương là các
khoản tiền trả cho lao động. Tiền thuê là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho hộ gia đình
để sử dụng đất đai và các tài nguyên tự nhiên đi kèm với nó. Lãi suất vốn là khoản tiền trả mà
doanh nghiệp trả cho hộ gia đình với tư cách là người cung ứng vốn. Lợi nhuận là khoản dôi ra mà
chủ doanh nghiệp (cũng là một bộ phận của hộ gia đình) nhận được sau khi chi trả cho việc sử
dụng các yếu tố sản xuất. Như đề cập ở trước, tổng của tiền lương, tiền thuê, lãi suất và lợi nhuận
chính là thu nhập quốc dân NI.
II.2. Các nguyên tắc tính GDP danh nghĩa
Để có thể tính GDP của một quốc gia một cách chính xác, ta cần hiểu và tuân thủ một số nguyên
tắc tính chỉ tiêu này, như được trình bày dưới dây.
Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường
Ta vừa nghiên cứu GDP trong trường hợp nền kinh tế chỉ sản xuất một sản phẩm duy nhất là bánh
mì. Song, người dân một nước không chỉ sống bằng bánh mì mà cần nhiều loại hàng hóa khác.
Trong thực tế, một nền kinh tế làm ra rất nhiều loại hàng hóa như lúa gạo, bánh mì, thịt bò, xe ô tô,
dịch vụ du lịch, giải trí, v.v. GDP phải bao gồm giá trị của tất cả hàng hóa này. Sự đa dạng của
6
hàng hóa của nền kinh tế sẽ làm cho việc tính toán GDP trở nên phức tạp hơn vì mỗi loại có đơn vị
tính khác nhau.
Để cho đơn giản, giả sử một nền kinh tế sản xuất bốn ổ bánh mì và ba xe ô tô. Khi đó, GDP
của nền kinh tế sẽ được tính như thế nào? Ta không thể đơn giản cộng bốn ổ bánh mì và ba xe ô tô
lại với nhau vì hai loại hàng hóa này không có cùng đơn vị tính. Do đó, để tính toán giá trị của
hàng hóa khác nhau ta phải sử dụng giá thị trường làm thước đo. Giá thị trường được sử dụng vì
nó cho biết người ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho hàng hóa đó. Nếu giá bánh mì là 0,5 đvt/ổ và giá ô
tô là 1.000 đvt/chiếc thì GDP của nền kinh tế trên sẽ là:
GDP = Giá bánh mì
×
Số bánh mì + Giá xe ô tô
×
Số xe ô tô
= 0,5 đvt
×
4 + 1.000 đvt
×
3 = 3.002 đvt.
Như vậy, GDP của nền kinh tế là 3.002 đvt, bao gồm giá trị của bánh mì là 2 đvt và của xe ô
tô là 3.000 đvt. Tuy nhiên, có quan sát cho rằng sản phẩm của nền kinh tế không phải luôn được
bán ngay ra thị trường mà có thể nhập vào kho của doanh nghiệp. Việc nhập kho này có ảnh hưởng
như thế nào đến cách tính toán GDP của một quốc gia. Đó là vấn đề mà ta phải nghiên cứu trong
phần tiếp theo.
Đối với dự trữ (hay tồn kho)
Giả sử một doanh nghiệp trong mô hình nền kinh tế một hàng hóa (bánh mì) ở trên thuê lao động
để làm ra bánh mì, trả lương cho lao động nhưng sau đó lại không bán được bánh mì mà phải nhập
kho. Hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào đến GDP của nền kinh tế?
Câu trả lời phụ thuộc vào điều xảy ra đối với số bánh mì không bán được. Nếu số bánh mì đó
bị hỏng thì lợi nhuận bị giảm đi một khoản bằng với số tiền lương phải trả cho lao động để làm ra
số bánh mì này – nghĩa là doanh nghiệp trả lương cho người lao động nhưng không nhận được gì
từ đó – nên thu nhập của nền kinh tế không thay đổi. Vì hoạt động này không ảnh hưởng đến chi
tiêu (do số bánh mì này bị hỏng nên không được bán ra thị trường) hay thu nhập (do tiền lương
tăng lên nhưng lợi nhuận lại giảm đi một khoản bằng đúng với số tiền lương này) nên nó không
làm thay đổi GDP. Ngược lại, nếu số bánh mì làm ra được nhập kho (dự trữ) để bán sau đó thì tình
huống này sẽ được ghi nhận khác đi. Khi đó, lợi nhuận không bị giảm và người chủ doanh nghiệp
được quy ước là mua lại số bánh mì này với giá bằng chi phí sản xuất và dự trữ để bán sau đó. Do
tiền lương tăng lên làm tăng thu nhập và dự trữ nhiều hơn làm tăng chi tiêu nên GDP tăng lên.
Nguyên tắc tổng quát là khi một doanh nghiệp gia tăng dự trữ hàng hóa thì khoản dự trữ này
được xem là một phần của chi tiêu và cũng là một phần của thu nhập. Vì vậy, sản xuất để dự trữ sẽ
làm tăng GDP cũng như sản xuất để bán.
Hàng hóa trung gian và giá trị tăng thêm
Ở phần trên, ta đã đề cập đến hàng hóa trung gian. Trong phần này ta nghiên cứu kỹ hơn cách tính
giá trị hàng hóa trung gian vào GDP. Thực tế cho thấy nhiều hàng hóa được sản xuất theo giai
7
đoạn: nguyên liệu thô được chuyển thành hàng hóa trung gian bởi một doanh nghiệp nào đó và sau
đó được bán cho một doanh nghiệp khác để biến thành hàng hóa cuối cùng. Ta tính giá trị của các
hàng hóa này vào GDP như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy nghiên cứu một thí dụ cụ thể. Thí
dụ, một người chăn nuôi bán một kg thịt heo cho một cửa hàng thức ăn với giá là 0,5 đvt; sau đó,
cửa hàng thức ăn này bán một khẩu phần thức ăn cho khách hàng với giá là 1,5 đvt. Vậy, GDP nên
bao gồm cả thịt và phần thức ăn (với tổng số có giá là 2 đvt) hay chỉ phần thức ăn (có giá là 1,5
đvt)?
Theo nguyên tắc, GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa cuối cùng để tránh tính trùng. Vì
vậy, GDP chỉ bao gồm giá của khẩu phần thức ăn mà không bao gồm giá của một kg thịt heo hay
GDP tăng lên một khoản là 1,5 đvt mà không phải là 2 đvt. Lý do là giá trị của hàng hóa trung gian
(thịt heo) đã được tính vào giá của hàng hóa cuối cùng (khẩu phần thức ăn). Nếu cộng giá trị của
hàng hóa trung gian (thịt heo) vào GDP thì sẽ phạm phải sai sót là giá trị một kg thịt tài chính heo
được tính hai lần. Vì vậy, GDP là giá trị hàng hóa cuối cùng được làm ra.
Một cách khác để tính giá trị của hàng hóa cuối cùng là cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn
sản xuất. Tổng quát, giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bằng với giá trị của sản phẩm do doanh
nghiệp làm ra trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mà doanh nghiệp đã mua vào. Trong trường
hợp một kg thịt heo ở trên, giá trị gia tăng của người nuôi heo là 0,5 đvt (giả định là anh ta không
mua vào bất kỳ sản phẩm trung gian nào) và giá trị gia tăng của người bán thức ăn là 1 đvt (= 1,5
đvt (giá của kg thịt được bao gồm trong khẩu phần thức ăn) – 0,5 đvt (giá của kh thịt do cửa hàng
mua vào)). Như vậy, tổng giá trị tăng thêm là 1,5 đvt (= 0,5 đvt + 1 đvt). Đối với toàn bộ nền kinh
tế, tổng cộng giá trị tăng thêm phải bằng với giá trị của hàng hóa cuối cùng. Vì vậy, GDP chính là
tổng giá trị tăng thêm của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Dịch vụ nhà ở và giá trị thay thế
Mặc dù hàng hóa được đánh giá theo giá thị trường khi tính GDP nhưng có nhiều loại hàng hóa lại
không được bán ra thị trường nên không có giá thị trường. Vì GDP phải bao gồm giá trị của các
loại hàng hóa này nên ta phải tìm cách ước lượng giá trị của chúng. Uớc lượng này được gọi là giá
trị thay thế.
Giá trị thay thế là đặc biệt quan trọng trong việc xác định giá trị của các dịch vụ nhà ở. Một
người thuê một ngôi nhà nghĩa là đang mua một dịch vụ nhà ở và tạo ra thu nhập cho người chủ
nhà cho thuê. Thu nhập này phải được tính vào GDP. Tuy nhiên, nhiều người lại sống trong nhà
riêng của mình. Mặc dù họ không phải trả tiền thuê nhà nhưng lại hưởng các dịch vụ tương tự như
những người thuê nhà. Để tính giá trị dịch vụ nhà ở của những người sở hữu nhà, GDP bao gồm
tiền thuê của những người có nhà riêng, coi như là trả cho chính bản thân họ. Dĩ nhiên, những
người chủ nhà không phải trả tiền cho chính họ. Chính phủ sẽ ước lượng tiền thuê cho một căn nhà
riêng với giả định là nó được cho thuê và tính tiền thuê này vào GDP. Tiền thuê này được bao gồm
vào cả chi tiêu và thu nhập của người chủ nhà.
Giá trị thay thế cũng xuất hiện trong việc đánh giá các dịch vụ của chánh phủ. Thí dụ, các
viên chức cảnh sát, nhân viên cứu hỏa và các nghị sĩ cung ứng dịch vụ công. Định giá các dịch vụ
này rất khó vì chúng không được bán ra trên thị trường và vì vậy không có giá thị trường. Thu
8
nhập quốc dân tính giá trị các dịch vụ này bằng cách sử dụng chi phí của chúng. Nói cách khác,
tiền lương của những người này được sử dụng như giá trị của các dịch vụ mà họ cung ứng.
Trong nhiều trường hợp, giá trị thay thế được sử dụng trên nguyên tắc nhưng lại không được
sử dụng trong thực tế. Do giá trị thay thế được sử dụng để tính tiền thuê nhà đối với những người
chủ nhà nên nó cũng được kỳ vọng sử dụng cho các loại dịch vụ khác như tiền thuê đối với xe ô tô,
máy cắt cỏ, vàng bạc hay các loại tài sản lâu bền khác do hộ gia đình sở hữu. Song, giá trị của các
dịch vụ này thường không được tính vào GDP vì quá chi tiết và phức tạp. Thêm vào đó, một số sản
phẩm của nền kinh tế được sản xuất và tiêu thụ ở gia đình và không được bán ra trên thị trường.
Thí dụ, các bữa ăn được nấu ở gia đình cũng giống như các bữa ăn nấu ở nhà hàng, nhưng giá trị
tăng thêm của các bữa ăn nấu tại nhà lại không được tính vào GDP.
Cuối cùng, không có giá trị thay thế cho hàng hóa nào được tính đối với các loại hàng hóa
được bán ra trên thị trường ngầm. Thị trường ngầm là một bộ phận của nền kinh tế được người ta
dấu đi để không bị chánh phủ phát hiện nên khỏi bị đánh thuế hay bị kết án. Người lao động làm
việc nhận được tiền lương ngoài sổ sách là một thí dụ. Thí dụ khác là những người mua bán ma
túy, hàng quốc cấm, v.v.
Như vừa thấy, vì các giá trị thay thế được sử dụng để tính GDP chỉ mang tính xấp xỉ và do
giá trị của một số hàng hóa, dịch vụ không lại không được tính nên GDP là chỉ tiêu đo lường
không hoàn chỉnh kết quả của các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, sự không hoàn chỉnh này trở nên
không quan trọng khi so sánh GDP giữa các quốc gia vì hầu hết các quốc gia đều gặp phải vấn đề
này. Mức độ không hoàn chỉnh này cũng cố định theo thời gian nên GDP cũng được xem là một
chỉ tiêu hữu ích trong việc so sánh kết quả của các hoạt động kinh tế qua thời gian.
II.3. GDP thực và GDP danh nghĩa
Bằng cách sử dụng các nguyên tắc nên trên, các nhà kinh tế tính được GDP danh nghĩa, đó là tổng
giá trị hàng hóa cuối cùng của nền kinh tế. Nhưng GDP danh nghĩa có đo lường được mức độ giàu
có thực sự của một quốc gia hay không? Để trả lời câu hỏi này, hãy quay trở lại thí dụ về nền kinh
tế chỉ sản xuất ra bánh mì và xe ô tô. Ở nền kinh tế này, GDP danh nghĩa là tổng giá trị của bánh
mì và xe ô tô được sản xuất ra. Nghĩa là:
GDP danh nghĩa = Giá bánh mì
×
Số lượng bánh mì + Giá xe ô tô
×
Số lượng xe ô tô.
Công thức này cho thấy GDP danh nghĩa tăng lên có thể do giá tăng trong khi sản lượng tăng
mà sản lượng mới chính là đại lượng phản ánh mức độ giàu có thực sự của một nền kinh tế. Như
vậy, GDP danh nghĩa không phản ánh được thực chất mức độ giàu có của nền kinh tế vào các thời
điểm. Nói cách khác, GDP danh nghĩa không phản ánh được mức độ thỏa mãn của nhu cầu của hộ
gia đình, doanh nghiệp và chánh phủ. Thí dụ, nếu sản lượng không thay đổi nhưng giá tăng gấp đôi
thì GDP danh nghĩa sẽ tăng gấp đôi trong khi mức độ thỏa mãn thực sự của nền kinh tế không thay
đổi. Nói chung, các nhà kinh tế gọi tổng giá trị hàng hóa được tính bằng giá hiện hành là GDP
danh nghĩa.
9
Cách đo lường mức độ giàu có của một quốc gia một cách chính xác hơn là tính tổng giá trị
hàng hóa của nền kinh tế loại trừ ảnh hưởng của giá qua các thời điểm. Với mục tiêu này, các nhà
kinh tế sử dụng chỉ tiêu GDP thực, đó là tổng giá trị hàng hóa tính theo giá cố định. Để tính GDP
thực, các nhà kinh tế chọn một năm nào đó để làm cơ sở tính toán. Năm này được gọi là năm gốc.
Giả sử ta chọn năm 1994 làm năm gốc. Khi đó, ta sẽ sử dụng giá của năm 1994 để tính toán giá trị
của hàng hóa của năm đang nghiên cứu. Trong nền kinh tế trên, GDP thực của năm 2006 sẽ được
tính như sau:
GDP thực = (Giá bánh mì năm 1994
×
Sản lượng bánh mì năm 2006) +
+ (Giá xe ô tô năm 1994
×
Sản lượng ô tô 2006).
Như vậy, GDP thực đo lường giá trị sản lượng của nền kinh tế sử dụng giá gốc. Do giá (gốc)
cố định nên GDP thực chỉ thay đổi khi sản lượng thay đổi. Do khả năng thỏa mãn của nền kinh tế
đối với các thành viên trong nền kinh tế phụ thuộc vào số lượng hàng hóa được sản xuất ra nên
GDP thực là chỉ tiêu đo lường mức độ giàu có của một nền kinh tế chính xác hơn GDP danh nghĩa.
Vì vậy, GDP thực được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế.
II.4. Chỉ số điều chỉnh GDP
Từ GDP danh nghĩa và GDP thực ta có thể tính được một chỉ tiêu quan trọng khác, đó là chỉ số
điều chỉnh GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính như sau:
Chỉ số điều chỉnh GDP =
R
N
GDP
GDP
,
trong đó: GDP
N
và GDP
R
lần lượt là GDP danh nghĩa và GDP thực.
Để có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa, GDP thực và chỉ số điều chỉnh
GDP, hãy quay trở lại với nền kinh tế chỉ sản xuất bánh mì. Mỗi năm, GDP danh nghĩa chính là số
chi tiêu cho bánh mì trong năm đó. Chỉ số điều chỉnh GDP chính là tỷ số giữa giá trong năm đó
với giá năm gốc.
Tuy nhiên, trong thực tế các nền kinh tế lại sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Vì vậy,
GDP danh nghĩa, GDP thực và chỉ số điều chỉnh GDP tổng hợp sản lượng và giá của nhiều loại
hàng hóa. Hãy xem một nền kinh tế chỉ sản xuất táo và cam. Gọi P là giá hàng hóa, Q là sản lượng
hàng hóa, T là táo, C là cam và chỉ số 94 chỉ năm gốc 1994. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính như
sau:
Chỉ số điều chỉnh GDP =
CCTT
CCTT
T
N
QPQP
QPQP
GDP
GDP
×+×
×+×
=
9494
.
Tử số của công thức này là GDP danh nghĩa và mẫu số là GDP thực. Công thức này cho thấy
chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh sự thay đổi giá của nền kinh tế vào năm hiện hành (đang nghiên
10
cứu) so với năm gốc. Cả GDP danh nghĩa và GDP thực được xem là giá của một rổ hàng hóa.
Trong trường hợp này, rổ hàng hóa bao gồm táo và cam. Chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá của rổ
hàng hóa trong năm nghiên cứu với giá của rổ hàng hóa trong năm gốc.
Định nghĩa chỉ số điều chỉnh GDP cho phép tách GDP danh nghĩa thành hai phần: một đo
lường sản lượng (GDP thực) và một đo lường giá của nền kinh tế (chỉ số điều chỉnh GDP). Nói
cách khác, ta có thể viết:
GDP danh nghĩa = GDP thực
×
Chỉ số điều chỉnh GDP.
GDP danh nghĩa đo lường giá trị bằng tiền của sản lượng của nền kinh tế theo giá ở năm hiện
hành. GDP thực đo lường giá trị sản lượng tính theo giá ở một năm gốc nào đó. Chỉ số điều chỉnh
GDP là tỷ giá giữa một đơn vị sản lượng vào năm đang nghiên cứu với một đơn vị sản lượng vào
năm gốc.
II.5. Thí dụ
Thí dụ này cung cấp cách thức tính GDP danh nghĩa và ảnh hưởng của giá đến GDP danh nghĩa.
Giả sử nền kinh tế sản xuất ba loại sản phẩm (cuối cùng) là gạo, vải và nước giải khát. Từ giá P và
sản lượng Q của ba loại hàng hóa này, ta tính ra được chỉ tiêu GDP theo giá của từng năm như
trong Bảng 2.1.
Bảng 5.1. Giá, sản lượng và GDP của một quốc gia giả định
Năm 2003 2004 2005
Sản phẩm P Y PY P Y PY P Y PY
Lúa 1.000 1
0
10.000 1.000 10 10.00
0
2.000 20 40.000
Vải 10.000 5 50.000 12.00
0
5 60.00
0
16.00
0
10 160.00
0
Nước giải
khát
5.000 2 10.000 5.000 2 10.00
0
10.00
0
4 40.000
GDP 70.000 80.00
0
240.00
0
Nếu lấy năm 2003 làm gốc, ta có thể tính GDP thực và chỉ số điều chỉnh GDP vào các năm
2004 và 2005 như sau:
GDP thực năm 2004 = 1.000
×
10 + 10.000
×
5 + 5.000
×
2 = 70.000.
Chỉ số điều chỉnh GDP năm 2004 =
000.70
000.80
2004
2004
=
R
N
GDP
GDP
= 1,14.
GDP thực năm 2005 = 1.000
×
20 + 10.000
×
10 + 5.000
×
4 = 140.000.
Chỉ số điều chỉnh GDP năm 2005 =
000.140
000.240
2005
2005
=
R
N
GDP
GDP
= 1,71.
11
II.5. Các thành phần của chi tiêu của nền kinh tế
Các nhà kinh tế và các nhà lập chánh sách không chỉ quan tâm đến GDP của nền kinh tế mà còn
quan tâm đến sự phân bổ của GDP cho các mục đích sử dụng khác nhau hay chi tiêu của nền kinh
tế. Hệ thống tài khoản thu nhập quốc gia phân GDP thành bốn thành phần chính là: (i) tiêu dùng
C, (ii) đầu tư I, (iii) chi tiêu chính phủ G và (iv) xuất khẩu ròng NX. Như vậy, nếu gọi Y là GDP
thì ta có thể viết:
Y = C + I + G + NX.
Nói cách khác, GDP là tổng của tiêu dùng C, đầu tư I, chi tiêu chính phủ G và xuất khẩu ròng
NX. Tiêu dùng C bao gồm giá trị hàng hóa mà người tiêu dùng mua để đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Hàng hóa tiêu dùng được chia thành ba loại chính: (i) hàng hóa mau hỏng, (ii) hàng hóa lâu bền và
(iii) dịch vụ. Hàng hóa mau hỏng là hàng hóa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn như thực phẩm,
rau quả, áo quần, v.v. Hàng hóa lâu bền là hàng hóa tồn tại trong một thời gian dài như xe ô tô, ti
vi, v.v. Dịch vụ là những công việc được thực hiện theo yêu cầu của người tiêu dùng, như cắt tóc,
khám trị bệnh, giặt ủi, đưa đón khách, v.v. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP của
Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (Việt Nam trên 70%, Singapore:
55,9%, Malaysia: 58,2%, Thái Lan: 67,7%).
4
Đầu tư I bao gồm giá trị hàng hóa được mua để sử dụng trong tương lai. Đầu tư cũng gồm
ba loại chính: (i) đầu tư của doanh nghiệp, (ii) đầu tư của cư dân và (iii) dự trữ (tồn kho). Đầu tư
của doanh nghiệp là giá trị của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, v.v. mà doanh nghiệp mua để phục
vụ sản xuất. Đầu tư của cư dân là giá trị nhà ở hay bất động sản mà các cá nhân trong nền kinh tế
mua để sử dụng. Đầu tư của doanh nghiệp và của cư dân như vừa nêu được gọi là đầu tư cố định.
Nói cách khác, đầu tư cố định là giá trị hàng hóa cuối cùng được mua bởi doanh nghiệp và hộ gia
đình nhưng không nhằm mục đích bán lại mà sử dụng để sản xuất ra hàng hóa phục vụ nhu cầu
tương lai. Dự trữ (tồn kho) là giá trị tăng thêm trong dự trữ (tồn kho) của doanh nghiệp. Giá trị dự
trữ (tồn kho) giảm đi nghĩa là đầu tư cho dự trữ (tồn kho) giảm. Thí dụ, giá trị bánh mì mà một
tiệm bán bánh mì mua vào nhưng không bán lại ngay sẽ làm tăng giá trị dự trữ (tồn kho) của doanh
nghiệp này.
Chi tiêu chánh phủ G là giá trị hàng hóa do chính phủ mua nhằm phục vụ cho lợi ích công
cộng. Chi tiêu chánh phủ bao gồm chi tiêu cho trang thiết bị quân sự, đường sá, sách vở và các
dịch vụ do chánh phủ cung ứng. Tuy nhiên, chi tiêu chánh phủ không bao gồm các khoản chuyển
nhượng cho cá nhân như an ninh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi xã hội, v.v. vì các khoản
chuyển nhượng này chỉ có tác dụng phân phối lại thu nhập mà không liên quan đến mua bán hàng
hóa nên không được tính vào GDP. Chi tiêu chánh phủ được tài trợ bởi thuế.
4
Nguồn: http:www.vneconomy.vn, số 908, thứ Hai, 25-9-2006.
12
Mục cuối cùng – xuất khẩu ròng NX – có liên quan đến ngoại thương, trong đó bao gồm cả
xuất nhập khẩu. Xuất khẩu ròng là giá trị hàng hóa xuất khẩu (EX) trừ đi giá trị hàng hóa nhập
khẩu vào trong nước (IM). Xuất khẩu ròng đo lường chi tiêu ròng của nước ngoài đối với hàng hóa
trong nước, qua đó làm tăng thu nhập của người sản xuất trong nước.
Thí dụ. GDP và các bộ phận cấu thành
5
Năm 1994 GDP của Hoa Kỳ là xấp xỉ 7.000 tỷ đô-la. Con số này là quá tổng quát nên khó có thể
thấy được ý nghĩa của nó. Vì vậy, các nhà kinh tế chia con số này cho số dân của Hoa Kỳ vao năm
1994 là 261 triệu người. Bằng cách này, ta tính được GDP tính trên đầu người – đó là số chi tiêu
tính bình quân của mỗi người dân Hoa Kỳ – là 25.852 đô-la vào năm 1994.
Con số này nên được sử dụng như thế nào? Bảng 2.1 cho thấy là khoảng hai phần ba của con
số này, tức là khoảng 17.757 đô-la, là chi cho tiêu dùng. Đầu tư là khoảng 3.963 đô-la/người. Chi
tiêu của chinh phủ là 4.509 đô-la/người, trong đó 1.121 đô-la là chi tiêu cho quốc phòng.
Bảng 5.2. GDP và cấu thành chi tiêu năm 1994 của Hoa Kỳ
Chỉ tiêu
Tổng số
(tỷ đô-la)
Bình quân đầu
người (đô-la)
GDP 6.738,4 25.852
Tiêu dùng (C) 4.628,4 17.757
Hàng hóa mau hỏng 1.394,3 5.349
Hàng hóa lâu bền 591,5 2.269
Dịch vụ 2.642,7 10.139
Đầu tư
Đầu tư của doanh nghiệp 697,6 2.676
Đầu tư của dân cư 283,0 1.086
Dự trữ 52,2 200
Chi tiêu chính phủ 1.175,3 4.509
Liên bang 437,3 1.678
Quốc phòng 292,3 1.121
Phi quốc phòng 145,0 556
Tiểu bang và địa phương 738,0 2.831
Xuất khẩu ròng -98,2 -377
Xuất khẩu 718,7 2.757
Nhập khẩu 816,9 3.134
Nguồn: Mankiw 1997, tr. 28.
Tính bình quân, mỗi cá nhân mua 3.134 đô-la hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và sản xuất
ra được số hàng hóa với giá trị là 2.757 để xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, xuất khẩu ròng là âm.
Do thu nhập từ bán hàng ra nước ngoài ít hơn chi tiêu để mua hàng nước ngoài nên Hoa Kỳ phải
tài trợ cho chi tiêu này bằng cách vay nợ nước ngoài bằng cách bán tài sản ra nước ngoài. Như
vậy, năm 1994 mỗi người dân Hoa Kỳ phải vay 377 đô-la.
5
Nguồn: Mankiw, N.G., 1997, Macroeconomics, Lần xuất bản thứ ba, Worth Publishers, New York.
13
III. TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN GNP
III.1. Định nghĩa GNP
GNP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công dân một nước
sản xuất ra trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Nói cách khác, GNP là tổng thu
nhập của người dân một nước trong một thời gian nhất định. GNP bao gồm thu nhập của người
dân trong nước từ nước ngoài nhưng lại loại trừ thu nhập của người nước ngoài đang làm việc
trong nước.
III.2. Mối liên hệ giữa GDP và GNP
Theo định nghĩa, GNP gồm hai phần. Một, phần do công dân một nước sản xuất ra trên lãnh thổ
nước đó. Hai, phần do công dân nước đó sản xuất ra trên lãnh thổ nước khác. Phần này được gọi là
thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu hay còn gọi là thu nhập yếu tố từ nước ngoài. Thu nhập này gồm
có tiền công của người đi lao động ở nước ngoài và thu nhập từ việc sở hữu vốn (bất động sản,
chứng khoán), bản quyền, v.v. của người trong nước ở nước ngoài.
Theo định nghĩa, GDP được tính trên lãnh thổ một nước. Tuy nhiên, trên lãnh thổ một nước
thì ngoài phần sản phẩm do công dân nước đó sản xuất ra thì còn có phần do công dân nước khác
tạo ra. Do đó, GDP cũng có hai phần. Một, phần do công dân một nước sản xuất ra trên lãnh thổ
nước đó. Hai, phần do công dân nước khác sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó. Phần này được gọi là
thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu hay còn gọi là thu nhập yếu tố chuyển ra nước ngoài. Đó là tiền
công lao động, thu nhập từ việc sở hữu vốn, bản quyền, v.v. của người nước ngoài đầu tư vào trong
nước.
Như vậy, GNP và GDP trùng nhau ở phần sản phẩm do công dân ở một nước sản xuất ra trên
lãnh thổ nước đó và khác nhau ở phần thu nhập từ các yếu tố được xuất khẩu và nhập khẩu. Như
vậy, ta có mối liên hệ:
GNP = GDP + NIA,
trong đó, NIA là thu nhập ròng từ nước ngoài. NIA chính là phần chênh lệch giữa giá trị sản phẩm
mà người trong nước sản xuất ở nước ngoài và giá trị sản phẩm mà người nước ngoài sản xuất
trong nước.
NIA có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng không. Nếu NIA > 0 thì GNP > GDP. Nếu NIA < 0 thì
GNP < GDP. Nếu NIA = 0 thì GNP = GDP, nhưng trường hợp này thường ít xảy ra. Thông
thường, ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì GNP < GDP vì khả năng đầu tư ra
nước ngoài thường thấp hơn số đầu tư tiếp nhận từ nước ngoài.
GDP và GNP là hai cách đo lường thu nhập khác nhau vì một cá nhân có thể có thu nhập và
sinh sống ở các quốc gia khác nhau. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa GDP và GNP, hãy xem các thí dụ
khác nhau. Một người Mexico làm việc tạm thời ở Hoa Kỳ. Thu nhập của người Mexico này là
14
một bộ phận của GDP của Hoa Kỳ vì nó được tạo ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nó lại không
được bao gồm trong GNP của Hoa Kỳ vì người Mexico này không phải là người Hoa Kỳ. Tương
tự, nếu một người Hoa Kỳ làm việc ở Mexico thì thu nhập của anh ta là một bộ phận của GNP của
Hoa Kỳ nhưng không được bao gồm trong GDP của nước này.
Hãy xem một thí dụ khác, một người Nhật sở hữu một căn hộ ở New York, Hoa Kỳ. Tiền
cho thuê căn hộ của người Nhật Bản này là một bộ phận của GDP của Hoa Kỳ vì nó được tạo ra
trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tiền cho thuê căn hộ này không được tính vào GNP của Hoa Kỳ
vì người chủ của căn hộ này không phải là người Hoa Kỳ. Tương tự, nếu một công dân Hoa Kỳ sở
hữu một nhà máy ở Việt Nam thì lợi nhuận của nhà máy sẽ được tính vào GNP của Hoa Kỳ nhưng
lại không được tính vào GDP của quốc gia này.
Trong hầu hết trường hợp, sự phân biệt giữa GDP và GNP là không nhứt thiết. Đó là vì hầu
hết người dân nhận được thu nhập chủ yếu là từ trong nước nên GDP và GNP thường đi cùng với
nhau. Chính vì thế, người ta thường tập trung vào nghiên cứu chỉ tiêu GDP.
IV. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI
Một đồng hôm nay không mua được nhiều hàng hóa như một đồng hai mươi năm cách đây. Đó là
vì giá của hầu như mọi hàng hóa đều tăng lên theo thời gian. Sự tăng lên của giá cả tổng quát của
hàng hóa trong một nền kinh tế được gọi là lạm phát. Lạm phát là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của các nhà kinh tế cũng như các nhà lập chánh sách. Chương 5 sẽ phân tích nguyên
nhân của lạm phát. Trong chương này, ta chỉ nghiên cứu xem các nhà kinh tế đo lường chi phí
cuộc sống như thế nào thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI.
IV.1. Giá của một rổ hàng hóa
Chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường giá hàng hóa của một nền kinh tế là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Việc tính chỉ số giá tiêu dùng được bắt đầu bằng việc tập hợp giá của các hàng hóa đại diện cho
nền kinh tế, mà không phải là giá của tất cả các loại hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế.
Cũng giống như GDP là chỉ tiêu đo lường giá trị hàng hóa, CPI là chỉ tiêu đo lường giá tổng thể
của hàng hóa của một nền kinh tế.
Làm thế nào các nhà kinh tế tổng hợp giá của nhiều loại hàng hóa thành một chỉ số đo lường
một cách đáng tin cậy? Họ có thể tính giá trung bình số học. Phương pháp tính này xem tất cả các
loại hàng hóa là có tầm quan trọng như nhau đối với nền kinh tế. Song, do ta mua thịt gà nhiều hơn
trứng cá hồi nên giá thịt gà có ảnh hưởng nhiều đến mức giá chung của nền kinh tế hơn là trứng cá
hồi. Vì vậy, cơ quan thống kê của chánh phủ sẽ tính bình quân gia quyền với quyền số khác nhau
đối với giá của một rổ hàng hóa được tiêu dùng bởi một người tiêu dùng tiêu biểu của nền kinh tế.
CPI là giá của rổ hàng hóa này vào một năm nào đó so với giá của nó vào năm năm gốc.
Thí dụ, hàng tháng một người tiêu dùng tiêu biểu mua 5 quả táo và 2 quả cam. Nghĩa là, giá
của rổ hàng hóa bao gồm 5 quả táo và 2 quả cam. Như thế, CPI được tính bằng công thức là:
15
CPI =
9292
25
25
CT
CT
PP
PP
×+×
×+×
,
trong đó: năm 1992 là năm gốc, P
T
và P
C
lần lượt là giá táo và giá cam hiện tại,
92
T
P
và
92
C
P
lần
lượt là giá táo và giá cam vào năm 1992. Chỉ số này cho biết mua 5 quả táo và 2 quả cam hôm nay
tốn kém như thế nào so với việc mua chúng vào năm 1992. Nếu CPI = 1,2 thì ta có thể nói giá của
5 quả táo và 2 quả cam vào thời điểm hiện tại đã tăng 20% so với năm 1992.
CPI là chỉ số giá được quan tâm nhất, nhưng không phải là chỉ tiêu duy nhất. Khi CPI tăng
lên, các nhà kinh tế bảo rằng nền kinh tế vị lạm phát và ngược lại, nền kinh tế bọ giảm phát. Chỉ số
khác là chỉ số giá sản xuất PPI, đo lường giá của một rổ hàng hóa sử dụng cho sản xuất thay vì
cho tiêu dùng.
IV.2. CPI và chỉ số điều chỉnh GDP
Trước đây ta đã nghiên cứu một chỉ số khác cũng đo lường giá, đó là chỉ số điều chỉnh GDP hay tỷ
số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực. Chỉ số điều chỉnh GDP và CPI cho biết các thông tin khác
nhau về mức giá tổng quát của nền kinh tế. Có ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai chỉ tiêu này.
Một, chỉ số điều chỉnh GDP đo lường giá cả của toàn bộ hàng hóa của nền kinh tế trong khi
CPI chỉ đo lường giá của rổ hàng hóa mà người tiêu dùng (tiêu biểu) sử dụng. Vì vậy, sự gia tăng
trong giá của hàng hóa mà doanh nghiệp và chánh phủ sử dụng được thể hiện trong chỉ số điều
chỉnh GDP mà không được thể hiện trong CPI do CPI chỉ bao gồm hàng hóa tiêu dùng.
Hai, chỉ số điều chỉnh GDP chỉ bao gồm hàng hóa được sản xuất trong nước. Do hàng hóa
nhập khẩu không được bao gồm trong GDP nên không được thể hiện trong chỉ số điều chỉnh GDP.
Ngược lại, CPI bao gồm giá của cả hàng hóa nhập khẩu lẫn hàng hóa trong nước. Vì vậy, sự tăng
giá của xe Toyota chế tạo tại Nhật nhưng được bán ở nước ta sẽ ảnh hưởng CPI của nước ta vì xe
Toyota được người tiêu dùng trong nước sử dụng nhưng lại không ảnh hưởng đến chỉ số điều
chỉnh GDP vì xe này không bao gồm trong GDP của nước ta.
Ba, sự khác biệt khó thấy nhất xuất phát từ cách thức hai chỉ tiêu này tổng hợp nhiều loại giá
của nền kinh tế. CPI được tính bằng cách sử dụng rổ hàng hóa cố định (do rổ hàng hóa mà người
tiêu dùng tiêu thụ thường cố định trong một thời gian dài) trong khi chỉ số điều chỉnh GDP lại cho
phép rổ hàng hóa thay đổi theo thời gian (vì hàng hóa mà một nền kinh tế sản xuất ra thường thay
đổi hàng năm). Để thấy điều này, hãy xem xét một nền kinh tế chỉ sản xuất và tiêu dùng táo và
cam. Ta có:
Chỉ số giá điều chỉnh GDP = GDP danh nghĩa / GDP thực =
CCTT
CCTT
QPQP
QPQP
×+×
×+×
9292
.
CPI =
92929292
9292
CCTT
CCTT
QPQP
QPQP
×+×
×+×
.
16
Hai đẳng thức này cho thấy cả CPI và chỉ số giá điều chỉnh GDP đều so sánh giá của một rổ
hàng hóa hôm này với giá của rổ hàng hóa tương tự ở năm gốc. Sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu này
nằm ở chỗ rổ hàng hóa thay đổi theo thời gian. CPI sử dụng rổ hàng hóa cố định (số lượng hàng
hóa vào năm gốc) trong khi chỉ số giá điều chỉnh GDP sử dụng rổ hàng hóa thay đổi (số lượng vào
năm hiện thời).
Thí dụ sau minh họa sự khác nhau của hai chỉ tiêu này. Vào một năm nào đó, sâu bệnh làm
thiệt hại toàn bộ ngành sản xuất cam của một quốc gia. Khi đó, sản lượng cam bằng không và giá
của một số ít cam còn lại trên thị trường là rất cao. Do cam không còn được bao gồm trong GDP
nên sự tăng giá này của cam không được thể hiện trong chỉ số điều chỉnh GDP. Tuy nhiên, do CPI
được tính dựa trên rổ hàng hóa cố định luôn bao gồm cam nên sự tăng giá cam làm cho CPI thay
đổi đáng kể.
Các nhà kinh tế gọi chỉ số giá sử dụng một rổ hàng hóa cố định là chỉ số Laspeyres và chỉ số
giá sử dụng rổ hàng hóa thay đổi là chỉ số Paasche. Các lý thuyết kinh tế đã cố gắng chỉ ra xem
chỉ số nào có ưu điểm hơn nhưng cuối cùng không kết luận được điều này.
Mục tiêu của bất kỳ một chỉ số giá nào cũng là đo lường chi phí sống. Khi giá của các hàng
hóa khác nhau thay đổi một lượng khác nhau thì chỉ số Laspeyres có xu hướng thổi phồng sự gia
tăng trong chi phí sống trong khi chỉ số Paasche lại không phản ánh đầy đủ sự tăng giá này. Do chỉ
số Laspeyres sử dụng rổ hàng hóa cố định nên không tính đến việc người tiêu dùng thay thế hàng
hóa này bằng hàng hóa khác rẻ hơn. Ngược lại, chỉ số Paasche tính đến sự thay thế này nhưng lại
không tính đến sự giảm đi trong lợi ích của người tiêu dùng xuất phát từ sự thay thế này khi giá
tăng lên. Thí dụ về cam bị thiệt hại do hạn hán minh họa nhược điểm trên đối với chỉ số Laspeyres
và chỉ số Paasche.
IV.3. CPI có thổi phồng lạm phát không?
CPI là chỉ số giá được theo dõi chặt chẽ nhất. Các nhà lập chánh sách dựa vào CPI để hình thành
các chánh sách tiền tệ. Thêm vào đó, các điều luật và các hợp đồng dân sự có liên quan đến tiền
lương sử dụng CPI để điều chỉnh cho sự thay đổi của giá. Thí dụ, phúc lợi xã hội được điều chỉnh
tự động hàng năm để lạm phát không làm giảm mức sống của những người già sống nhờ vào phúc
lợi xã hội.
Do có rất nhiều thứ phụ thuộc vào CPI nên ta phải chắc rằng CPI do lường mức giá một cách
chánh xác. Nhiều nhà kinh tế tin rằng CPI thổi phồng lạm phát. Có rất nhiều vấn đề liên quan với
nhau được viện dẫn để chứng minh điều này.
Vấn đề đầu tiên là CPI không phản ánh khả năng thay thế hàng hóa vừa được đề cập ở trên.
Do CPI đo lường giá của một rổ hàng hóa cố định nên nó không phản ánh khả năng thay thế hàng
hóa có giá tăng lên bằng hàng hóa có giá giảm đi. Vì vậy, khi giá tương đối thay đổi, chi phí sống
thực sự tăng chậm hơn sự gia tăng của CPI.
Vấn đề thứ hai có liên quan đến sự xuất hiện của hàng hóa mới. Khi một hàng hóa mới xuất
hiện trên thị trường thì người tiêu dùng được hưởng lợi do họ có nhiều hàng hóa hơn để chọn lựa.
Thực tế, sự xuất hiện của hàng hóa mới làm tăng sức mua của đồng tiền. Song sự gia tăng trong
sức mua của đồng tiền lại không được phản ánh qua CPI.
17
Vấn đề thứ ba là CPI không đo lường được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa. Khi một
doanh nghiệp thay đổi chất lượng sản phẩm của mình, không phải tất cả sự thay đổi trong giá của
hàng hóa này phản ánh sự thay đổi trong chi phí sống. Cơ quan thống kê cố gắng đo lường sự thay
đổi trong chất lượng hàng hóa. Thí dụ, ở Hoa Kỳ hãng xe hơi Ford cải tiến mã lực của các thế hệ
xe và chánh phủ Hoa Kỳ cố gắng phản ảnh sự thay đổi này trong CPI nhưng CPI được điều chỉnh
theo chất lượng xe không thay đổi nhanh như CPI không điều chỉnh theo chất lượng. Tuy nhiên, có
rất nhiều sự thay đổi trong chất lượng xe, như sự thoải mái hay an toàn, lại rất khó đo lường. Nếu
sự cải tiến chất lượng không được đo lường (hơn là sự xuống cấp chất lượng không được đo
lường) là phổ biến thì CPI được đo lường gia tăng nhanh hơn.
V. ĐỊNH LUẬT OKUN
Các nhà kinh tế đã đặt ra câu hỏi là có mối quan hệ nào giữa thất nghiệp và GDP thực không? Do
người lao động sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ nên nếu thất nghiệp xuất hiện thì GDP thực sẽ giảm.
Định luật Okun – đặt theo tên của nhà kinh tế học nổi tiếng Arthur Okun – miêu tả mối quan hệ
nghịch chiều giữa thất nghiệp và GDP. Định luật Okun cho rằng:
% thay đổi của GDP thực = 3% – 2
×
Thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp.
Nếu tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi, GDP thực sẽ tăng trưởng 3%. Tỷ lệ tăng trưởng này là
tỷ lệ tăng trưởng bình thường do tăng dân số, do tích tụ vốn, và do tiến bộ kỹ thuật. Định luật
Okun cũng cho thấy nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 1% thì GDP thực sẽ giảm đi 2%. Như vậy, nếu
tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 6% lên 8% thì tốc độ tăng trưởng của GDP thực sẽ là:
Tốc độ tăng trưởng của GDP thực =
%1%)6%8(2%3 −=−×−
.
Trong trường hợp này, định luật Okun nói rằng GDP thực sẽ giảm đi 1%, nghĩa là nền kinh tế
bị suy thoái.
Bài đọc thêm. Tăng trưởng “xanh”
Bài đọc này cung cấp một cách nhìn mới về chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để
đo lường kết quả hoạt động kinh tế của một quốc gia. Các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu này nên
được cải tiến để có thể làm việc này một cách chính xác hơn. Bài viết này là của Giáo sư Joseph
Stiglitz là giáo sư kinh tế học người Mỹ, được giải Nobel Kinh tế năm 2001; nguyên là Phó chủ
tịch và kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB). Hiện ông giảng dạy tại Đại học
Columbia và nhiều đại học hàng đầu khác ở Mỹ. Đoạn này trích trong một bài viết của ông trên
tạp chí Fortune, 2–10–2006.
Tổng giá trị sản lượng nội địa GDP, chỉ số đánh giá kinh tế hàng đầu hiện nay, đã bị lạc hậu và sai
lệch. Từ lâu được coi là tiêu chuẩn đo lường tốc độ phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào, song
GDP đã trở thành tiêu chí không đầy đủ khi đo lường sức khỏe của một nền kinh tế trong tầm nhìn
18
dài hạn giữa một thế giới toàn cầu hóa. Nó cũng giống như đánh giá một doanh nghiệp mà chỉ dựa
vào số thu chi tiền mặt hàng ngày mà quên tính chi phí khấu hao tài sản, thiết bị.
Khi các tài sản vô hình và hữu hình trở nên ngày càng quan trọng thì lượng tiền mặt luân
chuyển chỉ là một chỉ số “tồi” khi tính toán giá trị của một doanh nghiệp. Một công ty mới khởi
nghiệp không có nhiều tiền mặt nhưng vẫn tạo ra được các sản phẩm phần mềm có giá trị lớn;
trong khi một công ty có tiền mặt dồi dào vẫn có thể sụp đổ khi đồng vốn bị mất giá. Nền kinh tế
cũng vậy.
Đó là lý do tại sao các nhà kinh tế học đi tìm một khung mẫu kế toán mới bổ sung cho việc sử
dụng chỉ số GDP và qua đó hình thành một thước đo mới, đó là NNP (Green Net National Product
– tổng sản lượng quốc gia thuần và xanh). “Xanh” nghĩa là GDP phải tính đến sự tiêu hao các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự xuống cấp của môi trường sống để tạo ra sản lượng và tăng
trưởng kinh tế. “Thuần” nghĩa là phải điều chỉnh tổng sản lượng, trừ đi các tài sản vật chất của
quốc gia bị tiêu hao trong quá trình sản xuất.
Một đất nước hy sinh tài nguyên thiên nhiên có thể có sự tăng trưởng GDP ấn tượng nhưng
tổng sản lượng quốc gia GNP có thể không tăng nhiều bởi vì giá trị được sản xuất bị chảy ra nước
ngoài. GNP khác với GDP ở chỗ GNP tập trung vào thu nhập mà một quốc gia nhận được còn
GDP là tất cả những gì được sản xuất trong quốc gia đó. Đối với các nước đang phát triển đang mở
cửa cho đầu tư nước ngoài thì sự phân biệt này rất quan trọng. Một quốc gia phát triển bằng tiền đi
vay sẽ thấy GDP tăng trưởng nhưng phần lớn sự gia tăng thu nhập sẽ chảy ra ngoài theo con đường
trả lãi vay.
Papua New Guinea là một ví dụ. Khi tập đoàn thép BHP Billiton đầu tư khai thác mỏ vàng và
đồng Ok Tedi năm 1984, GDP của nước này tăng vọt nhờ sản lượng quặng khai thác được. Nhưng
hầu như toàn bộ thu nhập từ mỏ đều vào túi các ông chủ nước ngoài. Còn dân địa phương thì nhận
được ô nhiễm. Các nhà khai mỏ đã đổ khoảng 90 triệu tấn phế phẩm xuống hệ thống sông ngòi ở
địa phương, đầu độc nguồn nước của khoảng 40.000 người trong 120 thôn làng phía hạ lưu. Người
dân bản địa đã khởi kiện; BHP phải bồi thường hàng triệu đô-la song gánh nặng khôi phục môi
trường sống lại đè lên vai đất nước nhỏ bé này.
Tiêu chí tính toán sai sẽ dẫn tới quyết định sai. Một chính phủ tập trung cho sự tăng trưởng
GDP sẽ nhân nhượng việc khai thác khoáng sản và dầu mỏ; còn nếu tập trung vào NNP thì chính
phủ đó sẽ nhận ra rằng cuộc sống của người dân mình có thể trở nên tồi tệ hơn khi tài nguyên cạn
kiệt và môi trường bị ô nhiễm cho dù GDP tăng trưởng cao. Một tiêu chí tính toán xanh hơn, cân
bằng hơn không phải là ý tưởng mới song đã đến lúc phải vận dụng nó vào thực tiễn, nhất là khi
chúng ta đang vận hành công cuộc toàn cầu hóa kinh tế.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 12-10-2006, tr. 53.
Thuật ngữ
Chỉ số điều chỉnh GDP: GDP deflator
Chỉ số giá tiêu dùng: Consumer Price Index (CPI)
Chỉ số giá sản xuất: Producer Price Index (PPI)
19
Đầu tư cố định: Fixed investment
Thu nhập ròng từ nước ngoài: Net income abroad (NIA)
20