Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.45 KB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRẦN THỊ VÂN DUNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Đăng Khâm
MỤC LỤC
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 7
LỜI MỞ ĐẦU I
CHƯƠNG 1. CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI II
1.1. Phân tích tín dụng của ngân hàng thương mại II
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại II
1.1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại II
1.1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM II
1.1.2. Phân tích tín dụng của NHTM III
1.1.2.1. Khái niệm phân tích tín dụng III
1.1.2.2. Các nguồn thông tin trong phân tích tín dụng III
1.1.2.3. Nội dung phân tích tín dụng III
1.2. Chất lượng phân tích tín dụng của NHTM IV
1.2.1. Khái niệm về chất lượng phân tích tín dụng IV
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng phân tích tín dụng IV
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng của NHTM IV
1.3.1.1. Nhân tố chủ quan IV
1.3.1.2. Nhân tố khách quan IV
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI


VPBANK NAM ĐỊNH V
2.1. Khát quát về VPBank chi nhánh Nam Định V
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển V
2.1.2. Cơ cấu tổ chức V
2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu V
2.1.3.1. Huy động vốn V
2.1.3.2. Cho vay V
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh VI
2.2. Thực trạng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định VI
2.2.1. Thực trạng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định VI
2.2.1.1. Quy trình phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định VI
2.2.1.2. Nội dung phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ VI
2.2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank Chi nhánh Nam Định
VIII
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh
Nam Định X
2.3.1. Kết quả đạt được X
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân X
2.3.2.1. Hạn chế X
2.3.2.2. Nguyên nhân X
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN
DỤNG TẠI VPBANK NAM ĐỊNH XI
3.1. Định hướng phát triển của VPBank chi nhánh Nam Định XI
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ XI
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng XI
3.2.2. Nghiêm túc thực hiện quy trình phân tích tín dụng XII
3.2.3. Hoàn thiện nội dung trong tờ trình phân tích tín dụng: XII
3.2.4. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng XIII
3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin phân tích tín dụng XIII
3.2.6. Hoàn thiện phương pháp chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm khách hàng XIV

3.2.7. Nâng cao công tác tuyển dụng, bồi dưỡng trình độ, năng lực cán bộ thẩm
định XIV
3.2.8. Thành lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho công tác phân tích XV
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động phân tích XV
3.2.10. Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng với khách hàng XV
3.3. Kiến nghị XVI
3.3.1. Với Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan XVI
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước XVI
3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà
nước XVI
3.3.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng XVII
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng XVII
3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank Hội sở XVII
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 3
1.1. Phân tích tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM 6
1.1.2. Phân tích tín dụng của NHTM 9
1.1.2.1. Khái niệm phân tích tín dụng 9
1.1.2.2. Các nguồn thông tin trong phân tích tín dụng 10
1.1.2.3. Nội dung phân tích tín dụng 12
1.2. Chất lượng phân tích tín dụng của NHTM 22
1.2.1. Khái niệm về chất lượng phân tích tín dụng 22
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng phân tích tín dụng 24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng của NHTM 27
1.3.1.1. Nhân tố chủ quan 27
1.3.1.2. Nhân tố khách quan 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI
VPBANK NAM ĐỊNH 31
2.1. Khát quát về VPBank chi nhánh Nam Định 31
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32
2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu 34
2.1.3.1. Huy động vốn 34
2.1.3.2. Cho vay 35
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh 37
2.2. Thực trạng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định 38
2.2.1. Thực trạng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định 38
2.2.1.1. Quy trình phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định 38
2.2.1.2. Nội dung phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ 43
2.2.1.3. Minh họa phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định qua ví
dụ điển hình 48
2.2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank Chi nhánh Nam Định
59
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh
Nam Định 65
2.3.1. Kết quả đạt được 65
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 66
2.3.2.1. Hạn chế 66
2.3.2.2. Nguyên nhân 69
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN
DỤNG TẠI VPBANK NAM ĐỊNH 73
3.1. Định hướng phát triển của VPBank chi nhánh Nam Định 73
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ 77
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 78
3.2.2. Nghiêm túc thực hiện quy trình phân tích tín dụng 79
3.2.3. Hoàn thiện nội dung trong tờ trình phân tích tín dụng: 80

3.2.4. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng 82
3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin phân tích tín dụng 84
3.2.6. Hoàn thiện phương pháp chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm khách hàng 86
3.2.7. Nâng cao công tác tuyển dụng, bồi dưỡng trình độ, năng lực cán bộ thẩm
định 88
3.2.8. Thành lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho công tác phân tích 90
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động phân tích 91
3.2.10. Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng với khách hàng 91
3.3. Kiến nghị 91
3.3.1. Với Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan 91
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 94
3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) 94
3.3.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng 95
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng 95
3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank Hội sở 96
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
AO Nhân viên Phục vụ khách hàng (AO = Account Office)
BCTC Báo cáo tài chính
CA Nhân viên quản lý tín dụng (CA = Credit Administration)
CIC
Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN
(Credit Information Center)
CNNĐ Chi nhánh Nam Định
DT Doanh thu
NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
PAKD Phương án kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSBĐ Tài sản bảo đảm
SXKD Sản xuất kinh doanh
VPBank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng
(Vietnam Prosperity joint stock commercial Bank)
VND Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VPBank CNNĐ giai đoạn 2007 – 2010
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của VPBank CNNĐ giai đoạn 2007-2010
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VPBank CNNĐ giai đoạn 2007 – 2010
Bảng 2.4: Bảng điểm xếp hạng tín dụng
Bảng 2.5: Bảng đánh giá tín dụng kết hợp
Bảng 2.6: Bảng cân đối kế toán của công ty Mai Linh Nam Định
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Mai Linh Nam Định
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu về tăng trưởng của công ty Mai Linh Nam Định
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty Mai Linh Nam Định
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về hoạt động của công ty Mai Linh Nam Định
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản của công ty Mai Linh Nam Định
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về quản lý nợ của công ty Mai Linh Nam Định
Bảng 2.13: Các thông số về quan hệ của công ty Mai Linh Nam Định với VPBank
CNNĐ
Bảng 2.14: Các khoản vay còn trong hạn của Mai Linh Nam Định tại VPBank
CNNĐ
Bảng 2.15: Dư nợ của công ty Mai Linh Nam Định tại các TCTD khác
trên địa bàn tỉnh Nam Định

Bảng 2.16: Tổng hợp kết luận kiểm tra nội bộ của Phòng kiểm toán nội bộ VPBank
về VPBank CNNĐ
Bảng 2.17: Quy định thời gian thẩm định và phê duyệt tín dụng
Bảng 2.18: Tổng hợp Nhật ký xử lý hồ sơ tín dụng 6 tháng cuối năm 2010
Bảng 2.19: Một số chi phí cơ bản cho công tác tín dụng
Bảng 2.20: Chất lượng tín dụng của khách hàng tại VPBank CNNĐ
Bảng 2.21: Tình hình hồ sơ vay vốn của VPBank CNNĐ
Sơ đồ 2.2: Quy trình phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của VPBank CNNĐ
Sơ đồ 3.1. Hoàn thiện quy trình cho vay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TRẦN THỊ VÂN DUNG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH NAM ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Đăng Khâm
I
LỜI MỞ ĐẦU
Là loại hình TCTD kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, hoạt động của
NHTM có tính chất đặc thù riêng, hàm chứa nhiều rủi ro mà các ngành khác không
có. Trong đó, tín dụng là nghiệp vụ quan trọng, mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu,
quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các NHTM, đồng thời là hoạt động ẩn
chứa rủi ro cao nhất. Những rủi ro này là không thể tránh khỏi, chỉ có thể đề phòng,
hạn chế chứ không thể loại trừ. Để mức độ rủi ro tín dụng là thấp nhất, với mỗi quyết
định tài trợ, các ngân hàng đều phải có một quá trình cân nhắc kỹ lưỡng trước, trong
và sau khi tài trợ. Quá trình này được gọi là quá trình phân tích tín dụng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) là một TCTD phát triển

tín dụng rộng rãi phục vụ các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh
cá thể và nhu cầu cá nhân. Trong điều kiện hiện nay, để đứng vững trên thị trường,
VPBank không những cần nỗ lực tìm kiếm, mở rộng các hoạt động chăm sóc khách
hàng mà còn không ngừng đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng tín dụng, hạn
chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây luôn
được coi là mục tiêu chiến lược của ngân hàng VPBank.
Trước thực trạng đó, đề tài “Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng chi nhánh Nam Định” đã
được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích của việc nghiên cứu là góp phần hệ thống hoá lý thuyết về chất
lượng phân tích tín dụng của NHTM thông qua phân tích thực trạng chất lượng
phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ, đưa ra ví dụ điển hình từ đó đánh giá lại toàn
bộ thực trạng này, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng phân tích tín dụng.
Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, mô hình hóa, hệ thống.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm
3 chương chính sau:
Chương 1: Chất lượng phân tích tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng và chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng VPBank CNNĐ
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng VPBank CNNĐ
II
CHƯƠNG 1. CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Phân tích tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
 Khái niệm
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật nhằm

mục tiêu lợi nhuận
 Các hoạt động chủ yếu của NHTM: mua bán ngoại tệ, nhận tiền gửi, cho
vay, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, bảo lãnh, quản lý
ngân quỹ, tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ, bảo quản vật có giá, cho thuê
thiết bị trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cung cấp
dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịch vụ đại lý
1.1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM
 Khái quát chung về hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy
động để cấp tín dụng.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm
tỷ trọng lớn nhất.
 Quy trình tín dụng tại các NHTM
Quy trình này bao gồm nhiều khâu, theo một trật tự nhất định, tuy nhiên về
cơ bản đều bao gồm các bước sau:
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
- Phân tích tín dụng
- Quyết định tín dụng
- Giải ngân
- Giám sát tín dụng
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
III
1.1.2. Phân tích tín dụng của NHTM
1.1.2.1. Khái niệm phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là quá trình đánh giá toàn diện về nhu cầu vay vốn của
khách hàng phù hợp với những quy định của ngân hàng, có khả năng hoàn trả cho

ngân hàng hay không, đồng thời qua phân tích đó ngân hàng xác định mức độ rủi
ro có thể chấp nhận được trong quá trình cho vay.
Thông qua phân tích tín dụng, ngân hàng sẽ thay thế những cảm nhận chủ
quan của mình về khách hàng và phương án vay vốn bằng những chứng cứ và lý lẽ
khoa học dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin
1.1.2.2. Các nguồn thông tin trong phân tích tín dụng.
- Thông tin từ các báo cáo do khách hàng cung cấp
- Thông tin từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng
- Thông tin từ ngân hàng
- Thông tin từ mua hoặc tìm kiếm qua các trung gian như qua các cơ quan
quản lý, qua các bạn hàng, chủ nợ khác của người vay, các trung tâm thông tin hoặc
tư vấn.
- Thông tin từ từ các cơ quan thông tin, báo chí, thông tin từ cơ quan thống
kê của chính phủ.
1.1.2.3. Nội dung phân tích tín dụng
a. Phân tích các yếu tố phi tài chính
- Điều kiện vay vốn
- Uy tín từ khách hàng
- Khả năng quản lý của khách hàng
- Mức độ tin cậy của hồ sơ xin cấp tín dụng
- Các điều kiện kinh tế
b. Phân tích các yếu tố tài chính của doanh nghiệp:
- Đánh giá tài sản của khách hàng
- Đánh giá nguồn tài trợ
- Phân tích các chỉ số tài chính: Có bốn nhóm chỉ số tài chính chủ yếu:
• Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn
• Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
• Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
• Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
IV

c. Xếp hạng tín dụng
1.2. Chất lượng phân tích tín dụng của NHTM
1.2.1. Khái niệm về chất lượng phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng được coi là có chất lượng khi thông qua phân tích tín
dụng thoả mãn được yêu cầu của Ngân hàng và khách hàng đặt ra.
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phân tích tín dụng của NHTM
Thứ nhất: Nhằm đánh giá tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả
và xác định khả năng cho vay hay không cho vay, qua đó giúp khách hàng ngày càng
phát triển.
Thứ hai: Thông qua nâng cao chất lượng phân tích tín dụng, đảm bảo chất
lượng tín dụng và qua đó thực hiện quản lý rủi ro trông hoạt động của NHTM.
Thứ ba: Tạo sự phát triển an toàn và bền vững cho ngân hàng, khách hàng và
nền kinh tế
1.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lượng phân tích tín dụng
- Nội dung phân tích
- Thời gian phân tích tín dụng
- Chi phí phân tích tín dụng
- Chất lượng tín dụng
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng dư nợ tín dụng
- Tỷ lệ Số doanh nghiệp thẩm định/Khách hàng xin vay vốn và tỷ lệ Số doanh
nghiệp thẩm định/Khách hàng được vay vốn
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng của
NHTM
1.3.1.1. Nhân tố chủ quan
- Trình độ kinh nghiệm, năng lực của cán bộ tín dụng
- Chất lượng của nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và việc xử
lý thông tin
- Sự hoàn thiện của quy trình tín dụng và chính sách tín dụng ảnh hưởng lớn
tới chất lượng phân tích tín dụng của ngân hàng
1.3.1.2. Nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế
- Môi trường chính trị - xã hội
V
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH
TÍN DỤNG TẠI VPBANK NAM ĐỊNH
2.1. Khát quát về VPBank chi nhánh Nam Định
2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển
Ngày 09/03/2007 Hội đồng quản trị VPBank đã ra quyết định số 278-
2007/QĐ-HĐQT chính thức thành lập VPBank chi nhánh Nam Định
Ngày 24/5/2007 VPBank CNNĐ chính thức khai trương đi vào hoạt động tại
địa chỉ 69 Lê Hồng Phong, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định.
Tháng 1/2008 khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Đò Quan
Tháng 5/2008 khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Lạc Quần
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của VPBank CNNĐ
2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu
2.1.3.1. Huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VPBank CNNĐ giai đoạn 2007 – 2010
Đơn vị: triệu VND
Năm 2007 2008 2009 2010
Tổng nguồn vốn 126.000 224.989 281.770 361.025
Không kỳ hạn 2.000 2.679 6.930 21.654
Có kỳ hạn 124.000 222.310 274.840 339.371
(Nguồn: BCTC VPBank CNNĐ 2007 – 2010)
2.1.3.2. Cho vay
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của VPBank CNNĐ giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: triệu VND
Ban
Giám đốc
Phòng

Phục vụ
Khách
hàng
Phòng
Kế toán
Tin học
Phòng
Hành
chính
Phòng
Giao dịch
Kho quỹ
Phòng
Giao dịch
Đò Quan
Phòng
Giao dịch
Lạc Quần
VI
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Hoạt động tín dụng 69.000 117.521 205.822 317.198
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân

trong nước
68.500 116.521 179.725 298.910
Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 24.719 42.047 94.830 194.108
Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam 43.364 73.594 84.135 104.243
Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam 417 880 760 558
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác, đầu tư 0 0 24.097 16.288
Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân
nước ngoài
500 1.000 2.000 2.000
(Nguồn: BCTC VPBank CNNĐ 2007 - 2010 )
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VPBank CNNĐ giai đoạn 2007 – 2010
Đơn vị: triệu VND
Năm 2007 2008 2009 2010
Tổng thu nhập hoạt động 2.940 34.788 52.181 81.995
Tổng chi phí hoạt động 3.100 33.287 49.180 75.880
Lợi nhuận trước thuế - 200 1.501 3.001 6.115
DT/Chi phí 0,95 1,05 1,06 1,08
Lợi nhuận/Chi phí -0,06 0,05 0,06 0,08
Nguồn: BCTC VPBank CNNĐ 2007 - 2010
2.2. Thực trạng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định
2.2.1. Thực trạng phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định
2.2.1.1. Quy trình phân tích tín dụng tại VPBank chi nhánh Nam Định
Sơ đồ 2.2: Quy trình phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ
2.2.1.2. Nội dung phân tích tín dụng tại VPBank CNNĐ
a. Các yếu tố phi tài chính
1. Tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn
2. Thẩm định khách hàng vay vốn
3. Tập hợp hồ sơ trình cấp phê duyệt
4. Hoàn thiện hồ sơ, thực hiện quyết định cấp tín dụng

5. Kiểm tra và xử lý nợ vay
6. Thanh lý, lưu trữ hồ sơ
VII
 Đối với khách hàng là cá nhân: các yếu tố phi tài chính được đánh giá
trên các khía cạnh:
- Tư cách và lai lịch khách hàng:
- Mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả
nợ của khách hàng:
 Đối với khách hàng là doanh nghiệp: các yếu tố phi tài chính được
đánh giá trên các khía cạnh:
- Tư cách pháp lý
- Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, tư cách chủ doanh nghiệp:
- Tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính:
- Quan hệ của doanh nghiệp với VPBank CNNĐ và với các TCTD khác:
b. Các yếu tố tài chính
- Thẩm định khả năng tài chính .
- Thẩm định phương án, dự án vay vốn
c. Xếp hạng tín dụng
Bảng 2.4: Bảng điểm xếp hạng tín dụng
Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro
87 – 100 A+ Xuất sắc Thấp
74 – 86 A Tốt Thấp
61 – 73 B+ Trung bình Trung bình
48 – 60 B Dưới trung bình Trung bình
35 – 47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao
0 – 34 C Rủi ro không thu hồi rất cao Cao
Nguồn: VPBank CNNĐ
Bảng 2.5: Bảng đánh giá tín dụng kết hợp
Chỉ tiêu
Xếp hạng rủi ro

A+ A B+ B C+ C
Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao
Xếp hạng TSBĐ
Mạnh Xuất sắc Tốt Trung bình
Trung bình Tốt Trung bình
Từ chối
Yếu Trung bình Từ chối
Nguồn: VPBank CNNĐ
VIII
Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp là nằm ở ô giao điểm giữa mức xếp hạng rủi
ro và mức xếp hạng TSBĐ của khách hàng đó. Kết quả này là một trong những căn
cứ để Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản tín dụng.
2.2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank Chi nhánh
Nam Định
 Nội dung phân tích
- Nội dung phê duyệt cho vay sai thẩm quyền: 100% món vay đã được phê
duyệt cho vay đúng thẩm quyền
- Nội dung thiếu nghị quyết Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng: hàng năm đều
tồn tại các hồ sơ thiếu nghị quyết. Thiếu sót này có thể do thư ký Ban tín dụng
không cung cấp nghị quyết kịp thời hoặc thất lạc trong quá trình lưu trữ hồ sơ.
- Nội dung thiếu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: 5-10% lượng hồ
sơ cho vay không có đầy đủ hồ sơ chứng minh sử dụng vốn đúng mục đích. Nguyên
nhân: đặc thù một số ngành nghề việc sử dụng vốn không thể cung cấp được giấy tờ
hợp lý như thu mua nguyên liệu từ nông dân, hoạt động kinh doanh của tiểu
thương, hoặc nhân viên AO không thu thập hồ sơ sau khi giải ngân
- Nội dung thiếu biên bản kiểm tra sử dụng sau cho vay: 30% lượng hồ sơ
thiếu biên bản kiểm tra sau cho vay thể hiện việc không tuân thủ quy trình của nhân
viên AO.
 Thời gian thẩm định
Bảng 2.17: Quy định thời gian thẩm định và phê duyệt tín dụng

TT Loại công việc Thời gian thực hiện tối đa
1 Tiếp nhận hồ sơ tín dụng 15 ngày
2 Phân tích tín dụng
5 ngày (khách hàng doanh nghiệp)
3 ngày (khách hàng cá nhân)
3 Lãnh đạo phòng tín dụng kiểm soát hồ sơ 3 ngày
4 Quyết định của Ban tín dụng 5 ngày
5 Quyết định của Hội đồng tín dụng 10 ngày
Nguồn: VPBank CNNĐ
- Các cán bộ làm công tác thẩm định đã cố gắng hoàn thành nội dung công việc
trong thời gian quy định
IX
- Tuy nhiên do các lý do như: khách hàng không cung cấp đầy đủ hồ sơ trong
một lần, tính chất phức tạp của khoản vay, vị trí khách hàng ở cách xa chi nhánh
ngân hàng, nên nhiều khi thời gian thẩm định bị kéo dài
 Chi phí thẩm định
Bảng 2.19: Một số chi phí cơ bản cho công tác tín dụng
Đơn vị: triệu VND
TT Khoản mục 2007 2008 2009 2010
1 Phụ cấp xăng xe 35,3 70,6 95,8 105,8
2 Phụ cấp điện thoại 16,8 33,6 45,6 50,4
3 Thuê định giá TSBĐ 106,5 128,5 163,5 172,0
4 Phí dịch vụ CIC 9,3 11,9 15,8 16,1
5 Lệ phí đăng kí giao dịch bảo đảm 11,3 14,4 19,21 19,5
6 Lệ phí công chứng hợp đồng thế chấp 106,2 180,8 316,6 488,0
Nguồn: VPBank CNNĐ
 Chất lượng tín dụng
Bảng 2.20: Chất lượng tín dụng của khách hàng tại VPBank CNNĐ
Chỉ tiêu
2008 2009 2010

Giá trị
(triệu
VND)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu
VND)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu
VND)
Tỷ
trọng
(%)
1. Nợ đủ tiêu chuẩn 113.511 96,59 203.020 98,64
316.17
8
99,67
2. Nợ cần chú ý 2.661 2,26 2.499 1,21 938 0,30
3. Nợ dưới tiêu chuẩn 1.350 1,15 303 0,15 - -
4. Nợ có khả năng mất vốn - - - - 81 0,03
5. Tổng dư nợ 117.521 205.822 -
317.19
8
-
Nguồn: VPBank CNNĐ

 Tỷ lệ số khách hàng thẩm định/khách hàng xin vay vốn và tỷ lệ số khách hàng
thẩm định/khách hàng được vay vốn.
Bảng 2.22: Tình hình hồ sơ vay vốn của VPBank CNNĐ
2007 2008 2009 2010
Số hồ sơ xin vay vốn 213 257 327 483
Số hồ sơ được thẩm định 213 257 327 483
Số hồ sơ được xét duyệt cho
vay
141 180 239 343
Tỷ lệ 66,2% 70% 73,2% 71,0%
Nguồn: VPBank CNNĐ
X
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank chi
nhánh Nam Định
2.3.1. Kết quả đạt được
- Hoạt động tín dụng luôn vượt mức độ tăng trưởng do cấp trên đề ra.
- Chất lượng tín dụng được nâng cao
- Các báo cáo về phân tích tín dụng được lập tương đối đầy đủ về số lượng
và nội dung.
- Hệ thống các chỉ tiêu phân tích được xây dựng chi tiết
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Về chất lượng tờ trình: Nhiều tờ trình có nội dung sơ sài, trình bày dài dòng
nhưng chất lượng thông tin không đầy đủ.
- Đánh giá chất lượng TSBĐ còn tồn tại một số hạn chế
- Khả năng phân tích, đánh giá ngành nghề, thành phần kinh tế còn yếu
- Thời gian phân tích tín dụng chưa được giảm thiểu một cách hợp lý, đôi khi
vượt quá quy định.
- Chi phí thẩm định cho một hồ sơ vay vốn nhiều khi không tương ứng với thu
nhập mà ngân hàng nhận được từ khoản tiền cho vay.

- Công tác tìm kiếm khách hàng còn hạn chế
- Hệ thống kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả
2.3.2.2. Nguyên nhân
Có những biểu hiện hạn chế trên là do các nguyên nhân sau:
- Do chính sách tín dụng của ngân hàng còn nhiều bất cập
- Việc thực hiện quy trình tín dụng chưa nghiêm ngặt
- Chất lượng thẩm định dự án chưa cao
- Trình độ cán bộ tín dụng còn non trẻ, hệ thống thông tin tín dụng hạn chế
- Ngoài ra, những hạn chế này còn do các nguyên nhân khách quan như:
+ Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, nhất quán
+ Nguyên nhân từ phía khách hàng
XI
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN
TÍCH TÍN DỤNG TẠI VPBANK NAM ĐỊNH
3.1. Định hướng phát triển của VPBank chi nhánh Nam Định
 Cơ sở xây dựng định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại
VPBank CNNĐ
Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại VPBank CNNĐ được xây dựng
căn cứ vào chính sách tín dụng của VPBank Việt Nam, được thể hiện trong quyết
định số 02-2007/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị VPBank ban hành ngày
12/1/2007.
 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại VPBank CNNĐ
- Mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực thuộc mọi thành phần
kinh tế, trong đó chú trọng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Giữ vững thị phần hoạt động tín dụng. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng cao, dư
nợ lành mạnh, trên cơ sở đảm bảo các điều kiện, quy trình nghiệp vụ.
- Quan tâm đến chất lượng tín dụng, coi trọng tính an toàn và khả năng thu hồi
nợ của các khoản vay
- Đa dạng hóa loại hình tín dụng, sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng
khách hàng nhằm đa dạng hóa đối tượng khách hàng trong thời gian tới.

- Cơ cấu lại khách hàng theo hướng giảm dần dư nợ cho vay đối với những
khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, PAKD không hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng; cải tiến phương
pháp, chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện và chỉ đạo
kiên quyết nhằm khắc phục sai sót, tồn tại.
- Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ tại chi nhánh cả về số lượng và chất lượng,
đặc biệt là cán bộ làm công tác phân tích tín dụng
 Mục tiêu về chất lượng tín dụng
Quản lý tốt chất lượng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 2%.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại VPBank
CNNĐ
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của ngân hàng cần đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
XII
- Phải được luật hóa những nguyên tắc, điều kiện, loại hình và những điều khoản
của một hợp đồng tín dụng, đồng thời phải chú trọng đến việc phân tích khách hàng
trong mỗi thời kỳ.
- Phải thể hiện được trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và cho vay.
- Phải được hoạch định trên các mặt: các loại cho vay sẽ thực hiện, quy mô
khoản vay, loại khách hàng có thể chấp nhận cho vay, kỳ hạn có thể thực hiện, xử lý
khi có vấn đề,
3.2.2. Nghiêm túc thực hiện quy trình phân tích tín dụng
- Đối với các cấp lãnh đạo tín dụng: thường xuyên thực hiện kiểm tra giám sát
việc thực hiện quy trình vay vốn. Trực tiếp tham gia cùng nhân viên AO trong các
hồ sơ phức tạp nhạy cảm. Hàng ngày nắm bắt lượng hồ sơ tiếp nhận từng nhân viên
để điều phối thời gian thực hiện các nghiệp vụ của AO hợp lý.
- Đối với nhân viên AO: Nghiêm túc thực hiện việc lập kế hoạch ngày để có thể
dành nhiều thời gian cho việc thẩm định hồ sơ; thường xuyên nâng cao kỹ năng
phân tích tín dụng cũng như nâng cao ý thức chấp hành chính sách tín dụng.

- Tách bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, bộ phận thẩm định và bộ phận
quyết định tín dụng độc lập với nhau, đồng thời phân định rõ trách nhiệm của ba bộ
phận này.
3.2.3. Hoàn thiện nội dung trong tờ trình phân tích tín dụng:
Để đảm bảo cho kết quả phân tích được chính xác và khoa học thì chi nhánh
cần tiếp tục hoàn thiện nội dung thẩm định, yêu cầu tờ trình phải có nội dung thông
tin và phân tích tối thiểu như sau:
- Nội dung PAKD: Mô tả rõ đầu vào, đầu ra, quy trình sản xuất, bảo quản, luân
chuyển đầu ra của phương án; Tính xác thực của các hợp đồng liên quan đến
phương án sản xuất kinh doanh; Kinh nghiệm của khách hàng trong việc thực hiện
PAKD; Hiệu quả của PAKD; Phân tích rủi ro của PAKD; Kết luận về tính khả thi,
hiệu quả của PAKD
- Nội dung thông tin về quan hệ tín dụng với VPBank: Thời gian khi bắt đầu quan
hệ giao dịch và hoặc quan hệ tín dụng với VPBank; Số khoản tín dụng đã phát sinh,
việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại VPBank, số lần gia hạn, quá hạn, lần gần nhất khi
nào?; Danh mục các khoản tín dụng còn số dư: Số tiền ban đầu, dư nợ - trong đó
quá hạn gốc, lãi, thời hạn vay (từ thời gian nào đến thời gian nào), mục đích vay,
XIII
tên TSBĐ, giá trị định giá,…; Hoạt động tiền gửi và thanh toán tại ngân hàng, số
tiền dư hiện có; Đánh giá chung về uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng.
3.2.4. Xây dựng và thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng
Những biện pháp ngân hàng sử dụng nhằm thiết lập quan hệ với khách hàng:
- Khuyến khích lợi ích vật chất nhằm thu hút khách hàng
+ Đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân gửi tiền thanh toán, các khách hàng
có quan hệ tốt, lâu dài với ngân hàng: định kỳ vào dịp giữa năm hoặc cuối năm có
những món quà nhỏ cho khách hàng, cắt giảm các thủ tục không thực sự cần thiết,
nghiên cứu đưa ra các dịch vụ thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán đa dạng
và phong phú và phục vụ tiện lợi cho khách hàng, mức lãi suất ưu đãi, sự quan tâm
chia sẻ từ Ban lãnh đạo cũng như nhân viên tín dụng.
+ Đối với cá nhân và khu vực dân cư: cần đa dạng các hình thức tài trợ, đưa

ra lãi suất cho vay hợp lý và thái độ phục vụ ân cần
- Thực hiện tốt chính sách khách hàng: Duy trì các khách hàng cũ được xác định là
khách hàng tốt, uy tín là nhiệm vụ quan trọng nhất. Tích cực tìm kiếm khách hàng
mới làm ăn có hiệu quả trên cơ sở giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng theo nguyên tắc
an toàn vốn và có hiệu quả.
- Thường xuyên đánh giá và phân loại lựa chọn khách hàng tốt để áp dụng chính
sách, biện pháp phù hợp.
- Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, tạp chí chuyên
ngành.… để giới thiệu về ngân hàng, về các sản phẩm, những thành tựu đạt được và
khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ của ngân hàng để thu hút khách hàng mới.
- Đa dạng hóa phương thức cho vay và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phát
triển sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin phân tích tín dụng
Đối với nguồn thông tin do khách hàng cung cấp:
- Các thông tin về hoạt động SXKD của khách hàng phải được kiểm toán bởi
các công ty kiểm toán độc lập hoặc ngân hàng tự thuê công ty kiểm toán để kiểm tra
tính chính xác của các BCTC
- Xuống tận cơ sở sản xuất kinh doanh để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh
doanh thực tế của khách hàng.
- Tạo chế độ báo cáo đối với quan hệ khách hàng.
XIV
Đối với nguồn thông tin từ bên ngoài:
- Cần tạo mối quan hệ thường xuyên giữa ngân hàng và đơn vị, cơ quản lý
doanh nghiệp và khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp nhằm đa dạng hoá
nguồn thông tin
- Các thông tin sau khi được thu thập cho công tác thẩm định cần được lưu
thành file và phân theo từng hạng mục như: Thông tin về kinh tế vĩ mô, Thông tin
về chính sách, môi trường pháp lý,
3.2.6. Hoàn thiện phương pháp chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm khách

hàng
- Phải xây dựng được chi tiết danh mục các chỉ tiêu, và mức độ quan trọng
của các chỉ tiêu đó trong phân tích.
- Có chế độ cộng điểm thưởng hoặc trừ điểm phạt đối với khách hàng sau khi
đánh giá. Điểm thưởng và điểm phạt sẽ tạo ra sự phân biệt và có những ưu đãi cho
những khách hàng có chất lượng tốt.
- Ở mỗi nhóm khách hàng, mỗi mức xếp hạng ngân hàng cần có chính sách
tín dụng rõ ràng: chính sách lãi suất, xem xét mức cho vay không có TSBĐ… đảm
bảo những khách hàng tốt được hưởng những ưu tiên tốt hơn.
- Việc đánh giá cần được thực hiện lại thường xuyên để từ đó thay đổi mức
xếp hạng của doanh nghiệp.
3.2.7. Nâng cao công tác tuyển dụng, bồi dưỡng trình độ, năng lực cán bộ
thẩm định
Trong công tác tuyển dụng: phải đảm bảo tuyển chọn được người có năng
lực thực sự phù hợp với công tác tín dụng, đồng thời nên có những chính sách ưu
đãi để thu hút các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực làm cố vấn
hoặc cộng tác với ngân hàng.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ
tín dụng:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ
năng tin học cho cán bộ tín dụng; tổ chức các buổi hội thảo để phổ biến về những
quy định mới nhất của nhà nước, NHNN, bộ tài chính về công tác tín dụng và phân
tích tín dụng.
XV
- Khuyến khích cán bộ tín dụng đi học để nâng cao trình độ; mặt khác cũng
cần đề cao tinh thần tự học, trau dồi kinh nghiệm và tự hoàn thiện bản thân của mỗi
cán bộ tín dụng.
- Thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề kinh tế xã hội
trong và ngoài nước để cung cấp cho cán bộ tín dụng những thông tin cập nhật về
kinh tế vĩ mô, thị trường…

- Nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng về chất lượng phân tích tín dụng.
đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh để từ đó nâng cao trách
nhiệm công việc, thực hiện đúng quy trình nhằm đảm bảo hiệu quả phân tích được
chính xác nhất.
- Thực hiện các biện pháp khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ tín dụng phải
nhằm khuyến khích họ phát huy năng lực khi thực hiện tốt công việc và có tác dụng
răn đe khi họ mắc sai lầm.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải có
bản lĩnh vững vàng, không vì lợi ích cá nhân mà làm sai lệch kết quả phân tích, ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh.
3.2.8. Thành lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho công tác phân tích
Ngân hàng cần thành lập quỹ hỗ trợ, tăng kinh phí cho công tác phân tích,
nhất là kinh phí cho thu thập thông tin từ những nguồn đáng tin cậy như thuê
chuyên gia tư vấn để đảm bảo hoạt động này được thực hiện một cách tốt nhất.
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động phân tích
Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để có thể phát
hiện những sai sót và đưa ra điều chỉnh kịp thời. Việc kiểm tra tập trung vào giám
sát quá trình thực hiện phân tích, cụ thể: cán bộ tín dụng có thực hiện đúng quy
trình tín dụng hay không; việc phân tích có được thực hiện cẩn thận và đầy đủ các
nội dung không; có sự kết hợp giữa phân tích trên giấy và khảo sát thực tế không;
có sự cấu kết ngầm giữa cán bộ tín dụng và khách hàng không; trong quá trình thực
hiện cán bộ gặp phải những khó khăn về nghiệp vụ nào, đã có hướng giải quyết
chưa…Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra sau khi quá trình thẩm phân tích kết thúc
cũng cần được chú trọng.
3.2.10. Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng với khách hàng
Trong quá trình phân tích, ngân hàng có thể phát hiện ra những sai sót,
những giả định không phù hợp, phi thực tế, cần tư vấn cho khách hàng sửa đổi để
XVI
PASXKD được hoàn thiện hơn, đồng thời có thể kiến nghị với khách hàng những
giải pháp khắc phục nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi đến quá

trình thực hiện dự án trong tương lai.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Với Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan
 Về phía Chính phủ:
- Công bố rộng rãi thông tin quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, định
hướng phát triển các ngành kinh tế, điều chỉnh quy hoạch theo trọng tâm, trọng
điểm nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cao.
- Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, ổn
định các chỉ số kinh tế vĩ mô, cải cách thủ tục hành chính trong việc đầu tư.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, rõ ràng giữa
các văn bản quy phạm pháp luật; duy trì tính ổn định của các cơ chế chính sách
- Tạo điều kiện cho các cơ quan tư vấn, công ty tư vấn phát triển
 Về phía Bộ, ban ngành liên quan
 Bộ tài chính: Thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất và rõ ràng,
ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai báo cáo tài chính đối với tất cả
các loại hình doanh nghiệp và có chế tài xử phạt nghiêm minh.
 Bộ kế hoạch, đầu tư: Dự báo chính xác nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ; có những văn bản hướng dẫn chi tiết
các chương trình, dự án trọng điểm, các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển.
 Ủy ban chứng khoán nhà nước: Tiến hành thống kê giá cổ phiếu cũng như
chỉ số VN Index và HNX Index trên thị trường ở cả hai sàn giao dịch giúp cho các
ngân hàng tính toán được lãi suất chiết khấu trong phân tích tài chính dự án.
 Các cơ quan quản lý từng chuyên ngành,
lĩnh vực: Tăng cường các hoạt động đánh giá, phân tích chuyên ngành về giá cả, sản
lượng, nhu cầu thị trường
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà
nước
NHNN cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các
nghiệp vụ kinh doanh, các dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng các công nghệ mới

XVII
nhằm giám sát liên tục hoạt động kinh doanh của các NHTM dưới hai hình thức là
thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.
3.3.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng
NHNN cần tập trung hoàn thành việc xây dựng và trình quốc hội dự án Luật
NHNN và Luật các TCTD, Luật bảo hiểm tiền gửi, Luật giám sát an toàn hoạt động
ngân hàng. Đồng thời cần có những văn bản, chính sách phù hợp, kịp thời nhằm hỗ
trợ các NHTM trong hoạt động tín dụng; chuẩn hóa các tài liệu làm căn cứ xây
dựng quy trình thẩm định riêng của mỗi ngân hàng. Ngoài ra, NHNN cần phối hợp
với Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc và cơ quan kiểm
toán phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, minh bạch của kết quả kiểm toán.
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng
NHNN cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan
hệ tín dụng cung cấp thông tin tín dụng cho CIC, đồng thời quy định chế tài khi các
TCTD cung cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác và cần có quy định
khen thưởng đối với các đơn vị tốt chấp hành quy chế hoạt động thông tin tín dụng
nhằm động viên các TCTD nâng cao chất lượng thông tin cung cấp.
3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank Hội sở
- Định kỳ mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo
chuyên đề tín dụng
- Tiếp thu ý kiến của những cán bộ trực tiếp làm công tác phân tích tín dụng để
hoàn thiện hơn nữa quy trình và nội dung phân tích tín dụng của ngân hàng, xúc
tiến nghiên cứu để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích mới, phù hợp với tình hình
kinh tế hiện nay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Cần quan tâm chỉ đạo nghiêm túc thực hiện các quy định về tín dụng đã được
ban hành.
- Tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cấp các phần
mềm chuyên dụng quản lý dữ liệu về khách hàng, thông tin thẩm định, thông tin
kinh tế vĩ mô trong toàn hệ thống.

×