Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tìm hiểu về mạng truy nhập quang FTTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.11 KB, 45 trang )

1
LỜI NÓI ĐẦU
====***====
Thời gian qua, lĩnh vực internet trên toàn thế giới đã có những bước đột phá
mạnh mẽ. Góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển này là công nghệ
ADSL.Với khả năng truyền tải dữ liệu gấp nhiều lần so với công nghệ quay số.
ADSL đã mang internet đến gần với chúng ta hơn. Tuy nhiên công nghệ ADSL sắp
phải nhường vị trí độc tôn của mình cho một công nghệ mới hơn, hiệu quả hơn, đó
là công nghệ truyền dẫn cáp quang FTTx (Fiber to the x). Với công nghệ này người
sử dụng sẽ được cung cấp một đường truyền với băng thông lớn hơn.
Với mong muốn tìm hiểu về công nghệ truyền dẫn FTTH chúng em đã lựa
chọn đề tài “Tìm hiểu về mạng truy nhập quang FTTH” để viết báo cáo.
Bài báo cáo gồm các nội dung chính :
Chương 1 Tìm hiểu về mạng truyền dẫn quang
Chương 2 Tìm hiểu tổng quan về mạng truy nhập quang FTTx
Chương 3 Các dịch vụ triển khai trên FTTH
Chương 4 Quá trình lắp đặt và bảo dưỡng FTTH
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn cuốn báo cáo nhưng
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế em rất mong sự thông cảm và góp ý của
thầy và các anh hướng dẫn.
2
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU 5
PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN 1: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP 7
KẾT LUẬN 43
Lời cảm ơn 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 44
3


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AON (Active Optical Network ): Mạng quang tích cực
PON (Passive Optical Network): Mạng quang thụ động
TDMA(Time Division Multiple Access): Đa truy nhập phân chia theeo thời gian
WDM(Wavelength Division Multiplexing): Ghép kênh phân chia theo bước sóng
CDMA(Code Division Multiple Access): Đa truy nhập phân chia theo mã
ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line): đường dây thuê bao số bất đối xứng
VoIP(Voice over Internet Protocol):truyền thoại qua giao thức internet
RF (Radio frequency): tần số vô tuyến
IPTV (Internet protocol television): truyền hình giao thức internet
FTTH(Fiber to the Home): cáp quang tới hộ gia đình
OLT (Optical Line Termination ) : kết cuối đường quang
Ethernet-PON(EPON): Ethernet passive optical network: mạng quang thụ động
Enthernet
Giga-Ethernet-PON(GEPON): Giga Ethernet passive optical network
Gigabit-PON(GPON) Gigabit passive optical network :mạng quang thụ động
FSAN (Full Service Access Network): Giao thức mạng truy nhập đầy đủ dịch vụ
G-PON (GEM – GPON Encapsulation Method): Phương thức đóng gói
AWG (Array Waveguide Grating): Kỹ thuật lọc quang mảng ống dẫn sóng
QoS (Quality of Service): Chất lượng dịch vụ
DSCP (Differential Service Code Points): điểm mã dịch vụ khác biệt
4
IGMP (Internet Group Management Protocol): giao thức quản lí nhóm internet
LAN ( local area network) : mạng cục bộ
WAN ( wide area network) : mạng diện rộng
5
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU
• Giới thiệu về cơ sở thực tập
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO HT VIỆT NAM

STT Tên hình vẽ và bảng biểu Trang
1.1 Mạng quang tích cực AON 9
1.2 Mạng quang thụ động PON 10
1.3 Bảng so sánh các chuẩn công nghệ TDMA PON 13
1.4 Hình cấu trúc của WDM-PON 15
2.1
Hình các mô hình FTTx
18
2.2
Hình mạng FTTx khi triển khai
19
2.3
Bảng so sánh ADSL và FTTx dựa trên một số tiêu chí
23
3.1 Hình sơ đồ triển khai trên FTTH 24
3.2
Hình Một hạ tầng kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ
DATA/INTERNET
25
3.3
Hình giao diện cấu hình quản lý băng thông
27
3.4
Hình kết nối được minh hoạ
29
4.1
Hình OLT khởi tạo loop-back điều khiển từ xa
44
6
HT VIET NAM HIGH TECHNOLOGY COMPANY LIMITED

Tên viết tắt : HT VINATECH CO.,LTD
Lĩnh vực kinh doanh : Sản phẩm điện tử, công nghệ viễn thong
Địa chỉ : Số 16 ngách 1/41, tổ 4 , Mai Dịch - Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại : +844 35642036
Fax : +844 35642037
Email : gent
Website :
Ngày cấp : 08/04/2010
Người đại diện : NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
Chuyên:
- Cung cấp các thiết bị viễn thông
- Lắp đặt tuyến truyền dẫn và hệ thống mạng
Với hàng hóa nhập khầu chính hãng từ những nhà sản xuất có uy tín trong nước
và trên thế giới đã đạt nhiều tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật mức giá sản
phẩm do CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO HT VIỆT NAM cung cấp luôn
hợp lý, phù hợp trong môi trường cạnh tranh bên cạnh đó là một dịch vụ bảo hành,
bảo trì chu đáo.
• Lí do chọn đề tài : trong quá trình thực tập tại công ty, chúng em đã được tham gia
lắp đặt tuyến truyền dẫn quang nhưng do thời gian có hạn nên việc tìm hiểu thực tế
còn gặp khó khăn. Với mong muốn tìm hiểu thêm về hệ thống quang băng thông
rộng nên chúng em thực hiện đề tài “Tìm hiểu hệ thống fiber to the home- FTTH”
.
• Mục đích cần đạt được: nắm được những kiến thức về hệ thống FTTH
7
• Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: hệ thống quang băng thông rộng FTTx nhưng do
thời gian và năng lực có hạn nên chúng em tập trung vào nghiên cứu hệ thống
FTTH
PHẦN 1: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG
1.1 Mạng quang tích cực AON :

8
Hình 1.1: mạng quang tích cực AON
Mạng AON là mô hình mạng point-to-point, mỗi khách hàng chiếm dụng 1
đường quang xuyên suốt không chia sẻ từ phòng máy của nhà cung cấp dịch vụ tới
tận gia đình hoặc thiết bị trập trung của khách hàng.
Mạng quang tích cực sử dụng một số thiết bị quang tích cực để phân chia tín hiệu là
: switch, router và multiplexer… tùy khoảng cách từ CO(center office) mà nhà cung
cấp sử dụng cáp quang một core hoặc 2 core, đối với khách hàng ở xa thì ta dùng
switch 2 core , một core truyền và một core nhận dữ liệu , đối với khách hàng ở gần
thì dùng switch 1 core, tín hiệu truyền và nhận trên 1 đường quang, tuy nhiên tốc
độ sẽ thấp hơn truyền 2 core .
AON có nhiều ưu điểm như tầm kéo dây xa (lên đến 70km mà không cần bộ
lặp (repeater) , tính bảo mật cao (do việc can thiệp nghe lén trên đường truyền gần như
là không thể ), dễ dàng nâng cấp băng thông thuê bao khi cần , dễ xác định lỗi Tuy
nhiên , công nghệ AON cũng có khuyết điểm là chi phí cao do việc vận hành các thiết
bị trên đường truyền đều cần nguồn cung cấp , mỗi thuê bao là một sợi quang riêng ,
cần nhiều không gian chứa cáp . Ngoài mô hình trên , trong thực tế tùy vào nhu cầu
băng thông thuê bao , các nhà cung cấp cũng kết hợp cáp quang với cáp đồng để giảm
chi phí , cụ thể như cáp quang chạy từ Access Node tới tổng đài DSLAM và từ
DSLAM cung cấp các dịch vụ truy cập băng thông phổ biến như ADSL2+ , VDSL2
1.2 Mạng quang thụ động PON :
9
Hình 1.2: mạng quang thụ động PON
PON (Passive Optical Network ) là kiến trúc mạng điểm - nhiều điểm . Để
giảm chi phítrên mỗi thuê bao, đường truyền chính sẻ đi từ thiết trung tâm OLT
(Optical Line Termination ) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và từ thiết bị này
mới kéo đến nhiều người dùng (có thể chia từ 32- 64 thuê bao). Splitter không cần
nguồn cung cấp, có thể đặt bất kỳ đâu nên nếu triển khai cho nhiều thuê bao thì chi
phí giảm đáng kể so với AON. Do Splitter không cần nguồn nên hệ thống cũng tiết
kiệm điện hơn và không gian chứa cáp cũng ít hơn so với AON. Kiểu mạng PON

thường gặp hiện nay là: Ethernet-PON(EPON), Giga-Ethernet-PON(GEPON),
Gigabit-PON(GPON)…Các công nghệ này đều dựa trên chuẩn IEEE 802.3
Ethernet.
Chuẩn GPON hiện tại đạt tới tốc độ download 2.5Gbps và upload 1.25Gbps
lên mạng core.Tuy nhiên PON cũng có nhiều khuyết điểm như khó nâng cấp băng
thông khi thuê bao yêu cầu (do kiến trúc điểm đến nhiều điểm sẻ ảnh hưởng đến
những thuê bao khác trong trường hợp đã dùng hết băng thông ) , khó xác định lỗi
hơn do 1 sợi quang chung cho nhiều người dùng , tính bảo mật cũng không cao
bằng AON
10
1.3 Các chuẩn trong mạng PON:
1.3.1 Nhóm truy nhập TDMA-PON:
Các chuẩn mạng PON có thể chia thành 2 nhóm: nhóm 1 bao gồm các chuẩn
theo phương thức truy nhập TDMA-PON như là B-PON (Broadband PON), E-
PON (Ethernet PON), G-PON (Gigabit PON) (đặc tính các của chuẩn TDMA-PON
được so sánh trong Bảng 1.1); nhóm 2 bao gồm chuẩn theo các phương thức truy
nhập khác như WDM-PON (Wavelength Division Multiplexing PON) và CDMA-
PON (Code Division Multiple Access PON).
Mạng quang thụ động băng rộng B-PON được chuẩn hóa trong chuỗi các
khuyến nghị G.938 của ITU-T. Các khuyến nghị này đưa ra các tiêu chuẩn về các
khối chức năng ONT và OLT, khuôn dạng và tốc độ khung của luồng dữ liệu hướng
lên và hướng xuống, giao thức truy nhập hướng lên TDMA, các giao tiếp vật lý, các
giao tiếp quản lý và điều khiển ONT và DBA.
E-PON là giao thức mạng truy nhập đầy đủ dịch vụ FSAN (Full Service
Access Network) TDMA PON thứ nhất được phát triển dựa trên khai thác các ưu
điểm của công nghệ Ethernet ứng dụng trong thông tin quang. E-PON được chuẩn
hóa bởi IEEE 802.3.
G-PON là giao thức FSAN TDMA PON thứ 2 được định nghĩa trong
chuỗi khuyến nghị G.984 của ITU-T. G-PON được xây dựng trên trải nghiệm của
B-PON và E-PON. Mặc dù G-PON hỗ trợ truyền tải tin ATM, nhưng nó cũng đưa

vào một cơ chế thích nghi tải tin mới mà được tối ưu hóa cho truyền tải các khung
Ethernet được gọi là phương thức đóng gói G-PON (GEM – GPON Encapsulation
Method).
GEM là phương thức dựa trên thủ tục đóng khung chung trong khuyến nghị
G.701 ngoại trừ việc GEM tối ưu hóa từ mào đầu để phục vụ cho ứng dụng của
PON, cho phép sắp xếp các dữ liệu Ethernet vào tải tin GEM và hỗ trợ sắp xếp
TDM.
11

Bảng 1.3 So sánh các chuẩn công nghệ TDMA PON
1.3. 2 WDM-PON :
WDM-PON là mạng quang thụ động sử dụng phương thức đa ghép kênh
phân chia theo bước sóng. OLT sử dụng một bước sóng riêng rẽ để thông tin với
mỗi ONT theo dạng điểm-điểm. Mỗi một ONU có một bộ lọc quang để lựa chọn
bước sóng tương thích với nó, OLT cũng có một bộ lọc cho mỗi ONU.
Nhiều phương thức khác đã được tìm hiểu để tạo ra các bước sóng ONU như
là:
- Sử dụng các khối quang có thể lắp đặt tại chỗ lựa chọn các bước sóng ONU
- Dùng các laser điều chỉnh được.
12
- Cắt phổ tín hiệu.
- Các phương thức thụ động mà theo đó OLT cung cấp tín hiệu sóng mang
tới các ONU.
- Sử dụng tín hiệu hướng xuống để điều chỉnh bước sóng đầu ra của laser
ONU.
Cấu trúc của WDM-PON được mô tả như trong Hình 3.2.1.2. Trong đó
WDM-PON có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau như là FTTH, các
ứng dụng VDSL và các điểm truy nhập vô tuyến từ xa. Các bộ thu WDM-PON sử
dụng kỹ thuật lọc quang mảng ống dẫn sóng AWG (Array Waveguide Grating).
Một AWG có thể được đặt ở môi trường trong nhà hoặc ngoài trời.

13
Hình 1.4: Cấu trúc của WDM-PON
Ưu điểm chính của WDM-PON là nó khả năng cung cấp các dịch vụ dữ liệu
theo các cấu trúc khác nhau (DS1/E1/DS3, 10/100/1000 Base Ethernet…) tùy theo
yêu cầu về băng thông của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của WDM-
PON là chi phí khá lớn cho các linh kiện quang để sản xuất bộ lọc ở những bước
sóng khác nhau. WDM-PON cũng được triển khai kết hợp với các giao thức TDMA
PON để cải thiện băng thông truyền tin.
1.3.3 CDMA-PON:
Công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA cũng có thể triển khai
trong các ứng dụng PON. Cũng giống như WDM-PON, CMDA-PON cho phép mỗi
ONU sử dụng khuôn dạng và tốc độ dữ liệu khác nhau tương ứng với các nhu cầu
của khách hàng. CDMA-PON cũng có thể kết hợp với WDM để tăng dung lượng
băng thông.
CDMA-PON truyền tải các tín hiệu khách hàng với nhiều phổ tần truyền dẫn
trải trên cùng một kênh thông tin. Các ký hiệu từ các tín hiệu khác nhau được mã
14
hóa và nhận dạng thông qua bộ giải mã. Phần lớn công nghệ ứng dụng trong
CDMA-PON tuân theo phương thức trải phổ chuỗi trực tiếp. Trong phương thức
này mỗi ký hiệu 0, 1 (tương ứng với mỗi tín hiệu) được mã hóa thành chuỗi ký tự
dài hơn và có tốc độ cao hơn. Mỗi ONU sử dụng trị số chuỗi khác nhau cho kí tự
của nó. Để khôi phục lại dữ
liệu, OLT chia nhỏ tín hiệu quang thu được sau đó gửi tới các bộ lọc nhiễu xạ để
tách lấy tín hiệu của mỗi OUN.
Ưu điểm chính của CDMA-PON là cho phép truyền tải lưu lượng cao và có
tínhnăng bảo mật nổi trội so các chuẩn PON khác. Tuy nhiên, một trở ngại lớn
trong CDMA-PON là các bộ khuếch đại quang đòi hỏi phải được thiết kế sao cho
đảm bảo tương ứng với tỷ số tín hiệu/tạp âm. Với hệ thống CDMA-PON không có
bộ khuếch đại quang thì tùy thuộc vào tổn hao bổ sung trong các bộ chia, bộ xoay
vòng, các bộ lọc mà hệ số tỷ chia ONU/OLT chỉ là 1:2 hoặc 1:8. Trong khi đó với

bộ khuyếch đại quang hệ số này có thể đạt 1:32 hoặc cao hơn. Bên cạnh đó các bộ
thu tín hiệu trong CDMA-PON là khá phức tạp và giá thành tương đối cao. Chính vì
những nhược điểm này nên hiện tại CDMA-PON chưa được phát triển rộng rãi.
15
CHƯƠNG 2:TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUY NHẬP QUANG
FTTX
2.1 Giới thiệu chung
FTTx (Fiber to the x) là một thuật ngữ chung cho bất kỳ kiến trúc mạng băng
rộng sử dụng cáp quang thay thế tất cả hay một phần cáp kim loại thông thường dùng
trong mạch vòng ở chặng cuối của mạng viễn thông.Thuật ngữ chung này bắt nguồn
như một sự tổng quát hóa một vài mô hình mạng triển khai sợi quang (FTTN, FTTC,
FTTB, FTTH, FTTP…),tất cả bắt đầu bằng FTT nhưng kết thúc bởi các ký tự khác
nhau, được thay thế bằng x mang tính chất tổng quát hóa.
Ngành công nghiệp viễn thông đã phân biệt một vài mô hình riêng biệt, rõ ràng.
Trong đó được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là:
 Fiber To The Home (FTTH): sợi quang được dẫn tới ranh giới không
gian sống, như một hộp cáp quang được đặt trên tường bên ngoài của
một ngôi nhà.
 Fiber To The Building (FTTB): sợi quang được dẫn tới chân của một
tòa nhà cao tầng, từ đó thông qua phương tiện chuyển đổi (quang-điện)
đấu nối tới từng người sử dụng riêng biệt.
 Fiber To The Curb (FTTC): sợi quang được dẫn tới tủ cáp đặt trên lề
đường cách khu vực khách hàng gần hơn 300m,từ đó sử dụng cáp đồng
đấu nối tới người dùng.
 Fiber To The Node (FTTN): sợi quang được dẫn tới node, nó cũng
tương tự như FTTC, nhưng khoảng cách từ node tới khu vực khách
hàng thì xa hơn, có thể tới vài kilomet.
16
Hình 2.1: các mô hình FTTx
Nhu cầu sử dụng hạ tầng cáp quang tới hộ gia đình FTTH (Fiber to the Home) đã

xuất hiện từ những năm 1980 khi mà các công ty điện thoại thấy lợi ích mang lại trong
việc cung cấp các dịch vụ băng rộng tới các thuê bao. Những tiến bộ nhanh chóng
trong lĩnh vực thu phát và cáp sợi quang đã mở ra một tiềm năng lớn trong việc phát
triển hạ tầng FTTH. FTTH được xem như một giải pháp hoàn hảo trong việc thay thế
mạng cáp đồng hiện tại nhằm cung cấp các dịch vụ “triple play” (bao gồm thoại, hình
ảnh, truy cập dữ liệu tốc độ cao) và các ứng dụng đòi hỏi nhiều băng thông.
Hiện nay, ở Việt Nam có một số nhà cung cấp dịch vụ FTTH sau :
 Tháng 8/2006 FPT Telecom chính thức trở thành đơn vị đầu tiên cung cấp
loại hình dịch vụ tiên tiến này.
 Ngày 1/5/2009, VNPT cung cấp dịch vụ Internet FTTH trên cáp quang với
tốc độ cao đến 20Mbps/20Mbps.
17
 Ngày 15/05/2009, Viettel chính thức triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập
Internet FTTH (Fiber To The Home) – Cáp quang siêu tốc độ nhằm phục
vụ khách hàng doanh nghiệp mà dịch vụ truy cập Internet hiện tại (ADSL
và Leased Line) chưa đáp ứng được về tốc độ và chi phí sử dụng.
Hình 2.2: Mạng FTTx khi triển khai
2.2 So sánh mạng ADSL và FTTx
2.2.1 Cáp quang và cáp đồng
Trên thực tế, để khắc phục nhược điểm trong truyền dẫn thông tin của cáp đồng, đã
từ lâu người ta đã cho ra đời cáp quang cùng với những tính năng ưu việt hơn. Không
giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang dùng ánh sáng để truyền tín
hiệu đi. Chính vì sự khác biệt đó mà cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và có khả năng
18
truyền xa hơn. Tuy vậy phải đến giai đoạn hiện nay thì cáp quang mới được phát triển
bùng nổ, nhất là trong lĩnh vực kết nối liên lục địa, kết nối xuyên quốc gia. Và việc sử
dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại này cũng đang bắt đầu thay thế dần mạng cáp
đồng ADSL phục vụ trực tiếp đến người sử dụng.
Cáp quang dài, mỏng với thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của
một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để

truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm
là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín
hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.
Cáp quang gồm các phần sau:
 Core : Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
 Cladding : Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở
lại vào lõi.
 Buffer coating : Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm
ướt
 Jacket: Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp
quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi
là jacket.
Khi phát tín hiệu thì một điốt phát sáng (LED) hoặc laser sẽ truyền dữ liệu xung
ánh sáng vào cáp quang. Còn khi nhận thì sẽ sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh
sáng ngược thành dữ liệu. So với cáp đồng, cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không
truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm (tín hiệu ánh sáng từ
sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, điều này làm cho chất
lượng tín hiệu tốt hơn). Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng (tín hiệu bị mất trong
cáp quang ít hơn trong cáp đồng) nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km. Dung
19
lượng tải của cáp quang cao hơn, vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có
thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh
đi qua một sợi cáp.
Cáp quang cũng sử dụng điện nguồn ít hơn, bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít,
máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng
trong cáp đồng.
Còn tín hiệu số thì cáp quang rất lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc
biệt hữu dụng trong mạng máy tính. Cáp quang cũng không cháy, vì không có điện
xuyên qua cáp quang, do đó không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra. Tuy vậy, cáp quang và
các thiết bị đi kèm lại rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.

2.2.2 Một số tiêu chí về chất lượng dịch vụ giữa ADSL và FTTx
Hiện nay, công nghệ FTTH (Fiber-To-The-Home là mạng viễn thông băng thông
rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện
thoại, Internet tốc độ cao và TV) đang được triển khai khá mạnh mẽ trên thế giới. Khi
dùng công nghệ FTTH, đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy
của người sử dụng. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn định không bị suy hao tín
hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối với ADSL. Độ bảo mật rất
cao. Với ADSL, khả năng bảo mật thấp hơn vì có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường
dây, còn với FTTH thì hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây. Với
công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10
Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có thể đáp ứng 20
Megabit/giây). Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng, có tốc độ tải lên luôn
nhỏ hơn tốc độ tải xuống (Bất đối xứng, Download > Upload) và tối đa 20 Mbps. Còn
FTTH cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng, Download =
Upload) và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm
20
máy tính. FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng
riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem
phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…với ưu thế
băng thông truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp lên băng thông lên tới 1Gbps, An
toàn dữ liệu, Độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường
21
Yếu tố so sánh ADSL FTTx
Môi trường truyền tín hiệu Cáp đồng Cáp quang
Độ ổn định Dễ bị suy hao do tín hiệu
điện từ, thời tiết, chiều dài
cáp…
Không bị ảnh hưởng
Bảo mật Độ bảo mật thấp, dễ bị
đánh cắp tín hiệu đường

dây
Độ bảo mật cao, không
thể đánh cắp tín hiệu
trên đường truyền
Tốc độ truyền dẫn (Upload và
download )
Bất đối xứng :
Download > Upload
Tốc độ tối đa là 20 Mbps
Cho phép cân bằng :
Upload = download
Tốc độ cho phép là
10Gbps
Chiều dài cáp Tối đa là 2,5 km để đạt
được sự ổn định
Tối đa 10 km
Khả năng đáp ứng các dịch vụ
băng rộng: Hosting server
riêng, VPN, hội nghị truyền
hình
Không phù hợp vì tốc độ
thấp
Rất phù hợp vì tốc độ
rất cao và có thể tùy
biến tốc độ.
Bảng 2.3 : So sánh ADSL và FTTx dựa trên một số tiêu chí
22
CHƯƠNG 3: CÁC DỊCH VỤ TRIỂN KHAI TRÊN FTTH
Hình 3.1: sơ đồ triển khai trên FTTH
3.1 Dịch vụ DATA/INTERNET

Edge200 có:
- 2 port 1Gigabit/s
- 2 port 100BT
Edge2000 có 8 port Gigabit (2 port trên card SCM và 6 port trên Network cards)
Có thể gắn trực tiếp các luồng tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch vụ đến mỗi card
trên bộ trung tâm. Hoặc có thể gắn thông qua một router để chia sẻ cho nhiều nhà khai
thác hơn nữa
23
Hình 3.2: Một hạ tầng kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ DATA/INTERNET
IP Unicast data được kết nối đến bộ trung tâm từ nhà khai thác đã được phân
chia theo VLAN.
QoS (Quality of Service) được Alloptic hổ trợ bằng cách cấu hình bởi VLAN ID
hoặc Ethernet Type of Service (TOS) và Differential Service Code Points
(Diffserv/DSCP) được thực hiện tại phía người dùng và thực hiện bởi bộ trung tâm.
QoS được duy trì bởi người dùng theo từng ứng dụng mong muốn theo từng VLAN và
mỗi VLAN đó sẽ được bộ trung tâm xử lý theo yêu cầu.
Ngoài việc quản lý thiết bị ONU dể dàng thông qua trình quản lý GigaVU, báo
hiệu trạng thái thiết bị đầu cuối, Alloptic còn cho phép ISP quản lý băng thông trên
từng port của ONU, quản lý và cung cấp cũng như hạn chế dịch vụ trên từng port:
24
Khi ISP có nhu cầu sử dụng 1 ONU để cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng
nhỏ khác nhau trong cùng một khu vực, việc này sẽ chỉ làm vấn đề cấu hình hệ thống.
Phần mềm quản lý cho phép gán băng thông theo từng cấp nx64Kbps đến một
port bất kỳ của một ONU bất kỳ. Điều này giúp ISP có nhiều tùy chọn cho các gói dịch
vụ của mình. Tận dụng được tối đa băng thông dư thừa khi như cầu dịch vụ của khách
hàng không cần đáp ứng với băng thông cao.
Khi cần thiết thì việc thay đổi tốc độ hoặc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ trên
mỗi cổng được thực hiện thông qua phần mềm tại bộ trung tâm mà không cần xuống
đến khách hàng.
Khi khách hàng không còn sử dụng dịch vụ nữa thì thực hiện việc đóng/mở

cổng chỉ cần vài thao tác nhỏ từ bộ trung tâm.
Việc quản lý dịch vụ trên từng cổng cũng mang lại sự tiện lợi cho các ISP khi
nhu cầu về dịch vụ của khách hàng ngày càng khó khăn, những mong muốn đôi khi
khó đáp ứng được, khi trên cùng một khu vực, nhu cầu về dịch vụ của mỗi khách hàng
lại khác nhau.
Giao diện GigaVU cho phép gán mức băng thông trên từng Port của ONU.
25
Hình 3.3: Giao diện cấu hình quản lý băng thông
3.2 Kết nối nhiều nhà cung cấp dịch vụ thoại VoIP
Alloptic có thể hoạt động cùng lúc đồng thời cho thoại TDM và thoại VoIP.
Thoại VoIP được gán một VLAN mà thiết bị Alloptic chỉ đóng vai trò truyền
dẫn và không có bất kỳ sự can thiệp nào vào gói data.
Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ được kết nối đến và khách hàng được tùy ý lựa
chọn hoặc thay đổi.3.3 Kết nối cho nhiều nhà cung cấp Video (RF và IPTV):
3.3.1 Đối với RF video (truyền hình cáp):
o Tín hiệu truyền hình cáp (hoặc vệ tinh) sau khi đã được ghép kênh sẽ được
khuyếch đại trước khi đấu nối vào bộ trung tâm qua cổng video quang.
o Tín hiệu video RF sẽ sử dụng bước sóng 1550nm riêng biệt khi truyền dẫn
trên PON không gây nhiễu qua hai bước sóng của data 1490nm và 1310nm

×