Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương văn lớp 9 học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.55 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ II
A. PHẦN VĂN :
I.Văn nghị luận:
a) Một số điểm cần chú ý về hoàn cảnh ra đời bài viết
- Bài viết “Chuẩn bị hành trang” của Vũ Khoan đăng trên Tạp chí Tia sáng năm 2001 và được
in vào tập “Một góc nhìn của trí thức” NXB Trẻ 2002. Khi đưa vào SGK người biên soạn đặt
nhan đề bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
- “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là bài nghị luận của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đề cập
tới những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự, cấp thiết vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác giả viết bài này
đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Ở thời
điểm chuyển giao thời gian đặc biệt có ý nghĩa, người ta thường có nhu cầu nhìn lại, kiểm điểm
lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng đường mới. Đối với dân
tộc ta, bước vào thế kỷ mới cũng là tiếp tục một hành trình đầy triển vọng của công cuộc đổi mới
toàn diện, nhằm vượt qua tình trạng chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu, đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Mặt khác đây cũng là con đường đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi mọi người, đặc
biệt là thế hệ trẻ phải thực sự đổi mới vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
b) Nội dung
* Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đất nước vừa là
của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một văn bản chỉ đạo, vừa
là một ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chất vấn đề đời sống, vừa
có tính chất vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt bài văn chứa đựng một triết lý nhân văn có giá trị
muôn thuở : “Con người quyết định tất cả”.
* Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghị luận) được nêu ngay từ đầu để làm căn cứ triển
khai “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn
những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”.
* Hệ thống luận cứ của bài văn :
(1) Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
(2) Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
(3) Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế
trong thế kỷ mới.
- Đây là luận cứ trung tâm, quan trọng nhất của cả bài nên được tác giả triển khai cụ thể và phân


tích thấu đáo.
* Kết luận :
- Từ ba luận cứ được triển khai rất chặt chẽ nói tên tác giả kết thúc bài viết bằng việc nêu lên
những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ
trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen
tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
b) Nghệ thuật
- Bài nghị luận mẫu mực đã phân tích một cách thuyết phục, có lí có tình những điểm mạnh,
điểm yếu của con người Việt Nam. Tác giả không dùng cách nói theo kiểu sách vở, uyên bác mà
diễn đạt giản dị, thiết thực dựa trên cơ sở thực tiễn, có ví dụ, ví von cụ thể, có hình ảnh. Đặc biệt
cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ “Nước đến chân mới nhảy”, “Liệu cơm gắp mắm”. “Trâu buộc
ghét trâu ăn”, “Bóc ngắn cắn dài”, Vì thế bài viết sâu sắc mà dễ hiểu.
- Khi nêu ưu, nhược điểm của người Việt Nam, tác giả đã không làm một phép liệt kê đơn giản
từ ưu điểm đến nhược điểm mà cứ mỗi khi nêu một ưu điểm tác giả lại đề cập đến một nhược
điểm.
II. Phần thơ:
1. Sang thu:
a Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ vào binh chủng Tăng-thiết giáp
rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã
tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III,IV,V. Từ năm 2000, Hữu
Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2005, ông là chủ tịch Hội Nhà văn
Việt Nam. Năm 2010, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên Hiệp các hội Văn học nghệ
thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
- Tác phẩm: Sáng tác năm 1977 in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”
b Nội dung: Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt.
Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình
ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.

c Nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, từ ngữ gợi hình đặc sắc > làm cho mọi vật như có
hồn
- Hình ảnh gần gũi, quen thuộc nhưng mới lạ, đầy sáng tạo > tạo một ấn tượng mạnh,
khó phai trong lòng người đọc
- Thể thơ 5 chữ ngắn gọn, súc tích
- Mạch thơ uyển chuyển, nhẹ nhàng > làm cho người đọc cảm nhận được cái mờ ảo khi
bầu trời chuyển từ mùa hạ sang thu.
- Có chọn lọc ngôn từ miêu tả tinh tế
2. Nói với con:
a) Tác giả, tác phẩm
- Tác giả: Nhà thơ Y Phương tên khai sinh la Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948;
quê ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ năm 196; phục vụ quân
đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa – Thông tin Cao Bằng. Từ năm
1990, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội
Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn, chân thật, mạnh mẽ, trong sáng,
cách tư duy giàu hình ảnh con ngời miền núi. Năm 2007, Y Phương được tặng giải
thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật
- Tác phẩm: Sáng tác năm 1980, in trong tập Thơ Việt Nam 1945-1985
b) Nội dung: Qua bài thơ Nói với con, bằng những từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y
Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống
mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ
đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với
quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
c) Nghệ thuật:
- Biện pháp điệp từ, ý đối xứng , ẩn dụ
- Sử dụng câu cảm thán.
- Biện pháp đối lập, so sánh. Đặc biệt tác giả đã sử dụng thành công thành ngữ
- Âm điệu tha thiết, trìu mến.
3. Mùa xuân nho nhỏ:

a) Tác giả, tác phẩm
- Tác giả: Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến
chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và
là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ
những ngày đầu.
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11 năm 1980 không bao lâu trước khi nhà
thơ qua đời (12-1980)
b) Nội dung: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất
nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất
nước,góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
c) Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ, gần giống như các làn điệu dân ca > dễ đi vào lòng người
- Sự thay đổi cách xưng hô > làm cho bài thơ không chỉ thể hiện ước nguyện góp vào
đời của tác giả mà Thanh Hải còn muốn mọi người hãy cùng nhau góp một mùa xuân
mỗi người thành mùa xuân đất nước.
- Lựa chọn ngôn từ chính xác , tinh tế
- Bài hát giàu nhạc điệu với giai điệu nhẹ nhàng. Giọng điệu thay đổi thích hợp.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng,
khái quát.
- Cấu trúc bài thơ chặt chẽ
- Sử dụng biện pháp nhân hóa,ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác),điệp ngữ, kết cấu đầu cuối
tương ứng và đối lập.
III. Truyện ngắn:
1. Những ngôi sao xa xôi:
a. Nội dung:
Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng,mơ mộng,
tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưngrất hồn nhiên, lạc quan của
những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đườngTrường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp,
tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trongthời kì kháng chiến chống Mĩ.

b.Nghệ thuật:
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí.
- Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữtình.
- Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiếntrường.
c. Tóm tắt văn bản:
"Những ngôi saoxa xôi" kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong – tổtrinh sát
mặt đường – Phương Định, Nho và chị Thao. Họ sống trong một cái hang,trên cao điểm tại một
vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn những năm chốngMỹ. Công việc của họ là quan sát
máy bay địch ném bom, đo khối lượng đất đá đểsan lấp hố bom do địch gây ra, đánh dấu những
quả bom chưa nổ và phá bom. Côngviệc nguy hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng cuộc
sống của họ vẫnkhông mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi,
thơmộng. Họ rất gắn bó, yêu thương nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một lầnphá bom,
Nho bị thương, hai người đồng đội hết lòng lo lắng và chăm sóc choNho. Một cơn mưa đá vụt
đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.
d.Tác giả
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnhThanh Hóa.
- Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phongvà bắt đầu viết văn vào đầu
những năm 70.
- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
- Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viếtvề cuộc sống chiến đầu của tuổi
trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyểnbiến của đời sống xã hội và con
người trên tinh thần đổi mới.
e.Tác phẩm:
- Truyện "Nhữngngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,viết năm
1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách
giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.
2. Bố của Xi-Mông

a) Tác giả: Guy-đơ Mô-pát-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp, thuộc dòng dõi quý tộc nhưng
gia đình đã sa sút. Mô-pát-xăng đã từng tham gia chiến tranh Pháp – Phổ (1870). Sau chiến
tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri để kiếm sống. Từ đây, ông bắt đầu tạo dựng
cuộc sống cho mình.
Văn bản này là phần đầu của một truyện ngắn viết về một chú bé không có bố. Tình cảnh éo le
đó đã gây cho chú biết bao chuyện phiền toái, thậm chí chú còn nghĩ đến chuyện tự tử. Nhờ có
tấm lòng nhân hậu của một bác công nhân, chú bé không những đã có bố mà còn có thể tự hào về
bố của mình.
b) Tác phẩm: Văn bản trích truyện ngắn cùng tên. In trong tập Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế
kỉ XIX. Đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện
c) Nội dung ý nghĩa:
- Nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người
- Thông cảm với nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác
d) Nghệ thuật:
+ Nét đặc sắc của truyện ngắn là tác giả đã thấu hiểu sâu sắc tâm lí trẻ em, sự ngây thơ, hồn
nhiên và dễ bị tổn thương của tâm hồn con trẻ
+ Diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian mà vẫn duy trì được hứng thú , Xi-mông từ tuyệt
vọng đến hi vọng và tin tưởng, Phi-líp đ an ủi cậu bé, rồi nhận đùa làm bố, từ ông bố danh nghĩa
đến ông bố chính thức.
+ Câu chuyện có hậu mà không dễ dãi, giản đơn.
e) Tóm tắt truyện:
Truyện "Bố của Xi-mông" nói về nhân vật Xi-mông không có bố, chị Blăng-sốt trong truyện này
bị một người đàn ông lừa dối sinh ra Xi-mông. Khi Xi-mông lần đầu tiên đến trường khoảng 7, 8
tuổi bị đám bạn chế giễu là không có bố. Buồn bực, lang thang ra bờ sông chỉ muốn chết cho
xong. Cảnh bờ sông rất đẹp nhưng cũng không ngăn cản được ý định muốn chết trong em. Đang
trong nỗi chán chường, tuyệt vọng, Xi-mông gặp bác Phi-líp, bác Phi-líp an ủi, đưa em về nhà và
hứa sẽ cho em một ông bố. Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm
bố của em. Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp. Mặc dù bọn bạn
ko công nhận việc ấy nhưng Xi-mông vẫn nhìn bọn chúng bằng con mắt thách thức chứ không
bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.

3. Con chó Bấc
a) Tác giả: Jack London (1876-1916) là nhà văn Mĩ. Ông từng trải qua thời thanh niên vất
vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận với tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
Vì những lẽ đó, ông thường được so sánh với Mác-xim Go-rơ-ki của Nga. J.London là
tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Sói biển
(1904), Nanh trắng (1906), Gót sắt (1907),…
b) Tác phẩm: Văn bản Con chó bấc được trích trong tiểu thuyết The Call of the Wild
(Tiếng gọi nơi hoang dã)
c) Nội dung, ý nghĩa: Đoạn trích bộc lộ những nhận xét tinh tế của tác giả về con chó Bấc
đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả đối với loài vật
d) Nghệ thuật
- Không sử dụng nhân hóa một cách triệt để. Chỉ qua lời kể chuyện cũng đã bộc lộ “tâm
hồn” của con chó Bấc
- Nhà văn đứng ngoài quan sát miêu tả chứ không nhập vào nhân vật, đóng vai nhân vật.
- Truyện vẫn rất sinh động, chân thật, nhờ tài năng quan sát, vốn hiểu biết và tình cảm của
tác giả đối với loài vật.
e) Tóm tắt tác phẩm: Truyện kể về số phận con chó Bấc bị bắt đưa lên miền Bắc để kéo xe
trượt tuyết, chuyển bưu kiện, thư từ rồi kéo xe cho những người tìm vàng. Từ một con
chó khỏe mạnh, tinh khôn Bấc đã chuyển qua tay nhiều ông chủ tàn bào, độc ác. Chỉ có
Thoóc- tơn là ông chủ duy nhất cảm hóa được Bấc bằng trái tim nhận hậu. Nhóm tìm
vàng của Thoóc- tơn cùng lũ chó tiến sâu mãi vào vùng rừng núi miền bắc hoang vu, lạnh
lẽo. Sống giữa thiên nhiên hoang dại, khắc nghiệt, tiếng gọi của rừng thẳm, của bản năng
và tổ tiên hoang dữ cứ dần dần thức tỉnh Bấc. Bấc thành một con chó to lớn hung dữ,
ranh ma. Nhưng rồi Thoóc- tơn và nhóm tìm vàng bị những người da đỏ giết chết thảm
trong rừng. Bấc đã theo tiếng gọi hoang dã của bầy sói rừng và trở thành một con sói
hoang, sói thần khủng khiếp.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
I. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với
nhau về nội dung và hình thức.

- Về nội dung:
+ Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải
phục vụ chủ đề của đoạn văn
+ Liên kết logic: Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện
pháp chính như sau
+ Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa,
trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu
trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
II. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý
1) Khải niệm: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ
ngữ trong câu. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ
ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
2) Lưu ý khi sử dụng hàm ý:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
III. Tổng kết ngữ pháp:
C. Phần tập làm văn
I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
1. Khái niệm, yêu cầu.
- Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn dề thuộc lĩnh vực
tư tưởng đạo đức, lối sống,… của con người.
- Yêu cầu:
+ Về nội dung: phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng
minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng
nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn

chính xác, sinh động.
2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
• Muốn làm tốt bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi
bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận, giải thích, chứng minh, phân tích, tổng
hợp.
• Dàn bài chung
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
- Thân bài
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng,
chung
- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
• Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của
người viết.
II. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Khái niệm
- Nghị luận vê tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét đánh giá của
mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Những nhân xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện,tính cách, số
phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
- Các nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ
ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phuc
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn
chuẩn xác, gợi cảm.
2. Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn
trích
• Bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt
truyện, nghệ thuât của truyện.
• Bài làm đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận.
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá

sơ bộ của mình.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích,
chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình vê tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
• Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thu và ý kiến
riêng của người viết về tác phẩm.
• Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

×