Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY BÀI : CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.22 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY
BÀI : CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM
Môn : Vật lý – lớp 10 nâng cao
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ
năm học 2006-2007 ngành giáo dục đã thực hiện chương trình đào tạo phân ban cho
học sinh cấp THPT nhằm đáp ứng yêu cầu quan trọng của thời đại: Đào tạo con người
cho đất nước Việt nam thế kỉ XXI. Cùng với việc đổi mới về nội dung chương trình
học, chúng ta còn thực hiện việc đổi mới về phương pháp giảng dạy, về phương pháp
kiểm tra đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Một trong những
yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là áp dụng công nghệ thông tin vào
dạy học, thực hiện trên tất cả các môn học trong đó có bộ môn Vật lí bằng việc soạn
giảng giáo án điện tử.
Thực hiện yêu cầu thực tế của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ Vật lí trường THPT
Sông Công đã thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy: Đưa công nghệ
thông tin vào chương trình dạy - học Vật lý. Việc áp dụng CNTT đã góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy cho cả thầy và trò, đặc biệt là ở những bài
khó, trìu tượng.
Qua thực tế soạn giảng tôi nhận thấy: Đơn vị kiến thức đến với học sinh dễ
dàng hơn vì các em được tiếp cận một cách trực quan các đơn vị kiến thức, hình ảnh
động để chủ động tiếp thu kiến thức cũng như thể hiện quan điểm của cá nhân với nội
dung bài học, giờ học diễn ra hào hứng sôi nổi có chiều sâu, hiệu quả giáo dục tốt.
Đó cũng chính là lí do tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình: Áp
dụng công nghệ thông tin vào soạn - giảng bài: CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ
NÉM ( Chương trình Vật lí lớp 10- nâng cao).
2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, tôi tập trung tìm hiểu, khai thác, nghiên cứu khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nghiên cứu chuyển động của các hình chiếu
1


của vật ném xiên trên các trục tọa độ ox, oy và vận dụng các kiến thức đã học về
chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều để nghiên cứu bài chuyển
động của vật bị ném làm cho học sinh dễ hiểu bài hơn.
3. Thời gian, địa điểm
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2013 - 2014
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 10A1; 10A2 Trường THPT Sông Công
- Phạm vi nghiên cứu: bài chuyển động của vật bị ném
- Phần mềm Power point
4. Cở sở lí luận và thực tiễn
Ngày nay, công nghệ thông tin trở nên phổ biến, là xu hướng phát triển của thời
đại và ứng dụng công nghệ thông tin là một điều tất yếu. Công nghệ thông tin với
những ưu việt của nó thực sự góp phần giải phóng sức lao động cho con người và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong giáo dục, công nghệ thông tin góp phần nâng
cao tiềm lực của người giáo viên bằng việc cung cấp cho họ những phương tiện dạy
học hiện đại. Từ các phương tiện đó, giáo viên ứng dụng các phần mềm dạy học, khai
thác, cập nhật, trao đổi thông tin, bổ sung và làm giàu vốn tri thức của mình để nâng
cao chất lượng công tác, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách và đổi mới giáo
dục nước nhà.
2
B. GIÁO ÁN SOẠN GIẢNG
Tiết 24. CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT BỊ NÉM
I – Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết cách dùng phương pháp tọa độ để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném
xiên, ném ngang.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
- Biết cách vận dụng các công thứ trong bài để giải bài tập về chuyển động của vật bị
ném.
3. Thái độ: Chủ động, tích cực; có thái độ khách quan khi quan sát thí nghiệm của bài

học.
II– Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bài giảng điện tử
- Thí nghiệm kiểm chứng hình trang 81 và 83 SGK
- 4 bảng phụ, 4 cây bút lông.
2. Học sinh
- Ôn tập về: cách khảo sát chuyển động cơ, chuyển động thẳng đều, chuyển động
thẳng biến đổi đều.
- Xem trước bài mới: “Chuyển động của vật bị ném”.
III - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
+ Phát biểu định luật I Niu Tơn .
+ Phát biếu và viết biểu thức định luật II Niu Tơn .
+ Viết phương trình chuyển động thẳng đều. Công thức vận tốc, phương trình chuyển
động thẳng biến đổi đều .
3. Bài mới :
Hoạt động 1 (3 phút): Đặt vấn đề vào bài .
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
+ Thành tích của các vận động viên nhảy xa, ném lao,
đẩy tạ được xác định bằng tầm bay xa của người, của
cây lao, của quả tạ, Thành tích của các vận động viên
nhảy cao được xác định bằng tầm bay cao của người
đó. Để nâng tầm bay cao, bay xa của vận động viên
nhảy cao, nhảy xa dựa trên cơ sở nào? Để nghiên cứu
vấn đề đó ta nghiên cứu bài hôm nay : Chuyển động
của vật bị ném.
+ Nội dung nghiên cứu của bài này gồm hai vấn đề :
Chuyển động của vật ném xiên và chuyển động của

vật bị ném ngang.
Quan sát, lắng nghe
3
Hoạt động 2: (22phút): Chuyển động của vật bị ném xiên .
4
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
+ Giáo viên ném một mẩu phấn theo phương
hợp với phương ngang một góc α. Hãy quan
sát và cho biết quỹ đạo của viến phấn sau khi
ném ?
+ Học sinh : Quỹ đạo của vật sau khi ném có
dạng một đường cong.
+ Giáo viên : để nghiên cứu chuyển động của
vật bị ném xiên ta dựa vào những chuyển động
đã biết, do đó ta phân tích chuyển động của vật
thành hai thành phần theo hai trục ox và oy
( chiếu vật chuyển động lên hai trục ox và oy
để được các hình chiếu M
x
; M
y
) rồi nghiên
cứu chuyển động của hai hình chiếu đó rồi
phối hợp chuyển động của hai hình chiếu được
chuyển động thực của vật.
+ Giáo viên : Hãy phân tích véc tơ vận tốc ban
đầu
0
v


thành hai thành phần
x
v
0

và
y
v
0

theo hai
trục ox, oy. Xác định x
0
; y
0
; v
0x
; v
0y
?
+ Học sinh phân tích và xác định x
0
; y
0
; v
0x
;
v
0y
?

+ Giáo viên : hãy cho biết các lực tác dụng lên
vật khi chuyển động?
+ Học sinh : Trọng lực
P

.
+ Giáo viên : Áp dụng định luật II Niu Tơn
dưới dạng hình chiếu để xác định gia tốc của
các hình chiếu, từ đó nêu tính chất chuyển
động của M
x
; M
y
theo hai trục ox và oy? Viết
các phương trình chuyển động của các hình
chiếu đó ?
( Giáo viên gợi ý bằng cách trình chiếu chuyển
động của vật và của các hình chiếu M
x
; M
y

trên Powerpoint để học sinh quan sát và trả
lời )
HS : Hoạt động nhóm chia làm 4 nhóm, sau đó
cử đại diện trả lời.
+ Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên : Làm thế nào để có hệ thức liên
hệ giữa y với x ?
+ Học sinh : rút t từ (1) thay vào (2)

Cho : Vật ném từ mặt đất : v
0
; α ;
F
c
= 0
Hỏi :
1. Phương trình quỹ đạo của vật,
dạng quỹ đạo của vật.
2. Vận tốc của vật tại mỗi vị trí .
3. Tầm bay cao của vật.
4. Tầm bay xa của vật
1. Phương trình quỹ đạo.
+ Chọn mặt phẳng tọa độ oxy thẳng
đứng chứa
0
v

, gốc O tại vị trí ném
vật, trục ox nằm ngang, trục oy thẳng
đứng lên trên. Chọn gốc thời gian là
thời điểm ném vật.
Ta có : x
0
= 0 ; v
0x
= v
0
.cosα
y

0
= 0 ; v
0y
= v
0
.sinα
+ Các lực tác dụng lên vật khi chuyển
động : Trọng lực
P

* Phân tích chuyển động của vật
thành hai thành phần theo hai trục ox
và oy:
+ Chuyển động của vật theo trục ox
là chuyển động thẳng đều do quán
tính, có :
- gia tốc: a
x
= 0
- Vận tốc: v
x
= v
0x
= v
0
.cosα (1)
- Phương trình chuyển động :
x = v
x
.t = (v

0
.cosα).t
+ Chuyển động của vật theo trục oy
là chuyển động biến đổi đều do tác
dụng của trọng lực, có :
- Gia tốc a
y
=
g
m
P
−=−
- vận tốc : v
y
= v
y
+ a
y
.t
=( v
0
.sinα) – gt
- Phương trình chuyển động :
y = v
y
.t +
.
2
1
a

y
.t
2

5
Hoạt động 3 (10phút): Vật ném ngang từ độ cao h .
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
+ Giáo viên : Vật ném ngang từ độ cao h
là trường hợp đặc biệt của vật ném xiên
từ mặt đất với góc ném α = 0.
+ Giáo viên : khi chọn hệ trục tọa độ như
hình vẽ và căn cứ vào chuyển động của
vật bị ném xiên hãy xác định x; y
0
; v
0x
;
v
0y
.a
x
; a
y
?
+ Học sinh : x
0
= 0; y
0
= h;
v

0x
= v
0
; v
0y
= 0
a
x
= 0; a
y
= -g
+ Giáo viên : Hãy viết các phương trình
chuyển động của vật theo hai trục ox và
oy ?
Học sinh : v
x
= v
0x
= v
0
; v
y
= = gt
x = v
0
.t ; y = h -
2
2
1
gt


+ Giáo viên : em hãy lập phương trình
quỹ đạo của vật, từ đó cho biết dạng quỹ
đạo của vật?
+ Học sinh : rút t từ (1) thay vào (2) từ đó
thấy quỹ đạo của vật có dạng 1 phần
Bài toán :
Cho : Vật ném từ M; v = 20m/s; h = 45m
g = 10m/s
2
Hỏi :
1. Dạng quỹ đạo của vật.
2. Thời gian chuyển động của vật.
3. Tầm bay xa của vật.
4. Vận tốc của vật khi chạm đất.
+ Chọn mặt phẳng tọa độ oxy thẳng đứng
chứa
0
v

, gốc O tại mặt đất, trục ox nằm
trên mặt đất, trục oy thẳng đứng lên trên đi
qua vị trí ném vật. Chọn gốc thời gian là
thời điểm ném vật.
Chuyển động của
vật theo trục ox
Chuyển động của
vật theo trục oy
x
0

= 0
v
0x
= v
0
a
x
= 0
v
x
= v
0x
= v
0
x = v
0
.t (1)
y
0
= h;
v
0y
= 0
a
y
= -g
v
y
= = gt
y = h -

2
2
1
gt
(2)
a. Dạng quỹ đạo của vật :
Từ (1) ta có t =
0
v
x
thay vào (2) ta có :
y = h -
80
45.
2
1
2
2
2
0
x
x
v
−=
6
M
parabol có đỉnh là vị trí ném vật M.
+ Giáo viên : vật chạm đất khi nào?
+ Học sinh : khi y = 0
+ Giáo viên : hãy tính tầm bay xa và vận

tốc của vật khi chạm đất?
+ Học sinh :
- Tầm bay xa : L = v
0
.t = 20,3 = 69(m)
- Vận tốc của vật khi chạm đất :
v =
22
yx
vv +
Với v
x
= v
0
= 20m/s; v
y
= - 30m/s
→ v =
363020
22
≈+
(m/s)
+ Giáo viên mô phỏng thí nghiệm kiểm
chứng thời gian chuyển động của vật
bằng thời gian rơi tự do như SGK trên
powerpoint
→ quỹ đạo của vật có dạng một phần
parabol có đỉnh là vị trí ném vật M.
b. Thời gian chuyển động của vật bằng thời
gian rơi tự do của M

y
.
+ Khi vật chạm đất y = h -
2
2
1
gt
→ t =
g
h2
= 3(s)
c. Tầm bay xa : L = v
0
.t = 20,3 = 69(m)
d. Vận tốc của vật khi chạm đất :
v =
22
yx
vv +
Với v
x
= v
0
= 20m/s; v
y
= - 30m/s
→ v =
363020
22
≈+

(m/s)
4. Củng cố : ( 4 phút )
+ Phương pháp giải bài toán về chuyển động của vật bị ném.
+ Các công thức về chuyển động của vật bị ném xiên từ mặt đất và ném ngang từ độ
cao h.
5. Bài tập về nhà : ( 1 phút) bài 3,4,5,6,7,8 SGK
IV. Rút kinh nghiệm :
7
Kết quả kiểm tra vở bài tập của HS với các bài được giao về nhà
Tổng số : 92 (2 lớp)
Đạt yêu cầu: 85/92 (92,4%)
Điểm khá giỏi: 65/ 92 (70,6%)
KẾT LUẬN:
Ưu điểm
1. Về phía học sinh
Qua các tiết dạy có áp dụng CNTT, học sinh rất có hứng thú. Vai trò chủ động của
các em được phát huy, tiết học trở nên sôi nổi và tất nhiên hiệu quả cũng được nâng
cao. Học sinh hiểu bài nhanh, nhớ bài lâu, phần thực hành tận dụng được thời gian tối
đa trong một tiết dạy.
2. Về phía giáo viên
Thời gian cho việc ghi bảng được rút ngắn, giáo viên không phải thuyết minh
nhiều, luôn chủ động trong thời gian để hướng dẫn học sinh nắm lí thuyết cũng như
thực hành. Phương pháp dạy học theo hướng đổi mới: lấy học sinh làm trung tâm,
giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Nhược điểm:
Một số học sinh còn bị phân tán khi quá để tâm vào màn hình mà quên ghi chép
bài
Một số em còn lúng túng chưa biết ghi chép bài thế nào cho hiệu quả.
Bài học rút ra:
- Với bộ môn Vật lí, việc áp dụng CNTT không phải là việc khó.

- Giáo viên có nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.
- Học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong giờ học.
Trên đây là thiết kế của tôi khi dạy bài CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM. Đó là
kết quả của quá trình tìm tòi và vận dụng CNTT, tham khảo tư liệu và lắng nghe ý
kiến đóng góp của các đồng nghiệp trong tổ Vật lí trường THPT Sông Công.
Trong kì thao giảng theo chuyên đề của tổ chuyên môn, tiết dạy của tôi đạt loại giỏi,
các giờ dạy trên lớp tỉ lệ học sinh nắm bài trên 90%, không khí giờ học sôi nổi, hứng
thú, chất lượng dạy và học đựơc nâng cao.
8
Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là những ý kiến mang tính chủ quan của cá nhân tôi khi
áp dụng CNTT vào dạy học, chắc chắn bài giảng còn có nhiều khiếm khuyết. Rất
mong sự đóng góp chân thành của tổ chuyên môn để tôi có thể hoàn thiện bài giảng
một cách toàn diện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sông công, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Người viết:


Ngô Thượng Hạnh
9
Ý kiến của tổ chuyên môn Ý kiến của BKH nhà trường
10

×