Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

quản lý và xử lý nợ tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.04 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA NGÂN HÀNG










ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM














THÁNG 11 NĂM 2014
MỤC LỤC



I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM
1.Khái niệm nợ
2.Phân loại nợ: Nợ gồm có mấy loại, nêu cụ thể
3.Thực trạng chung về tình hình nợ, quản lý và xử lý nợ ở NHTM Việt Nam
II. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM
1. Quản lý nợ
2. Xử lý nợ
3. Ví dụ về cách quản lý và xử lý nợ tại NHNo&PTNT Thành phố Hà Nội
a. Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn
b. Các biện pháp phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn
III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM
Ở VN



















I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM
1. Khái niệm nợ
Khái niệm “nợ” được định nghĩa rất rộng. “Nợ” không chỉ bao gồm các khoản cho vay, cho
thuê tài chính, các khoản chiết khấu, tái chiết khấu… mà còn bao gồm các khoản cam kết ngoại bảng,
các khoản ứng trước, thấu chi, bao thanh toán và “các hình thức tín dụng khác”
- "Nợ quá hạn" là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn
được phân chia như sau:
Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay người đi vay là doanh nghiệp phải thế
chấp tài sản cho ngân hàng, theo pháp luật, ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu nợ, do vậy, nợ
quá hạn này tuy chưa thu được nhưng ngân hàng thương mại vẫn có khả năng thu hồi.
Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay, ngân hàng không yêu cầu
người vay phải thế chấp tài sản. Loại nợ này, con nợ là doanh nghiệp vay vốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt
động kinh doanh nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt thì cũng có khả năng thu hồi nợ.
Nợ quá hạn là nợ khó đòi (hay còn gọi là nợ xấu): các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Loại nợ
này xảy ra và tồn đọng ở những doanh nghiệp vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và
tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất
khả năng thanh toán hoàn toàn. Thời hạn nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 – 3 năm
hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín
dụng của các tín dụng.
- “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ" là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ
gốc hoặc lãi đúng hạn ghi trong hợp động tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá
khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
2. Phân loại nợ
2.1. Phương pháp định lượng
QĐ 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm:
• Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc
và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam
kết cho vay, chấp nhận thanh toán;

• Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
• Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại
thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;
• Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời
hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; và
• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn
trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 sửa đổi bổ sung QĐ 493 có sửa đổi một số nội
dung trong tiêu chí phân loại nợ:
• Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm :
- Nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và
lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
• Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
• Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ được gia hạn
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo
hợp đồng tín dụng.
• Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được
cơ cấu lãi lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ

được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá
hạn
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
2.2 Phương pháp định tính
Lần đầu tiên phương pháp "định tính" được QĐ 493 cho phép áp dụng đối với TCTD đủ điều
kiện. Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành 5 nhóm tương ứng như 5 nhóm nợ theo cách
phân loại nợ theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa
thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của
TCTD được NHNN chấp thuận. Các nhóm nợ bao gồm:
• Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và
lãi đúng hạn;
• Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi
nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ;
• Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và
lãi khi đến hạn;
• Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao;
• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi,
mất vốn.
Trong đó nợ từ nhóm 3 -5 là nợ xấu, với các khoản nợ xấu này là yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng.
Có nhiều tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại:
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu
- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất
- Nợ đáng nghi nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu cao
- Nợ không có tài sản bảo đảm.
3. Thực trạng chung về tình hình nợ, quản lý và xử lý nợ ở NHTM Việt Nam
Vấn đề quản lý và xử lý nợ hiện nay ở các ngân hàng thương mại đang là một vấn đề đáng quan

tâm. Làm thế nào để giải quyết dứt điểm nợ nhằm góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của các
doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện tốt nhiệm
vụ kinh doanh của mình trong lĩnh vực tín dụng nhằm từng bước hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân
hàng đạt kết quả cao.
Chúng ta biết rằng, trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có
của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là vốn vay của các ngân hàng
thương mại. Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường. Tùy đặc điểm và tính chất hoạt động của từng
loại hình doanh nghiệp, việc sử dụng vốn vay ngân hàng thương mại cũng có sự khác nhau. Thông
thường các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ sử dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn
các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất.
Về phía ngân hàng thương mại, đây là nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng theo nguyên tắc đi
vay để cho vay. Như vậy, việc phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp và vấn đề
cho vay vốn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan diễn ra thường xuyên
trong quá trình thực hiện mọi hoạt động kinh doanh cả về phía doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn được thực hiện bằng
những cam kết thỏa thuận theo những nội dung đã ấn định phù hợp với các nguyên tắc tín dụng. Mỗi
khoản cho vay được xác định một thời hạn trả nợ nhất định. Thời hạn trả nợ là bao nhiêu, lâu hay
nhanh là do đặc điểm của vốn vay tham gia vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn của doanh
nghiệp.
Về nguyên tắc, trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp vay vốn
phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại. Nếu thực hiện đúng nguyên tắc
này thì cả doanh nghiệp và ngân hàng coi như thực hiện đúng cam kết, vốn cho vay của ngân hàng
thương mại được thu hồi để sử dụng vòng luân chuyển khác. Doanh nghiệp trả hết nợ ngân hàng và
thực sự vốn vay này đã giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Nhìn
chung là rất tốt cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế.
Nhưng thực tế lại không diễn ra suôn sẻ như vậy, có nhiều doanh nghiệp không trả được nợ và
lãi cho ngân hàng khi nợ đã đến hạn trả. Trong trường hợp này, ngân hàng thương mại không thu hồi
được vốn và lãi. Đây người ta gọi là nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn được hiểu một cách tổng quát là
một khoản nợ mà người đi vay (doanh nghiệp) đến hạn phải trả cho ngân hàng thương mại cả vốn và

lãi theo cam kết, nhưng doanh nghiệp không trả được cho ngân hàng, nợ quá hạn có tác dụng xấu đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng nhự hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp vay vốn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn :
Nguyên nhân khách quan:
Doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh như : Thiên tai, hỏa hoạn,
chiến tranh, khủng bố, … do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả,
mất hoàn toàn vốn của cả doanh nghiệp và của cả vốn vay ngân hàng thương mại.
Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tín như : Biến động của giá
vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng
cao.
Nguyên nhân chủ quan:
Về phía ngân hàng thương mại: Khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân
tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những
doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ
phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích lợi riêng cho mình.
Về phía doanh nghiệp vay vốn: Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay
không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng.
Bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả
nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doang nghiệp có.
Như vậy, phát sinh nợ là tất yếu trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động của ngành
ngân hàng nói riêng, khiến các ngân hàng thương mại phải chật vật đối phó với các khoản nợ khó đòi.
Theo quy định hiện hành, các chủ nợ (ngân hàng, DN) phải trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá
hạn thanh toán từ trên 3 tháng và nợ phải thu chưa quá hạn, nhưng có thể không đòi được do khách nợ
không có khả năng thanh toán. Đối với những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả
năng thu hồi, chủ nợ phải sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính để bù
đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của DN. Ngoài ra, chủ nợ còn tiếp tục phần
theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục
có các biện pháp để thu hồi nợ.

Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các chủ
nợ, họ sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đôn đốc thu hồi nợ. Nhiều trường hợp, việc thu nợ
trực tiếp từ khách nợ hầu như không thể do DN không còn nguồn trả nợ, nếu thực hiện kê biên và bán
tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của DN và việc này cũng
không hề đơn giản nếu bên có tài sản đảm bảo không hợp tác, hoặc tẩu tán tài sản Trường hợp không
có tài sản đảm bảo thì chủ nợ phải nộp đơn ra toà yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN khách nợ để
thu hồi vốn từ thanh lý tài sản. Áp dụng biện pháp phá sản DN khách nợ cũng chỉ là “bất đắc dĩ” vì quy
trình, thủ tục phá sản rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian, có nhiều trường hợp đến 5 năm chưa
thực hiện được.
Nói về vấn đề quản lý và xử lý nợ tại các ngân hàng thương mại, một lãnh đạo ngân hàng có
hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các ngân hàng ở nước ngoài cho rằng, các ngân hàng có thể
“phòng ngừa từ xa”, thông qua việc xây dựng hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp, phân loại,
xếp hạng các món nợ, theo dõi hoạt động của bên đi vay và tiến độ thanh toán nợ, từ đó có giải pháp
phù hợp để hạn chế rủi ro nợ khó đòi. Ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng cho
cán bộ và tư vấn giúp cho DN quản lý nợ của chính họ.
Ở thời điểm nay, tình hình nợ xấu vẫn đang là một vấn đề hết sức lo ngại. Fitch dự đoán nợ xấu
của NH Việt Nam ở mức 13% tổng dư nợ. Nếu căn cứ vào phản ánh của các NH, nợ xấu có khả năng
không dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ. Không phải ngẫu nhiên phần lớn các ngân hàng bắt
đầu lo lắng về nợ xấu. Với lãi suất cho vay cao như hiện nay, chắc chắn sẽ có không ít doanh nghiệp lợi
nhuận làm ra không đủ trả lãi ngân hàng. Cho vay lãi suất càng cao, rủi ro càng lớn – qui luật bất thành
văn ấy tồn tại từ lâu trong giới ngân hàng.
Những ngân hàng có truyền thống kiểm soát tốt nợ xấu “bật mí” cho đến tháng 5-2011 nợ xấu
của họ đã tăng khoảng 0,5% so với mức cuối năm ngoái. Một số ngân hàng thừa nhận mức tăng là 1%,
thậm chí 1,5 -2%. Thí dụ ngân hàng A có nợ xấu vào cuối năm 2010 là 2,5% trên tổng dư nợ, mức
hiện tại là 3% hoặc 3,5% hay 4%.
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM đến hết tháng 4-2011 ở mức 4,2% tổng
dư nợ, tăng từ mức 3,9% của tháng 3-2011, trong đó các công ty cho thuê tài chính có nợ xấu lên đến
26,3%, nợ xấu của khối quốc doanh là 5,6% và cổ phần là 2,9%. Đây là thống kê của chi nhánh NHNN
thành phố được Cục Thống kê công bố lại. Tổng dư nợ đến cuối tháng 5-2011 của các ngân hàng ở
thành phố là 748.900 tỉ đồng, tính ra nợ xấu tới 31.290 tỉ đồng, tương đương gần 1,52 tỉ đô la Mỹ. Với

cả nước, con số tuyệt đối nợ xấu sẽ lớn hơn nhiều.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết tổng dư nợ cho nền kinh tế vào
cuối năm ngoái bằng 1,2 lần GDP. GDP năm 2010 được Tổng cục Thống kê công bố 106 tỉ đô la Mỹ,
tức 2,067 triệu tỉ đồng (tỷ giá lúc đó là 19.500 đồng/đô la Mỹ). Tính ra dư nợ của năm 2010 của hệ
thống ngân hàng khoảng 2,48 triệu tỉ đồng. Bây giờ là số liệu của năm 2011. Theo NHNN, năm tháng
đầu năm nay tăng trưởng tín dụng ở mức 6,92%, nâng tổng dư nợ toàn ngành lên 2,65 triệu tỉ đồng.
Ngày 25-12-2010 giải trình về lãi suất trong cuộc họp do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức,
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu công bố nợ xấu đến lúc bấy giờ là 2,5% tổng dư nợ. Nếu tính cả nợ của
Vinashin thì tăng thêm 0,7%, tức 3,2%.
Giả sử hiện nay tỷ lệ nợ xấu 3,2% này không thay đổi, thì con số nợ xấu của các ngân hàng lên
đến 84.800 tỉ đồng. Thực tế, nếu căn cứ vào phản ánh của các ngân hàng, nợ xấu có khả năng không
dưới 100.000 tỉ đồng, chừng 5 tỉ đô la Mỹ.
Điều quan trọng là số nợ trên mới chỉ tính theo chuẩn mực phân loại nợ và trích lập dự phòng
rủi ro của Việt Nam, theo đó nợ được trả từng phần, từng tháng từng quí. Nếu đến hạn mà không trả
được phần nợ đó, thì chỉ phần nợ đó được đưa vào nợ xấu. Trong khi theo chuẩn mực quốc tế, nếu
phần nợ đến hạn không trả được, thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu. Chính vì thế khi đánh
giá về nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam theo chuẩn quốc tế, các tổ chức như Fitch Rating đưa ra dự
đoán nợ xấu của ngân hàng Việt Nam ở mức 13% tổng dư nợ.
Nguy cơ nợ xấu sẽ trở nên rõ hơn vào cuối quí hai, đầu quí ba năm nay khi các doanh nghiệp
“ngấm đòn” lãi suất. Cho dù các ngân hàng đã giảm hạn mức tín dụng, nợ xấu vẫn chưa có cơ hội giảm
ngay.
Nợ xấu của các doanh nghiệp niêm yết cũng không nằm ngoài tình trạng chung của nền kinh tế.
Có doanh nghiệp trên sàn nợ vay bằng 22 lần vốn chủ sở hữu. Chỉ cần hạch toán đầy đủ lãi vay phải
trả, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã cầm chắc lỗ trong nửa đầu năm.
Vì thế, việc phòng ngừa, quản lý và giải quyết vẫn đề nợ đang được quan tâm hàng đầu. Nhiều
ý kiến cho rằng cần phải thành lập một công ty có nhân lực chuyên sâu về xử lý tài sản đảm bảo, có đủ
trình độ pháp lý, nghiệp vụ mua bán nợ giúp ngân hàng ứng phó tốt hơn với nợ xấu là điều cần thiết.
Một số NHTM cũng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản, nhưng hầu hết chỉ hoạt động giới
hạn trong việc mua, bán các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ chưa được phép
mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua, bán nợ của DN, tổ chức và cá nhân.


II. QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. QUẢN LÝ NỢ
1.1 Nguyên tắc
i. NH có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay, NH sử
dụng một số biện pháp kiểm soát vốn vay như sau:
a. Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay theo chu kỳ (tháng, quí,
năm) đối với các khoản tín dụng lớn nhưng đồng thời cũng kiểm tra bất thường.
b. Kiểm soát thường xuyên những khoản cho vay lớn vì rủi ro xãy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến tình
trạng tài chính của ngân hàng.
c. Ðánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán, quá trình thanh toán của khách hàng. Chất
lượng của tài sản thế chấp, cầm cố…
d. Theo dõi thường xuyên các khoản tiền vay có vấn đề.
e. Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội hay hoạt
động của hệ thống NH có biến động đột biến đe dọa đến sự an toàn, hiệu quả vốn tín dụng (EX: nền
kinh tế suy giảm, xuất hiện đối thủ cạnh tranh…)
ii. Nếu đến kỳ hạn trả nợ mà bên vay không có tiền để trả thì phải làm đơn xin gia hạn. Nếu vì lý do
chính đáng thì ngân hàng giải quyết cho gia hạn. Thời gian gia hạn không được vượt quá thời hạn cho
vay trước đây hoặc không được vượt quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu
không có lý do chính đáng thì ngân hàng sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn và thông báo cho bên vay
biết.
iii. Nếu đến ngày đáo hạn, khách hàng chưa trả hết vốn vay và không được gia hạn nợ thì lúc này nợ
vay được chuyển sang nợ quá hạn.
iv. Nếu đến hạn mà bên đi vay không trả được nợ cho ngân hàng hoặc đã gia hạn mà bên vay vẫn
không thực hiện việc trả nợ hoặc không còn con đường nào giải quyết tốt hơn, thì NH được quuyền yêu
cầu cơ quan chức năng cho tiến hành phát mãi tài sản thế chấp. Khi có quy định của cơ quan có thẩm
quyền (tòa án kinh tế) thì việc phát mãi mới được thực hiện và theo nguyên tắc sau đây:
a. Phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
b. Tổ chức đấu giá công khai.
c. Thực hiện phát mại thông qua Công ty dịch vụ bán đấu giá tài sản.

1.2 Quy trình
i. Phân loại nợ: Theo quyết định 493, gồm có 2 phương pháp định tính và định lượng như đã trình bày
ở trên.
ii. Phòng ngừa nợ xấu, nợ quá hạn
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và
tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các
khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá
sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật
truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không
thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ
khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý
của doanh nghiệp.
Xử lý khoản dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo
các quy định tại điểm 3.2 nêu trên; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải
thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh
nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh
nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.
Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi
trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn
vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền

khác).
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn
dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch
toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ
kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để
thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi
nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:
- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ
phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi
được).
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ
được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ
quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh
được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ
doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
Thẩm quyền xử lý nợ:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối
với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có
Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng
xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không
thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện
pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.
2. XỬ LÝ NỢ
2.1 Những loại nợ cần xử lý
Nợ quá hạn : là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Nợ xấu: là các khoản nợ quá hạn thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7
493/2005/QĐ-NHNN .

2.2 Các dấu hiệu của khoản nợ có vấn đề
Dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có thể đúc kết được một số dấu hiệu sau:
- Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính
- Quan hệ với ngân hàng giảm
- Gia tăng bất thường hàng hóa tồn kho, khoản nợ thương mại, khoản nợ phải thu
- Hoãn trả lãi vay ngân hàng chậm hơn thoả thuận đã quy định
- Thiên tai địch hoạ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng
2.3 Xử lý nợ xấu, nợ quá hạn
Bất kỳ một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phòng ngừa tốt thì cũng không thể tránh khỏi
tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn của các khoản vay. Do vậy để hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn thì ngoài việc
phòng ngừa cần có những biện pháp xử lý đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh
a. Biện pháp khai thác:
Khi người vay ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, ngân hàng có thể và thường tham gia tổ chức
khai thác, dĩ nhiên phải đặt trong trường hợp người vay thật thà và thái độ của họ đối với khoản nợ và chi
trả là thoả đáng. Ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Ngân hàng có những lời khuyên để giúp người vay tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Bằng kinh
nghiệm và sự am hiểu của mình trên nhiều lĩnh vực, ngân hàng sẽ có những lời khuyên để giúp
người vay khôi phục tình hình kinh doanh
- Gia hạn nợ: Một khi khàch hàng đã gặp phải khó khăn trong việc trả nợ gốc thì phần lãi càng khó
có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy chế tài chuyển nợ quá hạn với lãi suất cao càng làm
khó khăn thêm cho khách hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng phải tiến hành điều tra, xác minh
xem nguyên nhân chính do đâu và thái độ của người vay như thế nào? Nếu do các nguyên nhân:
thua lỗ do giá cả thị trường biến động mạnh ngoài dự kiến, sản lượng và doanh thu đạt thấp, thiên
tai địch hoạ….thì món vay cần phải xem xét ra hạn.
- Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Đối với các khoản vay mà ngân hàng định kì trả nợ không đúng chu kỳ
kinh doanh, cho vay ngắn hạn các đối tượng trung và dài hạn thì ngân hàng nên xem xét điều chỉnh
kỳ hạn nợ cho phù hợp để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ đúng hạn.
- Cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”: trong những giai đoạn khó khăn, một số khách hàng không
những không trả được nợ đáo hạn, xin gia hạn nợ mà còn có nhu cầu vay thêm vốn để giải quyết
khó khăn tài chính tạm thời như: sản phẩm chưa tiêu thụ được nhưng vẫn phải tiếp tục mua vật tư,

trả lương công nhân để duy trì sản xuất bình thường, khắc phục sự cố kĩ thuật…. Trong những
trường hợp như vậy các ngân hàng thương mại cần phân tích, cân nhắc thận trọng để tíêp thêm
“sinh khí” cho khách hàng.
- Ngân hàng cần nắm giữ phần chủ động, thậm chí điều hành hoạt động kinh doanh đến khi đảm
bảo rằng khoản vay sẽ được chi trả: Điều này được thực hiện khi giám đốc đương nhiệm không có
khả năng, có bằng chứng về tính gian dối, và phương pháp này có vẻ là giải pháp hợp lý cho một
tình huống xấu.
- Chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp: Đây là biện pháp : Với uy tín,
kinh nghiệm của mình sự góp mặt của ngân hàng với tư cách là cổ đông của doanh nghiệp sẽ thúc
đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
b. Biện pháp thanh lý:
Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng:
- Ngân hàng thuyết phục doanh nghiệp tự bán tài sản thế chấp: Đây là một cách giải quyết có lợi
cho khách hàng và ngân hàng. Việc khách hàng tự bán tài sản thường được đánh giá cao hơn là
buộc phải phát mại, đồng thời tránh cho khách hàng khỏi bị giảm uy tín trên thương trường. Mặt
khác ngân hàng cũng tránh được chi phí phát mại và thủ tục pháp lý gắn với sở hữu và phát mại tài
sản tài chính.
- Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng: Đây là cách giải quyết
không dễ dàng bởi đây không phải là nhiệm vụ của ngân hàng. Hơn nữa việc bán tài sản tài chính
để thu nợ, doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản tài chính làm tài sản sở hữu của mình làm trụ sở, bán
trả góp cho cán bộ công nhân viên…theo hợp đồng bán có điều kiện
- Gán nợ: Trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, không có nguồn thu nhập nào
khác và có uỷ quyền cho ngân hàng toàn quyền đinh đoạt trong việc bán tài sản tài chính để thu hồi
nợ
- Sử dụng biện pháp lý để thu hồi nợ vay: Ngân hàng có thể nhờ công an địa phương thúc ép trả nợ
hoặc khởi kịên ra toà. Đây là biện pháp mà các ngân hàng đều không muốn áp dụng vì nó rất phức
tạp, thủ tục lại rườm rà và mất nhiều thời gian.
-Thành lập uỷ ban chủ nợ: Nếu ngân hàng là một trong số các chủ nợ của khách hàng và chủ nợ
nào cũng muốn lấy lại tiền và tất cả các chủ nợ đều có thứ tự ưu tiên trả nợ như nhau thì một uỷ ban
trả nợ có thể được thành lập. Sau đó uỷ ban này bán số tài sản của doanh nghiệp và chia số tiền thu

được cho các chủ nợ khác nhau. Trong trường hợp các chủ nợ không thoả thuận được với nhau thì
lại cần đến sự phán xử của người khác.
3. Ví dụ về cách quản lý và xử lý nợ tại NHNo &PTNT Thành phố Hà Nội
3.1 Hoạt động tín dụng và nợ quá hạn
Cơ cấu hoạt động tín dụng cho vay:
(Đơn vị:Triệu VNĐ)
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Mức
%
Mức
%
Mức
%
1.Doanh số cho vay
2.Doanh số thu nợ
3.Tổng dư nợ
*Theo thời hạn
-Ngắn hạn
-Trung & dài hạn
*Theo thành phần
kinh tế
-DNNN
-DNNQD
-Hộ sản xuất
-Cho vay khác
3034857


2561317

1295447

1132515
162932


1036922
145000
45369
68156




8

7,4
2,6


0,4
1,2
0,5
0,9
3424007

3668286


1571150

1109269
461881


126440
161149
48904
96657




7
00,6
9.4


0,5
0,3
0,1
0,2

4193540

3761945

2002709


1258545
734164


1308372
405553
127097
161687




6

2,8
7,2


5,3
0,3
0,3
0,1
(Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2000,2001,2002)
Trong năm 2002 doanh số cho vay của ngân hàng đã tăng 22.4%, doanh số thu nợ tăng 2,5 % so
với năm 2001. Kết quả đạt được đấy cũng cho thấy định hướng phát triển của NHNo &PTNTTPHN
trong những năm qua là đúng đắn. Đó là duy trì khai thác tối đa quan hệ với các doanh nghiệp nhà
nước và ngoài quốc doanh lành mạnh có các quan hệ tốt từ trước nhưng không tập trung sức cạnh tranh
để lôi kéo các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chưa có quan hệ. Trong khi đó lại tập trung tiếp thị
để xây dựng quan hệ với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên xét về mặt dư nợ
thì dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng lên trong những năm qua. Năm 2002 dư nợ tăng lên 21,3% so

với năm2001 hay tăng 54,6 % so với năm 2000.
Mặt khác tỷ lệ dư nợ cho vay / tiền gửi của khách hàng cũng thường xuyên ở mức 70% (năm
2000 là 62,5%, năm 2001 là 64%, năm 2002 là 68%.) Điều này cho thấy Ngân hàng không ở tình trạng
ứ đọng vốn. Trong đó tỷ trọng trung và dài hạn tăng lên rất nhanh từ 12,6% năm 2000 lên 29,4%năm
2001 và tăng nhanh vào năm 2002 là 37,2% tổng dư nợ
Dư nợ tín dụng và doanh số thu nợ đều tăng trong đó dư nợ trung và dài hạn tăng đều còn dư nợ
ngắn hạn lại giảm. Do chủ trương của Ngân hàng trong các năm 2001 trở về trước là mở rộng đầu tư tín
dụng cho khối khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh có nhu cầu chủ yếu
đầu tư trung và dài hạn vào máy móc thiết bị công nghệ và công nghệ máy móc. Tuy dư nợ ngắn hạn
giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao do Ngân hàng chuyên cho vay cá nhân nhiều về mặt tiêu dùng đấy là
do đặc thù của Ngân hàng.Tuy nhiên trong năm 2002 ngân hàng đã có chủ trương mở rộng cho vay đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để khai thác tối đa tiềm năng từ khối doanh nghiệp này.
Năm 2002 Ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay tạo ra một cơ cấu cho vay hợp lý, hơn nữa
góp phần làm tăng độ phân tán rủi ro cho ngân hàng và làm cho mức dư nợ của doanh nghiệp nhà nước
ngày một tăng lên từ 80% tổng dư nợ năm 2000 lên 80,5% năm 2001 hay tăng 227518 triệu VND và
doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng đáng kể.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được cũng giống như các Ngân hàng khác trong
những năm qua NHNo &PTNTHà Nội cũng rơi vào tình trạng NQH cao. Điều này đã làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn cũng như vòng quay của vốn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân
hàng,Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có những biện pháp hợp lý để ngăn ngừa và xử lý NQH, làm cho tỷ lệ
NQH trong tổng dư nợ giảm xuống và có những biểu hiện đáng mừng.
Chúng ta xem xét bảng sau để có cái nhìn tổng quát về tình hình nợ quá hạn tại NHNo &PTNT Hà Nội:
Bảng Diễn biến nợ quá hạn theo thời hạn vay
(Đơn vị :Triệu VND)
Chỉ tiêu
2000
2001
So sánh 2000 với
2001
2002

So sánh 2001 với
2002
Mức
Tỉ lệ
Mức
Tỉ lệ
* Tổng dư nợ
- Tổng NQH
+ Tổng NQH – NH
+ Tổng NQH, trung và
dài hạn
12954
722559
13845
8714
157115
137001
5749
14365
275703
17825
11909
5651
+21,3
+79
+86
+65
2002709
56405
40377

16028
431559
16021
14628
1663
27,5
40
56,9
9,1
TổngNQH/Tổng DN
1,7%
2,5%


2,8%


(Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2000, 2001, 2002)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy NQH trong 3 năm 2000, 2001, 2002 đều tăng dần lên cả về số
tuyệt đối lẫn tương đối. Tổng dư nợ năn 2001 tăng 21,3% (275703 triệu) so với năm 2000 nhưng tổng
NQH lạI cũng tăng lên một con số khá cao là 79%(17825 triệu). Có thể nói cuộc khủng hoảng tiền tệ ở
khu vực xảy ra năm 1998 vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Kết quả
còn ảnh hưởng đó là khiến cho hoạt động tín dụng ngân hàng năm 2002 tuy có khả quan hơn năm 1999
nhưng vẫn chưa đạt ở nức cao. Những ảnh hưởng đó còn kéo dài sang năm 2001 và đến tận đầu năm
2002. Bước sang năm 2002, tổng dư nợ của năm 2002 tăng một cách đáng kể 27,5% (431559 triệu) so
với năm 2001. Nhưng kéo theo đó là tổng NQH cũng tiếp tục tăng theo 40%(16022 triệu)
Tuy nhiên thực trạng của vấn đề này là tuy NQH năm 2001, 2002 có tăng dần lên nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay từ những năm trước đã đáo hạn nhưng đến năm 2001 mới
hạch toán chuyển sang NQH. Thực chất NQH là nó chỉ mang tình thời điểm chứ không phản ánh được
toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Tuy vậy ta thấy tỉ lệ NQH tuy ngày càng tăng nhưng tỉ lệ NQH trong tổng. Dư nợ luôn ở mức
dưới 3% điều này cho ta thấy ngân hàng luôn đảm mức dư nợ an toàn tín dụng mà ngân hàng nhà nước
cho phép.
Xét một cách tổng thể có thể thấy chất lượng tín dụng của NHNo &PTNTTP Hà Nội trong năm
2002 đã tăng lên đáng kể. Để đạt được điều đó có một phần không nhỏ của cán bộ nhân viên tín dụng,
họ đã có trách nhiệm cao, thực hiện tốt qui chế, thể lệ tín dụng đồng thời phản ánh trình độ của cán bộ
tín dụng ngày càng được nâng cao.
Đối với NHNo & PTNTTPHà Nội khách hàng có quan hệ vay mượn được phân theo thời hạn:
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Trong cơ chế thị trường Ngân hàng làm nhiệm vụ tiếp sức cho các thành
phần kinh tế có vốn hoạt động. Ngân hàng tập trung phát triển ngày càng nhiều khoản cho vay trung và
dài hạn tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng lại tập trung chủ yếu vào các khoản
cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy rủi ro trong tín dụng Ngân hàng rất cao phần lớn nguyên nhân của
nợ quá hạn cho vay ngắn hạn cao là do thời hạn vay vốn ngắn Ngân hàng cũng như khách hàng xác
định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, do hàng hoá ứ
đọng không bán được để thu vốn để trả nợ Ngân hàng dẫn đến bị chiếm dụng vốn, vỡ nợ ,cố tình chây
ỳ không trả nợ Ngân hàng để sử dụng vào mục đích kinh doanh có lợi khác. Đó cũng chính là nguyên
nhân làm cho tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng ngày càng ít đi. Như vậy dự án đầu tư theo kế
hoạch dài hạn là tương đối có hiệu quả.
Mặc dù vậy tín dụng trung dài hạn do có thời gian đáo hạn dài nên chứa đựng nhiều rủi ro tiềm
ẩn. Bước vào cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt doanh nghiệp không thể tránh khỏi những khó
khăn, gặp không ít thất bại trong kinh doanh dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy tỷ lệ NQH trung và
dài hạn trên tổng nợ quá hạn thấp không có nghĩa là các khoản cho vay trung và dài hạn có ít rủi ro bởi
các khoản vay này chưa đến ngày đáo hạn. Điều này đỏi hỏi cán bộ tín dụng NHNo&PTNTTP Hà Nội
phải thường xuyên theo dõi các khoản cho vay để sớm phát hiện ra những dấu hiệu xấu.
Tình hình NQH của NH NN&PTNT TP Hà Nội trong 3 năm qua đã có những thay đổi đáng kể
từ chỗ nợ quá hạn đang ở mức khá cao nhưng dù vậy vẫn vẫn luôn giữ ở mức cho phép đảm bảo an
toàn cho hoạt động của ngân hàng ,trong đó nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở các món vay ngắn hạn.Các
khoản nợ phát sinh chủ yếu từ các năm trước và trong 2 năm gần đây do công tác cán bộ được cảI tiến
nhiều cũng như những thay đổi hợp lí trong chính sách của ngân hàng mà NQH phát sinh mới giảm
đáng kể và không ở tình trạng quá suy yếu.

3.2 Các biện pháp phòng ngừa và xử lí nợ xấu, nợ quá hạn tại NHNo&PTNTTP Hà Nội:
a) Các biện pháp phòng ngừa:
Nợ xấu, nợ quá hạn là một trong những rủi ro khó có thể tránh khỏi của tất cả các ngân hàng.
Một trong những nguyên nhân là do các ngân hàng có biện pháp phòng ngừa khác nhau và mỗi một
biện pháp lại đem lại một kết quả khác nhau. Các biện pháp thường được áp dụng ở Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội là:
*Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý: chính sách tín dụng của Ngân hàng là một hệ thống các biện pháp
nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay
*Nghiên cứu khách hàng: mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận,
song trên con đường tìm kiếm lợi nhuận tối đa đó, các Ngân hàng thương mại luôn gặp phải một rào cản đó
là rủi ro. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro các NHNoHN đã áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp cơ
bản có vị trí quan trọng số một là phải phân tích, đánh giá một cách toàn diện khách hàng trước khi cho
vay, nếu khách hàng được đánh giá là tốt thì được Ngân hàng cho vay.
*Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng: ngoài việc nghiên cứu thu thập thông tin về các doanh nghiệp
trong hồ sơ khách hàng ,NHNo&PTNTTP Hà Nội còn thu thập thông tin từ trung tâm rủi ro,NHNN và các
NHTM khác.Ngoài ra,các số liệu của cơ quan thông kê,báo chí… liên quan đến doanh nghiệp cũng là một
nguồn thông tin quý giá mà ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng .
*Phân tán rủi ro: quán triệt quan điểm “không bỏ chung trứng vào một rổ”, NHNo &PTNT TP HN luôn
tiến hành đa dạnh hoá các hình thức cho vay, lĩnh vực cho vay.
Đối với những khoản vay lớn mà ngân hàng khó xác định khả năng và mức độ rủi ro thì ngân hàng sẽ tiến
hành liên kết với các ngân hàng khác thực hiện cho vay đồng tài trợ.
*Đẩy mạnh công tác cán bộ tín dụng: ngân hàng luôn chú trọng đào tạo,nâng cao năng lực quản lí,chủ
động trong công việc của cán bộ tín dụng, có những kế hoạch mở những lớp tập huấn cho cán bộ ngân
hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, khuyến khích cán bộ tín dụng tự đào tạo.
b)Các biện pháp xử lí:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, phòng tín dụng có trách nhiệm thường xuyên theo
dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi theo đúng
các điều kiện cam kết trong hợp đồng tín dụng và các qui định của thể lệ tín dụng,quy trình quy phạm
nghiệp vụ tín dụng của NHNo&PTNT TP Hà Nội. Có thể nói, nhờ áp dụng các biện pháp đúng đắn ngân
hàng đã không những giúp được khách hàng mà còn giúp cho chính ngân hàng. Đồng thời nó sẽ giúp cho

quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng thêm chặt chẽ bở khách hàng nào cũng muốn thiết lập quan
hệ với ngân hàng đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn.
*Dãn nợ:
Là hình thức kéo dài thời gian trả nợ (nhưng tối đa không quá 12 tháng),nếu hết khả năng gia hạn thì hoãn
chuyển sang nợ quá hạn,hoặc tùy mục đích sử dụng vốn được xác định lại là trung hạn thì chuyển sang cho
vay trung hạn,hoặc khách hàng đưa thêm tài sản mới để thế chấp,cầm cố bổ sung bảo đảm món vay thì bổ
sung thời hạn cho vay.
* Thúc nợ:
Là biện pháp đệm,chuẩn bị cho các bước khởi kiện qua việc kết hợp với chính quyền địa phương để áp lực
thu hối nợ.
* Gán nợ:
Là hình thức trừ cân nợ bằng cách NHNo &PTNT Hà Nội mua lại tài sản thế chấp,cầm cố của người vay
với giá hợp lí.
* Khởi kiện:
Là bước xử lí sau cùng khi các bước xử lí trên được thực hiện nhưng vẫn không thu hồi được nợ.
Việc xử lí tài sản thế chấp ở NHNo &PTNTTP Hà Nội chủ yếu dựa trên 3 phương thức:
- Nhận gán nợ: nói chung phương thức này chưa được áp dụng nhiều tạI\i ngân hàng.Hơn nữa hiện nay nếu
ngân hàng muốn nhận tài sản gán nợ còn phải tổ chức định giá với sự tham gia của các cơ quan thi hành
án,viện kiểm soát nhân dân,chính quyền địa phương,phòng tài chính,phòng xây dựng quận, huyện nơi có
tài sản thế chấp nên khá phức tạp.
+ Phát mại tài sản thế chấp qua trung tâm đấu giá:Việc phát mại tài sản thế chấp theo cách này thường rất
tốn kém.Mặt khác,khi ngân hàng đề nghị cơ quan thi hành án chuyển việc giải quyết tài sản thế chấp qua
trung tâm đấu giá thì công tác thi hành án rất chậm và gặp nhiều khó khăn,thậm chí bị ép giá. Do vậy,
người đi vay sẽ bị thiệt thòi nhiều và không chấp nhận.Hơn nữa,theo hiến pháp nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam thì “Mọi công dân đều có quyền về nhà ở”. Điều đó buộc ngân hàng nếu bán tài sản thế chấp
phải tính đến chỗ ở cho người đi vay là một điều không dễ và làng làm giá trị thu được của ngân hàng sau
khi phát mại tài sản giảm.
+ Thuyết phục người đi vay tự bán tài sản thế chấp: Bằng cách làm này sẽ khắc phục được hầu hết nhược
điểm của 2 phương án trên.
c) Đánh giá công tác phòng ngừa và xử lí nợ quá hạn tại NHNo &PTNTTPHN:

*Kết quả đạt được:
Nhờ áp dụng các biện pháp phòng ngừa NQH một cách thích hợp trong 2 năm qua NQH của ngân
hàng phát sinh không đáng kể,chất lượng tín dụng của các khoản vay mới tăng lên rõ rệt. Đồng thời việc
xử lí các khoản NQH đã phát sinh có kết quả rất khả quan.
Đạt được những kế quả nói trên là do được sự chỉ đạo hợp lí của NHNo &PTNTTP Hà Nội cũng
như nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên tín dụng cũng như các cán bộ trong ban
xử lí nợ,cụ thể các mặt làm được là:
Cơ chế cho vay được sửa đổi hoàn thiện hơn. Công tác thẩm định trước khi cho vay được thực hiện
nghiêm túc hơn . Đồng thời gắn được trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với các khoản cho vay mà
mình thực hiện các khoản cho vay đều được trưởng phòng tín dụng trực tiếp thông qua. Do đó trong 2 năm
qua hầu hết như không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản cho vay mới.
*Tồn tại chủ yếu:
Bên cạnh những mặt đã đạt được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Hà Nội cũng có những
tồn tại nhất định cần khắc phục để đảm bảo cho các khoản vay được an toàn hơn:
- Hệ thống thông tin khách hàng chưa hoàn thiện các thông tin không được cập nhật thường xuyên
vừa chậm vừa thiếu không đáp ứng được nhu cầu. Các kênh thông tin khác nhau như phương tiện
thông tin đại chúng chỉ dừng ở mức chung chung không thể phản ánh được thực trạng nội bộ.
Ngoài ra, quan hệ trao đổi thông tin với các Ngân hàng khác chưa rộng.
- Công tác kiểm toán nội bộ giữ một vai trò khá quan trọng trong quản lý kinh doanh Ngân hàng
nhưng lại chưa được coi trọng. Việc kiểm nội bộ có tác dụng kiểm tra lại các hoạt động của Ngân
hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng (kiểm tra quá trình ghi chép sổ, lập
các biểu, báo cáo .) giúp kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân Ngân hàng, của cán bộ
tín dụng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, Ngân hàng nên chú trọng công tác này.
- Hiểu biết của cán bộ tín dụng về các lĩnh vực này còn hạn chế. Do vậy việc tư vấn cho khách hàng
ít và gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra trước và sau khi cho vay.
- Các biện pháp áp dụng trong việc xử lý còn chưa phong phú, đa dạng cần phải có thêm một số
biện pháp khác để việc xử lý nợ quá hạn đạt kết quả cao hơn.
III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ TẠI CÁC NHTM
Ở VIỆT NAM
1. Tăng cường công tác tổ chức đào tạo cán bộ có năng lực quản lý

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng phải được coi là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm trước mắt
cũng như lâu dài của các NHTM.
- Đổi mới phương hướng bố trí sử dụng cán bộ theo hướng vì công việc để bố trí lao động, lựa chọn
cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻđược đào tạo cơ bản làm nghiệp vụ tín dụng.
Hàng quí hàng năm cần đánh giá nhận xết bình bầu cán bộ giỏi khen thưởng kịp thời.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội dung thông số quản lý theo quy định, coi việc hoàn thành toàn diện các
chỉ tiêu là cơ sở tồn tại của mỗi chi nhánh cũng như toàn thể hệ thống, không vì mục tiêu tài chính
trước mắt mà làm xâm hại và tổn thất đến vốn, tài sản của Ngân hàng.
- Quá trình sắp xếp lao động quản lý đặc biệt là bộ phận tín dụng để đảm bảo mỗi chi nhánh ở quận,
phường đều có cán bộ tín dụng phụ trách. Khi điều động cán bộ làm tín dụng nhất thiết phải có nghề và
phải đào tạo cơ bản để đảm bảo chất lượng tín dụng.
2. Nâng cao trình độ cán bộ
Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung
và hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, việc đào tạo được đội ngũ cán bộ tín dụng
có trình độ nghiệp vụ cao, cóđạo đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những
biện pháp rất quan trọng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, ít nhất mỗi năm phải tập huấn
nghiệp vụ toàn diện cho cán bộ tín dụng một lần hàng tháng phải hướng dẫn giúp đỡ cán bộ tín dụng về
các thông tin có liên quan đến công tác tín dụng và trao đổi kinh nghiệm trong phòng tổ công tác để
nâng cao trình độ cán bộ kịp thời.
Cùng với việc tổ chức đào tạo các đội ngũ cán bộ, Ngân hàng phải đề ra những tiêu chuẩn về
bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán
bộ, đồng thời khuyến khích các đội ngũ cán bộ cũ của Ngân hàng không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để
trao đổi kiến thức năng lực. Nâng cao trình độ cán bộ phải được đặt ra đích mục tiêu cho chiến lược
trước mắt và lâu dài có lộ trình có bước đi và có nội dung chỉ đạo cụ thể.
3. Tăng cường công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin
- Thu thập, phân tích và xử lý kịp thời chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh là
điều hết sức cần thiết vì nó giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý xử lý nợ và hạn chế được rủi ro.
- Trong giai đoạn thẩm định dự án, giai đoạn quyết định sự an toàn của khoản vay sử dụng vốn, cán bộ
tín dụng phải nắm được thông tin tài chính cũng như các thông tin phi tài chính của khách hàng để ra
quyết định cho vay đảm bảo có hiệu quả. Các thông tin tài chính gồm: khả năng tài chính; kết quả kinh

doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn hợp lý, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, khả
năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp …Các thông tin phi tài chính gồm: tư cách, uy tín, năng lực quản lý,
năng lực sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế…của người vay, cung cầu giá cả thị
trường…của đối tượng được cấp tín dụng. Yêu cầu của thông tin phải chính xác, kịp thời, đầy đủ. Để
đạt đươc điều đó phải có nhiều kênh thông tin khác nhau. Trên cơ sở những thông tin thu thập đựơc cần
phân tích cẩn thận để có quyết định chính xác, tránh để xảy ra rủi ro do khách hàng sử dụng các
thủđoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của pháp luật để dùng một tài sản thế
chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.
- Sau khi cho vay vốn, vấn đề đặt ra là phải bám sát người vay, đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục
đích và tiến bộ. Việc giám sát có thể thực hiện qua nhiều hình thức như : kiểm tra định kỳ các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, kiểm tra khả năng chi trả,
thanh toán của doanh nghiệp… kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro tín dụng để sớm có biện pháp
xử lý thích hợp nhằm nâng cao hoạt động xử lý nợ.
4. Linh hoạt, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ
Trong quá trình cho vay không phải lúc nào cũng suôn sẻ, tránh được rủi ro, không làm ảnh
hưởng đến quản lý nợ kể cả khi công tác thẩm định đãđược thưc hiện tốt, kế hoạch vay vốn vẫn có thể
gặp khó khăn nảy sinh trong thời gian sử dụng vốn vay, vì vậy sự linh hoạt sáng tạo trong xử lý nghiệp
vụ của cán bộ tín dụng là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao công tác quản lý nợ trong kinh
doanh.
Khi khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì việc quản lý khoản vay đó rất dễ
xảy ra rủi ro, trong những tình huống đó, cán bộ tín dụng kết hợp với khách hàng tháo gỡ khó khăn sẽ
bảo vệ được lợi ích của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Khi đó có thểáp dụng một số biện pháp như
sau: gia tăng khối lượng tiền cho vay đối với nhữmg doanh nghiệp có phương án phục hồi sản xuất có
tính khả thi cao. Giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nỗ
lực cho doanh nghiệp đi lên. Nếu không có sự giúp đỡ này của ngân hàng thì món nợ của doanh nghiệp
có nhiều khả năng không thể thanh toán được dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh để cứu giúp cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo
được sự san sẻ rủi ro.
Cán bộ tín dụng có thể cố vấn cho khách hàng về các vấn đề như: sáng kiến cải tiến, chuyển
hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện bất hợp lý giúp doanh nghiệp tự tháo gỡ khó khăn.

5. Nâng cao quản lý nợ, phân tán rủi ro trong kinh doanh tín dụng
Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro làđiều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thế
nào để tối thiểu hoá những rủi ro đó, đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Phân tán rủi ro chính là
việc thực hiện nguyên tắc kinh điển trong kinh doanh: “ không nên bỏ tất cả số trứng của bạn vào một
rổ” có các cách phân tán rủi ro như sau:
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm nâng cao công tác quản lý:
Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất của ngân hàng thương mại trong viêc phân tán rủi ro,
ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác
nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được
phạm vi hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Cụ thể
bằng việc:
Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau, tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác
trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như
tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động cuả
một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.
Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuât kinh doanh, nhiều loại hàng hoá khác nhau. Tránh tập
trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu
mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
- Cho vay đồng tài trợ
Trong thực tế có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một Ngân hàng không
thểđáp ứng được đó thường là nhu cầu đầu tư cho dựán lớn và có xác định mức độ rủi ro có thể
xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dựán, cho vay và
chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực
hiện dưới các hình thức như : Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.
Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau: Khách hàng vay
vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh.
Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức, bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽđược bồi
thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng, bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay.

6. Thực hiện các biện pháp quản lý bảo đảm tiền vay
Theo luật các tổ chức tín dụng, theo quy định của Nghịđịnh 178/1999/NĐ-CP và Thông tư số
06 về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho
vay có đảm bảo bằng tài sản hay cho vay không cóđảm bảo theo quy định và chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình.
- Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay, không có đảm bảo bằng tài sản.
Trong trường hợp này ngân hàng quyết định cho vay nhưng cần lưu ý một số điểm sau:
o Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng
không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các
biện pháp bảo đảm.
o Có biện pháp thu trước hạn, nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo
đảm tài sản trong trường hợp trên.
- Trường hợp vay vốn có bảo đảm bằng tài sản.
Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng, cần có những biện
pháp quản lý sau: xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay
của người vay; kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục
đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.
Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba, Ngân hàng cần
chú ý đến điểm sau: kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của
người vay.
Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn mất giá trị thì không nhận
làm tài sản thế chấp, cầm cố.
Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như: vàng bạc, đá quý
thì phải dùng biện pháp cầm cố.
Thu thập thông tin về tài sản, đảm bảo tránh trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ lập nhiều
hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản bảo đảm, tránh tình trạng đánh giá quá
cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố khiến cho khi gặp phải rủi ro việc phát mại tài sản không đủ
bù đắp số vốn đã cho vay.
* Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn

Tổ chức tốt công tác kiểm tra lại và xử lý nợ quá hạn. Có biện pháp rà soát lại khách hàng và
toàn bộ số dư vàđặc biệt là nợ quá hạn, chấn chỉnh lại các khâu trong quá trình xem xét thẩm
định cho vay, kiểm tra, kiểm soát quy trình cho vay không để nợ quá hạn mới, chú trọng hạn
chế và giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn.
Mỗi Ngân hàng cơ sở cần phải tổ chức kiểm tra chéo về thực trạng dư nợ ít nhất 6 tháng 1 lần,
tổ chức phân tích nợ quá hạn và sử lý các trường hợp để nợ quá hạn kéo dài tồn đọng lâu ngày.
Trong quá trình lập, triển khai kế hoạch kiểm tra xử lý nợ quá hạn cần tranh thủ sự giúp đỡ của
các cấp uỷ chính quyền địa phương và sự phối kết hợp giữa các cơ quan nội chính để thực hiện
có hiệu quả.
Có chế độ khuyến khích thoảđáng về vật chất đối với những cá nhân và tập thể có nhiều thành
tích trong công tác giúp ngân hàng xử lý nợ quá hạn, cho dù cá nhân hay tập thể đó là cán bộ
trong nghành hay ngoài ngành.
Khâu hạch toán kế toán cần cập nhật kịp thời, phản ánh chính xác thực tế chất lượng tín dụng để
có biện pháp xử lý, không để nợ quá hạn tiềm ẩn hoặc che dấu tồn tại dẫn đến khó giải quyết
khi phát sinh với khối lượng lớn. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết công tác quản lý nợ
quá hạn, rút ra những kinh nghiệm và bài học để triển khai áp dụng trong toàn chi nhánh.
* Tăng cường công tác xử lý nợ khó đòi
- Tăng cường công tác quản lý nợ: Chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành về hoạt động
tín dụng, phát hiện và kiến nghị kịp thời những điều bất hợp lý, không phù hợp với thực tiễn để
có biện pháp khắc phục. Phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp cho vay vượt mức quy định
cũng như trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngăn chặn kịp thời các hành vi của
khách hàng làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn của khoản cho vay, xác định rõ trách nhiệm của
các cấp, các bộ phận tham gia, xét duyệt cho vay thông qua 3 hệ thống đầu mối: cán bộ tín dụng
trực tiếp cho vay, trưởng phòng tín dụng vàđại diện ban lãnh đạo.
- Đánh giá phân loại các khoản nợ để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay và biện pháp thu
hồi.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quan hệ với chính quyền địa phương
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một hình thức quản lý tín dụng có
chiều sâu. Hoạt động của các cán bộ kiểm soát làm hoàn thiện công tác của các cán bộ tín dụng góp
phần ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện hoạt

động nghiệp vụ.
- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng NHTM cần thực hiện một số
biện pháp sau
+ Tăng cường những cán bộ có năng lực nghiệp vụ tốt bổ sung cho phòng kiểm soát.
+ Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ phòng kiểm soát.
+ Quy định thật rõ ràng về trách nhiệm đối với cán bộ phòng kiểm soát, có chếđộ thưởng phạt thích
hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ này.
+ Sử dụng kết quả kiểm tra để có biện pháp chỉđạo chấn chỉnh công tác quản lý nợ, xử lý
nghiêm những cán bộ vi phạm chếđộ thể lệ qui trình cho vay gây nên nợ quá hạn, khó đòi lớn.
+ Phát huy chức năng hoạt động của hội đồng tín dụng và tổ thẩm định để nâng cao chất lượng
thẩm định dựán trước khi giải quyết cho vay, đề ra các biện pháp trong việc xử lý các khoản nợ
có vấn đề.
- Quan tâm tới điều kiện an toàn tín dụng
+ Tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có thể coi là phương án thu nợ thứ hai của Ngân hàng khi
khách hàng mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên trên thực tếđây là một vấn đề nan giải bởi nó liên
quan đến nhiều yếu tố như: tâm lý người mua, sự sụt giá do cơ chế thị trường, sự thiếu
nghiêm túc trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư, sở hữu tài sản, sự
xác nhận thiếu trung thực của các cấp, các ngành, thiếu sót trong lập hồ sơđảm bảo ban đầu.
* Tăng cường củng cố chất lượng , xử lý những tồn tại, giảm tối đa nợ từ nhóm hai trở lên:
-Chỉ đạo thực hiện đầy đủ, đúng đắn cơ chế tín dụng, qui trình cho vay, thẩm định kỹ coi trọng kiểm
tra, kiểm soát trước khi cho vay đảm bảo hồ sơ cho vayvà khả năng thu hồi vốn.
- Thực hiện qui trình tự quản, tự giác trong tín dụng, duy trì kiên quyết có hiệu quả việc họp tín dụng
vào ngày 1-2 đầu tháng đánh giá phân loại và xây dựng phương án xử lý nợ hàng tháng của từng cán bộ
tín dụng.
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp: động viên đôn đốc khách hàng trả nợ; xử lý tài sản đảm bảo; khởi
kiện ra pháp luật, giao chỉ tiêu thu nợ cho từng cán bộ, thành lạp các tổ thu nợđể thu hồi các khoản nợ
xấu, nợ đã xử lý rủi ro.
- Cán bộ tín dụng phải mở sổ theo dõi các khoản nợ cho vay đầy đủ, cập nhập số liệu và phải thường
xuyên theo dõi khả năng, tiến độ trả nợ, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của khách hàng để xử
lý nợ cho kịp thời.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay, đảm bảo kiểm tra sau ít nhất một lần đối với
100% các khách hàng vay vốn. Nội dung vay cụ thể, sâu sát chứ không mang tính hình thức.
- Làm tốt việc phân loại dư nợ, phân loại khách hàng đã vay hàng tháng để có kế hoạch, biện pháp đầu
tư và xử lý phù hợp.
- Thực hiện tốt công tác quản lý trong việc gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn và
chuyển trạng thái nợ trên cân đối. Các món vay đến hạn không trảđược, không còn khả năng phát huy
hiệu quả phải chuyển quá hạn, đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ và tìm mọi biện pháp thu hồi.
* Tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương:
Nơi nào chính quyền mạnh, phối hợp tốt với Ngân hàng trong việc đầu tư tín dụng thì nơi đó dư nợ tốt,
chất lượng tín dụng cao. Ngược lại những nơi chính quyền yếu hoạt động ngân hàng không được quan
tâm đúng mức thì dư nợ thấp, chất lượng tín dụng kém. Chính vì vậy việc thiết lập mối quan hệ với cấp
uỷ chính quyền địa phương là một trong những giải pháp có ý nghĩa để nâng cao vai trò quản lý nợ.

×