Bài dạy: BÀI 35: HOOCMÔN THỰC VẬT
Đồ dùng dạy học: power point, hình theo SGK
GVHD: Huỳnh Thị Thuý Diễm
I.MỤC ĐÍCH BÀI DẠY
−Kiến thức: trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật và kể được 5 loại hooc môn thực
vật. Nêu được tác dụng của từng loại hoocmôn đối với cây và ứng dụng của từng loại
hoocmôn trong nông nghiệp.
−Kỹ năng: Phân tích và hoạt động nhóm
−Thái độ: Học sinh có thêm niềm tin yêu khoa học và yêu thích môn sinh học.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
−Phương pháp: trực quan, thuyết trình, hỏi đáp.
−Phương tiện: Giáo án, power point, SGK, phiếu học tập.
III.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Chuẩn bị:
−Kiểm tra bài cũ: Khái niệm sinh trưởng và phát triển, các loại sinh trưởng ở thực vật, các
nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng.
−Vào bài: Cho xem 1 vài hình ảnh của cây, trái.
Tại sao khi vú trái cây sống người ta thường để vào đó “khí đá”. Hoặc kinh nghiệm
dân gian là đốt nhang trong hầm vú?
Quan sát đoạn phim ngắn cho biết cây có hoạt động gi? Tại sao?
Người ta đốt nhang hay để cục khí đá vào hầm vú để tạo ra cái gì giúp trái chính
nhanh và ngon hơn; cây bị ảnh hưởng bởi chất gì lại cao hơn, tại sau Auxin là cái gì mà nói
có thể quy định được tính hướng sáng. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay:
Bài : Hooc môn thực vật
2.Trình bày tài liệu mới: Bài 35. HOOC MÔN THỰC VẬT
- 1 -
Trường THPT: ……………….
Lớp 11… Môn: Sinh học (nâng cao)
Tiết thứ:…………. Ngày:………
Tên SV: Dương Chí Trọng – 3060524
Trần Thị Thuý Hằng - 3060470
NỘI DUNG BÀI THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
(1) (2) (3) (4)
I. Khái niệm
1. Định nghĩa
Hooc môn thực vật là
- chất hữu cơ do cây
điều tiết ra
- Lượng rất nhỏ
- Có ở các bộ phân
khác nhau
- Vai trò: đảm bảo sự
hài hoà hoạt động sinh
trưởng
2. Phân loại
Có 2 nhóm:
- Nhóm kích thích
sinh trưởng: Auxin,
Gibêrelin, Xitôkinin.
Nhóm ức chế sinh
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
35.1 về sự phân bố hoocmôn
trên cây và cho biết hoocmôn
thực vật có ở bộ phận nào của
cây? Nó chiếm tỉ lệ như thế nào?
- Cho xem công thức cấu tạo
phân tử của một vài hoocmon
thực vật và cho biết hoocmôn
thực vật là chất hữu cơ hay vô
cơ ?
- (?) Nếu thiếu hoocmôn thực
vật thì cây sẽ như thế nào?
(?)Dựa vào những điều như
trên, em nào có thể cho biết,
hoocmôn thực vật là gì?
- Củng cố lại và ghi bảng định
nghĩa
- Cho HS xem một số hình ảnh
ảnh hưởng của hoocmôn kích
thích sinh trưởng và ức chế sinh
trưởng. Sau, đó, phân loại xem
có bao nhiêu loại hoocmôn thực
vật
- Bổ sung và viết bảng
- Vậy để hiểu rỏ nó kích thích và
ức chế thế nào, chúng ta sẽ đi
tiếp phần tiếp theo của bài:
- HS trả lời: Hoocmôn
thực vật có ở tất cả các
bộ phận của cây và
chiếm tỉ lệ nhỏ
- TL: chất hữu cơ
- HS trả lời: thực vật
không phát triển bình
thường được.
HS trả lời: Hoocmôn
thực vật là chất hữu
cơ, có mặt trong cây,
với một lượng nhỏ,
điều khiển sự phát
triển của cây.
- Trả lời: Có 2 nhóm:
Kích thích sinh trưởng
và ức chế sinh trưởng.
- 2 -
trưởng: Axit abxixic,
Êtilen, chất làm chậm
sinh trưởng và thuốc
diệt cỏ.
II. Hooc môn kích
thích sinh trưởng
1. Auxin
- có ở mô phân sinh
chồi, lá mầm, rễ.
- làm trương dản tế
bào, tác động đến tính
hướng sáng và hướng
đất,kích thích tạo quả
không hạt, ức chế sự
rụng (hoa, quả, lá)
Có nhiều dạng như:
IAA, NAA, AIB
- Yêu cầu học sinh quan sát hình
35.2 về vị trí tổng hợp và hình
35.3, 35.4 và 35.5 về tác dụng
của các hoocmôn kích thích
sinh trưởng trong cây của sau đó
điền vào vị trí đánh số của bảng
so sánh như sau:
- yêu cầu học sinh chia thành 4
nhóm để thảo luận trong 2 phút
và trình bày lên bảng.
- Show đáp án
- Yêu cầu HS quan sát thí
nghiệm của Went (làm cong bao
lá mầm) về sự vận chuyển của
auxin và mô tả thí nghiệm này.
(?) qua thí ghiệm vừa rồi ở hình
35.6 và 35.7, các em cho biết
auxin tổng hợp và vận chuyển
như thế nào?
- Làm theo yêu cầu
của giáo viên và trình
bày kết quả
- Mô tả thí nghiệm
HS trả lời: auxin tổng
hợp ở chồi ngọn và
vận chuyển xuống các
bộ phận khác của cây
- 3 -
Hooc môn Vị trí trong câyTác dụng
Auxin(AIA
)
1 2
Gibêrelin
(GA)
3 4
Xitôkinin 5 6
2. Gibêrelin (GA)
- Phát hiện khi nghiên
cứu bệnh nấm lúa von
- Có ở cơ quan còn
non
- kích thích thân cao,
dài, ra hoa, tạo quả
sớm, kích thích sự nẩy
mầm của hạt, củ và
thân ngầm
3. Xitôkinin
(C
5
H
6
N
4
)
- Hình thành ở rễ
- phân chia tế bào
- Hình thành cơ quan
mới
- Kích thích phát triển
chồi bên
- Ngăn chặn sự hoá
già
III. Hooc môn ức chế
sinh trưởng
1. Axit abxixic
- Có ở cơ quan hoá già
- Ức chế sinh trưởng
cành, lóng, gây trạng
- Cho xem hình 35.12 35.13 và
35.14 về ảnh hưởng của
Giberelin.
- GV giảng bài và cho xem hình
35.15 về ảnh hưởng của
xytokinin
- Yêu cầu HS đọc SGK
thảo luận nhóm 2 phút và trình
bày kết quả ở bảng 2
Hooc
môn
vị trí
tổng
hợp
trong
cây
Tác dụng
(ức chế)
AAB
Etilen
chất
làm
chẩm
sinh
trưởng
thuốc
diệt cỏ
- Sửa, và ghi bảng
- Giảng bài
- Chú ý lắng nghe, ghi
chép và đối chiếu kết
quả
- chú ý nghe và đối
chiếu kết quả ở trên
- Học sinh thảo luận
nhóm và trình bày kết
quả
- 4 -
thái ngủ.
2. Êtilen
- Có ở quả chín
- Làm chín quả, rụng
hoa, quả, lá
3. Chất làm chậm
sinh trưởng và chất
diệt cỏ
- Chất làm chậm sinh
trưởng:
+ Chất tổng hợp nhân
tạo
+ Ức chế sinh trưởng
nhưng không làm thay
đổi đặc tính sinh sản
+ Làm thấp cây, cứng
cây.
- Chất diệt cỏ:
+ Tổng hợp nhân tạo
+ Phá hoại màng tế
bào
+ Ức chế quang hợp
+ Cây trồng không bị
phá hại
Vd: 2,4 D, 2,4,5 T
IV. Sự cân bằng
hoocmôn thực vật:
- HM kích thích hình
thành ở cơ quan non.
HM ức chế ở cơ quan
già, sinh sản, dự trử
- HM kích thích chi
phối hình thành cơ
quan sinh dưỡng, HM
ức chế làm già hoá
- Trạng thái cân bằng
- cho các em xem hình 35.17 và
phim về êtilen và giảng bài về
tác dụng và nêu một số ứng
dụng dân gian
- (?) các em hãy khẳng định một
lần nữa: các hoạt động của cây
được điều chỉnh bởi cái gì?
- (?) Nhìn lại bài xem, đa số
hoocmôn kích thích được tổng
hợp ở đâu và loại ức chế thì tổng
hợp ở đâu?
- các em lắng nghe
- Hoocmôn thực vật
- Hoocmôn kích thích
được hình thành ở cơ
quan già và ức chế
được hình thành ở cơ
quan non, dự trữ và
sinh sản.
- 5 -
hooc môn thực vật sẽ
tạo điều kiện cho sinh
tổng hợp
- Diễn ra lúc phân hoá
mầm hoa và tạo thành
quả.
V. Ứng dụng trong
nông nghiệp
1. Những nguyên tắc
sử dụng hoocmon
thực vật
- Nồng độ thích hợp
Vd: 2,4 D nồng độ
quá cao cũng là thuốc
diệt cỏ
- Tính đối kháng, hỗ
trợ giữa các hoocmon
thực vật
- Tính chọn lọc đối
với thuốc diệt cỏ
- Phối hợp giữa sử
dụng hoocmon với
nhu cầu dinh dưỡng.
Vd: sử dụng Auxin
với việc tưới nước cho
cây trồng.
- Tính môi trường
VD: giai đoạn cây hình thành
hoa.
Hoocmôn hoạt động mạnh là:
các hoocmôn kích thích ra hoa
Hooc môn hoạt động yếu là các
loại hooc môn kích thích cây
cao.
Yêu cầu HS giải quyết câu lệnh
(SGK,tr134.)
- Cho xem hình 35.18, các em
có nhận xét gì về thí nghiệm
được mô tả như hình? Cây sinh
trưởng và phát triển được khi
nào?
kết hợp SGK kết luận và
cho ví dụ.
- Cho các em xem hình ảnh của
hậu quả việc sử dụng chất độc
Điôxin trong chiến tranh. Và
giảng về tác hại đi kèm với lợi
ích của nó.
- (?) Dùng thuốc diệt cỏ trong
ruộng lúa và thuốc diệt cỏ trong
vườn cây trái, hoa màu, rẫy có gì
khác nhau?
Vậy các loại thuốc ngoài thị
trường, nó là những chất hoá
học, chúng ta có dùng nó để
uống trực tiếp để ta lớn lên
nhanh không?
vậy nếu như gia đình ta sử dụng
- Trả lời: Ở nồng độ
Auxin và Xytôkinin
thích hợp thì cây sinh
trưởng bình thường.
Cần chú ý nồng độ
thích hợp, chú ý tính
chất đố kháng, tính
chon lọc, quan tâm sự
phối hợp các HM TV
- Ruộng lúa là cỏ lá
rộng, vườn, rẫy là cỏ
lá hẹp.
- không
- không tốt cho sức
- 6 -
2. Một vài ứng dụng
trong nông nghiệp
- Phối hợp các loại
hoocmon thực vật
trong nuôi cấy mô
- thuốc diệt cỏ trong
ruộng lúa, hoa màu,
vườn rẫy.
- kích thích nở hoa, đẻ
nhánh tăng năng suất.
các loại thuốc này rồi vứt võ
chai xuống sông, kênh rạch,
người khác uống phải nước này
thì có tốt cho sức khoẽ họ
không? họ sẽ mắc bệnh thường
gặp nào?
vậy làm sao để bảo vệ môi
trường cho cộng động mình khi
đã sử dụng các loại thuốc này?
Tóm lại: khi sử dụng các loại
thuốc này cần chú ý về đúng
liều, đúng lượng, sự phối hợp
các loại thuốc và vấn đề ô nhiểm
môi trường, kênh rạch dẫn nước,
đảm bảo cho thực vật thuỷ sinh,
nguồn thuỷ sản, và sức khoẽ con
người.
- (?)cho một số ví dụ ở địa
phương em đã sử dụng hoocmon
thực vật và cho hiệu quả như thế
nào
- GV giảng bài và hướng dẫn
học sinh xem hình về một vài
ứng dụng hoocmon thực vật
khoẽ con người.
thường mắc bệnh như
tiêu chảy, và có thể
chết.
- phải thiêu huỷ khi
đem vào nhà, hoặc bán
lại cho nhà tái chế
- dùng thuốc ngâm hạt
giống cho mau nảy
mầm , dùng thuốc diệt
cỏ, dùng thuốc tăng
trưởng và đạt kết quả
tốt
- HS lắng nghe và ghi
chép
3. Củng cố:
GV sử dụng phiếu học tập số 3 (hoạt động nhóm trong 3 phút)
Bài tập trắc nghiệm:
1.Sinh trưởng của cây bị kiềm hảm bởi:
a. Auxin b. Gibêrelin c. Axit abxixic d. Xitôkinin
2. kích thích tạo quả không hạt. Đó là hoocmôn:
a. Auxin b. Xitôkinin c. êtilen d. Axit abxixic
3. để trái chín mau hơn, người ta dùng:
a. Gibêrelin b. Êtilen c. Xitokinin d. tất cả điều sai
4. phát biểu nào sau đây là sai:
a. Các hoạt động sinh trưởng thực vật đều do hoocmôn thực vật điều chỉnh
b. chất làm chậm sinh trưởng được tổng hợp từ rễ cây và được vận chuyển lên ngọn
- 7 -
c. Các hoocmôn ức chế thường được tổng hợp ở cơ quan già
d. Không thể dùng hoocmôn thực vật làm thức ăn trực tiếp được
5. Câu nào sau đây là đúng nhất:
a. Ở giai đoạn cây cho trái, Auxin hoạt động mạnh và ưu thế nhất nhất
b. chất làm chậm sinh trưởng làm kém năng suất cây trồng
c. khi xử dụng hoocmôn thực vật cần chú ý tính đối kháng và tính chọn lọc của nó
d. Hoocmôn thực vật hiện hữu rất ít trong cây và chỉ ở một số bộ phận đặc biệt của cây.
4. Dặn dò:
−Bài tập về nhà:
+ Câu hỏi và bài tập SGK
+ Nêu lên sự khác nhau giữa HM kích thích và ức chế về cơ quan hình thành, tácdụng
trong nông nghiệp. Mỗi loại một loại thuốc thương mại sử dụng phổ biến trong nông
nghiệp.
−Đọc trước và tóm tắt nội dung bài 36 - Phát triển ở thức vật có hoa và chú những nội
dung: Quang chu kỳ là gì?, có mấy loại quang chu kỳ?
* Phần nhận xét:
1. Tự nhận xét:
- Phần tâm đắc: có hình động, lồng ghép giáo dục môi trường và giáo dục về chất độc
màu da cam và làm nổi bật được trọng tâm của bài.
- Phương pháp sử dụng: Chưa hợp lý, nên sử dụng hỏi đáp nhiều hơn.
- Bài báo cáo: có nhiều hình động và nhiều film gây thích thú cho học sinh nhưng sử
dụng chưa triệt để nội dung.
2. Phần nhận xét của các bạn:
- Giao việc cho HS nhiều hơn
- Không nêu được trọng tâm
- Hình ảnh chiếu nhanh, học sinh không theo kịp trò chơi.
- Tư thế đứng viết bảng chưa hợp lý, che khuất chữ viết.
- Phần III, tốn thời gian nhiều nên dẫn đến các phần còn lại không kịp thời gian. Nên để
cho HS hoạt động nhiều hơn.
3. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
- Làm phiếu học tập quá nhỏ
- Cơ sở để học sinh đưa ra trả lời: quan sát hình ảnh, phim, kiến thức cũ đã có.
- Hình ảnh phải to và rõ hơn
- Kiểm tra bài cũ để vào bài: Sinh trưởng là gì? Làm thế nào để tăng kích thước tế bào.
Có cách nào làm cho tế bào lớn lên nhanh chóng hơn bình thường? Vào bài.
- Phần khái niệm:
- 8 -
+ chất hữu cơ: Đưa công thức một vài hooc môn thực vật và cho HS nhận ra.
- Phân loại: Cho nhiều hình ảnh để học sinh tự phân loại.
- 9 -