Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Sinh học 9- THCS Mỹ Châu 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.07 KB, 4 trang )

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS MỸ CHÂU NĂM HỌC 2010 -2011
Môn : SINH HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài : 150 phút.
(không kể thời gian phát đề)
Ngày thi : 07 / 10 / 2010

Câu 1 : ( 6,0 điểm )
a. Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết ?
b. So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức ? Thực chất của quá trình tạo thành nước
tiểu là gì ?
c. Tại sao nói quá trình tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất ?
d. Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa
như thế nào ?
Câu 2 : ( 5,0 điểm )
a. Di truyền liên kết gen là gì ? Nêu đặc điểm của qui luật di truyền liên kết gen ?
b. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quá trình phát sinh giao tử đực và
cái ở động vật như thế nào ?
c. Trong chu kì tế bào, sự duỗi xoắn và đóng xoắn của NST có vai trò gì ?
d. Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau I của giảm phân là cơ chế tạo nên sự khác
nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ( n NST ) ở các tế bào con ?
Câu 3 : ( 2,0 điểm )
a. Gen A qui định hoa kép ; gen a : hoa đơn ; BB : hoa đỏ ; Bb : hoa hồng ; bb : hoa trắng.
Các gen qui định hình dạng và màu hoa di truyền độc lập.
P thuần chủng : Hoa kép, trắng X Hoa đơn, đỏ .
Hãy biện luận xác định tỉ lệ kiểu hình ở F
2
? (không lập sơ đồ lai) .
b. Vợ chồng ông B đều có tóc xoăn, sinh được người con trai có tóc thẳng. Họ thắc mắc vì
sao con không giống cha mẹ. Hãy giải thích và xác định kiểu gen cho những người trong
gia đình ông B ?


Câu 4 : ( 3,0 điểm )
Ở một loài, một tế bào sinh dục 2n thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 4826 NST đơn mới . Các tế bào con
sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường cho các tinh trùng, trong đó
có 256 tinh trùng chứa NST giới tính Y.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài ? Số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào sinh dục
2n đầu tiên ?
b. Tính số thoi dây tơ vô sắc được hình thành trong các lần nguyên phân để tạo ra các tế bào
con 2n nói trên.
Câu 5 : ( 4,0 điểm )
Ở một loài thực vật, người ta thực hiện hai phép lai sau :
- Phép lai 1 : P : Cây quả đỏ, lá dài X Cây quả vàng, lá dài .
F
1
: 92 cây quả đỏ, lá dài : 31 cây quả đỏ, lá ngắn :
91 cây quả vàng, lá dài : 30 cây quả vàng, lá ngắn.
- Phép lai 2 : P : Cây quả đỏ, lá dài X Cây quả đỏ, lá ngắn.
F
1
: 90 cây quả đỏ, lá dài : 89 cây quả đỏ, lá ngắn :
30 cây quả vàng, lá dài : 31 cây quả vàng, lá ngắn.
Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định, các gen nằm trên các NST thường khác
nhau. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên .

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010 -2011

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn : SINH HỌC - LỚP 9


Câu 1 : (6,0 điểm)
a. Sự khác nhau giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết : (1,5đ)
- Đồng hóa và dị hóa xảy ra ở tế bào -Tiêu hóa và bài tiết xảy ra ở các cơ quan.
- Đồng hóa : tổng hợp chất đặc trưng. Tích
lũy năng lượng ở các liên kết hóa học.
- Tiêu hóa : lấy thức ăn biến đổi thành chất
dinh dưỡng hấp thụ vào máu.
- Dị hóa : phân giải chất đặc trưng thành
chất đơn giản. Bẻ gãy liên kết hóa học tạo
năng lượng.
- Bài tiết : Thải các sản phẩm phân hủy và
các sản phẩm thừa ra môi trường ngoài như
phân, nước tiểu, mồ hôi, CO
2
.
b. So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức: (1,5đ)
- Giống nhau : + Đều được tạo ra trong đơn vị chức năng của thận.
+ Đều có chứa nước và một số chất bài tiết giống nhau như urê, axit uric…
- Khác nhau :
Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức
+ Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn.
+ Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
+ Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc
hơn.
+ Được tạo ra trong quá trình lọc máu ở
nang cầu thận thuộc đoạn đầu của đơn vị
thận.
+ Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn.
+ Gần như không còn các chất dinh dưỡng.
+ Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất

độc.
+ Được tạo ra sau quá trình hấp thụ lại và
bài tiết tiếp ở đoạn sau của đơn vị thận.
-Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu : là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất
độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong.
c. Tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất : (1,5đ)
_ Vì ở miệng và dạ dày thức ăn chỉ mới biến đổi chủ yếu về mặt cơ học nhờ răng và cơ thành
dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi hóa học chủ yếu ở ruột non. Ở ruột non có đủ
các loại enzim để biến đổi tất cả các loại thức ăn chưa được biến đổi (lipit) hoặc chỉ mới biến
đổi một phần thành các phần tử tương đối đơn giản như mantose và chuỗi poly peptit ngắn.
- Riêng protêin là loại thức ăn có cấu trúc phức tạp trải qua quá trình biến đổi cũng rất phức
tạp, cần 7 loại enzim khác nhau (tuyến tụy và ruột) phân cắt các chuỗi poly peptit ở các vị trí
xác định  axit amin.
d. Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động TĐC và chuyển hóa
như sau: (1,5đ)
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất :
+ Mang oxi từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí :
+ Lấy oxy từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.
+ Lấy CO
2
do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
- Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào.
Câu 2 : (5,0 điểm)
a. * Khái niệm di truyền liên kết gen (0,5đ) : DT liên kết gen là hiện tượng một nhóm tính
trạng dược di tryền cùng nhau, được qui định bơi các gen cùng nằm trên một NST cùng
phân li trong quá trình phân bào và cùng tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
* Đặc điểm của qui luật di truyền liên kết gen : (1,0đ)
- Các gen không alen cùng nằm trên một NST ở vị trí rất gần nhau, tạo thành một nhóm gen

liên kết và di truyền cùng nhau.
- Số nhóm gen liên kết đúng bằng số lượng NST đơn bội trong bộ NST đơn bội của loài. Ví
du: ở người có bộ NST là 2n = 46 thì số nhóm gen liên kết bằng 23 .
- Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, duy trì lại kiểu gen giống bố mẹ. Là hiện
tượng phổ biến trong tự nhiên.
- Nếu P thuần chủng khác nhau bởi hai hay nhiều cặp xác định các tính trạng tương phản thì ở
F
2
có tỉ lệ phân li kiểu hình 3:1 (Nếu F
1
dị hợp tử đều

AB/ab) hoặc tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 (Nếu
F
1
dị hợp tử chéo Ab/aB).
b. Những điểm giống và khác nhau giữa hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở
động vật: (1,5đ)
* Giống nhau :- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên
phân liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho giao tử.
* Khác nhau :
Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực
-Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ
nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có
kích thước lớn.
- Noãn bào bậc 2 qua GP II cho thể cực thứ
hai có kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng có
kích thước lớn.
- Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua GP cho 2 thể

cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có 1
trứng trực tiếp thụ tinh.
- Tinh bào bậc 1 qua GP I cho 2 tinh bào bậc
2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho 2 tinh tử,
các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
- Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh
trùng, các tinh trùng này đều tham gia vào
thụ tinh.
c. Vai trò của sự duỗi xoắn và đóng xoắn của NST trong chu kì tế bào : (1,0đ)
- Sự duỗi xoắn tối đa ở kì trung gian giúp NST tự nhân đôi.
- Sự đóng xoắn tối đa giúp NST co ngắn cực đại. Nhờ đó NST phân li dễ dàng về 2 cực của tế
bào.
d. (1,0đ) Vì ở kì sau I của giảm phân , các NST kép trong cặp NST tương đồng đã phân li
độc lập và tổ hợp tự do khi phân li về 2 cực của tế bào  tạo nên các tế bào con chứa nNST
kép nhưng lại khác nhau về nguồn gốc, do đó  tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST
trong bộ đơn bội (nNST) ở các tế bào con khi GP kết thúc.
Câu 3 : (2,0 điểm)
a. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F
2
: ( 1,0đ)
*Theo qui ước gen ta có :
- Cặp gen qui định về hình dạng trội hoàn toàn  tỉ lệ phân li kiểu hình ở F
2
: ( 3 kép : 1 đơn )
- Cặp gen qui định về màu hoa trội không hoàn toàn  tỉ lệ phân li kiểu hình ở F
2
: ( 1 đỏ : 2
hồng : 1 trắng ).
*Trong phép lai : Pt/c : kép, trắng x đơn, đỏ  F

2
sẽ có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ
các tính trạng hợp thành nó :
(3 kép : 1 đơn) (1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng) = 3 kép, đỏ : 6 kép, hồng : 3 kép, trắng
1 đơn, đỏ : 2 đơn, hồng : 1 đơn, trắng.
 Kết quả tỉ lệ kiểu hình ở F
2
là 3:6:3:1:2:1 .
b. (1,0đ) * Vợ chồng ông B đều có tóc xoăn  sinh con trai có tóc thẳng , như vậy :
- Tính trạng tóc thẳng lặn trong kiểu hình tóc xoăn (trội) ở vợ chồng ông bà B .
Qui ước : gen A : tóc xoăn ; a : tóc thẳng .
- Vợ chồng ông bà B có tóc xoăn ( A - ) , nhưng sinh con có tóc thẳng ( aa )  ông bà B đều
có khả năng cho giao tử mang gen a , nên có kiểu gen dị hợp (Aa ).
- Kiểm chứng : P: (tóc xoăn) Aa x Aa (tóc xoăn)
G: A, a A, a
F: 1AA : 2Aa : 1aa ( 3 tóc xoăn : 1 tóc thẳng )
Câu 4 : (3,0 điểm)
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục 2n đầu
tiên: (2,5đ)
- Vì số lượng tinh trùng chứa Y bằng số tinh trùng chứa X , nên số tinh trùng tạo được là :
256 x 2 = 512 (tinh trùng).
- Mỗi tế bào sinh tinh trùng qua GP tạo được 4 tinh trùng  Số tế bào sinh tinh trùng là :
512 : 4 = 128 (tế bào).
- Theo giả thuyết ta có phương trình để xác định bộ NST 2n của loài :
2n ( 2
k
– 1 ) = 4826  2n ( 128 – 1 ) = 4826 .
=> 2n = 4826 : ( 128 – 1 ) = 38 NST .
Như vậy bộ NST lưỡng bội 2n của loài = 38 .
- Số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào sinh dục 2n là :

2
k
= 128 = 2
7
=> k = 7 lần .
b. (0,5đ) Số lượng thoi dây tơ vô sắc hình thành trong 7 đợt nguyên phân của tế bào sinh
dục là : 2
7
– 1 = 127 (thoi) .
Câu 5 : (4,0 điểm)
- Mỗi tính trạng do một gen qui định  không có hiện tượng tương tác gen. Các gen nằm trên
các NST thường khác nhau  hiện tượng di truyền tuân theo qui luật phân li độc lập của
Menđen. (0,25đ)
- Xác định tính trạng trội – lặn : ( 0,75đ)
+ Xét phép lai1 : P: Lá dài x Lá dài  F
1
phân li 3 lá dài : 1 lá ngắn => Tính trạng lá dài
trội so với lá ngắn.
+ Từ phép lai 2 : P : Quả đỏ x Quả đỏ  F
1
phân li 3 quả đỏ : 1 quả vàng => Tính trạng
quả đỏ trội so với quả vàng .
- Qui ước gen (0,25đ) : gen A : quả đỏ ; a : quả vàng ; B : lá dài ; b : lá ngắn.
1. Phép lai 1: 1,5điểm (Biện luận

KG của P : 0,75đ ; viết SĐL : 0,75đ)
- Xét riêng từng loại tính trạng ở F
1
, ta có :
+ Quả đỏ : Quả vàng = (92 + 31) : (91 + 30) = 1 : 1 . Kết quả lai phân tích thể dị hợp.

=> P = Aa x aa.
+ Lá dài : Lá ngắn = (92 + 91) : (31 + 30) = 3 : 1 . Kết quả nghiệm đúng theo qui luật
phân li của Menđen. => P = Bb x Bb .
- Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng, ta có KG chung của P :
Cây quả đỏ, lá dài : AaBb .
Cây quả vàng, lá dài : aaBb .
- Sơ đồ lai : ( Học sinh viết đúng sơ đồ lai và ghi ra kết quả tỉ lệ KG, KH ở thế hệ F .)
2. Phép lai 2 : 1,25 điểm (biện luận

KG của P : 0,75đ ; viết SĐL : 0,5đ)
- Xét riêng từng loại tính trạng ở F
1
, ta có :
+ Quả đỏ : quả vàng = (90 + 89) : (30 + 31) = 3 : 1 . Kết quả nghiệm đúng qui luật phân li
của Menđen . => P = Aa x Aa .
+ Lá dài : lá ngắn = (90 + 30) : (89 + 31) = 1 : 1 . Kết quả của lai phân tích thể dị hợp .
=> P = Bb x bb .
- Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng, ta có KG chung của P :
Cây quả đỏ, lá dài : AaBb .
Cây quả đỏ, lá ngắn : Aabb .
- Sơ đồ lai : ( HS viết đúng SĐL và ghi ra kết quả về KG, KH ở thế hệ F ) .

×