Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Sinh học 9- THCS Mỹ Thọ 2010-2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.91 KB, 5 trang )

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS MỸ THỌ Môn: SINH HỌC – Lớp 9
Năm học: 2010-2011
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
Vì sao mà người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả lúc
ngủ)?
Câu 2: (2,0 điểm)
Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan trong cơ thể người (bộ xương, hệ
cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết).
Câu 3: (3,0 điểm)
a. Vì sao ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản
vô tính?
b. Vì sao biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống?
Câu 4: (1,0 điểm)
Trình bày những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường.
Câu 5: (4,0 điểm)
Khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F
1
đồng
loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt.
Tiếp tục cho F
1
tự thụ phấn, thu được đời F
2
có 6000 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có
375 cây quả bầu, chua. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
a. Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai.
b. Lập sơ đồ lai từ P đến F
2


.
c. Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F
2
.
Câu 6: (4,0 điểm)
Cho ruồi giấm mình xám, cánh dài lai với ruồi giấm mình đen, cánh ngắn, F
1
thu được
toàn ruồi giấm mình xám, cánh dài. Sau đó cho ruồi đực F
1
giao phối với ruồi cái mình đen, cánh
ngắn thì F
2
thu được 50% ruồi mình xám, cánh dài, 50% ruồi mình đen cánh ngắn.
a. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F
2
phù hợp với kết quả trên.
b. Nếu muốn ngay F
1
đã thu được 25% ruồi mình xám, cánh dài; 25% ruồi mình đen, cánh
dài; 25% ruồi mình xám, cánh ngắn; 25% ruồi mình đen, cánh ngắn thì phải chọn ruồi bố mẹ có
kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 7: (4,0 điểm)
Có 2 tế bào sinh dưỡng cùng loài nguyên phân với số lần không bằng nhau và đã tạo ra
tổng số 20 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào I nhiều hơn số lần nguyên phân của tế
bào II. Các tế bào con có chứa tất cả 360 NST. Xác định:
a. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
b. Số nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
c. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho mỗi tế bào nguyên phân.
______________________________________________________

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS MỸ THỌ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Sinh học – Lớp 9. Năm học: 2010-2011

Câu 1: (2,0 điểm)
Người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề để ý gì (khi ngủ hoặc khi tập trung
làm việc), đó là nhờ phản xạ hô hấp, là một phản xạ không điều kiện mà trung khu nằm trong
hành tủy. (0,25 điểm)
Phản xạ xảy ra như sau:
+ Phế nang xẹp, kích thích cơ quan thụ cảm nằm trong thành phế nang, làm xuất hiện
xung thần kinh. Xung truyền về trung khu hô hấp và theo dây li tâm đến làm co các cơ thở, gây
nên sự hít vào. (0,75 điểm)
+ Khi phế nang đã căng sẽ kìm hãm trung khu hít vào, cắt luồng xung li tâm tới các cơ hít
vào làm dãn các cơ này, đồng thời kích thích trung khu thở ra, làm co các cơ thở ra (cơ liên sườn
trong) gây hiện tượng thở ra. (0,75 điểm)
Và cứ như vậy, hít vào và thở ra kế tiếp nhau và diễn ra liên tục nên có thể nói: hít vào là
một phản xạ của thở ra, đồng thời cũng là nguyên nhân gây thở ra. (0,25 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan trong cơ thể người được phản ánh qua sơ đồ
sau:

Hệ vận động

Hệ tuần hoàn


Hệ hô hấp Hệ tiêu hóa Hệ bài tiết
(0,5 điểm)
- Giải thích: (Mỗi ý 0,25 điểm)
+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho

các hệ cơ quan khác.
+ Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
+ Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
+ Hệ hô hấp lấy O
2
từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO
2
ra môi
trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất
dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ
quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Câu 3: (3,0 điểm)
a. Ở các loài giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính
vì:
Ở loài sinh sản hữu tính và giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp
gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử, các loại giao tử này được tổ hợp
lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. (0,75 điểm)
Loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ
thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân, nên
giống hệt cơ thể mẹ ban đầu. (0,75 điểm)

b. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống vì:
- Trong quá trình tiến hóa: Loài nào càng có nhiều kiểu gen, kiểu hình thì sẽ phân bố và
thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau. Điều này giúp chúng tăng khả năng tồn tại
và đấu tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn thay đổi. (0,75 điểm)
- Trong chọn giống: Nhờ biến dị tổ hợp mà trong các quần thể vật nuôi và cây trồng luôn
xuất hiện các dạng mới, giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể mang các
đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất, thu được năng

suất và hiệu quả kinh tế cao. (0,75 điểm)
Câu 4: (1,0 điểm)
Những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường:
NST thường NST giới tính
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong
tế bào lưỡng bội.
- Giống nhau giữa cá thể đực và cái.
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen qui định tính trạng thường
của cơ thể.
- Có một cặp trong tế bào lưỡng bội.
- Khác nhau giữa cá thể đực và cái.
- Tồn tại thành cặp tương đồng hoặc không
tương đồng.
- Mang gen qui định các tính trạng liên quan và
không liên quan tới giới tính.
(Mỗi cặp ý đúng được 0,25 điểm)
Câu 5: (4,0 điểm)
a. Biện luận quy luật di truyền:
- P đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp gen tương phản ⇒ F
1
phải dị hợp về hai cặp
gen. (0,25 điểm)
- F
1
dị hợp hai cặp gen, biểu hiện kiểu hình quả tròn, ngọt, suy ra các tính trạng quả tròn,
ngọt là các tính trạng trội so với quả bầu, chua. (0, 5 điểm)
- Quy ước gen: (0,25 điểm)
gen A: quả tròn
gen a: quả bầu

gen B: ngọt
gen b: chua
- F
1
: (AaBb) tròn, ngọt x (AaBb) tròn, ngọt
- F
2
: xuất hiện 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn quả bầu, chua
(aabb) =375/6000 x 100% = 6,25% = 1/16, chứng tỏ 4 kiểu hình đời F
2
phân li theo công thức
(3 : 1)
2
= 9: 3: 3: 1. Vậy hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả di truyền theo quy luật phân li độc
lập của Menđen. (0, 5 điểm)
b. Lập sơ đồ lai:
- Sơ đồ lai của P: AABB (tròn, ngọt) x aabb (bầu, chua)
hoặc: P: Aabb (tròn, chua) x aaBB (bầu, ngọt)
(Lập 2 sơ đồ lai của P → F
1
:100% AaBb) (0,5 điểm)
- F
1
x F
1
: AaBb (tròn, ngọt) x AaBb (tròn, ngọt)
GF
1
: AB,Ab,aB, ab AB,Ab,aB, ab
F

2
: (lập bảng tổ hợp)
Kiểu gen F
2
: 1AABB: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb : 1aaBB:
2aaBb:1aabb
Kiểu hình F
2
: 9 quả tròn, ngọt: 3 quả tròn, chua : 3 quả bầu, ngọt : 1 quả bầu, chua.
(1,0 điểm)
c. Số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình đời F
2
:
Quả tròn, ngọt = 6000 x 9/16 = 3375 cây. (0,25 điểm)
Quả tròn, chua = 6000 x 3/16 = 1125 cây. (0,25 điểm)
Quả bầu, ngọt = 6000 x 3/16 = 1125 cây. (0,25 điểm)
Quả bầu, chua = 6000 x 1/16 = 375 cây. (0,25 điểm)
Câu 6: (4,0 điểm)
a. F
1
đồng tính → P thuần chủng. Các tính trạng mình xám, cánh dài là trội hoàn toàn so
với mình đen, cánh ngắn. (0,25 điểm)
Quy ước gen: gen A: mình xám
gen a: mình đen
gen B: cánh dài
gen b: cánh ngắn (0,25 điểm)
Khi P thuần chủng và khác nhau bỡi hai cặp tính trạng tương phản thì F
1
phải dị hợp 2 cặp
gen.

Cho ruồi đực F
1
giao phối với ruồi cái mình đen, cánh ngắn → ruồi cái mang 2 tính trạng
lặn chỉ cho ra 1 loại giao tử (ab), trong khi F
2
thu được 2 loại kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1 chứng tỏ
ruồi đực F
1
đã cho ra 2 loại giao tử → 2 x 1 = 2. Dị hợp tử 2 cặp gen mà chỉ cho ra hai loại giao
tử → hiện tượng liên kết gen hoàn toàn. (1,0 điểm)
Sơ đồ kiểm chứng: (0,5 điểm)
P : AA/BB (m. xám, cánh dài) x aa/bb (m. đen, cánh ngắn)
G
p
: AB ab
F
1
: 100% AB/ab (m. xám, cánh dài)
Cho ruồi đực F
1
giao phối với ruồi cái m. đen, cánh ngắn:
F
1
: AB/ab (m.xám, cánh dài) x ab/ab (m. đen, cánh ngắn)
GF
1
: AB , ab ab
F
2
: 1AB/ab (m. xám, cánh dài) : 1ab/ab (m. đen, cánh ngắn)

b. Muốn F
1
thu được 4 kiểu tổ hợp hợp tử thì mỗi cá thể đời P phải cho ra 2 loại giao tử →
2 x 2 = 4. Để cho ra 2 loại giao tử phải dị hợp một cặp gen. Muốn F
1
xuất hiện 4 loại kiểu hình
thì cặp gen dị hợp của 2 cá thể đời P không được phép trùng nhau và cặp gen đồng hợp còn lại
phải là đồng hợp lặn. (1,0 điểm)
Tóm lại, phải chọn cặp ruồi bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như sau:
P: Ab/ab (m. xám, cánh ngắn) và aB/ab (m. đen, cánh dài) (0,5 điểm)
Sơ đồ kiểm chứng: (0,5 điểm)
P: Ab/ab (m. xám, cánh ngắn) x aB/ab (m. đen, cánh dài)
G
p
: Ab , ab aB , ab
F
1
: 1Ab/aB : 1 Ab/ab : 1aB/ab : 1ab/ab
Kiểu hình F
1
: 25% xám, dài: 25% xám, ngắn : 25% đen, dài : 25% đen, ngắn.
Câu 7: (4,0 điểm)
a. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào:
Nếu gọi x là số lần nguyên phân của tế bào. Theo lý thuyết số tế bào con bằng 2
x
, có thể là:
2
1
= 2; 2
2

= 4; 2
3
= 8; 2
4
=16; 2
5
= 32;… (0, 5 điểm)
Hai tế bào mẹ nguyên phân tạo 20 tế bào con.
Ta có:
20 = 16 + 4 = 2
4
+ 2
2
(0,5 điểm)
Do tế bào I nguyên phân nhiều hơn tế bào II nên:
- Tế bào I nguyên phân 4 lần
- Tế bào II nguyên phân 2 lần (0, 5 điểm)
b. Số NST lưỡng bội của loài:
Số NST trong các tế bào con:
20.2n = 360
⇒ 2n =
20
360
= 18 (1,0 điểm)
c. Số NST môi trường cung cấp cho mỗi tế bào nguyên phân:
Áp dụng: (2
x
– 1). 2n
- Cung cấp cho tế bào I:
(2

4
- 1). 18 = 270 (NST) (0,75 điểm)
- Cung cấp cho tế bào II:
(2
2
– 1). 18 = 54 (NST) (0,75 điểm)
______________________________________________

×