Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Du lịch sông Hồng, tiềm năng, thực trạng, giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.13 KB, 91 trang )

Trờng đại học văn Hóa
Khoa VĂN Hóa du lịch

Du lịch sông hồng
tiềm năng thực trạng và giải pháp
khoá luận tốt nghiệp
nghành văn hoá du lịch



Giảng viên hớng dẫn : Dơng Văn Sáu
Sinh viên thực hiện : Vũ Tiến Tiệp
Lớp : Văn Hoá Du Lịch 7B
Niên Khoá :1999-2003
Hà Nội,5/2003
Lời cảm ơn
Khoá luận tốt nghiệp này không thể hoàn thành nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực
của bản thân ngời viết. Là đề tài khá mới mẻ, tài liệu tham khảo còn hạn hẹp và
chỉ tập trung vào một vài khía cạnh nhất định, điều này đã gây cho tôi không ít
những băn khoăn. Song với niềm say mê thích thú nghiên cứu cộng với sự hớng
dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, bạn bè đồng nghiệp, các
cán bộ và công nhân viên của Xí nghiệp Đầu t và Phát triển Du lịch sông
Hồng... đặc biệt là dới sự hớng dẫn trực tiếp của giảng viên Dơng Văn Sáu, tôi
đã trở nên tự tin hơn và hoàn thành bản luận văn này. Qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc về tất cả mọi sự quan tâm - giúp đỡ quý báu dành cho tôi
trong thời gian qua.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn hẹp của một sinh viên,
chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi chân thành
mong đợi những ý kiến đóng góp, phê bình từ độc giả để bổ xung cho bản luận
văn đợc hoàn hảo hơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2003


Sinh viên
Vũ tiến tiệp
Mục Lục
Lời cảm ơn
Mở đầu
+ Lí do chọn đề tài
+ Phạm vi của đề tài
+ Mục tiêu nghiên cứu
+ Phơng pháp nghiên cứu
+ Bố cục của luận văn
Chơng 1 KHáI QUáT Về SÔNG HồNG Và Hệ THốNG SÔNG HồNG
1.Quan niệm về sông ngòi
2.Vài nét về sông Hồng
3.Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội và vùng phụ cận
4.Hệ thống sông Hồng
5.Vai trò của sông Hồng đối với đời sống và văn hoá ngời Việt
Chơng 2 tiềm năng du lịch của sông hồng
1. Quan niệm về du lịch đờng sông
2. Ưu điểm và mục đích của việc phát triển loại hình du lịch đờng thuỷ
3.Những tiềm năng du lịch tự nhiên của sông Hồng
4. Những tiềm năng du lịch nhân văn
4.1.Hệ thống làng việt
4.2. Hệ thống di tích bên sông
4.3. Những địa danh lịch sử và công trình lao động sáng tạo trên sông
Chơng 3 thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sông
hồng và những giải pháp nhằm phát triển các chơng trình du
lịch trên sông
I Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sông Hồng
1 . Lịch sử hình thành xí nghiêp Đầu t và phát triển Du lịch sông Hồng
2 .Tiềm lực của Xí nghiệp

3 .Cơ sở vật chất kỹ thuật
4 .Các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp
5. Thực trạng tổ chức các chơng trình du lịch sông Hồng
6. Những tồn tại trong quá trình khai thác cũng nh tổ chức hoạt động chơng
trình du lịch sông Hồng
II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đạt hiệu quả cao trong việc
tổ chức hoạt động chơng trình du lịch sông Hồng
1. Cơ sở của việc đề xuất các kiến nghị
2.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện về cơ cấu tổ chức - quản lí nhân lực của
xí nghiệp
3.Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện chơng trình du lịch sông Hồng
4. Thực hiện chính sách giá
5. Nâng cao chất lợng chơng trình Đêm sông Hồng
6. Ap dụng những biện pháp chủ quan để bảo vệ môi trờng và quy hoạch bến
bãi
7. Tôn tạo và bảo vệ các di tích
8. Đẩy mạnh hoạt động marketing
9. Hoàn thiện về danh mục sản phẩm - xây dựng thêm những chơng trình du
lịch mới
10.Một số đề xuất khác nhằm nâng cấp các điều kiện vật chất và cơ sở hạ
tầng.
kết luận
phụ lục
- Những hình ảnh về những cảnh quan, di tích dọc theo sông Hồng
- Tài liệu tham khảo

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc có bao giờ đẹp nh thế này chăng

(Chế Lan Viên)
Từ xa xa, sông nớc luôn là yếu tố thiên nhiên quan trọng và gần gũi với
cuộc sống của c dân ngời Việt. Sự gắn bó đợc thể hiện rất nhiều trong đời
sống văn hoá - nghệ thuật - tín ngỡng của họ. Đó là hình ảnh mái đình cong
nh sóng nớc, là những điệu hát dân gian, hay những lễ hội đua thuyền sôi
động cả một vùng quê thanh tĩnh.
Sông Hồng là con sông có ý nghĩa lớn với không chỉ riêng Hà Nội mà
còn đối với cả Việt Nam. Nh vòng tay mẹ hiền, hệ thống sông Hồng ôm lấy
một vùng đồng bằng châu thổ trù phú tơi xanh và chứng kiến bao đổi thay,
thăng trầm của dân tộc.
Với hàng triệu năm cần cù bồi đắp của mình, nó đã tạo nên cả vùng đồng
bằng rộng lớn mang tên Đồng bằng sông Hồng đồng thời cũng là nhân tố
quan trọng cho sự ra đời nền văn minh sông Hồng, một trong những nền
văn minh của thế giới. Chính những điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội đó
đã giúp sông Hồng có đợc những tiềm năng to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời
sống kinh tế xã hội, trong đó có hoạt động du lịch và hứa hẹn những chuyến
đi đầy thú vị .
Với suy nghĩ đó em đã dành thời gian thực tập tại Xí nghiệp Đầu t và
phát triển du lịch sông Hồng - Xí nghiệp duy nhất ở Hà Nội cho đến thời điểm
hiện nay tổ chức kinh doanh du lịch trên sông Hồng. Qua quá trình thực tập,
đợc sự giúp đỡ của Ban Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên chức em
đã không những thực hành đợc kỹ năng hớng dẫn mà còn nhận thức đợc rõ
hơn thực trạng của hoạt động kinh doanh du lịch tại Xí nghiệp. Vấn đề đặt ra
ở đây là: Hoạt động ấy cha tơng xứng với tiềm năng sẵn có.
Vậy làm thế nào để tạo đợc một bớc phát triển mới cho Xí nghiệp Đầu
t và phát triển du lịch sông Hồng để hoạt động du lịch trên sông Hồng bớc
đầu xứng đáng với tiềm năng của nó? Vấn đề đặt ra đó chính là lí do đã thúc
đẩy em lựa chọn đề tài Du lịch sông Hồng - tiềm năng, thực trạng và giải
pháp làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi đề tài

Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch vùng ven sông
Hồng và phụ cận với một số chi lu của nó nằm trong hệ thống sông Hồng
nhằm khai thác phục vụ cho thị trờng khách mục tiêu Hà Nội. Do vậy, phạm
vi nghiên cứu của đề tài về mặt địa lý chỉ bao gồm khoảng 70 km sông lấy
bến Chơng Dơng - điểm xuất phát - làm tâm điểm, đảm bảo cho khách du lịch
có thể đi về trong ngày. Tài nguyên du lịch vùng ven sông có thể hiểu là
những tài nguyên văn hoá vật thể hoặc tài nguyên văn hoá phi vật thể cho
phép khách du lịch đến thăm bằng tầu thuỷ, nằm cách bến sông khoảng 1 - 2
km
Thứ hai, đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch đờng sông ở Hà
Nội, đồng nghĩa với việc nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Đầu
t và phát triển du lịch sông Hồng bởi cho đến nay Xí nghiệp vẫn là đơn vị duy
nhất kinh doanh loại hình du lịch này.
Thứ ba, để hoạt động du lịch sông Hồng thực sự phát triển, bên cạnh
những giải pháp mang tính chủ quan từ phía Xí nghiệp cần có những điều kiện
khách quan nhất định nhng trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp ngời viết
chỉ đa ra một số giải pháp mà Xí nghiệp có thể bớc đầu áp dụng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài này là củng cố, thực hành những kiến thức du
lịch, những kỹ năng quản lý du lịch đã đợc trau dồi trong thời gian học tập tại
khoa Văn Hoá Du lịch Trờng Đại học Văn Hoá Hà Nội. Mục tiêu thứ hai là
nghiên cứu tiềm năng của du lịch sông Hồng, thực trạng việc khai thác các giá
trị nhiều mặt của sông Hồng và vùng ven sông để phát triển du lịch, từ đó đề
xuất những giải pháp mang tính khả thi cao nhất cho sự phát triển của Xí
nghiệp Đầu t và phát triển du lịch sông Hồng.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phơng pháp: Tiếp cận và khảo sát thực
tế, thu thập, hệ thống hoá và hiệu đính tài liệu, phát phiếu thăm dò ý kiến
khách hàng, phơng pháp phân tích tổng hợp, thống kê, đánh giá và sử lý phân
tích số liệu là các phơng pháp chính đợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu.

5. Bố cục của khoá luận
Khoá luận gồm phần Mở đầu, Chơng I, Chơng II, Chơng III, Kết luận,
Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Phần chính của khoá luận gồm ba chơng:
Chơng I: Khái quát về sông Hồng và hệ thống sông Hồng
Chơng II: Tiềm năng du lịch của sông Hồng
Chơng III: Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sông Hồng và các giải
pháp nhằm phát triển các chơng trình du lịch trên sông.
Chơng 1
khái quát về sông hồng và hệ thống sông hồng
1. Khái niệm về sông ngòi
Nớc ta có mạng lới sông ngòi dày đặc với mật độ trung bình 0,8 km/km
2
, ở
đồng bằng hạ lu các sông lớn mật độ này thờng phát triển đến trên 2 km/km
2
.
Theo thống kê của Tổng cục Khí tợng Thuỷ văn năm 1985 nớc ta có tới 2360
sông ngòi có chiều dài dòng chảy lớn hơn 10 km, tồn tại trong 106 hệ thống
sông lớn nhỏ [16, 113]. Riêng phần đất liền có 102 hệ thống với 2356 sông,
trong đó hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Hồng đợc coi là hệ thống
sông thuộc loại lớn trên thế giới .
Sông ngòi là một thành phần quan trọng của môi trờng tự nhiên, do đó từ lâu
nó đã trở thành đối tợng của các nhà nghiên cứu. Ngày nay, nghiên cứu về
sông ngòi đang có xu hớng trở thành một ngành khoa học độc lập: Khoa học
về sông ngòi (Potamology). Những nghiên cứu địa lý đã cho thấy trong sông
ngòi, ngoài dòng chảy nớc là chủ yếu còn có dòng chảy cát bùn, dòng chảy
ion và nhiều dòng chảy khác. Do đó, các nhà nghiên cứu đã đa ra những quan
niệm đợc coi là hợp lý về sông ngòi, theo đó, sông ngòi là tổng thể của các
dòng chảy thờng xuyên trong đó dòng nớc đóng vai trò quyết định [2, 25].
Trong Đại Từ Điển Tiếng Việt có viết: Sông là dòng nớc tự nhiên tơng đối

lớn, chảy thờng xuyên trên mặt đất, thuyền bè đi lại đợc[18,1456]. Nh vậy, ta
có thể thống nhất rằng sông là những dòng nớc chảy tơng đối lớn, thờng
xuyên. Qua khái niệm ta cũng ngầm hiểu đợc phần nào vai trò của sông ngòi,
đó là chức năng giao thông vận tải, là nguồn cung cấp nớc cho đời sống nhân
dân và đặc biệt đối với dòng sông Hồng trong thời đại ngày nay thì nó còn
chứa đựng tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Sông trong tiếng Hán là
giang, hà còn trong tiếng Việt thì nó còn đợc gọi bằng nhiều kiểu khác
với đặc trng từng loại hình khác; nh con sông đợc tạo nên bằng hình thức đào,
nạo vét thì gọi là sông đào, nhỏ hơn mà ở đồng bằng thì gọi là mơng ,
máng, còn ở miền nam thì gọi là kênh, rạch...
2 .Vài nét về sông Hồng
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc nớc ta
đồng thời lớn thứ hai trên bán đảo Đông Dơng sau hệ thống sông Mêkông với
chiều dài dòng chính là 1.126 km, trong đó phần ở Việt Nam là 556 km
( chiếm 49,3% tổng chiều dài ) diện tích toàn lu vực là 155.000 km
2
trong đó
diện tích ở Việt Nam là 70.700 km
2
chiếm 45,6% .
Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn cao 1776 m ở gần hồ Đại Lý
thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hớng Tây Bắc -
Đông Nam điển hình, vào Việt Nam ở Hà Khẩu (thị xã Lào Cai - tỉnh Lào
Cai). Với toạ độ địa lí ở 2030 vĩ bắc, 100 -106 kinh đông, dòng chính của
sông Hồng chảy qua địa phận 12 tỉnh, thành phố và đổ ra biển bằng 10 cửa,
cửa chính là cửa Ba Lạt (Nam Định). Hai phụ lu đầu tiên của sông Hồng là
sông Đà và sông Lô, cùng với các phụ lu khác đã hợp thành dòng chính của
sông Hồng tạo thành mạng lới sông hình dẻ quạt và hội tụ tại Việt Trì rồi từ
đây lại lan toả ra các nhánh sông con để trở về các tỉnh trong vùng đồng bằng.
Ngoài ra, sông Hồng còn có tới 614 phụ lu từ cấp 1 đến cấp 6, có những phụ l-

u lớn nh sông Đà, Lô, Chảy, Gâm...Bên cạnh đó, sông Hồng còn có rất nhiều
tên khác nhau mà mỗi tên đều in đậm những dấu ấn của văn hoá nh sông Đỏ,
sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Bồ Đề....
Cùng với hệ thống sông Thái Bình, các dòng chảy của sông Hồng đã
bồi đắp nên một vùng đồng bằng rộng lớn còn gọi là đồng bằng sông Hồng
hay đồng bằng Bắc Bộ với diện tích tự nhiên khoảng 16000km2. Dòng chảy
cát bùn của sông Hồng đợc đánh giá là phong phú với độ đục bình quân ở Sơn
Tây là 1010 g/m
3
, ở Lào Cai là 2730 g/m
3
. Trong mùa lũ lợng dòng chảy cát
bùn có thể chiếm tới gần 90%. Sông Hồng vì vậy đã trở thành biểu tợng của
đất, cùng với sông Mã lắm thác ghềnh, nhiều sóng bạc đầu là biểu tợng của
nắng, sông Đà chảy giữa các triền núi đá granit sâu thẳm xanh đen một màu
biểu tợng của cây. Hơn thế nữa, mỗi bớc chân trên đồng bằng Bắc Bộ sẽ nhắc
nhở ta về chiến công thầm lặng của những hạt phù sa bé nhỏ đã bồi đắp nên cả
một vùng đồng bằng phì nhiêu mầu mỡ mà hiện nay mỗi năm còn lấn ra biển
hàng trăm mét.
Nh vậy hệ thống sông Hồng chảy hầu hết qua các tỉnh thành của đồng
bằng Bắc Bộ. Các dòng chảy phụ, nhánh con tiếp tục len lỏi đến từng xóm
làng, thôn xã. Điều đó tạo nên một mạng lới sông ngòi liên hoàn và khép kín.
Nh đã nêu ở trên, không gian địa lý của sông Hồng với địa hình đa dạng (ngay
cả trong một vùng vẫn có nơi trũng, thấp và đồng thời vẫn có chỗ cao thậm
chí từ 8-10 m so với nớc biển), điều đó tạo nên phong cảnh thiên nhiên, cuộc
sống thêm phần hấp dẫn, nên thơ.
3. Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội và vùng phụ cận
3.1. Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội
Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài khoảng 40 km thuộc phần hạ lu. ở
đoạn này Sông mở lòng ra rất rộng và mang đầy đủ đặc tính của một con

sông già trong tơng quan với đoạn trung lu nhiều thác ghềnh và ồn ào hung
dữ nh một con sông trẻ.
Hà Nội vốn là một thành phố gắn bó nhiều với những dòng sông. Ngay tên gọi
của thành phố đã nói lên điều ấy: thành phố Hà Nội - thành phố trong sông.
Ngựơc thời gian chúng ta có thể thấy rõ rằng năm 1831 vua Minh Mạng quyết
định thành lập tỉnh Hà Nội. Hơn 50 năm sau, năm 1888 (lúc bấy giờ nớc ta d-
ới sự đô hộ của thực dân Pháp) tổng thống Pháp ra sắc lệnh lập thành phố Hà
Nội. Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc Hội, Quốc Hội
khoá này xác định Hà Nội là thủ đô của nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và
sau đó ngày 25/4/1976 là thủ đô của nớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
Để định vị Hà Nội, dân ta có câu:
Nhĩ Hà quanh Bắc sang Đông
Kim Ngu, Tô Lịch là sông bên này.
Hình ảnh quanh Bắc sang Đông ấy chính là diễn tả hình dáng ngoằn nghèo,
uốn khúc của sông Hồng ở ngay trên địa bàn Hà Nội. Điều này cũng có
nguyên cớ khi từ Việt Trì trở về, sông Hồng chảy trên một nền đất trẻ và yếu.
Vì thế việc thay dòng đổi lạch, bên bồi bên lở đối với dòng sông này có thể
xảy ra bất kỳ thời điểm nào khi thời tiết có những dị thờng. Do sự trái tính trái
nết nh vậy nên lòng sông mỗi năm một ngoằn nghèo thêm. Hồ Gơm và đặc
biệt là hồ Tây hơn 1000 năm trớc chính là một khúc quành nh cái khuỷu tay
mà sông Hồng bỏ lửng. Bởi khi tới Võng La nó không quoành một khúc lợn
qua Hải Bối mà phi thẳng qua Phúc Xá, Nhật Tân cho thoả sức tung hoành,
thành dòng chảy nh bây giờ.
Xét về mối quan hệ của sông Hồng với đồng bằng Bắc Bộ nói chung và
với Hà Nội nói riêng, ngời ta có thể coi sông Hồng nh một ngời mẹ đã khai
sinh ra cả một vùng đất phì nhiêu màu mỡ này. Nhờ có châu thổ sông Hồng
với địa thế trung tâm trời đất, đợc cái thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện hớng
nhìn sông tựa núi, địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng, muôn vật
phong phú tốt tơi, với tầm nhìn chiến lợc của bậc đế vơng, Lý Công Uẩn đã

đi đến quyết định có ý nghĩa sống còn với đất nớc: xem khắp đất Việt ta, chỉ
nơi này là thắng địa cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vơng muôn đời .
Năm 1010, với Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã cho dời kinh đô từ
Hoa L - Ninh Bình ra Thăng Long, thì Hà Nội mới đóng vai trò là thủ đô của
đất Việt, châu thổ sông Hồng mới thực sự trở thành cái nôi của dân tộc Việt
Nam trong hành trình gần 1000 năm dựng nớc và giữ nớc. Khi Hà Nội trở
thành kinh đô, thì ngoài vị trí là đầu não điều khiển toàn bộ hoạt động của đất
nớc, nó còn là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nớc. Nhng trớc hết
là của tam giác châu thổ sông Hồng mà sự thông thơng giữa Hà Nội - thứ
nhất kinh kỳ với thứ nhì phố Hiến(Hng Yên) nhờ sông Hồng để từ đó toả
ra xung quanh trở nên vô cùng nhộn nhịp .
Và chính trên đoạn sông này trong lịch sử cũng diễn ra không ít những
trận đánh, những chiến công oanh liệt của quân dân Hà Nội trong những lần
chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Lịch sử không thể nào quên đợc sự kiện
ngày 9/10/1284 cả 13 trại, 61 phờng dân Thăng Long và đất các vùng lân cận
đổ ra xem cuộc đại duyệt quân thuỷ và quân bộ ở Đông Bộ Đầu trớc khi ra
trận với hai chữ Sát Thát trên tay. Đây cũng chính là chiến trờng chống quân
Nguyên tấn công kinh thành của quân dân ta đời nhà Trần. Nó ở vào quãng từ
bãi Phúc xá xuống đến trớc cảng Phà Đen bây giờ. Trên đó có một đồn thuỷ
quân, một vị trí quân sự rất quan trọng, chỗ bệnh viện trung ơng Quân đội 108
ngày nay. Trớc 1954, nó cũng vẫn là bệnh viện, ngời ta gọi là bệnh viện Đồn
Thuỷ.
Nhng ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội bên cạnh
những thành quả to lớn mà không ai không nhận ra cũng có những hậu quả
không thể cứu vãn đợc. Mấy chục năm trớc, đứng trên đê sông Hồng, quãng
đờng Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh D còn thấy bờ bãi ngút
mắt, còn đợc hởng gió sông Hồng, thì đến nay chỉ còn thấy những khu dân c
nhà cửa lô xô trùng điệp, kéo theo bao vấn đề xã hội khác. Ngời Hà Nội cũng
dần quen với cuộc sống đô thị tấp nập, cuộc sống đợc bao quanh bởi những
tiện nghi công nghiệp hiện đại.

Trong hoàn cảnh ấy địa hình sông ngòi mới phát huy đợc hết giá trị của
nó. Từ phố ra sông đã là cả một sự thay đổi theo chiều hớng tích cực. Đó là
cha kể đến những đồng bãi ven sông - vốn đợc coi là dạng địa hình tẻ nhạt -
thì trong tơng quan với phố phờng chật hẹp lại trở thành một không gian rất có
giá trị. Chính địa hình này, nếu đợc khai thác đúng cách, đúng mực sẽ mang
đến cho ngời dân Hà Nội những tiện nghi môi trờng theo nghĩa trọn vẹn nhất.
3.2. Sông Hồng trên các vùng phụ cận
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng nh mục đích của ngời viết chỉ đi
sâu khai thác, nghiên cứu về những đoạn sông Hồng chảy qua những vùng lân
cận Hà Nội, nơi có thể khai thác các giá trị du lịch trong thời điểm hiện tại
và tơng lai gần nhằm phục vụ khách du lịch Hà nội. Nếu lấy bến Chơng Dơng
làm trung tâm cho các tuyến điểm du lịch có thể khai thác trong phạm vi
khoảng 70 km thì ta có các đoạn sông chảy qua các vùng nh sau:
Từ bến Chơng Dơng ngợc sông Hồng đến ngã ba Dâu rẽ vào sông
Đuống, đây chính là địa phận tỉnh Bắc Ninh với rất nhiều những thắng cảnh,
những di tích văn hoá lịch sử tiêu biểu đợc xếp vào hàng danh lam của xứ Bắc
kỳ nh chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Sông Đuống chính là một phân lu quan trọng
của sông Hồng dài 68km nối vào hệ hống sông Thái Bình với nhiệm vụ cung
cấp nớc cho hệ thống sông này đồng thời thoát lũ cho sông Hồng. Nếu xuôi
dòng sông Hồng từ bến Chơng Dơng ta sẽ đến địa phận của tỉnh Hà Tây và H-
ng Yên. Tại Hng Yên sông còn có tên là Thiên Mặc, Xích Đằng, gắn với
truyền thuyết về duyên kỳ ngộ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Tại đoạn
sông này với đặc điểm là gần vùng hạ lu nên nớc sông êm đềm, dòng chảy mở
rộng thuận tiện cho việc lu thông tàu bè. Với quãng sông này, hiện nay Xí
nghiệp đầu t và phát triển du lịch sông Hồng đang khai thác có hiệu quả các
điểm di tích đền Dầm, đền Đại Lộ, đền thờ Chử Đồng Tử và quần thể di tích
tại phố Hiến - Hng Yên.
Ngoài ra con đờng thuỷ Hà Nội - Thái Bình luôn phải kể đến sự có mặt
của con sông Trà Lý để có thể thực hiện cuộc viếng thăm chùa Keo thuộc xã
Duy Nhất huyện Vũ Th - Thái Bình. Hay đến thăm đền Kiếp Bạc -Hải Dơng

ta sẽ đi bằng đờng thuỷ trên các sông: Hồng - Đuống - Thái Bình và cập bến
ngay tại cửa đền. Tuy nhiên ở các điểm tham quan nh trên cũng nh điều kiện
về các dòng chảy, bến bãi vẫn cha thể khai thác tốt đợc cho hoạt động du lịch
hiện thời, chúng ta mong đợi thời gian và sự quan tâm của các cấp, nghành
hữu quan cũng nh sự nỗ lực của mỗi đơn vị hoạt động du lịch đờng thuỷ nội
địa.
4. Hệ thống sông Hồng
4.1 Sông Đáy.
Từ Việt Trì sông Hồng chảy vào đồng bằng ra biển, xuống thị xã Sơn Tây
(tỉnh Hà Tây) 12km thì bắt đầu phân nhánh và phụ lu đầu tiên của sông Hồng
trong đồng bằng là sông Đáy ở bờ phải. Sông Đáy bắt đầu từ Hát Môn (Thanh
Điềm - Sơn Tây), nơi còn lu giữ dấu tích của Hai Bà Trng anh hùng buổi đầu
giữ nớc, xuống đến cửa Đáy (Ninh Bình). Dài 237km qua các Tỉnh Hà Tây,
Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, rộng trung bình là 35m, sâu trung bình
khoảng1.8m qua các cảng chính sau: cảng Mai Lĩnh, Đục Khê, Phủ Lý, Ninh
Bình, Ninh Phúc.
4.2. Sông Đuống
Từ Việt Trì chảy xuống Hà Nội, sông Hồng chia nớc làm một số nhánh
một trong số những phân lu ở bờ trái đó chính là sông Đuống - nối liền sông
Hồng với sông Thái Bình. Lúc đầu sông Đuống chỉ là một nhánh nhỏ, từ năm
1858 cửa sông Đuống đợc mở rộng và hiện tại đã trở thành một phân lu quan
trọng nhất của sông Hồng. Sông Đuống trong lịch sử, nó còn mang tên sông
Thiên Đức, nằm trong địa phận của tỉnh Bắc Ninh, tính từ ngã ba Dâu (Hà
Nội) đến ngã ba Mỹ lộc (Bắc Ninh) dài 68km, rộng trung bình30m, sâu1.5m,
đã từng đi vào thơ ca của Hoàng Cầm nh một con sông thơ mộng và anh hùng:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trờng kỳ
Theo sông Đuống du khách sẽ thăm các điểm du lịch nh thành cổ Luy
Lâu, quê hơng của Nguyễn Gia Thiều, làng Phù Đổng, những chùa chiền danh

thắng nổi tiếng vào bậc nhất của xứ Bắc kỳ nh chùa Dâu, chùa Bút Tháp hay
chùa Phật Tích...
4.3 Sông Luộc
Tiếp tục dòng chảy của mình, cách thị xã Hng Yên 10km về phía hạ lu
sông Hồnglại tách một phân lu nữa ở bờ trái - đó chính là sông Luộc. Sông
Luộc cũng giống nh sông Đuống - nối liền sông Hồng với sông Thái Bình,
sông thuộc địa phận của các tỉnh Hng Yên, Thái Bình. Sông Luộc tính từ lúc
bắt đầu là phân lu cả sông Hồng ở Phơng Trà (Hng Yên) tới lúc gặp sông Thái
Bình ở Quý Cao dài 72km, có chiều rộng và chiều sâu trung bình là 30m và
1.5m.
4.4 Sông Trà Lý
Sông Trà Lý là một phân lu ở cực đông hạ lu sông Hồng, là đoạn áp cuối
của sông Hồng nằm trong tỉnh Thái Bình, chia Thái Bình thành hai phần
mang nớc của sông mẹ đổ ra cửa biển Trà lý, dài 70km, qua xởng tàu Trà Lý,
phố Dâu.
4.5. Sông Đào Nam Định
Dòng chảy sông Hồng tiếp tục xuôi xuống hớng Đông nam, tới địa
phận tỉnh Nam Định, gần thành phố Nam định chia nớc vào một kênh nhỏ
sông Hồng với sông Đáy. Sông Nam Định có chiều dài 33.5km, rộng 30m,
sâu1.5m có cảng Nam Định thuận tiện cho việc cập bến hàng hoá và hành
khách.
4.6. Sông Ninh Cơ
Là phân lu cuối cùng của sông Hồng ở ngã ba Mom Rô, sông Ninh Cơ
nằm trong địa phận tỉnh Nam Định, dài 61km, chạy thẳng ra cửa Lạch Giang,
rộng 35m sâu 2.4m, tiếp giáp với biển Đông.
Nh vậy những lần chia nớc sông Hồng đã có hơn sáu lần phân nhánh và
đổ nớc ra bể qua ba cửa sông chính, đó là cửa Đáy, cửa Trà Lý, cửa Lạch
Giang, còn dòng chính sông Hồng đổ ra biển ở cửa Ba Lạt. Không những chỉ
đóng vai trò chủ đạo đối với các phân lu của mình, sông Hồng còn gián tiếp
đổ nớc ra biển qua sông Thái Bình chiếm một tỷ trọng không nhỏ, góp phần

khơi mạch cho các sông nhỏ của hệ thống sông này.
Qua phần trình bày về một số phụ lu chính của sông Hồng nh trên, tôi
xin đa ra một số một số đặc điểm chung nh sau:
Nếu nh phần thợng lu của hệ thống sông Hồng có dòng chảy uốn khúc,
hẹp và nhiều ghềnh thác, đặc biệt là độ dốc cao thì sông Hồng và các con
sông của mình ở trong đồng bằng lại có độ rộng lòng sông lớn, độ dốc sông
khá nhỏ, điều này rất thuận tiện cho việc vận tải, lu thông hàng hoá và vận
chuyển khách du lịch.
Hệ thống sông Hồng chảy qua hầu hết các trung tâm đô thị của vùng
đồng bằng châu thổ, đồng thời đi sâu, len lỏi khắp miền châu thổ - nơi có nền
văn minh lúa nớc cổ xa ... đây là con đờng du lịch đa du khách xâm nhập sâu
vào vùng đồng bằng rộng lớn, chứa trong mình nguồn tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn phong phú.
Tổng lợng nớc của sông Hồng rất cao, đứng thứ hai trên cả nớc tạo một l-
ợng phù sa lớn bồi đáp cho đồng bằng Bắc Bộ, cung cấp nớc cho việc trồng
trọt của c dân nơi đây.
Tuy nhiên, do phụ thuộc vào sự phân bổ của ma nên dòng chảy cha đều lắm,
song với địa hình trũng, sông thu hút nớc mạnh, phân bố cho các chi lu của
mình vào mùa cạn (ít ma). Còn vào mùa lũ, khi nớc chảy mạnh và xiết với sự
trợ giúp của các tuyến đê bao bọc quanh sông, dòng chính sông Hồng và các
phụ lu con vẫn duy trì nớc cho đồng bằng.
5. Vai trò của sông Hồng đối với đời sống và văn hoá ngời Việt
5.1. Vai trò của sông Hồng đối với giao thông vận tải thuỷ trong lịch
sử các nhà nớc phong kiến Việt Nam
Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Bắc Bộ - vùng đất cổ, nơi đã sinh ra
và nuôi dỡng nên nền văn hoá Việt nam - một hệ thống sông ngòi chằng chịt
nối liền các địa phơng với nhau và cùng đổ ra biển Đông. Trớc đặc thù địa lí
tự nhiên phong phú, vận tải bằng tàu thuyền trên các tuyến thuỷ nội địa ở đây
đã có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với truyền thống dựng nớc và giữ nớc
của các nhà nớc phong kiến Việt nam.

Ngay từ những buổi đầu dựng nớc, khi đồng bằng Bắc Bộ còn cha đợc
hình thành hết, các vua Hùng đã chọn ngã ba Bạch Hạc (nơi hội tụ của 3 con
sông Hồng, sông Lô, sông Đà) làm nơi định đô của mình. Và nhà nớc văn
Lang, nhà nớc đầu tiên của Việt Nam đã ra đời tại mảnh đất ven sông màu mỡ
này - nơi các thuyền bè đi ngợc về xuôi thờng đỗ lại, nơi trao đổi, giao lu các
sản phẩm vùng đồi núi với đồng bằng, giữa Vân Nam (Trung quốc) với biển
Đông - và ngày càng phát triển. Cũng chính tại đây các vua Hùng đã dạy
những c dân Việt cổ đầu tiên nghề trồng lúa nớc, chăn nuôi... tận dụng hoạt
động của sông ngòi, khí hậu để phục vụ cuộc sống nông nghiệp - mà sau này
là cơ sở để hình thành nên một nền văn hoá, văn minh nông nghiệp lúa dựa
vào sông nớc.
Ra đời ở đồng bằng Bắc Bộ, đô thị thứ hai của Việt Nam - Cổ Loa cũng
nằm gần ngã ba sông Hồng, sông Đuống đồng thời gần nơi giao hội của thung
lũng ba sông, sông Thơng, sông Cầu, sông và sông Lục Nam. Cổ Loa là trung
tâm của nớc Âu Lạc phồn thịnh trong khoảng thế kỷ III và II trớc công
nguyên và cũng là một đô thị trạm dịch giữa vùng trung du phía Bắc và vùng
châu thổ sông Hồng, có giang cảng lớn đậu đợc vài trăm thuyền ..., nơi có
truyền thuyết Rùa vàng giúp Thục Phán xây thành chống giặc, nơi kết tinh
tình yêu trái ngang giữa Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
Thế kỷ thứ VI, Lý Nam Đế nhà nớc Vạn Xuân đã ra đời trên cơ sở của
Long Biên, Cổ Loa. Đến năm 679 khi nhà Đờng xâm lợc lại nớc ta, trung tâm
Tống Bình (Hà Nội bây giờ) lại nổi lên hàng đầu vì địa thế ở lu vực sông
Hồng, từ đây ngời Trung Quốc đã mở các tuyến đờng lên Tây Bắc thông với
Vân Nam, thợng Lào, Miến Điện, (qua sông Đà , sông Mã) và xuống miền
Châu Ai, Châu Hoan, mở ra sự thông thơng với vơng quốc Chămpa ở phía
Nam. Đoạn sông Hồng chảy qua thành Tống Bình trở thành đầu mối kiểm
soát các tuyến đờng thuỷ nội điạ đi các miền.
Trải qua hàng thế kỷ bị đô hộ dới ách phong kiến phơng bắc, đến năm
938, 981 vai trò của sông nớc về quân sự đặc biệt nổi bật trong chiến thắng
Bạch Đằng chống quân Nam Hán, chống quân Tống của Ngô Quyền và Lê

Đại Hành. Những chiến công này đã mở ra kỷ nguyên giành nớc, giữ độc lập
của dân tộc ta, khẳng định ý chí quật cờng của một đất nớc và chôn vùi ý đồ
xâm lợc của quân thù...
Đến thế kỷ thứ X, nhận thấy Đại La là vùng đất thiêng gần sông, xa
rừng thuận lợi để xây đế kinh, phát triển kinh tế nông nghiệp, Lý Công Uẩn
(vị vua đầu tiên của nhà Lý) đã cho rời đô từ Hoa L về Đại La và chyến rời đô
bằng đờng thuỷ này đã đánh dấu bớc chuyển đổi về cách nhìn tiến bộ, đồng
thời liên quan đến tên Thăng Long của Hà Nội trớc kia: Chuyện kể rằng, sáng
nọ khi đoàn thuyền của Vua Lý tới sông Hồng, cập bến Đại La, bỗng có một
làn khói vàng bay lên trớc mũi thuyền ngự và ngay lập tức vị vua Lý anh minh
đã đổi tên thành Đại La sang Thăng Long với nghĩa rồng bay lên đồng thời
cũng mang ý nghĩa khí thế vơn lên của kinh đô mới. Thật là sáng suốt vì gần
ngàn năm sau khi kinh đô Thăng Long thủa đó bây giờ là Hà Nội - thủ đô của
nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vẫn gánh vác những sứ mệnh lịch
sử của dân tộc.
Từ xa xa, sông Hồng nổi lên không chỉ với vai trò là đờng giao thông
thuận tiện, mà còn là một căn cứ, một vùng chiến thuật lợi hại đã bao phen
gây cho kẻ thù những thất bại ê chề. Ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên
Mông - vua tôi nhà Trần dũng cảm bằng mu lợc cùng những kinh nghiệm
sông nớc đã lần nữa đánh thắng giặc xâm lợc trên sông Bạch Đằng làm cho
chúng bàng hoàng, không dám bén mảng nhòm ngó tới Đại Việt ta, đồng thời
tạo ra một Bạch Đằng giang mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc ta, nh lời của Trơng Hán Siêu trong Bạch Đằng giang phú:
... Sông Đằng một dải dài ghê
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông
Trời Nam sinh kẻ anh hùng
Trăm kênh yên lặng non sông vững vàng...
Đằng giang đã đi vào lịch sử nh một con sông anh hùng, chứng kiến bao
sự kiện và đâu đâu trên dòng sông này cũng là những chiến tích liên quan đến
chiến thắng Nguyên Mông của dân tộc Việt Nam. Đây là bến Bình Than - nơi

vua Trần họp hội nghị với các vơng hầu bàn việc nớc, kia Vạn Kiếp mảnh đất
có phủ đệ của Hng Đạo Vơng, nơi giữ từng vị trí chiến lợc, từng làm tiêu tan
hàng vạn binh tớng giặc; đây Tràng Kênh nơi nghĩa quân từng mai phục, vót
cọc... chờ giặc tới, và đây:
Chơng Dơng cớp sáo giặc
Hàm Tử bắt quân Hồ
Thái bình nên gắng sức
Non nớc vững nghìn thu...
Để đến ngày nay mỗi khi đi qua sông nhìn cảnh vật lòng ta nh vẫn cảm
thấy một trận kịch chiến đang diễn ra ở đây, đúng nh lời của Trơng Hán Siêu:
Muôn dặm thuyền bè tinh kỳ phất phới
Sáu quân oai hùng gơm đao sáng chói
Sống mái cha phân - Bắc Nam luỹ rối
Trời đất rùng rình chừ sắp tan
Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối...
( Bạch Đằng Giang Phú.)
Và nhìn xuống mầu đỏ của nớc sông ta lại nhớ đến thất bại thảm hại của
quân Nguyên:
Bạch Đằng máu chảy nớc hồng tựa vang
Bể khơi doành lạc mênh mang
Thây chìm sóng dạt nên đờng ngời qua
Tàu không bỏ chật bãi hà
Nh non lợp lá, nh nhà che vây
( Thiên nam ngữ lục)
Có thể nói hào khí Đông A đã âm vang trên miền sông nớc và sông nớc
quê hơng đã chở đầy sức mạnh truyền thống quật cờng, truyền thống chắp nối
cho hiện tại băng qua ghềnh thác và cập bến tơng lai...
Hôm nay, trong quá trình chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội (1010 - 2010) các nhà khoa học đang khảo sát nghiên cứu để
vạch con đờng thuỷ mà vua Lý cùng triều đình đã rời đô từ Hoa L ra Thăng

Long, chắc kết quả nghiên cứu này sẽ càng khẳng định hơn vai trò của đờng
thuỷ trong quá trình định đô, dựng nớc của ông cha ta trong lịch sử, đồng thời
là chất xúc tác quan trọng cho du lịch thuỷ nội địa phát triển.
5.2. Đối với đời sống sinh hoạt của nhân dân
Với sự hiện hữu hàng triệu năm của mình, sôngvùng đồng bằng rộng lớn
- đồng bằng sông Hồng, đồng thời là nhân tố quan trọng tạo nên nền văn minh
lúa nớc của dân tộc. Chính vì thế sông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống của ngời dân. Đây là một tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể
khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trớc hết sông chính là nơi cung cấp
nguồn nớc vô tận cho những ruộng vờn tốt tơi, cho sinh hoạt đời sống. Thứ
hai, sông cung cấp nguồn thuỷ năng, đặc biệt sông ngòi nớc ta có lợng nớc rất
phong phú, chảy trên địa hình núi non nên nguồn thuỷ năng rất lớn. Bên cạnh
đó sông Hồng còn cung cấp nớc cho các nhà máy nớc Yên Phụ, là đờng thoát
nớc thải của thành phố, đồng thời là con đờng thuỷ vận tải ngời và hàng hoá
rất thuận tiện. Cát xây dựng của Hà Nội nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói
chung chủ yếu cũng đợc khai thác từ sông Hồng. Ngoài ra sông Hồng còn là
nơi cung cấp thực phẩm dồi dào cho cuộc sống từ những bãi phù sa màu mỡ.
Không phải ngẫu nhiên mà L.P. Subaev cho rằng trong dòng chảy sông
ngòi ngoài dòng chảy nớc, dòng chảy cát bùn, dòng chảy các chất hoà tan
(ion), dòng chảy nhiệt còn có dòng chảy sinh vật. Nguồn lợi thuỷ sản của
sông ngòi Việt Nam nói chung và sông Hồng nói riêng từ lâu đã đợc biết đến.
C dân đồng bằng Bắc Bộ là c dân xa rừng, nhạt biển nói nh GS. TS Ngô
Đức Thịnh, nhng lại có cơ cấu bữa ăn là cơm - rau - cá. Sông Hồng có trữ lợng
cá lớn, số lợng loài phong phú với nhiều loại cá ngon nh: chép, trôi, trắm, anh
vũ, ngạnh, vền... đặc biệt khoảng tháng 3 đổ đi có cá mòi, rồi cá cháy từ biển
ngợc lên có khi tới tận đoạn Trung Hà (Hà Nội) đẻ trứng.
Sông Hồng còn có dòng chảy ion phong phú và lợng muối khoáng cao
nên thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản: dọc sông Hồng ngoài những thuyền
đánh cá ta còn gặp những lồng nuôi cá của c dân ven sông
5.3. Đối với văn hoá của ngời Việt

GS Phan Ngọc quan niệm: Không có cái gì lại không có mặt văn hoá,
môi trờng thiên nhiên cũng có mặt văn hoá. Sông Hồng còn hấp dẫn bởi
những nét văn hoá tiềm ẩn của nó.
Trớc khi ngời Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi.
Mỗi địa phơng có một tên sông riêng của mình. Sông Hồng đợc coi là con
sông nhiều tên nhất cũng vì thế. Từ Hà Khẩu đến Việt Trì nhân dân gọi sông
Hồng là sông Thao. Thao là một loại vải lụa - ngời ta dùng làm quai nón, nón
quai thao. Đặt tên sông nh thế, có lẽ dân ta ngụ ý rằng con sông với màu nớc
đào và dòng chảy quanh co có hệ số uốn khúc là 1,4 cũng nh một dải lụa.
Thao cũng là một từ tố trong tên huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Sông Thao là
sông của đất Lâm Thao.
Từ Việt Trì đến Hà Nội sông mang tên đất Bạch Hạc. Ngã ba sông ở
Việt Trì gọi là ngã ba Hạc. Truyền thuyết giải thích rằng xa kia đất này có cây
chiên đàn cổ thụ cao vút, dới gốc cây có cụ già hay ngâm vịnh, hạc trắng kéo
nhau về nghe thơ đậu kín ven sông.
Về Hà Nội sông lại có tên Nhị Hà hay là Nhĩ Hà. Nhị là đẹp, còn Nhĩ
ám chỉ cái dáng sông chảy quanh Bắc sang Đông qua Hà Nội nh một cái
vành tai. Từ Hà Nội xuôi dòng, xuống Khoái Châu (Hng Yên) sông có tên là
Thiên Mạc, Mạn Trù gợi nhớ tới mối duyên của Chử Đồng Tử và Tiên Dung
công chúa. Qua Kim Động (Hng Yên) sông mang tên Xích Đằng. Tới Nam
Định sông mang tên Nam Xang, Hoàng Giang, Ba Lạt...
Sông Hồng còn mang tên là sông Cái. Cái là một từ Việt cổ có nghĩa là
mẹ: con dại, cái mang về sau do nguyên lý Mẹ mà phát triển thêm nghĩa
to lớn, chính yếu: đờng cái, trống cái, đũa cái... Sông Cái hiểu theo phạm trù
nghĩa nào cũng đúng bởi xét cho cùng nó không chỉ là một dòng sông lớn,
dòng chính của một hệ thống sông trùng điệp mà còn là dòng sông đã khai
sinh ra đồng bằng sông Hồng và nền văn minh sông Hồng.
Bởi vậy có lẽ tiềm năng du lịch lớn nhất mà sông Hồng mang lại chính là
bản sắc văn hoá đặc trng của tộc ngời Việt ở nông thôn sống ở trên sông và
ven sông.

Tạp chí Ngời đa tin UNESCO đã viết: Cuộc phiêu lu giờ đây không
còn chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch, không còn những đại
dơng cha ai biết tới, không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về nhiều mặt,
các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng
ẩn giấu, những sắc tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là những thứ mà
các dân tộc khác chẳng mấy biết đến...[4, 265]. Nh vậy các đối tợng du lịch
gắn với dân tộc học đang ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn đối với sự lựa
chọn của du khách. Du khách Hà Nội mang trong mình bản sắc văn hoá của
dân thành thị, dân Kẻ Chợ, dân kinh kỳ. Ngay từ xa xa họ không phải là
không biết đến cuộc sống của c dân nông thôn ven sông Hồng, nhng không
quen với cuộc sống ấy. Ngày nay, lối sống thành thị này càng khác nhiều với
lối sống của nông thôn. Trong khi đó các xóm làng với những thành luỹ vô
hình và hữu hình của nó thay đổi chậm hơn, do đó còn bảo tồn nhiều nét văn
hoá của tộc ngời Việt ở nông thôn. Nói cách khác, một bảo tàng sống về văn
hoá của ngời Việt ở nông thôn có thể đợc dựng lên để phục vụ cho hoạt động
du lịch.
Một trong những nét đặc thù của văn hoá Việt Nam là sắc thái sông nớc.
Trong văn hoá tổ chức đời sống tập thể, đối phó với lũ lụt là một nguyên nhân
dẫn đến sự hình thành nhà nớc. Quốc gia đối với ngời Việt Nam nông nghiệp
không có gì xa lạ - đó là Đất ngời dân cấy trồng và N ớc nuôi cây lúa.[6,
128]. Thậm chí chỉ cần một yếu tố nớc thôi cũng có thể đại diện cho cả
quốc gia rồi. Các đô thị trong lịch sử Việt Nam phần lớn đều gắn với sông n-
ớc: Cổ Loa, Thăng Long, Phố Hiến, Hội An... Các làng Việt hình thành để tổ
chức sản xuất: tát nớc, tháo nớc nhất nớc, nhì phân, tam cần, tứ giống và
phần nào để đối phó với môi trờng nớc: lụt thì lút cả làng.
Trong văn hoá tổ chức đời sống cá nhân, sắc thái nớc cũng là một yếu
tố hằng xuyên. Ngời Việt cho mình là con Rồng cháu Tiên. Lạc Long Quân
làm vua nớc Xích Quỷ, đợc dân gọi là Bố nhng sống ở thuỷ phủ, tự xng là
giống Rồng, đứng đầu các loài dới nớc. Ngời Việt có tục thờ Thuỷ Thần.
Thuỷ Thần có nhiều tên gọi, nhiều hình thức khác nhau. Phổ biến nhất ở vùng

sông nớc là tục thờ mẫu Thoải, đọc chệch từ mẫu Thuỷ để tỏ ý tôn trọng.
Trong dân gian còn tồn tại nhiều huyền tích khác nhau về vị thần này. Ngoài
ra còn có yếu tố nớc trong các lễ thức dân gian: cầu ma, cầu nớc, cầu tạnh,
cầu nắng với các hình thức đa dạng nh: thờ một chén nớc hoặc một chén rợu
trên bàn thờ, cầu đảo dâng lễ vật cho các thần, mô phỏng các hiện tợng tự
nhiên nhằm nhắc nhở ông Trời, sử dụng ma thuật ghét bỏ chọc tức ông
Trời, trừng phạt các thần...
Ngời Việt xa có tục xăm mình, mãi đến đời Trần Anh Tông tục ấy mới
nhạt. Sách Lĩnh Nam chích quái phần Hồng Bàng thị giải thích rằng ngời
Việt xăm mình để cho giống các loài thuỷ tộc, xuống nớc không bị thuồng
luồng làm hại. Bấy giờ, hễ ngời Việt là xăm mình, hễ ai xăm mình là ngời
Việt... chính tục ấy đã góp phần làm cho Hán và Việt biệt lập rõ ràng.
Sắc thái sông nớc thể hiện rõ trong văn hoá giao tiếp và nghệ thuật
ngôn từ. PGS.TS Trần Ngọc Thêm đã tổng kết: ngời Việt Nam không chỉ đi
lại bằng thuyền, làm cầu bằng phao thuyền, mà gắn bó với con thuyền suốt cả
cuộc đời. Hình ảnh con thuyền và sông nớc ăn sâu vào tâm khảm đến mức
mọi mặt sinh hoạt của con ngời đều lấy con thuyền và sông nớc làm chuẩn
mực, làm đối tợng so sánh.
Ngời Việt còn có cả kho tàng những truyền thuyết, cổ tích hấp dẫn gắn
bó với sông nớc mà đặc sắc nhất là Sơn Tinh Thuỷ Tinh - bài ca chống lụt,
Sự tích đầm Dạ Trạch - câu chuyện tình thơ mộng của muôn đời. Ngoài ra
có thể kể đến hàng trăm bài thơ, phú viết về các dòng sông, trong đó có nhiều
bài đã trở thành bất hủ.
Yếu tố sông nớc cũng có ảnh hởng đến nghệ thuật thanh sắc của ngời
Việt. Rối nớc là loại hình nghệ thuật đặc sắc, chỉ có duy nhất ở Việt Nam.
Giải thích nguồn gốc của rối nớc có ngời cho rằng nó đợc hình thành do ngời
ta mải mê biểu diễn trò rối trong lúc nớc lụt đang lên. Bên cạnh đó, ngời Việt
còn có vô vàn các điệu hò sông nớc: hò rời bến, hò cập bến, hò mắc cạn, hò
chống sào, hò kéo lới, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò chèo thuyền... lại có lối hát
đò đa hấp dẫn: Mẹ cha khuyên nhủ sớm tra / Nhng em vẫn hát đò đa cùng

chàng .
Trong âm nhạc hiện đại, có rất nhiều ca khúc hay viết về sông nớc.
Thậm chí chúng ta còn dành riêng cho sông hồ một nhạc sĩ: nhạc sĩ của sông
hồ: Phó Đức Phơng.
Trong nghệ thuật hình khối, các hoa văn trang trí hình sóng nớc, cá,
thuyền và các loài thuỷ tộc đã trở nên hết sức quen thuộc ở nhiều công trình
kiến trúc điêu khắc: đền, đình, chùa, miếu...
Trong văn hoá ứng xử với môi trờng tự nhiên, sắc thái sông nớc thể hiện
rõ nét hơn cả. Bữa ăn của ngời Việt có cơ cấu cơm - rau - cá. Ngời Việt thạo
đờng thuỷ, Nam di chu, Bắc di mã (Nam đi thuyền, Bắc đi ngựa). Phơng
tiện giao thông và chuyên trở trên sông nớc ở Việt Nam do vậy mà hết sức
phong phú: thuyền (ghe), xuống bè, mảng, phà, tàu... Thuyền có rất nhiều
loại: thuyền thúng, thuyền thoi, thuyền mành, thuyền lơn, thuyền đinh, thuyền
cóc, thuyền chài, thuyền rồng, thuyền độc mộc, thuyền tam bản.... Tay nghề
đóng thuyền của ngời Việt đợc đánh giá cao.
Ngôi nhà của ngời Việt gắn liền với môi trờng sông nớc. Trên sông có
nhà thuyền, nhà bè. Trên cạn có nhà sàn chống ngập lụt, ẩm thấp. Mái nhà
cong gợi hình ảnh con thuyền.
Trong văn hoá ứng xử với môi trờng xã hội, sắc thái sông nớc thể hiện
rõ nhất trong lĩnh vực quân sự. Ngời Việt là những bậc thầy về thuỷ chiến.
Những trận thắng lớn của nhân dân ta trong lịch sử phần lớn là những trận
đánh trên sông nớc: Bạch Đằng (938), Bạch Đằng (981), Tây Kết lần thứ nhất,
Tây Kết lần thứ 2, Chơng Dơng, Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1288), Rạch
Gầm - Xoài Mút (1785)... Đến tận thế kỷ XVIII, thuyền chiến của ngời Việt
vẫn làm ngời phơng Tây ngạc nhiên, thậm chí phải bắt chớc. Đại tá Hải quân
Mỹ J.White nhận xét: Ngời Việt Nam quả là những nhà đóng tàu thành thạo.
Họ hoàn thành công trình của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác.
Nh vậy, với cái nhìn địa văn hoá, sắc thái sông nớc trong văn hoá Việt
Nam đã đợc thể hiện rất đậm nét. ở vùng ven sông Hồng sắc thái ấy còn đợc
bảo lu khá trọn vẹn.

Chơng 2
tiềm năng du lịch sông hồng
1.Quan niệm về du lịch đờng sông.
Du lịch đờng thủy trong đó có du lịch đờng sông là một loại hình du
lịch độc đáo mang nét nghệ thuật cao. Du lịch bằng tàu sông mang lại cho
quý khách nhiều điều thú vị nhất là đối với du khách thích khám phá các nét
văn hoá của dân c hai bên bờ sông hay những miền đất lạ vùng thợng nguồn.
Vận chuyển bằng đờng thuỷ có u thế về khả năng chuyên chở lớn, giá thành
vận chuyển tơng đối thấp, chi phí đầu t và cải tạo không lớn lắm. Tuy nhiên
du lịch bằng đờng thuỷ cũng có những hạn chế là tính cơ động thấp, phụ
thuộc vào thời tiết và cự li vận chuyển dài. Cùng với sự phát triển của khoa
học ngoài những con tàu chuyên chở khách du lịch thông thờng còn có một
loại tàu khác đó là tàu du lịch tốc hành. Ngoài ra còn có nhiều phơng tiện đ-
ờng thuỷ khác tham gia phục vụ du lịch nh: Thuỷ phi cơ, ca nô, các loại
thuyền bè ghe. Đây là một trong những ngành kinh doanh du lịch phát đạt với
số khách nhiều triệu mỗi năm, hơn thế nữa nớc ta lại có mạng lới sông ngòi
dày đặc với mật độ trung bình 0,8km/km
2
.ở đồng bằng hạ lu các sông lớn
mật độ này thờng phát triển đến hơn 2km/km
2
. Theo thống kê của tổng cục
khí tợng thuỷ văn năm 1985 nớc ta có tới 2360 sông ngòi có dòng chảy hơn
10 km, tồn tại trong 106 hệ thống sông lớn nhỏ. Trong đó hệ thống sông Cửu
Long và hệ thống sông Hồng đợc coi là hệ thống sông thuộc loại lớn trên thế
giới. Du lịch không chỉ là một hoạt động xã hội mà nó còn là một ngành kinh
tế lớn. Tuy nhiên, ở nớc ta hoạt động du lịch trên những dòng sông (với t cách
là một hoạt động kinh tế) vẫn còn mới mẻ đặc biệt là hoạt đông du lịch trên
sông Hồng. Du lịch không chỉ là một hoạt động xã hội mà nó còn là một
ngành kinh tế và những nguồn lợi do hoạt động du lịch mang lại càng khẳng

định thêm giá trị của những dòng sông.
Trong phạm vi khoá luận này, khái niệm du lịch đờng sông đợc nhắc tới
nh một loại hình du lịch mà đặc điểm nổi bật nhất là việc sử dụng giao thông đ-
ờng sông trong các tour du lịch. Nói cách khác, nếu ta phân loại du lịch theo
phơng tiện giao thông đợc sử dụng thì loại hình du lịch đờng sông ở đây tơng
đồng và là một dạng của loại hình du lịch bằng tàu thuỷ. Loại hình du lịch này
đang là mốt thời thợng ở các nớc giầu có. Du khách có thể sống thoải mái dài
ngày trên thuyền, luôn đợc hởng một bầu không khí trong lành và đợc thăm
nhiều địa điểm trong một chuyến đi.[2,124]
2. Ưu điểm và mục đích của việc phát triển loại hình du lịch mới.
Du lịch bằng tàu sông mang lại cho du khách nhiều điều thú vị nhất là
đối với những du khách thích khám phá các nét văn hoá của dân c hai bên bờ
sông hay những miền đất lạ vùng thợng nguồn, so với phơng thức vận chuyển
khác thì nhìn chung vận chuyển bằng đờng thuỷ có những u điểm sau:
+ Có khả năng vận chuyển lớn tới đợc nhiều nơi
+ Giá thành vận chuyển tơng đối thấp.
+ Chi phí vốn đầu t tơng đối nhỏ vì đờng thuỷ là đờng thiên nhiên, chi
phí cải tạo thấp hơn các loại đờng khác. Hơn nữa việc cải tạo lại có tác dụng
đối với các ngành kinh tế khác do vốn đầu t đợc phân phối, chi phí sửa chữa
trên một đơn vị sản phẩm không lớn.
+ Trong du lịch thì vận chuyển đờng thuỷ có tính độc đáo mang nét nghệ
thuật do đó thu hút khách du lịch. Ngày nay khi bớc sang thế kỷ XXI thế kỷ
của công nghiệp hoá hiện đại hoá, thời kỳ đi lên của các nớc, xã hội đang dần
đi lên về đời sống mọi mặt dẫn tới nhu cầu của con ngời về nghỉ ngơi giải trí
cũng ngày càng đợc quan tâm, mới đây việc cán bộ công nhân viên đợc nghỉ
hai ngày cuối tuần nên nhu cầu giải trí càng đợc nâng cao và phát triển hơn.
Nắm bắt đợc nhu cầu này, xí nghiệp Đầu t và phát triển du lịch sông Hồng đã
đa ra chơng trình du lịch Một ngày trên sông Hồng để đáp ứng nhu cầu du
lịch ngày càng tăng và sử dụng đợc các lợi thế vốn có của mình về du lịch đờng
thuỷ.

×